Bảng đánh giá của các chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Tiền Giang.... Bảng hệ số đánh giá của các chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhi
Trang 1Đại học quốc gia hà nội tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
HỒ ĐOÀN THÙY MỸ CHÂU
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYấN DU LỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG TỈNH
TIỀN GIANG
Túm tắt luận văn thạc sĩ du lịch
Hà Nội, 2013
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
HỒ ĐOÀN THÙY MỸ CHÂU
ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYẤN DU LỊCH NHẰM PHÁT TRIỂN DU LỊCH BỀN VỮNG
Trang 3MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
BẢNG BIỂU 4
MỞ ĐẦU 6
1 Lý do chọn đề tài 6
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 7
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7
4 Lược sử nghiên cứu đề tài 7
5 Các phương pháp nghiên cứu 11
6 Cấu trúc luận văn 12
Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH 13
1.1 Khái niệm 13
1.1.1 Tài nguyên du lịch 13
1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên 14
1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn 14
1.1.4 Du lịch bền vững 15
1.1.5 Nguyên tắc phát triển du lịch 15
1.1.6 Đánh giá 15
1.1.75 Đánh giá tài nguyên du lịch 17
1.2 Các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch 17
1.3 Quy trình đánh giá tài nguyên du lịch 21
1.3.1 Xác định hệ số đánh giá tài nguyên du lịch 21
1.3.1.1 Hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn 21
1.3.1.2 Hệ số các thành phần tài nguyên du lịch tự nhiên 22
1.3.1.3 Hệ số các thành phần tài nguyên du lịch nhân văn 27
Trang 41.3.1.4 Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch 31
1.3.2 Kết quả đánh giá tài nguyên du lịch 34
Tiểu kết 34
Chương 2 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG 36
2.1 Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Tiền Giang 36
2.1.1 Đánh giá địa hình 36
2.1.2 Đánh giá khí hậu 42
2.1.3 Đánh giá thủy văn 49
2.1.4 Đánh giá sinh vật 64
2.1.5 Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Tiền Giang 72
2.2 Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Tiền Giang 73
2.2.1 Đánh giá về di tích lịch sử - văn hóa 73
2.2.2 Đánh giá về lễ hội 77
2.2.3 Đánh giá về làng nghề thủ công truyền thống 82
2.2.4 Đánh giá về các tài nguyên nhân văn vô thể khác 87
2.2.5 Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Tiền Giang 90
2.3 Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang 91
Tiểu kết 91
Chương 3: CÁC GIẢI PHÁP KHAI THÁC BỀN VỮNG TÀI NGUYÊN DU LỊCH TỈNH TIỀN GIANG 96
3.1 Tổ chức phát triển theo lãnh thổ 96
3.2 Tăng cường công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động kinh doanh du lịch .98
3.3 Cần có kế hoạch khai thác và sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch 99
Trang 53.4 Đào tạo nguồn nhân lực có kiến thức chuyên môn về du lịch và kiến thức về
môi trường và bảo vệ môi trường 100
3.5 Cần có những biện pháp để quản lý tốt vấn đề rác thải tại các điểm du lịch 102 3.6 Phát triển gắn liền với quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội 103
3.7 Cần có chiến lược và kế hoạch thu hút vốn đầu tư cho ngành du lịch 103
3.8 Tăng cường xúc tiến, quảng bá du lịch 105
3.9 Tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn trong du lịch 106
3.10 Kế hoạch kết hợp liên ngành, liên vùng 107
3.11 Kiến nghị 108
Tiểu kết 109
KẾT LUẬN 111
TÀI LIỆU THAM KHẢO 113 PHỤ LỤC
Trang 6BẢNG BIỂU
Bảng 1.1 Hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn 22
Bảng 1.2 Bảng đánh giá của các chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Tiền Giang 23
Bảng 1.3 Hệ số các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên của Tiền Giang 24
Bảng 1.4 Tiêu chí khí hậu sinh học đối với con người của các học giả Ấn Độ 25
Bảng 1.5 Hệ số các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn của Tiền Giang 29
Bảng 2.1 Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về địa hình tỉnh Tiền Giang 43
Bảng 2.2 Bảng tổng hợp nhiệt độ trung bình các năm 2005 – 2010 của Tiền Giang 46
Bảng 2.3 Bảng tổng hợp lượng mưa các tháng trong năm từ 2005 – 2010 47
Bảng 2.4 Lượng mưa trung bình nhiều năm trong tỉnh từ năm 2000 - 2010 47
Bảng 2.5 Tần suất gió chướng các tháng - Trạm Mỹ Tho Đơn vị: % 48
Bảng 2.6 Tần suất gió mùa Tây Nam - Trạm Mỹ Tho Đơn vị: % 49
Bảng 2.7 Tổng hợp điều kiện khí hậu thời tiết ảnh hưởng đến sức khỏe con người và hoạt động du lịch tại Tiền Giang 51
Bảng 2.8 Đánh giá điểm về điều kiện khí hậu tại các huyện của tỉnh Tiền Giang 52
Bảng 2.9 Kết quả quan trắc chất lượng nước mặt liên vùng lưu vực sông của tỉnh năm 2010 60
Bảng 2.10 Bảng kết quả trung bình các thông số có trong nước biển ven bờ giai đoạn 2008 - 2010 64
Bảng 2.11 Diễn biến chất lượng nước dưới đất vùng Đô thị Trung tâm Mỹ Tho và vùng lân cận thời kỳ 2006 - 2010 65
Bảng 2.12 Diễn biến chất lượng nước dưới đất vùng nhiễm mặn Gò Công và Tân Phú Đông thời kỳ 2006 - 2010 67
Bảng 2.13 Tổng hợp điều kiện thủy văn ảnh hưởng đến hoạt động du lịch Tiền Giang 68
Trang 7Bảng 2.14 Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về thủy văn của tỉnh Tiền
Giang 69
Bảng 2.15 Diễn biến diện tích rừng của tỉnh Tiền Giang đến năm 2009 73
Bảng 2.16 Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về sinh vật của tỉnh Tiền Giang 79
Bảng 2.17 Đánh giá tổng hợp tài nguyên tự nhiên Tiền Giang 78
Bảng 2.18 Bảng tổng hợp di tích lịch sử văn hóa phân bố trong tỉnh Tiền Giang 80
Bảng 2.19 Tổng hợp sự phân bố các di tích được xếp hạng của tỉnh Tiền Giang 84
Bảng 2.20 Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về di tích lịch sử - văn hóa của tỉnh Tiền Giang 84
Bảng 2.21 Tổng hợp các lễ hội điển hình ở Tiền Giang 88
Bảng 2.22 Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về lễ hội của tỉnh Tiền Giang 89
Bảng 2.23 Bảng tổng hợp làng nghề truyền thống các huyện của Tỉnh Tiền Giang đã được công nhận theo chuẩn quốc gia kể từ năm 2002 94
Bảng 2.24 Bảng tổng hợp kế hoạch công nhận thêm các làng nghề mới của tỉnh Tiền Giang giai đoạn 2011 – 2015 95
Bảng 2.25 Bảng tổng hợp đánh giá của các chuyên gia về làng nghề thủ công truyên thống của tỉnh Tiền Giang 94
Bảng 2.26 Đánh giá điểm về tài nguyên nhân văn vô thể tại của tỉnh Tiền Giang 98
Bảng 2.27 Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Tiền Giang 100
Bảng 2.28 Bảng hệ số đánh giá của các chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Tiền Giang 101
Bảng 2.29 Bảng hệ số đánh giá của chuyên gia về các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên của tỉnh Tiền Giang 101
Bảng 2.30 Bảng hệ số đánh giá của chuyên gia về các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn của tỉnh Tiền Giang 102
Bảng 2.31 Bảng đánh giá tổng hợp của các chuyên gia về tài nguyên du lịch của tỉnh Tiền Giang 103
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Tài nguyên du lịch là một trong những yếu tố cơ bản để tạo nên sản phẩm du lịch của vùng Tài nguyên du lịch ảnh hưởng trực tiếp đến tổ chức lãnh thổ của ngành du lịch, đến cấu trúc, chuyên môn hóa các vùng du lịch và hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch
Tiền Giang là tỉnh có tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng Từ lâu Tiền Giang được mệnh danh là vùng đất địa linh, nhân kiệt có lịch sử văn hóa lâu đời với nhiều di tích lịch sử, những công trình kiến trúc, các lễ hội, phong tục tập quán mang đậm nét văn hóa của vùng Bên cạnh đó, Tiền Giang cũng biết đến là vùng đất giàu tiềm năng tài nguyên du lịch tự nhiên như có khí hậu nhiệt đới, hệ thống sông ngòi dày đặc…
