1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

BỘ ĐỀ TRẮC NGHIỆM LỊCH SỬ 4

12 13K 245
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 195,5 KB

Nội dung

MÔN LỊCH SỬ LỚP 4 BÀI 1 – NƯỚC VĂN LANG 1. Nhà nước đầu tiên của nước ta có tên là gì? a. Văn Lang. b. Âu Lạc. c. Việt Nam. 2. Vị vua đầu tiên của nước ta là? a. An Dương Vương. B.Vua Hùng Vương. C. Ngô Quyền. 3. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Công cụ dùng để làm ruộng. 1. Giáo mác. b. Công cụ dùng làm vũ khí. 2. Vòng trang sức. c. Công cụ dùng làm trang sức. 3. Lưỡi cày đồng. 4. Nước Văn Lang tồn tại qua mấy đời vua? a. 15 đời vua. B. 17 đời vua. C. 18 đời vua 5. Nước Văn Lang ra đời vào thời gian: a- 3 000 năm trước. b-Khoảng năm 700 trước công nguyên. c- Khoảng năm 300 trước công nguyên. d- Khoảng đầu thế kỷ thứ I. 6. Khu vực ra đời của nước Văn Lang là: a- Ven biển miền Trung. b- Cao nguyên miền Trung (Tây Nguyên) c- Khu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cả. d- Đồng bằng Nam bộ. 7. Kinh đô nước Văn Lang đặt ở đâu? a- Hoa Lư b-Phú Thọ c-Cổ Loa d-Thăng Long 8. Tên gọi cư dân sống trên đất Văn Lang là: a-Người Âu Việt. b-Người Mân Việt. c-Người Lạc Việt d-Người Bách Việt. 9. Nhận xét nào về tổ chức nhà nước Văn Lang dưới đây là đúng? a- Nhà nước được tổ chức theo tỉnh, thành. b- Nhà nước được tổ chức theo cụm làng, xã. c- Nhà nước được tổ chức chặt chẽ từ trung ương đến địa phương. d-Tổ chức nhà nước còn đơn giản vì chưa có pháp luật. 10. Tầng lớp giàu có trong xã hội Văn Lang là: a- Lạc dân b-Nô tì c- Vua, lạc hầu, lạc tướng d- Thợ thủ công 11. Tầng lớp nghèo hèn nhất trong xã hội Văn Lang là: a. Lạc dân b. Nông dân c.Nô tì d.Nông nô 12. Nghề chính của cư dân nước Văn Lang là: a.Làm ruộng b.Trồng dâu nuôi tằm c. Đúc đồng làm giáo mác,mũi tên, trống chiêng d. Đan rổ rá và đan thuyền 13 . Người Lạc Việt cư trú trong các loại hình nhà nào dưới đây? a.Nhà trệt trên mặt đất. b. Trong các hang đá. c.Nhà hầm đào trong đất. d.Nhà sàn. 14. Những tục lệ nào của người Lạc Việt còn tồn tại đến ngày nay? a.Nhuộm răng đen, ăn trầu, búi tóc. b.Phụ nữ thích đeo các đồ trang sức. c.Hóa trang nhảy múa, đua thuyền và đấu vật trong ngày hội. d.Tất cả các ý trên đều đúng. 15. Khoảng năm 700 TCN cách ngày nay bao nhiêu năm? a. 700 năm b.700 năm c. 2700 năm ĐÁPÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 ý đúng a b a-3; b-1; c- 2 c b c b c d c c a d d c BÀI 2 – NƯỚC ÂU LẠC 1. Nước Âu lạc ra đời trong hoàn cảnh nào? a. Quân Tần xâm lược nước phương Nam. b. Thục Phán lãnh đạo ngưới Âu Việt và Lạc Việt đánh lui giặc ngoại xâm. c. Cả hai ý rên đều đúng. 2. Vị vua của nước Âu lạc có tên gọi là gì? a. An Dương Vương. b. Vua Hùng Vương. c. Ngô Quyền. 3. Thành tựu đặc sắc về phong trào của người dân Âu Lạc là gì? a. Chế tạo loại nỏ bắn một lần được nhiều mũi tên. b. Xây dựng thành Cổ Loa. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Câu “Triệu Đà đã hoãn binh, cho con trai làm rể An Dương Vương” gợi cho em nhớ đến câu chuyện nào dưới đây. a. Mị Châu - Trọng Thuỷ. b. Sơn Tinh - Thuỷ Tinh. c. Cây tre trăm đốt. 5. Kinh đô nước Âu Lạc đặt ở: a.Từ Sơn (Bắc Ninh) b. Long Biên c.Mê Linh d.Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) 6. Triệu Đà nhiều lần kéo quân sang xâm lược Âu Lạc, nhưng lần nào cũng thất bại vì: a.Nhân dân Âu Lạc đoàn kết chống giặc. b. Có thành lũy kiên cố c.Có tướng chỉ huy giỏi, vũ khí tốt d. Cả ba ý trên đều đúng 7. Triệu Đà đã dùng mưu gì để thắng An Dương Vương? a.Hoãn binh giảng hòa b.Chia rẽ nội bộ c.Điều tra cách bố trí lực lượng của ta. d.Cả ba ý trên đều đúng 8. Vì sao An Dương Vương thua Triệu Đà? a.Gả con gái cho Triệu Đà b.Thế lực của Triệu Đà mạnh c.Do mất cảnh giác với địch d.Mất nỏ thần ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 ý đúng c a c a d d d c BÀI 3 – NƯỚC TA DƯỚI ÁCH ĐÔ HỘ CỦA CÁC TRIỀU ĐẠI PHONG KIẾN PHƯƠNG BẮC. 1. Để cai trị nhân dân ta, các triều đại phong kiến phương Bắc đã làm gì? a, Bắt dân ta lên rừng săn voi, tê giác, bắt chim quý, đẵn gỗ trầm, xuống biển mò ngọc trai, bắt đồi mồi, khai thác san hô để nộp cho chúng. b Đưa người Hán sang ở với dân ta, bắt dân ta phải theo phong tục Hán, học chữ Hán. c Cả hai ý trên đều đúng. 2. Trước sự thống trị của các triều đại phương Bắc, dân ta phản ứng ra sao? a Không chịu khuất phục, nổi dậy đấu tranh. b Chịu khuất phục, đem đồ cống nạp cho chúng. c Chưa chịu khất phục, nhưng lo sợ thế lực của chúng. 3. Chiến thắng vang dội nhất của nhân dân ta trước các triều đại phương Bắc là: a Chiến thắng của Hai Bà Trưng. b Chiến thắng Bặch Đằng. c Chiến thắng Lí Bí. 4. Nối ý bên trái với ý bên phải sao cho phù hợp. a. Khởi nghĩa Bà Triệu. 1. Năm 776 b. Khởi nghĩa Mai Thúc Loan. 2. Năm 905 c. Khởi nghĩa của Khúc Thừa Dụ. 3. Năm 248 d. Khởi Nghĩa của Phùng Hưng. 4. Năm 722 ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng c a b a-3; b-4; c-2; d- 1 BÀI 4 - KHỞI NGHĨ HAI BÀ TRƯNG (Năm 40) 1. Nguyên nhân nào dẫn tới cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng? a. Oán hận trước ách đô hộ của nhà Hán. b. Chồng bà Trưng Trắc (Thi sách) bị Tô Địch giết hại. c. Chứng tỏ cho nhân dân biết, phụ nữ cũng đánh được giặc. 2. Khởi nghĩa của Hai Bà Trưng diễn ra vào năm nào? a. 179 TCN b. Năm 40 c. Cuối năm 40 3. Kết quả của cuộc khởi nghĩa? a. Thất bại b. Thắng lợi c. Thắng lợi hoàn toàn. 4. Sau bao nhiêu năm (tính từ 179 TCN đến năm 40) nhân dân ta giành được độc lập? a. 40 năm b. 179 năm c. 219 năm ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a b c c BÀI 5 – CHIẾN THẮNG BACH ĐẰNG DO NGÔ QUYỀN LÃNH ĐẠO. 1. Nguyên nhân nào quân Nam Hán xâm lược nước ta? a. Do Kiều Công Tiễn cho người sang cầu cứu. b. Do quân Nam Hán đã có âm mưu từ trước. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Ai là người lãnh đạo chống lại quân Nam Hán? a. Ngô Quyền. b Hai Bà Trưng. c Dương Đình Nghệ. 3. Ngô Quyền đã dùng kế gì để đánh giặc? a. Nhử giặc vào sâu trong đất liền rồi tấn công. b. Cắm cọc gỗ đầu nhọn xuống nơi hiểm yếu ở Sông Bạch Đằng, lợi dụng thuỷ triều lên rồi nhử giặc vào bãi cọc. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Ngô Quyền lên ngôi vua năm nào? a. 938. b 939. c Cuối năm 939. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng c a b b BÀI 6 – ĐINH BỘ LĨNH DẸP LOẠN 12 SỨ QUÂN 1. Ngô Quyền trị vì đất nước được mấy năm? a. 5 năm. b. 6 năm. c. 7 năm. 2. Em hiểu như thế nào về cụm từ “loạn 12 sứ quân”? a. Các thế lực địa phương nổi dậy, chia cắt đất nước thành 12 vùng. b. 12 sứ thần của các nước đến tham kiến vua. c. 12 cánh quân xâm lược nước ta. 3. Đinh Bộ Lĩnh đã làm gì trước tình hình của đất nước? a. Xây dựng lực lượng, liên kết các sứ quân rồi dem quân đi đánh các sứ quân khác. b. Mượn quân của các nước khác để đánh các sứ quân. c. Mượn quân của triều đình để đánh các sứ quân. 4. Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi vua, đặt tên nước ta là gì? a. Lạc Việt. b. Đại Việt. c. Đại Cồ Việt. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng b a a c BÀI 7 – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT ( Năm 981) 1. Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? a . Đinh Liễn và Đinh Tiên Hoàng bị ám hại, nhà Tống xâm lược nước ta. b . Lê Hoàn đã giết hại Đinh Tiên Hoàng để lên ngôi vua. c . Lê Hoàn đã đánh bại 12 sứ quân để lên ngôi vua. 2. Quân ta đã đánh bại Quân Tống ở những nơi nào? a. Đại La, Sông Hồng. b. Lạng Sơn, Sông Bặch Đằng. c. Hoa Lư, Sông Cầu. 3. Kết quả của cuộc kháng chiến. a. Thất bại. b . Thắng lợi. c .Thắng lợi hoàn toàn. 4. Lê Hoàn lên ngôi vua lấy tên gọi là gì? a. Lê Đại Hành b . Lê Long Đĩnh. C. Lê Thánh Tông. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a b b a BÀI 8 – NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG 1. Triều đại nhà lý bắt đầu từ năm nào? a. 1005. b. 1009. c. 1010. 2. Vì sao vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La? a. Vì đây là trung tâm của đất nước, đất rộng không bị ngập lụt. b. Vì đây là vùng đất mà giặc không dám đặt chân đến. c. Vì đây là vùng đất giàu có, nhiều của cải, vàng bạc. 3. Đến đời vua Lý Thánh Tông nước ta đổi tên tên là gì? a. ĐạiLa. b. Thăng Long. c. Đại Việt. 4. Vua Lý Thái Tổ dời đô về Đại La vào thời gian nào? a. 1005 b. 1009 c. 1010 ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng b a c c BÀI 9 – CHÙA THỜI LÝ 1. Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật? a. Vì đạo Phật dạy con người biết yêu thương đồng loại, biết giúp đỡ nhau, không đối xử tàn ác với loài vật … b. Vì đạo Phật mang đến cho nhân dân ta rất nhiều vàng bạc. c. Vì đạo Phật có thể làm cho con người trường sinh bất tử. 2. Dưới thời Lý đạo Phật được truyền bá như thế nào? a. Được truyền bá rộng rãi trong cả nước. b. Chưa xuất hiện. c. Mới xuất hiện nên truyền bá chưarộng rãi. 3. Theo hiểu biết, em hãy cho biết đạo Phật có nguồn gốc từ nước nào? a. Trung Quốc. b. Ấn Độ. c. Cam-pu-chia. 4. Nối ý bên trái với ý bên trái sao cho phù hợp. a. Chùa Một Cột. 1. Thái Bình b. Chùa Tây Phương. 2. Hà Nội. c. Chùa Keo. 3. Hà Tây. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a a b a-2; b-3; c-1 BÀI 10 – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG LẦN THỨ HAI ( 1907 – 1077). 1. Nhà Tống xâm lược nước ta lần thứ hai vì những nguyên nhân nào? a. Giải quyết khó khăn trong nước. b. Gây thanh thế với nước láng giềng. c. Cả hai ý trên đều đúng. 2. Nhà Tống xâm lược nước ta lần thứ hai vào thời gian nào? a. Năm 1068 b. Năm 1075 c. Năm 981 3. Lý Thường Kiệt chỉ huy cuộc kháng chiến chống quân tống xâm lược lần thứ hai có gì khác với so với cuộc chiến lần thứ nhất? a. Đợi quân Tống sang xâm lược nước ta rồi mới đánh trả. b. Chia thành hai đạo quân thuỷ, bộ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống rồi rút về nước. c. Nhử giặc vào sâu trong trận địa mai phục rồi tiêu diệt. 4. Kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? a. Thất bại. b Thắng lợi. c Thắng lợi hoàn toàn. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng c a b b BÀI 11 – NHÀ TRẦN THÀNH LẬP. 1. Nhà trần được thành lập vào năm nào? a. Đầu năm 1226. b. Giữa năm 1226. c. Cuối năm 1226. 2. Dưới thời Trần, đất nước được chia làm mấy lộ? a. 10 lộ. b. 11 lộ. c. 12 lộ. 3. Vua Trần đặt chông lớn ở thềm cung điện để làm gì? a. Để dân đến đánh khi có điều gì cần xin, hoặc bi oan ức. b. Để dân đến đánh khi có lễ hội. c. Để tạo vẻ đẹp thêm cho cung điện. 4. Nhà Trần đã có những việc làm gì để củng cố xây dựng đất nước? a. Xây dựng lực lượng quân đội, tăng gia sản xuất. b. Đắp lại đê điều, mở rộng đồn điền. c. Cả hai ý trên đều đúng. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a c a c BÀI 12 – NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ. 1. Nhân dân ta đắp đê để làm gì? a. Chống lũ lụt. b. Chống hạn hán. c. Chống nước mặn. 2. Nhà Trần đã lập ra “Hà đê sứ” để làm gì? a. Để chống lũ lụt. b. Để chống hạn hán. c. Để trông coi việc đắp đê và bảo vệ đê. 3. Nhà Trần đã thu được kết quả gì trong việc đắp đê? a. Nền kinh tế công nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no. b. Nền kinh tế nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân ấm no. c. Ngành nuôi trồng thuỷ sản phát triển, đời sống nhân dân ấm no. 4. Thời nhà Trần, việc đắp đê bắt đầu từ đâu? a. Từ đầu nguồn các con sông lớn đến cửa biển b. Từ đầu làng đến cuối làng. c. Từ đầu nguồn các con suối lớn đến cửa sông. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a c b a BÀI 13 – CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN XÂM LƯỢC MÔNG- NGUYÊN 1. Thời nhà Trần, quân Mông-Nguyên xâm lược nước ta mấy lần? a. 1 lần b. 2 lần c. 3 lần. 2. Câu trả lời “Đầu thần chưa rơi xuống đất, xin bệ hạ đừng lo” là của ai? a. Trần Thủ Độ. b. Trần Hưng Đạo. c. Trần Quốc Toản. 3. Ai là tác giả của “Hịch tướng sĩ”? a. Trần Thủ Độ. b. Trần Hưng Đạo. c. Trần Quốc Toản. 4. Khi giặc Mông-Nguyên vào Thăng Long, vua tôi nhà Trần đã dùng kế gì để đánh giặc? a. Rút khỏi kinh thành Thăng Long, để lại vườn không nhà trống. b. Cho lính mai phục để tiêu diệt giặc. c. Cho quân đánh trả và đã giành thắng lợi. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng c a b a BÀI 14 – NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN 1. Tình hình nước ta cuối thời Trần như thế nào? a. Vua quan ăn chơi sa đoạ, nhân dân bị bóc lột tàn tệ. b. Vua quan chăm lo cho dân, kinh tế phát triển c. Quân Minh xâm lược và bóc lột nhân dân. 2. Hồ Quý Ly truất ngôi vua Trần vào năm nào? a. Năm 1248 b. Năm 1400 c. Năm 1406 3. Hồ Quý Ly đã thực hiện những cải cách nào coi là tiến bộ? a. Những năm có nạn đói, nhà giàu phải bán thóc và chữa bệnh cho dân. b. Thay thế các quan lại cao cấp nhà Trần bằng những người thực sự tài giỏi, các quan phải thường xuyên thăm dân và quy định lại số ruộng, nô tỳ cho quan lại, quý tộc. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Do đâu nhà Hồ không chống nổi quân Minh xâm lược? a. Do không đoàn kết toàn dân để kháng chiến mà chỉ dựa vào quân đội. b. Do thiếu tiền, của và binh lính. c. Do quân Minh quá mạnh. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a b c a BÀI 15 – CHIẾN THẮNG CHI LĂNG 1. Ai là người lãnh đạo nghĩa quân Lam Sơn chống lại quân Minh? a. Hồ Quý Ly. B .Lê Đại Hành. C . Lê Lợi. 2. Vì sao Lê Lợi chọn ải Chi Lăng làm trận địa đánh địch? a. Vì ải Chi Lăng là vùng núi hiểm trở, đường nhỏ hẹp, rừng cây um tùm thích hợp cho quân ta mai phục. b. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rộng có nhiều vàng bạc, thích hợp cho quân ta tập trung và dự trữ lương thực. c. Vì ải Chi Lăng là vùng núi rất cao, cách xa nơi quân địch đóng quân nên quân địch không tìm đến được. 3. Quân Lê Lợi đã dùng mưu kế gì để diệt giặc? a. Nhử địch vào nơi có phục kích. b. Khi quân địch lọt vào tầm phục kích, quân ta nhất tề tấn công làm cho địch không kịp tở tay. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4.Nêu ý nghĩa của chiến thắng Chi Lăng? . . . ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng c a c BÀI 16 – NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC 1. Lê Lợi lên ngôi vua vào năm nào? a. 1428. b . 1248. c . 1482. 2. Vì sao nói vua có uy quyền tuyệt đối? a. Vì vua là người trực tiếp Tổng chỉ huy quân đội. b. Vì vua là người đứng đầu đất nước. c. Vì vua là người điều hành đất nước. 3. Bản đồ đầu tiên của nước ta có tên là gì? a . Bản đồ Việt Nam. b . Bản đồ ĐạiViệt. c . Bản đồ Hồng Đức. 4. Nội dung cơ bản của Bộ luật Hồng Đức là gì? a. Bảo vệ quyền lợi của vua, quan lại, địa chủ, quyền quốc gia. b. Khuyến khích phát triển kinh tế, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc và bảo vệ quyền phụ nữ. c. Cả hai ý trên đều đúng. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a a c c BÀI 17 – TRƯỜNG HỌC THỜI HẬU LÊ 1. Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp. a. Thời nhà Lý. 1. Việc tổ chức dạy học và thi cử bắt đầu có quy củ. b. Thời nhà Trần. 2. Giáo dục phát triển, chế độ đào tạo được quy định chặt chẽ. c. Thời hậu Lê. 3. Lập Văn Miếu, mở Quốc Tử Giám làm trường đào tạo nhân tài. 2. Nhà Hậu Lê đã làm gì để phát triển giáo dục? a. Mở trường đón nhận cả con em thường dân. b. Mở trường công bên cạnh các lớp học tư của thầy đồ. c. Cả hai ý trên đều đúng. 3. Nội dung học tập và thi cử dưới thời Hậu Lê là gì? a. Nho giáo. b. Phật giáo. c. Thiên chúa giáo. 4. Kỳ thi Hương được tổ chức mấy năm một lần? a. 1 năm b . 2 năm c . 3 năm ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a-3; b-1; c-2 c a c BÀI 18 – VĂN HỌC VÀ KHOA HỌC THỜI HẬU LÊ 1. Ở thời Hậu Lê, nền văn học viết bằng chữ nào chiếm ưu điểm nhất? a. Chữ Hán. b . Chữ Nôm. c . Chữ Quốc Ngữ. 2. Nối ô bên trái với ô bên phải sao cho phù hợp. a.Quốc âm thi tập, Bình Ngô Đại Cáo, Ức Trai thi tập. 1. Ngô Sĩ Liên b . Hồng Đức quốc âm thi tập. 2. Lương Thế Vinh c .Bộ Đại Việt sử ký toàn thư. 3. Nguyễn Trãi d. Đại thành toán pháp. 4. Lê Thánh Tông 3. Vì sao có thể coi Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông là những nhà văn hoá tiêu biểu cho giai đoạn này. a. Vì hai ông có nhiều tác phẩm bằng chữ Nôm. b. Vì hai ông có những tập thơ Nôm còn lưu truyền đến ngày nay. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Điền từ ngữ: Hậu Lê, thành tựu, Hùng Vương, vào chỗ trống trong các câu cho thích hợp. Khoa học dưới thời …………… cũng đạt được những …………… đáng kể. bộ đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên là bộ sách ghi lại lịch sử nước ta thời ……………… đến đầu thời ………… ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a a-3; b-4; c-1; d- 2 a BÀI 19 – TRỊNH – NGUYỄN PHÂN TRANH 1. Năm 1527, nhà Mạc thay cho nhà Lê trong trường hợp nào? a. Mạc Đĩnh Chi cướp ngôi vua Lê. b. Vua Lê nhường ngôi cho Mạc Đăng Dung. c. Nguyễn Kim cướp ngôi vua Lê, đưa Mạc Đĩnh Chi lên làm vua. 2. Do đâu mà đầu thế kỉ XVI, nước ta lâm vào thời kì bị chia cắt? a.Do nhân dân nổi dậy đấu tranh đòi lại đất đai. b.Do vua ăn chơi xa xỉ, quan lại đánh giết lẫn nhau để giành quyền lợi. c.Bị nước ngoài xâm lược. 3. Cuộc chiến giữa Nam triều và Bắc triều kéo dài bao nhiêu năm? a. Hơn 200 năm. b. Hơn 50 năm. c. Hơn 60 năm. 4. Cuộc xung đột giữa các tập đoàn phong kiến gây ra những hậu quả gì? a. Đất nước bị chia cắt, nhân dân khổ cực. b. Kinh tế không phát triển. c. Cả hai ý trên đều đúng. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a b b c BÀI 20 – CUỘC KHẨN HOANG Ở ĐÀNG TRONG ( THI ) 1. Nhân dân khai khẩn đất hoang để làm gì? a. Để tạo dựng cuộc sống no, hạnh phúc. b. Để làm đường giao thông. c. Để chống quân xâm lược. 2. Công cuộc khai khẩn đất hoang ở Đàng Trong diễn ra trong thời gian nào? a. Đầu thế kỷ XVI. b . Giữa thế kỷ XVI. c. Cuối thế kỷ XVI. 3. Cuộc khẩn hoang có tác dụng như thế nào đối với sự phát triển của đất nước? a. Ruộng đất được khai phá, xóm làng được hình thành và phát triển. b. Tình đoàn kết giữa các dân tộc ngày càng bền vững. c. Cả hai ý trên đều đúng. 4. Điền các từ ngữ: Văn Hoá, bổ sung, chung, vào chỗ trống trong các câu sau sao cho thích hợp. Nền …………… lâu đời của các dân tộc hoà vào nhau, ………………… cho nhau tạo nên nền văn hoá …………… của dân tộc Việt Nam. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a c c BÀI 21 – THÀNH THỊ Ở THẾ KỶ XVI - XVII 1. Em hãy ghi vào chỗ trống các tỉnh của các thành thị sau. a. Thăng Long ………… b. HộiAn …………… c. Phố Hiến …………… 2. Ai đã mô tả: “Đất kinh thành (Thăng Long) người nhiều, nhà ở san sát, thường hay có hoả hoạn”? a. Nhà buôn người Anh. b. Phạm Đình Hổ. c. Người Trung Quốc. 3. Thành thị nào là thành phố cảng lớn nhất ở Đàng Trong ? a. Hội An. b. Thăng Long. c Phố Hiến. 4. UNESCO công nhận phố cổ Hội An là di sản Văn Hoá thế giới vào thời gian nào? a. 5 – 9 – 1999 b. 12 – 5 – 1999 c . 