Một số vấn đề về Virus

34 641 2
Một số vấn đề về Virus

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Một số vấn đề về Virus

MỤC LỤCA.Mở đầu .1B.Nội dung .3I.Virus là gì? 31. Một số định nghĩa về virus 32. Đặc điểm chính của virus 4II.Cấu tạo của virus 41.Lớp vỏ protein: CAPSID 42 Lớp vỏ bọc bên ngoài (envelop) .73 Bộ gene của virus 8III.Quá trình nhân lên .8IV. Tương tác giữa virus và vật chủ .101. Một số khái niệm về mối tương tác virus và vật chủ 102.Các yếu tố dịch thể và tế bào 112.1. Yếu tố không đặc hiệu 112.2. Các kháng thể .132.3. Các yếu tố thuộc về tế bào 142.4. Tóm tắt cơ chế phòng vệ của vật chủ 142.5. Vai trò của cơ chế phòng vệ 152.6. Bệnh lí do miễn dịch chống virus .152.7. Khả năng hạn chế đáp ứng miễn dịch của virus 15V Một số loại virus 181. Virus động vật: animal viruses .182.Virus nhiễm vi khuẩn: bacteriophages 193.Các nhân tố giống virus: virus- like agents .20VI.Một số bệnh do virus chung ở người và động vật .20i.Các loại của virus cúm .202.Các loài bị nhiễm virus .223.Điều kiện để đại dịch cúm xảy ra 234.Đặc điểm của virus dại: Rabies virus 23VII.Dịch tễ .26VIII.Sinh bệnh học .27IX.Phòng chống bệnh 29X.Vaccin phòng bệnh do virus .31XI.Phương pháp nuôi cấy vius 32I.Nuôi cấy trên mô tế bào: .321.Các loại tế bào chính được sử dụng: .322.Môi trường dinh dưỡng: .323.Các kỹ thuật nuôi cấy tế bào: 33II.Nuôi trên phôi gà: .33III.Nuôi trên động vật mẫn cảm: .33C.Kết luận 33A. Mở đầuLịch sử nhân loại luôn luôn đi kèm với các đại dịch của vô số các bệnh truyền nhiễm. Đại dịch cúm cũng là một thảm hoạ tàn khốc ngay cả khi khoa học kỹ thuật đã có những sự phát triển vượt bậc như hiện nay. Và khác với nhiều căn bệnh truyền nhiễm khác, không có các biện pháp để con người phòng ngừa nhiễm bệnh cúm. Bệnh cúm (còn có tên gọi khác là influenza) đã từng được loài người biết tới từ vài nghìn năm trước. Những mô tả về triệu chứng nhiễm căn bệnh rất giống bệnh cúm đã được ghi lại trong các công trình của Hippocrates (ông đã kể về dịch bệnh xảy ra năm 412 trước CN). Có lẽ dịch cúm đầu tiên đã được nhà Sử học La Mã Titus Livius nhắc tới - nó xảy ra vào năm 212 trước CN…tuy nhiên, mãi tới năm 1898 đến năm 1910 lần đầu tiên các loại virus mới được mô tả, các chuyên gia mới chứng minh được rằng, các loại virus đã gây nên một số căn bệnh ở con người. Vậy, vius là gì? Cấu tạo và tính chất của nó ra sao? Ảnh hưởng của nó đến con người trong thời đại ngày nay như thế nào? Câu trả lời đã được nhóm chúng tôi nghiên cứu tìm hiểu và giải đáp những vấn đề trên trong cuốn tiểu luận này.Chúng tôi chân thành cảm ơn trường ĐH Công Nghiệp Tp.HCM, Viện Công Nghệ Sinh Học và Thực Phẩm đã tạo môi trường thuận lợi để chúng tôi nghiên cứu và học tập với đầy đủ trang thiết bị hỗ trợ, nhiều tư liệu quan trọng để hoàn thành bài tiểu luận, xin cảm ơn thầy Trần Đức Việt đã tận tình chỉ dẫn, cung cấp phương pháp luận để giúp chúng tôi có được công cụ hoàn chỉnh trong việc nghiên cứu và học tập môn học này.Mặt dù tập thể nhóm chúng tôi đã rất cố gắng nhưng chắc hẳn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót, vì vậy những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và các bạn về nội dung và hình