Năm 2001, tỉnh Tiền Giang thông qua quy hoạch tổng thể phát triển du lịch giai đoạn 2001 - 2010, nhờ đó hoạt động kinh doanh du lịch đã phát triển hiệu quả hơn, đem lại doanh thu đáng kể Qua các kết quả thống kê cho thấy, số lượng khách gia tăng nhanh chóng từ 378.157 lượt khách năm 2001, tăng lên 518.124 năm 2005, đến năm 2009 là 866.410, năm 2011 là 978.900 lượt khách; doanh thu cũng theo đó gia tăng từ 57.943 triệu đồng năm 2001, tăng lên 78.676 triệu đồng năm 2005, tăng 184.965 triệu đồng vào năm 2009 và năm 2011 đạt doanh thu đáng kể 237 tỉ đồng
Sự phát triển du lịch và các ngành kinh tế khác trong địa bàn khu vực nghiên cứu trong những năm qua đã chỉ ra những bất cập giữa khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên, giữa lợi ích trước mắt và phát triển lâu dài và nhất là vấn đề bảo
vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững Điều này đòi hỏi có sự kết hợp chặt chẽ, có hiệu quả của các ngành, các cơ quan nghiên cứu trong vấn đề nghiên cứu biến động môi trường và từ đó đề xuất các giải pháp bảo vệ môi trường, tài nguyên
du lịch một cách hữu hiệu Để có căn cứ khoa học cho việc bổ sung, điều chỉnh quy
Trang 9hoạch du lịch của tỉnh trong giai đoạn mới, bên cạnh các yếu tố bên ngoài, việc đáp ứng các yếu tố nội tại trong đó có đánh giá tài nguyên du lịch là một việc làm cấp thiết
2 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu
Đề tài nhằm góp phần phát triển du lịch Tiền Giang một cách bền vững, cụ thể
là xác định một trong những căn cứ khoa học cho việc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch Tiền Giang trong giai đoạn mới
Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tổng hợp cơ sở lý luận và thực tiễn về đánh giá tài nguyên du lịch theo hướng phát triển bền vững
- Thu thập tài liệu, điều tra, khảo sát thông tin về du lịch Tiền Giang
- Áp dụng phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch để đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang
- Phân tích, đánh giá tiềm năng, hiện trạng của tài nguyên du lịch
- Đưa ra những giải pháp tổ chức khai thác hợp lý tài nguyên du lịch của tỉnh theo hướng bền vững
3 Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang bao gồm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn và các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang và phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch Luận văn không nghiên cứu hết các nội dung liên quan đến phát triển du lịch bền vững, cũng như không đi sâu vào các lĩnh vực chuyên ngành như kiến trúc, sinh học, dân tộc học, môi trường, văn hóa, marketing
- Về không gian: nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch nhằm phát triển theo hướng bền vững trong phạm vi lãnh thổ tỉnh Tiền Giang
4 Lƣợc sử nghiên cứu đề tài
Trang 10- Trên thế giới: Theo Nguyễn Minh Tuệ (1996) về vấn đề đánh giá, phương
pháp đánh giá tài nguyên du lịch thiên nhiên, trên thế giới từ lâu đã có nhiều nghiên cứu của các học giả người Nga như vào năm 1921, Viện sĩ Hàn lâm Khoa học Liên
xô E.E Phêđôrôv đã đề xuất phương pháp khí hậu tổng hợp để phân tích các thành phần khí hậu, theo phương pháp này là thống kê những kiểu thời tiết hằng ngày tại một thời điểm nào đó; Năm 1963, Gôrômôxôp cũng đưa ra một số tiêu chí về điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với con người là nhiệt độ: 16 - 280C, độ ẩm tương đối 30 - 60%, tốc độ gió 0,1 - 0,2 m/s; L.I.Mukhina vào năm 1973 cũng đã phân tích các yếu tố đa dạng của phong cảnh bằng 3 tiêu chí: tần số khúc ngoặt của địa hình trên 1 km mặt cắt, sự chênh lệch về độ cao giữa các điểm, mức độ thích hợp giữa màu cây đối với địa hình; hay năm 1975, I.A Veđenin đưa ra phương pháp đánh giá về địa hình, ông cho rằng khu vực có các kiểu địa hình càng tương phản về mặt hình thái, thì phong cảnh đẹp và được đánh giá càng cao đối với du lịch; L.R Oldeman, M Frere, Nghiên cứu khí hậu nông nghiệp nhiệt đới ẩm Đông Nam Á, Tổ chức Khí tượng Thế giới vào năm 1986 đã đưa ra tiêu chí lượng mưa có các tháng liên tục đạt trên 100 mm với tần suất đảm bảo > 75 % là không thuận lợi cho hoạt động du lịch
Trong luận án tiến sĩ của mình, Nguyễn Thị Hải (2002) đã chỉ ra rằng, nhiều nhà địa lý Liên Xô như Xtauxkat, Mukhina, Kotliarov, Pirojnik… và các nhà địa lý Đức như Klaus, Hoa Kỳ như Bohah…cũng rất quan tâm đến đánh giá lãnh thổ cho mục đích nghỉ dưỡng Họ đều cho rằng đây là một hướng thuộc lĩnh vực đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cũng như nhân văn cho mục đích kinh tế, song mỗi học giả tiếp cận theo một hướng khác nhau V.Xtauxkat vào năm
1969 nghiên cứu các chỉ tiêu đánh giá cảnh quan, phục vụ mục đích qui hoạch du lịch Ông đã đề cập đến cả những yếu tố tự nhiên cũng như kinh tế (rừng, sông, địa hình, đường sá,…) khi đánh giá cho mục đích du lịch nghỉ dưỡng Đặc biệt công trình của L.I.Mukhina, công bố năm 1973 về lĩnh vực này có vai trò quan trọng Ông đã xây dựng phương pháp luận đánh giá tổng thể tự nhiên cho một loại hình nghỉ ngơi giải trí cụ thể, đó là nghỉ ngơi tĩnh tại cho những người cao tuổi Hay
Trang 11E.A.Kotliarop vào năm 1978 tiến hành đánh giá lãnh thổ phục vụ hình thành và phát triển các tổng thể lãnh thổ du lịch Pirojnik vào năm 1985 tiến hành nghiên cứu phân vùng du lịch toàn bộ lãnh thổ du lịch như tài nguyên du lịch, cấu trúc của các luồng khách và cơ sở vật chất phục vụ du lịch theo các vùng, các đới du lịch nghỉ dưỡng
Các nhà địa lí thuộc các quốc gia khác cũng có những công trình nghiên cứu khá đa dạng về lĩnh vực này, như M.Klaus người Đức đã đánh giá các điều kiện tự nhiên (địa hình, khí hậu, thực vật) cho việc qui hoạch các trung tâm nghỉ dưỡng
- Ở Việt Nam: ngành Du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển trong khoảng 20
năm trở lại đây Chính vì vậy việc nghiên cứu về các vấn đề du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Tiền Giang nói riêng vẫn còn hạn chế, đặc biệt là vấn đề đánh giá tài nguyên du lịch theo hướng bền vững
Các hội thảo và các công trình nghiên cứu đều hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành du lịch Việt Nam, bằng nhiều cách khác nhau Đó là dấu hiệu tốt cho định hướng chiến lược phát triển du lịch của nước ta trong thời gian tới Tuy nhiên, có thể thấy rằng ngành du lịch Việt Nam đang còn non trẻ và những đóng góp của các nhà khoa học về du lịch bền vững vẫn đang là bước khởi đầu và du lịch bền vững chưa thực sự đi vào thực tiễn ở nhiều địa phương
Các công trình nghiên cứu về đánh giá tài nguyên du lịch ở các địa phương trong thời gian qua đã có như: Đặng Duy Lợi (1992), đã đưa ra các tiêu chí đánh giá
về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên thuận lợi ở Ba Vì để khai thác phục vụ
du khách; Lê Văn Tin (1999), trong luận án của mình ông cho rằng tài nguyên du lịch là yếu tố quan trọng trong việc xác lập tuyến điểm du lịch Tác giả đã tiến hành điều tra, khảo sát hệ thống tài nguyên du lịch của Thừa Thiên Huế và sau đó đã tiến hành đánh giá theo các tiêu chí cụ thể
Về các đề tài nghiên cứu Tiền Giang gần đây chủ yếu là tập trung các vấn đề:
“Tiềm năng phát triển du lịch sinh thái tỉnh Tiền Giang”, năm 2010, của Nguyễn Ái
Lực Đề tài nghiên cứu những lợi thế, tiềm năng do tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang mang lại cho việc khai thác du lịch phục vụ nhu cầu con người Đề tài cũng
Trang 12đề cập đến việc khai thác tài nguyờn du lịch một cách có hiệu quả nhưng chưa đi sâu vào vấn đề đảm bảo phát triển lâu dài ổn định; Hay đề tài của Văng Thị Kim
Vân “Bảo tồn và phát triển hình thức chợ nổi Cái Bè thu hút khách du lịch”, năm
2011 Đề tài thiết lập định hướng bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa độc đáo của
cư dân vùng sông nước - văn hóa chợ nổi Cái Bè, đưa ra các giải pháp phương hướng bảo tồn và phát triển hình thức chợ nổi Cái Bè thu hút khách du lịch là một sản phẩm du lịch đặc trưng của Tiền Giang nói chung và của miền Tây Nam bộ núi
riêng; Đề tài “Giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác, sử dụng các sản phẩm du lịch
của huyện Cái Bè - Tiền Giang” của Võ Hoàng Kha năm 2010 Tác giả nghiên cứu
