1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Vai trò của nông dân tỉnh Thái Nguyên trong công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn hiện nay

133 18 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 133
Dung lượng 2,02 MB

Nội dung

cuốn sách bao gồm các tham luận của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong hội thảo lý luận lần thứ tư gi a Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề nông nghiệ

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-* -

DƯƠNG THỊ LAM

VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HIỆN NAY

LuËn v¨n Th¹c sÜ chuyªn ngµnh Chñ nghÜa x· héi khoa häc

Hà Nội, 2014

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-* -

DƯƠNG THỊ LAM

VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN HIỆN NAY

LuËn v¨n Th¹c sÜ chuyªn ngµnh Chñ nghÜa x· héi khoa häc

M· sè: 60 22 03 08

Hà Nội, 2014

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả, các số liệu trong luận văn hoàn toàn trung thực và có nguồn gốc, trích dẫn rõ ràng

Tác giả

Dương Thị Lam

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 9

1.1 Một số vấn đề về nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước 9 1.1.1 Quan niệm về nông dân và đặc điểm của nông dân Việt Nam hiện nay 9 1.1.2 Vấn đề nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn 20 1.2 Tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với nông dân và khái quát lý luận về vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam 34 1.2.1 Tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với nông dân Việt Nam 34 1.2.2 Khái quát lý luận về vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 38

Chương 2 VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TỈNH THÁI NGUYÊN TRONG CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP NÔNG THÔN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP 49

2.1 Thực trạng vai trò nông dân tỉnh Thái Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn hiện nay 49 2.1.1 Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội và nông dân tỉnh Thái Nguyên 49 2.1.2 Thực trạng vai trò của nông dân Thái Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn 54

Trang 5

2.2 Yêu cầu và giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò của nông dân tỉnh Thái Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa nông

nghiệp, nông thôn 87

2.2.1 Yêu cầu 87

2.2.2 Giải pháp cơ bản phát huy vai trò nông dân tỉnh Thái Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn 97

KẾT LUẬN 111

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 113

PHỤ LỤC 119

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của luận văn

iai cấp nông dân Việt nam có v trí, vai tr , bề dầy truyền thống, có đóng góp xứng đáng trong l ch s dựng nước, gi nước, trong đấu tranh cách mạng giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, c ng như trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Ngh quyết Hội ngh lần thứ 7 an Chấp hành TW Đảng ( hoá X về Nông nghiệp, nông dân, nông thôn Đảng

ta nêu quan điểm: “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có v trí chiến lược trong sự nghiệp CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ tổ quốc, là lực lượng quan trọng để phát triển inh tế xã hội bền v ng, gi gìn ổn đ nh chính tr , bảo đảm

an ninh quốc ph ng, gi gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước…” [20,tr.123-124] Trong nhiệm v và giải pháp Ngh quyết c ng đã nêu: “Chăm lo xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam, củng cố liên minh công nhân – nông dân – trí thức trong thời ỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước”[20]

CNH, HĐH là nhiệm v có tính sống c n đưa đất nước vượt qua nh ng

hó hăn, thách thức và tận d ng thời cơ để phát triển trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay, trong đó CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một nội dung quan trọng hàng đầu Trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt Nam có vai tr quyết đ nh trực tiếp, góp phần to lớn vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, phấn đấu đến năm 2020, nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại

Không nằm ngoài xu hướng chung của đất nước, tỉnh Thái Nguyên

c ng đang từng bước c thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng

về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với quá trình phát triển nông nghiệp của tỉnh theo hướng hiện đại Là một tỉnh có v trí đ a lý, chính tr há quan trọng, điều iện tự nhiên nhiều ưu đãi, tỉnh Thái Nguyên đang hông ngừng phát huy nội lực, tập trung đầu tư phát triển sản xuất các ngành trong

Trang 7

đó có nông nghiệp Với trên 70% số dân của tỉnh, nông dân Thái Nguyên thể hiện vai tr tích cực của mình trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, có

nh ng đóng góp quan trọng làm thay đổi diện mạo và phát triển nhanh chóng

về mọi mặt của tỉnh Tuy nhiên, trong quá trình CNH, HĐH, trong đó có CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở tỉnh Thái Nguyên c ng xuất hiện

nh ng vấn đề hó hăn, thách thức và hạn chế cần giải quyết, đặc biệt là việc phát huy vai trò nông dân trong thời ì đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

Từ tình hình trên, tác giả nhận thấy việc nghiên cứu về nông dân trong mối quan hệ biện chứng với đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trên đ a bàn tỉnh Thái Nguyên là cần thiết, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn và

có ý nghĩa lý luận về giai cấp nông dân trong thực tiễn hiện nay

Chính vì nh ng lý do đó, tác giả chọn đề tài: “Vai trò của nông dân

tỉnh Thái Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay” làm đề

tài luận văn thạc sĩ triết học, chuyên nghành chủ nghĩa xã hội hoa học

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận văn

Vấn đề nông dân, nông nghiệp, nông thôn trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã thu hút rất nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu

Trước hết là nh ng công trình nước ngoài liên quan như:

- “Một số vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn ở các nước và Việt

Nam”, Nxb Hà Nội ấn hành năm 2000 Trong công trình này, các tác giả đã

nghiên cứu về vai tr của nông dân, thiết chế nông thôn ở một số nước trên thế giới và nh ng ết quả bước đầu trong nghiên cứu làng truyền thống ở Việt Nam

- “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn – kinh nghiệm Việt Nam,

kinh nghiệm thế giới” do Nxb Chính tr Quốc gia, Hà Nội, 2009 Cuốn sách đã

làm rõ nh ng vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan tới vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập inh tế quốc tế

- “Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn – Kinh nghiệm Việt Nam,

kinh nghiệm Trung Quốc”, Nxb Chính tr Quốc gia, Hà Nội, 2009 Nội dung

Trang 8

cuốn sách bao gồm các tham luận của các nhà nghiên cứu lý luận và thực tiễn trong hội thảo lý luận lần thứ tư gi a Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc về vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế

Các công trình nghiên cứu trong nước có thể ể đến một số công trình tiêu biểu như:

Hồng Vinh với ấn phẩm “Công nghiệp hóa, hiện đại hoá, nông thôn,

một số vấn đề lý luận và thực tiễn”, Nxb Chính tr quốc gia (1998) Tác giả đã

tổng hợp các bài viết các vấn đề liên quan đến các nội dung CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn cả về mặt lý luận và thực tiễn

Ví d , trong bài viết “Vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn”

do PTS Phạm Viết Muôn, Nguyễn Văn Phúc đã đặt ra các vấn đề như: vì sao phải thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, thế nào là CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn và đã nêu ra một vài suy nghĩ về thực hiện công ngh êp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn

Trong bài viết: “Nông thôn trong quá trình công nghịêp hóa, hiện đại

hóa nông nghiệp và nông thôn” của Phạm Xuân Bá đã luận bàn về vấn đề

công nghiệp nông thôn, từ đó đề ra các biện pháp kiến ngh nhằm phát triển công nghiệp nông thôn bởi công nghiệp nông thôn là một bộ phận của công nghiệp nói chung

- Công trình nghiên cứu: “ Bảo hộ hợp lý nông nghiệp Việt Nam trong

quá trình hội nhập kinh tế quốc tế” do S,TS ùi Xuân Lưu, Nxb Thống kê

ấn hành năm 2004 Các tác giả đã phân tích nh ng đặc trưng của hội nhập kinh tế quốc tế trong nông nghiệp; phân tích hái quát c ng như thành tựu

c ng như hạn chế của nông nghiệp nước ta trong hội nhập kinh tế quốc tế đồng thời khuyến ngh về s u đổi chính sách và hoàn thiện vai trò của nhà nước để nông nghiệp, nông thôn nước ta hội nhập thành công

- Nguyễn Chí Mỳ, Hoàng Xuân Nghĩa, “Bốn hướng đột phá chính sách

nông nghiệp nông thôn và nông dân trong giai đoạn hiện nay”, Viện nghiên

Trang 9

cứu phát triển kinh tế - xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2008 Theo các tác giả, nền nông nghiệp Việt Nam hiện nay muốn chuyển từ nền nông nghiệp truyền thống lên nền nông nghiệp tiên tiến phải có nh ng bước đột phá về các chính sách nông nghiệp, nông thôn, nông dân và c thể là bốn đột phá lớn, thứ nhất:

là đột phá trong quy hoạch s d ng đất nông nghiệp, thứ hai: đột phá trong nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa nông sản, hòan thiện cơ chế lưu thông, thứ ba: đột phá trong chuyển d ch cơ cấu nông nghiệp, nông thôn, thứ tư: hỗ trợ cho nông dân phù hợp với WTO

- Nguyễn Cúc, Hoàng Văn Hoan (2010), “Chính sách của Nhà nước

đối với nông dân trong điều kiện thực hiện các cam kết của WTO”, Nxb Khoa

học và kỹ thuật, Hà Nội Các Tác giả đã hái quát về tình hình của đời sống của nông dân Việt Nam hiện nay, từ đạo đức của nông dân, vai trò của nông dân trong CNH, HĐH đất nước đến hiện trạng đời sống thu nhập và nh ng vấn đề đặt ra đối với nông dân nước ta hiện nay Nêu lên các vấn đề về chính sách của nhà nước đối với người nông dân trong các điều kiện thực hiện của WTO

- Hoàng Chí Bảo (2010 , “Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn”,

Nxb Chính tr Quốc gia Hà Nội Trên cơ sở lý luận về vấn đề dân chủ, tác giả nêu bật tầm quan trọng của dân chủ, dân chủ cơ sở nhất là dân chủ cơ sở ở nông thôn nước ta hiện nay Tác giả khẳng đ nh, dân chủ cơ sở ở nông thôn là động lực phát triển nông thôn, đồng thời tác giả c ng đưa ra một số giải pháp nhằm phát huy quyền dân chủ của nông dân nông thôn