thức của bài tiểu luận này là vô cùng quý báu dành cho nhóm chúng tôi, mọi đóng góp ý kiến là điều kiện tốt nhất để giúp nhóm chúng tôi có thể hoàn thiện hơn bài tiểu luận này! Chúng tôi xin chân thành cảm ơn2 B. Nội dung I. Virus là gì?1. Một số định nghĩa về virusVirus là các sinh vật không có cấu tạo tế bào mang các nucleic acid, chỉ có thể nhân lên trong các tế bào chủ và sử dụng bộ máy trao đổi chất và ribosome của tế bào chủ để tổng hợp nên các bộ phận cấu thành sau đó lắp ráp các bộ phận này tạo thành các hạt virus gọi là các virion mang bộ gene virus và có thể nhiễm vào các tế bào chủ khác. Virus khác với các nhân tố giống virus (virus-like agents bao gồm các viroid, plasmid và prion). Virus là các sinh vật không trao đổi chất, không có tính cảm ứng, không di chuyển, không tăng trưởng nhưng có khả năng nhân lên (sinh sản) và thích hợp với các vật chủ mới. Virus là các sinh vật: − Không quan sát được dưới kính hiển vi quang học − Ký sinh nội bào − Các phần tử hay các hạt virus (virus particle: các virion) được tạo ra bằng cách lắp ráp các cấu phần được tổng hợp từ trước. Các virion không tự phát triển hay phân chia − Thiếu các thông tin di truyền mã hóa cho các bộ máy cần thiết cho quá trình trao đổi chất, sản sinh năng lượng và tổng hợp protein (ví dụ bộ máy ribosome .) Các virion là các hạt virus được lắp ráp bên trong tế bào từ các cấu phần đặc biệt, mang bộ gene virus. Virion không phát triển và không phân chia và được coi như giai đoạn ngoài tế bào của virus (extracellular phage). Có thể hình dung các virion như những con tàu vũ trụ mang bộ gene virus từ tế bào này sang tế bào khác đồng thời bảo vệ bộ gene virus trong một môi trường "không thuận tiện" mà ở đó virus không thể nhân lên được. Virus được phát hiện vào cuối Thế kỷ XIX khi nhận thấy nó qua được màng lọc vi khuẩn. Virus nhỏ nhất có đường kính 20 nm. Năm 1935, W.M Stanlex phát hiện các virus có thể tạo thành tinh thể (điều mà các sinh vật khác không thực hiện được). 3 2. Đặc điểm chính của virus- Không có cấu tạo tế bào - Ký sinh nội bào bắt buộc - Chỉ mang một loại acid nucleic (DNA hoặc RNA) - Không có hệ thống sinh tổng hợp protein, không có khả năng trao đổi chất do không có hệ thống biến dưỡng riêng - Không tạo màng lipid riêng. Một số virus biến đổi màng của tế bào chủ tạo thành màng bao của chính nó. - Không chịu tác động bởi các thuốc kháng sinh ở mức độ tế bào - Phương thức vận chuyển duy nhất là khuyếch tán - Không tăng trưởng về khối lượng và kích thước - Virus được hình thành trọn vẹn được gọi là virion, bộ gen của nó được gói trong vỏ protein và bên ngoài có thể có màng bao (envelop). II. Cấu tạo của virusNhìn chung các loại virus bao gồm các phần cấu tạo sau: - Lớp vỏ protein - Bên trong là nucleic acid (DNA hoặc RNA). - Một số loại virus có màng bao (envelop) 1. Lớp vỏ protein: CAPSIDSự sắp xếp một cách phức tạp của các đại phân tử tạo thành lớp vỏ của virus thực sự có thể được coi là công trình kiến trúc kỳ diệu. Những yêu cầu đặc biệt của mỗi loại virus dẫn đến sự đa dạng về bố cục lập thể của lớp vỏ. Tuy vậy, vẫn có thể khái quát những đặc điểm cơ bản về hình dạng của lớp vỏ protein của các loại virus. Năm 1956, Crick và Watson cho rằng các acid nucleic trong các virion có thể mã hóa cho một số loại phân tử protein với một kích thước được giới hạn. Như vậy cách thức hợp lý để xây dựng được vỏ protein của virus là do sự sử dụng lặp đi lặp lại các đơn phần protein để hình thành lớp vỏ vì vậy có thể coi giả thiết này dựa trên các đơn phần và được gọi là "thuyết đơn phần". 