tiềm năng tài nguyên du lịch và nguồn nhân lực phát triển tài nguyên du lịch huyện Cái Bè tỉnh Tiền Giang, và đúc kết những thành tựu thuận lợi, khó khăn Trên cơ sở
đó đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch của huyện để xây dựng những định hướng, mục tiêu và giải pháp chủ yếu nhằm phục vụ khai thác, sử dụng có hiệu quả sản phẩm du lịch của Cái Bè - Tiền Giang; Báo cáo khoa học của Liên hiệp các
hội khoa học và kỹ thuật: “Áp dụng lý thuyết khoa học sáng tạo xây dựng các sản
phẩm dịch vụ du lịch ưu thế của Tiền Giang”, năm 2010 do Nguyễn Hữu Chí chủ
nhiệm đề tài Báo cáo phát huy nội lực sáng tạo của nguồn nhân lực tỉnh Tiền Giang bằng cách cập nhật lý thuyết và thực hành về khoa học sáng tạo cho cán bộ công chức và người dân Từ đó tạo ra các sản phẩm du lịch mới, ưu thế, giúp tỉnh nhà phát triển du lịch, tạo thêm việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, chuyển dịch cơ
cấu kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới; “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch
tỉnh Tiền Giang thời kì 2001- 2010” của Sở Thương Mại Du lịch Tiền Giang nghiên
cứu năm 2001 Báo cáo phân tích và nhận xét về vị trí du lịch của tỉnh Tiền Giang
trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và vùng Tây Nam bộ, nghiên cứu thực trạng, tiềm năng du lịch của tỉnh, nêu bật thế mạnh và những hạn chế đối với phát triển du lịch Báo cáo cũng dự báo và định hướng chiến lược phát triển du lịch theo ngành lãnh thổ nhằm khai thác một cách hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội Đề xuất các bước đi từng giai đoạn phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, đồng thời đề xuất các dự án ưu tiên đầu tư để làm cơ
Trang 13sở cho các bước qui hoạch chi tiết, xây dựng các dự án khả thi cho việc gọi vốn đầu
tư trong giai đoạn 2001 - 2010; “Đề án phát triển du lịch Tiền Giang giai đoạn
2010 – 2020” của Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch Tiền Giang công bố năm 2010
Đề án phân tích và đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian qua, nhằm đánh giá năng lực hiện tại của doanh nghiệp địa phương và khai thác tiềm năng phát triển cho giai đoạn tới Từ đó đề xuất những giải pháp để phát triển ngành du lịch Tiền Giang Các đề tài chưa đề cập về phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch cũng như kết quả đánh giá và những định hướng, giải pháp hoàn thiện hoạt động du lịch bền vững phù hợp với điều kiện vùng sông nước miệt vườn, trên cơ sở khai thác tối đa các tiềm năng tài nguyên du lịch của vùng, nhằm thỏa mãn nhu cầu đa dạng của du khách, mang lại hiệu quả kinh tế cao, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, bảo vệ môi trường và đảm bảo sự phát triển theo hướng bền vững Việc đánh giá tài nguyên du lịch được Tỉnh uỷ, Ủy ban Nhân dân và Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Tiền Giang rất quan tâm, song cho đến nay chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tài nguyên du lịch nhằm phục vụ phát triển du lịch theo hướng bền vững Vì vậy, luận văn này có thể là sự đóng góp đầu tiên cho việc đánh giá, khai thác tài nguyên du lịch theo hướng bền vững của tỉnh nhà
5 Các phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập tài liệu
Dữ liệu thứ cấp được thu thập thông qua các báo cáo về tài nguyên du lịch, tình hình hoạt động du lịch tại Tiền Giang trong thời gian qua; các báo cáo tổng kết năm của tỉnh, định hướng phát triển du lịch đến những năm tiếp theo trong các công trình nghiên cứu về Tiền Giang và những tài liệu được công bố rộng rãi như luận văn, luận án, sách báo, tạp chí khoa học, đề tài nghiên cứu, internet,…
- Phương pháp khảo sát thực địa cũng là phương pháp đạt hiệu quả rất lớn trong việc thu thập số liệu trực tiếp với độ tin cậy và chính xác cao Qua 5 lần khảo sát để nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng phát triển du lịch trong tỉnh Tiền Giang Đây
là phương pháp thu thập trực tiếp số liệu, thông tin du lịch trên địa bàn tỉnh Tiền
Trang 14Giang Lượng thông tin thu thập được đảm bảo sát với thực tế, có độ tin cậy cao, tạo điều kiện để đề xuất những định hướng phát triển và giải pháp thực hiện hợp lý
- Phương pháp chuyên gia bằng bảng hỏi nhằm mục đích thu thập các ý kiến đánh giá tài nguyên Phương pháp này cũng cho độ tin cậy cao cho việc đánh giá đề tài, phương pháp thu thập bằng bảng hỏi được áp dụng chủ yếu để lựa chọn những ứng viên là những chuyên gia có kiến thức về đánh giá tài nguyên du lịch và am hiểu về tài nguyên du lịch Tiền Giang Đó là các lãnh đạo ở các sở ban ngành của tỉnh nhà: Sở Văn hóa - Thể Thao - Du lịch, Sở Kế hoạch - Đầu tư, phòng nghiên cứu khoa học của Sở Khoa học và Công nghệ và các chuyên gia đang nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực này
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung chủ yếu của luận văn được trình bày trong 4 chương
Chương 1 Cơ sở lý luận về đánh giá tài nguyên du lịch
Chương 2 Đánh giá tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang
Chương 3 Các giải pháp khai thác bền vững tài nguyên du lịch tỉnh Tiền Giang
Trang 16Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
1.1 Khái niệm
1.1.1 Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là một dạng trong toàn bộ tài nguyên được con người sử
dụng Theo Luật du lịch Việt Nam, Tài nguyên du lịch được hiểu là “Cảnh quan
thiên nhiên, di tích lịch sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu
tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch, nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch”
Cũng như các dạng tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch
sử Những tổng thể tự nhiên hay văn hóa - lịch sử cùng các thành phần của chúng có thể tồn tại trước cả khi ngành kinh tế du lịch ra đời Nhưng chúng chỉ có thể trở thành tài nguyên du lịch khi nhu cầu du lịch của con người xuất hiện Thí dụ như ánh nắng mặt trời không được xem là tài nguyên du lịch vào trước những năm 1920, khi nhu cầu tắm nắng chưa phát triển Và sau này, khi nỗi lo sợ của con người về ung thư da ngày càng gia tăng, nó cũng có thể sẽ không được coi là tài nguyên du lịch nữa Như vậy, sự phát triển và biến đổi của nhu cầu xã hội, đặc biệt là sự xuất hiện nhu cầu du lịch dẫn tới việc thu hút những thành phần mới của tự nhiên cũng như văn hóa - lịch sử vào hoạt động du lịch và chuyển chúng sang phạm trù tài nguyên du lịch Thời điểm quyết định trong quá trình chuyển biến từ điều kiện tự nhiên hay di tích lịch sử văn hóa thành tài nguyên du lịch, chính là khi con người phát hiện, nghiên cứu, đánh giá, đầu tư khai thác chúng cho mục đích du lịch Thoạt đầu chỉ có những tổng thể tự nhiên và những di tích lịch sử - văn hóa quý nhất được
sử dụng cho du lịch Sau đó nhu cầu du lịch gia tăng, những tổng thể tự nhiên và di tích ít giá trị hơn cũng được sử dụng sau khi đã tiến hành cải tạo, nâng cấp Như vậy, về thực chất tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên, các đối tượng văn hóa
- lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch
Trang 17Tài nguyên du lịch bao gồm tài nguyên du lịch đang khai thác và tài nguyên du lịch chưa khai thác Mức độ khai thác tiềm năng du lịch phụ thuộc vào nhu cầu du lịch của con người Nhu cầu này ngày càng gia tăng và càng đa dạng phụ thuộc vào mức độ và trình độ dân trí; khả năng nghiên cứu, phát hiện đánh giá các tài nguyên còn tiềm ẩn, trình độ phát triển khoa học, công nghệ tạo ra phương tiện khai thác các tài nguyên đó
1.1.2 Tài nguyên du lịch tự nhiên
Thiên nhiên là môi trường sống của con người và mọi sinh vật trên Trái Đất Tuy nhiên, chỉ có các thành phần và các tổng thể tổng hợp tự nhiên trực tiếp hoặc gián tiếp được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch, phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch tự nhiên Các thành phần
tự nhiên tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên thường là địa hình, khí hậu, thủy văn và sinh vật Trong thực tế, các dạng tài nguyên luôn gắn bó với nhau và tác động tương
hỗ với nhau, tạo nên các thể tổng hợp tự nhiên và được khai thác để tạo nên các sản phẩm du lịch hoàn chỉnh
Theo luật du lịch Việt Nam (2005), « Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu
tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên
có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch »
1.1.3 Tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch có nguồn gốc không
tự nhiên Hiện nay, toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người tạo ra đều được xem là sản phẩm văn hóa Tuy nhiên, chỉ có những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ du lịch mới được coi là tài nguyên
du lịch nhân văn Các dạng tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm: di tích lịch sử văn hóa, lễ hội, nghề và làng nghề thủ công truyền thống, các đối tượng văn hóa thể thao hay những hoạt động có tính sự kiện
Theo luật du lịch Việt Nam (2005), « Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch »
Trang 181.1.4 Du lịch bền vững
Theo luật du lịch Việt Nam 2005, du lịch bền vững được hiểu “là sự phát triển
du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch của tương lai”
1.1.5 Nguyên tắc phát triển du lịch
Theo luật du lịch Việt Nam 2005, nguyên tắc phát triển du lịch gồm:
Phát triển du lịch bền vững, theo quy hoạch, kế hoạch, bảo đảm hài hoà giữa kinh tế, xã hội và môi trường; phát triển có trọng tâm, trọng điểm theo hướng du lịch văn hoá - lịch sử, du lịch sinh thái; bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị của tài nguyên du lịch
Bảo đảm chủ quyền quốc gia, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội Bảo đảm lợi ích quốc gia, lợi ích cộng đồng, lợi ích chính đáng và an ninh, an toàn cho khách du lịch, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân kinh doanh
Đánh giá tài nguyên du lịch là một việc xem xét tài nguyên theo những tiêu chí nhất định để phục vụ cho mục đích du lịch
Trang 19Đánh giá các loại tài nguyên du lịch là một việc làm khó khăn và phức tạp vì
có liên quan tới yêu cầu, sở thích, đặc điểm tâm lý, sinh lý rất khác nhau của con người, tới đặc điểm của tài nguyên và các điều kiện kỹ thuật.Vì vậy các nội dung và phương pháp đánh giá phải không ngừng hoàn thiện Theo các nhà nghiên cứu có 4 kiển đánh giá tài nguyên du lịch:
Kiểu tâm lí thẩm mỹ: kiểu đánh giá này thường dựa vào cảm nhận, sở thích của du khách, dân cư đối với các loại tài nguyên, môi trường du lịch thông qua việc điều tra thống kê và điều tra xã hội
Kiểu sinh khí hậu: nhằm đánh giá các dạng tài nguyên khí hậu, thời gian thích hợp nhất với sức khỏe con người, hoặc một kiểu hoạt động nào đó khi đi du lịch Kiểu đánh giá này chủ yếu dựa trên các chỉ số khí hậu để định giá trị của các loại tài nguyên du lịch đối với một số loại hình du lịch nào đó, hoặc làm cơ sở để xác định các điểm du lịch, các khu du lịch, các trung tâm du lịch
Kiểu đánh giá kỹ thuật: là kiểu sử dụng các tiêu chí và các phương tiện kỹ thuật vào việc đánh giá số lượng và chất lượng của tài nguyên du lịch nhằm xác định giá trị của tài nguyên du lịch đối với các loại hình phát triển du lịch hoặc trong quá trình lập và thực hiện các dự án quy hoạch phát triển du lịch tại các hệ thống lãnh thổ du lịch nhất định
Kiểu đánh giá kinh tế: là kiểu vận dụng các phương pháp và các tiêu chí nhằm xác định hiệu quả kinh tế - xã hội hiện tại và trong tương lai của các khu vực có nguồn tài nguyênn có thể khai thác, bảo vệ cho phát triển du lịch
Phương pháp đánh giá tài nguyên được tiến hành với từng loại và tổng thể các loại tài nguyên bao gồm cả số lượng, chất lượng, thực trạng khai thác, bảo vệ và phát triển, khả năng phát triển các loại hình du lịch hiện tại và trong tương lai Đánh giá các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên cho mục đích phát triển kinh tế là lĩnh vực chiếm vị trí vô cùng quan trọng trong việc nghiên cứu những mối tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội Bất kỳ một hoạt động kinh tế nào của con người cũng đều phải dựa trên cơ sở đánh giá các tổng thể tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
Trang 201.1.7 Đánh giá tài nguyên du lịch
Trong thực tế, hoạt động kinh tế của con người ngày càng mở rộng và càng đa dạng Để đạt được thành công trong hoạt động phát triển, buộc con người phải nghiên cứu, qui hoạch lãnh thổ cho những hoạt động đó Mà cơ sở để đưa ra những phương án quy hoạch lãnh thổ tối ưu lại chính là kết quả đánh giá lãnh thổ Do đó, hoạt động kinh tế càng mở rộng và càng đa dạng thì các công trình đánh giá cũng ngày càng mở rộng và đa dạng hơn, làm xuất hiện nhiều hướng đánh giá mới Đánh giá cho mục đích du lịch là một trong những hướng mới đó
Đánh giá tài nguyên du lịch là một loại đánh giá kỹ thuật mà nhiệm vụ của nó
là phân loại các tài nguyên du lịch theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng của con người, liên quan tới tất cả các loại hình du lịch, đồng thời cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch cụ thể Tài nguyên du lịch là các tổng thể tự nhiên và nhân văn có thể dùng để tạo ra sản phẩm du lịch thỏa mãn nhu cầu về chữa bệnh, thể thao, nghỉ ngơi giải trí hay tham quan du lịch Vì vậy đánh giá tài nguyên du lịch cũng chính là đánh giá tổng thể tự nhiên và nhân văn có khả năng khai thác cho du lịch
1.2 Các phương pháp đánh giá tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch có thể đánh giá theo hai phương pháp chính Đó là đánh giá theo từng phần và đánh giá tổng hợp Mỗi một dạng tài nguyên du lịch như: địa hình, khí hậu, nguồn nước, sinh vật,… đều được đánh giá theo một tiêu chuẩn nhất định để phục vụ du lịch nên có thể xác định được những định mức cụ thể cho từng loại
Việc đánh giá tài nguyên du lịch theo từng dạng riêng biệt như vậy là cần thiết,
do tính tổng hợp của tài nguyên, của các tổng thể tự nhiên, đòi hỏi phải tiến hành đánh giá tổng hợp các dạng tài nguyên trên một lãnh thổ Bởi vì chỉ có đánh giá tổng hợp mới cho biết giá trị đích thực và khả năng khai thác thực tế các nguồn tài nguyên Một nguồn nước có thể được đánh giá rất cao về mặt chất lượng, đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh môi trường, các tiêu chuẩn cho hoạt động nước, nhưng lại nằm trong khu vực có điều kiện khí hậu lạnh giá thì cũng không thể khai thác cho hoạt động tắm hay bơi lội được Do đó, muốn xác định mức độ thuận lợi của tài
Trang 21nguyên cho việc khai thác du lịch, phục vụ các loại hình du lịch cụ thể, cần đánh giá tổng hợp toàn bộ các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên trên lãnh thổ đó Tất nhiên, việc đánh giá tổng hợp là vô cùng khó khăn và phức tạp Trong trường hợp này, không thể có những tiêu chuẩn hay định mức có sẵn mà cần phải nghiên cứu trong từng khu vực cụ thể, đối với từng loại hoạt động du lịch cụ thể
Việc đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch tại một điểm du lịch, khu du lịch hay một vùng du lịch không chỉ đơn thuần là đánh giá tài nguyên mà còn là đánh giá cả các điều kiện để khai thác các tài nguyên đó nữa, do đó đòi hỏi phải kết hợp nhiều yếu tố, nhiều lĩnh vực khác nhau
Khi đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch thường có rất nhiều yếu tố cần quan tâm như: độ hấp dẫn, sức chứa du lịch, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận, độ bền vững, cơ sở hạ tầng và cơ cở vật chất kỹ thuật du lịch, hiệu quả kinh tế Tuy nhiên, tùy theo mục đích đánh giá mà có thể lựa chọn những yếu tố khác nữa Tổng quan các công trình về đánh giá kỹ thuật nói chung, có thể thấy đánh giá tài nguyên du lịch là một hướng mới trong lĩnh vực đánh giá kỹ thuật nhằm đáp ứng ngày càng tăng nhu cầu nghỉ ngơi, giải trí của con người
Đánh giá tài nguyên du lịch là phân loại các tài nguyên du lịch theo mức độ thuận lợi của chúng cho các hoạt động du lịch nghỉ dưỡng của con người, liên quan tới tất cả các loại hình du lịch, đồng thời cũng có thể chỉ cho một loại hình du lịch