- Nguyễn Danh Sơn (2010), “Nông nghiệp, nông thôn, nông dân Việt

Nam trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại”, Nxb Khoa

học xã hội, Hà Nội Trên cơ sở nh ng vấn đề lý luận phổ biến của bước chuyển hóa từ nước lạc hậu, chủ yếu là nông nghiệp thành một nước công nghiệp hiện đại và đưa ra inh nghiệm của quốc tế để giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại Tác giả đã trình bày nh ng vấn đề lý luận và thực tiễn của nông

Trang 10

nghiệp, nông dân, nông thôn trong nh ng năm đổi mới, từ đó đã đ nh hướng

nh ng giải pháp chiến lược và chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân giai đoạn 2011 – 2020 ở Việt Nam

- Kỷ yếu hội thảo khoa học, “Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn

trong quá trình CNH, HĐH”, 2011, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học

Quốc gia Hà Nội Ấn phẩm là sự tổng hợp các bài viết của các tác giả về

nh ng vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH Chẳng hạn, PGS.TS Bùi Th Ngọc Lan đề cập vấn đề đào tạo nghề cho nông dân – yêu cầu cấp bách của quá trình CNH, HĐH Thạc sĩ Nguyễn Th Thúy Hằng với bài viết về cơ cấu kinh tế nông thôn và sự cần thiết cần phải chuyển d ch cơ cấu kinh tế nông thôn ở nước ta hiện nay PGS,TS Trần Kim Đỉnh đã đề cập đến vai trò của giai cấp công nhân trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn,… Tóm lại, cùng với quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt nam là hàng loạt các vấn đề nảy sinh đ i hỏi cần giải quyết một cách đồng bộ thì Việt Nam mới thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hoá đất nước

Một số công trình nghiên cứu về của đ a phương liên quan tới đề tài:

- “Thực trạng và một số giải pháp nhằm tạo việc làm cho người lao

động nông thôn thành phố Thái Nguyên”- luận văn thạc sĩ inh tế (2007) của

tác giả Nguyễn Th Linh Luận văn đã chỉ ra thực trạng vấn đề việc làm cho người nông dân nảy sinh do quá trình đô th hoá tại thành phố diễn ra trong mấy năm gần đây, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề trên

- “Hội nông dân tỉnh Thái Nguyên trong thời kì CNH,HĐH” (giai đoạn

1997-2007) - luận văn thạc sĩ L ch S (2010) Tác giả Trần Tuấn Cường đã tập trung nghiên cứu một số vai trò của Hội nông dân tỉnh đối với nông dân, nông nghiệp, nông thôn thời ì đẩy mạnh CNH, HĐH

- Sở nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (2011),

“Lịch sử ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên (1945-

2010)”, cuốn sách đã tổng hợp nh ng thành tựu, hạn chế của ngành nông

Trang 11

nghiệp và phát triển nông thôn Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 2010 qua từng thời kì

Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có nhiều bài viết trên các tạp chí như:

- “Phát huy vai trò của giai cấp nông dân Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, của V

Ngọc Kỳ, Tạp chí Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, (8), 2005

- “Thực trạng nông thôn Việt Nam hiện nay” của Bùi Thanh, Tạp chí

Thông tin công tác tư tưởng, lý luận, (24 , 2008…

Tính đến thời điểm hiện nay, chưa có công trình hoa học nào đi sâu

nghiên cứu c thể về: “Vai trò của nông dân tỉnh Thái Nguyên trong CNH,

HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay”, mà mới chỉ dừng lại ở nh ng báo

cáo, ý iến phát biểu của các cấp lãnh đạo, chính quyền và các ban ngành trong lĩnh vực có liên quan đến nông nghiệp và nông dân trong tỉnh Do đó, tác giả lựa chọn trình bày nh ng quan điểm cơ bản của chủ nghĩa chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề nông dân, vai tr của nông dân, CNH, HĐH và mối quan hệ biện chứng gi a chúng, kết hợp với cơ sở thực tiễn là thực trạng vai trò của nông dân tỉnh Thái Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, để từ đó đề xuất và luận chứng một số yêu cầu và giải pháp phát huy vai tr giai cấp nông dân tỉnh Thái Nguyên trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn

3.1 Mục đích

Làm rõ nh ng vấn đề lý luận và thực trạng luận, đề xuất nh ng giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai tr nông dân tỉnh Thái Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

3.2 Nhiệm vụ

- Làm rõ một số vấn đề lí luận về nông dân và vai tr của nông dân trong sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Trang 12

- Phân tích, đánh giá thực trạng vai tr nông dân tỉnh Thái Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Đề xuất yêu cầu và một số nhóm giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai

tr nông dân tỉnh Thái Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài: Vai tr của nông dân tỉnh Thái

Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

- Phạm vi nghiên cứu: Vai tr của nông dân tỉnh Thái Nguyên trong

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 2006 đến nay

5 Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5.1 Cơ sở lí luận, thực tiễn

Cơ sở lí luận: Luận văn dựa vào quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin;

tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm của Đảng, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước ta về nông dân và giải quyết vấn đề nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Cơ sở thực tiễn: thực trạng vai tr của nông dân tỉnh Thái Nguyên trongCNH, HĐH qua báo cáo tổng ết, các tài liệu, tư liệu của cơ quan chức năng

có thẩm quyền ở điạ phương và hảo sát, điều tra xã hội học của tác giả

5.2 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn s d ng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng

và chủ nghĩa duy vật l ch s

S d ng các phương pháp nghiên cứu liên ngành và chuyên ngành lôgic - l ch s , quy nạp, diễn d ch, phân tích, tổng hợp, thu thập tài liệu, hảo sát thực tế, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia

6 Đóng góp mới về khoa học của luận văn

Luận văn góp phần phân tích làm rõ vai tr của giai cấp nông dân tỉnh Thái Nguyên trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay, đề xuất một

số giải pháp nhằm phát huy vai tr của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời gian tới

Trang 13

7 Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

Luận văn góp phần vào việc nghiên cứu nh ng vấn đề lý luận về giai cấp nông dân, cung cấp một số luận cứ hoa học để các cấp có thẩm quyền có thể tham hảo trong hoạch đ nh chủ trương, chính sách xây dựng, phát huy vai trò nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn tại Thái Nguyên

Luận văn có thể làm tài liệu tham hảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy các môn chính tr tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tỉnh Thái Nguyên

8 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, ết luận, danh m c tài liệu tham hảo và ph l c, luận văn gồm 2 chương, 4 tiết

Trang 14

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NÔNG DÂN VÀ VAI TRÒ CỦA NÔNG DÂN TRONG CNH, HĐH NÔNG NGHIỆP,

NÔNG THÔN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Một số vấn đề về nông dân, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH đất nước

1.1.1 Quan niệm về nông dân và đặc điểm của nông dân Việt Nam hiện nay

1.1.1.1 Quan niệm về nông dân

Theo đại từ điển Tiếng Việt, nông dân được đ nh nghĩa là: “người lao động sống bằng nghề làm ruộng” [47,tr.1283] Với tư cách đ nh nghĩa như vậy chưa thật sự đầy đủ bởi nông dân không chỉ nh ng người sống bằng nghề làm ruộng mà cả nh ng ngành nông nghiệp khác

Theo giáo trình chủ nghĩa xã hội khoa học do Hội đồng lý luận trung ương biên soạn thì khái niệm nông dân được hiểu như sau: “giai cấp nông dân là giai cấp của nh ng người lao động sản xuất vật chất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp… trực tiếp s d ng (canh tác) một tư liệu sản xuất cơ bản và đặc thù, gắn với thiên nhiên là đất, rừng, biển để sản xuất

họ không là cho họ có mối liên hệ với nhau mà lại làm cho họ cô lập với nhau… Mỗi giai đoạn nông dân gần như tự cấp tự túc hoàn toàn, sản xuất ra đại bộ phận nh ng cái mình tiêu dùng và do đó iếm tư liệu sinh hoạt của mình bằng cách trao đổi với thiên nhiên nhiều hơn là giao tiếp với xã hội”

Trang 15

[8,tr.1264] C Mác cho rằng nh ng người nông dân là nh ng người tư h u và sản xuất nhỏ Họ là chủ sở h u nh ng tư liệu sản xuất nhỏ lẻ, manh mún như đất đai, nông c và do đó hông thể có nền kinh tế độc lập Người nông dân

“chỉ sống vì lợi ích riêng nhỏ nhất của họ vì cái khung c i, vì cái mảnh vườn cỏn con của họ và không biết gì đến phát triển mạnh mẽ đang lay động loài người ở bên ngoài xóm làng của họ”[8,tr.488] Trong xã hội phong kiến và tư bản chủ nghĩa họ b bóc lột nặng nề nên họ có tư tưởng phản háng và đấu tranh gay gắt họ có thể theo giai cấp vô sản trong cách mạng để đấu tranh giải phóng mình Tuy nhiên vì là người tư h u nhỏ nên có thể tự phát thỏa hiệp với tư sản và đ a chủ để bảo vệ tài sản nhỏ bé của mình

Ph Ăngghen cho rằng: “Tiểu nông mà chúng ta nói tới ở đây chỉ là người chủ ruộng đất hoặc người tá điền là nhất là người chủ một mảnh vườn ruộng không lớn hơn mảnh ruộng cần thiết để nuôi gia đình họ Như vậy,

c ng như tiểu thủ công nghiệp, người tiểu nông này là người lao động, anh ta khác với người lao động vô sản hiện đại ở chỗ anh ta c n có tư liệu lao động, như vậy anh ta là tàn dư của một phương thức sản xuất lỗi thời”[73]