4 Crick và Watson đề cập đến cách thức các đơn phần của vỏ protein có tính đồng nhất đồng thời chỉ ra rằng cách duy nhất để đảm bảo được yêu cầu tạo ra môi trường đồng nhất cho mỗi đơn phần là vỏ phải có hình khối đối xứng với nhiều trục đảm bảo cho chúng có khả năng quay và có các mặt giống nhau. Hình thể đại diện của lớp vỏ protein virus hình khối 20 mặt (icosahedron; mỗi mặt là một tam giác đều), 12 đỉnh, có dạng đối xứng 5:3:2. Năm 1959 phương pháp nhuộm âm bản của Brener và Horne tạo cuộc cách mạng trong lĩnh vực nghiên cứu virus. Chỉ trong vòng vài năm, những khám phá mới về cấu trúc của hạt virus được tìm ra và đòi hỏi việc mô tả cấu trúc cũng như sự thống nhất trong cấu trúc virus được đặt ra. Năm 1959, Lwoff, Anderson và Jacob đưa khái niệm về capsid (vỏ protein ), capsomer (các cấu phần của vỏ protein) và virion để mô tả hạt virus hoàn chỉnh có khả năng nhiễm tế bào (bao gồm vỏ protein bao bọc acid nucleic của virus). Cách dùng thuật ngữ này nhìn chung được chấp nhận tuy nhiên sau đó tỏ ra không thích hợp vì số đơn phần của lớp vỏ một số virus đã được mô tả không phải là 60 hay bội số của 60 mà thường nhiều hơn 60. Hơn nữa, các đơn phần (các capsomer) bản thân chúng cũng có tính chất đối xứng và nằm trên các trục đối xứng (ví dụ như của herpes virus) đồng thời những quan sát từng đơn phần của lớp vỏ góp phần khẳng định các capsomer không tương ứng với các đơn phần theo giả thuyết của Crick và Watson (1956). Năm 1962, Caspar và Klug xác định tất cả các khối đa diện theo các đơn vị cấu trúc. Khối 20 mặt (icosahedron) có 20 mặt hình tam giác đều và 20 T đơn vị cấu trúc. Capsic hình khối đa diện của virus5 Horne và Wildy (1961) tổng kết hình dạng cấu trúc đối xứng của virus và cho rằng tất cả các virus sau này được biết (trừ một số bacteriophage) thuộc vào hai nhóm chính: đối xứng dạng khối (cubic symmetry) và đối xứng dạng xoắn (helical symmetry). Các virus mang vỏ capsid dạng thẳng (thực chất là có cấu trúc xoắn) có nucleic acid là RNA. Chiều dài của chúng được xác định bởi chiểu dài của phân tử nucleic acid. Đến năm 1960, mới chỉ có virus khảm thuốc lá (tobaco mosaic virus) thuộc nhóm này được nghiên cứu chi tiết. Các đơn phần (proteinsubunits) trong capsid bao bọc lõi RNA của virus hình queNăm 1962, Caspar và cộng sự đưa các khái niệm về lớp vỏ protein virus và nhìn chung được chấp nhận: - CAPSID là lớp vỏ protein của virus bao bọc nucleic acid và được cấu thành từ các đơn vị cấu trúc (structure units). - Các đơn vị cấu trúc là đơn vị cấu tạo nhỏ nhất của lớp vỏ với chức năng kiến tạo tương đồng. - CAPSOMER là các đơn vị hình thái quan sát được trên bề mặt của các hạt virus tương ứng với tập hợp các đơn vị cấu trúc. - Các CAPSID và nucleic acid được "gói" bên trong gọi là các NUCLEOCAPSID. - NUCLEOCAPSID có thể được "khoác" một lớp vỏ bọc (envelop) mang các vật liệu có nguồn gốc từ tế bào chủ cũng như từ bản thân virus. - Các virion là các hạt virus hoàn chỉnh và có khả năng nhiễm vào tế bào chủ Chức năng của CAPSID: 6 - Bảo vệ nucleic acid của virus không chịu sự tác động của các enzyme - Các vị trí đặc biệt trên lớp vỏ cho phép các virion gắn vào tế bào chủ - Cung cấp các protein tạo điều kiện để virion thâm nhập qua màng tế bào chủ. Trong một số trường hợp, lớp vỏ có tác dụng đưa nucleic acid của virus vào tế bào chủ. 2. . Lớp vỏ bọc bên ngoài (envelop).Nhiều virus còn có lớp vỏ glycoprotein bao bọc bên ngoài Capsid. Lớp vỏ bọc này được tạo thành từ hai lớp lipid xen kẽ với các phân tử protein (lipoprotein bilayer). Các phân tử lipid được lấy từ màng của tế bào chủ trong khi những phân tử protein do virus tổng hợp. Chính vì vậy, có thể gọi đây là lớp màng "lai tạo". Các protein do virus tổng hợp để tạo thành lớp màng này gồm hai loại chính: (1) Matrix protein liên kết với phần capsid bên trong; (2) Glycoprotein nằm xuyên qua màng, gồm hai loại: + Glycoprotein ngoài (external glycoprotein) có phần lớn nằm bên ngoài màng tạo thành các "gai" (spike) quan sát được trên bề mặt virus bằng kính hiển vi điện tử. Phần nằm bên trong tạo thành chiếc "đuôi" ngắn. Loại protein này là thành phần kháng nguyên chính của lớp vỏ virus. + Protein tạo các kênh vận chuyển (transport channel) mang nhiều cấu trúc kỵ nước và nằm xuyên qua màng tạo các kênh (ví dụ các kênh ion: ion-channels) giúp cho virus có khả năng thay đổi tính thấm của màng. 7 Lớp màng ngoài (envelop) với các "gai" glycoprotein3. . Bộ gene của virusBộ máy di truyền có thể là DNA mạch kép (double-stand DNA: dsDNA) hay DNA mạch đơn (single-stand DNA: ssDNA), RNA mạch kép (dsRNA) hay RNA mạch đơn (ssRNA). DNA hoặc RNA virus có dạng thẳng hay dạng vòng. Virus có thể có từ vài gene đến vài trăm gene. III. Quá trình nhân lênCác hạt virus hay virion chỉ biểu hiện các gene và sinh sản bên trong một tế bào sống khác. Căn cứ vào loại tế bào vật chủ ta có thể gọi các virus động vật (ký sinh tế bào động vật), virus thực vật (ký sinh tế bào thực vật) và thực khuẩn thể (bacteriophase = virus ăn vi khuẩn, gọi tắt là các phage) có khả năng nhiễm vào tế bào vi khuẩn. Virus có khả năng tạo hàng trăm hay hàng ngàn virion qua mỗi thế hệ. 1. Các hình thức sao chép: Các virus có bộ gene là DNA mạch kép (double-strand DNA) có quá trình sao chép giống như qua trình sao chép DNA của tế bào. Các virus có DNA mạch đơn (single-strand DNA) hoặc RNA mạch đơn (single-strand RNA) thường có các gene tổng hợp enzyme cho sao chép: + Các virus mang RNA mạch đơn mang gene mã hóa enzyme replicase RNA. Chúng có thể tổng hợp trực tiếp các RNA từ RNA của chính bản thân virus hoặc từ RNA tổng hợp thành sợi DNA bổ sung (cDNA) sau đó RNA mới được tổng hợp từ cDNA. + RNA mang bộ gene virus lắp ráp với capsid thành virion mới. Có thể tóm tắt quá trình sao chép bộ gene của virus như sau: - DNA (đối với DNA virus) => DNA - RNA (đối với RNA virus) => RNA - RNA (đối với RNA mạch đơn)==> c-DNA (kép) ==> RNA Các virus mang nucleic acid dạng vòng sao chép theo các bước:8 - Làm đứt mạch tròn xoắn kép tạo đầu hở 