Đề tài "Tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và Việt Nam" kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, đánh giá vai trò của của giáo dục vào tăng trưởng một k
Trang 1- -LÊ VÂN ANH
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
LU ẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp H ồ Chí Minh - Năm 2017
Trang 2- -LÊ VÂN ANH
TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở MỘT SỐ NƯỚC
ĐANG PHÁT TRIỂN
LU ẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
Tp H ồ Chí Minh - Năm 2017
Trang 3hướng dẫn của Người hướng dẫn khoa học TS Nguyễn Hoàng Bảo Nội dung, kết quả nghiên cứu của luận văn này là hoàn toàn trung thực Tất cả các nguồn tài liệu tham khảo đã được công bố đầy đủ
Tp.Hồ Chí Minh, ngày tháng năm
Ký tên
Lê Vân Anh
Trang 4MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ 1
1.1 Giới thiệu 1
1.2 Lý do chọn đề tài 1
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3.1 Mục tiêu chung 2
1.3.2 Mục tiêu cụ thể 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.5 Đối tượng nghiên cứu 3
1.6 Phạm vi nghiên cứu 3
1.7 Phương pháp nghiên cứu 3
1.8 Ý nghĩa nghiên cứu 4
1.8.1 Ý nghĩa lý luận 4
1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn 4
1.9 Kết cấu luận văn 4
CHƯƠNG 2: 6
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 6
2.1 Giới thiệu 6
2.2 Các khái niệm 6
2.2.1 Giáo dục, vốn con người trong tương quan với tăng trưởng kinh tế 6
2.2.2 Tăng trưởng kinh tế 8
2.3 Vai trò của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế 10
Trang 52.5.2 Những nguồn lực tự nhiên: 20
2.5.3 Trữ lượng vốn 20
2.5.4 Phát triển công nghệ 21
2.5.5 Các yếu tố chính trị và xã hội, thể chế: 21
2.6 Tổng quan các nghiên cứu liên quan 23
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 35
CHƯƠNG 3: 36
THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM 36
3.1 Tổng quan về giáo dục tại Việt Nam 36
3.2 Sơ lược hiện trạng giáo dục và tác động của nó vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam giai đoạn 1997-2015 39
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 44
CHƯƠNG 4: 45
KHẢO SÁT, KIỂM ĐỊNH MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU TÁC ĐỘNG CỦA GIÁO DỤC ĐẾN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở CÁC NƯỚC ĐANG PHÁT TRIỂN VÀ VIỆT NAM 45
4.1 Giới thiệu 45
4.2 Mô hình nghiên cứu đề nghị 45
4.3 Phương pháp nghiên cứu 46
4.3.1 Thiết kế nghiên cứu 46
4.3.1.1 Đo lường tăng trưởng kinh tế quốc gia 46
4.3.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 47
4.3.1.3 Đo lường biến nghiên cứu 50
4.3.2 Quy trình nghiên cứu 50
4.3.3 Phương pháp chọn mẫu 51
4.2.3.1 Lý do chọn mẫu 52
Trang 64.4 Kết quả nghiên cứu 54
4.4.1 Thống kê mô tả 54
4.4.1.1 Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) 54
4.4.1.2 Trữ lượng vốn quốc gia (CAP) 54
4.4.1.3 Tổng lao động khả dụng (LAB) 56
4.4.1.4 Tỉ lệ học tiểu học (EDU1) 57
4.4.1.5 Chi tiêu chính phủ cho giáo dục trên chi tiêu công (EDU2) 58
4.4.1.6 Chi tiêu chính phủ cho giáo dục trên GDP (EDU3) 60
4.4.1.7 Số lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ A 61
4.4.2 Phân tích tương quan 62
4.4.3 Phân tích hồi quy 64
4.4.3.1 Kiểm định tác động cố định 66
4.4.3.1 Kiểm định tác động ngẫu nhiên 67
4.4.3.3 Kiểm định chọn mô hình: Kiểm định Hausman và kiểm định LM test 68
4.4.3.3 Kiểm định tự tương quan và xử lý tự tương quan nếu có 69
4.4.2 Kết luận mô hình 71
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 73
CHƯƠNG 5: 74
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ QUỐC GIA 74
5.1 Đóng góp của đề tài 74
5.2 Định hướng tăng trưởng kinh tế năm 2020 74
5.2.1 Định hướng chung 74
5.2.2 Định hướng cải thiện tăng trưởng kinh tế thông qua hiệu quả giáo dục 76 5.2.2.1 Đối với giáo dục tiểu học 76
5.2.2.2 Đối với nghiên cứu khoa học 77
Trang 7PHỤ LỤC
Trang 8FEM Fixed effects model
GDP Gross domestic product
GNP Gross national product
Trang 9Bảng 3.1 Tỉ lệ chi cho giáo dục ở Việt Nam 1997-2015 40
Bảng 4.1 Các giả thiết nghiên cứu 49
Bảng 4.2 Tóm tắt cách đo lường các biến 50
Bảng 4.3 Kết quả thống kê mô tả biến tăng trưởng GDP 54
Bảng 4.4 Kết quả thống kê mô tả biến vốn quốc gia CAP 55
Bảng 4.5 Kết quả thống kê mô tả biến lao động quốc gia LAB 56
Bảng 4.6 Kết quả thống kê mô tả biến tỉ lệ học tiểu học EDU1 57
Bảng 4.7 Kết quả thống kê mô tả biến chi tiêu chính phủ cho giáo dục trên chi tiêu công EDU2 59
Bảng 4.8 Kết quả thống kê mô tả biến chi tiêu của chính phủ cho giáo dục trên GDP EDU3 60
Bảng 4.9 Kết quả thống kê mô tả biến số lượng nghiên cứu khoa học và công nghệ A 61
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy ước lượng theo phương pháp bình phương nhỏ nhất cho dữ liệu bảng (Pool OLS) 66
Bảng 4.11 Kết quả hồi quy tác động cố định 67
Bảng 4.12 Kết quả hồi quy tác động ngẫu nhiên 67
Bảng 4.13 Kết quả kiểm định Hausman cho bộ dữ liệu 69
Bảng 4.14 Kết quả kiểm định LM test cho bộ dữ liệu 69
Bảng 4.15 Kết quả kiểm định hồi quy tác động ngẫu nhiên 69
Bảng 4.16 Kết quả kiểm định xtest cho bộ dữ liệu 70
Bảng 4.17 Kết quả kiểm định hồi quy tác động ngẫu nhiên 70
Trang 10Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế và chi tiêu cho giáo dục ở Việt Nam giai đoạn 1997 -
2015 42
Hình 3.3: Đồ thị số lượng nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm ở Việt Nam
( từ 2000 đến 2013) 43
Hình 4.1: Mô hình nghiên cứu tổng quát 46
Hình 4.2: Tóm tắt quy trình nghiên cứu 51
Hình 4.3: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và vốn 63
Hình 4.4: Phân tán đồ tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và lao động 65
Hình 4.5: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và tỉ lệ học tiểu học 58
Hình 4.6: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của giáo dục trên chi tiêu công 59
Hình 4.7: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và chi tiêu của giáo dục trên GDP 60
Hình 4.8: Phân tán đồ thể hiện tương quan giữa tăng trưởng kinh tế và số lượng nghiên cứu khoa học công nghệ quốc gia 62
Trang 11CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
1.1 Giới thiệu
Trong chương này, luận văn sẽ trình bày tổng quan bài nghiên cứu, bao gồm: nêu lý do chọn đề tài, đặt ra mục tiêu nghiên cứu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu để thực hiện mục tiêu đã nêu
1.2 Lý do chọn đề tài
Tăng trưởng kinh tế luôn là một trong những mục tiêu cốt yếu của một quốc gia, và có thể nói mục tiêu ấy phát triển dựa trên bốn yếu tố chính: tài nguyên tự nhiên, nguồn vốn, trình độ phát triển khoa học công nghệ và nguồn nhân lực Trong
đó, nguồn nhân lực đóng vai trò như nguyên khí phát triển của một quốc gia và chịu tác động chủ yếu từ hệ thống giáo dục của quốc gia đó Xét tổng quan, tác động giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế có thể nói là một mối quan hệ hai chiều: Giáo dục tác động đến sự tăng trưởng kinh tế, quyết định đến sự ổn định và tăng trưởng của kinh tế; ngược lại, nền kinh tế quốc gia quốc gia và đường hướng phát triển của
nó hình thành nên và yêu cầu một hệ thống giáo dục phù hợp Trong thời đại cách mạng khoa học và công nghệ hiện nay, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn liền với phát triển kinh tế tri thức Chất lượng nguồn nhân lực, tri thức con người phải thông qua giáo dục và đào tạo mới có được Do vậy, nâng cao dân trí, đào tạo, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực con người Việt Nam trên cơ sở phát triển giáo dục và đào tạo là động lực của sự phát triển kinh tế tri thức, là vấn đề có ý nghĩa sống còn trước xu thế toàn cầu hoá
Vậy cụ thể giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế như thế nào? Mặc dù các nhà nghiên cứu từ trước tới nay luôn có một mối quan tâm vô cùng lớn trong mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế, các dẫn chứng từ nghiên cứu tìm được vẫn còn khá mong manh vì nhiều nguyên nhân khách quan Có hai chiều tác động riêng biệt giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế: giáo dục sẽ thúc đẩy sự đổi mới dẫn đến năng suất cao hơn về góc độ năng suất lao động, đầu tư cho giáo dục cũng nằm trong chi tiêu công, phát triển trong giáo dục đưa quốc gia phát triển theo cấp số nhân Ngược lại một nước phát triển cao hơn cũng sẽ tăng cường chất lượng
Trang 12giáo dục quốc gia đó đến một mức độ nhất định; cụ thể như môi trường học tập nghiêm túc, các chuyên gia có trình độ chuyên môn cao Do đó ở góc độ nền tảng nghiên cứu, có nhiều lý do rất cơ bản cho chúng ta kỳ vọng ở mối quan hệ giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế Thứ nhất, về mặt trực giác, ta có thể thấy rằng mức sống
đã tăng lên rất nhiều đối với vài thập kỷ trước do giáo dục tốt hơn Kể từ khi cuộc cách mạng công nghiệp và nhiều cải tiến về công nghệ, con người trên khắp thế giới giờ đây có thể tận hưởng một đường cong U lợi ích cao hơn dựa trên hàng hóa mà
họ tiêu thụ Dù chỉ với những quan sát thông thường nhất, có một thực tế không thể phủ nhận đó là có một mối liên hệ giữa tiến bộ khoa học và kiến thức thu được từ
hệ thống giáo dục tốt hơn
Chúng ta đều biết tầm quan trọng của đầu tư cho giáo dục đối với sự phát triển của một quốc gia cả về chất và lượng nhưng cụ thể để tối ưu hóa hiệu quả của đầu
tư giáo dục cho tăng trưởng kinh tế, cần phải đầu tư như thế nào thì hiệu quả? Đề tài
"Tác động của giáo dục lên tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển và Việt Nam" kế thừa từ các nghiên cứu trước đây, đánh giá vai trò của của giáo dục vào tăng trưởng một kinh tế, tìm hiểu mối tương quan cụ thể giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế với trường hợp của Việt Nam Đề tài này đã được nghiên cứu nhiều ở các quốc gia phát triển và đang phát triển, tuy nhiên trong tầm hiểu biết của tác giả, thì đề tài nghiên cứu này ở Việt Nam vẫn còn hạn chế Thông qua nghiên cứu đề tài này, tác giả muốn đóng góp một phần những tìm hiểu về hiệu quả trong đầu tư giáo dục, tìm hiểu mối tương quan giữa đầu tư cho giáo dục và GDP liệu có phải là đồng biến hay không, nếu đồng biến thì phương thức đầu tư như thế nào và phân bổ ra sao để đạt hiệu quả tối ưu, tìm hiểu về mối quan hệ giữa công nghệ tác động vào giáo dục với tăng trưởng kinh tế để đề xuất ra giải pháp và phương hướng đầu tư hiệu quả chung cho giáo dục hiện nay Nghiên cứu này cũng có ý nghĩa ở góc độ cá nhân trong trường hợp áp dụng nghiên cứu này vào phân bổ hiệu quả đầu tư trong danh mục đầu tư cá nhân để phát triển vốn con người
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
1.3.1 Mục tiêu chung
Trang 13Nghiên cứu tập trung vào mục tiêu chính:
Phân tích và kiểm định các yếu tố giáo dục tác động đến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam và các nước đang phát triển giai đoạn 1997 – 2015
1.3.2 Mục tiêu cụ thể
Tổng hợp lý thuyết tổng quan về tăng trưởng kinh tế quốc gia
Tổng quan các nghiên cứu đã có để xác định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế quốc gia, sau đó xây dựng mô hình nghiên cứu
Phân tích và kiểm định các nhân tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế với dữ liệu vĩ mô của các quốc gia giai đoạn 1997-2015
Thông qua nghiên cứu thực tiễn để khuyến nghị các giải pháp nhằm năng cao tăng trưởng kinh tế Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung thông qua việc phát triển giáo dục
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
Với các mục tiêu đã nêu, luận văn đặt ra các câu hỏi cần giải quyết như sau: Những nhân tố giáo dục nào ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế?
Mức độ tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế như thế nào?
1.5 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là: mối tương quan giữa giáo dục vào tăng trưởng kinh
tế các nước đang phát triển và Việt Nam
1.6 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này dựa trên nền tảng nghiên cứu đánh giá tác động của đầu tư giáo dục vào tăng trưởng của các quốc gia điển hình, so sánh phân tích rồi rút ra kinh nghiệm để ứng dụng phân tích cụ thể với trường hợp Việt Nam, được thực hiện trong phạm vi với số liệu vĩ mô lấy từ các quốc gia từ năm 1997 đến năm
2015 Để phục vụ mô hình nghiên cứu định lượng, luận văn đã khảo sát cụ thể 16 quốc gia đang phát triển bao gồm Việt Nam trên các chỉ số tương tự Danh sách các quốc gia được thực hiện để thu thập dữ liệu được liệt kê ở phần phụ lục 1
1.7 Phương pháp nghiên cứu
Trang 14Đề tài sử dụng phương pháp hồi quy thông qua tiếp cận mô hình tân cổ điển
cụ thể là mô hình Solow-Swan để đánh giá tác động của đầu tư giáo dục vào tăng trưởng kinh tế Phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài là phương pháp nghiên cứu định lượng Sau khi tiến hành thu thập dữ liệu vĩ mô của các quốc gia qua các năm, tác giả loại bỏ những quan sát không đầy đủ thông tin trước khi tiếp tục xử lý Sau đó nghiên cứu tiến hành phân tích thống kê mô tả; phân tích tương quan; phân tích hồi quy theo phương pháp ước lượng hồi quy nhỏ nhất cho dữ liệu bảng (Pool-OLS), mô hình hồi quy các yếu tố cố định (Fixed Effects Model) và mô hình hồi quy các yếu tố biến đổi (Random Effects Model) đối với dữ liệu bảng cân bằng Sau đó sử dụng kiểm định Hausman để lựa chọn phương pháp phù hợp cho nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng phần mềm Stata để phân tích dữ liệu
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp để khái quát lý thuyết về các vấn đề nghiên cứu có liên quan làm cơ sở đề xuất mô hình tác động của giáo dục đến tăng trưởng kinh tế
1.8 Ý nghĩa nghiên cứu
1.8.1 Ý nghĩa lý luận
Phân tích và tổng hợp các kết quả của những nghiên cứu trước đây có liên quan đến mục tiêu nghiên cứu để làm cơ sở đưa ra mô hình nghiên cứu phù hợp ở Việt Nam và tham khảo cho các nghiên cứu liên quan đến vấn đề này ở tương lai 1.8.2 Ý nghĩa thực tiễn
Tổng hợp sơ lược lại các nghiên cứu trước đây về các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam, đặc biệt chú trọng vào yếu tố giáo dục, nên đầu tư cho quốc gia chú trọng theo hướng cụ thể nào
Kết quả nghiên cứu phục vụ cho các nhà quản lý chính sách công, đặc biệt là các chính sách giáo dục, từ đó có đưa ra các gợi ý chính sách định hướng phù hợp 1.9 Kết cấu luận văn
Ngoài phần mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài nghiên cứu này gồm
5 chương như sau:
Chương 1: Giới thiệu về luận văn
Trang 15Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các khái niệm về giáo dục và tăng trưởng kinh tế Chương 3: Tổng quan về giáo dục và tăng trưởng kinh tế tại Việt Nam
Chương 4: Khảo sát, kiểm định mô hình nghiên cứu các nhân tố tác động đến giáo dục và tăng trưởng kinh tế
Chương 5: Kết luận và đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện hiệu quả giáo dục và tăng trưởng kinh tế
Trang 16CHƯƠNG 2:
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC KHÁI NIỆM VỀ GIÁO DỤC VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ
2.1 Giới thiệu
Chương 1 đã giới thiệu sơ lược cơ bản về luận văn Chương 2 sẽ trình bày cơ
sở lý thuyết và tổng quát một số nghiên cứu trước đây về giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở các nước
2.2 Các khái niệm
2.2.1 Giáo dục, vốn con người trong tương quan với tăng trưởng kinh tế
Khái niệm giáo dục theo nghĩa chung là quá trình mà thông qua hoạt động giảng dạy, nghiên cứu hay đào tao đưa kiến thức, kỹ năng, và thói quen của một nhóm người được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác Giáo dục thường diễn
ra dưới sự hướng dẫn và giảng dạy của người khác nhưng cũng có thể do tự học dưới nhiều hình thức Tóm lại, trải nghiệm hay quá trình nào xảy ra mà có ảnh hưởng đáng kể lên cách mà con người suy nghĩ, cảm nhận, hay hành động đều có thể được xem là có tính giáo dục Trong xã hội, người lớn giáo dục người trẻ những kiến thức và kỹ năng cần phải thông thạo và cần trao truyền lại cho thế hệ tiếp theo