5 – 12 – 1999 ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng b a c BÀI 22 – NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG ( 1786) 1. Ba anh em họ Nguyễn lên Tây Sơn để làm gì? a. Lập can cứ, dựng cờ khởi nghĩa chống chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. b. Khai khẩn đất hoang lập làng mới cho nhân dân. c. Để làm đường giao thông, trồng rừng chắn gió. 2. Năm 1786,ï Nguyễn Huệ kéo quân ra Bắc để làm gì? a. Lật đổ chính quyền họ Trịnh, thống nhất giang sơn. b. Tiêu diệt chính quyền họ Nguyễn, thống nhất giang sơn. c. Tiêu diệt quân Thanh, thống nhất đất nước. 3. Ai là người lãnh đạo nghĩa quân Tây Sơn? a. Nguyễn Nhạc. b. Nguyễn Huệ. c. Nguyễn Lữ. 4. Đất nước ta đã trải qua bao nhiêu năm bị chia cắt? a. Hơn 50 năm. b. Gần 200 năm. c. Hơn 200 năm. ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a a b c [...]... c 1792 2 Nhà Nguyễn trải qua bao nhiêu đời vua? a 2 đời vua B 4 đời vua C 6 đời vua 3 Những sự kiện nào chứng minh các vua triều Nguyễn không muốn chia sẻ quyền hành cho ai? a Vua không đặt ngôi hoàng hậu, bỏ chức tể tướng tự đặt ra pháp luật, điều hành các quan đứng đầu tỉnh b Các quan lớn nhỏ đều mang họ Nguyễn c Cả hai ý trên đều đúng 4 Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? a Vua Quang Trung nhường... Thanh mở cửa biên giới cho dân hai nước trao đổi hàng hoá, cho thuyền nước ngoài vào buôn bán 4 Vì sao vua Quang Trung lại đề cao chữ Nôm? a Vì chữ Nôm dễ viết hơn chữ Hán b Vì chữ Nôm xuất phát từ quê hương của vua Quang Trung c Vì vua Quang Trung muốn bảo tồn và phát triển chữ viết của dân tộc ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a b a-2; b-1; c- c 3 BÀI 25 – NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP ( THI ) 1 Nhà Nguyễn được thành... mai phục của ta rồi phóng hoả, bắn tên c Nhử địch vào trận địa mai phục của ta ở sông Bạch Đằng 4 Hằng năm vào ngày mồng mấy Tết, nhân dân ở gò Đống Đa tổ chức giỗ trận để tưởng nhớ ngày Quang Trung đại thắng quân Thanh? a Mồng 3 Tết b Mồng 5 Tết c Mồng 10 tháng 3 ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng b a a b BÀI 24 – NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG 1 “Chiếu khuyến nông” quy định điều... là một …………… các ……………… kiến trúc và …………… tuyệt đẹp Đây là một …………… văn hoá chứng tỏ tài hoa và sự sáng tạo của nhân dân ta 4 UNESCO công nhận quần thể di tích cố đô Huế là Di sản Văn hoá thế giới vào năm nào? a 12 – 11 -1993 b 5 – 12 – 1999 c 11 – 12 -1993 ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a b c ... Nguyễn c Cả hai ý trên đều đúng 4 Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? a Vua Quang Trung nhường ngôi cho Nguyễn Ánh b Nguyễn Ánh lật đổ triều Tây Sơn c Nguyễn Ánh đánh bại quân Thanh ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a b a b BÀI 26 – KINH THÀNH HUẾ ( THI ) 1 Sau khi lên ngôi vua Nguyễn Aùnh chọn kinh đô nào? a Huế B Thăng Long C Hoa Lư 2 Toà thành đồ sộ và đẹp nhất nước ta thời đó nằm ở đâu? a Gần cửa biển . kể. bộ đại Việt sử ký toàn thư của Ngô Sĩ Liên là bộ sách ghi lại lịch sử nước ta thời ……………… đến đầu thời ………… ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng a a-3; b -4; c-1;. Dụ. 3. Năm 248 d. Khởi Nghĩa của Phùng Hưng. 4. Năm 722 ĐÁP ÁN Câu 1 2 3 4 ý đúng c a b a-3; b -4; c-2; d- 1 BÀI 4 - KHỞI NGHĨ HAI BÀ TRƯNG (Năm 40 ) 1. Nguyên

Ngày đăng: 17/10/2013, 23:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w