Nỗi niềmôngchủ (VietNamNet) - Vì hiểu cái vô lý bất công của chính sách lương bổng, biết khinh bỉ lối kiếm tiền bẩn, và vì nhu cầu được sống tốt hơn, đầy đủ hơn, tự tin hơn, có quyền hơn với chính cuộc đời mình, và cũng vì vô cùng yêu mến quê hương mình, văn hóa mình, truyền thống nhân văn của gia tộc mình mà Tiến sỹ Hoàng Bình đã thực hiện một "cuộc nhập thế vĩ đại", không sợ hãi những giáo điều chết cứng để làm tư bản tư nhân. Về đại thể, ai cũng thấy rằng, lớp đối tượng “đảng viên làm kinh tế tư bản tư nhân (TBTN)” mà người ta đang nói đến hiện nay, đại đa số đều ngoài 50 tuổi, thậm chí cả những người đã hơn 80, ít nhiều đã trải qua chiến đấu thử thách, cống hiến, lãnh đạo. Vì thế, nhiều bài viết trên các báo về “đảng viên làm kinh tế TBTN”, thấy đâu đó, hoặc hoang mang, băn khoăn, nghi ngờ; hoặc khẳng định: doanh nhân là “kẻ bóc lột”, “chỉ biết đến tiền”, “lợi nhuận và chỉ có lợi nhuận”, “làm giàu và chỉ có làm giàu”… thật xấu xa. Tôi chạnh lòng nhớ lại cả một “thời hoa đỏ” của mình. Được nuôi dạy để thành người tử tế Ngày xưa, nghĩa là cách nay đã hơn 50 năm, khi về tiếp quản Thủ đô, chúng tôi chỉ là những đứa trẻ. Có khác lũ trẻ "đường phố" chăng thì chỉ là vì chúng tôi thuộc một “thành phần giai cấp” khác, gia đình cán bộ. Tất nhiên hồi ấy, tâm hồn chúng tôi trong sáng lắm. Chiều chiều, thi thoảng chúng tôi vẫn từ bên khuôn viên Phủ Thủ Tướng sang bên Phủ Chủ tịch “chơi với ông” – ông Hồ. Cụ chơi đùa với chúng tôi như mọi ông già khác, có chăng chỉ là lâu lâu ông cho chúng tôi vài cái bánh, cái kẹo, quả vải, quả nhãn… mà ai đó biếu cho ông, những thứ hồi ấy là “hàng quý hiếm”. Hồi đó chưa có nhà sàn, Cụ ở dưới căn hầm của ngôi nhà to, còn gọi là “rê-đờ-sốt-sê”, ở lối cầu thang từ hầm lên có một cây dâu da, chi chít quả màu hồng thắm trông thật ngon nhưng Cụ không cho chúng tôi hái ăn “vì các cháu sẽ bị sốt rét đấy”. Kể cả khi là thành viên đội thiếu niên danh dự, thường được ôm hoa lên tặng các vị khách nước ngoài cũng như ở các kỳ họp quan trọng của Đảng, của Quốc hội, chúng tôi vẫn là những đứa trẻ bình thường như bao bạn học cùng lớp, không hề kênh kiệu, không hề biết nói dối về những điều cao siêu mà ngày nay trẻ em vẫn thường được thầy cô viết hộ bài để phát biểu. Hồi ấy, tôi phải học trường tư thục vì trong gia đình, nếu có hai con đi học thì chỉ một đứa được học trường công. Anh trai tôi học trường công Ngô Sỹ Liên, vì vậy tôi phải học tư thục Cộng Hòa cùng ở phố Hàm Long. Sau đó vài năm tôi chuyển đến trường mới để gần nhà hơn vì lúc này cũng không còn loại trường tư thục nữa. Lớp học của chúng tôi cũng có một số là con cái gia đình cán bộ lãnh đạo cao cấp, tức thuộc hàng ngũ “xê-ô-xê-xê” (C.Ô.C.C- con ông cháu cha). Tất nhiên, khái niệm này thì mãi sau này mới xuất hiện với hàm ý xấu chứ hồi ấy chúng tôi không hề thấy có gì khác biệt; thậm chí đến giờ, khi hội lớp, chúng tôi vẫn giữ tình cảm “phi giai cấp” đó như thủa nào ấu thơ. Điều may mắn của chúng tôi so với trẻ em ngày nay là: buổi trưa cha mẹ vẫn có thể về nhà vì nghỉ trưa khoảng 2 tiếng. Vì vậy, dù con cái đi học sáng thì cha mẹ vẫn gặp được con vào giữa ngày. Cái sự “nhìn thấy mặt nhau” như vậy nó quan trọng lắm, vì bản thân đứa trẻ muốn lêu lổng cũng rất khó. Buổi tối, cha mẹ vẫn gần gũi, hỏi han chuyện học hành. Bài vở ít lắm chứ không là gánh nặng khủng khiếp như hiện nay, nên còn có thêm thời gian nghe và được giải thích chuyện cổ tích, chuyện ngụ ngôn đông tây, kim cổ. Hàng ngày, ngoài giờ học ở trường, chúng tôi còn thời gian để đi học thêm nhạc, họa, thể thao . tùy theo sở thích mỗi đứa. Học mà chơi, chơi mà học, mỗi ngày một chút xíu cho đến ngày khôn lớn, dần dần, “văn hóa người” từ gia đình, nhà trường và xã hội thấm vào chúng tôi một cách tự nhiên để biết làm một người tử tế. Nhờ vậy cho đến tận bây giờ, khi đã về già, cũng có chút danh, rồi cũng làm kinh tế TBTN, dù chưa là gì ghê gớm cả nhưng nghĩ đến việc phải làm một cái gì đó xấu xa, lừa dối, bất nhân là tôi không thể. 1 Lớp người chúng tôi hồi ấy dù phải hưởng “một nền giáo dục cũ rích” vì tiếp thu sự chuyển giao từ nền giáo dục thuộc địa để lại, rồi là “xê-ô-xê-xê”, nhưng ngày nay điểm lại chả thấy ai hư hỏng, mà nhìn chung đều sống tử tế, thậm chí có người hồi ấy có vẻ “hơi hư hơn bạn bè một chút” như anh Đoàn Mạnh Giao, con trai bác Đoàn Trọng Truyến, có vẻ “cù lần” một chút như Phạm Sơn Dương con bác Phạm Văn Đồng, quảng giao như Nguyễn Minh Lợi, con bác Trần Quốc Hoàn hoặc làm doanh nhân như chúng tôi… rốt cuộc vẫn thành đạt, khiêm nhường, tử tế chứ không nghêng ngang phét lác như những cậu con trời ngày nay. Lớp người chúng tôi, có thể 90% đều đã là đảng viên cộng sản, đã từng là cán bộ lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, đều đã từng đi qua những năm tháng vô cùng khó khăn của đất nước, có những người đã hy sinh, mãi mãi không thể trở về. Lớp người đó chắc chắn không mấy ai thừa hưởng được bao nhiêu về vật chất từ cái vị trí của cha mẹ hoặc từ chính vị trí lãnh đạo của mình khi giã từ đời sống “biên chế” trong bộ máy chính trị. Vì sao? Vì sự thật là, lớp cán bộ lãnh đạo cao cấp hồi đó đa số đều trưởng thành từ kháng chiến, được sống và làm việc trong tầm ảnh hưởng trực tiếp của Cụ Hồ, lại thụ hưởng những cốt cách của tinh thần liêm - sỹ của Nho giáo vốn đã hằn sâu trong nếp nhà mỗi người trước khi bước vào cuộc hành trình vạn dặm vì độc lập dân tộc. Bởi vậy lớp cán bộ đó biết khinh, biết vinh, biết bỉ, biết sỷ. Nhân cách đó truyền vào huyết quản chúng tôi để trong mọi hoàn cảnh đều “tiền bạc không thể mua chuộc, uy vũ không thể khuất phục”, khó lòng hư