Ngày giảng Lớp Sĩ số Tên học sinh vắng mặt B 4 B 5 B 6 Tiết 22 : KIỂM TRA VIẾT I.Mục tiêu bài học : 1. Về kiến thức: -Học sinh hiểu – nắm được :+ Tính chất hoá học của N-P và cáchc điều chế. + Tính chất của các hợp chất của nitơ và photpho. 2. Về kĩ năng : - Vận dụng lí thuyết vào bài tập. - Kĩ năng giải bài tập và viết PTHH. 3. Về thái độ : - Rèn luyện tính trung thực trong kiểm tra, ý thức học tập. II- Chuẩn bị: 1.GV: Ma trận , đề , đáp án thang điểm. 2. HS: Ôn kĩ bài. III- Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra: Đề bài Phần I- Trắc nghiệm khách quan (5 điểm ) : Hãy khoanh tròn một trong chữ cái A, B, C, D đứng trước đáp án đúng. Câu 1:Chiều tăng dần số oxi hoá của N trong các hợp chất của ni tơ dưới đây là: A. NH 4 Cl , N 2 ,NO, NO 2 , HNO 3 B. NH 4 Cl , NO, NO 2 , HNO 3 , N 2 C. NH 4 Cl ,NO, NO 2 , N 2 , HNO 3 D.HNO 3 ,NO, NO 2 , N 2 ,NH 4 Cl Câu 2: Trong phòng thí nghiệm , có thể điều chế khí nitơ bằng cách đun nóng dd nào dưới đây ? A. NH 4 NO 2 B. NH 3 C. NH 4 CI D. NaNO 2 Câu 3: Nhiệt phân hoàn toàn AgNO 3 thu được sản phẩm là A. Ag 2 O, NO 2 , O 2 B. Ag, NO 2 , O 2 C. Ag 2 O, NO 2 D. Ag 2 O,O 2 Câu 4 : NH 3 phản ứng được với nhóm chất nào sau đây ? A. Cl 2 , O 2 , AlCl 3 B. Cl 2 , O 2 , NaOH C. Cl 2 , O 2 , NaCl D. Cl 2 , H 2 , AlCl 3 Câu 5 : Axit H 3 PO 4 và HNO 3 cùng có phản ứng với nhóm chất nào dưới đây? A . MgO , KOH, Na 2 SO 4 , NH 3 B. MgO, KOH, NaCl, NH 3 C. Na 2 S , KOH, Na 2 CO 3, NH 3 D. CuCl 2 , KOH, NaNO 3 , NH 3 Câu 6: Ở điều kiện nhiệt độ thường , khả năng hoạt động của P so với N là A. yếu hơn B. mạnh hơn C. bằng nhau D. không xác định được Câu 7: Phân bón nào dưới đây có hàm lượng N cao nhất ? A. NH 4 Cl B. NH 4 NO 3 C. (NH 4 ) 2 SO 4 D. (NH 2 ) 2 CO Câu 8: Hoà tan hoàn toàn m gam Fe vào dd HNO 3 loãng thu được 0,448 lít khí NO duy nhất (đktc). Giá trị m là A. 1,12 g B. 11,2 g C. 0,56 g D. 5,6 g Câu 9: Nhiệt phân hoàn toàn 18,8 g muối nitrat của kim loại M ( hoá trị II ) thu được 8 g oxit tương ứng . M là kim loại nào dưới đây ? A. Mg B. Zn C. Cu D. Ca Câu 10: Nhóm kim loại nào sau đây không tác dụng với axit HNO 3 đặc nguội ? A. Al, Fe B. Fe, Zn C. Cu , Al D. Cu , Al, Fe Phần II- Tự luận (5điểm) : Câu 1( 3điểm) : Hoàn thành dãy chuyển hoá sau bằng cách viết các phương trình hoá học : NO 2 → 1 HNO 3 → 2 H 3 PO 4 → 3 Ba 3 PO 4 ↓4 NH 3 ← 5 NH 4 NO 3 → 6 N 2 O Câu 2 (2 điểm ) : Hoà tan hoàn 20 gam hỗn hợp Fe và Cu vào dd HNO 3 đặc nguội thì thu được 6,72 lít khí NO 2 (đktc) . Tính thành phần trăm về khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp. ĐÁP ÁN Phần I- Trắc nghiệm khách quan (5 điểm ) : Mỗi phương án đúng được 0,5 điểm Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 Đáp án A A B A C B D B C A Phần II- Tự luận (5điểm) : Câu 1(3 điểm): Mỗi phương trình hoá học đúng được 0,5 điểm. Phương trình hoá học: 1. 4NO 2 + O 2 +2 H 2 O → 4HNO 3 2. 5HNO 3 + P → H 3 PO 4 + 5NO 2 + H 2 O 3. 2H 3 PO 4 + 3BaO → Ba 3 (PO 4 ) 2 + 3H 2 O 4. HNO 3 + NH 3 → NH 4 NO 3 5. NH 4 NO 3 + NaOH → NH 3 + NaNO 3 + H 2 O 6. NH 4 NO 3 → 0 t N 2 O +2H 2 O Câu 2( 2 điểm):Phương trình hoá học: Cu + 4HNO 3 → Cu(NO 3 ) 2 + 2NO 2 + 2 H 2 O (1) )(3,0 4,22 72,6 2 mol n NO == Từ (1) : )(15,0 2 3,0 2 1 2 mol nn NOCu === Vậy : m Cu = 0,15 x 64 = 9,6 gam % m Cu = %48100. 20 6,9 = % m Fe = 100- 48 = 52%