3'-OH và 5'-P. - Helicase và SSB protein chen vào tạo chẽ 3 sao chép. - Đầu hở 3'-OH sẵn sàng cho việc nối dài như mạch trước (leading strand) nhờ DNA polymerase I nên quá trình sao chép không cần mồi (primer). - Cùng với sao chép mạch trước, mạch khuôn sau dịch chuyển kiểu gián đoạn để tổng hợp các đoạn ngắn Okazaki, và đầu 5' mạch khuôn duỗi thẳng ra. Kiểu sao chép này giống quá trình các vòng tròn lăn (rolling-circle replication) đồng thời có thể lặp lại vài lần tạo ra sợi DNA dài. Nếu quá trình sao chép lặp lại nhiều lần sẽ tạo DNA virus ở dạng nối các đoạn với nhau (concatemer). - Enzyme endonuclesae cắt tại các điểm khác nhau trên mỗi mặt của DNA tạo ra các đoạn mang hai đầu "dính". - Sự bắt cặp tại các đầu "dính" tạo thành vòng DNA. 2. Chu trình tan (với các bacteriophage làm chết tế bào chủ):- Sợi đuôi của virus gắn vào các cơ quan thụ cảm hay các "điểm nhận" (receptor site) trên màng tế bào vi khuẩn - Ống đuôi co lại tạo lỗ thủng xuyên qua vách tế bào - Virus bơm DNA vào trong tế bào qua ống đuôi (phần capsid nằm lại bên ngoài màng tế bào. - Tế bào vi khuẩn phiên mã và dịch mã các gene trần của virus. Các DNA polymerase của tế bào chủ tạo các mRNA sớm xúc tác cho quá trình phiên mã của bộ gene virus sau đó các mRNA muộn hơn có thể được tổng hợp bởi RNA polymerase của virus hay RNA polymerase của vi khuẩn bị biến đổi. Khi các mRNA muộn được dịch mã, các loại protein điều hòa và protein cấu trúc được tổng hợp và các protein điều hòa của virus tiếp tục kiểm soát sự phiên mã tiếp sau đó. Khi DNA của tế bào chủ bị biến đổi, bộ gene của virus kiểm soát toàn bộ hoạt động của tế bào để tạo ra các cấu phần của nó: các nucleotides cho quá trình tạo DNA, protein thành phần tạo lớp vỏ capsid (gồm đầu, ống đuôi và các sợi đuôi). - Lắp ráp DNA với vỏ capsid tạo các virion 9 - Enzyme lysozyme được tạo ra và làm tan tế bào chủ, giải phóng các virion. Tế bào vi khuẩn bị vỡ, 100 đến 200 virion thoát ra và chúng có thể tìm các tế bào mới để lặp lại chu trình này. Toàn bộ chu trình từ lúc phage tiếp xúc với bề mặt tế bào đến khi làm tan tế bào diễn ra trong khoảng 20-30 phú (ở 37 độ C). IV. Tương tác giữa virus và vật chủKhả năng kháng virus và phục hồi sau bệnh do virus phụ thuộc vào phản ứng tương tác giữa vật chủ và virus. Các yếu tố đề kháng với virus của vật chủ bao gồm: - Kháng trực tiếp: Vật chủ tác động trực tiếp đến virus - Kháng gián tiếp: Vật chủ tác động đến quá trình sinh sản của virus bằng cách tác động hay tiêu diệt các tế bào của cơ thể vật chủ bị nhiễm virus Chức năng kháng virus có thể là kháng không đặc hiệu (không bị nhiễm hay hạn chế sự xâm nhập của virus) trong khi khả năng phòng vệ đặc hiệu do hệ thống miễn dịch cua cơ thể thực hiện. Cơ chế phòng vệ của vật chủ phụ thuộc vào các yếu tố như loại virus, lượng virus xập nhập và tấn công, đường xâm nhập.1. Một số khái niệm về mối tương tác virus và vật chủCác yếu tố tự nhiên (vốn có) đươc coi như những trận tuyến đầu tiên của cơ thể chống lại sự tấn công của virus bao gồm:- Da: Da được coi là một rào cản khó vượt qua đối với virus. - Thiếu hụt các thụ quan (cơ quan thụ cảm hay cơ quan mẫn cảm virus: các receptor): Muốn xâm nhập được