hỏng được. Tôi đã từng ứa nước mắt khi sau nhiều năm xa cách, trở về thăm gia đình, bước vào phòng ăn, thấy một đĩa khoai lang luộc được giữ cẩn thận trong cái lồng bàn bằng tre. Tôi biết đó là bữa ăn sáng của “ông bà già”. Vậy đó, giữa Thăng long ào ạt ăn xài, cướp tiền bằng mọi giá, một vị cán bộ lãnh đạo cao cấp của Nhà nước, gần 90 tuổi rồi vẫn sống thanh đạm. Tôi chỉ cho con trai mà lòng thật thương cảm. Lớp người đó sống như vậy, làm sao cướp được tiền gian để cho con cái mình thừa kế. Ai là kẻ bóc lột? Nhưng tại sao ngày nay khá nhiều con em các cán bộ lãnh đạo, dù chỉ là cấp hạng xoàng, thậm chí cả ở cấp thôn xã cũng lộng hành ngang ngược, ăn xài không cần biết đến giá trị được tính bằng máu, mồ hôi và nước mắt của biết bao người lao khổ để tạo ra đồng tiền. Ai cũng biết chế độ lương công chức của ta là cực kỳ vô lý, không một ai có thể sống nổi chỉ với đồng lương. Chính chế độ lương đó đã khuyến khích công chức đủ loại tranh thủ mọi cơ hội có thể để có thêm thu nhập. Và, từ gian lận chút xíu để kiếm chút đỉnh sống qua ngày đến thói ăn cướp, tham ô, tham nhũng chỉ ngắn tày gang. Không có lý gì với mức lương đó mà một Bộ trưởng, một công chức, kể cả những công chức quèn như anh chàng thuế vụ, hải quan, địa chính, giao thông, thư ký tòa… lại có nhà to, nhà đẹp, trang thiết bị đắt tiền, họ và vợ con ăn xài tiêu tiền như rác. Tiền đó ở đâu ra, chắc chắn là không thể từ lao động chân chính, bởi không một người lao động nào lại không biết quý trọng đồng tiền. Những người mượn danh nghĩa cán bộ đảng viên và ưu thế công tác đã và đang cướp được vô số tiền bạc của dân, của nước dưới nhiều dạng thức khác nhau đã trở nên “giàu có khủng khiếp”. Sở dĩ có đám cán bộ đảng viên “đi găng tay bằng vàng” này là vì chính sách lựa chọn, đề bạt, bổ nhiệm cán bộ, chế độ, luật pháp của hệ thống chính trị và quản lý nhà nước của ta có quá nhiều khuyết tật. Những khuyết tật đó đã sinh ra, khuyến khích và bảo vệ cho bọn ăn cướp này. Bọn kẻ cướp này hiện đã sinh sôi nảy nở cả về số lượng lẫn cách thức tổ chức ăn cướp trong cơ cấu Đảng và chính quyền trên phạm vi cả nước. Nếu cần phải nói về kẻ bóc lột thì chính là phải nói về đối tượng này. Tham nhũng chính là kẻ bóc lột tham lam nhất, tàn nhẫn nhất và điên cuồng nhất. Đảng viên doanh nhân - Chiến binh dũng cảm Cần biết rằng, thời thuộc Pháp, lương của người công nhân cao su có thể nuôi bản thân mình và 3 người nữa. Còn về mức độ bóc lột, theo "Tư bản luận" - Kinh Thánh của Chủ nghĩa Mác, thì: Giai 2 cấp phong kiến bóc lột người tá điền hưởng khoảng 35% hoa lợi, nhà Tư bản bóc lột người công nhân được khoảng 25% giá trị thặng dư. Vậy mà ở Việt Nam, theo số liệu của TỔNG CỤC THỐNG KÊ năm 1989, nhà nước thu lại 75%, chỉ trả cho người lao động 25% giá trị lao động của họ. Về mặt lý luận, Enghen đã từng nói, không có gì vô lý cho bằng, thế hệ này lại bắt thế hệ khác phải nghĩ theo cách của mình, phải sống theo cách của mình, bởi những điều kiện và hoàn cảnh sống của mỗi thế hệ có quá nhiều khác biệt. Hoặc, “học thuyết của chúng tôi là một hệ thống mở, nó không phải là một giáo điều”. Mác nói rõ hơn: bản chất của phép biện chứng là phê phán và cách mạng, và Lênin: bản chất của chủ nghĩa Mác là nghiên cứu cụ thể mỗi tình hình cụ thể để định ra hành động cụ thể của mình. Quá trình phát triển của lịch sử và của lý luận là quá trình phủ định của phủ định. Trước khi học thuyết di truyền học của Moocgan được chứng minh, người ta nghĩ rằng thuyết tiến hóa của Đac-uyn là tuyệt đối, trước khi thuyết thái dương của Cô-pec-nic được thực hiện bởi Cô-lôm-bô, thiếu gì người đã phải bị đưa lên giàn hỏa thiêu? Cả lý thuyết cũng như thực tiễn ngày nay đều đã khác xa những thế kỷ trước. Vậy tại sao người ta cứ bám chặt vào những tư duy cũ, lối nghĩ cũ để ép cả xã hội vào với những khuôn sáo cũ? Vì hiểu cái vô lý bất công của chính sách lương bổng, biết khinh bỉ lối kiếm tiền bẩn, và vì nhu cầu được sống tốt hơn, đầy đủ hơn, tự tin hơn, có quyền hơn với chính cuộc đời mình, và cũng vì vô cùng yêu mến quê hương mình, văn hóa mình, truyền thống nhân văn của gia tộc mình mà lớp “xê-ô-xê-xê” chúng tôi ngày xưa đã, hoặc giã từ cuộc sống vật vờ trong bộ máy nhà nước với đồng lương còm cõi, hoặc là dứt khoát về để “tự mình làm cả cuộc kinh doanh”. Trở thành nhà TBTN, đó là một cuộc nhập thế vĩ đại vì chúng tôi đã không sợ hãi trước những giáo điều chết cứng. Không có tài sản thừa kế mà hầu hết đều chỉ có chút ít tiền bạc, phải vay mượn nhiều lắm, nhưng với trí tuệ và lòng quả cảm, chúng tôi lập ra các công ty của mình, kinh doanh đủ mọi thứ ngành nghề, ở khắp mọi ngóc ngách của đất nước, miễn sao kiếm được đồng tiền sạch sẽ. Chúng tôi “bóc lột” chính cái thân xác và học vấn quý giá mà cha mẹ đã ban tặng cho mình, bằng cách bắt nó làm việc quần quật 14 - 15 giờ đồng hồ một ngày, dốc ra biết bao tâm trí, sức lực, chỉ để làm sao đồng tiền còm cõi, vay mượn sẽ sinh nở, doanh nghiệp sẽ ngày càng phát triển. Hàng nghìn người lao động trên nhiều vùng đất đang khao khát việc làm, khao khát đời sống ổn định, chào đón chúng tôi như những người anh hùng. Chúng tôi mang lại cho họ việc làm, tiền bạc, lối sống văn minh công nghiệp, đưa họ mỗi ngày gần lại hơn với đời sống thị thành. Nếu không có những doanh nhân chúng tôi, hàng triệu người lao động sẽ lấy gì ăn, mặc, sống, sinh đẻ và hy vọng?. Nếu cứ chiếu theo những tư duy siêu hình cứng nhắc Stalinnit cách đây đã 50 năm thì chúng tôi là những “kẻ bóc lột”, nhưng cuộc sống hừng hực ngày ngày của đất nước này đang cần thêm nhiều những “kẻ bóc lột” như chúng tôi, để sao cho không còn phải ngày ngày có thêm tin tức về những lao động Việt Nam đã và đang bị hành hạ, khinh rẻ từ ngay ở Việt Nam cho đến tận những chân trời xa lạ nào đó. Những “đảng viên ông chủ” như chúng tôi chắc chắn là những đảng viên tích cực, bởi chúng tôi vẫn đang là những chiến binh hàng đầu trong cuộc chiến chống lại sự nghèo đói, sự cùng khổ. Cuộc chiến đó cũng đầy rẫy hiểm nguy, thành bại. Không thiếu người đã chiến thắng nhưng cũng có biết bao doanh nhân đã phá sản, tay trắng lại hoàn tay trắng, thậm chí nợ ngập đầu. Kinh doanh là một cuộc chiến đấu lớn trong một chiến trường mênh mông với vô vàn cạm bẫy mà cái giá phải trả cho thất bại là chính cuộc đời mình, chứ làm gì có ai gánh giúp như mấy vị doanh nghiệp nhà nước. Điều quan trọng là sự thành bại đó có tử tế không, có danh dự không, đã có ai trong số những anh em “C.Ô.C.C” của thời kỳ đó núp bóng cha mẹ, mượn tiếng đảng viên để dùng nó như một lợi thế trong chiến trường này?. Ngược lại, chính cái danh tiếng đó là một gánh nặng danh dự không thể trút bỏ, nó giúp chúng tôi sống và làm ăn một cách tử tế như một cái gì đó vô cùng tự nhiên, chứ không thể bất chấp tất cả để kiếm tiền bằng mọi giá, làm giàu bằng mọi giá. 3 Cần phải có một cách nhìn khác. Phải kiên quyết tiêu diệt bọn tham nhũng – chỉ có chúng là “siêu giai cấp bóc lột” duy nhất, là kẻ bóc lột tàn bạo nhất, phải tạo ra cuộc chiến của toàn dân tộc nhằm tiêu diệt chúng ở khắp mọi nơi, kể cả khi chúng chỉ mới manh nha. Đừng mơ hồ và lạc hướng vấn đề bóc lột sang đối tượng doanh nhân, bởi doanh nhân chính là những người lao động số 1. Phải khuyến khích đảng viên trở nên giàu có bằng lao động. Có nhiều con đường để trở nên giàu có từ lao động mà chủ doanh nghiệp TBTN chỉ là một. Không thể hỏi “được làm hay không được làm TBTN” mà ngược lại, “phải làm, phải khuyến khích họ trở nên TBTN giàu có và ngày càng giàu có hơn”, tạo ra thật nhiều việc làm và ngày càng nâng cao thu nhập, cải thiện mức sống và lối sống cho mỗi người lao động. Mặt trận hàng đầu của dân tộc ta ngày nay là cuộc chiến chống và tiêu diệt đói nghèo, đưa Việt Nam trở nên một quốc gia cường thịnh, văn minh và giầu có. Cuộc chiến vĩ đại đó cũng do Đảng ta phát động đấy chứ. Và như vậy, những doanh nhân - đảng viên - chiến sỹ còn “tính đảng” hơn vạn lần những đảng viên chỉ biết rên rỉ về sự nghèo túng của mình nhưng lại tụng ca những câu chữ mà chắc gì họ đã hiểu được đúng đắn nội dung của những giáo lí đó? • Tiến sĩ Hoàng Bình - Chủ Tịch HĐQT Công ty TNHH Việt Sơn, Đồng Xoài, Bình Phước. 4 . Nỗi niềm ông chủ (VietNamNet) - Vì hiểu cái vô lý bất công của chính sách lương bổng, biết khinh bỉ lối. Thủ Tướng sang bên Phủ Chủ tịch “chơi với ông – ông Hồ. Cụ chơi đùa với chúng tôi như mọi ông già khác, có chăng chỉ là lâu lâu ông cho chúng tôi vài cái