Trên cơ sở kế thừa quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen về nông dân trong điều kiện mới là chủ nghĩa tư bản chuyển sang giai đọan chủ nghĩa đế quốc V.I LêNin cho rằng nông dân là nh ng người sản xuất hàng hóa nhỏ, là

nh ng người tiểu tư h u, họ khác nhau về trình độ đ a v kinh tế nhưng họ đều sinh sống bằng cách làm thuê cho giai cấp bóc lột ở nông thôn hoặc họ tồn tại bằng chính lao động của họ dựa trên nh ng điều kiện sẵn có của mình

về tư liệu sản xuất chứ không sống bằng việc bóc lột lao động của người hác V.I.Lênin c ng cho rằng: giai cấp nông dân không có hệ tư tưởng độc lập mà tư tưởng của họ ph thuộc vào hệ tư tưởng của giai cấp thống tr đương thời Trong các xã hội có áp bức bóc lột giai cấp, nông dân là nh ng người b chèn ép, bóc lột, do đó, con đường giải phóng của giai cấp nông dân chỉ có thể là đi theo giai cấp vô sản tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa để giành quyền lợi cho mình [72]

Trang 16

Ở Việt Nam là một nước nông nghiệp, nông dân là bộ phận chiếm đông đảo trong xã hội, vấn đề nông dân và phát triển nông dân đã được đề cập trong cuộc sống, trong đó Hồ Chí Minh trên cơ sở kế thừa học thuyết Mác – Lênin về vấn đề nông dân và liên minh công nông trong điều k ên c thể của nước ta

Trong tác phẩm “Đường cách mệnh” (1925 người c ng hẳng đ nh:

“công nông là gốc cách mệnh” Trong thời kỳ vận động nông dân vào con đường hợp tác xã, Hồ Chí Minh nêu rõ đường lối giai cấp của Đảng ở nông thôn là phải dựa vào “bần nông” và “trung nông” Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội Hồ Chí Minh c ng luôn hẳng đ nh phải làm sao cho “nước

ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai c ng có cơm ăn áo mặc, ai c ng được học hành” [35,tr.161] trong đó đại đa số người dân Việt Nam là nông dân

Đảng cộng sản Việt Nam từ hi ra đời với khẩu hiệu “người cày có ruộng” đã cùng nhân dân đấu tranh giành độc lập dân tộc Đại hội VI (1986)

đã đề ra đường lối đổi mới đất nước trong đó lấy kinh tế làm trọng tâm với

m c tiêu: “đưa nông nghiệp tiến theo sản xuất lớn” “đối với nông dân, phương pháp giải quyết tốt quan hệ gi a nghĩa v đóng góp cho đất nước và quyền lợi của nông dân Nhà nước phải soát lại các chính sách quan hệ đến nhân dân, bãi bỏ nh ng chính sách hông đúng”[16, tr.36] Hội ngh lần thứ Bảy Ban chấp hành trung ương hóa X hẳng đ nh: nông dân là chủ thể quan trọng của toàn bộ quá trình xây dựng đất nước nói chung, phát triển nông nghiệp và nông thôn nói riêng[1, tr112]

Trong l ch s dân tộc Việt Nam, người nông dân luôn gi vai trò quan trọng Thời kỳ cả nước có chiến tranh, giai cấp nông dân Việt Nam đã góp phần to lớn vào việc cung cấp sức người, sức của cho chiến trường, gi v ng hậu phương, góp phần cổ v , động viên bộ đội trên các chiến trường hoàn thành sự nghiệp thống nhất và giải phóng Tổ quốc Vùng nông thôn luôn là

“căn cứ đ a”, là “vùng háng chiến”, là “vùng tự do”, là “hậu phương v ng chắc” cho tiền tuyến, và người nông dân luôn là người lính gác, người che trở

Trang 17

cho cách mạng Khi chiến tranh đi qua, nông nghiệp, nông thôn lại là chỗ trở

về của đa số nh ng người nông dân cầm súng Trong nh ng thời điểm đổi mới gay cấn, c ng chính nông dân là lực lượng tiên phong hai phá đổi mới,

nh ng người đứng m i, ch u sào, lực lượng hỗ trợ Đảng và Nhà nước ổn đ nh tình hình và tạo đà cho phát triển Trong xã hội đương đại, nông dân Việt Nam vẫn còn là lực lượng chính tr đông đảo nhất, chiếm phần đông nhất trong dân cư, và là nền tảng cho ổn đ nh chính tr

Từ cơ sở lý luận trên có thể khái quát: giai cấp nông dân là một tập

đoàn xã hội cơ bản không thuần nhất, sống ở địa bàn nông thôn, là những người tư hữu nhỏ về tư liệu sản xuất, lao động sản xuất vật chất trong nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, nghề thủ công…làm ra lương thực, thực phẩm và các hàng nông sản khác, là một lực lượng xã hội quan trọng trong tiến trình lịch sử và cách mạng của dân tộc

Từ quan niệm đó, nông dân Việt Nam hiện nay có thể hiểu là nh ng người lao động sản xuất nhỏ là chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp, thu nhập chủ yếu dựa vào các nông phẩm,

sở h u nhỏ Cùng với quá trình phát triển đất nước theo hướng hiện đại, giai cấp nông dân có nh ng biến đổi theo xu hướng ngày càng giảm về số lượng, nâng cao về trình độ và chất lượng cuộc sống của họ

Nông dân Việt Nam hiện nay không chỉ là nh ng người sản xuất nông nghiệp thuần túy mà còn là nh ng người có nghề, chuyên là nghề, hoạt động trong các d ch v ph c v sản xuất nông nghiệp, có nơi xuất hiện nh ng hình thức hợp tác, liên kết gi a nh ng người lao động

1.1.1.2 Đặc điểm của nông dân Việt Nam hiện nay

Trong giai đoạn hiện nay người nông dân có nh ng đặc điểm nổi bật:

- Nông dân Việt Nam hiện nay có sự kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc

L ch s dân tộc Việt Nam đã hình thành một hệ các giá tr truyền thống tốt đẹp mà trong đó hội t đầy đủ ở người nông dân Việt Nam

Trang 18

Ngay từ xưa, người nông dân Việt Nam đã có phẩm chất cần cù trong lao động, chăm chỉ hăng hái tham gia sản xuất Đức tính này một phần do con người và do hoàn cảnh đ a lý, thiên nhiên tạo nên Từ ngàn xưa, dưới chế độ

xã hội phong kiến, người nông dân chủ yếu làm ăn riêng lẻ, công c lao động sản xuất hết sức thô sơ hông được cải tiến, năng suất lao động thấp kém, nếu gặp thiên tai như mưa bão, nắng hạn, sâu bọ có thể mùa màng năm đó mất trắng làm cho thu nhập càng ít ỏi Vì vậy, để kiếm miếng cơm, manh áo, để duy trì sự sống của mình, nh ng người nông dân hông c n con đường nào khác là phải chống chọi với thiên nhiên Thiên nhiên càng khắc nghiệt càng hình thành nên đức tính cần cù, d ng cảm, hăng say lao động, dẻo dai ch u thương ch u khó của họ

Ngày nay, người nông dân Việt Nam đã có sự chuyển biến trên nhiều phương diện, họ đã được giải phóng khỏi sự áp bức, bóc lột của đế quốc, phong kiến, trở thành người làm chủ xã hội Trong quá trình sản xuất lấy giá

tr sản xuất làm thước đo hiệu quả lao động, nh ng thói quen, nếp nghĩ c dần dần đã được thay đổi, thay vào đó là nh ng tư tưởng đạo đức mới Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhiều chính sách mới về nông nghiệp, nông thôn được thực hiện làm cho nông dân Việt Nam ngày càng có nh ng thay đổi tích cực trong cách nghĩ, cách làm và cách sống không ngừng được nâng cao phù hợp với nh p độ phát triển chung của đất nước Có thể nói người nông dân ngày nay rất tiến bộ, họ coi lao động cho mình và cho xã hội vừa là quyền lợi, vừa

là nghĩa v của mình

L ch s hào hùng của nông dân việt Nam cho thấy nông dân có một

l ng yêu nước nồng nàn, l ng yêu nước đó được bắt nguồn từ truyền thống yêu nước của dân tộc, được nuôi dư ng qua hàng ngàn năm l ch s và ngày càng phát huy trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc Trải qua hai cuộc háng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ l ng yêu nước đó ngày càng được khẳng đ nh Trong cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa, lòng yêu nước của nông dân biểu hiện trong thi đua lao động sản xuất, từng bước đưa

Trang 19

nền nông nghiệp truyền thống thành nền nông nghiệp hiện đại có tính chuyên môn hoá cao

Người nông dâ hông chỉ phát huy truyền thống anh hùng, bất huất của nh ng thế hệ, lớp người đi trước mà dần dần tiếp thu nh ng giá tr mới Tinh thần yêu nước của họ được ết hợp với sự giác ngộ giai cấp, tình đoàn kết công - nông - trí thức, tình thương yêu đồng bào gắn với tình đồng chí, tình làng nghĩa xóm Tình yêu nước của họ chính là cơ sở thuận lợi đê tiếp cận với tư tưởng của giai cấp công nhân, từ yêu làng xóm, quê hương, đất nước tiến lên một bước cao hơn là yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội Nhờ có

sự liên minh với giai cấp công nhân và đội ng trí thức nên giai cấp nông dân

đã dần dần trưởng thành về chính tr , lập trường giai cấp công nhân, thấm nhuần hơn tinh thần đoàn ết quốc tế chân chính của giai cấp công nhân, tiếp cận với khoa học, công nghệ và trình độ dân trí ngày càng cao, có khả năng hội nhập với thế giới và thời đại

Nông dân Việt Nam đã hàng ngàn năm sống dưới chế độ phong iến và hàng trăm năm b thực dân đô hộ, đời sống của họ vô cùng cực hổ, họ chỉ biết trông vào đồng ruộng, tư tưởng “con trâu đi trước, cái cày theo sau luôn bám rễ trong tư duy lao động Mặt hác do đặc điểm của làng xã Việt Nam đã tạo cho người nông dân một tình yêu quê hương, làng xóm, yêu đất nước nồng nàn và sâu sắc Lối sống giản d , chất phác, chân thực, trong sáng đã củng cố, bồi đắp thêm tinh thần dân tộc, tinh thần yêu thương đùm bọc lẫn nhau trong mỗi người dân Họ sống tình cảm yêu thương đùm bọc nh ng người cùng cảnh ngộ với tinh thần “tương thân tương ái”, “lá lành đùm lá rách” với đạo lý trọng nghĩa, trọng tình Chính nh ng tình cảm đó đã hình thành nên tinh thần đoàn ết cộng đồng, đoàn ết dân tộc tạo nên sức mạnh lớn cùng cả dân tộc ta vượt qua bao th thách, làm nên nh ng chiến thắng

“chấn động đ a cầu” Nh ng giá tr đạo đức ấy là truyền thống tốt đẹp của người nông dân Việt Nam được ết tinh và truyền dạy từ bao đời nay, nó đã trở thành các chuẩn mực đạo đức xã hội, giá tr văn hoá của dân tộc

Trang 20

Sự nghiệp đổi mới của đất nước ta trong thời gian qua đã làm thay đổi một phần hông nhỏ đời sống nông dân Việt Nam Với một hoàn cảnh sống mới, một nền nông nghiệp mới, một diện mạo nông thôn mới đang từng ngày hởi sắc, giai cấp nông dân trong tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đang hình thành nh ng tiếp t c phẩm chất tốt đẹp mới, nh ng giá tr mới, tính cách và tư tưởng mới trên cơ sở ế thừa và phát huy nh ng giá tr và truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

- Tư tưởng và lối sống của người nông dân Việt Nam có xu hướng hiện đại

Trong nh ng năm qua, inh tế th trường tạo bước chuyển trong đời sống người nông dân, từ người nông dân sản xuất tự cung, tự cấp nhằm m c đích tiêu dùng thành người nông dân sản xuất hàng hóa nhằm m c đích trao đổi, để bán nhằm thu lợi nhuận Từ thói quen lao động độc canh lúa nước truyền thống dựa trên lao động giản đơn và kinh nghiệm truyền thống sang kết hợp trình độ thâm canh, đa canh, ứng d ng tiến bộ khoa học, ĩ thuật vào tất cả các khâu trong sản xuất

Mặt khác, quy luật kinh tế th trường đỏi hỏi các chủ thể phải năng động, sáng tạo có năng lực thật sự, dám nghĩ, dám làm, điều đó tác động mạnh tới người nông dân Thực tế c ng cho thấy, nhiều cá nhân, hộ nông dân

đã phát huy tính chủ động, linh hoạt, ch u trách nhiệm, vươn lên làm giàu một cách chính đáng Từ đây hình thành nếp nghĩ, cách làm mới của người nông dân gắn với hiệu quả công việc, góp phần hình thành tư duy, tác phong công nghiệp theo hướng hiện đại trong thời ì CNH, HĐH đất nước và hội nhập quốc tế

Trong thời ì CNH, HĐH xuất hiện một bộ phận nông dân tích cực, năng động, sáng tạo, tiếp thu được nh ng thành tựu mới của khoa học, ĩ thuật, tiếp cận được th trường sản xuất kinh doanh giỏi ngày càng trở nên giàu có, dần hình thành một tầng lớp nông dân trung lưu, xuất hiện nh ng ông chủ mới, nh ng điển hình tiên tiến đi đầu trong lao động, sản xuất, kinh

Trang 21

doanh, d ch v , tạo ra nh ng biến đổi căn bản trong nông nghiệp và nông thôn Việt Nam

Trong sự nghiệp CNH, HĐH nói chung; CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng, giai cấp nông dân ngày càng tiến bộ về nhiều mặt, là lực lượng to lớn góp phần tích cực đem lại nh ng thành tựu có ý nghĩa l ch s của công cuộc đổi mới Nông dân không chỉ là lực lượng chủ yếu sản xuất ra của cải cho xã hội, nuôi sống xã hội mà c n là động lực cho sự phát triển của xã hội, là nhân tố cơ bản cho quá trình tiến hành thành công CNH, HĐH đất nước, xây dựng một nước Việt Nam ngày một phát triển và giàu mạnh hơn

- Cơ cấu giai cấp nông dân hiện nay có sự biến động phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Theo kết quả Tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm

2012 của Tổng c c Thống ê, năm 2012, cả nước có 15,34 triệu hộ ở khu vực nông thôn, tăng 1,58 triệu hộ (+11,4%) so với năm 2007 [59] Sự gia tăng số

hộ ở nông thôn là do nhu cầu tách hộ và xu hướng sống theo mô hình gia đình hạt nhân ngày một nhiều Mặt khác, dưới tác động của CNH, HĐH và nền kinh tế th trường, cơ cấu ngành nghề ở khu vực nông thôn có sự thay đổi nhanh theo hướng tích cực: Giảm số lượng và tỷ trọng nhóm hộ nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng số lượng và tỷ trọng nhóm hộ công nghiệp và d ch v

Số hộ hoạt động trong lĩnh vực nông lâm thuỷ sản là 9,53 triệu hộ, giảm 248 nghìn hộ so với năm 2006 Số hộ hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng và hộ d ch v đạt 5,13 triệu hộ, tăng 1,67 triệu hộ so với năm 2006 Nếu xét về cơ cấu, năm 2012 tỷ trọng hộ nông, lâm, thủy sản giảm nhanh, chỉ còn 62,2% so với 71,1% so với năm 2006 [59]

Trong đó nền kinh tế th trường, cơ cấu xã hội – giai cấp của nông dân

c ng đang diễn ra sự biến đổi lớn Giai cấp nông dân có sự phân hóa về quan

hệ sở h u, thành phần kinh tế, mức độ thu nhập và quan hệ xã hội: về sở h u

có nông dân cá thể, nông dân tập thể, chủ trang trại, tiểu chủ, nông dân làm thuê Về thành phần kinh tế, có bộ phận nông dân thuộc thành phần kinh tế tư

Trang 22

nhân, một bộ phận theo thành phần kinh tế tập thể, kinh tế hỗn hợp Về thu nhập có hộ nông dân giàu có, nông dân trung lưu, nông dân nghèo với các mức độ thu nhập khác nhau; trong đời sống chính tr - kinh tế - xã hội ở nông thôn, sự giác ngộ chính tr , sự hưởng th và chất lượng sống c ng hác nhau

Có thể thấy sự chuyển d ch trong cơ cấu nghề nghiệp của nông dân bước đầu đã diễn ra theo xu hướng tích cực, từng bước phù hợp với nhu cầu CNH, HĐH theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và d ch v Trong cơ cấu nông nghiệp, giảm dần tỷ trọng hộ nông nghiệp và chăn nuôi, tăng dần tỷ trọng các hộ tham gia d ch v ph c v phát triển nông nghiệp

Đặc biệt, quá trình CNH, HĐH đất nước nói chung và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nói riêng, đang hình thành các hu công nghiệp, các nhà máy, xí nghiệp mới, thu hút người lao động mỗi năm Nguồn cung cấp lao động đó chủ yếu là thanh niên nông thôn, con em giai cấp nông dân Một

bộ phận khác, mỗi năm có hàng ch c ngàn con em nông dân trở thành sinh viên các trường đại học, bổ sung vào đội ng tri thức Thực tế cho thấy quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước gắn với phát triển kinh tế tri thức và hội nhập quốc tế ở nước ta đã và đang trở thành các điều kiện khách quan thúc đẩy quá trình công nhân hóa nông dân, trí thức hóa nông dân

Bên cạnh đó, ở Việt Nam hiện nay trong nông nghiệp và nông thôn với

số lượng nông dân đông đảo và một cơ cấu kinh tế vẫn nặng về nông nghiệp

và chăn nuôi cùng với cơ cấu xã hội, mật độ dân số nông thôn ngày càng cao đất đai giành cho nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp dần hoặc chuyển đổi dần m c đích s d ng, giải quyết việc làm đã, đang ngày càng khó khăn, làm cho việc phát huy vai trò của nông dân có nh ng hó hăn nhất đ nh

- Nông dân là tầng lớp thiếu các điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ

Sản xuất của người nông dân trước hết và chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Nhưng muốn sản xuất nông nghiệp thì điều kiện hàng đầu là người

Trang 23

nông dân phải có ruộng Vì đất đai là tư liệu sản xuất chủ yếu, không thể thay thế được của sản xuất nông nghiệp Cả nước ta hiện nay chỉ có 9,4 triệu ha đất nông nghiệp, nhưng lại có tới trên 12 triệu hộ nông dân với 24,1 triệu lao động và 61,3 triệu nhân khẩu Như vậy, bình quân một hộ chỉ có 0,15 ha Trên thực tế có nh ng vùng như Đồng bằng sông Hồng, bình quân một khẩu vẻn vẹn chỉ có 1 sào Bắc bộ (360 mét vuông) Như vậy là một nhân khẩu thuần nông ở đồng bằng sông Hồng, mọi nhu cầu của cuộc sống, từ ăn, mặc,

ở, đi lại, học hành, ch a bệnh, văn hóa, thể thao, ma chay, cưới xin,…trong một ngày chỉ dựa trên một mét vuông đất

Trong quá trình công nghiệp hoá, đô th hoá mấy năm trở lại đây đất nông nghiệp b thu hồi quá nhiều, song vệc s d ng thì không hiệu quả Đất b thu hồi, người dân được đền bù một số tiền, họ dùng tiền đó vào việc mua nhà, ti vi, xe và tiêu xài, thậm chí còn cờ bạc, các tệ nạn xã hội Chính nh ng lực lượng này sau đó họ trở thành nh ng người thất nghiệp, tạo ra gánh nặng cho xã hội

Cùng với sự phát triển của sự nghiệp CNH, HĐH và đô th hóa, nhiều loại hình sản xuất kinh doanh, d ch v mới phi nông nghiệp c ng ra đời và phát triển ở khu vực nông thôn Song người nông dân ít có điều kiện để tiếp cận với các lĩnh vực hoạt động này bởi các hoạt động đó đ i hỏi phải có lượng vốn nhất đ nh, phải có hiểu biết về chuyên môn, và c ng am hiểu th trường nhưng nh ng thứ đó người nông dân đều không có, hoặc là hết sức hạn chế

- Nông dân ít được đào tạo về chuyên môn và bị thiếu việc làm nhiều

Các hoạt động sản xuất của người nông dân ở nước ta cho đến nay vẫn dựa trên nền tảng kinh nghiệm cha truyền con nối từ đời này sang đời khác Mặt khác, không đủ đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp, nông dân lại ít được đào tạo về chuyên môn, kỹ thuật nên họ c ng hông thể có điều kiện để kiếm việc làm mới trong công nghiệp và d ch v Điều này đã làm cho một bộ phận không nhỏ nông dân thiếu việc làm, nhất là nh ng người trên 35 tuổi

Trang 24

Theo báo cáo của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, hiện nay thời gian có việc làm của nông dân chỉ chiếm khoảng 80%, còn lại là không có việc, 20% thời gian không có việc của 24 triệu lao động tương ứng với 4,8 triệu người, tức là ở nông thôn hiện tại có khoảng 4,8 triệu người thất nghiệp Chính vì thế, hiện nay có hàng triệu hộ nông dân phải rời bỏ quê hương ra các

đô th lớn tìm việc làm, cho dù đó là nh ng công việc phức tạp và nhạy cảm nhất, miễn là kiếm được tiền để nuôi sống bản thân và gia đình Việc hàng

ch c vạn ph n nông thôn đi lấy chồng Hàn Quốc, Đài Loan c ng có một phần bắt nguồn từ đó

B tác động nhiều nhất của thiên tai và sự biến động của th trường Vì sản xuất của nông dân hết sức nhỏ bé và phân tán, tiềm lực kinh tế của họ lại rất hạn chế, nên mỗi lần thiên tai (hạn hán, l l t,… , d ch bệnh hoặc có biến động của th trường là người nông dân khó chống đ Trong nh ng tháng đầu năm, đợt rét dài ngày đã làm cho hàng triệu nông dân ở khu vực phía Bắc, đặc biệt là các tỉnh miền núi rơi vào cảnh nghèo và tái nghèo; d ch rầy nâu, vàng lùn và lùn xoắn lá ở phía Nam đã làm cho nhiều nghìn ha lúa b mất trắng, không cho thu hoạch; d ch bệnh tai xanh và cúm gia cầm xuất hiện trên cả ba vùng của đất nước làm chết hàng triệu gia súc, gia cầm

Cùng với thiên tai d ch bệnh là sự tăng đột biến của giá nguyên liệu đầu vào của sản xuất nông nghiệp Với sự tác động này của giá đầu vào luôn tăng, nhiều hộ nông dân đã phải bỏ sản xuất, vì càng sản xuất càng thua lỗ

Có thể nói thiên tai và biến động của th trường đã đẩy hàng triệu nông dân chật vật để thoát nghèo, và hàng triệu người hác đã thoát nghèo nay lại tái nghèo trở lại

- Nông dân cũng là bộ phận chịu nhiều thua thiệt nhất trong xã hội hiện nay

Nông nghiệp là lĩnh vực đi đầu trong đổi mới và c ng là lĩnh vực giành được nh ng thành tựu rực r nhất nhờ đổi mới Tuy nhiên, họ lại là nh ng

Trang 25

người được thừa hưởng ít nhất, nghèo nhất và ch u nhiều thua thiệt nhất trong

xã hội hiện nay

Người dân thành th từ đường nhựa cho đến điện, nước… được Nhà nước làm đến tận nhà, còn nông dân các thứ đó dường như phải bỏ tiền ra và

tự làm lấy, với phương châm :" nhà nước và nhân dân cùng làm" mặc dù họ

còn là nh ng người nghèo nhất Người dân thành phố rất ít phải đóng các quỹ cho chính quyền và cộng đồng, trong khi người nông dân trái lại phải đóng hàng ch c, thậm trí hàng trăm các loại phí và quỹ khác nhau Theo báo cáo gần đây của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, có nơi người nông dân phải đóng tới 122 loại phí và quỹ cho chính quyền và cộng đồng Đặc biệt

trong thời gian gần đây, thực hiện chương trình xây dựng “nông thôn mới”,

nhiều đ a phương đã xảy ra tình trạng chính quyền xã yêu cầu người dân, trong đó đại đa số là nông dân đóng góp nhiều khoản hết sức phi lý, khiến nông dân bất bình và làm cho m c tiêu của chương trình xây dựng “nông thôn mới” hó đạt được như đã đề ra

Như vậy có thể thấy, người nông dân Việt Nam hiện nay vừa mang đặc điểm tích cực và hạn chế Sự tác động của cơ chế th trường đã có sự tác động không hề nhỏ tới bộ phận giai cấp này, điều quan trọng cần làm là phải phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực đó để phát huy vai trò giai cấp nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn và công cuộc đổi mới hiện nay

1.1.2 Vấn đề nông nghiệp, nông thôn Việt Nam trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn

1.1.2.1 CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam

Quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình đổi mới tư duy, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn Việt Nam, nhất là từ sau Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (12/1986 là Đại hội mở đầu công cuộc đổi mới ở nước ta Đại hội xác đ nh bảo đảm cho nông nghiệp, kể cả lâm nghiệp,

Trang 26

ngư nghiệp thực sự là mặt trận hàng đầu Đại hội đã đề ra 3 chương trình inh

tế lớn: lương thực - thực phẩm; hàng tiêu dùng; hàng xuất khẩu

Ngh quyết các Đại hội, Hội ngh toàn quốc của Đảng sau đó đã xác

đ nh phát triển toàn diện kinh tế nông thôn gắn với công nghiệp chế biến, xây dựng nông thôn mới là nhiệm v quan trọng hàng đầu để ổn đ nh tình hình kinh tế xã hội Hình thành cơ cấu hợp lý về nông, lâm, ngư, công nghiệp phù hợp với sinh thái từng vùng gắn phát triển sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp với phát triển ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp chế biến, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật và kết cấu hạ tầng xã hội nông thôn Hội ngh đại biểu toàn quốc gi a nhiệm kỳ hoá VII(1/1994 đã hẳng đ nh phải hết sức quan tâm đến CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu, đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông, lâm, thủy sản, hình thành các vùng tập trung chuyên canh, có cơ cấu hợp lý về cây trồng, vật nuôi, sản phẩm hàng hoá nhiều về số lượng, tốt về chất lượng, bảo đảm an toàn về lương thực; thực hiện thuỷ lợi hóa, điện hí hóa, cơ giới hóa, hóa học hóa, sinh học hóa; phát triển các ngành nghề, làng nghề truyền thống và các ngành nghề mới, từng bước hình thành nông thôn mới văn minh, hiện đại [21] Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng (2001 đã xác đ nh: “tăng cường sự chỉ đạo và huy động nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn Tiếp t c phát triển và đưa nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp lên một trình độ mới” [21]

Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng (04/2006 đã đề ra phương hướng về nông nghiệp, nông thôn: đẩy mạnh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân; chuyển d ch mạnh cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng tạo ra giá tr gia tăng ngày càng cao, gắn với công nghiệp chế biến và

Trang 27

th trường; thực hiện cơ hí hóa, điện khí hóa, thủy lợi hóa, đưa nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ sinh học vào sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh, phù hợp với đặc điểm từng vùng, từng đ a phương [21]

Như vậy, quá trình hoàn thiện và phát triển đường lối, chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nhất là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới đã đi vào cuộc sống, tạo chuyển biến cơ bản tình hình đất nước

Đ nh nghĩa này c ng được ghi trong từ điển Bách khoa Việt Nam Trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước, Đảng ta đặc biệt coi trọng CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, coi: “CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là một trong nh ng nhiệm v quan trọng hàng đầu của CNH, HĐH đất nước [20, tr.124]

Khái niệm CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã được Ngh quyết Trung ương 5 ( hóa IX xác đ nh:

CNH, HĐH nông nghiệp là quá trình chuyển d ch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, gắn với công nghiệp chế biến và th trường; thực hiện cơ hí hóa, điện khí hóa, ứng d ng các thành tựu khoa học công nghệ, trước hết là công nghệ sinh học, đưa thiết b , kỹ thuật và công

Trang 28

nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất nông nghiệp nhằm nâng cao năng xuất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nông sản hàng hóa trên th trường

CNH, HĐH nông thôn là quá trình chuyển d ch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tăng nhanh tỷ trọng giá tr sản phẩm và lao động các ngành công nghiệp và d ch v , giảm dần tỷ trọng sản phẩm lao động nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển nông thôn bảo

vệ môi trường sinh thái; tổ chức lại sản xuất và xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp; xây dựng nông thôn dân chủ, công bằng, văn minh, hông ngừng nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân ở nông thôn [18, tr.293]

Như vậy, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta có v trí hết sức quan trọng vì nó tạo tiền đề và cơ sở v ng chắc thúc đẩy toàn bộ quá trình CNH, HĐH đất nước; là m i nhọn đột phá quan trọng nhằm giải phóng sức lao động dồi dào và nguồn đất đai rộng lớn ở nông thôn Vì vậy cần “tăng cường chỉ đạo và huy động các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” [18, tr.92] Trong các nguồn lực để đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, nguồn lực con người là yếu tố quan trọng nhất

Ở nông nghiệp, nông thôn, nguồn lực lực đó chính là người nông dân

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là con đường tất yếu đưa nông nghiệp, nông thôn nước ta thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu Đó là quá trình chuyển đổi căn bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, d ch v và quản lý kinh tế - xã hội, mà ở đó nông dân là lực lượng sản xuất căn bản, đóng vai tr quyết đ nh Đây là m i nhọn đột phá nhằm giải phóng sức lao động của giai cấp nông dân – lực lượng đông đảo trong cư dân nước ta

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ thúc đẩy tăng năng suất lao động, làm thay đổi cơ bản diện mạo nông thôn Việt Nam, tăng cường giao lưu

gi a nông thôn và thành th , giải phóng người nông dân khỏi lao động thủ công, giản đơn và manh mún… Mặt khác, phong cách công nghiệp trong quá trình tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn sẽ làm thay đổi một loạt

nh ng tập quán, thói quen lao động và sinh hoạt c , lạc hậu CNH, HĐH nông

Trang 29

nghiệp, nông thôn là phương hướng cơ bản nhằm phát triển nhanh, mạnh kinh

tế - xã hội nông thôn tạo ra tiền đề vật chất cho việc cải thiện đời sống văn hóa tinh thần cho nông dân, tạo nên bầu không khí nông thôn, nông dân lành mạnh, vừa phát huy và nâng cao nh ng giá tr trong lối sống truyền thống, vừa hướng tới nh ng giá tr văn minh hiện đại

Trước yêu cầu của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, đến nay, sau hơn 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, nông nghiệp, nông dân, và nông thôn ở nước ta hiện nay đã đạt được nh ng thành tựu to lớn và khá toàn diện Nông nghiệp tiếp t c phát triển với tốc độ há cao theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao năng xuất và chất lượng và hiệu quả; bảo đảm v ng chắc an ninh lương thực quốc gia; một số mặt hàng xuất khẩu chiếm v trí cao trên thế giới Kinh tế nông thôn chuyển d ch theo hướng nông nghiệp, d ch v , ngành nghề; các hình thức tổ chức tiếp t c được đổi mới Kết cấu hạ tầng kinh tế -

xã hội được tăng cường, bộ mặt nhiều vùng nông thôn thay đổi Đời sống vật chất và tinh thần của dân cư ở hầu hết các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện Xóa đói, giảm nghèo đạt được nh ng kết quả to lớn Hệ thống chính tr

ở nông thôn được củng cố và tăng cường Dân chủ cơ sở được phát huy An ninh chính tr , trật tự an toàn xã hội được gi v ng V thế chính tr của giai cấp nông dân ngày càng được nâng cao Người nông dân có nhiều điều kiện,

cơ hội làm giàu cho gia đình, quê hương và đất nước

Đại hội toàn quốc lần thứ X của Đảng đã xác đ nh m c tiêu phấn đấu đến năm 2020 là nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại, trong đó lao động nông nghiệp còn khoảng 30% lao động xã hội, tỷ

lệ lao động nông thôn qua đào tạo trên 50%, số xã đạt tiêu chuẩn nông thôn mới đạt khoảng 50% thu nhập của dân cư nông thôn, gấp 2,5 lần so với hiện nay [20]

Tuy nhiên, do trình độ phát triển lực lượng sản xuất của nước ta còn thấp, nên quan hệ sản xuất mới tuy đã ra đời nhưng chưa v ng mạnh, còn có

nh ng biểu hiện hình thức Nền sản xuất hàng hoá ở nước ta chưa phát triển

Trang 30

mạnh theo nghĩa đầy đủ của nó, đặc biệt ở nông thôn Ở khu vực này vẫn còn dấu vết của nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp; làm ăn theo lối kinh nghiệm, truyền thống, lạc hậu Th trường nông thôn chưa phát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, sản xuất còn ph thuộc vào tự nhiên và tập quán c Kinh tế th trường và cơ chế th trường ở nước ta vẫn còn ở dạng phôi thai, vẫn ở trình độ

sơ hai chứ không phải nền kinh tế thi trường với đầy đủ tiêu chí của nó Trong hi đó, quốc tế lại đang diễn ra xu thế quốc tế hóa kinh tế, toàn cầu hóa

và khu vực hóa ngày càng rõ, đồng thời cách mạng khoa học – công nghệ đang phát triển với một gia tốc lớn, bùng nổ thông tin, nh ng công nghệ mới xuất hiện ngày một nhanh đang làm cho công nghệ của các thế hệ c nhanh chong trở nên lạc hậu và b loại thải Đây là nh ng thách thức to lớn đối với nước ta T t hậu ngày một xa hơn về kinh tế, khoa học kỹ thuật – công nghệ

c ng như về kinh tế văn hóa và lối sống

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong thời đại ngày nay, công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa Ở nông thôn, sự gắn bó này thể hiện trong việc thực hiện đồng thời quá trình chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công nghiệp và quá trình từng bước phát triển các yếu

tố của nền kinh tế tri thức

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn bao gồm nội dung về kinh tế - kỹ thuật, nghĩa là sự phát triển về lực lượng sản xuất, và nội dung về kinh tế - xã hội, nghĩa là bao hàm cả cấu trúc kinh tế và xã hội, thể chế kinh tế, quan hệ sản xuất, tư duy, lối sống… ở nông thôn Nh ng nội dung về kinh tế - kỹ thuật tạo nền tảng vật chất để tạo nên nh ng thay đổi về kinh tế - xã hội; nội dung kinh tế - xã hội chi phối tính chất, m c tiêu của quá trình thay đổi, tạo tiền đề và hậu thuẫn cho nội dung kinh tế - kỹ thuật

Trong điều kiện Việt Nam, việc thực hiện quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn gắn liền với quá trình xây dựng nền kinh tế th trường đ nh hướng xã hội chủ nghĩa

Trang 31

1.1.2.2 Đặc điểm của nông nghiệp Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH

- Đã hình thành mô hình kinh tế nông nghiệp phát triển toàn diện dưới

sự tác động của chính sách nông nghiệp

Đến nay, không nh ng nước ta đã đảm bảo được an ninh lương thực quốc gia mà hằng năm c n xuất khẩu gạo với số lượng lớn Nhiều loại nông sản phi lương thực có mức tăng trưởng cao Nhiều loại nông sản xuất khẩu đã chiếm th phần đáng ể trên th trường thế giới Nước ta đã đứng đầu thế giới

về xuất khẩu hồ tiêu, đứng thứ hai thế giới về xuất khẩu cafê và hạt điều Nước ta c ng trở thành nước xuất khẩu quan trọng trên thế giới về cao su thiên nhiên, thuỷ sản Theo số liệu mới nhất của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, khối lượng xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2013 ước đạt 6,61 triệu tấn với tống giá tr 2,95 tỷ USD [60]

Cơ cấu lao động, cơ cấu hộ theo hoạt động kinh tế nông thôn có sự thay đổi theo hướng tiến bộ Tỷ lệ số hộ chuyên kinh doanh công nghiệp, d ch v tăng, tỷ lệ hộ thuần nông giảm Làng nghề được khôi ph c và mở rộng

Chăn nuôi c ng có mức tăng trưởng khá, thuỷ sản có sự khởi sắc toàn diện Số đơn v sản xuất, d ch v thuỷ sản tăng nhanh về số lượng, v trí thuỷ sản trong cơ cấu kinh tế nông thôn ngày càng cao, thu nhập từ thuỷ sản chiếm

tỷ trọng lớn trong cơ cấu tổng thu của hộ Số hộ thuỷ sản cả nước có 509 nghìn hộ, chiếm 3,7% tổng số hộ Trong nuôi trồng thuỷ sản, nét nổi bật nhất

là số lượng và quy mô trang trại tăng nhanh và đem lại hiệu quả thiết thực Cả nước có 16.952 trang trại nuôi trồng thuỷ sản

Số hợp tác xã trong ngành thuỷ sản tuy hông tăng về số lượng (319 hợp tác xã nhưng đã đổi mới nội dung hoạt động, chuyển mạnh sang d ch v cho kinh tế hộ, nên có tác d ng tích cực đối với sự phát triển của hoạt động nuôi trồng thuỷ sản nói chung, nuôi tôm nói riêng và tăng thu nhập của hộ nông thôn, thu từ thuỷ sản chiếm 15,3% tổng thu của hộ, trong hi đó thu từ lâm nghiệp chỉ có 4,5%

Trang 32

Các hoạt động nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản có nhiều tiến bộ Phong trào nuôi tôm giống, tôm th t, nuôi cá nước ngọt, nước lợ phát triển mạnh từ Nam ra Bắc, nhất là vùng ven biển, vùng đồng bằng Nam bộ Các phương thức nuôi cá ruộng, cá ao, cá bè, cá lồng, nuôi nghêu, sò huyết, ba ba tiếp t c được mở rộng ở nhiều đ a phương, tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động và làm tăng đáng ể nguồn thực phẩm cho xã hội

- Cơ cấu kinh tế trong nông thôn chuyển dịch theo hướng CNH, HĐH

Theo số liệu của Tổng c c Thống ê, năm 2013, hu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 18,4%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,3% và khu vực d ch v chiếm 43,3% (năm 2012 các tỷ trọng tương ứng là: 19,7%; 38,6% và 41,7% ước sang năm 2014, cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay vẫn theo hướng tích cực Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 17,69%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 38,70%; khu vực d ch v chiếm 43,61% (cơ cấu tương ứng của cùng kỳ năm

2013 là: 18,18%; 38,70%; 43,12%) [60]

Nét mới nông thôn ngày nay là sự khôi ph c phát triển của làng nghề, làng nghề truyền thống Bên cạnh đó, tốc độ và phạm vi trong công nghiệp chế biến, nông, lâm, thuỷ sản ở nông thôn tăng nhanh và mở rộng Đến cuối năm 2012, cả nước có 3.017 làng nghề, trong đó có 950 làng nghề truyền thống, trong nông thôn 40.500 cơ sở, tổng số các cơ sở nông nghiệp nông thôn nói trên hàng năm thu hút hơn 10 triệu lao động, chiếm 29% lực lượng lao động nông thôn

Cơ cấu tổng thu của hộ nông dân đã chuyển d ch theo hướng tiến bộ: Thu

từ sản xuất- kinh doanh chiếm tỷ lệ lớn (78,1%) và các khoản thu hác (như tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội chiếm 21,9% Trong cơ cấu tổng thu về sản xuất - kinh doanh: thu về nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 75,6%, thu từ công nghiệp - xây dựng chiếm 10,6%, còn lại thu từ các ngành d ch v chiếm 13,8%

Trong cơ cấu tổng thu nông, lâm nghiệp, thuỷ sản, thu từ ngành nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (79,9%), thu từ thuỷ sản chiếm 15,3% và thu

