Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 38 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
38
Dung lượng
472,5 KB
Nội dung
Học để biết hay học để làm Giang Phú Cường Giám đốc Vườn Ươm Doanh nghiệp Tâm Việt 08:14' AM - Thứ sáu, 23/01/2009 Khi còn bé chúng ta thường được ba mẹ khuyên rằng: "Con ơi cố học để biết thật nhiều, để thi tốt, để đạt điểm cao ". Ta lớn lên với tâm thế, học để lấy kiến thức là chính. Học để biết thật nhiều, nhưng học để biết liệu đã đủ, hay chăng chúng ta cần học để làm nhiều hơn. Trong tiềm thức chúng ta đã luôn có một ý nghĩ rằng “học là để biết”. Chính vì thế mà sinh viên Việt Nam luôn được coi là biết rất nhiều. Cái gì chúng ta cũng đọc, cũng quan tâm. Nhưng chúng ta không thật sự đi sâu vào một lĩnh vực, một vấn đề nào.Thế nên nếu hỏi thật cặn kẽ thì hóa ra ta lại chẳng biết gì. Đương nhiên không phải tất cả các bạn sinh viên đều như vậy. Những bạn mong muốn tìm hiểu sâu về vấn đề mình quan tâm, đã không biết thì thôi, đã biết thì phải hiểu thật cặn kẽ thì thường sẽ thành công trong sự nghiệp sau này. Ví như các cụ đã bảo: Một nghề thì sống đống nghề thì chết. Hay cũng giống như việc bạn nhìn thấy người ta cắt kim cương. Kim cương là một vật thể siêu cứng, không một thứ kim loại nào có thể cắt được kim cương. Vậy người ta làm cách nào để cắt được. Rất đơn giản, người ta dùng tia laze, tia laze chính là một đại diện cho sự tập trung, và thử hỏi nếu chùm tia laze đó không tập trung vào một điểm thì liệu nó có cắt được kim cương không.Việc học cũng vậy, nếu học dàn trải, học để biết thật nhiều thì hiệu quả sẽ không cao.Tôi không phản đối việc học để lấy kiến thức. Học để mưu cầu kiến thức là một điều hết sức hoan nghênh. Nó giúp cho bạn trở nên uyên bác, hiểu biết hơn. Nhưng liệu học để biết đã đủ hay chưa. Ngày xưa chưa có Internet chưa có công cụ tìm kiếm google thì người biết nhiều sẽ rất có lợi ích. Học không chỉ để biết, học còn để hiểu và quan trọng hơn là học để làm và làm chuyên nghiệp. Ngày nay đang là thời đại công nghệ thông tin, khi mà lượng thông tin là bình đẳng với nhau. Ta có thể ngồi ở nhà để tìm kiếm mọi thông tin liên quan đến một vấn đề nào đó ta quan tâm.Ta có thể giao tiếp với những chuyên gia cách chúng ta hàng ngàn cây số. Ta có thể tiếp cận lượng kiến thức khổng lồ trên mạng. Khi đó điều gì sẽ xảy ra. Liệu trí nhớ của ta có thể hơn được một công cụ tìm kiếm như Google. Khi mà lượng thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng thì chúng không còn tạo nên sự cạnh tranh nữa. Con người không thể hơn nhau bởi thông tin và kiến thức họ biết nữa, họ chỉ có thể hơn nhau bởi kỹnăng tra cứu thông tin mà thôi. Một điều nữa mà chúng ta phải công nhận rằng, xã hội không dùng được kiến thức trong đầu chúng ta, chỉ khi nào ta biến kiến thức đó thành sản phẩm dùng được thì khi đó kiến thức mới thực sự có giá trị. Nhiều người khoe rằng ta rất giỏi, ta biết rất nhiều, ta sẽ làm thay đổi cả thế giới. Nhưng chỉ khi nào chúng ta đem áp dụng những kiến thức đó vào trong thực tế cuộc sống hay trong công việc của chúng ta thì ta mới thấy được giá trị thực sự của nó. Chúng ta cũng thấy rằng trong xã hội có nhiều người rất có tiềm năng, nhưng xã hội không cần tiềm năng mà cần những người làm được việc. Tiềm năng mà không được phát huy đúng lúc, đúng chỗ thì cũng sẽ bị phí phạm. Một hành động còn hơn một đống lời bàn, một hành