Marketing:“Thậntrọngkhiđưabóngđi” Hiện tại đang là giữa mùa bóng, và đó là thời điểm tốt để chúng ta kiểm tra xem marketing có thể học được gì từ bóng đá. Ở mức độ cơ bản nhất, chúng ta có thể thấy mối liên hệ mạnh mẽ giữa bóng đá hay bất kỳ môn thể thao đồng đội nào với công việc kinh doanh. Để thành công, các cầu thủ phải hợp tác để cùng tạo ra một trận đấu tốt. Tất cả chúng ta đều nhận thấy điều đó trong kinh doanh, giống như một đội bóng, những cầu thủ yếu kém về chuyên môn có thể tạo ra điểm yếu để đối thủ khai thác. Cho dù có rất nhiều mối liên hệ giữa bóng đá và kinh doanh, bài báo này khai thác vấn đề đưabóng đi – và ví dụ liên quan đến việc, một cầu thủ mạnh mẽ thái quá gây hại cho một đội bóng. Trước khi xem xét mối liên hệ của nó trong kinh doanh nói chung và marketing nói riêng, chúng ta nên giải thích ý nghĩa của khái niệm này. Khi một cầu thủ sút bóng đi quá xa, ngoài tầm kiểm soát của đồng đội, đó thực sự trở thành một cơ hội tuyệt vời cho đối thủ. Về cơ bản, một cầu thủ thiếu thận trọng tạo ra cơ hội cho đối phương bởi vì đồng đội của anh không thể ở vị trí thích hợp. Áp dụng bóng đá vào kinh doanh và marketing như thế nào? Một hệ thống – một đội hay một tổ chức – gồm những yếu tố phụ thuộc và ăn khớp với nhau, những yếu tố này cùng nhau tạo nên một tổng thể. Các hệ thống phục vụ một mục đích và thường được tạo nên từ những hệ thống phụ. Marketing và Kinh Doanh là những bộ phận của hệ thống kinh doanh, và bản thân chúng là những hệ thống phụ. Giữ cho hệ thống cân bằng là điều rất quan trọng nhằm tối ưu hóa hiệu quả hoạt động. Những yếu tố hoạt động quá mức chỉ làm cho hệ thống mất cân bằng, giống như những yếu tố quá yếu kém. Duy trì sự cân bằng giữa những bộ phận là một kỹ năng thực sự (đó là điều cho thấy tại sao các huấn luyện viên, CEO, và các CMO kiếm được tiền nhiều). Ở phương diên bên ngoài, điều đó có thể là duy trì sự cân bằng giữa công ty của bạn và khách hàng. Ở phương diện nội bộ, nó là đảm bảo đội ngũ marketing không vượt lên quá xa so với các bộ còn lại trong tổ chức. Với nhiều tổ chức đang tất bật lên kế hoạch cho năm tới, đây là thời điểm tốt để nhắc nhở các marketer, bộ phận kinh doanh, phát triển sản phẩm, dịch vụ hoặc quản lý không nên đi quá xa so với các bộ phận khác. Dưới đây là một vài ví dụ của việc Marketing “đưa bóng đi quá xa”: Một sản phẩm hay dịch vụ được giới thiệu trước các nỗ lực chuẩn bị nhằm đáp ứng các đơn đặt hàng cho sản phẩm mới được hoàn tất. Khi marketing triển khai các chương trình, trong đó tạo ra quá nhiều hướng dẫn cho đội ngũ bán hàng xử lý. Khi bộ phận marketing và bán hàng đưa ra quá nhiều cam kết về chất lượng và lợi ích của sản phẩm khiến bộ phận phát triển không thể đảm bảo những cam kết đó. Khi tình trạng này xảy ra, những cơ hội thực sự có thể khô héo và biến mất, khách hàng tốt và nhà phân phối có thể sẽ bỏ bạn mà đi. Chúng ta có thể mượn giải pháp cho những kịch bản như thế từ bóng đá