Trang 33

từ lâm nghiệp chỉ chiếm 4,8% Tỷ trọng nông nghiệp và lâm nghiệp giảm dần

và tỷ trọng thuỷ sản tăng nhanh là xu hướng tiến bộ đúng với thực tế hiện nay

ở các vùng nông thôn, nhất là vùng ven biển Trong cơ cấu tổng thu của ngành thuỷ sản, thu từ hoạt động nuôi trồng thuỷ sản chiếm 53,2%, thu từ hoạt động đánh bắt thuỷ sản chiếm 45,9%

- Các đơn vị kinh doanh nông nghiệp phát triển đa dạng theo hướng tiến bộ Mô hình kinh tế trang trại phát triển nhanh, đa ngành và có hiệu quả kinh tế - xã hội

Các đ a phương trong cả nước c ng đẩy mạnh việc phát triển sản xuất trên cơ sở xây dựng các khu công nghiệp tập trung, hình thành các vùng chuyên canh cho sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, chế biến, nuôi trồng thuỷ sản, hình thành các vùng sản xuất hàng hoá trên cơ sở điều kiện tự nhiên, kinh

tế - xã hội của từng vùng Điều này tạo thuận lợi cho phát triển công nghiệp chế biến, góp phần tạo nên xu hướng chuyển d ch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng tỷ trọng sản xuất hàng hoá, hướng về xuất khẩu

Đến năm 2012, cả nước có 10.086 hợp tác xã với nông- lâm- thuỷ sản

đã chuyển đổi và thành lập mới theo luật hợp tác xã 1996 tổ chức lại bộ máy quản lý gọn nhẹ, phù hợp yêu cầu hoạt động d ch v ; vốn quỹ hợp tác xã được kiểm kê làm rõ công nợ; thực hiện dân chủ, công khai kinh tế nội bộ, tư cách pháp nhân của các hợp tác xã được xác lập, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất - kinh doanh Các hợp tác xã đã xây dựng điều lệ, phương án sản xuất - inh doanh, tăng cường một bước cơ sở vật chất - kỹ thuật (hệ thống thuỷ nông, máy móc, ), nhất là các khâu có tính kỹ thuật, mang tính cộng đồng, giúp đ vốn, kỹ thuật tạo điều kiện cho các hộ phát triển sản xuất Hợp tác xã nông nghiệp đã có vai tr tích cực trong việc xây dựng nông thôn mới, góp vốn, góp sức xây dựng cơ sở hạ tầng, tham gia các công việc xã hội, củng

cố quan hệ sản xuất mới ở nông thôn

Gần 30 năm đổi mới, nông nghiệp Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng vào loại nhanh nhất thế giới, bên cạnh nh ng thành tựu, nền nông nghiệp Việt Nam còn nhiều bất cập:

Trang 34

- Chưa có sự thống nhất trong việc xác định vị trí, vai trò của ngành nông nghiệp trong tổng thể nền kinh tế

Nông nghiệp ngày càng đóng vai tr quan trọng trong phát triển kinh tế

ở Việt Nam, điều này càng được minh chứng trong cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vừa qua Ngay trong thời điểm khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nông nghiệp vẫn phát triển tăng về số lượng lẫn giá tr Kim ngạch xuất khẩu luôn tăng dần theo từng năm, đưa nhiều mặt hàng nông sản Việt Nam đứng vào tốp đầu các nước xuất khẩu nhiều nhất trên thế giới Tuy nhiên, việc xác đ nh về vai trò, v trí của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn vẫn chưa đầy đủ, dẫn đến nhiều bất cập trong hoạch đ nh và thực thi các chính sách phát triển nông nghiệp thời gian qua

- Quy hoạch phân bổ tài nguyên (đất đai, nguồn nước…) phục vụ phát triển nông nghiệp chưa hợp lý, chưa hướng tới thúc đẩy nâng cao năng lực cạnh tranh của các sản phẩm nông, lâm, thủy sản

+ Các quy hoạch về đất, mặt nước cho sản xuất lúa gạo, cây công nghiệp ngắn ngày, cây dài ngày, chăn nuôi và thủy sản… chưa rõ ràng, chưa

đủ c thể để quản lý chặt chẽ theo yêu cầu của sản xuất từng loại cây trồng, vật nuôi Tình trạng quy hoạch sản xuất nông, lâm, thủy sản liên t c b phá v tạo ra sự hỗn loạn trong sản xuất, hao phí vốn đầu tư của người nông dân, gây

hó hăn cho đời sống của họ

+ Quy hoạch đất để sản xuất nông, lâm, thủy sản lâu dài, đất chuyển sang làm kết cấu hạ tầng nông thôn và tạo mặt bằng để phát triển các hoạt động công nghiệp, d ch v , thương mại nông thôn vẫn chưa được xác đ nh

- Mức đầu tư vào nông nghiệp thời gian qua không tương xứng với vai trò của nó đối với phát triển kinh tế cũng như chưa đáp ứng được yêu cầu của sản xuất nông nghiệp hiện đại

- Trong giai đoạn 2000-2010, tỷ trọng trong tổng vốn đầu tư xã hội cho ngành nông nghiệp giảm từ 13,8% GDP năm 2000 xuống còn 7,5% GDP vào năm 2005; và chỉ c n 6,26% DP vào năm 2010 [44,tr.73]

Trang 35

Vì vậy, sản xuất nông nghiệp gặp nhiều hó hăn về vốn đầu tư ph c

v sản xuất hàng hóa Đây chính là nguyên nhân cơ bản làm cho kết cấu hạ tầng ph c v sản xuất nông nghiệp hông đáp ứng được yêu cầu của quá trình CNH, HĐH và chuyển đổi cơ cấu sản xuất nông nghiệp hiện nay

1.1.2.3 Đặc điểm của nông thôn Việt Nam trong CNH, HĐH

- Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được tăng cường,

Các công trình thủy lợi, giao thông, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn Nổi bật là sự quan tâm đầu tư phát triển thủy lợi theo hướng đa m c tiêu, từ năm 2000 đến nay đã tăng nhanh cả năng lực tưới và năng lực tiêu, bảo đảm tưới tiêu chủ động cho 83% diện tích gieo trồng lúa, một số cây trồng khác và cấp nước cho sinh hoạt, công nghiệp, d ch v Hệ thống đê sông, đê biển được củng cố, nâng cấp một bước, nhiều công trình tiêu thoát l được xây dựng và phát huy tác d ng

Các hình thức tổ chức sản xuất ở nông thôn tiếp t c được đổi mới; kinh

tế nông thôn phát triển theo hướng tăng công nghiệp, d ch v , ngành nghề góp phần tạo việc làm và tăng thu nhập cho cư dân nông thôn

- Đời sống vật chất cư dân các vùng nông thôn ngày càng được cải thiện; xóa đói giảm nghèo đạt thành tựu to lớn

Năm 2013, tăng trưởng GDP đạt 5,4%, bình quân 3 năm 2011-2013 đã tăng 5,6%/năm; đưa quy mô nền kinh tế đạt gần 176 tỷ USD, thu nhập bình quân đầu người khoảng 1.960 USD Đặc biệt là về cơ bản đã xóa được đói, tỷ

lệ hộ nghèo hạ xuống còn 7%, thành tựu này được cộng đồng quốc tế đánh giá cao Theo kết quả Điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng c c Thống kê công bố, nếu như trong năm 2010, gần 80% hộ gia đình có sàn nhà chất lượng tốt và 72,3% hộ có tường nhà chất lượng tốt, thì năm 2012, con số này tương ứng là 84,4% và 76,3% [12] Theo kết quả điều tra hộ gia đình nông thôn năm

2012 cho thấy, tỷ lệ các hộ gia đình dùng nước sạch trong năm 2010 và 2012 chiếm đến trên 84% Các hộ gia đình ở nông thôn đã giảm s d ng chất đốt

gỗ củi, thay vào đó là các nguồn năng lượng hác như ga, điện Tỷ lệ số hộ

Trang 36

gia đình ở khu vực nông thôn s d ng điện lưới để thắp sáng đạt 96,2% vào năm 2010 ên cạnh đó, việc tiêu th lương thực thực phẩm của hộ gia đình nông thôn đa dạng hơn, tăng từ 6,1 mặt hàng thực phẩm trong năm 2010 lên 6,3 trong năm 2012 [12]

Nhân dân tại các đ a bàn nông thôn tự giác đóng góp tiền của và công sức cho phát triển sản xuất, kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện đời sống Quỹ đền ơn đáp nghĩa, quỹ vì người nghèo, quỹ tình thương, quỹ khuyến học; giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, xoá nhà tranh, nhà tạm; cho vay không lấy lãi, hỗ trợ nhau về cây giống, con giống; hiến đất xây dựng trường học và giúp người nghèo; các hoạt động nhân đạo từ thiện thực sự có hiệu quả

- Các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội được cải thiện rõ rệt; dân chủ

xã hội được phát huy, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội và giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở nông thôn

Dân chủ xã hội nông thôn có nh ng bước tiến bộ, góp phần thúc đẩy việc thực hiện các nhiệm v chính tr , kinh tế, văn hóa, gi v ng an ninh chính tr , trật tự an toàn xã hội; tham gia có hiệu quả vào xây dựng hệ thống chính tr ở nông thôn Hiệu quả việc thực hiện các quy chế, quy ước, hương ước theo Thông báo 159-TB/TW, ngày 15-11-2004 của an í thư Trung ương Đảng hoá IX đi vào nề nếp, thường xuyên; quyền làm chủ của nhân dân trong việc giám sát các hoạt động của cán bộ, đảng viên và công chức được coi trọng; phát huy tốt hơn trách nhiệm của nhân dân trong việc tham gia quản lý nhà nước, tham gia góp ý cho cán bộ, đảng viên

Không khí dân chủ trong sinh hoạt các Đảng bộ, Hội đồng nhân dân các cấp, các đoàn thể quần chúng ở nông thôn tiếp t c được mở rộng và ngày càng nâng lên Tư tưởng mở rộng dân chủ, dân chủ trực tiếp được c thể hóa

và đưa vào nhiều hơn trong các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản của các

tổ chức chính tr - xã hội Quá trình thực hiện cải cách thủ t c hành chính gắn với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đưa lại nhiều hiệu quả hơn trong giải quyết các công việc liên quan đến nhân dân

Trang 37

Các công trình văn hóa được xây dựng, s a ch a, đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, xã hội, xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở Hoạt động văn hóa thông tin phát triển đa dạng Vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu

số được mở rộng sóng phát thanh, truyền hình

Các Hội (tổ chức chính tr - xã hội, xã hội, xã hội nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ,… đang ngày một gia tăng ở nông thôn c ng biểu hiện mức độ dân chủ được cải thiện, có tác d ng tích cực đối với cộng đồng, với hệ thống chính tr cơ sở Khoa học và công nghệ ph c v sản xuất đóng góp thiết thực

về mặt ứng d ng các kết quả nghiên cứu vào sản xuất, đời sống xã hội Hoàn thiện việc xóa mù ch và phổ cập giáo d c tiểu học trong cả nước và phổ cập giáo d c trung học cơ sở ở 31 tỉnh, thành phố

Thiết chế văn hoá (hương ước, nhà văn hoá xã, ở nông thôn từng bước được xây dựng, củng cố với nh ng nội dung mới, theo hướng văn minh, tiến bộ

Nhờ có đ nh hướng tốt cho việc khôi ph c các lễ hội truyền thống,

gi gìn nh ng tập quán tốt đẹp trong các cộng đồng dân cư Chính tr - xã hội ổn đ nh, quốc phòng - an ninh được củng cố, cải cách hành chính có

nh ng tiến bộ nhất đ nh, tạo môi trường thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội ở nông thôn

Tuy nhiên, sự tác động của CNH, HĐH, nông thôn Việt Nam hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế:

- Kết cấu hạ tầng của nông thôn Việt Nam cơ bản thấp kém, lạc hậu

Trừ nh ng vùng gần thành th , hoặc gần quốc lộ trực tiếp cận đường giao thông thuận tiện, c n đại đa số nông thôn ở nh ng vùng sâu vùng xa, có kết cấu hạ tầng thấp ém Đường liên thôn, liên xã, đường làng ngõ xóm đại

đa số các đ a phương là đường đất chưa được bê tông hóa, một số đ a bàn vùng núi vẫn còn tình trạng xe vận tải chưa đến được thôn bản Điều đó hiến

bà con nông dân b thiệt thòi vì không thể tiếp xúc với th trường một cách dễ

Trang 38

dàng Họ phải bán sản phẩm cho thương lái với giá rẻ trong khi phải mua lại hàng hóa với giá cao

Trong nh ng năm qua bằng nhiều vốn, Nhà nước đã đầu tư xây dựng

hệ thống trường học, trạm y tế ngày càng khang trang, hiện đại ở nhiều đ a phương, nhưng nhìn chung ở nhiều vùng nông thôn hệ thống cơ sở vật chất này vẫn còn nhiều hạn chế Không ít nơi học sinh vẫn phải học ở nh ng ngôi trường tranh tre, thiếu nh ng trang thiết b ph c v học tập, nhiếu cơ sở y tế xuống cấp trầm trọng Điều đó tạo nên sự căng thẳng cho nh ng cơ sơ y tế cấp tỉnh, cấp Trung ương

- Cơ cấu kinh tế nông thôn về cơ bản vẫn mang tính thuần nông

Quá trình chuyển d ch cơ cấu kinh tế nông thôn có nhiều tiến bộ nhưng vẫn diễn ra chậm và khác biệt gi a các vùng, về cơ bản vẫn mang tính thuần nông Ở nông thôn, các cư dân chủ yếu là nhà nông và làm nghề nông, đây là

đ a bàn hoạt động chủ yếu của các ngành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư nghiệp và các ngành nghề sản xuất – kinh doanh, d ch v phi nông nghiệp Ở các làng xã truyền thống, sản xuất nông nghiệp chiếm v trí quan trọng và là nguồn sinh kế chính của đa số nông dân Do sự phát triển và tiến bộ của đất nước nên đặc điểm này đã có sự thay đổi, đó là nông thôn trong tương lai không chỉ có nh ng người nông dân sinh sống và làm nông nghiệp mà còn có

cả các cư dân tiến hành nhiều hoạt động kinh tế khác nhau, gồm cả tiểu thủ công nghiệp, sản xuất công nghiệp và thương mại và d ch v Theo đó tỷ trọng lao động và GDP của các ngành ở nông thôn theo đó c ng thay đổi theo hướng gia tăng công nghiệp và d ch v

- Quan hệ, tổ chức cộng đồng trong nông thôn truyền thống thường diễn ra trong phạm vi làng, xã, dựa trên cơ sở huyết thống

Làng là một cộng đồng dân cư của nông dân Mỗi làng có một đình làng – nơi sinh hoạt của cộng đồng dân cư Mỗi làng có một phong t c tập quán thậm chí giọng nói khác nhau Trong làng có một số dòng họ cùng sinh sống Một số vùng có thủ công, người dân trong làng có thể cùng làm một

Trang 39

nghề nhất đ nh Trong quan hệ ứng x gi a con người với con người ở nông thôn Việt Nam, các hành vi của mỗi cá nhân thường đặt trong các thiết chế xã hội (gia đình, d ng họ, làng xã,… làm cho vai tr của cộng đồng trở nên mạnh mẽ và cá nhân nhỏ bé Sức mạnh của cộng đồng làng xã, thể hiện cả trong quan hệ gi a các thành viên và nh ng đối tượng bên ngoài cộng đồng

Cư dân nông thôn V êt Nam có mối quan hệ họ tộc và gia đình há chặt chẽ với nh ng quy đ nh c thể của từng họ tộc và gia đình Ở nông thôn có nhiều gia đình trong một dòng họ sinh sống và gắn bó với nhau gần g i, hăng hít lâu đời Nh ng người ngoài dòng họ cùng chung sống, góp sức

ph ng tránh thiên tai, giúp đ nhau trong sản xuất và đời sống tạo nên tình làng nghĩa xóm lâu đời

1.2 Tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với nông dân và khái quát vai trò của nông dân trong CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở Việt Nam

1.2.1 Tác động của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đối với nông dân Việt Nam

Trước hết, quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn đã hình thành

và nâng cao năng lực “chủ thể” trong lao động của người nông dân

Người nông dân Việt Nam với bản tính cần cù, thông minh, sáng tạo đã không ngừng vận d ng nh ng tựu khoa học, ĩ thuật vào sản xuất Trước đổi mới, người nông dân b kìm kẹp bởi cơ chế bao cấp nên hông phát huy được năng lực chủ thể Ngày nay, cơ chế mới đã giải phóng họ, người nông dân đã trở thành chủ thể nh ng đơn v kinh tế độc lập, tự chủ, họ vừa là chủ đất, chủ vốn, chủ phương thức sản xuất, từ đó họ có cách thức riêng trong s d ng sức lao động và tư liệu sản xuất Kinh tế hộ gia đình sản xuất hàng hóa trở thành hình thức kinh tế chính ở nông thôn Kinh tế trang trại tiếp t c phát triển theo hướng tổ chức hợp tác tự nguyện, phù hợp với cơ chế th trường

Đã có rất nhiều nh ng nông dân vượt khó làm giàu, thậm chí chính họ

là nh ng nhà phát minh, sáng chế ra nh ng công c lao động, máy móc thiết

Trang 40

thực ph c v cho sản xuất Người nông dân tự chủ quá trình sản xuất nên họ chủ động lựa chọn ĩ thuật trong trồng trọt và chăn nuôi có hiệu quả nhất nhằm tăng năng suất, tiết kiệm chi phí…Từ nh ng tính toán đó đã hình thành

tư duy tổ chức, quản lí trong sản xuất Mặt hác, tác động của cơ chế th trường khiến người nông dân Việt Nam ngày càng năng động nếu muốn đứng

v ng và khẳng đ nh v thế sản phẩm của mình trên th trường Họ c ng rất quan tâm tới nh ng thông tin và chính sách của nhà nước, có ý thức hơn trong bảo vệ quyền lợi của mình, tham gia các Hội như: Hội nông dân, Hội khuyến nông…từ đó thúc đẩy quá trình dân chủ quá ở nông thôn

CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đã làm thay đổi cơ cấu lao động của người nông dân, ngoài bộ phận lao động nông nghiệp truyền thống, nông dân còn tham gia các ngành nghề hác như tiểu thủ công nghiệp, kinh doanh buôn bán nhỏ, các nghề tự do…Hiện nay, khu vực nông thôn ở nước ta có nhiều ngành nghề tiểu thủ công nghiệp và làng nghề truyền thống Việc phát triển các làng nghề không chỉ giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân mà còn góp phần bảo tồn các nghề truyền thống lâu đời của Việt Nam

Thứ hai, địa vị chính trị, xã hội của người nông dân không ngừng nâng cao

Hiện nay ngày càng có nhiều nông dân tham gia bộ máy công quyền hoặc các tổ chức xã hội Người nông dân tự ý thức rõ hơn quyền lợi, trách nhiệm của mình, chủ động hơn trong việc tham gia các công việc chung của thôn, xóm Đây sẽ là nhân tố khởi nguồn cho sự phôi thai và hình thành

nh ng hình thức tự quản, tăng cường trên thực tế quyền làm chủ của nhân dân, của các cộng đồng dân cư

Người nông dân c ng đang dần dần được giải phóng khỏi sự hạn chế của nh ng thiết chế thời bao cấp để họ có thể dựa vào thành quả phấn đấu của mình, tự xác đ nh v trí trong xã hội rộng mở Trước đây, chúng ta đã tiến hành các cuộc cải tạo nông thôn, hợp tác hóa nông nghiệp Một trong nh ng

hệ quả của các cuộc cải tạo này là hình thành nên một số tầng lớp xã hội của

Ngày đăng: 22/09/2020, 00:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w