NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN NGÀY NAY

16 89 1
NGHIÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN NGÀY NAY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐHSP THỂ DỤC THỂ THAO TP.HỒ CHÍ MINH CHUYỂN ĐỀ MÔN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỀ TÀI: NGUYÊN CỨU TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐỘNG LỰC CON NGƯỜI CỦA CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM VÀ ÁP DỤNG VÀO THỰC TIỄN NGÀY NAY Sinh viên: Đỗ Ngọc Thiên Thiên Lớp: ĐH 11E GVHD: Trần Thị Hương Giang Tp HCM tháng 6 năm 2019 MỤC LỤC PHẦN1: MỞ ĐẦU………………………………………….3 1 Đốitượng nghiên cứu………………………………….4 2 Phươngpháp nghiên cứu vấn đề này………………….4 3 Kếtquả nghiên cứu…………………………………….4 PHẦN2: NỘI DUNG……………………………………… 5 1 Quan điểm Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam……………………………………… 5 1.1.Động lực là gì? 5 1.2.Hệ thống độnglực trong tư tưởng Hồ Chí Minh……5 2 Người lao động Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá–hiện đại hoá đất nước…………………………….7 2.1 Ngườilao động Việt Nam ưu, nhược điểm…………7 2.2 Một số giải pháp để đào tạo người lao động Việt Nam…………………………………………… .9 PHẦN3: KẾT LUẬN…………………………………… 13 Tài liệu tham khảo…………………………………………15 2 PHẦN 1 : MỞ ĐẦU LỜI NÓI ĐẦU Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người được khái niệm vừa là mục tiêu của sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội, vừa là động lực của chính sự nghiệp đó Tư tưởng đó được thể hiện rất triệt để và cụ thể trong lý luận chỉ đạo cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta Mục tiêu của chủ nghĩa xã hội chính là con người, để thực hiện được mục tiêu đó cần có những động lực mà trong đó có những con người giữ vai trò quan trọng nhất Con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh không tồn tại như một phạm trù bản thể luận có tính trừu tượng hóa và khái quát hóa, mà được đề cập đến một cách cụ thể, đó là nhân dân Việt Nam,những con người lao động nghèo khổ bị áp bức cùng cực dưới ách thống trị của phong kiến, đế quốc; là dân tộc Việt Nam đang bị đô hộ bởi chủ nghĩa thực dân; và mở rộng hơn nữa là những "người nô lệ mất nước" và "người cùng khổ" Lôgíc phát triển tư tưởng của Người là xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước để đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, đến với chủ nghĩa quốc tế chân chính Theo logic phát triển tư tưởng ấy, khái niệm "con người" của Hồ Chí Minh tiếp cận với khái niệm "giai cấp vô sản cách mạng" Người đề cập đến giai cấp vô sản cách mạng và sự thống nhất về lợi ích căn bản của giai cấp đó với các tầng lớp nhân dân lao động khác (đặc biệt là nông dân) Người nhận thức một cách sâu sắc rằng, chỉ có cuộc cách mạng duy nhất và tất yếu đạt tới được mục tiêu giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và toàn thể nhân loại khỏi mọi sự nô dịch, áp bức Toàn bộ các tư tưởng, lý luận (chiếm một khối lượng lớn trong các tác phẩm của Người) bàn về cách mạng (chiến lược giải pháp; bàn về 3 người cách mạng và đạo đức cách mạng, về hoạch định và thực hiện các chính sách xã hội; về rèn luyện và giáo dục con người v.v ) về thực chất chỉ là sự cụ thể hóa bằng thực tiễn tư tưởng về con người của Hồ Chí Minh Con người chẳng những là mục tiêu và động lực của phát triển mà còn được xác định là trung tâm và chủ thể của phát triển xã hội Vì vậy em chọn đề tài này để làm chuyên đề kết thúc môn 1.Đối tượng nghiên cứu: Tư tưởng Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam và áp dụng vào thực tiễn ngày nay 2 Phương pháp nghiên cứu vấn đề này: -Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đề tài sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp hệ thống, phương pháp logic lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp so sánh, gắn lí luận với thực tiễn 3 Kết quả nghiên cứu: + Có thể góp phần sáng tỏ thêm những luận điểm, các vấn đề lí luận, thực tiễn về động lực con người của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay + Chuyên đề có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 4 PHẦN 2: NỘI DUNG 1 Quan điểm Hồ Chí Minh về động lực của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam 1.1 Động lực là gì? -Động lực là động cơ thúc đẩy tất cả các hành động của con người Đây là một trạng thái nội tại, cung cấp sinh lực và hướng con người vào những hành vi có mục đích Nền tảng của động lực là các cảm xúc, mà cụ thể, nó dựa trên sự né tránh, những trải nghiệm cảm xúc tiêu cực và tìm kiếm những cảm xúc tích cực -Quan điểm về tích cực hay tiêu cực của mỗi người rất khác nhau và phụ thuộc vào các quy tắc xã hội Động lực có vai trò rất quan trọng bởi nó tham gia vào tất cả các khía cạnh của đời sống 1.2 Động lực trong tư tưởng Hồ Chí Minh -Theo Hồ Chí Minh, những động lực đó biểu hiện ở các phương diện: vật chất và tinh thần; nội sinh và ngoại sinh Người khẳng định, động lực quan trọng và quyết định nhất là con người, là nhân dân lao động, nòng cốt là công – nông – tri thức Hồ Chí Minh thường xuyên quan tâm đến lợi ích chính đáng, thiết thân của họ: đồng thời chăm lo bồi dưỡng sức dân Đó là lợi ích của nhân dân và từng cá nhân -Xem con người là động lực của chủ nghĩa xã hội, hơn nữa là động lực quan trọng nhất, Hồ Chí Minh đã nhận thấy ở động lực này có sự kết hợp giữa cá nhân (sức mạnh cá thể) với xã hội (sức mạnh cộng đồng) Người cho rằng, không có chế độ xã hội nào coi trọng lợi ích chính đáng của cá nhân con người bằng chế độ xã hội chủ nghĩa Truyền thống yêu nước của dân tộc, sự đoàn kết cộng đồng, sức lao động sáng tạo của nhân dân – đó là sức mạnh tổng hợp tạo nên động lực quan trọng của chủ nghĩa xã hội 5 - Nhà nước đại diện cho ý chí và quyền lực của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng thực hiện chức năng quản lý xã hội, đưa sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội đến thắng lợi Người đặc biệt quan tâm đến hiệu lực của tổ chức, bộ máy, tính nghiêm minh của kỷ luật, pháp luật, sự trong sạch, liêm khiết của đội ngũ cán bộ công chức các cấp từ trung ương tới địa phương - Hồ Chí Minh rất coi trọng động lực kinh tế, phát triển kinh tế, sản xuất, kinh doanh, giải phóng mọi năng lực sản xuất, làm cho mọi người, mọi nhà trở nên giàu có, ích quốc lợi dân, gắn liền kinh tế với kỹ thuật, kinh tế với xã hội - Cùng với động lực kinh tế, Hồ Chí Minh cũng quan tâm tới văn hóa, khoa học, giáo dục coi đó là động lực tinh thần không thể thiếu của chủ nghĩa xã hội - Tất cả những nhân tố động lực nêu trên là những nguồn lực tiềm tàng của sự phát triển Làm thế nào để những khả năng, năng lực tiềm tàng đó trở thành sức mạnh và không ngừng phát triển Hồ Chí Minh nhận thấy sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển của chủ nghĩa xã hội Đã là hạt nhân trong hệ động lực của chủ nghĩa xã hội - Ngoài các động lực bên trong theo Hồ Chí Minh, phải kết hợp được với sức mạnh thời đại, tăng cường đoàn kết quốc tế, chủ nghĩa yêu nước phải gắn liên với chủ nghĩa quốc tếcủa giai cấp công nhân, phải sử dụng tới những thành quả khoa học – kỹ thuật thế giới - Nét độc đáo trong phong cách tư duy biện chứng Hồ Chí Minh là ở chỗ bên cạnh việc chỉ ra các nguồn động lực phát triển của chủ nghĩa xã hội Người còn lưu ý cảnh báo và ngăn ngừa các yếu tố kìm hãm, triệt tiêu nguồn lực vốn có của chủ nghĩa xã hội, làm cho chủ nghĩa xã hội trở nên trì trệ., xơ 6 cứng, không có sức hấp dẫn đó là chủ nghĩa cá nhân và Người coi nó là “bệnh mẹ” đẻ ra hàng loạt bệnh khác, đó là tham ô, lãng phí, quan liêu… mà Người gọi đó là : “giặc nội xâm”; đó là các căn bệnh chia rẽ bè phái, mất đoàn kết, vô kỷ luật, chủ quan, bảo thủ, giáo điều, V.V - Giữa nội lực và ngoại lực, Hồ Chí Minh xác định rất rõ nội lực là quyết định nhất ngoại lực là rất quan trọng, Chính vì thế Người thường đề cao tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực cánh sinh là chính, nhưng luôn luôn chú trọng tranh thủ sự giúp đỡ, hợp tác quốc tế, kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh quốc tế tạo thành sức mạnh tổng hợp để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở bảo đảm các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, chung sống hòa bình và phát triển 2 Người lao động Việt Nam trong quá trình công nghiệp hoá – hiện đại hoá đất nước 2.1 Người lao động Việt Nam ưu, nhược điểm - Ưu điểm: + Việt Nam đang ở thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” mang lại dư lợi lớn về số lượng lao động Nếu lấy mốc năm 2016, Việt Nam có gần 93 triệu dân mà tỷ lệ dân số “trong độ tuổi lao động” như năm 1979 thì chỉ có 49,29 triệu người trong độ tuổi này; nhưng thực tế tỷ lệ này đạt tới 68,2% tức là có 63,43 triệu người trong độ tuổi lao động + Công tác đào tạo và dạy nghề tại Việt Nam bước đầu gắn với nhu cầu của doanh nghiệp và thị trường lao động; cơ cấu ngành nghề đào tạo từng bước được điều chỉnh theo cơ cấu ngành nghề sản xuất, kinh doanh; đã mở thêm nhiều nghề đào tạo mới mà thị trường lao động có nhu cầu và các nghề phục vụ cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn và giải quyết việc làm cho người lao động… + Việt Nam đã phát triển được đội ngũ cán bộ khoa học và công nghệ khá đông đảo Nhiều nhà kinh tế, cán bộ khoa học 7 của Việt Nam đã tiếp thu và tiếp cận được với nhiều tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại của thế giới; nhiều công nhân, lao động Việt Nam thông qua xuất khẩu lao động và các chuyên gia nước ngoài đã có điều kiện tiếp cận được nhiều hơn với những máy móc thiết bị hiện đại và tác phong lao động công nghiệp Người lao động Việt Nam được đánh giá có ưu điểm là thông minh, cần cù, khéo léo, có trình độ dân trí, học vấn khá cao so với mức thu nhập quốc dân, tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ của thế giới - Nhược điểm: + Kỹ năng thấp ( kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm,…) + Mất cân đối về cơ cấu lao động theo trình độ, kỹ năng (xét cơ cấu lực lượng lao động theo giới tính, tỷ lệ lao động nam lại nhiều hơn nữ với trên 50% lao động là nam giới Tuy nhiên, sự chênh lệch này không đáng kể và cho thấy lao động nữ chiếm một lượng đông đảo Cơ cấu lực lượng lao động phân theo 2 khu vực thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch lớn Nhìn chung, lực lượng lao động ở nước ta chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn, chiếm khoảng gần 70% Con số này có xu hướng giảm qua các năm nhưng vẫn ở mức cao Cả nước hiện có khoảng 17 triệu thanh niên nông thôn có độ tuổi từ 15-30, chiếm 70% số thanh niên và 60% lao động nông thôn Tuy nhiên, 80% trong số này chưa qua đào tạo chuyên môn Đặc điểm này là trở ngại lớn cho lao động nông thôn trong tìm kiếm việc làm Tính đến năm 2017, dân số trong độ tuổi lao động của Việt Nam là hơn 72,04 triệu người (chiếm khoảng 75% tổng dân số cả nước), trong đó, tỷ lệ tham gia lực lượng lao động đạt 75,5%, với 54,4 triệu người So với năm 2010 (tỷ lệ tham gia lực lượng lao động là 75%), lực lượng lao 8 động tính đến năm 2017 tăng cả về tỷ lệ và số lượng tuyệt đối) + Lao động chất xám thiếu và yếu về chất lượng; + Thể lực kém; + Tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động thấp 2.2 Một số giải pháp để phát triển người lao động Việt Nam -Một là: Phải xác định cho rõ nguồn nhân lực là tài nguyên quý giá nhất của Việt Nam trong công cuộc đổi mới và phát triển đất nước Một đất nước rất ít tài nguyên thiên nhiên như ở Việt Nam, cần phải lấy nguồn nhân lực làm tài nguyên thay thế, gọi là tài nguyên nguồn nhân lực, hoặc tài nguyên con người - Hai là: Nâng cao hơn nữa đến chất lượng con người và chất lượng cuộc sống Ngành y tế phải có những quy định cụ thể về chất lượng sinh nở như kiểm tra sức khỏe, bệnh tật, tính di truyền,… Hiện nay, tại Việt Nam, đang có tình trạng vỡ kế hoạch, không tính toán, cân nhắc, nhất là ở nông thôn, làm cho những đứa con sinh ra bị còi cọc, không phát triển được trí tuệ Có người tính rằng, tại Việt Nam, cứ 10 đứa trẻ sinh ra, có 1 đứa bị dị tật bẩm sinh Vì vậy, phải tăng cường chất lượng hoạt động của các cơ quan chức năng Khi có chất lượng con người, phải tính đến chất lượng cuộc sống, có nghĩa là phải nuôi dưỡng về vật chất và tinh thần của con người sinh ra, bảo đảm cho họ có thể lực dồi dào, có trí tuệ minh mẫn Về vấn đề này, Việt Nam còn kém xa so với nhiều nước - Ba là: Nhà nước xây dựng chiến lược nguồn nhân lực gắn với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế; xác định thật rõ xây dựng nguồn nhân lực là trách nhiệm của các nhà hoạch định và tổ chức thực hiện chính sách, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị 9 - Bốn là: Chính phủ và các cơ quan chức năng của Chính phủ có biện pháp giải quyết hiệu quả những vấn đề vừa cấp bách, vừa lâu dài của nguồn nhân lực, trong đó có vấn đề khai thác, đào tạo, sử dụng nguồn nhân lực, tạo một chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong việc khai thác, đào tạo, sử dụng từ nguồn nhân lực trong công nhân, nông dân, trí thức, doanh nhân, dịch vụ,… - Năm là: Nhà nước phải có kế hoạch phối hợp tạo nguồn nhân lực từ nông dân, công nhân, trí thức; có kế hoạch khai thác, đào tạo, bồi dưỡng, sử dụng các nguồn nhân lực cho đúng - Sáu là: Không ngừng nâng cao trình độ học vấn Hiện nay, nhìn chung, trình độ học vấn bình quân của cả nước mới khoảng lớp 6/ đầu người (có người tính là lớp 7) Tỷ lệ biết chữ mới đạt khoảng 93% (có người tính là 94 - 95%) Vì vậy, vấn đề đặt ra một cách gay gắt là phải bằng mọi biện pháp và đầu tư để nâng cao trình độ học vấn của cả nước lên, bằng không, sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội Thực hiện toàn xã hội học tập và làm việc - Bảy là: Đảng và Nhà nước cần có chính sách rõ ràng, minh bạch, đúng đắn đối với việc việc sử dụng, trọng dụng nhân tài, nhất là trọng dụng các nhà khoa học và chuyên gia thật sự có tài năng cống hiến Phải có sự phân biệt rành mạch giữa tài thật và tài giả, giữa những người cơ hội và những người chân chính trong các cơ quan công quyền Không giải quyết được vấn đề này một cách rõ ràng, thì nhân tài của đất nước sẽ lại "rơi lả tả như lá mùa thu", "vàng thau lẫn lộn", làm cho những người thật sự có tài năng không phát triển được, trong khi đó, những người cơ hội, “ăn theo nói leo”, xu nịnh, bợ đỡ lại tồn tại trong các cơ quan công quyền - Tám là: Chính phủ cần có những quyết định đúng đắn về việc được phép đầu tư vào cái gì trong nguồn nhân lực; cải thiện chính sách tiền tệ và tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa giáo dục là những vấn đề quan trọng vào thời 10 điểm hiện nay - Chín là: Cải thiện thông tin về nguồn nhân lực theo hướng rộng rãi và dân chủ, làm cho mọi người thấy được tầm quan trọng của phát triển nguồn nhân lực của nước ta và trên thế giới Mở những đợt tuyên truyền rộng rãi, thấm sâu vào lòng người về nguồn nhân lực, chất lượng sinh, sống, thông tin về học tập, giáo dục ngành nghề trong các tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên, học sinh - Mười là: Hằng năm, Nhà nước cần tổng kết về lý luận và thực tiễn về nguồn nhân lực ở Việt Nam, đánh giá đúng mặt được, mặt chưa được, kịp thời rút ra những kinh nghiệm, trên cơ sở đó mà xây dựng chính sách mới và điều chỉnh chính sách đã có về nguồn nhân lực ở Việt Nam, như chính sách hướng nghiệp, chính sách dạy nghề, học nghề, chính sách quản lý nhà nước về dạy nghề, học nghề; chính sách dự báo nhu cầu lao động và cân đối lao động theo ngành nghề, cấp trình độ; chính sách thu hút các thành phần kinh tế tích cực tham gia vào lĩnh vực tạo nguồn nhân lực cho đất nước; chính sách chi ngân sách để đào tạo nguồn nhân lực; chính sách đối với các tổ chức có liên quan đến vấn đề nhân tài, nhân lực; chính sách đối với lao động đi làm việc ở nước ngoài và thu hút các thành phần kinh tế tham gia đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài; chính sách bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của nông dân, công nhân, trí thức, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động Chính phủ và các cơ quan chức năng phải có chính sách, biện pháp kết hợp thật tốt giữa đào tạo và sử dụng trong tổng thể phát triển kinh tế của đất nước, đáp ứng có hiệu quả nguồn lao động có chất lượng cao cho yêu cầu phát triển của nền kinh tế Nói tóm lại, nếu không làm tốt vấn đề tạo nguồn nhân lực cho đất nước, thì khó lòng đạt được mục tiêu đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng 11 hiện đại Trên thực tế, có nhiều quốc gia đang phát triển, trở thành nước có thu nhập trung bình, nhưng rất ít nước tiếp tục đi lên được để trở thành một nước công nghiệp, vì những nước này, không có chính sách hiệu quả để phát triển nguồn nhân lực 12 KẾT LUẬN Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người không chỉ là mục tiêu của sự phát triển xã hội, mà còn là chủ thể của lịch sử, là động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của xã hội Với tính cách động lực của sự phát triển xã hội, quần chúng nhân dân không chỉ là lực lượng chính của cuộc đấu tranh cách mạng, mà còn là lực lượng sản xuất trực tiếp của xã hội Theo Hồ Chí Minh, quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo nên lịch sử, sáng tạo nên những giá trị vật chất và giá trị tinh thần cho xã hội Người nói: “Tất cả của cải vật chất trong xã hội, đều do công nhân và nông dân làm ra Nhờ sức lao động của công nhân và nông dân, xã hội mới sống còn và phát triển” Hồ Chí Minh khẳng định rằng, quần chúng nhân dân là nhân tố quyết định sự phát triển của xã hội, họ “… không phải chỉ sáng tạo ra những của cải vật chất cho xã hội Quần chúng còn là người sáng tác nữa… Những câu tục ngữ, những câu vè, ca dao rất hay là những sáng tác của quần chúng Các sáng tác ấy rất hay mà lại ngắn, chứ không “trường thiên đại hải”, dây cà ra dây muống… Những sáng tác ấy là những hòn ngọc quý” Những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra xuất phát từ chính “nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” Sự sáng tạo ấy thể hiện sức mạnh trí tuệ của con người Trước đây, khi nói về vai trò của con người đối với sự phát triển xã hội, Goócki, một nhà văn lớn của dân tộc Nga, đã đưa ra một nhận định đúng đắn và sâu sắc rằng, nhân dân không chỉ là người sáng tạo ra mọi của cải vật chất, nhân dân là nguồn duy nhất và vô cùng tận sáng tạo ra của cải tinh thần; về mặt thời gian, vẻ đẹp và thiên tài của sáng tác, nhân dân đều là nhà triết học và là nhà thơ hạng nhất, nhà triết học và nhà thơ ấy đã tạo ra những bài thơ vĩ đại, đã tạo ra những vở kịch trong dân gian; trong đó, có vở 13 kịch vĩ đại nhất - lịch sử văn hóa thế giới Con người không chỉ là sản phẩm, mà còn là chủ thể của lịch sử Sự phát triển của lịch sử sẽ tác động một cách mạnh mẽ và tích cực đối với con người, làm cho năng lực sáng tạo của quần chúng nhân dân phát triển hơn Con người chính là sự kết tinh những giá trị vật chất và tinh thần cao nhất, có khả năng lao động, sáng tạo và do vậy, là động lực thúc đẩy tiến bộ xã hội Có thể khẳng định rằng, tư tưởng Hồ Chí Minh coi quần chúng nhân dân là lực lượng sáng tạo nên lịch sử, là động lực thúc đẩy sự phát triển xã hội đã đánh dấu bước ngoặt có tính cách mạng trong lịch sử tư tưởng Việt Nam về vấn đề này Nếu trước đây, một số nhà yêu nước, như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh… muốn dựa vào sức mạnh bên ngoài để tiến hành đấu tranh giải phóng dân tộc, thì trái lại, đến Hồ Chí Minh, Người khẳng định rằng, phải dựa vào sức mạnh của chính quần chúng nhân dân; rằng, chính quần chúng nhân dân là động lực quan trọng nhất, bảo đảm cho sự nghiệp cách mạng thành công Trong suốt tiến trình cách mạng Việt Nam, Người luôn kêu gọi đoàn kết dân tộc, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân trong các tổ chức, đoàn thể xã hội để phát huy sức mạnh toàn dân tộc Chính vì biết khai thác, phát huy triệt để sức mạnh nội lực này mà cách mạng Việt Nam - dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh - đã giành được những thắng lợi to lớn Có thể khẳng định rằng, trong lịch sử dân tộc ta, Hồ Chí Minh là người đầu tiên đưa ra những tư tưởng sâu sắc, khoa học và cách mạng về con người Mọi luận giải của Người về vấn đề này, tựu trung lại, toát lên một tư tưởng bao trùm, đầy tính nhân văn - con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển xã hội Tư tưởng đó của Hồ Chí Minh chứa đựng những giá trị lý luận và thực tiễn 14 to lớn, được Đảng và Nhà nước kế thừa, vận dụng và phát triển hơn nữa trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay Tài liệu tham khảo -Sách Tư Tưởng Hồ Chí Minh trang 109,110,111 15 http://www.haugiang.gov.vn/Portal/DATA/sites/10/chuyende/ HOCTAPGUONGDAODUCHOCHIMINH/PHAN3/TUTU ONGHCMVECONNGUOI.HTML https://text.123doc.org/document/3423591-tu-tuong-ho-chiminh-ve-muc-tieu-dong-luc-cua-chu-nghia-xa-hoi-o-vietnam-va-su-van-dung-vao-cong-cuoc-doi-moi-o-nuoc-ta-hiennay.htm https://www.facebook.com/DongLucVuonLenTrongCuocSon gVaTinhYeu/posts/626944894076111:0 https://hoctap24h.vn/quan-diem-ho-chi-minh-ve-muc-tieudong-luc-cua-chu-nghia-xa-hoi-o-viet-nam Sau khi học xong môn tư tưởng Hồ Chí Minh theo em nội dung mà có ý nghĩa nhất với sinh viên là TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ Hình thức dạy học môn lý thuyết mà em thích nhất là thuyết giảng Suy nghĩ của em về giờ thảo luận nhóm là phần lớn các giờ học giáo viên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm hiện nay đang làm cho có cho xong nhưng không tác dụng Giờ học nháo nhào, nhàm chán, thường không hết nội dung bài học Suy nghĩ của em về hình thức kết thúc môn bằng viết tiểu luận là giúp em nguyên cứu kỹ hơn về đề tài và biết được những cái mới và cái hay hơn về đề tài đó ... Minh động lực chủ nghĩa xã hội Việt Nam áp dụng vào thực tiễn ngày Phương pháp nghiên cứu vấn đề này: -Trên sở phương pháp luận chủ nghĩa Mác – Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh, đề tài sử dụng tổng... vấn đề lí luận, thực tiễn động lực người chủ nghĩa xã hội Việt Nam + Chuyên đề dùng làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh chủ nghĩa xã hội Việt Nam PHẦN 2: NỘI... tộc dân chủ nhân dân xây dựng chủ nghĩa xã hội nước ta Mục tiêu chủ nghĩa xã hội người, để thực mục tiêu cần có động lực mà có người giữ vai trò quan trọng Con người tư tưởng Hồ Chí Minh khơng

Ngày đăng: 12/09/2020, 15:37