cụ thể Các công trình thuộc loại này đã được tiến hành ở nhiều nước trên thế giới cũng như Việt Nam, phục vụ các quá trình quy hoạch du lịch ở các cấp khác nhau Tuy nhiên, để các công trình có giá trị và được áp dụng trong thực tế cần hoàn thiện, bổ sung phương pháp luận đánh giá cho các loại hình du lịch cụ thể, đi vào định lượng hóa các chỉ tiêu và kỹ thuật phân tích mối quan hệ giữa các yếu tố đánh giá
Tính bền vững và các phương pháp nghiên cứu tính bền vững: khi đánh giá
cần chú ý tính bền vững Nghiên cứu các tổng thể tự nhiên cần nhớ rằng chúng không hề tĩnh tại Trong quá trình xây dựng một công trình, và sau đó là trong quá trình khai thác, nó sẽ xảy ra những biến đổi của tổng thể tự nhiên Những biến đổi
Trang 22này diễn ra dưới những ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên cũng như của các quá trình khai thác hết sức phức tạp
Cần tính đến cả những thay đổi này của các tổng thể tự nhiên trong quá trình
sử dụng Việc đánh giá lại theo thời gian, tương tự như việc kiểm kê tài sản trong kinh tế là một công việc hết sức cần thiết đối với bất kỳ trường hợp sử dụng các tổng thể tự nhiên nào
Chỉ bằng cách nghiên cứu sự biến đổi của các tổng thể tự nhiên mới xác định được mức độ bền vững Tính bền vững được hiểu là khả năng của các tổng thể tự nhiên chống lại tác động của các quá trình tự nhiên cũng như nhân tạo Rõ ràng là các tổng thể tự nhiên khác nhau (do các đặc điểm tự nhiên của chúng) mà có phản ứng khác nhau đối với cùng một tác động Hay nói cách khac là chúng có độ bền vững khác nhau Đồng thời, cùng một tổng thể tự nhiên có thể bền vững hơn đối với tác động này và kém bền vững hơn đối với các tác động khác Theo quan niệm này, khái niệm về “tính bền vững của một tổng thể tự nhiên” chỉ là tương đối Do đó cần chính xác hóa là bền vững hay không đối với tác động nào
Để xác định mức độ bền vững của một tổng thể tự nhiên, cần biết đặc điểm và cường độ của tác động, cả đặc điểm và mức độ thay đổi các tính chất của tổng thể
đó dưới ảnh hưởng của các tác động gây ra Mức độ bền vững của một tổng thể tự nhiên nói chung (Ytt) là hàm số của mức độ bền vững của các yếu đố riêng biệt (Ytp) Trong đó, tất nhiên Ytt không chỉ là tổng đơn giản của Ytp Khi xác định mức độ bền vững của tổng thể tự nhiên, cần tính đến việc nó cấu tạo từ các phân hệ của một thiên nhiên sống và không sống, có tốc độ biến đổi khác nhau
Tính bền vững của các tổng thể tự nhiên mới ở giai đoạn đầu nghiên cứu, mặc
dù rất cần thiết vì ngày càng có nhiều tổng thể tự nhiên được đưa vào khai thác và khai thác ngày càng mãnh liệt hơn Do đó ngày càng phải đối mặt với những hậu quả không mong muốn do không tính hết được mức độ bền vững của chúng khi chịu ảnh hưởng của các dạng khai thác khác nhau
Trang 23Thông tin về mức độ bền vững của một tổng thể tự nhiên cho phép dự báo kịp thời hành vi và sự thay đổi do tính chất sử dụng, đồng thời lựa chọn những biện pháp bảo vệ trạng thái ban đầu (hoặc có thể cải thiện trạng thái đó)
Có thể đề xuất một số biện pháp cải thiện hay bảo vệ tính chất của các tổng thể
tự nhiên, trong đó có tính bền vững Đó là các phương pháp sau:
- Lựa chọn các kiểu công trình phù hợp nhất với tổng thể tự nhiên đã cho và sắp xếp một cách có lợi nhất cho những yếu tố kém thuận lợi và những thành phần kém bền vững
- Nâng cao độ bền vững của các hợp phần thuộc các tổng thể tự nhiên
- Giảm nhẹ điều kiện và chế độ khai thác các tổng thể tự nhiên, tức là giảm tải trọng lên các tổng thể tự nhiên, đặc biệt là lên các thành phần kém bền vững nhất
- Tạo ra những điều kiện để sử dụng các tổng thể tự nhiên, mà tại điều kiện đó, trong trường hợp nếu có một hoặc một phần tổng thể bị hỏng thì có thể sử dụng tổng thể khác hoặc bộ phận khác Tất nhiên, phương pháp này không thể áp dụng trong mọi loại hình hoạt động, nhưng có thể chấp nhận được trong nông nghiệp
- Khi có biểu một thành phần mà dẫn tới trạng thái không phục hồi được hoặc khi tổng thể không còn thực hiện được chức năng của mình cho những hoạt động bình thường thì cần có dự báo cho ngừng hoạt động
Dự báo các thay đổi không thể cứu vãn được của các tổng tự nhiên còn có ý nghĩa lớn hơn so với dự báo ngừng hoạt động của các tổng thể kỹ thuật Trong các tồng thể kỹ thuật, các yếu tố bị hỏng có thể thay đổi được thì trong một tổng thể tự nhiên điều này không thể xảy ra, hoặc là rất phức tạp Vì vậy cần phải dự báo ngay
từ những giai đoạn đầu để có thể kịp thời áp dụng các biện pháp bảo vệ
Tất nhiên, việc xem xét tính bền vững của các tổng thể tự nhiên khi đánh giá là rất phức tạp, hơn nữa, ngay cả phương pháp đánh giá chúng cũng còn ít được nghiên cứu Tuy nhiên, cần quan tâm đến sự thay đổi của tổng thể khi đánh giá Nghiên cứu tính bền vững của các tổng thể tự nhiên cần phải bắt đầu bằng các cuộc khảo sát chung của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực khác nhau như: địa lí, kỹ thuật, sinh học và nhiều lĩnh vực khác nữa
Trang 241.3 Quy trình đánh giá tài nguyên du lịch
1.3.1 Xác định hệ số đánh giá tài nguyên du lịch
Xác định hệ số đánh giá là điều cần thiết để đánh giá giá trị tài nguyên tự nhiên
và tài nguyên nhân văn Các thành phần của tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn không giống nhau do đó cũng cần xác định hệ số đánh giá riêng biệt của từng yếu tố Như vậy có hệ số cần đánh giá: hệ số tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn và hệ số thành phần của các yếu tố tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn
1.3.1.1 Hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Để kiểm chứng tính xác thực trong đánh giá, bài nghiên cứu sử dụng phương pháp chuyên gia, khảo sát, lấy ý kiến các chuyên gia đang làm việc, nghiên cứu trong lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Tổng hợp ý kiến là các chuyên gia đánh giá
về các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên (bao gồm: địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật) và tài nguyên du lịch nhân văn (bao gồm: di tích lịch sử - văn hóa, lễ hội, làng nghề thủ công truyền thống, các tài nguyên vô thể khác) Từ đó xác định hệ số đánh giá trên việc tổng hợp ý kiến của các chuyên gia về các đối tượng tài nguyên du lịch Hệ số này được sử dụng trong việc đánh giá áp dụng cho việc đánh giá thành phần các yếu tố tài nguyên trong địa bàn tỉnh Tiền Giang Vì vậy hệ số đánh giá này chỉ áp dụng cho việc đánh giá tài nguyên du lịch trong khu vực tỉnh Tiền Giang Cần lưu ý khi nghiên cứu đánh giá tài nguyên du lịch trên địa bàn khu vực ngoài tỉnh Tiền Giang cần phải xây dựng hệ số đánh giá khác
Theo phương pháp này, lấy ý kiến các chuyên gia từ chuyên gia thứ 1 đến chuyên gia thứ n về tài nguyên du lịch du lịch Tiền Giang Ta có bảng hệ số sau: Bảng 1.1 Hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn
Tài nguyên du lịch tự nhiên Ai
Tài nguyên du lịch nhân văn Bi
Trong đó:
A: là hệ số của tài nguyên du lịch tự nhiên của Tiền Giang
B: là hệ số của tài nguyên du lịch nhân văn của Tiền Giang
Ai: hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên Tiền Giang do chuyên gia thứ i đánh giá Bi: hệ số tài nguyên du lịch nhân văn Tiền Giang do chuyên gia thứ i đánh giá
Trang 251.3.1.2 Hệ số các thành phần tài nguyên du lịch tự nhiên
Gọi K là hệ số của các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên
Kj là hệ số của các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên j
Kij là hệ số của các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên do chuyên gia thứ i
Trang 26i=1
cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, cũng như nơi diễn ra hoạt động đi lại, tổ chức tham quan của du khách Như vậy, địa hình ảnh hưởng đến khả năng triển khai các hoạt động và xây dựng các công trình du lịch được thể hiện qua hai yếu tố:
- Mức độ thuận lợi của địa hình đối với giao thông đến địa bàn du lịch
