Dãy TrườngSơnDãy núi TrườngSơn là dãy núi dài nhất Việt Nam và Lào, dài khoảng 1.100 km. Tiếng Lào gọi nó là Phu Luông. Đặc điểm Dải TrườngSơn kéo dài từ thượng nguồn sông Cả trên đất Lào giáp Nghệ An tới tận cực nam Trung Bộ. Nó bao gồm toàn bộ các dãy núi nhỏ hơn ở Bắc Trung Bộ và các khối núi, cao nguyên Nam Trung Bộ, xếp thành hình cánh cung lớn mà mặt lồi quay ra Biển Đông. TrườngSơn được chia thành TrườngSơn Bắc và TrườngSơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã. Trường Sơn Bắc DãyTrườngSơn Bắc chạy từ thượng nguồn sông Cả vào đến Quảng Nam, theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, càng về phía Nam dãyTrườngSơn càng sát bờ biển, có nhiều dãy núi đâm ngang thẳng ra biển như Hoành Sơn (giữa Hà Tĩnh và Quảng Bình), và Bạch Mã (giữa Thừa Thiên - Huế và Quảng Nam). Sườn phía đông dốc, sườn phía tây thoai thoải. Đoạn từ Vinh (Nghệ An) vào đến Đà Nẵng bề ngang đồng bằng chỉ từ 40 km đến 60 km, chỗ hẹp nhất Đồng Hới (Quảng Bình) chỉ khoảng 37 km. Cao độ trung bình của dãy TrườngSơn Bắc khoảng 2.000 m, thỉnh thoảng có những đỉnh cao trên 2.500 m. Các đỉnh núi cao nhất là: Phu/Pu Xai Lai Leng (biên giới Việt-Lào, Nghệ An) 2711 m, Phu/Pu Ma (Nghệ An) 2194 m, Phu/Pu Đen Đin (Nghệ An) 1540 m, Rào Cỏ (biên giới Việt-Lào, Hà Tĩnh) 2235 m, Động Ngài (Thừa Thiên-Huế) 1774 m, Bạch Mã (ranh giới Thừa Thiên - Huế và Đà Nẵng) 1444 m. Khối núi Kẻ Bàng ở tỉnh Quảng Bình cao tới 1178 m, có động Phong Nha được công nhận là Di sản văn hóa thế giới. Các dãy núi con của TrườngSơn Bắc là: dãy Pu/Phu Lai Leng, dãy Giăng Màn, dãy Bạch Mã. Trường Sơn Nam TrườngSơn Nam là hệ thống dãy núi và khối núi, gờ núi cao bao bọc phía Đông của Tây Nguyên, chạy dài từ khối núi Ngọc Linh đến mũi Dinh. Các dãy núi và khối núi chính thuộc TrườngSơn Nam là khối núi Ngọc Linh, dãy núi An Khê, Chư Đju, Tây Khánh Hòa, Chư Yang Sin. Sườn của các dãy núi và khối núi này đổ dốc xuống các đồng bằng duyên hải từ Quảng Nam đến Nha Trang. Phần địa hình cao từ Kontum trở vào là Khối nâng Kontum hay Tây Nguyên. Các đỉnh núi cao trong dãy núi TrườngSơn Nam gồm: Ngọc Linh (2598 m) cao nhất TrườngSơn và hơn mười ngọn khác cao trên 1200 m cùng thuộc khối núi Ngọc Linh, Ngọc Krinh (2025 m), Kon Ka Kinh (1761 m), Vọng Phu (2051 m), Chư Yang Sin (2405 m), Bon Non (1692 m), Chư Braian (1865 m), M'non Lanlen (1623 m), M'non Pantar (1644 m), và nhiều đỉnh khác. Do địa hình phức tạp, nên chế độ nhiệt độ, mưa, thủy văn, đất và lớp phủ thực vật ở Nam TrườngSơn rất đa dạng. TrườngSơn trong thi ca • Bài hát Trên đỉnh TrườngSơn ta hát của nhạc sĩ Huy Du: Trên đỉnh TrườngSơn ta hát bài ca Đất nước chan hòa mênh mông rừng xanh chiến lũy điệp trùng Đường TrườngSơn ta qua trái tim sao giục giã Hành quân đi lớp lớp như dòng sông nước chảy dạt dào. • Bài hát Gặp nhau trên đỉnh trườngSơn của nhạc sĩ Hoàng Hà : Muôn dặm Trường Sơn, ta lại chia tuyến đường đi đánh Mỹ, Đi giải phóng quê nhà, tới chiến trường xa. Mỗi bước tôi đi, lòng càng nhớ bao đồng chí. Những người chiến sỹ yêu nước Lào. Gặp nhau trên đỉnh TrườngSơn • Bài hát Bước chân trên dải TrườngSơn của nhạc sĩ Vũ Trọng Hối: Ta vượt trên triền núi cao TrườngSơn Đá mòn mà đôi gót không mòn Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . thế giới. Các dãy núi con của Trường Sơn Bắc là: dãy Pu/Phu Lai Leng, dãy Giăng Màn, dãy Bạch Mã. Trường Sơn Nam Trường Sơn Nam là hệ thống dãy núi và khối. Trường Sơn được chia thành Trường Sơn Bắc và Trường Sơn Nam, ngăn cách bởi đèo Hải Vân và núi Bạch Mã. Trường Sơn Bắc Dãy Trường Sơn Bắc chạy từ thượng nguồn