Sự phát triển văn hóa, và sự tiến hóa của loài người, phụ thuộc vào lề lối trao truyền tri thức này Để đánh giá một hệ thống giáo dục quôc gia hiệu quả cần dựa trên các tiêu chí như tính truyền giao tri thức hiệu quả , tăng hiệu quả phát triển kinh tế - xã hội và nâng cao vốn con người và chất lượng sống của con người
Theo các lý thuyết kinh tế, đầu tư đem lại sự phát triển và tăng trưởng kinh tế cho quốc gia theo cấp số nhân Nếu như nguồn vốn tài chính trực tiếp đem lại phát triển kinh tế tài chính, thì việc đi học ở trường, khóa đào tạo về máy tính, chi tiêu cho chăm sóc y tế, chi tiêu cho một khoá học đàn hay vẽ,.cũng chính là vốn Chúng góp phần cải thiện thu nhập, tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần, hay trang bị thêm những thói quen tốt cho cá nhân trong phần lớn cuộc đời con người Do vậy, các nhà kinh tế xem chi tiêu cho giáo dục, đào tạo, chăm sóc y tế, và v.v… là đầu tư vào vốn con người Chúng được gọi là vốn con người vì con người không thể tách
Trang 17rời khỏi kiến thức, kỹ năng, sức khỏe, hay những giá trị khác của bản thân giống như kiểu tách rời con người khỏi tài sản tài chính và tài sản vật chất của họ
Vốn con người (Schultz T W., 1971) là yếu tố xác định chất lượng nguồn lao động, mà như ta luôn biết, lao động là yếu tố quan trọng cấu thành nên nền kinh tế
Vì vậy vốn con người là một trong những yếu tố tạo nên tăng trưởng kinh tế, yếu tố này không có sẵn ở các quốc gia như nguồn vốn vật chất vì vậy chất lượng của hoạt động giáo dục và đào tạo đóng vai trò then chốt quyết định đến giá trị vốn con người của quốc gia đó Khi xã hội càng phát triẻn, vốn con người với đại diện của
nó là tri thức mới, kỹ năng mới, khả năng ứng dụng thay đổi quá trình sản xuất và khả năng nó kết hợp với các yếu tố khác sẽ làm tăng trưởng kinh tế quốc gia Nếu theo cấp độ vi mô, tăng lên vốn con người là trung tâm cho sự khác biệt về cấu trúc tiền lương và phân phối thu nhập của các nhân Nếu xét ở cấp độ vĩ mô, vốn con người chính là yếu tố được coi như trung tâm của nền kinh tế Các nước đang phát triển và các nước phát triển cũng sẽ có sự khác nhau về vốn con người khi xét ở góc
độ vi mô và cả vĩ mô như đánh giá bằng tỷ suất lợi nhuận trên vốn con người hay khan hiếm vốn con người Theo đó, tỷ suất lợi nhuận trên vốn con người và khan hiếm vốn con người ở các nước đang phát triển lớn hơn các nước phát triển (Mincer,1981)
Giáo dục - đào tạo và chăm sóc y tế là đầu tư quan trọng cho con người, nâng cao vốn con người Từ trực quan cũng như nhiều nghiên cứu đã chứng minh giao dục trung học và đại học ở các nước phát triển như Mỹ, Úc hoặc một số quốc gia tương tự sẽ góp phần cải thiện thu nhập cá nhân rất đáng kể dù có trừ khi các chi phí trực tiếp và cả gián tiếp Tác động này không chỉ ở một thời kỳ mà có tác động
cả từ thế hệ này sang thế hệ khác gián tiếp ví dụ một đứa trẻ có bố mẹ có chỉ số IQ cao thì khả năng cao là đứa trẻ đó cũng IQ cao như thế Bằng chứng tương tự tồn tại trong nhiều năm nay đã xuất hiện ở nhiều quốc gia có sự khác biệt về hệ thống kinh
tế và thể chế chính trị
Dựa trên các nghiên cứu về giáo dục và vốn con người trước nay có thể tạm chia tiêu chuẩn để đo lường vốn con người thành 3 phương pháp tiếp cận: (1) Tiếp
Trang 18cận theo đầu ra như tỷ lệ nhập học, thành tựu học tập hoặc số năm đi học trung bình (2) Tiếp cận theo chi phí dùng để chi trả cho thu thập kiến thức (3) Tiếp cận theo thu nhập dựa trên quan hệ chặt chẽ với lợi ích của mỗi cá nhân đạt được từ đầu tư giáo dục và đào tạo (Kwon, Dae-Bong, 2009)
Bài nghiên cứu này sử dụng hai cách tiếp cận là chi tiêu cho giáo dục của quốc gia và tỉ lệ hoàn thành bậc tiểu học trên người trưởng thành
2.2.2 Tăng trưởng kinh tế
Tăng trưởng kinh tế có thể được đo lường bằng GDP - tổng sản phẩm quốc nội hay GNP - tổng sản phẩm quốc gia hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc
PI - thu nhập bình quân đầu người
Nghiên cứu này sử dụng tổng sản phẩm quốc nội trong phân tích định lượng Tổng sản phẩm quốc nội là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm) Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của GDP hoặc GNP hoặc thu nhập bình quân đầu người trong một thời gian nhất định vì vậy nó thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế Tuy nhiên, khi xét đến tăng trưởng, cũng cần xét đến yếu tố bất bình đẳng, vì ở một số quốc gia, dù có thể có GDP hay PI cao, nhưng người dân vẫn nghèo khổ vì mức độ bất bình đẳng quá cao
Nếu như tăng trưởng kinh tế chỉ xét về lượng thì khái niệm phát triển mang nội hàm rộng hơn cả về chất (như phúc lợi xã hội, điều kiện sống, tuổi thọ) và lượng Phát triển kinh tế đồng thời còn tạo ra những thay đổi về cơ cấu kinh tế như
tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng khu vự công nghiệp dịch vụ Từ đó nó như quá trình hoàn thiện nền kinh tế ở nhiều khía cạnh bao gồm kinh tế - xã hội, môi trường, thể chế chính trị trong một thời gian nhất định, đảm bảo cho quốc gia tăng GDP đi kèm với tăng mức độ hài lòng và hạnh phúc trong cuộc sống
Có hai quá trình chính tạo nên sự tăng trưởng kinh tế: quá trình tích luỹ tài sản (như vốn, lao động, và đất đai) và quá trình đầu tư những tài sản này một cách hiểu quả hơn Tiết kiệm và đầu tư là cốt yếu, nhưng tăng trưởng đến từ đẩy mạnh hoạt động đầu tư Ngoài ra còn rất nhiều yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Trang 19như chính trị xã hội bao gồm chính sách chính phủ, sự ổn định chính trị và kinh tế, trình độ giáo dục và điều kiện y tế, môi trường sống, tài nguyên thiên nhiên
Mức tăng trưởng tuyệt đối (mức chênh lệch giữa GDP trong hai kỳ cần so sánh), tốc độ tăng trưởng kinh tế hoặc tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm đều
có thể được dùng để đo lường tăng trưởng kinh tế trong một giai đoạn
Tốc độ tăng trưởng kinh tế được tính bằng cách lấy chênh lệch giữa quy mô kinh tế kỳ hiện tại so với quy mô kinh tế kỳ trước chia cho quy mô kinh tế kỳ trước
Đo lượng tăng trưởng kinh tế bằng đơn vị phần trăm (%) Nếu biểu diễn bằng công thức toán học, sẽ có công thức: y = dY/Y × 100(%)
Trong đó Y là quy mô của nền kinh tế, và y là tốc độ tăng trưởng Nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) danh nghĩa, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hoặc GNP) danh nghĩa Còn nếu quy mô kinh tế được đo bằng GDP (hay GNP) thực tế, thì sẽ có tốc độ tăng trưởng GDP (hay GNP) thực tế Thông thường, tăng trưởng kinh tế dùng chỉ tiêu thực tế hơn là các chỉ tiêu danh nghĩa
Các mô hình tăng trưởng được đưa ra để giải thích nguồn gốc tăng trưởng Có thể kể đến các mô hình nổi tiếng như David Ricardo, Harrod-Domar, Solow và các
mô hình tương tự
Mô hình David Ricardo với luận điểm cơ bản coi nguồn gốc của tăng trưởng kinh tế đến từ đất đai sản xuất nông nghiệp Nhưng đất là nguồn lực có hạn, do đó người sản xuất phải sử dụng diện tích trên đất xấu hơn để sản xuất, lợi nhuận của chủ đất thu được ngày càng giảm, dẫn đến chí phí sản xuất nhu yếu phẩm cao, giá
cả hàng hóa nông phẩm tăng, tiền lương danh nghĩa tăng và lợi nhuận của nhà tư bản công nghiệp giảm Lợi nhuận là nguồn để đầu tư vậy nên lợi nhuận giảm đồng nghĩa với đầu tư giảm từ đó giảm tăng trưởng kinh tế Theo đó, việc đất nông nghiệp có hạn dẫn đến xu hướng giảm lợi nhuận của cả người sản xuất nông nghiệp
và công nghiệp và ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên trên thực tế, dù đất nông nghiệp có hạn, mức tăng trưởng các quốc gia vẫn ngày càng tăng nên mô hình này không giải thích được nguyên do tăng trưởng
Trang 20Các mô hình tăng trưởng Tân cổ điển tiêu biểu cho rằng tăng trưởng kinh tế dựa vào sự tăng trưởng hai khu vực nông nghiệp và công nghiệp trong đó lao động (Labor) là yếu tố chính, còn yếu tố còn lại là tăng năng suất do đầu tư và khoa học
kỹ thuật lên nền kinh tế
Mô hình Harrod-Domar lại cho rằng lượng vốn (yếu tố K, capital) đưa vào sản xuất tăng lên là nguồn gốc tăng trưởng kinh tế
Quan điểm của Robert Solow (1956) xây dựng mô hình với luận điểm cơ bản
là sự khác biệt trong tăng trưởng kinh tế ngắn hạn và dài hạn Trong ngắn hạn, tăng yếu tố sản xuất sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế Trong dài hạn, nếu tăng yếu tố sản xuất không dẫn đến tăng trưởng thì điều này đồng nghĩa với nền kinh tế đang dạt trạng thái dừng
Tùy thuộc vào cách thức kết hợp hai yếu tố đầu vào vốn(K) và lao động (L) sẽ
có mức tăng trưởng khác nhau, đây là luận điểm chính giải thích nguồn gốc tăng trưởng của các Mô hình Tân cổ điển
2.3 Vai trò của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế
Các nghiên cứu trước đây về nghiên cứu vai trò của giáo dục vào kinh tế chủ yếu theo hai hướng chính độc lập nhau như sau: (i) ước lượng về tỉ lệ lợi ích của giáo dục đem lại, đo lường bằng tiền trên cơ sở nền tảng kinh tế lao động vi mô, và (ii) nghiên cứu tăng trưởng kinh tế vĩ mô các quốc gia hay các vùng/tỉnh với tăng trưởng GDP xét ở trong nghiên cứu vốn con người (Trần Thọ Đạt, 2011)
Theo hướng nghiên cứu thứ nhất, các kết quả nghiên cứu cho thấy thành tích của giáo dục là một biến số quan trọng để xác định thu nhập vi mô Như trường hợp của Singapore, giáo dục là một nhân tố quan trọng ở nước này khi quốc gia bắt đầu quá trình tăng trưởng là trung tâm lao động có mức lương thấp nhưng sau đó mức lương tăng lên cùng với việc mở rộng của giáo dục (Permani, R., 2009) Trường hợp của Malaysia, giáo dục cũng là một nhân tố quan trọng quyết định thu nhập, ngoài hai biến số là dân tộc và giới tính (Milanovic, 2006) Với Taiwan, lợi ích của giáo dục đem lại cho quốc gia đối với những người lao động có bằng cao đẳng trở lên đã tăng lên kể từ năm 1980 (Lin và Orazem, 2004)
Trang 21Theo hướng nghiên cứu thứ hai là các mô hình khởi nguồn từ các lý thuyết tăng trưởng nội sinh và sự kết hợp của nó với các đặc điểm của mô hình Tân cổ điển, đi kèm với mở rộng các vấn đề xã hội như thể ché, chính sách chính phủ và đặc biệt là tích luỹ vốn con người Việc đo lường hiệu ứng tăng trưởng vốn con người về cơ bản có nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình nghiên cứu, tuy nhiên các
là cơ sở để các nhà nghiên cứu tin rằng nó mang lại nhiều đóng góp giá trị Temple (2001) khẳng định vốn con người có tương quan dương cho tăng trưởng trong nền kinh tế và mức tác động của nó như thế nào cũng rất đáng quan tâm Theo ông, với
bộ số liệu tốt hơn và các phương pháp phức tạp, chính xác hơn thì các kết quả ước lượng về tăng trưởng vốn con người và tăng trưởng kinh tế sẽ được nghiên cứu sâu
và chính xác hơn Điều này cũng phần nào đem lại hi vọng rằng những nghiên cứu tăng trưởng vĩ mô trong tương lai có thể đo lường được kết quả thu được về lợi suất
xã hội mà giáo dục mang lại
Để có tăng trưởng kinh tế phải có các nhân tố tất yếu: nhân tố tự nhiên, nhân
tố con người, các yếu tố vật chất do con người tạo ra (công nghệ, vốn) Trong bối cảnh cách mạng khoa học công nghệ diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế thế giới đã và đang chuyển sang nền kinh tế tri thức, nguồn lực con người và vai trò của trí tuệ trở thành trung tâm của sự phát triển Nhân tố con người theo đó cần kết hợp với các nhân tố tất yếu khác để quá trình sản xuất lao động ngày càng hiệu quả
Xét ở góc độ kinh tế, con người là được xem là nguồn lực lượng lao động cơ bản của xã hội, ở quá khứ hiện tại và tương lai Nguồn lực này cần được chú trọng
cả về mặt chất và lượng Mặt chất ở đây bao gồm thể chất và tinh thần, trí tuệ và sức khoẻ, khả năng và phẩm chất con người Lao động cùng với vốn và công nghệ là đầu vào trực tiếp của quá trình sản xuất Nếu người lao động có trình độ khoa học công nghệ và kỹ năng cao thì tất yếu năng suất lao động sẽ cao hơn Con người là chủ thể chính, điều khiển, khai thác, sử dụng và phối hợp với các yếu tố sản xuất khác Vì vậy, điều kiện tiên quyết đối với phát triển một nền kinh tế tiên tiến đó là người lao động cần được trang bị đầy đủ về mặt kỹ năng và kiến thức, trình độ ứng dụng công nghệ và các nhân tố khác
Trang 22Mặt khác, con người cũng là đối tượng khai thác các năng lực như thể chất tinh thần trí tuệ, đóng góp vào tiến trình phát triển xã hội Theo đó ta thấy mối quan
hệ hai chiều ở đây, con người vừa là chủ thể vừa là khách thể Sự kết hợp của vốn con người với vốn vật chất và công nghệ hiện đại là động lực của tăng trưởng kinh
tế
Cuối cùng lại thì mục đích của tăng trưởng kinh tế thông qua mang lại sự thịnh vượng về vật chất, cuối cùng là để đáp ứng và nâng cao nhu cầu sống của con người Theo đó con người không chỉ là nguồn lực, là động lực mà còn là mục đích sâu xa của quá trình phát triển kinh tế Việc đầu tư và sử dụng nguồn lực này hiệu quả mang lại hiệu quả kinh tế quốc gia cao hơn và tiết kiệm việc sử dụng các tài nguyên hữu hạn khác Theo lịch sử phát triển và kinh nghiệm từ nhiều quốc gia trên thế giới, ta thấy rằng phát triển nguồn lao động, đầu tư vào vốn con người mang lại tốc độ tăng trưởng kinh tế cao và ổn định ví dụ như trường hợp của Singapore, Finland, Nhật Bản và một số quốc gia khác Mặt khác, hiệu ứng lan toả từ hiệu quả giáo dục cũng sẽ mang lại sự công bằng xã hội và trao nhiều cơ hội hưởng thụ lợi ích phát triển trong quốc gia
Từ lịch sử phát triển chúng ta có thể thấy một quy luật: sự thịnh vượng và tiến
bộ của một qốc gia không bao giờ tách lời khỏi sự tiến bộ và thành công trong giáo dục của quốc gia đó Quốc gia nào coi nhẹ hoạt động giáo dục hay đầu tư cho vốn con người, thậm chí coi trọng nhưng không đúng hướng hoặc không hiệu quả, hoặc không đủ tri thức và khả năng để giáo dục hiệu quả thì việc nảy sinh các vấn đề xã hội và sự thụt lùi về tăng trưởng kinh tế, đời sống xã hội là điều không tránh khỏi Kinh nghiệm rút ra ở đây là cần có đủ cả điều kiện về chất và lượng cho đầu tư giáo dục Tập trung và đầu tư đủ mạnh đủ nhiều, nhưng quan trọng hơn là cần đầu
tư đúng thì sẽ hướng đến sự tiến bộ trên con đường phát triển Trái lại, nếu thiếu sự đầu tư tức là về mặt lượng, hoặc nếu đầu tư sai hướng tức là về mặt chất thì việc chậm phát triển hoặc thụt lùi là điều hiển nhiên
Ví dụ điển hình cho nhận định này là trường hợp của Nhật Bản, đất nước phương Đông có nhiều nét tương đồng về văn hoá và giáo dục với Việt Nam Quốc
Trang 23gia này vốn là một nước nghèo về tài nguyên, lại chịu ảnh hưởng thiên tai thường xuyên và nhất là bị tàn phá nặng nề bởi chiến tranh nhưng từng vươn lên làm cường quốc thứ hai thế giới Thậm chí hiện này dù có thể không phải là quốc gia có GDP cao nhưng chất lượng cuộc sống của Nhật Bản vẫn luôn ở mức cao so với thế giới
và là cường quốc về kinh tế và công nghệ Một trong những nguyên do khiến nước Nhật có sự phát triển thần kỳ đó chính là giáo dục Giáo dục là cơ sở nền tảng và động lực to lớn của phát triển xã hội ở Nhật Học hỏi bí quyết từ Âu Mỹ và kế thừa ảnh hưởng Nho giáo phương Đông, không làm mất đi bản sắc riêng lại nhận thức được tác động của một nềnn giáo dục hiệu quả, đào tạo được những con người có trình độ sáng tạo sẽ đem lại sức mạnh lớn thế nào cho quốc gia
Giáo dục tác động trực tiếp tới kinh tế xã hội Cụ thể:
Giáo dục tác động đến việc xoá đói giảm nghèo và sự công bằng xã hội: Nguồn thu nhập của người nghèo chủ yếu dựa vào sức lao động và thu nhập của họ thấp do lao động kém hiểu quả cùng với việc bị phân biệt đối xử trong xã hội Giáo dục đem lại giá trị lớn cho người lao động thông qua việc trao các cơ hội, các mối quan hệ, mở rộng kiến thức và nâng cao kỹ năng cho người lao động để từ đó có thể kiếm được thu nhập cao hơn
Tác động tích cực của giáo dục đến đời sống con người, giảm tỉ lệ đói nghèo, nâng cao chất lượng nguồn lao động và tăng cơ hội mình đẳng cho người lao động Tuy nhiên ngược lại thì sự đói nghèo và bất bình đẳng xã hội cũng chính là rào cản cho tăng trưởng giáo dục Vậy nên rất cần thiết để phát triển giáo dục đi kèm với các hành động cải thiện đời sống lao động của người nghèo để họ tham gia quá trình giáo dục hiệu quả, từ đó lại có tác động tích cực tới kinh tế xã hội quốc gia
Giáo dục tác động tích cực đến đời sống con người bao gồm cả tình trạng sức khoẻ Việc có hiểu biết khoa học sẽ nâng cao chất lượng cuộc sống và phòng ngừa bệnh tật, từ đó gia tăng tuổi thọ, đặc biệt với phụ nữ Theo nghiên cứu của Worldbank cho thấy trình độ học vấn của phụ nữa và số con trong gia đình tỉ lệ nghịch với nhau Phụ nữ càng có trình độ thì càng sinh ít con, nhằm đảm bảo chất lượng cuộc sống
Trang 24Khi nghiên cứu về mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển nguồn nhân lực và đầu tư vào vốn vật chất, có sự thống nhất trong các lý thuyết về tăng trưởng và quản điểm cho rằng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực sẽ sử dụng hiệu quả máy móc thiết bị, nghĩa là có tác động gián tiếp tới khả năng sinh lợi ích của máy móc thiết bị; ngược lại, vốn và vật chất cũng tác động ngược lại để đầu tư vào giáo dục với tác động dương
Quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động cũng chịu ảnh hưởng
sự quá trình phát triển nguồn nhân lực và vốn con người Nguồn nhân lực và phát triển vốn con người được coi như nhân tố quyết định của quá trình sản xuất phát triển kinh tế đời sống xã hội Mối quan hệ này là mối quan hệ hai chiều, chất lượng nhân lực cao thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu tích cực theo hướng hiện đại hoá Ngược lại khi cơ cấu kinh tế càng hiện đại tiến bộ lại càng thúc đẩy và đòi hỏi khả năng thích ứng của nguồn nhân lực với cơ cấu đó trên nhiều khía cạnh
Để có sự phát triển vĩ mô bền vững như vậy, cần nâng cao vốn con người thông qua nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để rồi từ đó nâng cao chất lượng nhân lực Trong quá trình xây dựng, cần chú trong việc giảm khoảng cách giàu nghèo ở cấp độ quốc gia, tức là giảm khoảng cách về chất lượng giáo dục giữa khu vực nông thôn và thành thị thông qua việc nâng cao mức độ ứng dụng công nghệ vào đời sống
Do đó, phát triển nguồn nhân lực là sự gia tăng và nâng cao cả về mặt lượng
và mặt chất một cách toàn diện, tạo điều kiện cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh
tế và cơ cấu lao động theo hướng hiện đại và hiệu quả nhất, từ đó dẫn đến tăng trưởng kinh tế toàn diện
Ở góc độ cá nhân, giáo dục mang lại trình độ nhất định việc làm và thu nhập cho mỗi cá nhân Người có học vấn cao, kiến thức rộng và giàu kỹ năng thì có cơ hội tìm kiếm việc lao cao hơn, tỉ lệ thất nghiệp của họ thấp hơn Theo như nghiên cứu cứu của Krueger và Lindahl, khi trình độ học vấn cao hơn 1% thì thu nhập trung bình một năm của cá nhân tăng từ 5 đến 15% Nghiên cứu của Becker cũng có
Trang 25kết quả giống như vậy, tuy nhiên ông đề cập và nhấn mạnh thêm ảnh hưởng của giới tính và chủng tộc vào mức thu nhập trung bình
Theo lý thuyết vốn nhân lực của T.W Schultz (1961) thì hoạt động giáo dục – đào tạo đóng góp trực tiếp vào tăng trưởng kinh tế và thu nhập quốc dân thông qua nâng cao kỹ năng và khả năng sản xuất của người lao động
Kết quả nghiên cứu của Worldbank về mối liên hệ giữa phát triển giáo dục và đào tạo với tăng trưởng kinh tế và mức tăng thu nhập bình quân đầu người của quốc gia với bộ dữ liệu gồm 113 nước co thấy giáo dục phổ thông đóng vai trò quan trọng tới tăng trưởng kinh tế và thu nhập bình quân Ví dụ như Uganda, quốc gia này có trình độ giáo dục tiểu học kéo dài trong 7 lớp, nếu công nhân của nông trại
có trình độ lớp 4 thì sản lượng nông trại tăng 7% so với nông trại không có ai đi học, mức này sẽ là 13% so với trước nếu nâng lên trình độ là lớp 7 - hoàn thành bậc tiểu học
Tác động này cũng được mình chứng lên hàng loạt các nghiên cứu khác nghiên cứu trên số năm đi học như trường hợp Hàn Quốc, Malaysia và Thái Lan
Cụ thể với trường hợp các nước này thì cứ mỗi năm đi học sẽ làm tăng sản lượng các nông trại lần lượt là 2%, 5% và 3% Hơn thế nữa, các nghiên cứu cũng chỉ ra vai trò của hiệu ứng lan toả giữa những người lao động, khi họ tăng năng suất chính
họ bằng hoạt động giáo dục, thì cũng tạo hiệu ứng lan truyền tích cực trong cộng động xung quanh
Các nghiên cứu khác của Worldbank về tăng trưởng kinh tế nhờ tích luỹ vốn con người cũng đã khẳng định tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo vào nâng cao chất lượng cũng như năng suất lao động từ đó dẫn tới tăng trưởng kinh tế Phát triển nguồn nhân lực được coi là trung tâm của sự phát triển đó và là nhân tố cơ bản làm gia tăng hiệu quả sản xuất, từ đó tăng thu nhập cho người lao động
Bên cạnh đó, ta cũng thấy tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực đến công bằng xã hội Khoảng cách về chất lượng cuộc sống dân cư giữa thành thị
và nông thôn rất xa, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm cao, đặc biệt là vùng sâu vùng xa và đồng bào miền núi do năng suất lao động thấp, hiệu quả lao động
Trang 26thấp, phụ thuộc nhiều vào vốn đất đai ngày càng giảm Việc phát triển nguồn nhân lực là giải pháp kinh tế đem lại sự thay đổi về mặt kinh tế xã hội cho dân cư để xoá đói giảm nghèo thông qua nâng cao hiệu quả lao động Phát triển giáo dục đi kèm với phát triển về chăm sóc y tế sẽ làm mức sống của người dân tăng, sức khoẻ tốt hơn, kỹ năng của người lao động cao sẽ dẫn đến sự phát triển chưng của cả xã hội
Ở góc độ xã hội, phát triển nguồn nhân lực tạo nên sự bền vững vì mỗi cá nhân đều có mức thoả mãn cao do họ có việc làm và thu nhập tốt hơn, bền vững hơn Tri thức nâng cao và mở rộng hiểu biết khiến người ta sống cởi mở và quan tâm đến đời sống tinh thần cũng như chú trọng chăm sóc sức khoẻ hơn Các nước
có giáo dục tốt, đi kèm với phát triển xã hội thì sự tin tưởng trong xã hội và mức tham gia của công dân vào chính trị càng cao, mức độ phạm pháp cũng giảm Điều này đóng góp rất lớn cho xã hội vì các chi phí phúc lợi xã hội cho các vấn đề này sẽ giảm như trợ cấp thất nghiệp, chi phí đảm bảo an ninh trật tự và một số vấn đề khác
Ở góc độ cá nhân, chất lượng giáo dục của con cái phụ thuộc nhiều vào học vấn của cha mẹ Nếu cha mẹ có học vấn cao thì con cái cũng nhận được sự chăm sóc tốt hơn
và ít có nguy cơ thất học hơn, có điều kiện phát triển các kỹ năng khác
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến giáo dục
Czerniachowicz trong nghiên cứu của mình đã đề xuất các yếu tố tác động tích cực lên hệ thống giáo dục với trường hợp các nước phát triển bao gồm:
Kinh tế đóng vai trò quan trọng tới hệ thống giáo dục phụ thuộc vào tri thức, cần có hỗ trợ tài chính cho giáo dục hay nói cách khác - đầu tư cho giáo duc
Khả năng giao lưu quốc tế và mở rộng giáo dục áp dụng mô hình các nước phát triển khác đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển của hệ thống giáo dục, đặc biệt chú trọng giáo dục đại học
Nghiên cứu Chimombo (2005) trong trường hợp các nước phát triển, đã đưa ra bằng chứng nghiên cứu nhận định giáo dục phải bao gồm, đáp ứng các nhu cầu đa dạng và hoàn cảnh của người học, và đưa ra trọng lượng phù hợp với khả năng, kỹ năng và kiến thức mà họ mang lại cho việc giảng dạy Hay nói cách khác, giáo dục chịu ảnh hưởng bởi yếu tố văn hoá, xã hội và mức độ phát triển của một quốc gia,
Trang 27để có chính sách phát triển giáo dục hợp lý đi kèm tăng trưởng kinh tế cần phải có một hệ thống giáo dục tương xứng phù hợp với văn hoá, xã hội và mức độ phát triển của quốc gia đó
Với các quốc gia đang phát triển, công nghệ đóng vai trò quan trọng đến phát triển giáo dục, hai yếu tố này có mối quan hệ tương hỗ với nhau được minh chứng qua một số nghiên cứu với trường hợp của châu Phi và Ấn Độ
Về cơ bản có thể kể đến 5 yếu tố chính ảnh hưởng đến giáo dục như sau: (1) Địa lý tự nhiên
Hệ thống giáo dục kiêm hệ thống trường học bị ảnh hưởng bởi địa lý của khu vực cụ thể.Có ba khía cạnh địa lý chính ảnh hưởng trực tiếp đến hệ thống giáo dục.Đó là các điều kiện khí hậu, phân bố dân cư và cấu trúc đất đai
Điều kiện khí hậu, chúng ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục về mặt phân bổ giáo dục phụ thuộc vào khí hậu lục địa, ví dụ như đào tạo bác sĩ ở vùng nhiệt đới có thể nhấn mạnh nhiều hơn về bệnh nhiệt đới như sốt rét
Hoặc về phân bố dân cư, nói chung trên toàn thế giới, dân số tập trung ở các trung tâm đô thị, hoặc nằm rải rác ở các quốc gia Ví dụ Úc có hai hệ thống giáo dục, một ở khu vực đô thị và một ở các khu vực nông thôn.Ở khu vực thành thị có trường học được trang bị đầy đủ với giáo viên và nhân viên hành chính đủ điều kiện.Trong khi ở các vùng nông thôn, trường học là nhỏ với một giáo viên cho mười đến bốn mươi sinh viên Điều này là do các trang trại xa các trường học và việc đi học hàng ngày rất khó khăn Do đó, chính quyền trung ương chịu trách nhiệm quản lý và tài chính của họ
Bên cạnh đó cấu trúc đất đai cũng ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục về kiến trúc của các ngôi nhà ở nông trại, trường học, vị trí của thôn và cả cách sống và suy nghĩ của người dân vì sự khắc nghiệt của khí hậu, trong một số trường hợp do sự gần gũi
(2) Yếu tố kinh tế
Yếu tố kinh tế xác định nội dung và phương pháp của một hệ thống giáo dục Theo khía cạnh kinh tế, chi tiêu cho giáo dục là số tiền hoặc phần trăm thu nhập
Trang 28quốc gia dành cho giáo dục của cả cá nhân và chính phủ Nếu điều kiện kinh tế là khó khăn, giáo dục trở nên lạc hậu về nhiều mặt, trong khi nền kinh tế của một quốc gia mạnh, thì mục tiêu giáo dục và chương trình giảng dạy được đưa ra một hướng đặc biệt để làm cho đất nước này thịnh vượng
(3) Yếu tố xã hội và văn hoá
Hệ thống giáo dục thường được xem như là một yếu tố xã hội phải phản ánh phong cách của người dân mà nó phục vụ.Về vấn đề này, mục tiêu chính của giáo dục là đảm bảo sự liên tục văn hoá thông qua việc thúc đẩy sự tăng trưởng và phát triển các đặc điểm của quốc gia thường hoạt động như các lực lượng ổn định.Theo định nghĩa đơn giản nhất của nó, văn hoá của một xã hội là tổng thể cách sống của
xã hội Mỗi xã hội bao gồm con người và ở bất cứ trạng thái nào mà họ thấy mình đều có một hệ thống giáo dục nào đó Hình thức giáo dục của xã hội này sẽ luôn luôn cố gắng duy trì và bảo vệ truyền thống và nguyện vọng của nó.Như một nghiên cứu chặt chẽ và phân tích của mỗi hệ thống giáo dục sẽ luôn luôn cho thấy khái niệm văn hoá và khuôn mẫu của cộng đồng đang được đặt câu hỏi.Các mô hình xã hội của người dân trong bất kỳ cộng đồng hoặc quốc gia cụ thể nào cũng được phản ánh trong hệ thống giáo dục của nó
(4) Yếu tố lịch sử
Mỗi quốc gia trên thế giới đều có lịch sử riêng của mình nhằm định hình cho các quốc gia có mục tiêu, nguyện vọng, hoạt động và vận mệnh.Điều này thường được phản ánh qua hệ thống giáo dục Chủ nghĩa thực dân đã là một yếu tố lịch sử quan trọng có thể nói là đã định hình hệ thống giáo dục của nhiều quốc gia châu Phi
và các nước khác trên thế giới Ví dụ, các nhà truyền giáo Kitô giáo đặc biệt từ Anh, Pháp, Hà Lan, Đức, Thụy Sĩ, và Hoa Kỳ trong số những người khác, đã ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của hệ thống giáo dục ở châu Phi Về vấn đề này, các hệ thống giáo dục hiện nay ở nhiều nước Châu Phi, Châu Á, Bắc Mỹ và Nam Mỹ là những sản phẩm thực tế của ảnh hưởng thuộc địa trong quá khứ
(5) Yếu tố chính trị
Trang 29Một hệ tư tưởng chính trị ảnh hưởng đến hệ thống giáo dục ở một quốc gia Chủ nghĩa dân tộc có thể được định nghĩa như là một cảm giác tâm lý trong một nhóm người tin rằng họ có chung quan điểm và truyền thống dựa trên huyền thoại của tổ tiên chung
Do đó có một mối quan hệ chặt chẽ giữa nhân vật quốc gia và hệ thống giáo dục quốc gia
2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế
Khái niệm tăng trưởng kinh tế tương quan với tiến trình kinh tế và những phát triển đi cùng Tăng trưởng kinh tế chịu tác động của nhiều nhân tố, bao gồm nhân tố kinh tế và nhân tố phi kinh tế Sau khi nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế của các nước phát triển lẫn các nước đang phát triển, những nhà kinh tế học đưa ra 4 yếu tố quan trọng và một số yếu tố khác ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của một quốc gia Năm nhân tố này khác nhau ở mỗi quốc gia và cách phối hợp giữa chúng cũng khác nhau đưa đến kết quả tương ứng:
2.5.1 Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực được đề cập như một yếu tố xác định đến tăng trưởng của quốc gia Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu của sản xuất Trước đây, người ta chỉ quan niệm lao động là yếu tố vật chất giống như vốn và được xác định bằng số lượng lao động của mỗi quốc gia (có thể tính bằng đầu người hay thời gian lao động) Những mô hình tăng trưởng kinh tế hiện đại gần đây đã nhấn mạnh đến khía cạnh phi vật chất của lao động là vốn nhân lực, đó là lao động có kỹ năng sản xuất, lao động có thể vận hành máy móc thiết bị phức tạp, lao động có sáng kiến và phương pháp mới trong hoạt động kinh tế… Hiện nay tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển được đóng góp bởi quy mô (số lượng) lao động, còn vốn nhân lực có vị trí chưa cao do trình độ và chất lượng nguồn nhân lực của các nước này còn thấp.Chất lượng và số lượng của nguồn nhân lực có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tăng trưởng của một nền kinh tế.Chất lượng của nguồn nhân lực lại phụ thuộc vào
kỹ năng, khả năng sáng tạo, huấn luyện và trình độ giáo dục của nguồn nhân lực.Nếu nguồn nhân lực của quốc gia được huấn luyện tốt và giàu kỹ năng thì đầu
Trang 30ra cũng có chất lượng tốt.Mặt khác, một nguồn lao động thiếu kỹ năng ngăn trở sự tăng trưởng của kinh tế, thặng dự lao động ít hơn tăng trưởng kinh tế Hầu hết các yếu tố khác như tư bản, nguyên vật liệu, công nghệ đều có thể mua hoặc vay mượn được nhưng nguồn nhân lực thì khó có thể làm điều tương tự Các yếu tố như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay công nghệ sản xuất chỉ có thể phát huy được tối đa hiệu quả bởi đội ngũ lao động có trình độ văn hóa, có sức khỏe và kỷ luật lao động tốt Do đó, nguồn lao động nên tăng lên về số lượng với những kỹ năng yêu cầu và
từ đó tăng trưởng kinh tế có thể đạt được
2.5.2 Những nguồn lực tự nhiên:
Nguồn lực tự nhiên ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế trên diện rộng, nó bao gồm nguồn lực trong đất liền và vùng lãnh thổ quốc gia đó.Nguồn lực này bao gồm đất, nước, cảnh quan Nguồn lực dưới đất và trong lòng đất như là dầu, khí tự nhiên, kim loại và phi kim loại, khoáng chất Nguồn lực tự nhiên của quốc gia phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên của quốc gia đó.Các quốc gia có một nguồn tài nguyên thiên nghiên phong phú có ưu thế hơn các quốc gia có nguồn tài nhiên thiên nhiên hạn chế.Tối đa hoá khai thác nguồn lực tự nhiên tuy vậy lại phụ thuộc vào kỹ năng và khả năng của nguồn nhân lực, công nghệ được sử dụng và vốn có khả năng sử dụng Một quốc gia có nguồn lao động có kỹ năng và học vấn cao cùng với nguồn lực tự nhiên dồi dào sẽ đưa quốc gia lên con đường tăng trưởng.Những ví dụ tốt nhất cho nhận định này là trường hợp các quốc gia phát triển như Hoa Kỳ, Anh, Đức và Pháp Tuy nhiên, cũng có những quốc gia mà ít nguồn lực tự nhiên nhưng lại có thu nhập đầu người cao như Ả rập Saudi, tăng trưởng kinh tế lại rất cao Hay như Nhật Bản, không có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhưng lại có tăng trưởng cao nhờ vào nguồn nhân lực hiệu quả và trình độ khoa học công nghệ tiến bộ
2.5.3 Trữ lượng vốn
Vốn là yếu tố vật chất đầu vào quan trọng, có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế Vốn sản xuất có liên quan trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế được hiểu vốn vật chất chứ không phải dưới dạng tiền (giá trị) Nó là toàn bộ tư liệu vật chất được tích lũy lại của nền kinh tế, bao gồm: nhà máy, thiết bị, máy móc, nhà
Trang 31xưởng và các trang thiết bị được sử dụng như những yếu tố đầu vào trong sản xuất Vai trò của vốn đối với tăng trưởng kinh tế được các nhà kinh tế trường phái Keynes đánh giá rất cao Cụ thể, nó được lượng hóa thông qua mô hình Harrod-Domar Sản xuất những thứ trên yêu cầu một lượng vốn.Vốn đặc biệt quan trọng trong tăng trưởng dài hạn, những quốc gia có tỷ lệ đầu tư tính trên GDP cao thường
có được sự tăng trưởng cao và bền vững.Vốn tăng đầu tư cho các danh mục trên trên tỉ lệ lao động, kết quả là năng suất lao động tăng, tối đa hoá kết quả đầu ra và tăng trưởng kinh tế
2.5.4 Phát triển công nghệ
Phát triển công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tăng trưởng của một nền kinh tế.Công nghệ bao gồm việc áp dụng các phương pháp khoa học và kỹ thuật sản xuất Nói cách khác, công nghệ có thể được nhận định như
là công cụ kỹ thuật được sử dụng bởi một lượng lao động nhất định.Phát triển công nghệ giúp tăng năng suất với nguồn lực giới hạn.Các quốc gia có lĩnh vực công nghệ phát triển tăng trưởng nhanh chóng hơn so với các quốc gia khác ít đầu tư phát triển công nghệ.Việc lựa chọn đúng công nghệ cũng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Mặt khác, một đầu tư công nghệ không tương xứng và hợp lý cũng sẽ dẫn đến tình trạng lãng phí vì chi phí sản xuất cao
2.5.5 Các yếu tố chính trị và xã hội, thể chế:
Các yếu tố này đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế.Các yếu tố xã hội bao gồm phong tục, truyền thống, giá trị và niềm tin, những thứ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế đều là ngoại tác đáng xem xét
Ví dụ một xã hội với niềm tin cổ truyền và mê tín ngăn cản việc tiếp nhận cách sống hiện đại, trong một số trường hợp, việc đạt được điều này trở nên khó khăn Bên cạnh điều này, các yếu tố chính trị, như là sự tham gia của chính phủ vào việc hình thành và ngầm áp dụng các luật lệ có tác động chính lên tăng trưởng kinh
tế
Trang 32Các yếu tố phi kinh tế như chính trị, thể chế xã hội lại khác với các nhân tố kinh tế ở chỗ nó có tác động gián tiếp và rất khó để lượng hoá mức độ tác động của
nó lên tăng trưởng kinh tế
Trong các yếu tố này, phải kể đến vai trò trung tâm của nhà nước, yếu tố tác động lớn vào quá trình tăng trưởng quốc gia mà mọi quốc gia đều không thể coi nhẹ Các khuôn khổ pháp luật và chính sách nhà nước không chỉ là yếu tố đầu vào
mà còn là đầu ra của sản xuất Chính sách đúng, điều hành tốt và hiệu quả sẽ dẫn đến tăng trưởng kinh tế, đem lại lợi ích cho xã hội cả về mặt số lượng và mặt chất lượng Nghiên cứu của Stiglitz (2000) cho rằng thị trường hiệu quả chỉ có được dưới các điều kiện nhất định Do đó vai trò của chính phủ trong can thiệp phân bổ nguồn lực hiệu quả từ đó quyết định chất lượng đầu ra của nền kinh tế là vô cùng quan trọng
Như phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng, tăng trưởng kinh tế phụ thuộc nhiều vào năng lực của bộ máy Nhà nước ở vai trò quản lý Quản lý hiệu quả dẫn đến hiệu quả trong ổn định vĩ mô, ổn định chính trị, xây dựng thể chế và quy định minh bạch rõ ràng, ít có các tiêu cực như quan liêu tham nhũng, tạo điều kiện cho các cá nhân và doanh nghiệp phát triển, thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của họ với quốc gia Từ đó nâng cao sự hài lòng về mặt cuộc sống, điều này cũng góp phần tránh nạn chảy máu chất xám của quốc gia đang phát triển
Yếu tố văn hoá xã hội là nhân tố vô cùng quan trọng tác động tới quá trình phát triển của quốc gia Nhân tốc này bao trùm lên nhiều mặt của đời sống, từ tri thức cơ bản đến các giá trị văn mình, phong tục tập quán, thói quen lối sống, di sản
và nhiều khía cạnh khác Khái niệm văn hoá ở đây đại diện cho trình độ văn mình
và phát triển của quốc gia Trình độ văn hoá là nhân tố cần thiết để tạo ra yếu tố cấu thành nên chất lượng lao động, kỹ năng của họ và trình độ quản lý của quốc gia Hay xét ở góc độ kinh tế thì nó là nhân tố cơ sở dẫn đến quá trình phát triển
Dân tộc và tôn giáo cũng ảnh hưởng đến phát triển và tăng trưởng kinh tế Nhìn chung thì quốc gia càng có sự đa dạng tôn giáo càng có sự bất ổn tiềm tàng về mặt chính trị là điều không tránh khỏi Điều này bắt nguồn từ sự khác nhau trong
Trang 33quan điểm và lối sống, hậu quả là có thể dẫn đến các cuộc nội chiến, dẫn đến tình trạng lãng phí các nguồn lực quý giá mà đáng lẽ được sử dụng cho mục tiêu phát triển như các cuộc nội chiến như ở các nước Trung Đông, Indonesia, Thailand Ngược lại, một đất nước càng đồng nhất thì càng thuận lợi trên con đường đạt các mục tiêu phát triển của mình, như Hàn Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan và một số quốc gia khác
Theo Tejvan Pettinger (2011) thì các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế quốc gia bao gồm:
Mức độ phát triển cơ sở hạ tầng: Đầu tư vào đường bộ, giao thông và thông tin liên lạc có thể giúp các doanh nghiệp giảm chi phí và mở rộng năng suất Nếu không có cơ sở hạ tầng cần thiết, sẽ khó khăn cho các doanh nghiệp trong quốc gia cạnh tranh với thị trường quốc tế Do vậy thiếu cơ sở hạ tầng thường là yếu tố kéo lùi một số quốc gia đang phát triển lại
Vốn con người: Vốn con người ở đây xét năng suất của người lao động Nó được xác định mở trình độ giáo dục, huấn luyện và động lực Năng suất lao động tăng có thể giúp các doanh nghiệp tiếp tục tăng cường năng suất và hiệu quả hơn trong quy trình sản xuất
Phát triển công nghệ: Trong dài hạn, phát triển công nghệ mới là yếu tố then chốt trong gợi mở khả năng cải thiện năng suất và nâng cao tăng trưởng kinh tế Sức mạnh của thị trường lao động: Nếu thị trường lao động linh hoạt, thì các doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm lao động phù hợp, từ đó mở rộng dễ dàng hơn
Một số yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế như là: mức giá chung, sự bất ổn của chính trị, thời tiết và các yếu tố khác
2.6 Tổng quan các nghiên cứu liên quan
Dựa trên nghiên cứu của Acemoglu, Aghion, và Zilibotti (2003), nhà nghiên cứu trong nghiên cứu này đã phân chia giáo dục thành hai loại khác nhau, "High Brow" và "Low Brow" "High Brow” là giáo dục là khái niệm của các nền kinh tế tiên tiến có đầu tư đáng kể trong giáo dục sau phổ thông (đại học, sau đại học) của
Trang 34mình.Còn "Low Brow" giáo dục đại diện cho mô hình chi tiêu của các nước đang phát triển, tập trung hơn vào giáo dục tiểu học và trung học Đầu tư vào giáo dục đại học và sau đại học sẽ thúc đẩy các nước phát triển tiếp cận đường cong lợi ích mới
dễ dàng hơn trong khi đầu tư cho giáo dục tiểu học và trung học sẽ tạo ra nhiều yếu
tố ngoại tác hỗ trợ cho tăng trưởng của các nước đang phát triển Các tài liệu học thuật hiện nay thường sử dụng các biến đại diện thô như số năm học ở trường hay
số người học, mà về trực giác ta thấy thật không hợp lý khi kỳ vọng rằng bằng cách thêm một đứa trẻ đi học lớp 1 thì sẽ dẫn đến đổi mới tiến bộ công nghệ Và cũng không hợp lý tương tự với việc đào tạo một đội ngũ nghiên cứu khoa học ở một nước nghèo và kỳ vọng họ thay đổi hiện trạng của một nền kinh tế khi mà họ không
có cơ sở vật chất cũng như không có một cơ chế ở địa phương hiệu quả
Trong các nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế từ xưa đến nay, đã có rất nhiền công trình nghiên cứu đề cập đến tầm quan trọng của vốn con người và việc phát triển vốn con người trong tăng trưởng kinh tế Trong đó giáo dục luôn được xem là một yếu tố xác định quan trọng của tăng trưởng kinh tế Dễ thấy nhất là việc giáo dục được các nhà kinh tế học cổ điển và tân cổ điển như là Adam Smith, Romer, Lucas, Solow nhấn mạnh trong các lý thuyết và mô hình tăng trưởng kinh tế của họ Mối tương quan giữa giáo dục và tăng trưởng thể hiện rõ nhất trong mô hình tăng trưởng tân cổ điển của Sollow (1957) và Romer (1990)
Theo nghiên cứu của Ismail (1998) thì giáo dục được coi như một đầu tư dài hạn dẫn đến hiệu quả cao cho nền kinh tế trong tương lai.Trên thực tế, các nhà kinh
tế luôn nhấn mạnh về việc nâng cao hiệu quả khu vực giáo dục dẫn đến sự phát triển kinh tế và xã hội của một quốc gia Do đó, hầu hết các quốc gia phát triển và đang phát triển đều nhấn mạnh đến việc tăng cường giáo dục
Nghiên cứu của Sheehan (1971) – nghiên cứu chỉ ra những lợi ích trực tiếp mà quốc gia nhận được từ đầu tư cho giáo dục bao gồm: tăng năng suất, tăng thu nhập của người lao động, tăng trưởng kinh tế quốc gia và tỉ lệ biết đọc Thêm vào đó, giáo dục cũng cải thiện hiệu quả phân bổ thu nhập cũng như là sự linh hoạt cho lao động
Trang 35Permani (2009) kết luận khi nghiên cứu vùng Đông Á cho thấy vùng này chú trọng nhiều vào giáo dục và có mối quan hệ tích cực giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tế ở Đông Á Pradhan (2009) hỗ trợ cho nghiên cứu trên và chứng mình rằng giáo dục mang lại giá trị kinh tế cao và cần được coi như một nguồn vốn quốc gia, nghiên cứu của ông đề xuất rằng nguồn vốn này cần phải được chú trọng đầu tư bên cạnh các nguồn vốn khác Afzal et al (2010) nghiên cứu ở Paskitan nhận định rằng giáo dục có mối quan hệ tích cực trong ngắn hạn và dài hạn tới tăng trưởng kinh tế của quốc gia này.Kết luận này tán đồng với trường hợp của Taiwan, Lin (2003) và Tamang (2011) Nghiên cứu của Baldacci và đồng sự (2004) trên 120 quốc gia từ 1975-2000 chỉ ra có mối quan hệ tích cực trong dài hạn giữa chi phí cho giáo dục và tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu trên thực tế của kinh tế Uganda bởi Musila và Belassi (2004) chỉ
ra rằng có một sự gia tăng trung bình 1% trong chi phí giáo dục trên mỗi lao động
sẽ dẫn đến gia tăng 0.04% năng suất quốc gia trong ngắn hạn và 0.06% trong dài hạn Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Kakar et al (2011) nghiên cứu trường hợp Pakistan kết luận rằng không có mối quan hệ rõ rệt giữa giáo dục và tăng trưởng kinh tê trong ngắn hạn, nhưng phát triển giáo dục có tác động trong tăng trưởng kinh tế dài hạn
Từ tổng quan các nghiên cứu trên ở nhiều quốc gia phát triển và đang phát triển, ta có thể thấy rằng luôn có mối quan hệ tích cực giữa đầu tư cho giáo dục đến vốn con người và tăng trưởng kinh tế, đặc biệt khi xét dài hạn Một số quốc gia, tác động tích cực này có thể không thấy ở trong ngắn hạn nhưng khi xét về dài hạn thì luôn có tác động tích cực
Nghiên cứu của Malaysia tìm ra tác động của chi tiêu chính phủ vào tăng trưởng kinh tế trong giai đoạn 1970-2010 Bằng sử dụng phương pháp hồi quy véc
tơ VAR, nghiên cứu tiết rộ rằng GDP có tác động tích cực trong dài hạn với vốn cố định (CAP) tham gia của lực lượng lao động (LAB) và chi tiêu của chính phủ lên giáo dục (EDU) Tất cả những biến này có mối quan hệ rõ rệt.Kết quả kiểm định xác nhận giáo dục có mối quan hệ tích cực trong dài hạn với tăng trưởng kinh tế
Trang 36Những tiêu chuẩn tốt hơn cho cải thiện giáo dục sẽ cải thiện sự hiệu quả và năng suất của lực lượng lao động và hiệu quả của phát triển kinh tế trong dài hạn Hơn thế nữa, trong ngắn hạn, phát triển giáo dục đi kèm với tăng trưởng kinh tế và ngược lại.Phát hiện này ám chỉ rằng nâng cao chất lượng giáo dục là cần thiết để tăng trưởng kinh tế và khả năng vốn con người Do đó đề xuất chính phủ cần tăng chi trên khu vực giáo dục để cải thiện tăng trưởng kinh tế
Griliches (1997) lưu ý cho các nhà kinh tế học, nhấn mạnh tầm quan trọng của giáo dục tới tăng trưởng kinh tế nằm ở tính tự điều chỉnh của nó Trong ước đoán nghiên cứu các bằng chứng thực nghiệm về lợi ích hiệu quả của giáo dục, rất dễ xảy
ra tình trạng một đánh giá chung thường bị ảnh hưởng bởi nhận thức rộng rãi của giáo dục khi mà chưa có ghi nhận bằng dữ liệu kinh tế thực tế Sau tất cả, một nghiên cứu có thể xây dựng một giả thuyết vững cho toàn bộ chi tiêu cho giáo dục dựa trên hàm ý phát triển cá nhân, biến độc lập cho hiệu quả năng suất Có một câu nói đáng giá của Weiss (1995): Giáo dục không phải chỉ hợp lý xét trên nền tảng ảnh hưởng của nó vào năng suất lao động Điều này chắc chắn không phải tranh luận đưa ra bởi triết gia Plato de Tocquville hay sự cần thiết của chúng ta Sinh viên không được dạy kỹ thuật hay nghệ thuật, âm nhạc để cải thiện năng suất lao động,
mà hơn thế nữa là để làm giàu cho cuộc sống của họ và khiến họ trở thành một công dân tốt" Hầu hết các nhà kinh tế học chỉ mới tập trung vào kiểm định khá nhiều trường hợp nhỏ của tác động giáo dụctrong những khía cạnh đóng góp của nó cho tăng trưởng kinh tế Nhưng chúng ta có thể thấy, sức mạnh của các bằng chứng chỉ
ra hiệu quả của các yếu tố sản xuất, nhưng mức độ không chắc chắn là lớn và thậm chí một chỉ tiêu thấp hơn sẽ khó khăn một cách đáng ngạc nhiên khi thiết lập nó Các tìm hiểu từ kinh tế học lao động chịu ảnh hưởng lớn từ kinh nghiệm, thời gian
và các tác động khác phía sau nó, điều này sẽ là dễ sai sót khi tổng kết những kết quả kinh tế vi mô riêng biệt Mặc dù sự hòa hợp của các nghiên cứu này trong những bước đầu, tương quan giữa các quốc gia giữa đo lường vốn con người và tăng trưởng có thể cho rằng đủ mạnh để hỗ trợ cho niềm tin rằng có tác động tích cực giữa đầu tư cho giáo dục và tăng trưởng kinh tế
Trang 37Khởi điểm có thể thấy là từ nghiên cứu của Adam Smith (1723-1790) chỉ ra lao động là nguồn gốc tạo ra của cải vật chất cho quốc gia Học thuyết Karl-Marx (1818-1883) cũng nhắc đến lao động như một trong những yếu tố tăng trưởng kinh
tế bên cạnh đất đai, vốn và tiến bộ khoa học kỹ thuật Các học thuyết Tân cổ điển cụ thể như Alfred Marshall (1890) chỉ ra vốn có khả năng thay thế lao động và sự kết hợp khác nhau giữa vốn và lao động Hàm sản xuất Cobb-Douglas:
Yt= ACAP∝tLABᵝ
tEDUᵞ t
Ln GDPt= lnA + ⍺lnCAPt + βln LABt+ γ lnEDUt + et
Mô hình hồi quy tuyến tính được tác giả dùng trong nghiên cứu để đánh giá mối quan hệ giữa tính kịp thời và các biến giải thích bảng 2.1:
Trang 38Bảng 2-0.1 Các biến sử dụng trong mô hình
Nguồn tác giả xây dựng và tổng hợp
Ký hiệu Giải thích Đo lường
GDP Tăng trưởng kinh tế Tổng thu nhập quốc dân (theo USD)
A Trình độ khoa học công nghệ Số lượng nghiên cứu khoa học công nghệ hàng năm CAP Vốn Vốn/GDP
LAB Lao động Số lượng lao động quốc gia (người) EDU1
EDU2
EDU3
Giáo dục
Tỉ lệ học tiểu học Chi tiêu cho giáo dục của chính phủ trên chi tiêu công
Chi tiêu cho giáo dục của chính phủ trên GDP
Dựa trên phương pháp hồi quy VAR, mô hình đề cập ở trên (4) có 4 biến và có thể được viết như sau:
Trong đó R là ma trận 4X4 các giá trị tham số ước lượng, (L) là lag operators,
A là cố định và et là vector sai số trung bình và Ω là ma trận các biến
Bảng 2-0.2 Tổng hợp các nghiên cứu trước đây
Nguồn tác giả xây dựng và tổng hợp
Biến
độc lập Biến giáo dục Các biến khác
Phương pháp ước lượng
GDP theo đầu người (1960) Chi tiêu chính phủ (như khoản trừ
OLS
Các biến giáo dục có tác động rõ rệt trong hầu
Trang 39tư hàng hoá
hết các hồi quy
Tỉ lệ dân số ở độ tuổi đi học trung học, giai đoạn 1960-85
GDP trên mỗi lao động 1960
Mức tăng của dân
số Đầu tư vào vốn cơ bản
OLS
Biến giáo dục có tác động rõ rệt
Trên 40 biến khác nhau OLS
Chỉ 2 trong
40 biến độc lập, kể cả giáo dục (không có biến giáo dục) có tác động cao
Trang 40GDP/Vốn Tuổi thọ trung bình
Tỉ lệ đầu tư trong GDP chính phủ Chi tiêu chính phủ trong GDP
Tỉ lệ quy đổi ngoại
tệ ở thị trường chợ đen
Cải cách và đổi mới hàng năm
SUR, IV ước lượng không chệch trong thời kỳ
10 năm
Giáo dục trung học ở nam giới có tác động tích cực rõ rệt
số năm đi học trung bình của người trưởng thành trên 25 tuổi
Tỉ lệ biết đọc của người trưởng thành
Trữ lượng vốn Cung lao động OLS
Không có tác động rõ rệt nào hoặc tác động không trực tiếp cho các biến giáo dục
25 tuổi)trong năm
SUR riêng biệt cho
3 thời
kỳ 10
Số năm của các biến liên quan đến đi học có tác động tích