vào cơ thể trước hết virus phải kết hợp được với thụ quan đặc biệt trên các tế bào vật chủ. Mỗi một loại virusmột thụ quan đặc hiệu với nó. Thụ quan của virus HIV là CD4 trên các tế bào lympho T, của virus cúm A là Glycophorin ở nhiều loại tế bào khác nhau. Chính vì vậy vật chủ của virus phải mang các thụ quan trên một hay nhiều loại tế bào trong cơ thể của nó. Nếu vật chủ không mang thụ quan với virus hay các tế bào của vật chủ thiếu một số thánh phần cần thiết cho sự nhân lên của virus thì sẽ có tính kháng 10 [...]... (poliovirus); virus gây bệnh lở mồm long móng) 18 − Retroviridae (VD: HIV, các loại virus gây ung thư) − Rhabdoviridae (VD: Virus dại: Rabies virus) − Togaviridae (như rubella, virus gây sốt vàng: yellow fever) Virus thực vật: plant viruses Virus thực vật mang DNA mạch kép : Caulimoviruses Virus thực vật mang DNA mạch đơn : Geminiviruses Virus thực vật mang RNA mạch kép : Plant reoviruses (các nhóm fujivirus... giống Lyssavirus, họ Rhabdoviridae (họ này còn có Ephemerovirus và Vesiculovirus) Ngoài virus dại, Lyssavirus còn có Lagos bat, Mokola virus, Duvenhage virus, European bat virus 1 (EBV1), EBV2 và Australian bat virus (ABV) Virus dại thuộc nhóm RNA virusdễ phân biệt với các virus cùng họ do có hình viên đạn khi quan sát dưới kính hiển vi điện tử 23 Virion hình viên đạn Các phần cấu tạo: lõi virus (ribonucleoprotein),... ứng dụng chúng trong điều trị V Một số loại virus 1 Virus động vật: animal viruses Các họ virus động vật mang DNA mạch kép − Hepadnaviridae (VD: virus viêm gan B) − Herpesviridae (VD: virus đậu gà) − Papovaviridae (VD: papillomavirus, SV40) Các họ virus động vật mang DNA mạch đơn − Parvoviridae Các họ virus động vật mang RNA mạch kép − Birnaviridae − Reoviridae Các họ virus động vật mang RNA mạch đơn... cứu về chúng) Một số trường hợp bệnh được xác định do prion như bệnh bò điên (hay bệnh xốp não ở bò), bệnh dại ở cừu Một biến thể của bệnh xốp não là bệnh Creutzfeldt-Jakob ở người cũng được cho là có liên quan đến prion Vẫn chưa hết, một số người cho rằng có mối liên hệ giữa prion với bệnh Alzheimer VI Một số bệnh do virus chung ở người và động vật Virus cúm và bệnh cúm gia cầm i Các loại của virus. .. Một phân type mới của virus cúm A được tạo ra và lưu hành trong cộng đồng - Loại virus này gây các triệu chứng trầm trọng - Virus này có thể lây từ người sang người theo một phương thức truyền lây có tính ổn định Việc giám sát và xác định các điều kiện trên vô cùng quan trọng trong công việc phòng và trị bệnh 4 Đặc điểm của virus dại: Rabies virus Virus dại trong phân loại virus Virus dại (Rabies virus) ... của cơ thể - Sốt có thể giúp cơ thể ức chế sự nhân lên của virus Một số virus giảm khả năng sản sinh các virion ở nhiệt độ trên 37 độ - pH thấp ức chế virus nhân lên - Các yếu tố dịch thể và các cấu phần của tế bào 2 Các yếu tố dịch thể và tế bào 2.1 Yếu tố không đặc hiệu Nhiều yếu tố miễn dịch không đặc hiệu có khả năng giúp cơ thể kháng lại virus Một số yếu tố "có sẵn" trong khi một số yếu tố so... của virus Cũng như các virus khác thuộc họ Rhabdoviridae, rabies virus có kích thước xấp xỉ 180 x 75nm và bao gồm hai cấu phần chính là lõi virus (virus core) có