1. Trang chủ
  2. » Y Tế - Sức Khỏe

Chào nhé stress!

4 192 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 119,97 KB

Nội dung

Chào nhé stress! "Ôi tôi bị stress quá" một câu nói mà chúng ta thường xuyên nghe thấy đâu đó rất quen trong dòng chảy cuồn cuộn của cuộc sống công nghiệp, của áp lực công việc . Và, stress hiện nay là "căn bệnh" phổ biến ở mọi giới, chẳng phải chỉ có ở thương gia, hay các "sếp". Những biểu hiện của stress Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Anh - Tổng thư ký Hội Y học thể thao (TP.HCM): stress là một phản ứng tự vệ của cơ thể trước những tác động từ bên ngoài. Khi chúng ta gặp phải một tình huống mang tính thử thách, lập tức phản ứng này sẽ tự động được kích hoạt. Một số nội tiết tố của cơ thể sẽ được phóng thích, làm tim đập nhanh hơn, huyết áp và nhịp thở tăng lên, tất cả nhằm giúp gia tăng công suất hoạt động của các hệ cơ quan để đối phó, vượt qua những thử thách từ ngoại cảnh đó - lúc này stress mang ý nghĩa tích cực. Tuy nhiên, trong trường hợp thử thách không thể vượt qua, chúng ta có cảm giác rơi vào tình huống mất kiểm soát, hoặc áp lực liên tục, đó là lúc bạn cảm nhận được một số rối loạn về tinh thần hoặc thể chất - lúc này stress trở thành một phản ứng tiêu cực. Những yếu tố gây ra stress không giống nhau ở mọi người và mọi hoàn cảnh. Chẳng hạn, khi xảy ra tình huống cúp điện có thể gây ra stress trầm trọng cho một người vì cúp điện khiến họ không thể hoàn tất một công việc đang cấp bách nào đó. Nhưng, với một người khác, việc cúp điện có thể là "cơ hội" để họ có dịp được giải lao, nghỉ ngơi, vì thế làm họ càng thêm thích! Nói dễ hiểu rằng, stress xuất hiện với một người nào đó khi họ cảm thấy tình huống ngoại cảnh tác động mang tính đe dọa và mất kiểm soát. Lợi ích của thể thao trong việc giảm stress Các nhà chuyên môn đưa ra khá nhiều lời khuyên khi gặp phải stress, trong đó luyện tập thể thao là một trong những biện pháp thường được đề cập. Nhưng, luyện tập làm sao để đạt được hiệu quả tốt nhất là điều mà không phải ai cũng biết rõ. Theo bác sĩ Nguyễn Trọng Anh: chơi thể thao không chỉ giúp tăng cường thể lực mà còn là một phương pháp hữu hiệu để giúp giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực do stress gây ra, thông qua một số cơ chế sau: khi tập luyện thể thao sẽ giúp cơ thể tăng cường sản xuất các chất dẫn truyền thần kinh, được gọi là endorphins, giúp sảng khoái tinh thần; tập luyện còn giúp làm dịu những căng thẳng hằng ngày và chúng ta học cách ứng phó tốt hơn với những nguyên nhân gây stress. Một số môn thể thao còn giúp chuyển hướng sự tập trung của chúng ta ra khỏi những rắc rối, khó xử trong cuộc sống, công việc. Thực tế cho thấy, người chơi thể thao thường xuyên không chỉ có thể lực tốt mà họ còn kiểm soát cảm xúc tốt, cũng như suy nghĩ rõ ràng hơn trong mọi công việc. Tất cả những tác dụng trên sẽ giúp nâng cao ngưỡng đề kháng với stress cũng như giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của stress. Khi tập luyện cần được bác sĩ, người có chuyên môn tư vấn để chọn lựa loại hình thể thao phù hợp với sức khỏe và thể trạng của từng người; đừng nóng vội mà hãy từ từ nâng cao tần suất luyện tập để cơ thể không bị quá tải. Chọn môn thể thao ưa thích - mỗi người đều có sở thích khác nhau, nếu không thích chạy bộ hoặc chơi tennis thì không nhất thiết phải chọn nó cho dù có rất nhiều người đang tập luyện môn này. Bởi, việc phải ép mình làm điều mà mình không thích sẽ tạo ra áp lực và chính nó lại trở thành yếu tố gây stress. Chọn môn thể thao không mang tính cạnh tranh, vì sự thắng, thua trong thi đấu có thể tạo thêm áp lực cho người chơi thay vì thư giãn. Tính thường xuyên quan trọng hơn khối lượng - 30 phút luyện tập đều đặn mỗi ngày, có tác dụng tốt hơn 1 lần tập mỗi tuần kéo dài 3 giờ. "Cuộc sống hiện đại với nhiều thay đổi và áp lực khiến con người khó tránh khỏi rơi vào tình trạng mất kiểm soát và stress. Song nếu biết cách chế ngự và thực hiện những biện pháp phòng vệ và luyện tập cùng chế độ dinh dưỡng hợp lý, thì sẽ giúp chúng ta dễ dàng vượt qua những giai đoạn căng thẳng để lấy lại sự tự tin và niềm vui trong cuộc sống". Bác sĩ Nguyễn Trọng Anh . Chào nhé stress! "Ôi tôi bị stress quá" một câu nói mà chúng ta thường

Ngày đăng: 19/10/2013, 17:15

Xem thêm

w