Hãy nhớ rằng mục tiêu là đảm bảo mọi người đến trái bóng cùng thời điểm, điều này cần sự sắp xếp từ trước và đồng bộ hóa. Một cầu thủ và 10 người còn lại cần hợp tác với nhau, nếu không thì tất cả sẽ di chuyển một cách mù quáng trên sân. Trongbóng đá, có một cách để đạt được mục tiêu, đó là gia tăng thời gian bóng ở trên không, nhằm cho phép những cầu thủ còn lại đủ thời gian để vào đúng vị trí. Những kỹ thuật khác liên quan đến chuyền bóng, cần sự truyền đạt rõ ràng vị trí bóng sẽ đến, chẳng hạn như canh phải, bởi vậy các cầu thủ còn lại trên sân sẽ biết để mà di chuyển sang phải. Trong kinh doanh, chúng ta có thể ứng dụng một vài ý tưởng tương tự Chẳng hạn, trước khi tung một sản phẩm hay dịch vụ mới ra thị trường, tạo ra một đội ngũ đặc biệt cho việc ra mắt bao gồm các đại diện đến từ bộ phận Kinh Doanh, Dịch Vụ Khách Hàng, IT, Phát Triển Sản Phẩm, Marketing, Media/PR để tất cả đều biết mục tiêu của đợt tung sản phẩm này. Làm việc để đảm bảo tất cả mọi người đều sẵn sàng hỗ trợ hoạt động ra mắt sản phẩm và có thời gian để chuẩn bị. Mọi thứ nên rõ ràng với tất cả mọi người trong đội, chẳng hạn như mục tiêu marketing, phân khúc mới hay một phân khúc cụ thể nào đó để tất cả có chung một định hướng. Huấn luyện viên có nhiệm vụ đảm bảo cự ly đội hình và mức độ bao phủ toàn sân cao. Người đứng đầu bộ phận marketing cần đảm bảo marketing được đồng bộ, đồng thời đảm bảo bộ phận Kinh Doanh và Phát Triển Sản Phẩm luôn sẵn sàng và có thể tận dụng được những cơ hội do Marketing tạo ra. Các đội bóng tập luyện liên tục. Họ kiểm soát cuộc chơi và các kịch bản khác nhau trong trận đấu. Đối với kinh doanh, điều đó có nghĩa là cần có những quy trình được lên kế hoạch phù hợp – nhằm quản lý hoạt động ra mắt sản phẩm và dịch vụ, đánh giá và lựa chọn định hướng, tạo ra sự ăn khớp giữa trông đợi trong nội bộ và bên ngoài. Chẳng hạn, công ty của bạn có thể cần một quy trình ghi bàn mang tính định hướng nhằm trợ quyết định lựa chọn đâu là cơ hội có thể tiếp cận ngay lập tức, đâu là cơ hội chưa thể tiếp cận ngay được. Không có quy trình rõ ràng cho việc ghi bàn, đội ngũ kinh doanh của bạn có thể thực hiện một phương pháp tiếp cận “Hãy đợi xem thứ gì rớt ra từ trên cây”, đó là một khoảng thời gian vô vị và có thể dẫn đến những lựa chọn nghèo nàn khiến doanh thu suy giảm. Về những môn thể thao đồng đội, tất cả là sự truyền đạt. Quan trọng là tổ chức của bạn có quy trình để đảm bảo rằng, việc giao tiếp với nhau và những mong đợi dành cho nhau giữa các bộ phận Marketing, Kinh Doanh, Phát Triển Sản Phẩm được rõ ràng. Cuối cùng, tay phải và tay trái phải hoạt động đồng bộ, nếu không bạn sẽ bỏ lỡ những cơ hội của mình. . Marketing: “Thận trọng khi đưa bóng đi” Hiện tại đang là giữa mùa bóng, và đó là thời điểm tốt để chúng ta kiểm. báo này khai thác vấn đề đưa bóng đi – và ví dụ liên quan đến việc, một cầu thủ mạnh mẽ thái quá gây hại cho một đội bóng. Trước khi xem xét mối liên hệ