cấu trúc ribonucleoprotein xoắn (RNP) và lớp vỏ bao (virus envelop) Ribonuceoprotein: bao gồm RNA mang bộ gene virus và phần nucleoprotein (N protein) có tác dụng gói RNA đồ cắt ngang của virus với các phần cấu tạo tương ứng Bộ gene virus. .. kháng nguyên của virus (viral antigen detection) Mỗi phương pháp có một ưu điểm riêng + Phương pháp mô bệnh học tìm thể Thể Negri (là biểu hiện bệnh lý đặc thù của virus dại Thể Negri trong tế bào thần kinh nhiễm virus (mũi tên chỉ) Tuy vậy, cũng chỉ phát hiện ở khoảng 70% trường hợp nhiễm virus 28 + Phương pháp nuôi cấy virus: Một số dòng tế bào được dùng trong nuôi cấy phân lập virus bao gồm WI-38... H2, H3 v.v và N1, N2, N3, v.v Vì vậy để ký hiệu mỗi loại virus ta dùng một nhóm gồm hai ký hiệu một từ H và một từ N như: H1N1, H1N2, H2N2, H5N1 Điều đáng lưu ý là kết quả của biến đổi trôi dạt dẫn đến sự ra đời của chủng virus cúm mới mà kháng thể đối với các chủng virus trước nó không nhận ra được Đây là nguyên nhân tại sao một người đã bị nhiễm virus cúm nhưng vẫn có thể bị nhiễm trở lại và chương... kháng nguyên virus với tế bào trợ gíp CD4+T Hơn nữa, IFN-gamma có thể hoạt hóa tế bào NK (NK cells) - những tế bào có khả năng tiêu diệt những tế bào nhiễm virus IFN hoạt hóa tính kháng virus của các đại thực bào IFN hạn chế sự phân chia tế bào vì vậy còn được sử dụng trong điều trị một số khối u cá tính 17 - Ứng dụng lâm sàng của IFN: IFN được sử dụng trong điều trị các bệnh do virusmột số bệnh khác: . trong điều trị V. . Một số loại virus1 . Virus động vật: animal virusesCác họ virus động vật mang DNA mạch kép− Hepadnaviridae (VD: virus viêm gan B) −. loại virus gây ung thư) − Rhabdoviridae (VD: Virus dại: Rabies virus) − Togaviridae (như rubella, virus gây sốt vàng: yellow fever) Virus thực vật: plant virusesVirus

Ngày đăng: 30/10/2012, 15:58

Hình ảnh liên quan

Hình thể đại diện của lớp vỏ protein virus hình khối 20 mặt (icosahedron; mỗi mặt là một tam giác đều), 12 đỉnh, có dạng đối xứng 5:3:2 - Một số vấn đề về Virus

Hình th.

ể đại diện của lớp vỏ protein virus hình khối 20 mặt (icosahedron; mỗi mặt là một tam giác đều), 12 đỉnh, có dạng đối xứng 5:3:2 Xem tại trang 5 của tài liệu.
Horne và Wildy (1961) tổng kết hình dạng cấu trúc đối xứng của virus và cho rằng tất cả các virus sau này được biết (trừ một số bacteriophage) thuộc vào hai nhóm  chính: đối xứng dạng khối (cubic symmetry) và đối xứng dạng xoắn (helical symmetry) - Một số vấn đề về Virus

orne.

và Wildy (1961) tổng kết hình dạng cấu trúc đối xứng của virus và cho rằng tất cả các virus sau này được biết (trừ một số bacteriophage) thuộc vào hai nhóm chính: đối xứng dạng khối (cubic symmetry) và đối xứng dạng xoắn (helical symmetry) Xem tại trang 6 của tài liệu.
Virion hình viên đạn. Các phần cấu tạo: lõi virus (ribonucleoprotein), matrix protein, lớp áo ngoài (envolop) với các "gai" trên bề mặt do các glycoprotein tạo  thành - Một số vấn đề về Virus

irion.

hình viên đạn. Các phần cấu tạo: lõi virus (ribonucleoprotein), matrix protein, lớp áo ngoài (envolop) với các "gai" trên bề mặt do các glycoprotein tạo thành Xem tại trang 24 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan