1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Các nhân tố ảnh hưởng đến việc làm phi nông nghiệp của lao động nông thôn tại huyện tam nông tỉnh đồng tháp

75 14 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 75
Dung lượng 694,99 KB

Nội dung

Riêng với huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp - là một vùng trũng của Đồng Tháp Mười - trong một năm có năm đến sáu tháng nước nổi, gần 90 % dân số sống ở nông thôn với nghề nông là chính, thì

Trang 1

PHÙNG NG ỌC TRIỀU

ĐỒNG THÁP

Trang 2

M ỤC LỤC

PH ẦN MỞ ĐẦU 1

1 Đặt vấn đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 4

CH ƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM 5

1.1 C ơ sở lý thuyết 5

1.1.1 Các khái ni ệm có liên quan 5

1.1.2 M ối liên kết giữa hai khu vực 7

1.1.3 Lý thuyết về các yếu tố kéo và đẩy tham gia hoạt động phi nông nghiệp của nông dân 9

1.1.4 Mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp……… ………10

1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm………19

1.2.1 Nghiên cứu 1……….19

1.2.2 Nghiên cứu 2……….19

1.2.3 Nghiên cứu 3……….20

1.2.4 Nghiên cứu 4……… 21

1.3 Kinh Nghiệm giải quyết việc làm nông thôn của các nước……… 22

1.3.1 Trung Quốc………22

1.3.2 Hàn Quốc……… 23

1.4 Mô hình nghiên cứu đề nghị ………25

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN LAO ĐỘNG – VIỆC LÀM VÙNG NÔNG THÔN HUYỆN TAM NÔNG GIAI ĐOẠN 2005-2006 28

2.1 Tổng quan về kinh tế của huyện Tam Nông………28

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên……… 28

2.1.2 Tình hình kinh tế của huyện……… 29

2.2 Thực trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Tam Nông……… 30

2.2.1 Tình hình dân số và lao động………30

Trang 3

2.2.2 Chất lượng nguồn lao động………32

2.2.3 Cơ cấu lao động nghề nghiệp………34

2.2.4 Di cư lao động………35

2.3 Khả năng tạo việc làm……… 36

2.3.1 Khả năng tạo việc làm nông nghiệp……… 36

2.3.2 Khả năng tạo việc làm phi nông nghiệp………37

2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động 39

2.4.1 Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động……….40

2.4.2 Nhóm nhân tố thuộc về gia đình người lao động……… 43

2.4.3 Nhóm nhân tố thuộc về cộng đồng………47

K ết luận………49

CHƯƠNG 3: KIỂM ĐỊNH CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC LÀM PHI NÔNG NGHIỆP 51

3.1 Mô hình kinh tế lượng xác định các nhân tố tác động đến việc làm làm phi nông nghiệp 51

3.1.1 Xây dựng mô hình……….51

3.1.2 Số liệu dùng trong phân tích mô hình………56

3.2 Kết quả mô hình và ý nghĩa phân tích……… 56

3.2.1 Nhóm nhân tố về đặc điểm cá nhân người lao động……… 57

3.2.2 Nhóm nhân tố về đặc điểm gia đình người lao động……….59

3.2.3 Nhóm nhân tố về đặc điểm cộng đồng……… 61

K ết luận……… 61

KẾT LUẬN VÀ CÁC ĐỀ SUẤT CHÍNH SÁCH 63

1 Kết luận rút ra từ nghiên cứu……… 63

2 Các đề xuất chính sách………64

3 Hạn chế của nghiên cứu……… 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

DANH M ỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm 2001, 2005, 2006 29

Bảng 2.2 Tỷ lệ tăng tự nhiên dân số 30

Bảng 2.3 Lao động, việc làm của huyện Tam Nông năm 2006 31

Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo trình độ văn hóa huyện Tam Nông năm 2006 32

Bảng 2.5 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn huyện Tam Nông năm 2006 33

Bảng 2.6 Đặc điểm về tuổi và giới tính của lao động 40

Bảng 2.7 Trình độ học vấn và học nghề của lao động 42

Bảng 2.8 Phân loại hộ nghề nghiệp 43

Bảng 2.9 Đặc điểm về qui mô gia đình và đất sản xuất theo hộ nghề nghiệp 44

Bảng 2.10.Đặc điểm về thu nhập và nông nhàn của gia đình theo hộ nghề nghiệp 46

Bảng 3.1 Các biến số sử dụng trong mô hình 55

Bảng 3.2 Kết quả ước lượng với các biến đặc điểm của người lao động 57

Bảng 3.3 Kết quả ước lượng mô hình với các biến đặc điểm gia đình 59

Trang 5

DANH M ỤC CÁC HÌNH

Hình 1.1 Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp 8 Hình 1.2 Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp 14 Hình 1.3 Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp 16 Hình 1.4 Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp 17

Trang 6

PH ẦN MỞ ĐẦU

1 Đặt vấn đề

Việc làm luôn là vấn đề bức xúc của xã hội, với sự phát triển nhanh của các

nền kinh tế, nó đã không ngừng được tạo ra nhưng cũng không ít những việc làm bị

mất đi Sự mai một của một số các việc làm thường xảy ra ở nông thôn, những vùng đất mà người dân sống dựa vào sản xuất nông nghiệp, khai thác tài nguyên thiên nhiên là chính Những làng nghề truyền thống hay những mặt hàng thủ công không theo kịp sự phát triển của nền kinh tế hiện đại dần biến mất

Trong giai đoạn hiện nay, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế trong nông thôn cùng

với công nghiệp hoá và hiện đại hoá sản xuất nông nghiệp là một tất yếu để phát triển kinh tế Nhưng với diện tích đất có giới hạn, tỷ lệ tăng dân số ở nông thôn lại cao và trình độ dân trí còn thấp đã làm cho người dân sống ở nông thôn ngày càng khó tìm được việc làm khi họ bị tách khỏi những lao động phổ thông trong nông nghiệp

Riêng với huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp - là một vùng trũng của Đồng Tháp Mười - trong một năm có năm đến sáu tháng nước nổi, gần 90 % dân số sống ở nông thôn với nghề nông là chính, thì vấn đề việc làm cho người lao động là một bài toán nan giải đặt ra cho người dân cũng như các cấp chính quyền địa phương Sự dư

thừa lao động và thiếu việc làm nhất là vào mùa lũ trở thành một trong những lực cản chính cho sự nghiệp xóa đói giảm nghèo, phát triển giáo dục, nâng cao dân trí và là

mầm móng phát sinh tệ nạn xã hội

Nhận thấy nhu cầu việc làm ở nông thôn là rất cấp thiết, nhà nước đã có những chính sách nhằm tạo việc làm, chuyển dịch cơ cấu lao động cho nông thôn nói chung

và cho huyện Tam Nông Tỉnh Đồng Tháp nói riêng Bên cạnh đó còn có các dự án hỗ

trợ của các tổ chức phi chính phủ nhằm tạo việc làm cho người lao động nghèo

Những chính sách và dự án tập trung vào: đào tạo nghề, khuyến khích phát triển làng nghề, phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp tín dụng Nhưng đối với người

Trang 7

dân sống ở vùng lũ, tạo thêm việc làm và khả năng tự tạo việc làm cho người lao động

lại có những đặc trưng riêng biệt mà khi tiếp nhận các chính sách hay các chương trình việc làm nông thôn chung phải có những thay đổi linh hoạt phù hợp với điều

kiện địa lý và năng lực của người dân.Vì vậy, nghiên cứu về lao động - việc làm cho

người lao động theo khía cạnh hộ gia đình là cần thiết Thứ nhất, làm rõ đặc điểm lao động – việc làm ở nông thôn vùng lũ Thứ hai, Tìm ra những nhân tố tác động đến sự tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động nhằm định hướng chính sách thúc đẩy việc chuyển dịch cơ cấu lao động (từ lao động nông nghiệp sang lao động phi nông nghiệp) diễn ra nhanh chóng

Cùng với khuynh hướng chung của chính sách nhà nước là chuyển dịch cơ cấu lao động, nghiên cứu sẽ tập trung vào phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội tham gia việc làm phi nông nghiệp cho người dân vùng lũ huyện Tam Nông tỉnh Đồng Tháp

2 Mục tiêu nghiên cứu

Xuất phát từ nhu cầu việc làm ở nông thôn vùng lũ của huyện Tam Nông đề tài

sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề cụ thể sau :

- Xác định các nhân tố tác động đến cơ hội tham gia việc làm phi nông nghiệp

của người lao động

- Gợi ý chính sách tác động tạo cơ hội việc làm cho người lao động

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: là người dân trong độ tuổi lao động và có khả năng lao động Độ tuổi lao động được xác định người từ 15 tuổi trở lên

- Phạm vi nghiên cứu: vùng nông thôn huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp Hai

xã được chọn đại diện lấy mẫu để thực hiện nghiên cứu là xã Tân Công Sính

và xã Phú Hiệp Xã Tân Công Sính có đường giao thông không thuận tiện, diện tích đất tự nhiên lớn nhất huyện, mật độ dân số thưa, vùng ngập lụt sâu, nghèo

Xã Phú Hiệp có đường giao thông thuận tiện, diện tích đất vừa, mật độ dân số cao, vùng ngập lụt

Trang 8

- Thời gian nghiên cứu: nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian là 07 tháng Bắt đầu từ tháng 12 năm 2006 và kết thúc nghiên cứu vào tháng 07 năm

• Phương pháp chuyên gia

Ở cấp huyện, tham vấn trực tiếp phó chánh văn phòng phụ trách kinh tế Ủy ban huyện Tam Nông, hội trưởng và hội phó hội phụ nữ huyện, phó phòng công

thương huyện, Trưởng phòng và phó phòng nội vụ lao động thương binh xã hội huyện

Ở cấp xã, tham vấn trực tiếp phó chủ tịch phụ trách kinh tế xã Tân Công Sính,

xã Phú Hiệp Phỏng vấn nhóm các cán bộ phụ trách hội phụ nữ, hội nông dân, đoàn thanh niên của hai xã Tân Công Sính và Phú Hiệp

Ngoài ra, tham vấn trực tiếp hai chủ tổ hợp sản xuất có thu hút lao động của hai xã vùng nghiên cứu

2845 hộ trong đó Phú hiệp chiếm 61,01% tổng thể quan sát nên với số mẫu tương ứng

cần được phỏng vấn là 49 mẫu, còn lại xã Tân Công Sính chiếm 38,98% nên tương ứng với số mẫu cần được phỏng vấn là 31 mẫu

4.2 Ph ương pháp phân tích định lượng

• Phương pháp thống kê mô tả

Trang 9

Sau khi điều tra thực tế và tham vấn ý kiến chuyên gia các số liệu và các thông tin thu thập được về đặc điểm lao động của hai xã khảo sát sẽ được thống kê kết hợp phân tích nhằm đưa ra những đánh giá định tính về mức độ, xu hướng, tính chất và

mối quan hệ giữa các biến số Phương pháp này sử dụng phần mềm hỗ trợ Excel

• Phương pháp phân tích hồi qui

Dùng mô hình probit (logit) và phần mềm kinh tế lượng chuyên dụng Eview để xác định mức độ tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến cơ hội làm việc phi nông nghiệp của người lao động nông thôn vùng lũ

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu

Kết quả nghiên cứu của đề tài mang đến một số ý nghĩa sau:

- Hiểu rõ đặc điểm lao động vùng lũ và những nhu cầu thực tế của người lao động trên cơ sở đó có những gợi ý chính sách tác động phù hợp với nhu cầu

thực sự của người lao động

- Gợi ý chính sách phù hợp góp phần thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động, phát triển kinh tế địa phương

Trang 10

CH ƯƠNG 1

C Ơ SỞ LÝ LUẬN VỀ LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM.

Để tiện cho việc phân tích những nhân tố tác động đến lao động - việc làm và tìm giải pháp giải quyết việc làm cho lao động trong vùng nghiên cứu, trước tiên, cần

có một nền tảng lý thuyết làm cơ sở để nghiên cứu được tiến hành Chương 1 sẽ trình bày cơ sở lý thuyết: thống nhất về mặt khái niệm, những đặc thù của lao động nông thôn vùng lũ và các lý thuyết cơ sở để tiến hành thiết kế nghiên cứu Kế đến, nghiên

cứu thực nghiệm: tổng hợp những nghiên cứu trước đây về lao động và việc làm nông thôn ở Việt Nam Sau đó trình bày kinh nghiệm giải quyết việc làm cho lao động nông thôn của các nước và đưa ra mô hình nghiên cứu

1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Các khái ni ệm có liên quan

Thực tế có nhiều khái niệm về lao động và việc làm nông thôn, trong đề tài này chỉ đề cập đến một số khái niệm đã và đang được sử dụng hiện nay để có sự

thống nhất trong toàn bộ nghiên cứu

Lực lượng lao động hay số người hoạt động kinh tế hiện tại là những người từ

đủ 15 tuổi trở lên có việc làm và thất nghiệp (theo ban chỉ đạo điều tra thực trạng

việc làm và thất nghiệp, 2006, tỉnh Đồng Tháp)

Việc làm: khái niệm việc làm có thể hiểu ở hai trạng thái “tĩnh” và “động” ở

trạng thái “tĩnh” việc làm chỉ nhu cầu sử dụng sức lao động và các yếu tố vật chất kỹ thuật khác, nhằm mục đích tạo ra thu nhập hoặc kết quả có ích cho cá nhân, cộng đồng Theo cách hiểu này việc làm là khả năng làm tăng của cải xã hội, tăng lợi ích cho dân cư và cộng đồng, là khả năng sử dụng nguồn nhân lực và là các hoạt động lao động có ích Theo nghĩa động thì việc làm là hoạt động của dân cư nhằm tạo ra thu

Trang 11

nhập có lợi cho cá nhân hoặc cộng đồng, trong khuôn khổ pháp luật cho phép Do đó, theo điều 13 của bộ luật lao động được quốc hội thông qua ngày 23/06/1994 có ghi:

“mọi hoạt động lao động tạo ra thu nhập, không bị pháp luật ngăn cấm, đều được thừa

nhận là việc làm” Trong điều kiện hiện nay, việc làm là lao động có ích, không bị pháp luật ngăn cấm, tạo thu nhập hoặc lợi ích cho bản thân, gia đình người lao động

hoặc cho một cộng đồng nào đó

Ng ười có việc làm: được định nghĩa theo tổ chức lao động quốc tế (ILO) là:

“Người có việc làm là những người đang làm một việc gì đó được trả tiền công, hoặc

những người tham gia vào các hoạt động mang tính chất tự thoả mãn lợi ích hay thay

thế thu nhập của gia đình Từ khái niệm việc làm và người có việc làm cho thấy việc làm có thể là việc làm công ăn lương hay việc làm tự tạo của lao động đều như nhau

Với cách nhìn này sẽ khuyến khích giải phóng sức lao động tạo tâm lý thoải mái cho lao động giúp lao động tự tạo công việc nhằm làm tăng thu nhập cho gia đình và cho bản thân

Cơ hội việc làm: Theo cách hiểu về việc làm như hiện nay, đây là quá trình tạo

cơ hội giải phóng sức lao động, giải quyết nhiều việc làm cho người lao động Cơ hội

việc làm ở mỗi vùng sẽ khác nhau do nhiều nhân tố tạo nên như: điều kiện tự nhiên,

sự phát triển kinh tế của vùng, chính sách tạo việc làm, thành thị hay nông thôn

Giải quyết việc làm là một quá trình tạo ra điều kiện và môi trường bảo đảm cho

mọi người có khả năng lao động đều có cơ hội làm việc Quá trình này có sự đóng góp của nhiều thành phần: nhà nước, các doanh nghiệp, các đoàn thể, và thành phần đóng vai trò quan trọng nhất chính là người lao động Quá trình tạo việc làm diễn ra

bắt đầu từ giáo dục, đào tạo và phổ cập nghề nghiệp, chuẩn bị cho người lao động

bước vào cuộc sống lao động (lập thân, lập nghiệp), đến vấn đề tự do lao động và

hưởng thụ xứng đáng với giá trị mà lao động sáng tạo ra, cải thiện và nâng cao chất

lượng cuộc sống

Phân loại việc làm

Trang 12

Căn cứ vào thời gian thực hiện công việc Tổ chức lao động quốc tế (1983) phân chia việc làm thành các loại:

- Việc làm ổn định và việc làm tạm thời: căn cứ vào số thời gian có việc làm

thường xuyên trong một năm

- Việc làm đủ thời gian và việc làm không đủ thời gian: căn cứ vào số giờ làm

trồng, vật nuôi Việc làm phi nông nghiệp bao gồm các hoạt động sản xuất khác ngoài

việc làm nông nghiệp Nhìn chung việc làm phi nông nghiệp liên quan đến các hoạt động sản xuất công nghiệp, dịch vụ tại các cơ sở kinh tế và hộ gia đình, ví dụ như: các

hoạt động vá xe, bán hàng rong, làm hàng gia công đều được coi là việc làm phi nông nghiệp

Làm công ăn lương hay việc làm tự tạo, trong nghiên cứu này, việc làm công

ăn lương liên quan đến các hợp đồng lao động được thoả thuận giữa người lao động

và người sử dụng lao động Người lao động được nhận lương theo sản phẩm hoặc thời gian và làm việc dưới sự giám sát của người sử dụng lao động Việc làm tự tạo là các

việc làm tự quản lý và sở hữu một cơ sở sản xuất các hàng hoá và dịch vụ ví dụ: tự làm bánh và bán, nhận may đồ cho khách tại nhà… đều được coi là việc làm tự tạo

Lao động địa phương và lao động di cư: lao động địa phương có thể được coi

là lao động tại nhà hay không phải tại nhà nhưng vẫn ở địa phương Lao động di cư là lao động đi khỏi huyện làm tại các tỉnh khác hay ở nước khác với thời gian đi khỏi huyện từ 6 tháng trở lên

Trang 13

M ối kiên kết giữa khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp

Hình 1.1 cho chúng ta thấy khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp có mối liên kết phụ thuộc lẫn nhau cả đầu vào và đầu ra Người nông dân cần các sản phẩm

của ngành công nghiệp phục vụ tiêu dùng hàng ngày và cho quá trình sản xuất như phân bón, thuốc trừ sâu, máy móc thiết bị… Đổi lại họ cung cấp các nguyên liệu đầu vào cho ngành công nghiệp Người sản xuất phi nông nghiệp mua lương thực thực

phẩm từ nông dân Vậy hai mối liên hệ thể hiện rõ nét đó là mối liên hệ về sản xuất và

mối liên hệ về tiêu dùng, mặc dù trong thực tế mối liên hệ về sản xuất và tiêu dùng

giữa hai khu vực rất phức tạp

Hình 1.1 Mối liên kết giữa khu vực nông nghiệp và khu vực phi nông nghiệp

( Nguồn: Lê Xuân Bá và công sự (2006)[1]

)

Một nhóm quan hệ khác cũng rất đáng quan tâm đó là các liên kết về vốn và lao động, luồng vốn có thể di chuyển giữa hai khu vực Tiết kiệm của khu vực nông nghiệp có thể được đầu tư cho phát triển công nghiệp và ngược lại Năng suất lao động trong nông nghiệp tăng lên vừa có thể giải phóng lao động vừa có thể tăng tỷ lệ

lương trong khu vực phi nông nghiệp do mức thu nhập trung bình của khu vực nông nghiệp được tăng lên, đòi hỏi mức lương của khu vực phi nông nghiệp cũng phải tăng cao mới thu hút được lao động Ngược lại, năng suất lao động tăng lên trong khu vực phi nông nghiệp có thể hạn chế dòng lao động từ nông nghiệp chuyển sang do cầu về

Trang 14

lao động giảm Mối quan hệ chia sẽ rủi ro được đề cập đến vì sản xuất nông nghiệp

gặp nhiều rủi ro do thời tiết và người nông dân muốn đa dạng hóa hoạt động sản xuất của mình nhằm chia sẽ rủi ro Một số nhà nghiên cứu chỉ ra rằng chính hoạt động phi nông nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro Vì vậy, chưa thể khẳng định do chia sẽ rủi ro

mà người nông dân tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp

Trong điều kiện phát triển kinh tế như hiện của nước ta, những người nông dân biết tính toán làm ăn và có điều kiện về cơ hội cũng như về vốn thì đối với họ có

thể lợi nhuận thu được từ hoạt động trong khu vực phi nông nghiệp lại là một sức hút

mạnh mẽ cho việc dịch chuyển vốn và lao động giữa hai khu vực Hay với tư tưởng

tiến bộ hơn của những người nông dân thời nay, họ quyết định dành những khoản tiết kiệm được từ hoạt động nông nghiệp để đầu tư cho con cháu học hành hay học nghề mong tìm được việc làm trong khu vực phi nông nghiệp để thoát khỏi lao động mệt

nhọc ngoài đồng Nhìn chung, sự dịch chuyển của vốn và lao động giữa hai khu vực luôn có thể xảy ra với bất kỳ một lý do nào Đây là nền tảng cơ bản để nghiên cứu

của chúng ta có thể thực hiện

1.1.3 Lý thuyết về các yếu tố “kéo” và đẩy” tham gia hoạt động phi nông nghiệp của nông dân

Trong những năm gần đây, nhiều nhà nghiên cứu chú ý tới một mô hình về các

yếu tố tác động tới quyết định sự chuyển dịch cơ cấu lao động Mô hình này cho rằng

hộ gia đình quyết định tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp là do hai nhóm yếu tố khác nhau “kéo” và “đẩy” lao động vào hoạt động phi nông nghiệp Reardon (1997) đưa ra các nhân tố “đẩy” sau đây: (1) tăng trưởng dân số, (2) tăng sự khan hiếm của đất có thể sản xuất, (3) giảm khả năng tiếp cận với đất phì nhiêu, (4) giảm độ màu mỡ

và năng suất của đất, (5) giảm các nguồn lực tự nhiên cơ bản, (6) giảm doanh thu đối

với nông nghiệp, (7) tăng nhu cầu tiền trong cuộc sống, (8) các sự kiện và các cú sốc

xảy ra, (9) thiếu khả năng tiếp cận đối với các thị trường đầu vào cho sản xuất nông nghiệp, (10) thiếu vắng các thị trường tài chính nông thôn Hơn nữa, ông cũng gợi ý

Trang 15

các nhân tố “kéo” sau đây: (1) doanh thu cao hơn của lao động phi nông nghiệp, (2) doanh thu cao hơn khi đầu tư vào lĩnh vực phi nông nghiệp, (3) rủi ro thấp hơn của khu vực phi nông nghiệp so với khu vực nông nghiệp, (4) tạo ra tiền mặt để đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của gia đình và (5) nhiều cơ hội đầu tư Tóm lại, nhân tố “kéo” đưa ra những sự hấp dẫn của khu vực phi nông nghiệp đối với người nông dân Nhân

tố đẩy liên quan đến áp lực hoặc các hạn chế của khu vực nông nghiệp buộc nông dân tìm kiếm thu nhập khác nếu họ muốn cải thiện các điều kiện sống của mình

Quan hệ “kéo” và “đẩy” đưa ra một khung khổ tương đối toàn diện cho việc xác định sự tham gia của hộ nông dân vào các hoạt động phi nông nghiệp Tuy nhiên,

mô hình này chỉ phân tích cung lao động của hộ mà chưa có những phân tích về các yếu tố phát sinh từ bản thân người lao động và môi trường xung quanh Về mặt thực

tiễn, hai hộ gia đình có các điều kiện giống nhau nhưng ở hai vùng địa lý khác nhau

sẽ có các phản ứng khác nhau khi tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp Cũng có thể hai hộ gia đình có cùng điều kiện và trong cùng một vùng nhưng các điều kiện về

bản thân của lao động khác nhau cũng dẫn đến những khác biệt trong quyết định tham gia vào khu vực phi nông nghiệp Nghiên cứu cần có một khung lý thuyết hoàn thiện

hơn

1.1.4 Mô hình kinh t ế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp

Mô hình hộ nông dân đưa ra khung phân tích tương đối tổng hợp cho việc phân tích quyết định của hộ nông dân về phân bổ thời gian, tiêu dùng và sản xuất Phiên

bản đầu tiên của mô hình này do Chyanov- một nhà kinh tế học người Nga từ đầu thế

kỷ 20 xây dựng Một phiên bản sau này được tìm thấy trong Singh, Squire and Strauss (1986) Phiên bản này có sự cải tiến nhất định so với mô hình ban đầu và được xây

dựng trong khung khổ của mô hình liên kết hai khu vực Tuy nhiên, mô hình của Singh được phát triển cho việc xem xét mối quan hệ giữa làm thuê và tự làm dựa trên

mức lương ở thị trường lao động Trong bối cảnh nông thôn của các nước đang phát triển, khi thị trường lao động còn sơ khai thì mô hình của Singh không hoàn toàn phù

Trang 16

hợp Một phiên bản khác của mô hình kinh tế hộ đưa ra khung phân tích sâu hơn về quan hệ nông nghiệp và phi nông nghiệp là của Lopez (1986) Mô hình có thể tóm lược như sau:

Hộ nông dân tối đa hóa độ thỏa dụng dựa trên hàm sau:

Max U(Th, Ch; Zh ) (1.1)

Giới hạn bởi: Tf, Th, Tn, C

Tổng thời gian : T=Tf + Th + Tn (1.2) Tiêu dùng : C = g(Tf , p, Zf) + wnTn + V (1.3) Không âm : Tn ≥ 0 (1.4) Trong đó:

Th = Thời gian ở nhà (nghỉ ngơi, việc nhà….)

Ch = Tiêu dùng

Zh = Các đặc điểm cá nhân

T = Tổng thời gian

Tf = Thời gian làm việc nông nghiệp

Tn = Thời gian làm việc phi nông nghiệp

P = Giá của đầu vào và đầu ra, không bao gồm lao động

Zf = Đầu vào cố định cho sản xuất nông nghiệp

Wn = Tiền công cho hoạt động phi nông nghiệp

Hn = Chất lượng của người lao động

Zn = Biến khác tác động đến mức tiền công

V = Thu nhập ngoài lao động

U = Hàm lợi ích (hàm thỏa dụng)

G = Hàm thu nhập từ nông nghiệp của hộ

Hàm lợi ích được xác định bởi thời gian ở nhà và tiêu dùng

Có hai ràng buộc trong mô hình: thứ nhất, hộ gia đình bị hạn chế bởi thời gian

sử dụng; thứ hai, tiêu dùng của hộ bị hạn chế bởi thu nhập từ nông nghiệp, phi nông

Trang 17

nghiệp và thu nhập ngoài lao động Thu nhập nông nghiệp bằng với giá nhân với đầu

ra được thể hiện như một hàm của thời gian lao động nông nghiệp

Để tối đa hoá hàm lợi ích, ta lập công thức biến đổi Lagragian:

Trường hợp 1: các quyết định kinh tế trong trường hợp hộ nông dân với thời gian lao động phi nông nghiệp

Nếu thời gian lao động phi nông nghiệp là dương (Tn>0), θ bằng 0, ta có thể đơn giản hoá các điều kiện tối ưu:

Nhân (1.9) với –1 sau đó cộng với (1.8), khi θ = 0 ta có

λ (g1-wn) = 0, do λ ≠ 0 ta có g1 = wn (1.11) Chia (1.6) cho (1.7) và thay τ với λg1 (có được từ (1.8)) và sau đó g1 với wn1

(có được từ (1.11)) ta có:

Trang 18

Ý nghĩa của phương trình (1.13) là ta có tổng tiêu dùng ở bên trái bằng với

tổng thu nhập Trong trường hợp này, tổng thu nhập bao gồm thu nhập từ nông nghiệp [g(Tf)-wnTf ] trong đó thời gian lao động nông nghiệp có giá bằng tỷ lệ tiền công theo

thị trường và [g(Tf)-wnTf ] có thể được xem là thu nhập ròng Một bộ phận khác của thu nhập của hộ là wnT có giá trị bằng tổng thời gian sử dụng nhân với mức lương trên thị trường V là thu nhập không do lao động và được xác định là ngoại sinh

Phương trình (1.11) g1 = wn thường là điều kiện tối ưu của vấn đề tối đa hoá lợi nhuận

sản xuất nông nghiệp

Zf là các biến phù hợp của sản xuất (không bao gồm các biến phù hợp cho tiêu dùng)

Các nhân tố quyết định tiêu dùng

Thay (1.15) như là hàm giá trị của lợi ích vào (1.13), ta có

C+wnTh = wnT+ π*

(wm, p, Zf) + V (1.17)

Phương trình này kết hợp với (1.12) tạo thành điều kiện tối ưu của tiêu dùng Khi phương trình (1.12) được xem như là tỷ lệ thay thế biên giữa thời gian ở nhà và tiêu dùng (U1/U2) = mức giá, thì hệ phương trình của (1.12) và (1.17) là tương tự với

Trang 19

các điều kiện của tối đa hoá lợi ích của người tiêu dùng Do đó, cầu tiêu dùng C có thể được viết như các hàm cầu Marshalian:

C=C(1,wn, wnT+ π*

(wn, p, Zf) + V) = C (1,wn, k) (1.18)

Như vậy, các quyết định về sản xuất và tiêu dùng của hộ có thể được xác định

dựa trên 2 giai đoạn Thứ nhất, thời gian lao động nông nghiệp được quyết định từ tối

đa hoá lợi nhuận từ nông nghiệp Thứ hai, tổng thu nhập được phân bổ cho tiêu dùng

và thời gian ở nhà bởi vậy tỷ lệ thay thế biên giữa chúng là bằng wn Nói cách khác là khi tồn tại mức lương ở thị trường lao động thì việc xác định giữa sản xuất và tiêu dùng của hộ là độc lập

Hình1.2 trình bày mô hình kinh tế hộ trong trường hợp hộ gia đình có tham gia vào hoạt động sản xuất phi nông nghiệp Trong hình này, đường cong của hàm thu

nhập nông nghiệp g có độ dốc tại điểm A trùng với mức lương của hoạt động phi nông nghiệp Tại điểm A, lao động dành cho hoạt động nông nghiệp được xác định là

Tf* Cũng với mức lương đó đường bàng quan có độ dốc trùng với đường thu nhập nói cách khác là đạt được độ thỏa dụng tối đa trong hàm tiêu dùng Cũng tại điểm đó, thời gian cho lao động phi nông nghiệp được xác định tại Tn* Việc thay đổi mức lương trong hoạt động phi nông nghiệp sẽ làm thay đổi mức lao động dành cho hoạt động phi nông nghiệp và nông nghiệp cũng như thời gian giành cho nghỉ ngơi và việc nhà

là phần còn lại của tổng quỹ thời gian T- Tn* -Tf*

Trang 20

Hình 1.2 Phân bổ thời gian của hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp

( Nguồn: Lê Xuân Bávà cộng sự (2006))[1]

Trường hợp 2: hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp

Quay trở lại điều kiện tối ưu Kuhn Tucker (1.6)-(1.10), trong trường hợp không có hoạt động phi nông nghiệp, Tn = 0, T=Th+Tf và định nghĩa w0 như τ/λ hệ phương trình này có thể được sắp xếp lại như sau:

dụng và λ là độ thoả dụng biên của thu nhập ngoài lao động W0 được xem như là giá bóng (shadow price: là giá hay giá trị của một hàng hóa hay dịch vụ khi giá cả hoặc giá trị đó không thể được ấn định một cách chính xác vì thiếu một thị trường ấn định giá thông thường [3]

) của thời gian sử dụng thể hiện trong tiêu dùng Trong trường

hợp này, giá bóng w0 không phải là biến ngoại sinh Không có phương trình nào trong

hệ phương trình này (1.19-1.21) có thể quyết định một biến nội sinh một cách độc lập,

do đó, w0 là hàm của tất cả các biến ngoại sinh trong hệ phương trình này

Trang 21

w0 = w0 (T,V,Zh,P,Zf) (1.22)

Th ời gian lao động nông nghiệp và các quyết định sản xuất

Thời gian lao động nông nghiệp tối ưu Tf có thể được đạo hàm từ hàm sản xuất (g) Đạo hàm bậc nhất của (g) theo Tf được thiết lập bằng với w0 như trong phương trình (1.19) Chúng ta cũng biết rằng w0 bị tác động bởi các biến trong phương trình (1.22), bởi vậy giải pháp tối ưu cho Tf* có thể được thể hiện như sau:

C = C(1,w0,w0T+π*

(w0)+V) (1.26)

do w0 là biến nội sinh và bị tác động bởi các biến ngoại sinh khác trong mô hình, tất

cả các biến ngoại sinh có 2 tác động, tác động giá (w0) và tác động thu nhập (π*

)

Trang 22

Hình 1.3 Phân bổ thời gian của hộ nông dân không có hoạt động phi nông nghiệp

(Nguồn: Lê Xuân Bá và cộng sự (2006))[1]

Trong hình 1.3, độ thoả dụng tối đa nếu đạt được tại A, nơi đường cong của hàm thu nhập nông nghiệp (g) có cùng độ dốc với đường cong bàng quan I*

Giá bóng

của thời gian nghỉ ngơi là độ dốc chung của 2 đường cong tại A Khi giá bóng được quyết định, các quyết định kinh tế của hộ có thể được miêu tả như là nghiệm của (1) bài toán tối đa hoá lợi nhuận và tiếp theo là (2) bài toán tối đa độ thỏa dụng Trong cả hai phương trình này giá bóng của thời gian được quyết định một cách nội sinh (w0),

là giá kinh tế của lao động nông nghiệp trong phương trình tối đa hoá lợi nhuận và giá kinh tế của thời gian nghỉ ngơi ở nhà và một trong các nhân tố quyết định đến tổng thu nhập, nó đóng vai trò giống như Wn trong hình 1.3

Giá bóng và quyết định tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp

Điều kiện (1.9) và (1.10) giúp đưa ra quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của hộ Nếu không có hoạt động phi nông nghiệp

wn≤w0 (1.27)

do θ trong (1.10) không có giới hạn không âm Bất đẳng thức này có nghĩa rằng nếu giá trị tối ưu của Tn là bằng 0, tiền công từ hoạt động phi nông nghiệp (wn) không

vượt quá giá bóng (w0) của thời gian nghỉ ngơi (xác định thông qua giải phương trình

với lao động phi nông nghiệp là bằng 0) Ngược lại, nếu wn vượt quá w0, thời gian lao

Trang 23

động phi nông nghiệp tối ưu (Tn) không thể bằng 0 và do đó, phải là dương Do vậy,

việc có tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp hay không phụ thuộc vào liệu wn có vượt quá w0 hay không Sự phụ thuộc của quyết định tham gia này trong bất đẳng

thức (1.27) được miêu tả trong hình 1.3

Ở hình 1.4, w0 là độ dốc chung của hàm thu nhập từ nông nghiệp (g) và đường cong bàng quan I0 tại điểm tiếp tuyến của chúng là A Đường cong I0

tương ứng với

độ thoả dụng tối đa đạt được dưới điều kiện hộ không tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp

Hình 1.4 Nhân tố quyết định của hoạt động phi nông nghiệp

(Nguồn: Lê Xuân Bá và công sự (2006))[1]

Nếu độ dốc của đường tiền công phi nông nghiệp, ví dụ đường w1 nhỏ hơn w0,

thì độ thỏa dụng của hộ không được cải thiện nếu như hộ tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp Ngược lại, nếu đường tiền công w2 vượt quá w0 khi đó độ thoả dụng có

thể được đẩy lên đến mức I2

Ngay cả khi không có sự điều chỉnh thời gian lao động nông nghiệp thì sự tăng lên của độ thoả dụng vẫn có thể đạt được Với sự điều chỉnh này, độ thoả dụng có thể được tăng lên ở mức như đường bàng quan I2

Thảo luận trên có thể được tóm tắt bằng hệ phương trình dưới đây:

Trang 24

Hàm i* thường được gọi là “hàm tham gia phi nông nghiêp” Ước lượng hàm này là một trong các mục tiêu chính của nhiều nghiên cứu thực nghiệm về các hoạt động phi nông nghiệp ở các vùng nông thôn Có thể thấy khi các biến wn tăng hoặc

thấp hơn w0, i* là thực sự tăng Do đó, biến nguồn lực (Hn) và biến khác (Zn), biến đặc

trưng cho thực trạng thị trường lao động, được cho là tác động lên quyết định tham gia cùng một hướng như khi chúng tác động lên tiền công Đây là cơ sở cho việc kiểm định các giả thuyết khi ước lượng hàm tham gia phi nông nghiệp Mặt khác, sự tác động của các biến Hf, p, Zf, Zh, T và V đến quyết định tham gia luôn luôn ngược với

sự tác động của các biến này lên w0

Trong mô hình này, các yếu tố như đặc điểm bản thân người lao động, chất lượng lao động, thời gian nhàn rỗi, giá cả của sản phẩm nông nghiệp, tiền lương phi nông nghiệp, thu nhập nông nghiệp và thu nhập ngoài lao động đều có tác động đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động Một điều quan trọng mà mô hình này đề cập là hộ nông dân chỉ cung cấp lao động cho khu vực phi nông nghiệp khi tiền công của khu vực phi nông nghiệp cao hơn so với giá bóng của

thời gian trong đó bao gồm cả thời gian nghĩ ngơi của hộ gia đình So với lý thuyết về các yếu tố “kéo” và “đẩy” tham gia hoạt động phi nông nghiệp thì mô hình kinh tế hộ

là một mô hình hoàn chỉnh hơn rất nhiều Tuy nhiên, nó bỏ sót một số yếu tố như: sự

tăng trưởng dân số, sự khan hiếm của đất sản xuất và sự cạn kiệt độ màu mỡ của đất

và cũng chưa đề cập đến nhóm yếu tố vùng hay môi trường xung quanh của lao động

Do đó, sự kết hợp của lý thuyết về các yếu tố “kéo” và “đẩy” tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp của lao động và mô hình kinh tế hộ nông dân với hoạt động phi nông nghiệp trên nền tảng đã được khẳng định rằng có sự dịch chuyển vốn và lao động giữa hai khu vực nông nghiệp và phi nông nghiệp là hết sức cần thiết cho nghiên cứu

1.2 Các nghiên cứu thực nghiệm

1.2.1 Nghiên cứu 1.

Dự án nghiên cứu ADB – M4P: Thị trường lao động nông thôn và vấn đề di

cư Câu hỏi nghiên cứu chính của dự án là “Những tác động có thể của di cư đối với

Trang 25

thị trường lao động nông thôn tại những nơi có dân đi là gì? Và những chính sách nào

có thể tối đa hoá lợi ích của di cư đi đối với sự phát triển nông thôn?” nghiên cứu tập trung phân tích di cư trên hai cấp độ: những tác động đối với hộ gia đình và những tác động đối với xã có di dân

Kết quả nghiên cứu:

- Nghiên cứu nhận ra rằng thị trường lao động nông thôn hiện nay ở Việt Nam đang thừa lao động, việc làm nông nghiệp là cơ bản, trong khi rất ít việc làm công ăn lương trong lĩnh vực nông nghiệp

- Di cư không có tác động trực tiếp nào đến năng xuất lao động, cả trong nông nghiệp cũng như phi nông nghiệp

- Di cư được xem là có tác động đến lĩnh vực lựa chọn của hộ gia đình

- Di cư ngắn hạn có tác động tiêu cực đến cầu việc làm tự tạo nông nghiệp và phi nông nghiệp Một phần trăm tăng lên trong tỷ lệ di cư ngắn hạn có thể giảm cầu lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp đi từ 0.32 % đến 0.51 % ở nông thôn

1.2.2 Nghiên cứu 2

Một nghiên cứu khác của TS Chu Tiến Quang (2001) về “Việc làm ở nông thôn thực trạng và giải pháp” đã phát họa một bức tranh tổng thể về đặc điểm việc làm ở nông thôn Việt Nam Trong nghiên cứu này TS.Chu Tiến Quang đã phân tích

một số các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo việc làm trong xã hội đó là:

- Điều kiện tự nhiên và cơ sở hạ tầng kỹ thuật: Đất đai và tài nguyên thiên nhiên phong phú thì khả năng tạo việc làm trong nông nghiệp nông thôn càng nhiều Tuy nhiên, sự giới hạn của diện tích đất và tài nguyên là lý do không thể tạo thêm nhiều việc làm cho lao động nông thôn Nhưng việc phát triển cơ sở hạ

tầng kỹ thuật như giao thông, điện, thông tin liên lạc… là các yếu tố gián tiếp góp phần tạo việc làm nâng cao hiệu quả việc làm

- Dân số và nguồn lao động: dân số và việc làm có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau Nguồn lao động là nguồn lực cơ bản để phát triển kinh tế, nhưng sự gia

Trang 26

tăng số lượng lao động với qui mô lớn hơn tốc độ gia tăng số việc làm lại gây

sức ép lên giải quyết việc làm Ngoài số lượng lao động, chất lượng lao động cũng là một nhân tố không kém phần quan trọng cần được quan tâm và không

ngừng nâng cao bởi vì đây là yếu tố tác động trực tiếp đến khả năng giải quyết

việc làm cho người lao động

- Chính sách lao động việc làm trong xã hội: bao gồm các loại chính sách vĩ mô, chính sách khuyến khích phát triển những lĩnh vực, ngành nghề có khả năng thu hút nhiều lao động, chính sách việc làm đối với những đối tượng đặc biệt

- Nhân tố thuộc về biết tính toán làm ăn của các hộ gia đình và người lao động

Sự nhạy bén và biết tính toán làm ăn của hộ gia đình là một trong những yếu tố then chốt trong tạo lập việc làm, mở mang ngành nghề dịch vụ Những nguyên nhân làm cho các gia đình ở nông thôn trở nên giàu có là: do có vốn chiếm 76.8%, do biết cách làm ăn 75.3%, do có việc làm thêm 78.5% Cụm ba nguyên nhân trên chính là các yếu tố thuộc về điều kiện cần và đủ thúc đẩy sự chuyển dịch ngành nghề

- Nhân tố thuộc về vốn và tiêu thụ sản phẩm: hầu hết các ngành nghề đều gặp khó khăn về vốn và tiêu thụ sản phẩm Trong đó, ngành gặp khó khăn về vốn

và tiêu thụ sản phẩm nhiều nhất là ngành tiểu thủ công nghiệp

- Nhân tố thuộc về học vấn: ảnh hưởng tăng lên của trình độ học vấn thông qua

tăng tỷ trọng thu nhập phi nông cũng chính là kết quả tác động của tri thức được vận dụng vào quá trình hoạt động nghề nghiệp Nhìn chung người có học

vấn cao vẫn có điều kiện tính toán và đánh giá mọi hoạt động nghề nghiệp

cũng như nhận diện xã hội rõ ràng và sát thực hơn

Trang 27

- Những nhân tố khác như áp lực của đất đai và dân số, ảnh hưởng của ngành nghề truyền thống, tập quán hoạt động nông nghiệp và tâm lý trọng nông hay ảnh hưởng của những chuẩn mực và giá trị cũng tác động đến chuyển đổi ngành nghề của người dân, mặc dù mức độ ảnh hưởng không lớn lắm

1.2.4 Nghiên cứu 4

Báo cáo nghiên cứu “Các yếu tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Việt Nam” do TS Lê Xuân Bá cùng đồng sự (2006) thực hiện trong khuôn khổ dự án IAE – MISPA Trong phân tích định lượng nghiên cứu sử dụng mô hình hồi qui đa biến Probit nhằm tìm hiểu các yếu tố tác động đến quá trình chuyển

dịch lao động ở nông thôn trong giai đoạn 1993-1997 và 2001-2004

Nghiên cứu đã đi đến kết luận là trong thực tế có nhiều yếu tố khác nhau giải thích sự tham gia của người dân vào các hoạt động phi nông nghiệp Đóng góp của các yếu tố này cho khả năng chuyển dịch lao động là khác nhau theo thời gian và không gian Riêng từng yếu tố thì kết quả phân tích cho thấy:

- Trình độ giáo dục và đào tạo của bản thân người lao động có tác động to lớn

tới kết quả chuyển dịch, tuy nhiên tác động này giảm đi ở giai đoạn 2001/2004

so với giai đoạn 1993/1997 Tuy nhiên, ở hai giai đoạn tác động của giáo dục

và đào tạo có vai trò lớn trong chuyển dịch lao động từ thuần nông sang hoạt động làm thuê hơn là sang hoạt động tự làm và có tác động lớn hơn ở vùng đồng bằng Vai trò thấp hơn của giáo dục trong giai đoạn 2001- 2004 không đồng nghĩa với việc phủ nhận đóng góp của yếu tố giáo dục và đào tạo với việc chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn Các phân tích cũng chỉ ra rằng vấn đề đặt ra là giáo dục ở mức nào và đào tạo gì cho phù hợp với thực tế công việc

- Tuổi của người lao động: tuổi trẻ hơn có khả năng chuyển đổi nghề cao hơn

- Giới tính của người lao động: thị trường lao động nông thôn có độ phân mảnh cao theo giới tính Nam giới có nhiều khả năng chuyển dịch lao động hơn nữ

giới

Trang 28

- Qui mô đất nông nghiệp không ảnh hưởng tới việc tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động

- Tỷ lệ đất sổ đỏ: biến này có tác dụng làm cản trở quá trình chuyển dịch sang

hoạt động phi nông nghiệp

- Thu nhập nông nghiệp cao thì mức lựa chọn chuyển dịch sang phi nông nghiệp càng thấp và ngược lại Thu nhập phi lao động và giá trị tài sản lâu bền của hộ gia đình hầu như không có tác động hoặc có tác động không đáng kể

- Nhóm yếu tố nhân khẩu học có tác động thuận chiều nhưng tác động không

1.3 Kinh nghi ệm giải quyết việc làm nông thôn của các nước

1.3.1 Trung Quốc

Trung quốc là một nước lớn về nông nghiệp, gần 80% dân số sống ở nông thôn Trung Quốc đã có những đột phá trong phát triển kinh tế nông thôn, nổi bật nhất

là phát triển công nghiệp hương trấn và sản nghiệp hoá nông nghiệp

Trước sức ép về dân số và giải quyết việc làm cho người dân nông thôn, Trung

Quốc đã đề ra chính sách phát triển các hoạt động phi nông nghiệp ngay trong giai đoạn đầu của đổi mới và cải cách trong nông nghiệp Thực hiện phương châm “li nông bất li hương, nhập xưởng bất nhập thành” thông qua khuyến khích phát triển

mạnh mẽ khu công nghiệp hương trấn nhằm phát triển và đẩy mạnh chuyển dịch cơ

cấu kinh tế và phân công lại lao động ở nông thôn, rút ngắn chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, coi phát triển công nghiệp nông thôn chính là vấn đề giải quyết việc làm Năm 1993 có khoảng 109.5 triệu lao động được thu hút vào làm việc tại khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn, tăng 6.24 triệu hay tăng 6% so với 1992 Nhưng về sau

Trang 29

công nghiệp hương trấn gặp khó khăn trong thị trường tiêu thụ sản phẩm, do công nghệ của công nghiệp nông thôn không đáp ứng kịp nhu cầu về chất lượng sản phẩm trên thị trường

Trong quá trình mở cửa hội nhập nền kinh tế quốc tế, nông nghiệp Trung Quốc

cũng phải đổi mới để thích nghi và giải quyết mâu thuẫn vốn có giữa sản xuất nhỏ lẻ

của nông dân với sự thay đổi nhanh chóng và khó dự báo của thị trường Nhằm tìm

lời giải cho phát triển nông nghiệp Trung Quốc đã đưa ra chính sách “sản nghiệp hoá nông nghiệp”, chính sách này được hiểu là tạo những mối liên kết giữa nông hộ với công ty hoặc nông hộ kết hợp với tập thể, nông hộ cùng các tổ chức kinh tế khác liên

kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp Nói chung là nối kết các khâu thành một dây chuyền từ nuôi trồng đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm Chính sách sản nghiệp hoá mang lại thành tựu to lớn trong phát triển nông nghiệp Trung Quốc, từ

năm 1997 đến 2001 số tổ chức kinh doanh sản nghiệp hoá nông nghiệp đã tăng từ

11834 lên 66000, các loại hình tổ chức ngày càng đa dạng Sự kết nối giữa nông nghiệp - công nghiệp - dịch vụ một cách nhịp nhàng đã thúc đẩy chuyên môn hóa sản

xuất và tiêu thụ

1.3.2 Hàn Quốc

Hàn Quốc thực hiện chính sách phát triển song song nông thôn và thành thị, phát triển các tập đoàn kinh tế lớn luôn đi cùng với phát triển công nghiệp qui mô nhỏ theo hình thức vệ tinh ở nông thôn phục vụ cho các tập đoàn công nghiệp Nông thôn

của Hàn Quốc có những thay đổi rất lớn về cả về kinh tế lẫn xã hội do ảnh hưởng của tăng trưởng kinh tế nhanh (GDP đạt trung bình 8% năm), phát triển kinh tế theo

hướng công nghiệp, hướng vào xuất khẩu đã thu hút một lượng lớn lao động nông thôn ra thành thị, giải quyết cơ bản tình trạng thất nghiệp trong nông thôn Những chính sách cụ thể đã được thực hiện để đạt thành tựu to lớn trong những năm qua:

- Rút dần lao động trẻ ra khỏi nông thôn

Hàn Quốc đã thực hiện chính sách nguồn nhân lực trong nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất lao động nông nghiệp Từ đó rút dần lao động trẻ ra khỏi nông

Trang 30

nghiệp Chính sách này tập trung vào ba chương trình lớn: chương trình hỗ trợ trang

trại gia đình; chương trình hỗ trợ giáo dục và đào tạo Mục tiêu của các chính sách này là nhằm bảo vệ và hỗ trợ cho các nhà kinh doanh nông nghiệp có trình độ, kỹ

năng canh tác, các công ty kinh doanh nông nghiệp, những người có khả năng thúc đẩy năng suất và quản lý việc canh tác một cách có hiệu quả và ổn định Bên cạnh đó, quá trình công nghiệp hóa đã thu hút khối lượng lớn lao động nông nghiệp đặc biệt là lao động trẻ và rất nhiều người dân đã từ bỏ nông nghiệp nhưng vẫn sống ở nông thôn

- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn

Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn theo phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm Việc phát triển công nghiệp nông thôn dựa vào phát triển các nhà máy vệ tinh của các tập đoàn kinh tế đầu tư cơ sở hạ tầng nhằm giúp cho các doanh nghiệp

nhỏ hình thành và phát triển, đồng thời làm tăng năng suất nông nghiệp, làm ổn định đời sống của người dân làm nông nghiệp, không tạo mau thuẫn khi người lao động chuyển sang hoạt động phi nông nghiệp

- Phát triển công nghiệp hóa nông thôn

Nông thôn Hàn Quốc cũng có truyền thống sản xuất qui mô nhỏ, lúa là cây

trồng chính Vì Vậy, ngoài mùa vụ nông nghiệp nông dân còn thực hiện các hoạt động

tạo thu nhập phi nông nghiệp khác để có thêm thu nhập trang trải cho chi tiêu gia đình Những hoạt động này chủ yếu tập trung vào chế biến nông sản và các tài nguyên thiên nhiên tại địa phương Chính phủ cung cấp vốn và các hỗ trợ kỹ thuật đối với các hoạt động tạo việc làm phi nông nghiệp và việc tổ chức sản xuất theo hình thức hợp tác

- Hỗ trợ xây dựng nhà máy ở nông thôn trong những năm 70

Trong những năm 70, các nhà máy được khuyến khích chuyển về khu vực nông thôn để giải quyết việc làm và tạo thêm thu nhập phi nông nghiệp cho nông dân

Những nhà máy đưa về nông thôn được nhận ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp, được nhận hỗ trợ xây dựng nhà máy và cơ sở hạ tầng Tuy nhiên, với phương châm “

Trang 31

mỗi làng một nhà máy” chính sách này đã không đạt đến mục tiêu vì chi phí phát sinh trong vận chuyển và tiếp thị cũng như tiếp cận những dịch vụ khác về ngân hàng, thông tin sản xuất, công nhân lành nghề…

- Phát triển cụm công nghiệp nông thôn những năm 80

Sau những khó khăn gặp phải trong chính sách đưa nhà máy về từng làng trong

thập kỷ trước, chính sách phát triển cụm công nghiệp ở nông thôn được thực hiện Các dự án phát triển cụm công nghiệp ở nông thôn giúp giảm chi phí xây dựng cơ sở

hạ tầng, từng nhà máy trong khu công nghiệp cũng giảm được chi phí hoạt độ nhờ sử

dụng các trang thiết bị dùng chung Chính quyền địa phương tham gia với vai trò thiết

kế xây dựng theo qui định của pháp luật sau đó bán mặt bằng cho các nhà đầu tư đến xây dựng nhà máy Các dự án khu công nghiệp nông thôn được ưu tiên giảm thuế trong một số năm và được vay vốn ưu đãi từ chính phủ Các dự án này góp phần quan

trọng trong chuyển dịch cơ cấu lao động nông thôn

1.4 Mô hình nghiên cứu đề nghị

Từ khung phân tích lý thuyết có thể rút ra những nhân tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của người lao động bao gồm: (1) đặc điểm

bản thân người lao động như các đặc điểm cá nhân lao động, chất lượng người lao động; (2) đặc diểm của hộ gia đình như thu nhập ngoài lao động, qui mô gia đình, thu

nhập từ nông nghiệp, đất sản xuất và thời gian nhàn rỗi của hộ gia đình; (3) tiền công cho hoạt động phi nông nghiệp

Qua tổng quan các nghiên cứu chúng ta nhận thấy các yếu tố tác động đến việc tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động nông thôn xuất phát từ: (1) bản thân người lao động, (2) hộ gia đình, (3) khả năng tạo việc làm của cộng đồng Đối

với bản thân người lao động nông thôn Việt Nam, các yếu tố về giáo dục và đào tạo quyết định chất lượng lao động và ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng tham gia hoạt động phi nông nghiệp Ngoài ra, các yếu tố về tuổi tác, về giới có tác động rất nhiều đến khả năng tham gia vào hoạt động phi nông nghiệp Gia đình đóng vai trò quan

trọng trong thúc đẩy tham gia hoạt động phi nông nghiệp, qui mô gia đình lớn và số

Trang 32

lượng đất sản xuất mà gia đình sở hữu ít hay không có sẽ là yếu tố “đẩy” người lao động có mong muốn tìm việc làm phi nông nghiệp nhiều hơn Ngoài hai yếu tố gây sức ép từ phía hộ gia đình còn có các yếu tố tạo điều kiện thuận lợi cho lao động quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp đó là vốn của gia đình, trình độ học

vấn của chủ hộ, định hướng nghề nghiệp cho con cháu, và khả năng biết tính toán làm

ăn của gia đình

Ở cấp độ rộng hơn, những điều kiện về tự nhiên và kinh tế như giao thông thuận lợi, có trường nghề, làng nghề hay kinh tế phát triển, giao thương hàng hóa thuận lợi, có khu công nghiệp, nhà máy chế biến… là những yếu tố có tác động rất

lớn đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nông thôn

Như vậy, các thực nghiệm đã khẳng định một lần nữa ba nhóm nhân tố tác động đến quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của các lý thuyết đã đề cập

ở trên Tùy thuộc vào đặc điểm cụ thể của mỗi vùng và các mục đích nghiên cứu khác nhau mà các nhân tố cấu thành trong nhóm cũng có phần khác nhau Do đó, khung phân tích của nghiên cứu được đề nghị sẽ là những nhân tố được kế thừa từ mô hình

lý thuyết và được phân tích hay kiểm nghiệm ở các nghiên cứu trước đây, nhưng

những nhân tố này phải phản ánh được điều kiện đặc thù của vùng và lao động trong vùng

Nghiên cứu về quyết định tham gia hoạt động phi nông nghiệp của lao động nông thôn huyện Tam Nông sẽ phân tích tác động theo ba nhóm nhân tố chính: (1) đặc điểm bản thân người lao động, (2) đặc điểm gia đình người lao động, (3) khả năng tạo việc làm của cộng đồng Nghiên cứu sẽ được phân tích cụ thể theo sơ đồ 1.1

Trang 33

Quyết định tham gia

hoạt động phi nông nghiệp của lao động nông thôn

3 Khả năng tạo việc làm của cộng đồng

Tuổi

Giới tính 1 Bngười lao động ản thân Trình độ học vấn

2 Gia đình của lao động

Qui mô gia đình

Trang 34

CH ƯƠNG 2

T ỔNG QUAN LAO ĐỘNG -VIỆC LÀM VÙNG NÔNG THÔN HUY ỆN TAM NÔNG GIAI ĐOẠN 2005-2006

Chương 2 giới thiệu tổng quan về vị trí địa lý, tình hình kinh tế xã hội và thực

trạng lao động việc làm của người lao động nông thôn huyện Tam Nông, từ đó phân tích và đưa ra những nhân tố tác động đến khả năng tham gia việc làm phi nông nghiệp của người lao động vùng này

2.1 T ổng quan về kinh tế của huyện Tam Nông

2.1.1 Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

Huyện Tam Nông phía bắc giáp huyện Hồng Ngự, phía Nam giáp huyện Thanh Bình và Cao Lãnh, phía đông giáp huyện Tháp Mười và huyện Tân Hưng tỉnh Long An, phía tây giáp sông tiền Tổng diện tích tự nhiên 47.426,54 km2

, huyện có 11

xã, 01 thị trấn, trung tâm huyện đặt tại thị trấn Tràm Chim

Địa hình tương đối bằng phẳng, kênh rạch chằng chịt, dân cư bố trí rải rác chủ

yếu dọc theo kênh rạch và các trục giao thông chính Đặc điểm của khu vực là chịu ảnh hưởng của lũ, mùa lũ trùng vào mùa mưa gây ngập úng bắt đầu từ tháng 08 và kết thúc vào tháng 12 hàng năm Mức ngập cao nhất hàng năm từ 1,5 –2,5m so với mặt đất tự nhiên Ngập lụt xảy ra trong mùa lũ đã phá hại mùa màng, không thể phát triển

vườn cây ăn quả Ngành chăn nuôi cũng bị biến động theo mùa Khó khăn to lớn đang đặc ra hiện nay là do sự tập trung quá mức vào sản xuất lúa và cây tràm ngày càng rớt giá dẫn đến khai thác cạn kiệt rừng tràm làm môi trường sinh thái mất cân đối đưa đến

lũ lụt lớn hơn, đất đai bị chua phèn nhiều hơn Môi trường bị thoái hóa do chuyển từ vùng ẩm thủy quanh năm trở thành vùng ngập nước mùa mưa, kiệt nước mùa khô Do điều kiện tự nhiên tác động nên nguyên liệu chế biến theo mùa gây khó khăn cho việc

Trang 35

xây dựng cơ sở công nghiệp chế biến Ngoài ra, lũ tràn về đã làm hư hỏng cơ sở hạ

tầng như đường sá, cầu cống, hệ thống kênh mương, trường học, kho chứa Điều này ảnh hưởng rất lớn đến phát triển kinh tế - xã hội của vùng và sinh hoạt của nhân dân

2.1.2 Tình hình kinh t ế của huyện

Bảng 2.1 cho chúng ta thấy tăng trưởng kinh tế trong thời gian qua của huyện đạt mức khá, tổng giá trị sản lượng tăng bình quân 8.66% năm trong giai đoạn 2001-

2005, riêng năm 2006 ước tăng 12,03% so với năm 2005

Bảng 2.1 Cơ cấu kinh tế của huyện qua các năm 2001, 2005, 2006

ĐVT: %

Ngành kinh tế cấp I 2001 2005 2006 (*) Tốc độ tăng trưởng

2005-2006 (%) Nông – Lâm – Thủy sản 84,93 81,76 81,1 - 0,8

Công nghiệp - xây dựng 2,54 3,33 3,56 6,9

của khu vực Nông – Lâm – Thủy sản còn 78,6%, Công nghiệp – Xây dựng đạt 4,58%

và thương mại dịch vụ đạt 16,82%) Cơ cấu kinh tế của vùng phản ánh lợi thế tự nhiên của vùng là nông nghiệp chuyên sản xuất lúa và nuôi trồng thủy sản, phần lớn

sản phẩm công nghiệp và dịch vụ được sản xuất trong vùng chỉ đóng vai trò nhập

lượng cho sản xuất nông nghiệp hoặc là đảm đương khâu chế biến bảo quản, lưu

Trang 36

thông nông sản, các ngành công nghiệp khác chiếm tỷ trọng nhỏ và có gắn bó với

ngành nông nghiệp truyền thống của huyện

Cơ cấu kinh tế này cũng đã phản ánh tập quán của người dân vùng lũ là sản

xuất nông nghiệp Điều này có tác động lớn đến khuynh hướng chọn lựa nghề nghiệp

của người lao động trong vùng

2.2 Thực Trạng nguồn lao động nông thôn của huyện Tam Nông

2.2.1 Tình hình dân s ố và lao động

Bảng 2.2 cho thấy tỷ lệ tăng dân tự nhiên qua các năm của toàn huyện và một

số xã vùng nông thôn, huyện Tam Nông có 98.268 người, bao gồm 22.536 hộ, trong

đó dân số nông thôn là 88.403, điều này cho thấy đa phần người dân sống ở nông thôn

Bảng 2.2 cho thấy, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của toàn huyện có xu hướng

giảm qua các năm, nhưng đối với các xã vùng nông thôn thì tỷ lệ này còn cao hơn

nhiều so với tỷ lệ chung của toàn huyện Với tốc độ tăng dân số như hiện nay, cơ cấu

dân số nông thôn của huyện khá trẻ, lực lượng lao động tiếp tục tăng với qui mô lớn

và hậu quả là áp lực việc làm của nông thôn ngày càng gay gắt Theo con số thống kê

của ban chỉ đạo điều tra thực trạng việc làm và thất nghiệp tỉnh Đồng Tháp tháng 07

năm 2006, lực lượng lao động của huyện là 50.032 người, trong đó đa phần là lao

động nông thôn và lao động trẻ được thể hiện ở bảng 2.3 dưới đây:

Trang 37

Bảng 2.3 Cơ cấu lực lượng lao động theo nhóm tuổi của huyện năm 2006

ĐVT: người Nhóm tuổi Chung Thành thị Nông thôn

Bảng 2.3 cho thấy lao động nông thôn chiếm 90,17% lực lượng lao động trên toàn huyện Đa phần là lao động trẻ, số lao động trong độ tuổi từ 15 đến 34 tuổi đã chiếm 62,15% lực lượng lao động của nông thôn Điều này chứng tỏ nguồn lao động nông thôn rất lớn

Nguồn lao động tập trung chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất nông – ngư nghiệp, chiếm 81,7% lực lượng lao động Đây là điểm đặc trưng của huyện cũng như của cả vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long, đa số người dân sống ở nông thôn và sản xuất nông

ngư nghiệp là chính Đặc biệt đối với người dân vùng lũ ở huyện Tam Nông, lao động nông nghiệp tập trung sản xuất 2 vụ lúa từ tháng 12 đến tháng 07 hàng năm, các tháng còn lại vào mùa lũ người nông dân sử dụng thời gian nông nhàn vào việc nuôi thủy

sản đối với những hộ có đất nông nghiệp hoặc đánh bắt thủy sản đối với những hộ không có đất nông nghiệp Công việc này chủ yếu là của lao động nam, theo số liệu điều tra thực tế thì việc giăng câu, lưới vào mùa lũ mang lại thu nhập trung bình 300.000 đ - 400.000 đ cho 1 lao động/1 tháng Còn việc nuôi thủy sản thì mang lại thu

nhập khá hơn tùy theo loại thủy sản nuôi, kỹ thuật nuôi và giá cả thị trường của loại

thủy sản đó Một số lao động khác đi khỏi địa phương trong mùa nước nổi và lại trở

về làm nông khi vào mùa vụ

Ngày đăng: 16/09/2020, 23:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w