1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tu trai ngia

5 199 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 44 KB

Nội dung

Từ trái nghĩa 1. Vốn là một hiện tượng không hoàn toàn đơn giản, các quan niệm về từ trái nghĩa đã được đưa ra cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Tuy vậy, nét chung được đề cập trong tất cả các quan niệm là: sự đối lập về nghĩa. Quan niệm thường thấy và được đa số chấp nhận, được phát biểu như sau: Từ trái nghĩa là những từ có ý nghĩa đối lập nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về logic. Ví dụ: cao và thấp trong câu dưới đây là hai từ trái nghĩa: Bây giờ chồng thấp vợ cao Như đôi đũa lệch so sao cho bằng 2. Quan niệm nêu trên, suy ra rằng: Những từ có vẻ đối lập nghịch nhau về nghĩa nhưng không nằm trong thế quan hệ tương liên thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa. Chẳng hạn, trong các câu: nhà này tuy bé mà xinh; cô ấy đẹp nhưng lười, . thì bé – xinh, đẹp – lười có vẻ đối nghịch nhau, nhưng chúng không phải là những hiện tượng trái nghĩa, vì không nằm trong quan hệ tương liên. Ngược lại, hai từ cao và thấp lại là trái nghĩa, vì chúng nằm trong quan hệ tương liên. Những từ được cấu tạo bằng phụ tố, tạo ra những cặp từ có nghĩa ngược nhau (ví dụ như care – careless trong tiếng Anh) đều là những từ trái nghĩa cùng gốc. Chúng là kết quả của hiện tượng phái sinh trong từ vựng. Từ vựng học, trong trường hợp cần thiết, có thể đề cập tới hiện tượng này, nhưng mục tiêu nghiên cứu cơ bản của nó vẫn phải là những từ trái nghĩa khác gốc, tồn tại với cách của một kiểu tổ chức trong từ vựng, như: cao – thấp, ngắn – dài, dại – khôn, xấu – đẹp, . 3. Trong các nhóm từ trái nghĩa, không có từ trung tâm như trong nhóm đồng nghĩa. Mỗi từ ở đây có thể được hình dung như là nằm ở vị trí của một âm bản hay dương bản của nhau vậy. Từ này là một tấm gương phản chiếu của từ kia, và ngược lại. Ví dụ: - “buồn”: Có tâm trạng tiêu cực, không thích thú của người đang gặp đau thương hoặc gặp việc không ưng ý. - “vui”: Có tâm trạng tích cực, thích thú của người đang gặp việc mình thích hoặc điều gì đó được như ý. Vì thế, trong mỗi nhóm từ trái nghĩa sẽ chỉ gồm hai từ, và thường được gọi là một cặp trái nghĩa. Trong mỗi cặp như vậy, hai từ thường có quan hệ đẳng cấu nghĩa với nhau. Đặc điểm này chẳng những làm cho dung lượng nghĩa của chúng tương đương nhau mà kéo theo cấu trúc hình thức của chúng cũng thường tương đương hoặc gần tương đương nhau. So sánh: + nặng – nhẹ; nặng nề – nhẹ nhàng; buồn bã – vui vẻ; + high – low; fat – thin; long – short; . Nói rằng hai từ trái nghĩa nhau tương đương với nhau về dung lượng nghĩa thì không phải chúng nhất thiết phải có số lượng nghĩa bằng nhau. Điều quan trọng là cái nghĩa làm cho hai từ đi vào quan hệ trái nghĩa, phải có dung lượng tương đương nhau. Bởi vậy, cũng như hiện tượng đồng nghĩa, ở đây, một từ đa nghĩa có thể tham gia vào nhiều cặp trái nghĩa khác nhau. Điều này cũng ngụ ý rằng một từ nào đó, có quan hệ trái nghĩa với nhiều từ trong nhóm đồng nghĩa. Ví dụ: + mềm – cứng; mềm – rắn (mềm nắn rắn buông); + già – trẻ; già – non (già giái non hột) . 4. Việc xác định các cặp trái nghĩa có nhiều phức tạp nên không thể dựa hẳn vào một tiêu chí nào đó. Thông thường, người ta hay dựa vào những tiêu chí sau đây: 4.1. Nếu hai từtrái nghĩa thì chúng cùng có khả năng kết hợp với một từ khác bất kì nào đó mà quy tắc ngôn ngữ cho phép. Suy rộng ra là chúng phải cùng có khả năng xuất hiện trong một ngữ cảnh: Ví dụ: người khôn – người dại; bóng tròn – bóng méo; no bụng đói con mắt; dốt đặc hơn hay chữ lỏng; . Nếu hai từtrái nghĩa thì chúng phải đảm bảo mối quan hệ liên tưởng đối lập nhau một cách thường xuyên và mạnh; bởi vì mỗi từ trong cặp trái nghĩa như là tấm gương phản chiếu của từ kia. Ở đây, để giảm bớt đến mức tối đa tính chủ quan của cái gọi là quan hệ liên tưởng, ta có thể thực hiện thêm hai thủ tục kiểm tra: 4.1.1. Phân tích nghĩa của hai từ đó xem chúng có đẳng cấu với nhau không. 4.1.2. Trường hợp nhiều liên tưởng và cũng bảo đảm tính đẳng cấu về nghĩa thì cặp liên tưởng nào nhanh nhất, mạnh nhất, có tần số xuất hiện cao nhất, . sẽ được gọi là trung tâm, đứng đầu trong chuỗi các cặp trái nghĩa. Ví dụ: cứng – mềm: Chân cứng đá mềm cứng – dẻo: Thép cứng thay cho thép dẻo cứng – nhũn: Khi quả xanh, vỏ cứng; khi chín, vỏ nhũn . Trong ba cặp liên tưởng này, cặp “cứng – mềm”phải đứng ở vị trí trung tâm, vị trí hàng đầu. 4.3. Đối với từ trái nghĩa tiếng Việt, ngoài những tiêu chí nêu trên, còn có thể quan sát và phát hiện chúng qua những biểu hiện bổ sung như sau: - Về mặt hình thức, hai từ trái nghĩa trong cặp thường có độ dài bằng nhau về số lượng âm tiết, rất ít khi lệch nhau; - Nếu cùng là từ đơn tiết thì hai từ trong cặp trái nghĩa lại thường đi đôi với nhau, tạo thành những kết hợp như: dài ngắn, trẻ già, sớm muộn, đầu cuối, ngược xuôi, lớn bé, . biểu thị nghĩa khái quát tổng hợp, bao gồm hết các đối tượng “từ A đến Z” trong một phạm trù của đời sống và thế giới. - Trừ vài ba cặp từ như: hồng hào – xanh xao, nhã nhặn – tục tằn, . còn nếu hai từ A và B là trái nghĩa thì: + Hoặc là cả hai cùng không có cấu tạo từ láy; + Hoặc là một bên có, một bên không; + Hoặc cả hai bên cùng có âm tiết láy sẽ không cùng khuôn vần. Ví dụ: ra – vào, trong – ngoài, lên – xuống, mừng – lo, mừng – lo lắng; lành – rách; lành lặn – rách rưới, . 5. Nghiên cứu các từ trái nghĩa không thể bỏ qua trường hợp những từ vốn không trái nghĩa với nhau, nhưng trong một số ngữ cảnh chúng lại được dùng với cách những cặp trái nghĩa, chẳng hạn: đầu voi đuôi chuột, mặt sứa gan lim, miệng hùm gan sứa, . Những từ như thế, người ta vẫn quen gọi là trái nghĩa ngữ cảnh, tức là chúng chỉ nằm trong thế đối sánh trái nghĩa tại một vài ngữ cảnh nào đó, chứ không phải là một quan hệ ngữ nghĩa trong tổ chức ngữ nghĩa của từ vựng. Cơ sở hình thành mối quan hệ trái nghĩa ngữ cảnh chính là ở các nghĩa ẩn dụ, hoán dụ, những biểu trưng, . của từ, nảy sinh trong từng ngữ cảnh cụ thể đó. Ví dụ: Chồng người xe, ngựa người yêu Chồng tôi áo rách tôi chiều tôi thương Tình hình trên đây dẫn đến một hệ quả là: Trong thực tế sử dụng ngôn ngữ đã có vô cùng nhiều trường hợp thiết lập và dùng trái nghĩa ngữ cảnh. Có thể gọi chúng là những từ đối nghĩa. Tính chất đối nghĩa này thể hiện rõ rệt nhất trong những lối nói muốn làm nổi bật sự đối lập giữa hai vế, hai mặt, hai đối tượng, . nào đó, mà người Việt rất hay dùng. Ví dụ: “Gò với núi cũng kể là cao, bể với ao cũng kể là trũng”; “Đói lòng ăn nắm lá sung, chồng một thì lấy, chồng chung thì đừng”; “Trâu bò húc nhau ruồi muỗi chết”; “Sổng cục đất mất cục vàng” . Thầy: Các em đọc từ trái nghĩa với từ thầy nói nhé. Học sinh: Dạ vâng, thưa thầy. Thầy: Đen. Học sinh: Không đen. Thầy: Nóng. Học sinh: Không nóng. Thầy: Không đúng! Học sinh: Đúng! Từ trái nghĩa trong Thành ngữ, Tục ngữ Sống đục sao bằng thác trong Trẻ cậy cha, già cậy con của mình Giày thừa, guốc thiếu mới xinh Thói đời giàu trọng, khó khinh thấy buồn Quen tay mềm nắn rắn buông. Nó lú có chú nó khôn hơn người Yêu cho vọt, ghét cho chơi Gian thương đong đầy, bán vơi thêm lời Được lòng đất, mất lòng người Lên xe xuống ngựa cả đời thảnh thơi Kính trên nhường dưới bạn ơi! Vụng chèo, khéo chống tạm thời cũng xong Méo mó có còn hơn không Nhiều no dạ, ít no lòng chớ quyên Gặp nhau trước lạ, sau quen Giữ cho trong ấm ngoài êm thuận hoà. . niệm về từ trái nghĩa đã được đưa ra cũng không hoàn toàn đồng nhất với nhau. Tuy vậy, nét chung được đề cập trong tất cả các quan niệm là: sự đối lập về. thì nó không phải là hiện tượng trái nghĩa. Chẳng hạn, trong các câu: nhà này tuy bé mà xinh; cô ấy đẹp nhưng lười, . thì bé – xinh, đẹp – lười có vẻ đối

Ngày đăng: 18/10/2013, 18:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w