động bằng mười suy nghĩ. Vậy điều quan trọng nhất để tạo nên lợi thế cạnh tranh chính là thay đổi tư duy.Từ việc nghĩ rằng học để biết, học để thi chuyển sang cách nghĩ học là để làm. Khi ta tư duy học để làm thì ta sẽ biết học trọng tâm vào cái gì. Cái gì xã hội thật sự cần. Ta sẽ biết được cái gì bắt buộc phải học, cái gì cần học, cái gì nên học. Khi đó ta sẽ tìm được điểm giao nhau giữa những cái ta học và những cái xã hội cần. Điều đó cũng giống như đường cung và cầu trong kinh tế học. Khi ta học đúng cái xã hội cần thì ta sẽ thành công. Khi tư duy học để làm, ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến việc trau dồi kỹ năng. Ví dụ như rất nhiều người cảm thấy lúng túng khi phải trình bày một đề tài hay một dự án. Công việc chuẩn bị rất công phu, đề án làm rất hoàn thiện nhưng không thể diễn tả hết được điểm tốt, điểm khác biệt của đề án và dẫn tới việc không thuyết phục được người khác ủng hộ đề án. Khi ta tư duy học để làm ta sẽ quan tâm nhiều hơn đến kinh nghiệm thực tế thay vì lý thuyết đơn thuần. Các bạn sinh viên sẽ đi làm thêm để có được nhiều kinh nghiệm hơn, tự tin hơn, giao tiếp giỏi hơn.Và khi đó tự các bạn đã làm thu hẹp khoảng cách giữa những cái biết và những cái làm được. Gieo nhân nào thì sẽ gặt quả đấy, học để biết thì biết rất nhiều, học để thi thì kết quả thi sẽ tốt, học để làm thì sẽ có khả năng làm việc tốt, sẽ thích ứng nhanh với môi trường làm việc sau này. Làm thế nào điều khiển cuộc họp SME Toolkit - Business Edge - MPDF 03:22' PM - Thứ bảy, 27/12/2008 Bước 1: Ấn định mục tiêu Cuộc họp có mục tiêu rõ ràng mới khuyến khích người ta tham dự bởi vì họ cần phải biết nó nhắm đến vấn đề gì. Mục tiêu đó cũng sẽ giúp cuộc họp tập trung vào trọng điểm. Thông thường hội họp có một hoặc hai mục tiêu: để thông báo hoặc quyết định một vấn đề nào đó. “ Thảo luận” không phải là mục tiêu hội họp. Chẳng hạn, “Để quyết định việc định vị quảng cáo thương mại cho sê-ri 2000” là một mục tiêu thiết thực của cuộc họp. Nó xác định trọng tâm và công bố rõ ràng mục đích của cuộc họp, trong khi đó nếu mục tiêu là “Để thảo luận việc tiếp thị sê-ri 2000” lại nghe có vẻ rất mơ hồ và có thể đưa mọi người đến chỗ thảo luận một cách tản mạn thay vì phải đưa ra hành động cụ thể. Bước 2: Tập trung nguời tham dự Hãy lập danh sách những người tham dự buổi họp, và cân nhắc xem mỗi người có cần tham dự từ đầu tới cuối buổi họp hay không (có thể họ tham gia qua hình thức điện thoại kết nối hay chỉ cần họ ở một chủ đề nhất định). Hãy nhớ rằng, nếu bạn làm mất thời gian của nguời khác, họ sẽ không muốn dự cuộc họp lần này và cả những lần sau, nếu bạn là người chủ trì. Hãy xác định một cách dứt khoát về thời gian tiến hành cuộc họp. Bạn cần phải tôn trọng lịch làm việc của những người tham dự, và tạo sự thoải mái để họ có thể sắp xếp thời gian dự họp bằng cách nói rằng: “Vui lòng lên kế hoạch dể tham dự và xin báo cho tôi biết nếu không thể thu xếp được”. Hãy luôn phổ biến cho mọi người mục tiêu của buổi họp, thời gian bắt đầu và kết thúc, đồng thời nhấn mạnh rằng buổi họp sẽ được bắt đầu đúng giờ. Bước 3: Lập chương trình buổi họp Chương trình họp là một danh mục các công việc chính cần xem xét để đạt được mục tiêu của cuộc họp, là cái mà bạn sử dụng cho chính mình hoặc phân phát cho tất cả những người dự họp. Việc phân phối chương trình họp có hai mặt: điểm mạnh là nó cung cấp những nội dung để mọi người theo sát buổi họp, nhưng điểm yếu là nó có thể làm cho những người tham dự bị rối và bị lôi cuốn sang những vấn đề mà bạn chưa sẵn sàng trình bày trong buổi họp. Chẳng hạn, nếu hạng mục thứ năm của dự án là vấn đề kỹ thuật, các kỹ sư dự họp có thể muốn đi ngay vào mục đó. Nếu bạn cần giải quyết những vấn đề khác trước thì chính bạn phải bám chặt lấy chương trình đã ấn định. Nếu bạn đang điều khiển một cuộc họp về tiến độ của dự án, bạn có thể sử dụng kế hoạch thời gian thực hiện của dự án đó làm chương trình họp. Nếu bạn quyết định phân phát chương trình họp cho mọi người tham dự, hãy bảo đảm tuyên bố mục tiêu và thời gian họp ở đầu trang. Tất cả mọi vấn đề cần phải được đánh dấu đề mục đầu dòng. Bảo đảm mọi nguời đều nhận được chương trình họp, và nên có một số bản photo dự phòng. Bước 4: Kiểm soát cuộc họp Khi cuộc họp bắt đầu, bạn có trách nhiệm bảo đảm nó được tiến hành trôi chảy và đi đúng trọng tâm. Sau đây là một số lời khuyên để giúp bạn làm được điều này: • Bắt đầu đúng giờ, dù cho có một số người đến trễ. Nếu cứ chờ cho đến khi người cuối cùng có mặt tức là bạn đã vô tình tập cho mọi người thói quen đi trễ. • Tóm tắt ngắn gọn mục tiêu của cuộc họp. • Nếu không phân phát chương trình họp thì phải đảm bảo mọi người nắm được nội dung họp để đạt được mục tiêu đã đề ra. • Nếu buổi họp kéo dài mà vẫn không đưa ra được quyết định nào, bạn cần phải ngăn không để mọi người tiếp tục thảo luận, có thể bằng cách nói rằng: “Do phải tuân thủ kế hoạch thời gian của dự án, chúng ta phải đưa ra quyết định”. • Nếu còn điều gì đó chưa đưa ra giải pháp được trong cuộc họp, phải xác định cần phải làm gì để giải quyết vấn đề đó trong tương lai và bổ sung vào kế hoạch thời gian của dự án. • Kiểm soát : Bạn phả tỏ ra kiên định trong trường hợp những người dự họp đi trệch khỏi vấn đề đang triển khai trong buổi họp và đề nghị sẽ thảo luận trong một cuộc họp khác. • Xếp lich cho cuộc họp tiếp theo vào cuối buổi họp hiện tại. • Nếu là người triệu tập cuộc họp, bạn còn có trách nhiệm phải lập biên bản hoặc chỉ định người lập biên bản. Bước 5: Những công việc tiếp theo Khi cuộc họp đã kết thúc, bạn vẫn còn phải làm một số việc khác. Hãy hệ thống và tóm tắt lại các ghi chú về diễn tiến của cuộc họp, những vấn đề đã được giải quyết, những việc cần làm đối với những vấn đề cần đi sâu phân tích thêm. Bản tóm tắt này được lập trên cơ sở các thông tin từ biên bản họp. Không nên trình bày quá dài dòng- tốt nhất là một số điểm ở các dấu đầu dòng. Hãy đảm bảo rằng phải gửi lời cám ơn những người đã tham dự cuộc họp. Chắc chắn mọi người sẽ hài lòng khi họ được đánh giá cao việc đã dành thời gian dự họp. Hãy cập nhật kế hoạch thời gian của dự án dựa vào các báo cáo tiến độ thực hiện công việc tại cuộc họp, trong đó cần đảm bảo việc ấn định thời gian cho cuộc họp tiếp theo, kèm theo những yêu cầu cấn phải đạt được. Phổ biến kế hoạch thời gian công việc đã được cập nhật cho mọi người đã tham dự cuộc họp. Kỹnăng sử dụng điện thoại nơi công sở Báo Tuổi Trẻ Online/EZINE 02:34' PM - Thứ bảy, 27/12/2008 Điện thoại là một trong những công cụ làm việc quan trọng không thể thiếu nơi công sở. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết sử dụng chúng đúng cách và hiệu quả. Dưới đây là 10 điều bạn nên lưu ý khi sử dụng điện thoại: 1. Nói năng lịch sự và phát âm chuẩn Những từ ngữ như: "Xin vui lòng", "Cảm ơn"… không những làm cuộc nói chuyện trở nên lịch sự hơn mà còn giúp bạn dễ chiếm được thiện cảm của người bên kia đầu dây hơn. Ngoài ra, bạn cũng cần chú ý không nói lớn hoặc quát to trong điện thoại trong mọi tình huống. 2. Giọng nói chân thành Nếu sử dụng từ ngữ lịch sự nhưng giọng nói cáu bẳn hoặc “chanh chua”, chắc chắn bạn không thể tạo được thiện cảm với người nghe. Hãy thể hiện cho người nghe cảm thấy bạn thật sự rất quan tâm cuộc nói chuyện này và đang cố lắng nghe để hiểu vấn đề và giúp họ tìm cách giải quyết. 3. Không ra lệnh Thay vì nói “Tôi cần nói chuyện với ông A ngay bây giờ”, bạn nên nói “Xin cho hỏi ông A hiện có ở đó không? Tôi có thể nói chuyện với ông ấy bây giờ không?”. 4. Cư xử chuyên nghiệp và khéo léo Bạn tuyệt đối không sử dụng những từ ngữ mang nghĩa tiêu cực và có ý phán xét với người nghe. Tùy thuộc vào đối tượng gọi đến và mối quan hệ của họ với công ty, bạn cần có những cách ứng xử ngoại giao khác nhau và phù hợp. 5. Kiềm chế cảm xúc Để tránh gặp những trường hợp khiến bạn dễ mất kiểm soát, hãy đọc một số loại sách về cách giải quyết các mâu thuẫn và phàn nàn thường gặp. 6. Luôn nhớ bạn là bộ mặt của công ty Nên nhớ mỗi khi nhấc điện thoại lên thì bạn sẽ nói chuyện với tư cách là người đại diện công ty chứ không phải với tư cách cá nhân. Do đó hãy tập trung vào cuộc nói chuyện, lắng nghe những nhu cầu hoặc phàn nàn của người nói để họ có cảm giác được quan tâm và cảm thấy hài lòng về công ty bạn. 7. Tìm chỗ ngồi khi nói chuyện Tìm chỗ ngồi thoải mái để đề phòng những cuộc điện thoại có thể kéo dài. Ngoài ra bạn nên chuẩn bị sẵn giấy và bút bên cạnh để có thể ghi chép lại những điều cần thiết. 8. Không nên làm việc khác khi đang nghe điện thoại Bạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc như vừa nghe điện thoại vừa trả lời thư điện tử. Không ai thích khi đang nói chuyện và nghe thấy tiếng gõ bàn phím ở bên kia đầu dây, họ sẽ cảm thấy họ không được coi trọng và chắc chắn sẽ không muốn tiếp tục câu chuyện nữa. 9. Ngắt lời đúng lúc Có nhiều trường hợp khách hàng gọi điện đến và phàn nàn, kể lể liên tục mà không cho bạn một giây nào để giải thích. Khi đó hãy yêu cầu họ một cách lịch sự để họ có thể tập trung vào vấn đề cốt lõi để cả hai bên đều không mất thời gian. 10. Nói rõ ràng và ngắn gọn Khi trả lời, giải thích về những chính sách, thủ tục của công ty cũng như khi gọi điện tới công ty khác để yêu cầu giải thích vấn đề gì, hãy nói một cách ngắn gọn và rõ ràng. Bạn nên tránh nói dài dòng dễ dẫn đến lạc đề và có thể gây hiểu lầm cho người nghe. Rèn kỹnăng tự nhận thức Nguyễn Đăng Duy Nhất Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online 11:32' AM - Thứ hai, 22/12/2008 Bài “Khơi dậy năng lực tiềm ẩn để thành công” đã đề cập đến vấn đề đánh thức và sử dụng sức mạnh của tiềm thức. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ tầm quan trọng của sự tự nhận thức (self-awareness), đồng thời gợi ý một số kỹ thuật để nâng cao kỹnăng tự nhận thức. Kỹnăng này không chỉ giúp ích từng thành viên trong tổ chức mà còn tạo động lực để họ phát huy hết năng lực, đóng góp cho sự pháttriển của doanh nghiệp. Tự nhận thức là cảm nhận rõ ràng về nhân cách, điểm mạnh, điểm yếu, tư duy, niềm tin, động lực và cảm xúc. Tự nhận thức cũng cho phép bạn hiểu về người khác, cách họ cảm nhận về bạn cũng như thái độ và phản hồi của bạn.Sự tự nhận thức là cơ sở - nền tảng - nền móng - hỗ trợ tất cả các năng lực tư duy cảm xúc. Nó phải có trước, bởi nếu không hiểu bản thân và cảm xúc của mình, làm sao chúng ta có thể biết và hiểu người khác cảm xúc như thế nào? Sự tự nhận thức giúp chúng ta biết được cái gì thúc đẩy mình và mình say mê cái gì. Điều này hướng chúng ta đến những công việc yêu thích, khiến chúng ta làm việc vui vẻ, hiệu quả. Nó dẫn tới những mối quan hệ, cả trong công việc lẫn quan hệ cá nhân, ở đó chúng ta sẽ đóng góp có tính xây dựng và tích cực hơn. Và nó cũng dẫn đến cuộc sống chân thật hơn cũng như làm cho chúng ta hài lòng hơn. Càng hiểu rõ bản thân, chúng ta càng có thể kiểm soát và lựa chọn hành vi muốn biểu hiện. Sự tự nhận thức giúp chúng ta hiểu mình đang ở đâu, muốn đi đâu để sẵn sàng thay đổi nhằm đến được nơi cần đến. Không có sự tự nhận thức, các cảm xúc có thể che mắt chúng ta, khiến ta trở thành người mà mình không muốn. Nếu hiểu cảm xúc và suy nghĩ của mình, chúng ta có thể lựa chọn cách hành động hoặc phản ứng trong một tình huống nào đó hoặc với một người nào đó. Sự lựa chọn này trở thành sức mạnh, một sức mạnh nội tại không ai có thể lấy đi. Một phần quan trọng khác của quá trình tự nhận thức là bạn cần hiểu rõ về trí óc và cơ thể mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi người cũng như phương pháp vận hành của chúng. Hình dung về trí óc còn được gọi là người que. Mô hình về trí óc và cơ thể của người que do Tiến sĩ Thruman Fleet, thuộc Đại học San Antonio, bang Texas, đưa ra vào khoảng năm 1934. Mô hình này có ba thành phần, trong đó hai thành phần thuộc về trí óc là nhận thức và tiềm thức, và một thành phần là cơ thể. Phần nhận thức là suy nghĩ và suy luận, có thể chấp nhận hoặc phản đối các ý kiến, không ai có thể bắt bạn suy nghĩ theo những ý tưởng bạn không muốn nghe theo và khi suy nghĩ tạo ra ý tưởng. Phần tiềm thức là trung tâm quyền lực, không có quyền tự do ý chí, phải chấp nhận và không có khả năng từ chối, không biết tới giới hạn cũng như không phân biệt được đâu là thực tế, đâu là tưởng tượng, được tự bộc lộ bằng cảm nhận. Phần cơ thể là phần hiện hữu của bạn, là phương tiện vật chất, là công cụ của trí óc, hành động theo chỉ dẫn của trí óc, là công cụ để bộc lộ suy nghĩ, để cảm nhận, và hành động của cơ thể quyết định kết quả. Do vậy, suy nghĩ tích cực sẽ tạo ra cảm nhận tích cực, cảm nhận tích cực sẽ tạo ra hành động tích cực và hành động tích cực sẽ tạo ra kết quả tích cực. Nếu quy trình này tiếp diễn liên tục sẽ tạo nên một thói quen tốt giúp bạn thành công. Điều này một lần nữa chứng minh cho câu ngạn ngữ “Gieo suy nghĩ gặt hành động, gieo hành động gặt thói quen, gieo thói quen gặt tính cách, gieo tính cách gặt số phận” đã được đề cập. Tuy nhiên, giữa nhận thức và tiềm thức luôn tồn tại mâu thuẫn nên bạn cần kết hợp nhận thức với tiềm thức. Người thành công là người có suy nghĩ và cảm nhận đồng điệu, nghĩa là nhận thức và tiềm thức kết hợp nhuần nhuyễn với nhau. Sự tự nhận thức được pháttriển thông qua thực hành việc tập trung sự chú ý vào các chi tiết của cảm xúc, nhân cách và hành vi. Sau đây là một số kỹ thuật để pháttriển sự tự nhận thức: - Ghi lại những hành vi và cảm xúc khi đối diện với tình huống căng thẳng. - Khi tương tác với những người bạn cảm thấy thoải mái, hãy hỏi họ những phản hồi về hành vi và hành động của bạn. - Liệt kê ra các điểm mạnh và điểm cần cải thiện. - Tìm kiếm người bạn tin tưởng để giúp bạn phân tích khả năng của mình một cách khách quan. - Tìm kiếm công việc mà bạn đủ tiêu chuẩn và khả năng đảm nhận, sau đó nhờ cấp trên hoặc người cố vấn đánh giá bạn cần phải làm gì để cải thiện năng lực của mình. - Tạo sự tin tưởng với người khác. - Tận tâm, chú ý và tập trung vào công việc. - Điều chỉnh bản thân để thích nghi với những hoàn cảnh khác nhau. - Tập tư duy tích cực, lạc quan và sáng tạo. - Đặt ra mục đích và mục tiêu cho bản thân và cho công việc. - Áp dụng kỹ thuật tự khẳng định. Kỹnăng tự nhận thức không chỉ giúp phát huy năng lực tiềm ẩn của bản thân mỗi người mà còn hữu ích cho các doanh nghiệp. Ngày nay, với môi trường cạnh tranh khốc liệt, cấu trúc tổ chức ngày càng phẳng hơn và ít nhân viên hơn, do vậy đòi hỏi nhân viên và cấp quản lý phải quản lý bản thân tốt hơn để có thể làm việc độc lập. Để quản lý bản thân hiệu quả, bạn cần có kỹnăng tự nhận biết. Đồng thời, tự nhận thức cho phép bạn hiểu rõ người khác và cách thức người khác cảm nhận về bản thân bạn, từ đó giúp bạn nâng cao kỹnăng làm việc đồng đội. Một doanh nghiệp với những nhân viên và người quản lý có kỹnăng tự nhận thức tốt sẽ hoạt động hiệu quả hơn do họ vừa có khả năng làm việc độc lập, vừa có khả năng làm việc đồng đội tốt. Ngoài ra, nhận thức đúng về điểm mạnh, điểm cần cải thiện của bản thân và của nhân viên sẽ giúp cho các nhà quản lý doanh nghiệp phát huy toàn diện năng lực của mình và nhân viên, đồng thời có kế hoạch đào tạo, pháttriển phù hợp. Doanh nghiệp cần chú trọng đào tạo kỹnăng tự nhận thức cho nhân viên bởi nó không chỉ giúp ích cho bản thân nhân viên mà còn tạo động lực để họ phát huy hết năng lực của mình, đóng góp cho sự pháttriển của doanh nghiệp. Ăn - Học Nguyễn Thành Trung, Giám đốc Vườn Ươm Doanh nghiệp Tâm Việt kynangsong.ning.com 10:59' AM - Thứ ba, 07/10/2008 Tiếng Việt của ta có cụm từ “Ăn học”, ăn đi đôi với học. Vậy sự “học” và sự “ăn” liên quan gì đến nhau? Nếu ta để ý một chút, sẽ thấy sự “Học” cũng hệt như sự “Ăn”. Kiến thức chính là một loại thức ăn cho tinh thần, bộ máy xử lí kiến thức của bộ não tương ứng với bộ máy tiêu hóa của cơ thể . Ngày nay, “ăn” không còn để no nữa mà “ăn” để ngon, “ăn” là cần tinh tế đến mức ẩm thực, chọn đồ ngon nhất, bổ nhất để ăn. Nếu như “ăn” là để bổ cho mình, thì “học” cũng là để tốt cho mình. Nhưng giờ đây ta đã lạc hậu hơn các nước khác, lại có tinh thần học tập kém, không muốn Học, chẳng khác gì đã đói lại không muốn Ăn. Ta quan niệm ngồi trên ghế nhà trường mới gọi là học, qua tuổi ngồi trên ghế nhà trường là nghiễm nhiên không cần học tập gì thêm. Bố mẹ yêu cầu con cái đi học trong khi mình ngồi xem phim, bố mẹ đầu tư tiền của cho con cái đi học nhưng quên mất dành một phần để chính mình đi học. Kết quả là khả năng học tập của ta giảm dần và chuyển từ mù chữ sang “mù học”. “Học” cũng như “Ăn”, truyền thống học tập của mỗi gia đình cũng giống như “Khẩu vị ăn” của riêng gia đình đó. “Ăn” là tất cả cùng ăn thì “Học” cũng cần tất cả cùng học. Bộ máy tiêu hóa của cơ thể đang tự vận hành, tự hoạt động từ việc đưa thức ăn vào đến việc tiêu hóa thức ăn đó rồi cho ra kết quả từ quá trình đó. Thì “bộ máy tiêu hóa” của trí não tuy tinh vi nhưng lại cần có những tác động từ bên ngoài mới chịu vận hành. Đầu tiên, có người Ăn phải có người Nấu. Người Nấu giỏi thì người Ăn mới thấy ngon. Việc Nấu trong Ăn, giống như việc Nói trong Học. Nấu ngon không phải do ta có đầy đủ nguyên liệu mà quan trọng là cách nấu, cách pha chế gia vị và phối hợp những nguyên liệu đó thành món ăn ngon. Cũng như vậy, quan trọng không phải là “Nói cái gì” mà là “Nói như thế nào”, nói hay, điều đó không nhờ vào lượng kiến thức ta có mà chủ yếu dựa vào cách ta nói. Ta cần học cách nói, chứ không học về nội dung ta định nói. Có người nấu cho ta ăn đó là điều rất tốt. Thế nên, đừng nhìn thức ăn rồi vội khen chê ngay nó ngon hay dở, phải cho thức ăn vào mồm hay đơn giản là “Ngậm” mới bắt đầu có những đánh giá đầu tiên về món ăn đó. “Ngậm” cũng giống như “Nghe”, có người nói, thì mình phải Nghe đã, trước khi biết Nghe, đừng vội đánh giá người nói hay hay dở. Muốn làm người nấu ăn ngon trước tiên phải là người biết ăn giỏi. Muốn nói tốt thì cần biết nghe tốt, những người biết Nghe, sẽ biết lúc nào không nên Nói và biết lúc nào thì cần nói cái gì. “Ngậm” rồi thì việc tiếp theo là “Nhai”. “Ngậm” mà không nhai thì món ăn có ngon có bổ đến mấy cũng mất đi vị riêng của nó. Nghe mà chẳng chịu Nghĩ thì không thể thấy được hết cái hay, cái dở của bài nói, không thể thấy hết bài học nhận được từ đó. Việc “Nghe thấy” thì không hề khó, nhưng. “Lắng nghe” được thì là chuyện không hề đơn giản. Lắng nghe là phải Nghĩ, phải nghiền ngẫm, phải tư duy, quan trọng nhất, là cảm nhận. Đa số ta Nghe rồi tư duy, chẳng bao giờ Nghe rồi chỉ cảm nhận. “Nhai” cũng cần nhai cho kĩ mới thấy hết vị ngon của món ăn. Nghĩ cần nghĩ thật kĩ, cảm nhận thật sâu sắc mới nhận ra cái hay của bài nói. Trong Ăn thì Nhai là quan trọng nhất. Trong Học thì Nghĩ cũng là quan trọng nhất. Nhai không tốt thì chết hóc, Nghĩ không tốt thì chết ngu. “Nhai” tốt rồi, thì sau đó ta cần “Nuốt”, nuốt và để thức ăn ở dạ dày. Tương ứng với “Nuốt” là “Nhớ”, “Nghĩ” rồi thì phải Nhớ, phải để những gì mình nghe lại trong đầu. Đa số ta nghe xong bỏ đấy, chẳng nhớ gì hết, điều đó có khác gì ăn xong nhổ đi, chẳng nuốt vào bụng. Nếu những thức ăn kia ôi thiu, nhạt nhẽo, nhổ đi đã đành. Nhưng thức ăn ngon mà nhổ đi, thì đó là sự phung phí, thiếu tôn trọng không thể chấp nhận được. Và trong sự “học” cũng vậy, bao nhiêu thứ hay người ta nói, mà anh không nhớ, thì có nghĩa là ta lãng phí nguồn lực của chính mình và thiếu tôn trọng cả người nói lẫn người nghe, đó cũng là một dạng của mù học. Đã “Ăn” thì phải “Nuốt” cũng như đã “Học” thì phải “Nhớ” thì cái hay của người nói mới được lưu giữ lại. Cuối cùng: Không phải ta lớn lên nhờ những gì ăn vào, mà vì những gì ta tiêu hóa được. Nghĩa là mục đích cuối cùng của Ăn, là để Nuôi người. Học cũng vậy, mục đích cuối cùng của Học không phải là nhồi nhét kiến thức vào đầu, mà là phải dùng được, phải gia tăng giá trị cho mình, gia tăng giá trị cho xã hội, nghĩa là Nuôi đời. Cơ thể ta, may thay đã có đầy bộ lọc, lục phủ ngũ tạng đủ cả, để thức ăn đi vào, được nghiền nhỏ, được chuyển hóa, được sàng lọc, được tiêu hóa, được luân chuyển, được đào thải. Còn đầu óc ta, không may mắn như thế, cái việc thu nhận Thông tin đã khó, nghiền ngẫm để nó thành Tri thức còn khó hơn, trải nghiệm và thấu hiểu để thấy nó là Trí tuệ thì cực kỳ khó. Chừng nào ta chưa ứng dụng được những gì đã học, thì nghĩa là chúng ta đang giữ trong đầu toàn thông tin, chứ không phải là tri thức. Tóm lại, chỉ có 10 chữ N, nói về cái sự Ăn Học: - Ăn: Nấu - Ngậm - Nhai - Nuốt - Nuôi người - Học: Nói - Nghe - Nghĩ - Nhớ - Nuôi đời Logic của sự Ăn, cũng đúng với logic của sự Học. Có điều, nó không hiển nhiên đúng. Nấu chưa chắc Ngậm, Ngậm chưa chắc Nhai, Nhai chưa chắc Nuốt, Nuốt chưa chắc Nuôi người. Tương tự, Nói chưa chắc Nghe, Nghe chưa chắc Nghĩ, Nghĩ chưa chắc Nhớ, Nhớ chưa chắc đã dùng để Nuôi đời. Và hiện tại ai cũng muốn phải cải cách giáo dục, trò muốn các thầy dạy khác, các thầy cũng muốn trò phải học khác. Tốt nhất là tự điều chỉnh chính mình trước khi điều chỉnh người khác. Làm trò tốt phải biết học thế nào, làm thầy tốt phải biết học trò mình học thế nào. Muốn là Thầy tốt trước tiên phải làm Trò tốt. Làm trò tốt sẽ hiểu làm sao để làm Thầy tốt. Cũng như người Nấu cần hiểu khẩu vị người Ăn để nấu cho ngon cho hợp nhưng người Ăn cũng cần phải biết thưởng thức món ăn đó mới thấy được hết cái ngon của món ăn. Học cũng vậy, Hiệu quả học tập là do Thầy biết giảng và trò biết học. Sao cho, Ăn để nuôi người và Học để nuôi đời. Bắt đầu từ tương lai Nguyễn Thị Thùy Dương, Giảng viên - Tâm Việt Group tamviet.edu.vn 10:09' AM - Thứ năm, 25/09/2008 “Present” trong tiếng anh có nghĩa là hiện tại cũng có nghĩa là món quà, hôm nay luôn là ngày quan trọng nhất, nó quyết định quá khứ và tương lai của mỗi người. “Sống” là hết mình với từng giây phút hiện tại. Nhưng khi đã hết mình với hiện tại rồi, ta sẽ thành công nếu biết “Bắt đầu từ tương lai”. Bài học đầu tiên của một nghệ sĩ tung hứng là mắt nhìn lên và luôn nhìn vào điểm cao nhất của quả bóng, chỉ cần một cái liếc nhẹ xuống dưới là bạn sẽ thất bại trong môn nghệ thuật này. Khi quả bóng thứ nhất lên đến điểm cao nhất của nó thì bắt đầu tung quả thứ 2 và cứ như vậy. Điểm nhìn để bắt đầu luôn là điểm cao nhất mà quả bóng trước đó đạt tới, đó cũng là điểm nhìn để thành công. [...]... lực tạo được sự tin cậy, có ý thức trách nhiệm và hoàn thành tốt công việc là điều hết sức cần thiết Đôi khi, họ có thể sẽ thay mặt Giám đốc để giao dịch, thương thảo với các đối tác Do vậy, khả năng nghe hiểu, viết, nói và đọc gãy gọn cũng là điều hết sức cần thiết Trong đàm phán, người Thư ký giỏi còn đóng vai trò như một trợ lý, lúc này năng lực tính toán và khả năng suy đoán luôn được đề cao Ngoài... bạn sắp kể hết tội lỗi mà sếp đã gây ra Công sở vốn là “ngôi nhà” của những ngón bịp, mưu đồ và trả đũa, thế nên hãy giữ kín những rắc rối của bạn Sau đó hãy giải trình những bất bình của bạn và lắng nghe quan điểm từ phía sếp Cho dù sếp vẫn “cứng đầu”, bạn cũng phải nên chấp nhận, vì dù sao sếp cũng thỏa mãn khi một vài vấn đề đã được giải quyết và rồi những hiềm khích cũng sớm “biến mất” Đây là một... thời gian, nhưng lại tạo cho bạn một cơ hội xây dựng “hình ảnh nhân viên tốt” trở lại trong mắt sếp Thành công với nghề phân tích tài chính Cập nhật lúc 02:04 - Thứ ba, 06/01/2009 Tên của nghề nghiệp này nghe qua tạo cảm giác rất hứng thú, tuy nhiên nếu ai đó muốn thực sự đeo đuổi nó, không có cách nào tốt hơn là tìm hiểu các chức năng của công việc này.Cần làm gì để trở thành một nhà phân tích tài chính . được thiện cảm với người nghe. Hãy thể hiện cho người nghe cảm thấy bạn thật sự rất quan tâm cuộc nói chuyện này và đang cố lắng nghe để hiểu vấn đề và giúp. đang nghe điện thoại Bạn không nên làm nhiều việc cùng một lúc như vừa nghe điện thoại vừa trả lời thư điện tử. Không ai thích khi đang nói chuyện và nghe