1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

HOA 12-KLK-TPP41-2010

3 207 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 223 KB

Nội dung

TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ GIÁO ÁN HÓA HỌC 12 – NĂM HỌC 2010 -2011 – BAN CƠ BẢN Ngày soạn: 10/11/2010 Ngày dạy: 16/11/2010 Tuần: 16 TPP: 41 CHƯƠNG 6: KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM Bài 25 (tiết 1) KIM LOẠI KIỀM VÀ HỢP CHẤT QUA N TRỌNG CỦA KM LOẠI KIỀM I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - Học sinh xác định được vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của KLK. - Học sinh nắm được tính chất vật lý của KLK. - Học sinh viết được PTHH để chứng minh tính chất của KLK. - Học sinh nêu được một số ứng dụng quan trọng của KLK, xác định được sự tồn tại trong tự nhiên của KLK? - Học sinh xác định được nguyên tắc và phương pháp điều chế KLK. - Học sinh phân tích cấu tạo và giải thích được nguyên nhân của tính khử mạnh của KLK. 2. Kĩ năng: - Dự đoán tính chất hóa học, kiểm tra và kết luận về tính chất của đơn chất KLK. - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, sơ đồ rút ra được nhận xét về tính chất, phương pháp điều chế KLK. - Viết PTHH minh họa tính chất hóa học của KLK, giải bài tập về tính thành phần phần trăm về khối lượng muối KLK trong hỗn hợp phản ứng. 3. Thái độ: Qua qua sát thí nghiệm, học sinh tin tưởng hơn vào bộ môn. II. PHƯƠNG PHÁP: Đàm thoại, thảo luận nhóm, trực quan. III. CHUẨN BỊ: - Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, bảng phụ ghi một số tính chất vật lí của KLK. - Máy chiếu, màn hình, một số thí nghiệm về tính chất của kim loại. IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG: 1: Ổn định lớp: 1 phút: 2: Kiểm tra bài cũ:(2 phút): Kết hợp trong quá trình giảng bài? 3: Giảng bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG Hoạt động 1: Vị trí trong BTH, cấu hình electron ngtử Mục tiêu: Học sinh xác định được vị trí, cấu hình electron nguyên tử của KL kiềm. - Giáo viên: Yêu cầu HS dựa vào BTH hãy: + Cho biết vị trí của Kim loại kiềm trong BTH, KL kiềm gồm những KL gì? + Cấu hình electron ntn? - Học sinh: Dựa vào BTH để trả lời các câu hỏi của GV A: KIM LOẠI KIỀM I: VỊ TRÍ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN, CẤU HÌNH ELECTRON NGUYÊN TỬ. - Kim loại kiềm nằn ở nhóm IA gồm Li, Na, K, Rb, Cs và Fr (Fr là nguyên tố phóng xạ, không có đồng vị bền) - Cấu hình e lớp ngoài cùng là: ns 1 Hoạt động 2: Tính chất vật lí Mục tiêu: Học sinh nêu được tính chất vật lý và giải thích được vì sao KLK có t nc , t s thấp, khối lượng riêng nhỏ và độ cứng thấp. - Giáo viên: Chiếu hình các kim loại kiềm và bảng phụ ghi các thông tin về tính chất II: TÍNH CHẤT VẬT LÍ. - Các KL kiềm có màu trắng bạc và ánh kim, GV: Nguyễn Hồng Quảng THI GVG CHÀO MỪNG NGÀY 20/11 1 TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ GIÁO ÁN HÓA HỌC 12 – NĂM HỌC 2010 -2011 – BAN CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG vật lí của các KL kiềm và yêu cầu học sinh kết hợp với thông tin ở SGK? + Nhận xét về tính chất vật lí chung của kim loại kiềm? + Cho biết KL kiềm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao hay thấp, biến đổi ntn? +Nguyên nhân gây nên những biến đổi đó. - Học sinh: Thảo, luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV dẫn điện, dẫn nhiệt tốt, nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp. - Giải thích: Kim loại kiểm có nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi thấp, khối lượng riêng nhỏ, độ cứng thấp là do KLK có mạng tinh thể lập phương tâm khối, cấu trúc tương đối rỗng. Mặt khác trong mạng tinh thể các nguyên tử và ion liên kết với nhau bằng liên kết kim loại yếu. Họat động 3: Tính chất hóa học Mục tiêu: Học sinh xác định được tính chất chung của kim loại kiềm, viết PTHH để chứng minh những tính chất của KLK? - Giáo viên: Dựa vào cấu hình e của các KL kiềm hãy cho biết tính chất hóa học của KL kiềm là gì? Tại sao? Tính chất đó biến đổi ntn đi từ Li đến Cs? - Học sinh: Nghiên cứu Sgk trả lời câu ? - Giáo viên: Chiếu thí nghiệm: Na + O 2 → - Yêu cầu HS quan sát và viết PTHH chứng minh cho TCHH của KLK. - Học sinh: Viết PTHH chứng minh? - Giáo viên: Khi nào thì tác dụng với oxi tạo Na 2 O và Na 2 O 2 . - Học sinh: Na cháy trong oxi khô → natri peoxit (Na 2 O 2 ) 2Na + O 2 → Na 2 O 2 Na cháy trong không khí khô → Na 2 O 4Na + O 2 → 2Na 2 O Giáo viên: Chiếu TN Na + Cl 2 → Học sinh: Quan sát nhận xét hiện tượng? và viết PTHH? Giáo viên: Kết luận và viết PTTQ cho cả nhóm? Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát TN trên màn hình và nhận xét hiện tượng, viết PTHH? - Giáo viên: Chiếu thí nghiệm phản ứng giữa Na với H 2 O. giữa KLK với H 2 O Và lưu ý với HS những phản ứng giữa KL với axit là gay nổ mạnh. - Giáo viên: Muốn bảo quản KL ta phải làm ntn? III. TÍNH CHẤT HÓA HỌC. - Các nguyên tử KLKcó năng lượng ion hóa nhỏ, vì vậy KLK có tính khử mạnh, tính khử tăng dần từ Li đến Cs. M → M n+ + 1e Trong hợp chất KL kiềm có số oxi hóa là +1 1: Tác dụng với phi kim. a: Tác dụng với oxi. Na cháy trong oxi khô → natri peoxit (Na 2 O 2 ) 2Na + O 2 → Na 2 O 2 Na cháy trong không khí khô → Na 2 O 4Na + O 2 → 2Na 2 O b: Tác dụng với Cl 2 . ví dụ: 2Na + Cl 2 → 2NaCl 2. Tác dụng với axit. - KLK khử H + trong HCl và H 2 SO 4(l) → H 2 Ví dụ: 2Na + 2HCl → 2NaCl + H 2 Chú ý : Phản ứng xảy ra mãnh liệt và gây nổ mạnh. 3: Tác dụng với nước. - Ở nhiệt độ thường KLK khử nước dễ dàng tạo bazơ tan và giải phóng H 2 . khả năng khử nước tăng dần từ Li → Cs GV: Nguyễn Hồng Quảng THI GVG CHÀO MỪNG NGÀY 20/11 2 TRƯỜNG PT DTNT ĐĂK HÀ GIÁO ÁN HÓA HỌC 12 – NĂM HỌC 2010 -2011 – BAN CƠ BẢN HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS NỘI DUNG - Học sinh: Để bảo quả KL kiềm, người ta ngâm KL kiềm trong dầu hỏa. - Giáo viên:? Tại sao KLK không phản ứng với dung dịch muối của KL đứng sau nó trong dãy điện hóa? - Học sinh: Thảo luận trả lời? - Giáo viên: Kết luận. Ví dụ: 2Na + 2H 2 O → 2NaOH + H 2 Chú ý: Để bảo quả KLK, người ta ngâm KLK trong dầu hỏa. Hoạt động 4: Ứng dụng, trạng thái tự nhiên và điều chế. Mục tiêu: Học sinh nêu được ứng dụng, trạng thái tự nhiên, phương pháp điều chế KLK? - Học sinh: Nghiên cứu về ứng dụng và trạng thái tự nhiên của KL kiềm. - Giáo viên: Tổng hợp và nhận xét? - Giáo viên: Yêu cầu HS cho biết + Nguyên tắc chung để điều chế KL. + Phương pháp điều chế KL kiềm. Tại sao? - Học sinh: Thảo luận để trả lời câu hỏi của GV - Giáo viên: Hướng dẫn HS nghiên cứu sơ đồ thiết bị điện phân NaCl nóng chảy. IV. ỨNG DỤNG, TRẠNG THÁI TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU CHẾ: 1. Ứng dụng. (SGK) 2. Trạng thái tự nhiên. (SGK) 3. Điều chế. * Nguyên tắc: Muốn điều chế KL kiềm từ hợp chất, cần phải khử ion của chúng. * Phương pháp: Điện phân nóng chảy muối halogenua của chúng. Ví dụ: Điều chế Na từ NaCl K NaCl A Na + + 1e → Na 2Cl - → Cl 2 + 2e PTĐP: 2NaCl dpnc → Na + Cl 2 4: Củng cố: GV sử dụng bài tập 1, 2, 3 trang 111 để củng cố bài cho HS. 5: Dặn dò: Hoàn thành bài tập vào vở bài tập; xem và chuẩn bị trước phần tiếp theo. V. RÚT KINH NGHIỆM: . . GV: Nguyễn Hồng Quảng THI GVG CHÀO MỪNG NGÀY 20/11 3

Ngày đăng: 17/10/2013, 21:11

w