ÔN TẬP CHƯƠNG BẢNG HTHH MỘT SỐ BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM 1/ trong bảng tuần hoàn các nguyên tố, số chu kì nhỏ và số chu kì lớn là: A, 3 và 3 B, 3 và 4 C, 4 và 4 D, 4 và 3 2/ các nguyên tố xếp ở chu kì 6 có số lớp electron trong nguyên tử là: A, 3 B, 7 C, 5 D, 6 3/ số nguyên tố trong chu kì 3 và 5 là: A, 8 và 18 B, 8 và 18 C, 18 và 18 D, 18 và 32 4/ nguyên tử X có số hiệu nguyên tử là Z=8. Số e hóa trị của X là: A, 3 B, 8 C, 6 D, 4 5/ Ngtử của nguyên tố nào luôn cho 1e trong các phản ứng hoá học? A. Na ,( Z= 11). B. Mg, (Z= 12). C. Al,( Z=13). D. Si , (Z=14). 6/ Chu kì là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng A, số lớp electron. B. số phân lớp electron. C. số electron lớp ngoài cùng. D. số electron hóa trị. 7/ Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần. B, bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần. C, bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần. D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim giảm dần. 8/ Nhóm là tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng A, số lớp electron B. số phân lớp electron. C. số electron ở lớp ngoài cùng D. số electron hóa trị (trừ một số ngoại lệ). 9/ Anion Y − có cấu hình electron: 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 6 . Trong bảng tuần hoàn Y thuộc A. chu kì 3, nhóm VIIA. B. chu kì 3, nhóm VIA. C. chu kì 3, nhóm VIIIA. D. chu kì 4, nhóm IA 10/ Nguyên tử nguyên tố R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Kí hiệu và vị trí của R (chu kì, nhóm) trong bảng tuần hoàn là A, Na, chu kì 3, nhóm IA. B. Mg, chu kì 3, nhóm IIA. C.chu kì 2, nhóm VIIA. D, Ne, chu kì 2, nhóm VIIIA. 11/ Nguyên tố R thuộc nhóm VIA trong bảng tuần hoàn. Trong hợp chất của R với hiđro (không có thêm nguyên tố khác) có 5,882% hiđro về khối lượng. R là nguyên tố nào dưới đây? A, Oxi (Z=8) B, Lưu huỳnh (Z=16). C, Crom (Z=24). D, Selen (Z=34). 12/ Tính chất bazơ của dãy các hiđroxit: NaOH, Mg(OH) 2 , Al(OH) 3 biến đổi như sau : A. tăng B. không thay đổi C, giảm D, vừa giảm vừa tăng 13/ Tính chất axit của dãy các hiđroxit : H 2 SiO 3 , H 2 SO 4 , HClO 4 biến đổi như sau : A. tăng B. không thay đổi C. giảm D. vừa giảm vừa tăng 14/ Độ âm điện của dãy nguyên tố F, Cl, Br, I biến đổi như sau: A. tăng B. không thay đổi C. giảm D. vừa giảm vừa tăng 15/ Cặp nguyên tố hoá học nào sau đây có tính chất hoá học giống nhau nhất: A. Ca, Si B. P, Al C. Ag, Ni D. N, P 16/ Dãy ngtử nào sau đậy được xếp theo chiều bán kính ngtử tăng? A. I, Br, Cl, P B. C, N, O, F C. Na, Mg, Al, Si D. O, S, Se,Te 17/ Một ngtử R có tổng số hạt mang điện và không mang điện là 34, trong đó số hạt mang điện gấp 1,833 lần số hạt không mang điện. Nguyên tố R và vị trí của nó trong bảng HTTH là: Na ở ô 11, chu kỳ III, nhóm IA B. Mg ở ô 12, chu kỳ III, nhóm IIA C. F ở ô 9, chu kỳ II, nhóm VIIA D. Ne ở ô 10, chu kỳ II, nhóm VIIIA 18/ Ngtử của nguyên tố nào trong nhóm VA có bán kính ngtử lớn nhất? A. Nitơ B. Photpho C. Asen D. Bitmut 19/ chỉ ra nội dung sai khi nói về các nguyên tố trong cùng một nhóm : A. Có tính chất hoá học gần giống nhau. B. Nguyên tử của chúng có cấu hình electron tương tự nhau C. Nguyên tử của chúng có số electron hoá trị bằng nhau. D. Được sắp xếp thành một hàng. 20/ Khối các nguyên tố p gồm các nguyên tố : A. nhóm IA và IIA. B. nhóm IIIA đến nhóm VIIIA (trừ He). C. nhóm IB đến nhóm VIIIB. D. xếp ở hai hàng cuối bảng. 21/ Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoànn tính chất của các nguyên tố là sự biến đổi tuần hoàn A. của điện tích hạt nhân. B. của số hiệu nguyên tử. C. cấu hình electron lớp ngoàicùng của nguyên tử. D. cấu trúc lớp vỏ electron của nguyên tử. 22/ Số thứ tự của nhóm A cho biết : A. số hiệu nguyên tử. B. số electron hoá trị của nguyên tử. C. số lớp electron của nguyên tử. D. số electron trong nguyên tử. 23/ Nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất hoá học của các nguyên tố trong cùng một nhóm A là sự giống nhau về A. số lớp electron trong nguyên tử. B. số electron lớp ngoμi cùng của nguyên tử. C. số electron trong nguyên tử. D. Cả A, B, C. 24/ Electron hoá trị của các nguyên tố nhóm IA, IIA là các electron A. s B. p C. d D. f 25/ Dãy nào không đựợc xếp theo quy luật tính kim loại tăng dần ? A. Li, Na, K, Rb. B. F, Cl, Br, I. C. Al, Mg, Na, K. D. B, C, N, O. 26/ Sắp xếp các kim loại Na, Mg, Al, K theo quy luật tính kim loại giảm dần : A. Na, Mg, Al, K. B. K, Na, Mg, Al. C. Al, Mg, Na, K. D. Na, K, Mg, Al. 27/ Nguyên tố phi kim mạnh nhất là : A. Oxi. B. Flo. C. Clo. D. Nitơ 28/ Chỉ ra nội dung sai : Tính phi kim của nguyên tố càng mạnh thì A. khả năng thu electron càng mạnh. B. độ âm điện càng lớn. C. bán kính nguyên tử càng lớn. D. tính kim loại càng yếu. 29/ Trong một chu kì nhỏ, đi từ trái sang phải thì hoá trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi A. tăng lần lựợt từ 1 đến 4. B. giảm lần lựợt từ 4 xuống 1. C. tăng lần lựợt từ 1 đến 7. D. tăng lần lựợt từ 1 đến 8. 30/ Dãy sắp xếp các chất theo chiều tính bazơ tăng dần : A. NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3, Si(OH)4. B. Si(OH)4, Al(OH)3, NaOH, Mg(OH)2. C. Mg(OH)2, NaOH, Si(OH)4, Al(OH)3. D. Si(OH)4, Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.