- Diện tích mặt bằng xây dựng các công trình tại điểm du lịch
Với lí do trên khi đánh giá độ dốc địa hình đối với việc vận chuyển đến địa bàn
du lịch và xây dựng các công trình phục vụ du lịch, có thể dựa vào các cấp độ dốc
do Lê Bá Thảo (1971) đề xuất đó là:
Theo Nguyễn Minh Tuệ (2010) độ hấp dẫn của phong cảnh có thể được đánh giá theo các tiêu chí sau:
n
Kij
Trang 27- Có dạng địa hình chứa nước (như sông, suối, thác, hồ, đầm phá, biển);
- Có sự tương phản địa hình lớn;
- Có nhiều dạng địa hình trong một không gian hẹp
Như vậy, khu vực có các kiểu địa hình càng tương phản về mặt hình thái thì phong cảnh càng đẹp và được du khách đánh giá cao
Về sự phù hợp của khí hậu đối với sức khỏe của con người, từ lâu đã được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu Các học giả Ấn Độ đã từ lâu đưa ra các tiêu chí khí hậu sinh học rất nổi tiếng
Về khí hậu, đánh giá yếu tố khí hậu, dựa vào các tiêu chí sau:
Bảng 1.4 Tiêu chí khí hậu sinh học đối với con người của các học giả Ấn Độ
Hạng Ý nghĩa
Nhiệt độ
TB năm (0C)
Nhiệt độ TB tháng nóng nhất (0
C)
Biên độ nhiệt độ TB năm (0
>32
24-27 27-29 29-32 32-35
>35
<6 6-8 8-14 14-19
>19
1250-1900 1900-2550
>2550
<1250
<650
Nguồn: Nguyễn Minh Tuệ, Địa lí du lịch Việt Nam, 2010
Thực tế chứng tỏ rằng điều kiện khí hậu thích hợp nhất đối với con người là có nhiệt độ 16 - 280, độ ẩm tương đối 30 - 60%, tốc độ gió 0,1 - 0,2 m/s
Bên cạnh đó, mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau Trong đó du lịch biển được đánh giá ưa thích nhiều hơn cả Sau đây là một số tiêu chí:
- Số ngày mưa tương đối ít, có nghĩa là khu vực ven biển có mùa du lịch tương đối khô Mỗi một ngày mưa đối với du khách là một ngày dài lê thê, dẫn đến hao phí và giảm hiệu quả của chuyến đi
- Số giờ nắng trung bình trong ngày cao Khách du lịch thường ưa chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời Những nơi có số giờ nắng trung bình trong
Trang 28ngày cao thường có sức thu hút mạnh đối với khách du lịch, chẳng hạn như vùng biển Địa Trung Hải, biển Caribê, Đông Nam Á,
Đối với nhiệt độ nước biển phải phù hợp với cơ thể sinh học con người, theo các nghiên cứu nhiệt độ tốt nhất từ 20 - 250C Nếu vùng biển nào có nhiệt độ nước biển dưới 200C và trên 300C là không phù hợp
Như vậy điều kiện cũng có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến đi của du khách Khách du lịch thường mong muốn những ngày nắng đẹp để đi du lịch, tham quan, mua sắm, chụp ảnh,
Đối với khu vực nhiệt đới ẩm, gió mùa như Việt Nam, mưa là một yếu tố ảnh hưởng rất nhiều đến mùa du lịch Trong đó các yếu tố cần quan tâm bao gồm mùa mưa và mùa khô Số ngày mưa trong tháng và năm, tần suất các đợt mưa hoặc khô
Mùa mưa đối với khu vực nhiệt đới ẩm Đông Nam Á là thời gian có các tháng liên tục đạt lượng mưa trên 100mm với tần suất đảm bảo > 75% thì mùa này không thuận lợi cho hoạt động du lịch
Hay cũng có một số nghiên cứu đánh giá mức độ thuận lợi cho số ngày không mưa trong năm như sau: tốt (trên 200 ngày), khá (150 - 200 ngày), trung bình (100 -
150 ngày), kém (dưới 100 ngày)
Ở mức độ nhất định, những hiện tượng thời tiết đặc biệt cũng làm cản trở tới
kế hoạch du lịch, chẳng hạn như những hiện tượng tai biến thiên nhiên: bão, gió mùa, lốc xoáy, lũ lụt,…
Bên cạnh đó, một số hiện tượng thời tiết có thể tác động đến sự ổn định và bền vững của các thành phần tự nhiên khác cũng như công trình nhân tạo Các kiểu thời tiết đặc biệt như mưa lớn, lũ lụt, bão, lốc,…có thể phá hủy các thành phần thiên nhiên khác cũng như các cảnh quan du lịch hoặc các công trình nhân tạo
Về tài nguyên nước, trong đó tài nguyên nước mặt là cơ sở chính để hình thành nên các loại hình du lịch như du lịch sông nước, du lịch hồ, du lịch biển,…Nước rất cần thiết cho đời sống và cho các nhu cầu khác trong xã hội Để đáp ứng nhu cầu này đòi hỏi phải có nguồn nước ngọt dồi dào Vì vậy các vùng du lịch nằm trong các đới khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới hay ôn đới đều rất cần thiết
Trang 29có các nguồn nước ngọt cung cấp Theo yêu cầu này, nguồn nước được đánh giá để phục vụ nhu cầu sinh hoạt của du khách phải thông qua các tiêu chí về: vị trí, số lượng và chất lượng nước của cả hai nguồn nước mặt và nước ngầm
Chất lượng của nước phụ thuộc vào tính chất lý học, hóa học và sinh học của nước Chúng thể hiện ở màu sắc, độ trong, mùi, nhiệt độ, tính chất phóng xạ, các chất hữu cơ và các chất vô cơ trong nước, vi khuẩn,…Các tiêu chuẩn này được các
cơ quan chức năng của nhà nước công bố (phụ lục 1)
Tài nguyên nước, ngoài việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt, các dạng địa hình chứa nước, tài nguyên nước mặt còn tạo nên những phong cảnh đẹp Du lịch biển có điều kiện thuận lợi nhờ khí hậu mát mẻ cho phép nghỉ ngơi dài ngày, tổ chức các hoạt động du lịch biển,…giới hạn của lớp nước trên mặt tối thiểu có thể chấp nhận được là 180C, đối với trẻ em là trên 200C Cùng với các tiêu chí trên chúng ta cần chú ý khi khai thác tài nguyên biển để phục vụ du lịch là các yếu tố: tần suất của sóng biển, độ sạch của nước Bởi vì để tổ chức các hoạt động du lịch biển thì yếu tố dòng chảy ven bờ, tốc độ nhỏ kết hợp với độ nước trong và sóng vừa phải thì phù hợp với tắm biển, còn sóng lớn thì hợp với lướt sóng, độ nước trong và có nhiều động thực vật đẹp thì phù hợp hơn với môn thể thao lặn biển
Về sinh vật, hiện nay du lịch tham quan các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các loài động thực vật càng trở nên phổ biến Nhưng không phải mọi tài nguyên thực động vật đều là đối tượng của du lịch Để phục vụ cho các mục đích du lịch khác nhau, có thể đưa ra các tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí phục vụ mục đích tham quan du lịch:
+ Thảm thực vật phong phú, độc đáo và điển hình
+ Có loài đặc trưng cho khu vực, loài đặc hữu, loài quý hiếm đối với thế giới
Trang 30+ Thực động vật có màu sắc hấp dẫn, vui mắt, một số loài phổ biến dễ quan sát bằng mắt thường, ống nhòm hoặc nghe tiếng hót, tiếng kêu và có thể chụp ảnh được
+ Đường sá (đường mòn) thuận tiện cho việc đi lại quan sát, vui chơi của khách
- Tiêu chí đối với du lịch săn bắn thể thao:
Quy định loài được săn là loài phổ biến, không ảnh hưởng đến số lượng quỹ gen; loài động vật hoạt động (ở dưới nước, mặt đất, trên cây) nhanh nhẹn, có địa hình tương đối dễ vận động, xa khu cư trú của dân cư Ngoài ra, khu vực dành cho săn bắn thể thao phải tương đối rộng, bảo đảm tầm bay của đạn và bảo đảm an toàn tuyệt đối cho khách du lịch Cấm dùng súng quân sự, mìn và chất nổ nguy hiểm
- Tiêu chí đối với mục đích du lịch nghiên cứu khoa học:
+ Nơi có hệ thực, động vật phong phú và đa dạng
+ Nơi còn tồn tại loài quý hiếm
+ Nơi có thể đi lại quan sát, chụp ảnh
+ Có quy định thu mẫu của cơ quan quản lý,…
1.3.1.3 Hệ số các thành phần tài nguyên du lịch nhân văn
Gọi L là hệ số của các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn
Lj là hệ số của các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn j
Lij là hệ số của các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn do chuyên gia thứ i đánh
Trang 31i=1
Vậy Lj = -
n
Về tài nguyên du lịch nhân văn, các di tích lịch sử, được đánh giá qua các tiêu chí theo Nguyễn Minh Tuệ (2010) như sau:
+ Những nơi ẩn chứa một bộ phận giá trị văn hóa khảo cổ
+ Những địa điểm, khung cảnh ghi dấu về dân tộc học
+ Những nơi diễn ra sự kiện chính trị quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển lịch sử đất nước, lịch sử địa phương
+ Những địa điểm ghi dấu chiến công chống xâm lược, áp bức
+ Những nơi ghi dấu giá trị lưu niệm về nhân vật lịch sử, anh hùng dân tộc, danh nhân văn hóa, khoa học
+ Những công trình kiến trúc, nghệ thuật có giá trị toàn quốc hoặc khu vực, + Những danh lam thắng cảnh do thiên nhiên tạo dựng cùng với bàn tay khéo léo của con người
Di tích lịch sử - văn hóa được chia thành các loại hình sau đây:
+ Di tích văn hóa khảo cổ;
+ Di tích lịch sử;
+ Di tích văn hóa nghệ thuật;
+ Các loại danh lam thắng cảnh
Theo Luật Di sản văn hóa, 2001 quy định về tiêu chuẩn để công nhận di tích văn hóa - lịch sử và danh lam thắng cảnh như sau:
Di tích lịch sử - văn hóa phải đạt được một trong các tiêu chí sau đây:
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước;
+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với thân thế và sự nghiệp của anh hùng dân tộc, danh nhân của đất nước;
n
Lij
Trang 32+ Công trình xây dựng, địa điểm gắn với sự kiện lịch sử tiêu biểu của các thời
kỳ cách mạng, kháng chiến;
+ Địa điểm có giá trị tiêu biểu về khảo cổ;
+ Quần thể các công trình kiến trúc hoặc công trình kiến trúc đơn lẻ có giá trị tiêu biểu về kiến trúc, nghệ thuật của một hoặc nhiều giai đoạn lịch sử
Danh lam thắng cảnh phải có một trong các tiêu chí sau đây:
+ Cảnh quan thiên nhiên hoặc địa điểm có sự kết hợp giữa cảnh quan thiên nhiên với công trình kiến trúc có giá trị thẩm mỹ tiêu biểu;
+ Khu vực thiên nhiên có giá trị khoa học về địa chất, địa mạo, địa lý, đa dạng sinh học, hệ sinh thái đặc thù hoặc khu vực thiên nhiên chứa đựng những dấu tích vật chất về các giai đoạn phát triển của trái đất
Để đánh giá ý nghĩa của các di tích lịch sử - văn hóa phục vụ mục đích du lịch, cần dựa vào một vài tiêu chí thể hiện số lượng và chất lượng di tích sau đây:
+ Mật độ di tích phản ánh số lượng di tích các loại trên một đơn vị diện tích và được coi là một trong những tiêu chí quan trọng nhất về mặt số lượng Nhìn chung, mật độ di tích càng cao thì lãnh thổ đó càng có điều kiện để phát triển du lịch Tuy nhiên tiêu chí này chỉ mang ý nghĩa tương đối, bởi vì mật độ di tích trên một lãnh thổ nào đó có thể cao, nhưng chất lượng di tích không đảm bảo (hoặc ít giá trị, hoặc
bị xuống cấp) thì việc sử dụng chúng với mục đích du lịch cũng bị hạn chế Hơn nữa, mật độ di tích là một đại lượng trung bình, chưa phản ánh hết được sự phân bố của các di tích, nhất là trên một lãnh thổ lớn Mật độ di tích không giống nhau giữa các lãnh thổ
+ Số lượng di tích là một tiêu chí thể hiện số lượng (tuyệt đối) di tích có trên một lãnh thổ So với tiêu chí mật độ di tích, tiêu chí này chỉ biểu hiện “nhiều” hay
“ít” một cách tương đối Trong một lãnh thổ, số di tích có thể nhiều nhưng chúng phân bố quá rải rác thì ý nghĩa cũng bị hạn chế Ngược lại, số di tích tuy tương đối
ít, song sự phân bố tập trung hơn thì giá trị của chúng đối với du lịch lại lớn hơn
Trang 33+ Số di tích được xếp hạng là một tiêu chí quan trọng thể hiện chất lượng của các di tích Nó có giá trị hơn so với các tiêu chí thể hiện số lượng Việc tổ chức và phát triển du lịch, trong chừng mực lớn, phụ thuộc vào mặt chất lượng của di tích + Số di tích đặc biệt quan trọng cũng phản ánh chất lượng của di tích, bởi vì trên thực tế số di tích này không nhiều và không phải ở lãnh thổ nào cũng có Có thể coi các di sản thế giới là loại di tích đặc biệt quan trọng
Về lễ hội, khi đánh giá lễ hội phục vụ mục đích du lịch dựa vào các đặc điểm sau:
+ Thời gian của lễ hội: các lễ hội không phải diễn ra quanh năm, mà chỉ tập trung trong thời gian ngắn Nhìn chung, thường diễn ra vào mùa xuân Vào đầu năm mới Lễ hội diễn ra thường một đến hai tháng, nhưng cũng có khi chỉ một vài ngày Trong thời gian lễ hội, khách du lịch đến rất đông với nhiều mục đích khác nhau + Quy mô của lễ hội: lễ hội thường có quy mô lớn nhỏ khác nhau Có khi diễn
ra trên địa bàn rộng, thậm chí quy mô quốc tế, có khi chỉ diễn ra ở một địa phương nhỏ hẹp Điều làm ảnh hưởng đến khả năng thu hút du khách và hoạt động tổ chức
du lịch
+ Địa điểm diễn ra lễ hội: các lễ hội thường diễn ra tại những di tích lịch sử - văn hóa Vì vậy cho phép khai thác tốt hơn cả di tích lẫn lễ hội vào mục đích du lịch Hai yếu tố di tích và lễ hội là hai loại hình tài nguyên du lịch nhân văn sóng đôi và đan xen lẫn nhau Lễ hội gắn với di tích và không tách rời di tích Có thể nói,
di tích là tinh hoa truyền thống được kết tinh lại ở dạng cứng; còn lễ hội là cái hồn chuyển tải tinh hoa ấy đến với đời thường
Lễ hội có một số hình thức sau:
+ Lễ ghi nhớ những sự kiện của đời sống như sinh nở, khai tâm, cưới xin, ma chay Đó là những hành động tập thể, qua đó ghi nhận lại những thời điểm quan trọng trong mỗi cộng đồng, dân tộc Những lễ hội này cũng thu hút nhiều du khách tham gia
+ Lễ hội phục hồi làm sống lại một cách ngoạn mục ký ức về một quá khứ hay một nền văn hóa đã tiêu vong
Trang 34+ Lễ hội có nghi lễ mô phỏng một cuộc tế lễ mang màu sắc sân khấu và có vẻ đẹp trang nghiêm như lễ bắt nguồn từ đạo Phật, Thiên Chúa giáo
+ Lễ hội kỷ niệm mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều tổ chức một cách trang nghiêm để nhắc nhở bằng một công ước hay khế ước nào đó, hoặc một sự kiện khai sinh ra nhà nước hiện tại
Trong tài nguyên du lịch nhân văn, ngoài các yếu tố di tích lịch sử, lễ hội, còn đánh giá các yếu tố là đối tượng du lịch gắn với dân tộc học, làng nghề thủ công truyền thống và các đối tượng văn hóa, thể thao và hoạt động nhận thức khác có khả năng thu hút khách du lịch như các thành phố diễn ra các triển lãm nghệ thuật, các trung tâm thường xuyên tổ chức các liên hoan âm nhạc, sân khấu, điện ảnh và các loại hình nghệ thuật: chèo, tuồng, múa rối nước, đờn ca tài tử, cải lương, cũng được đánh giá theo số lượng, chất lượng, qui mô tổ chức và sức hấp dẫn đối với du khách
1.3.1.4 Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch
Khi đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch có thể lựa chọn các yếu tố như: độ hấp dẫn, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng
và cơ sở vật chất kỹ thuật Nhưng trong phạm vi nghiên cứu đề tài, chỉ tập trung đánh giá về tài nguyên du lịch
Chính vì những lí do trên mà khi lựa chọn những yếu tố đánh giá phải xây dựng một bảng liệt kê toàn bộ các yếu tố, các đặc điểm và các chỉ tiêu đánh giá Đây là yêu cầu bắt buộc trong quá trình đánh giá, bởi vì chính nó qui định nội dung công việc của giai đoạn sau, tức là nghiên cứu, thu thập số liệu về đặc điểm của các tài nguyên trên lãnh thổ nghiên cứu
Các loại tài nguyên nói chung cũng như các dạng tài nguyên du lịch nói riêng không tồn tại độc lập mà thường tồn tại, phát triển cùng một không gian, có quan hệ tương hỗ lẫn nhau Vì vậy sau khi điều tra đánh giá từng loại tài nguyên tự nhiên cần tiến hành đánh giá tổng hợp các loại tài nguyên Việc đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên cũng như tài nguyên du lịch nhân văn thường theo các cách: xây dựng thang điểm đánh giá, xác định hệ số, dựa vào các tiêu chí thông dụng, đánh giá bằng
Trang 35i=1
i=1
cảm quan, điều tra qua cảm nhận, đánh giá dựa trên đặc điểm và các giá trị thẩm
mỹ, mức độ thuận lợi của tài nguyên với sức khỏe và các hoạt động tham quan, nghỉ dưỡng, thể thao của con người
Kết quả của việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên nhân văn nhiên phục vụ mục đích du lịch thường được xác định bằng cách cộng điểm Tổng
số điểm đạt được cao thì tài nguyên du lịch ở khu vực đó càng có nhiều thuận lợi cho phát triển du lịch
Bên cạnh việc đánh giá mực độ thuận lợi và sức hấp dẫn, các dự án quy hoạch
du lịch còn phải đánh giá được những hạn chế của các loại tài nguyên cũng như những hạn chế và tác động tiêu cực trong việc khai thác, bảo vệ, tôn tạo nguồn tài nguyên này Đây là cơ sở để xây dựng các định hướng, giải pháp nhằm phòng ngừa cũng như khai thác, bảo vệ tài nguyên hợp lí và bền vững
- Đánh giá tổng hợp các yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn được xác định như sau:
Điểm trung bình của hệ số tài nguyên du lịch tự nhiên sẽ là K Hệ số chung sẽ là:
Trang 36i=1
- Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch nhân văn: di tích lịch sử, lễ hội, làng nghề truyền thống, các tài nguyên vô thể khác từ giá trị trung bình, hệ số được các chuyên gia đánh giá:
B= l1 * b1 + l2 *b2 + l3 * b3 + l4 * b4 + + li * bi
Trong đó: li là hệ số của từng yếu tố du lịch nhân văn
bi là các yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn
- Đánh giá tổng hợp tài nguyên du lịch của từng khu vực trên địa bàn tỉnh Tiền Giang được xác định cụ thể:
Hệ số của tài nguyên du lịch tự nhiên A của từng chuyên gia sẽ là Ai
Hệ số của tài nguyên du lịch nhân văn B của từng chuyên gia sẽ là Bi
Hệ số của từng loại tài nguyên du lịch tự nhiên a của từng chuyên gia sẽ là ai
Hệ số của từng loại tài nguyên du lịch nhân văn b của từng chuyên gia sẽ là bi
aij điểm của chuyên gia thứ i đánh giá yếu tố tài nguyên du lịch tự nhiên thứ j
bij điểm của chuyên gia thứ i đánh giá yếu tố tài nguyên du lịch nhân văn thứ j
X là tổng điểm đánh giá của các chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhiên
Y là tổng điểm đánh giá của các chuyên gia về tài nguyên du lịch tự nhân văn
X= (HSĐH * Tổng điểm địa hình của chuyên gia đánh giá khu vực 1) + (HSKH * Tổng điểm khí hậu của chuyên gia đánh giá khu vực 1) + (HSTV * Tổng điểm thủy văn của chuyên gia đánh giá khu vực 1) + (HSSV * Tổng điểm sinh vật của chuyên gia đánh giá khu vực 1)
X= (HSĐH * Tổng điểm địa hình của chuyên gia đánh giá khu vực 1) + (HSKH * Tổng điểm khí hậu của chuyên gia đánh giá khu vực 1) + (HSTV * Tổng điểm thủy văn của chuyên gia đánh giá khu vực 1) + (HSSV * Tổng điểm sinh vật của chuyên gia đánh giá khu vực 1)
Trang 37A là hệ số TNDLTN
B là hệ số TNDLNV
X tổng giá trị TNDLTN
Y tổng giá trị TNDLNV
1.3.2 Kết quả đánh giá tài nguyên du lịch
Sản phẩm của giai đoạn đầu đánh giá chính là phương pháp luận đánh giá và
dự kiến sản phẩm cuối cùng của quá trình đánh giá Phương pháp luận đánh giá thường ở dạng mô tả các phương pháp sử dụng để đánh giá Đôi khi là các chỉ dẫn phương pháp đánh giá được trình bày riêng biệt, trong trường hợp phải gia công riêng
Phần cuối cùng của phương pháp luận đánh giá phải dự kiến sản phẩm đánh giá cuối cùng Dự kiến phải xác định nội dung và cấu trúc của các tài liệu cần hoàn thành trong kết quả công tác đánh giá Thường thì sản phẩm gồm có: báo cáo bảng đánh giá, bản đồ đánh giá và bảng chú giải cho bản đồ đánh giá Trong đó phải chỉ dẫn rõ báo cáo gồm nội dung và khối lượng như thế nào; bảng đánh giá gồm: những đối tượng và chỉ tiêu gì; còn bản đồ đánh giá thì của lãnh thổ nào, ở tỷ lệ nào; chú giải cho bản đổ theo hình thức nào, nội dung gì
Sản phẩm của giai đoạn hai là toàn bộ sản phẩm cuối cùng của quá trình nghiên cứu, đánh giá, bao gồm các bảng biểu và bản đồ Để rút gọn khối lượng tài liệu báo cáo và làm cho người sử dụng dễ hiểu hơn, cần thể hiện kết quả nghiên cứu
ở dạng bảng Bản đồ là một phần không thể thiếu được của kết quả đánh giá Nếu bảng chỉ ra những khả năng khai thác các tổng thể tự nhiên thì bản đồ cho ta hình dung được về đặc điểm phân bố, sự kết hợp và mối tương quan của chúng Khi có nhiều đánh giá thành phần, cũng cần thành lập các bản đồ đánh giá thành phần Tuy nhiên, một bản đổ dễ đọc nhất chính là bản đồ đánh giá chung Trên bản đồ này, nhờ các chỉ số, có thể phản ánh được cả những đánh giá thành phần Cơ sở của các bản đồ đánh giá thường là bản đồ cảnh quan
Tiểu kết
Chương 1 được trình bày là cơ sở lí luận về vấn đề đánh giá tài nguyên du lịch, bao gồm các khái niệm, đặc điểm, vai trò, các phương pháp đánh giá tài nguyên
Trang 38cũng như các quy trình tiếp cận đánh giá tài nguyên được lựa chọn để ứng dụng phù hợp điều kiện đánh giá tài nguyên du lịch của tỉnh nhà Qua đó xác định các hệ số đánh giá thành phần và đánh giá tổng hợp tài nguyên trên cơ sở tổng hợp các ý kiến chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu Phương pháp đánh giá được áp dụng để nhằm khai thác tốt hơn nguồn tài nguyên sẵn có của địa phương và dự báo những ảnh hưởng của hoạt động du lịch tới môi trường và tài nguyên trong khu vực
Bcamm,ca,nvns
Trang 39Chương 2 ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN DU LỊCH
TỈNH TIỀN GIANG
2.1 Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên tỉnh Tiền Giang
Tài nguyên tự nhiên là các đối tượng và hiện tượng trong môi trường tự nhiên bao quanh ta, nó tác động đến người quan sát qua hình dạng bên ngoài của bản thân
nó Đó là hình dạng bề mặt đất, thực vật và nguồn nước Ngoài ra các chỉ tiêu khí hậu sinh học cũng liên quan đến trạng thái tâm sinh lí của con người
Cảnh quan càng đa dạng, khí hậu càng thích nghi bao nhiêu thì chất lượng của khu vực dành cho du lịch càng thuận lợi bấy nhiêu Qua thực tiễn cho thấy những người dân thành phố sống trong môi trường công nghiệp và đô thị hóa thì càng có nhu cầu nghỉ ngơi Du lịch trong môi trường thiên nhiên thôn dã, thanh tịnh rất lớn Các thành phần của tự nhiên tác động mạnh đến du lịch là: địa hình, khí hậu, nguồn nước, tài nguyên động thực vật
2.1.1 Đánh giá địa hình
Toàn bộ diện tích tỉnh Tiền Giang nằm trong vùng hạ lưu châu thổ sông Cửu Long, bề mặt địa hình hiện tại và đất đai được tạo nên bởi sự lắng đọng phù sa sông Cửu Long trong quá trình phát triển châu thổ hiện đại trong giai đoạn biển thoái, khoảng 5.000 - 4.500 năm trở lại đây, còn được gọi là phù sa mới
Toàn tỉnh có địa hình bằng phẳng, với độ dốc < 1% và cao trình biến thiên từ 0 mét đến 1,6 m so với mặt nước biển, phổ biến từ 0,8 m đến 1,1m
Tiền Giang thuộc châu thổ đồng bằng sông Cửu Long được hình thành vào đầu công nguyên, là kết quả của sự bồi lắng một vịnh cũ bởi phù sa sông Cửu Long Theo Địa chí Tiền Giang, năm 2010, địa hình của vùng đất này có thể phân biệt thành 5 khu vực:
- Khu vực đất cao ven sông Tiền (đê sông tự nhiên) phân bố dọc theo sông
Tiền và kéo dài từ xã Tân Hưng (Cái Bè) đến xã Xuân Đông (Chợ Gạo) Cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,3 m, đặc biệt trên dãy đất cao ven sông Nam quốc lộ 1 từ Hoà Hưng đến thị trấn Cái Bè do hầu hết đã lên vườn nên có cao trình lên đến 1.6 - 1.8
m
Trang 40- Khu vực thuộc địa bàn huyện Cai Lậy, Cái Bè, giới hạn giữa kênh Nguyễn
Văn Tiếp và dãy đất cao ven sông Tiền có cao trình phổ biến từ 0,7 - 1,0 m và có khuynh hướng thấp dần về kênh Nguyễn Văn Tiếp Trên địa bàn có hai khu vực giồng cát và vùng lân cận giồng cát có cao trình lớn hơn 1.0 m là giồng Cai Lậy (bao gồm Bình Phú, Thanh Hoà, Long Khánh, thị trấn Cai Lậy, Tân Bình, Nhị Mỹ)
và giồng Nhị Quý (kéo dài từ Nhị Quý đến gần Long Định) Do đó, khu vực nằm giữa hai giồng này là dãy đất cao ven sông Tiền (bao gồm khu vực Long Tiên, Mỹ Long, Bàn Long, Bình Trung) có cao trình thấp hơn nên khó tiêu thoát nước
- Khu vực trũng phía Bắc Đồng Tháp Mười (bao gồm hầu hết huyện Tân
Phước) có cao trình phổ biến từ 0,60 - 0,75 m, cá biệt tại xã Tân Lập 1 và Tân Lập
2 có cao trình thấp đến 0,4 - 0,5 m Do lũ hàng năm của sông Cửu Long tràn về Đồng Tháp Mười cộng với cao trình mặt đất thấp nên đây là khu bị ngập nặng nhất của tỉnh
- Khu vực giữa Quốc lộ 1 và kênh Chợ Gạo có cao trình từ 0,7 - 1,0 m bao
gồm vùng đồng bằng bằng phẳng 0,7 - 0,8 m nằm kẹp giữa giồng Phú Mỹ, Tân Hương, Tân Hiệp (Châu Thành) phía Tây và giồng Bình Phục Nhất, Bình Phan (Chợ Gạo) phía Đông
- Khu vực Gò Công giới hạn từ phía Đông kênh Chợ Gạo đến biển Đông, có
cao trình phổ biến từ 0,8 và thấp dần theo hướng Đông Nam, ra đến biển Đông chỉ còn 0,4 - 0,6 m Có hai vùng trũng cục bộ tại xã Thạnh Trị, Yên Luông, Bình Tân (Gò Công Tây) và Tân Điền, Tân Thành (Gò Công Đông) Do tác động bồi lắng phù sa từ cửa Xoài Rạp đưa ra, khu vực ven biển phía Bắc (Tân Trung, Tân Phước, Gia Thuận, Vàm Láng) có cao trình hơn hẳn khu vực phía Nam
Trên địa bàn còn có rất nhiều giồng cát biển hình cánh cung có cao trình phổ biến từ 0,9 - 1,1 m nổi hẳn lên trên các đồng bằng chung quanh
Nhìn chung tỉnh Tiền Giang có địa hình tương đối bằng phẳng với độ dốc nhỏ hơn 1% và cao trình biến thiên từ 0 - 1,4 m so với mặt biển Toàn tỉnh không có hướng dốc rõ rệt, nhưng ở từng khu vực có độ trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung