Làm gì sau những cơn mơ

3 161 0
Làm gì sau những cơn mơ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Làm sau những cơn mơ? Pearl S. Buck - nhà văn nổi tiếng từng đoạt giải Nobel đã nói: "Giới trẻ không biết nhiều để trở nên thận trọng và do đó, họ nỗ lực trong những điều tưởng chừng không thể, và giành được nó, thế hệ này đến thế hệ khác". Nhưng không thể có chuyện một ngày nào đó, một thanh niên tỉnh giấc và thấy mình đã trở thành lãnh đạo. Thời kỳ thanh niên là thời kỳ thú vị và phức tạp trong cuộc đời của một người. Nó là thời kỳ mở rộng chân trời, tự khám phá và độc lập. Tuy nhiên, việc phát triển lãnh đạo cho giới trẻ sẽ cần phải khác biệt? Người lớn có thể hỗ trợ giới trẻ phát triển như thế nào? Đây là một vài điều đáng để suy ngẫm. - Giới trẻ đang trong giai đoạn tự khám phá: Các quy trình mà dạy giới trẻ học hỏi nhiều hơn về bản thân họ, về khát vọng của họ và nhu cầu của cộng đồng xung quanh họ là rất quan trọng. Không thể có chuyện một thanh niên tỉnh giấc vào một ngày nào đó và thấy mình đã trở thành lãnh đạo. Giới trẻ không phải là những cái thùng rỗng cần phải lấp đầy, họ là tác nhân của sự phát triển của riêng họ. Với giới trẻ, quá trình phát triển liên quan đến việc nhận thức dần dần về khả năng thực hành việc lãnh đạo trong lúc học cách tôn trọng chính họ và những người khác. Người lớn có thể hỗ trợ sự phát triển như vậy bằng việc gắn kết giới trẻ vào nhiều tình huống thử thách, sử dụng các công cụ mà tạo điều kiện cho việc phản hồi và hỗ trợ. - Phát triển lãnh đạo là một quy trình quan trọng. Người lớn có thể đóng một vai trò quan trọng. Giới trẻ thường thiếu kinh nghiệm thực tế trong việc đối mặt với các thách thức lãnh đạo, làm việc cùng với người lớn có thể mang lại sự hướng dẫn cho việc lãnh đạo hiệu quả - điều này giành được thông qua các bài học kinh nghiệm. Việc lãnh đạo, giống như bất kỳ kỹ năng nào khác, cần phải được dạy dỗ, phát triển và thực hành. Một ví dụ là công việc của Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo với Chương trình lãnh đạo trẻ Rotary, trong đó giới trẻ được dạy những kỹ năng lãnh đạo quan trọng, như khả năng phân tích điểm mạnh và điểm yếu của cá nhân, hướng người khác tới một tầm nhìn chung và duy trì sự cam kết với các hành động. - Việc phục vụ mang lại một bối cảnh tuyệt vời cho việc phát triển lãnh đạo trẻ. Với hầu hết người lớn, việc học tập và phát triển lãnh đạo diễn ra trong bối cảnh của nơi làm việc. Tuy nhiên, với nhiều thanh nhiên, các kỹ năng lãnh đạo được phát triển trong bối cảnh cộng đồng, trong nhóm, hoặc trong dự án. Việc lãnh đạo thông qua phục vụ là cách mà thanh niên có thể phát triển các tố chất của mình và liên hệ với các mối quan tâm hiện thời. Tạo được cảm giác có trách nhiệm với các vấn đề xã hội là những thành phần của quy trình phát triển. - Giới trẻ gặp phải nhiều chướng ngại vật: Một số trong những chướng ngại vật này được đặt ra bởi người lớn, những người tin tưởng sai lầm rằng việc lãnh đạo là điều đó đến cùng với tuổi tác và những người không chia sẻ trách nhiệm và việc ra quyết định với giới trẻ. Có một số vấn đề, ví như mối quan hệ giữa giới trẻ và người lớn, thiếu sự tham gia của giới trẻ trong việc ra quyết định, thái độ văn hoá tiêu cực với giới trẻ, và sự thiếu vắng các cơ hội cho việc phát triển lãnh đạo trẻ. Cho dù giới trẻ có thể thiếu kinh nghiệm, họ thường có hiểu biết mới với những vấn đề thử thách. - Học cách để mở rộng các ranh giới văn hoá có thể là một kỹ năng quan trọng cho giới trẻ trong tương lai: Kiến thức thay đổi rất nhanh chóng. Nhu cầu toàn cầu hoá đòi hỏi các nhà lãnh đạo vượt qua các nền văn hoá đa dạng các hệ tư tưởng trong không gian thực tế và công cộng. Khi cộng đồng trở nên phân biệt nhanh chóng - kết quả của toàn cầu hoá, các nhà lãnh đạo sẽ cần những kỹ năng và thái độ để xây dựng các cây cầu giữa những nhóm xã hội đa dạng. Kết quả là việc phát triển lãnh đạo nên giúp giới trẻ phát triển nhận thức và việc tự xác định mà sẽ giúp họ lãnh đạo hiệu quả thông qua các hoàn cảnh của sự liên kết. Trong thế giới đa dạng, thử thách là hiểu được môi trường đang thay đổi. Phát triển các nhà lãnh đạo trẻ đòi hỏi việc giúp họ giành được các kỹ năng để lãnh đạo hiệu quả trong thế giới được đặc trưng bởi sự độc lập toàn cầu và địa phương. Điều này có nghĩa là một sự đầu tư vào các chương trình mới, chương trình giảng dạy và các công cụ giáo dục. Điều sẽ diễn ra nếu chúng ta nuôi dưỡng một thế hệ mà sẽ thực hành việc lãnh đạo trong việc phục vụ các nhóm khác với chính họ, làm năng động các nguồn địa phương vì các vấn đề toàn cầu, và nhắm vào các xung đột mà chia tách mọi người. Điều đó nằm trong lời hứa và thách thức với việc phát triển lãnh đạo trẻ. Có sự khác biệt giữa lãnh đạo trẻ và lãnh đạo trưởng thành hay không, và nếu có, việc lãnh đạo cho giới trẻ có nên khác so với lãnh đạo cho người trưởng thành? Câu hỏi về việc liệu có sự khác biệt giữa phong cách lãnh đạo của giới trẻ và phong cách của người lớn có thể được trả lời bằng việc nhìn vào chính quan điểm của giới trẻ. Trong một nghiên cứu gần đây, bốn trong năm thanh niên nói rằng có sự khác biệt giữa lãnh đạo trẻ và lãnh đạo trưởng thành. Khi được hỏi điều gây ra sự khác biệt này, hầu hết các câu câu trả lời cho rằng đó là kinh nghiệm. Một lời giải thích cho phát hiện này là các ý tưởng cho rằng "thực tế tạo ra sự hoàn hảo" và "kiến thức đến cùng với kinh nghiệm" được gieo vào đầu óc của thanh niên thông qua hệ thống giáo dục, khi mà một người tham gia vào khi chưa có kinh nghiệm và trong đó, người đó cải thiện chỉ bằng việc lặp lại việc thực hành và thử nghiệm. Do đó, sẽ không ngạc nhiên khi giới trẻ tin rằng không có ai giống như một nhà lãnh đạo được sinh ra và một cá nhân phải có được thật nhiều kinh nghiệm trước khi được xem là một nhà lãnh đạo hiệu quả. Nhưng kinh nghiệm đến từ đâu? Từ trường học? Từ công việc? Hay từ kinh nghiệm khác mà thông qua đó một người có thể học được các bài học về lãnh đạo. Liệu có các kỹ năng lãnh đạo mà khi còn trẻ, giới trẻ phải sử dụng và chúng sẽ giúp họ trở thành lãnh đạo khi đã lớn tuổi hơn? Thực sự là, có thể học được những bài học lãnh đạo quan trọng từ những người khác hơn là thông qua việc giáo dục hoặc công việc thông thường, nhiều kinh nghiệm mà giới trẻ học được hàng ngày có thể có giá trị. Ví dụ, một người anh hoặc chị lớn tuổi hơn biết rằng, em của mình học theo mình và do đó, nó phải thiết lập một tấm gương. Nó nhanh chóng học được rằng hành động của mình ảnh hưởng trực tiếp đến em mình và những người khác. Khả năng lãnh đạo bằng ví dụ và nhận thức xem những người khác nhìn mình như thế nào là một kỹ năng quan trọng để các nhà lãnh đạo học hỏi. Giới trẻ thường không được giao cho các quyền lực rõ ràng, chính thức trong trường học và trong các tổ chức khác, chi nên họ phải dựa vào các kỹ năng ảnh hưởng để người khác thực hiện. Ví dụ, khi một hội sinh viên ở một trường học cần thúc đẩy một sự kiện như một buổi khiêu vũ hoặc tăng quỹ, nó sử dụng ảnh hưởng nhiều hơn là sự khen ngợi hay trừng phạt để thuyết phục mọi người tham gia. Các dấu hiệu không thể là "Đến với buổi khiêu vũ và bạn sẽ nhận được điểm A", hoặc "Nếu bạn không tham gia vào chương trình gây quỹ, bạn sẽ bị phạt". Thay vì thế, những tấm biển quảng cáo phải tăng thêm sự thú vị bằng tính chất hài hước và sáng tạo. Trong hầu hết các tổ chức, mọi người thường được trao cho quyền lực để ảnh hưởng trực tiếp đến người khác, họ không phải dựa vào các giải pháp sáng tạo như của trẻ con. Điều này giới hạn khả năng tìm ra các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề và có thể gây trở ngại cho sự tiến bộ của một tổ chức. Mọi người ở mọi lứa tuổi nên được khuyến khích học từ tất cả các kinh nghiệm ở công việc một cách sáng tạo. Nhớ rằng các thủ thuật bạn sử dụng để tìm cách của mình cũng như một thanh niên, chúng có thể đến ngay lập tức khi bạn cố gắng để ảnh hưởng đến những người khác trong tổ chức. Các nhà lãnh đạo trẻ và người lớn dựa vào các kỹ năng khác nhau, khả năng của giới trẻ phải bao gồm các bài học từ mọi kinh nghiệm và sử dụng các kỹ năng ảnh hưởng. Những khả năng này không được củng cố thông qua hệ thống giáo dục lễ nghi, cho nên chúng thường bị phớt lờ ở nơi làm việc. Các ông chủ nên khuyến khích nhân viên vạch ra kinh nghiệm bên ngoài công việc để có thể phát triển các giải pháp sáng tạo cho vấn đề, cho phép nhân viên tiếp cận với các vấn đề theo cách mà làm cho những tiềm năng tiến bộ được tăng lên. Jeffrey Yip - Jerusha Liu- Alissa Nadel Centre for Creative Leadership Nguyệt Ánh (dịch) * Jeffrey Yip là một hội viên ở Trung tâm Lãnh đạo Sáng tạo của Trường đại học Singarpore. Ông có bằng thạc sĩ về phát triển và tâm lý nhân lực ở Đại học Havard. Nadel là một cộng tác viên quản lý cấp cao ở Trung tâm lãnh đạo sáng tạo, Đại học San Diego. Cô đã nhận bằng cử nhân ở đại học California, San Diego. Jerusha Liu mới tốt nghiệp trung học ở San Diego . Làm gì sau những cơn mơ? Pearl S. Buck - nhà văn nổi tiếng từng đoạt giải Nobel đã nói:. này được đặt ra bởi người lớn, những người tin tưởng sai lầm rằng việc lãnh đạo là điều gì đó đến cùng với tuổi tác và những người không chia sẻ trách

Ngày đăng: 18/10/2013, 11:15

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan