1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Các lý luận. Thực tiễn. Hoàn thiện các nhân tố thuộc môi trường văn hóa ảnh hưởng đến đặc tính của hệ thống kế toán Việt Nam

91 39 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 91
Dung lượng 0,98 MB

Nội dung

Đó chính là lý do người viết chọn đề tài “Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng của Kiểm toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam” để thực hiện nghiê

Trang 1

- -

NGÔ THỊ THÚY QUỲNH

GIẢI PHÁP THU HẸP KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG GIỮA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ NHÀ QUẢN LÝ TRONG

VIỆC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh - Năm 2015

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM

- -

NGÔ THỊ THÚY QUỲNH

GIẢI PHÁP THU HẸP KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG GIỮA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ NHÀ QUẢN LÝ TRONG

VIỆC KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: Kế toán

Mã số: 60340301

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS TS MAI THỊ HOÀNG MINH

TP Hồ Chí Minh - Năm 2015

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan luận văn thạc sỹ kinh tế “Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa Kiểm toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu và kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là hoàn toàn trung thực Luận văn này chưa từng được

ai công bố dưới bất kỳ hình thức nào

Học viên

NGÔ THỊ THÚY QUỲNH

Trang 4

MỤC LỤC

TRANG PHỤ BÌA

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

PHẦN MỞ ĐẦU 1

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI 1

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI 2

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 4

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU 4

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6

7 BỐ CỤC VÀ KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI 6

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 7

1.1 NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 7

1.2 NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN CỦA KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 9

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 12

Trang 5

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN VÀ KHOẢNG CÁCH KỲ

VỌNG KIỂM TOÁN 13

2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN 13

2.1.1 Khái niệm kiểm toán 13

2.1.2 Trách nhiệm của Kiểm toán viên 15

2.1.2.1 Luật Kiểm toán độc lập ban hành ngày 29/03/2011 15

2.1.2.2 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200 17

2.1.2.3 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240 18

2.1.2.4 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 260 19

2.2 TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN 21

2.2.1 Khái niệm khoảng cách kỳ vọng 21

2.2.2 Khuôn mẫu lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng 22

2.2.3 Các vụ thất bại kiểm toán trong và ngoài nước 24

2.2.3.1 Enron và Anderson 25

2.2.3.2 Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết 25

2.2.4 Nguyên nhân hình thành 27

2.2.5 Thành phần và cấu trúc 28

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 31

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 32

3.1 QUY TRÌNH NGHIÊN CỨU 32

3.2 THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 33

3.2.1 Thiết kế thang đo 33

3.2.2 Các giả thuyết nghiên cứu 33

Trang 6

3.2.3 Xây dựng Bảng câu hỏi 35

3.2.4 Thiết kế mẫu 36

3.2.5 Phương pháp phân tích dữ liệu 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 39

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 40

4.1 MẪU NGHIÊN CỨU ĐỊNH LƯỢNG 40

4.1.1 Thống kê theo đối tượng khảo sát 40

4.1.2 Thống kê theo kiến thức kiểm toán 40

4.1.3 Thống kê theo kinh nghiệm làm việc 41

4.1.4 Thống kê theo lĩnh vực hoạt động 41

4.2 KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU 42

4.2.1 Kết quả thống kê mô tả 42

4.2.2 Kiểm định sự khác nhau theo đối tượng khảo sát 43

4.2.3 Kiểm định sự khác biệt kỳ vọng theo các đặc điểm của đối tượng khảo sát 47

4.2.3.1 Kiểm định sự khác nhau theo kiến thức kiểm toán 47

4.2.3.2 Kiểm định sự khác nhau theo kinh nghiệm làm việc 51

4.2.3.3 Kiểm định sự khác nhau theo lĩnh vực hoạt động 57

KẾT LUẬN CHƯƠNG 4 61

CHƯƠNG 5: GIẢI PHÁP THU HẸP KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG GIỮA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ NHÀ QUẢN LÝ TẠI VIỆT NAM 62

5.1 VỀ PHÍA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC VÀ CÁC TỔ CHỨC, HỘI NGHỀ NGHIỆP KIỂM TOÁN 62

5.2 VỀ PHÍA KIỂM TOÁN VIÊN VÀ DOANH NGHIỆP KIỂM TOÁN 64

5.3 VỀ PHÍA ĐƠN VỊ BỊ KIỂM TOÁN 66

Trang 7

5.4 VỀ PHÍA NGƯỜI SỬ DỤNG BCTC ĐƯỢC KIỂM TOÁN 67

5.5 HẠN CHẾ CỦA ĐỀ TÀI VÀ ĐỀ XUẤT CHO NHỮNG HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO 68

5.5.1 Hạn chế của đề tài 68

5.5.2 Hướng nghiên cứu tiếp theo 68

KẾT LUẬN CHƯƠNG 5 69

TÀI LIỆU THAM KHẢO

DANH MỤC PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

of Certified Public Accountants)

Accepted Accounting Principles)

Association of Certified Public Accountants)

on Auditing)

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 3.1 – Cấu trúc bảng câu hỏi và thang đo

Bảng 4.1 – Thống kê theo đối tượng khảo sát

Bảng 4.2 – Thống kê theo kiến thức kiểm toán

Bảng 4.3 – Thống kê theo kinh nghiệm làm việc

Bảng 4.4 – Thống kê theo lĩnh vực hoạt động

Bảng 4.5 – Kết quả trả lời các câu hỏi điều tra

Bảng 4.6 – Thống kê nhóm theo đối tượng

Bảng 4.7 – Kiểm định Independent Samples Test theo đối tượng

Bảng 4.8 – Thống kê nhóm theo kiến thức kiểm toán

Bảng 4.9 – Kiểm định Independent Samples Test theo kiến thức kiểm toán Bảng 4.10 – Kiểm định phương sai đồng nhất theo kinh nghiệm làm việc Bảng 4.11 – Phân tích phương sai theo kinh nghiệm làm việc

Bảng 4.12 – Kết quả phân tích so sánh đa nhóm bằng giá trị Turkey

Bảng 4.13 – Kiểm định phương sai đồng nhất theo lĩnh vực hoạt động Bảng 4.14 – Phân tích phương sai theo theo lĩnh vực hoạt động

Trang 10

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 2.1 – Thành phần của khoảng cách kỳ vọng (Porter, 1993) Hình 2.2 – Cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng

Hình 3.1 – Quy trình nghiên cứu

Hình 3.2 – Giả thuyết nghiên cứu về sự tồn tại của AEG

Hình 3.3 – Các giả thuyết nghiên cứu

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

Nghề nghiệp kiểm toán (NNKT) thực hiện chức năng xã hội, nó cung cấp dịch

vụ cho các bên liên quan dựa vào niềm tin của kiểm toán viên (KTV) và người sử dụng Báo cáo tài chính (BCTC) Tầm quan trọng và trách nhiệm của NNKT ngày càng gia tăng trong những năm gần đây một phần là do sự tin cậy của các đối tượng khác vào dữ liệu từ BCTC và Báo cáo kiểm toán (BCKT) Tuy nhiên, với sự sụp đổ của các tập đoàn lớn như Lehman Brothers, Satyam, Enron và WorldCom, NNKT đang phải trải qua hàng loạt các khiếu kiện và cáo buộc chống lại nghề nghiệp (Porter và Gowthorpe, 2004) Fadzly và Ahmad (2004) khẳng định rằng nhận thức tiêu cực của công chúng do kết quả của những vụ bê bối tài chính gần đây có thể gây tổn hại đến điều cốt lõi của NNKT, tức là niềm tin công chúng Barker (2002) cho rằng niềm tin của xã hội là

"nhịp tim của nghề nghiệp” Do đó, nếu niềm tin này biến mất hoặc bị xói mòn theo bất

kỳ cách nào thì thái độ hoài nghi và sự suy giảm giá trị kiểm toán sẽ được phóng đại hơn những gì nên có (Houghton, 2002)

Power (1993) cho rằng việc khủng hoảng niềm tin và kiện tụng hiện nay không thể đặt hết lên vai của KTV Bà giải thích rằng vấn đề “đổ lỗi” là do công chúng vẫn giữ niềm tin cho rằng các BCTC đã được kiểm toán đảm bảo khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của doanh nghiệp NNKT đã đặt tên cho những quan niệm sai lầm này là "khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” (AEG) – đó là sự khác biệt nhận thức giữa KTV và công chúng về mục tiêu của chức năng kiểm toán Chính vì vậy, hiểu về AEG

là một vấn đề quan trọng của NNKT nhằm giảm thiểu sự khác biệt nhận thức giữa kỳ vọng của xã hội và KTV

Tại Việt Nam, NNKT cũng đang ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước Bắt đầu khi Bộ Tài Chính (BTC) thành lập 2 công

Trang 12

ty kiểm toán đầu tiên với 15 nhân viên thì hiện nay, con số này đã tăng lên đáng kể với trên 170 doanh nghiệp kiểm toán (DNKT) với trên 10.000 người làm việc tại 226 văn phòng, chi nhánh Theo quy định của Luật kiểm toán độc lập thì ngoài các doanh nghiệp bắt buộc kiểm toán thì Nhà nước khuyến khích doanh nghiệp thực hiện kiểm toán BCTC, báo cáo quyết toán dự án hoàn thành và các công việc kiểm toán khác trước khi nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc trước khi công khai tài chính cũng như kiểm toán theo yêu cầu của công tác quản lý như khi vay vốn ngân hàng thương mại, điều trần về việc sử dụng vốn của các tổ chức quốc tế Điều này cho thấy tiềm năng phát triển của NNKT tại Việt Nam

Ngoài ra, mặc dù số tài liệu về AEG trên thế giới cũng có nghiên cứu về nhóm đối tượng bị kiểm toán nhưng các nghiên cứu này chưa nghiên cứu sâu về các đặc tính

cá nhân của nhóm người này Trong khi đó, tại Việt Nam, các nghiên cứu về AEG vẫn còn rất thưa thớt và hầu như chưa có một nghiên cứu nào trực tiếp trình bày về AEG giữa KTV và nhà quản lý (NQL) Do đó, việc thực hiện nghiên cứu về sự tồn tại AEG trong môi trường kinh doanh tại Việt Nam là một việc làm cần thiết Đồng thời, trong quá trình thực hiện kiểm toán, người viết nhận thấy có sự khác biệt nhận thức giữa

KTV và NQL về hoạt động kiểm toán Đó chính là lý do người viết chọn đề tài “Giải

pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng của Kiểm toán viên và nhà quản lý trong việc kiểm toán Báo cáo tài chính tại Việt Nam” để thực hiện nghiên cứu

2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI

 Mục tiêu tổng quát

Đề tài hướng đến mục tiêu chứng minh sự tồn tại của AEG giữa KTV và NQL tại môi trường kiểm toán Việt Nam và xác định các yếu tố ảnh hưởng đến kỳ vọng của NQL theo một vài đặc tính cá nhân của NQL (kiến thức, kinh nghiệm, lĩnh vực hoạt động) Từ đó nêu ra cũng như một số giải pháp nhằm giảm thiểu AEG, đề xuất những kiến nghị nhằm tăng niềm tin của công chúng vào hoạt động kiểm toán, tăng cường và

Trang 13

duy trì vai trò của nghề nghiệp trong xã hội Và để làm được điều đó, nghiên cứu cần xác định để trả lời những câu hỏi nghiên cứu như sau:

khoảng cách kỳ vọng?

của KTV tại Việt Nam hay không?

Và nếu như có sự khác biệt kỳ vọng giữa 2 đối tượng này thì câu hỏi đặt ra tiếp theo như sau:

không?

Từ dữ liệu thu thập được và kết quả nghiên cứu, tác giả đưa ra câu hỏi là:

là cần thiết để giảm thiểu khoảng cách này?

 Mục tiêu cụ thể:

Chương 1: Tìm hiểu tổng quan về các nghiên cứu trước đây liên quan đến

AEG Từ những hiểu biết đó, người viết sẽ tiến hành phân tích những điểm giống nhau cũng như những điểm còn tồn tại của các nghiên cứu trước đây để xây dựng, thiết kế nghiên cứu trong bối cảnh kiểm toán tại Việt Nam

Chương 2: Tìm hiểu về các khái niệm kiểm toán, sự thay đổi vai trò kiểm toán

từ giai đoạn sơ khai cho đến hiện tại và các văn bản pháp luật đã ban hành liên quan đến trách nhiệm của KTV, đồng thời tìm hiểu các quan điểm về AEG, nguyên nhân, thành phần và cấu trúc của khoảng cách này để có nền tảng lý thuyết cơ bản về đề tài

Chương 3: Xây dựng phương pháp nghiên cứu cho phù hợp với mục tiêu

nghiên cứu bao gồm thiết kế giả thuyết nghiên cứu, Bảng khảo sát, thang đo, mẫu và lựa chọn phương pháp nghiên cứu sao cho có thể thu thập thông tin hữu hiệu và hiệu

Trang 14

quả trên một số lượng lớn phản hồi từ các đối tượng khảo sát và sử dụng kỹ thuật thống

kê để phân tích

Chương 4: Từ dữ liệu đã thu thập từ chương trước, thông qua sự hỗ trợ của

phần mềm SPSS 20.0 để phản ánh chi tiết kết quả nghiên cứu nhằm khẳng định mục tiêu nghiên cứu về sự tồn tại của AEG giữa KTV và NQL cũng như tìm hiểu xem các nhân tố như kiến thức, kinh nghiệm, lĩnh vực hoạt động ảnh hưởng như thế nào đến kỳ vọng của Nhà quản lý tại Việt Nam

Chương 5: Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã trình bày, tác giả đưa ra một số

giải pháp nhằm giảm thiểu AEG giữa KTV và NQL tại Việt Nam, đồng thời nêu lên giới hạn nghiên cứu và đề xuất cho những hướng nghiên cứu tiếp theo

3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Trong khi những tài liệu về AEG vẫn không thay đổi khi tập trung vào KTV và người sử dụng BCTC nói chung thì nghiên cứu này xem xét từ một góc nhìn khác Cụ thể, nó nghiên cứu về sự tồn tại của AEG giữa hai đối tượng cụ thể là KTV và NQL tại Việt Nam

Thêm vào đó, bài viết còn trình bày các đặc tính của NQL có khả năng tác động đến kỳ vọng của đối tượng này

4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu này được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, đầu tàu kinh tế năng động nhất cả nước Và để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu và trong khuôn khổ của một luận án Thạc sĩ nên tác giả chỉ tập trung nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng của NQL tại các doanh nghiệp trên nhiều lĩnh vực với kiến thức khác nhau mà không

đi vào tìm hiểu tất cả những người sử dụng BCTC

Ngoài ra, đề tài cũng không đi vào nghiên cứu cụ thể từng thành phần của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Trang 15

5 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Luận văn áp dụng phương pháp định lượng để nghiên cứu

Cơ sở dữ liệu:

Đề tài sử dụng tổng hợp số liệu sơ cấp và thứ cấp có liên quan

 Dữ liệu sơ cấp:

Nguồn dữ liệu chính được thu thập từ Bảng khảo sát theo thang đo Likert 5 mức

độ, trong đó bao gồm những câu hỏi về quan điểm của các đối tượng khảo sát về vai trò và trách nhiệm của KTV để từ đó đánh giá có tồn tại AEG giữa Nhà quản lý và Kiểm toán viên hay không và nếu có, thì những nhân tố nào tác động đến khoảng cách này

Có 2 nhóm đối tượng khảo sát trong nghiên cứu này Đầu tiên là các Kiểm toán viên đang hành nghề tại các doanh nghiệp kiểm toán và các chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam Nhóm thứ hai là các nhà quản lý doanh nghiệp, những người trực tiếp điều hành hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp từ nhiều lĩnh vực, ngành nghề hoạt động khác nhau

Để đảm bảo việc thu thập dữ liệu đầy đủ và nhanh chóng, tác giả sử dụng phương pháp tiếp cận khảo sát qua mail và một số phương tiện liên lạc khác đánh giá trực tiếp trên công cụ www.docs.google.com.vn Sau đó, người viết sàng lọc lại các câu trả lời hợp lý, phác họa chi tiết các công cụ thống kê được sử dụng để phân tích dữ liệu

 Dữ liệu thứ cấp:

Các bài báo, tạp chí, luận văn, nghiên cứu cả trong và ngoài nước về AEG

Công cụ phân tích dữ liệu:

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm SPSS 20.0 Sau khi được sàng lọc và làm sạch, dữ liệu được sử dụng để thực hiện các phân tích sau: thống kê mô tả, kiểm định Independent Sample T-Test, phân tích phương sai 1 yếu tố (ANOVA) và phân tích sâu Turkey

Trang 16

6 Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

Về mặt khoa học: Từ lúc bắt đầu, nghiên cứu về khoảng cách kỳ vọng được

thực hiện chủ yếu ở các nước phương Tây và các nước phát triển như Mỹ, Anh, Úc và New Zealand Do đó, nghiên cứu về vấn đề này ở các nước Châu Á đang phát triển như Việt Nam là hữu ích Ngoài ra, như đã đề cập trước đó, bằng việc tập trung vào Nhà quản trị thay vì công chúng hay người sử dụng BCTC nói chung, nghiên cứu cũng hy

vọng có thể đóng góp vào kho tài liệu về khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Về mặt thực tiễn: Hầu hết các tài liệu trong nước về chủ đề “khoảng cách kỳ

vọng kiểm toán” còn quá ít ỏi, chỉ dừng lại ở các bài báo, bài viết nhỏ nên thông qua nghiên cứu này, tác giả đã hệ thống hóa cơ sở lý luận của thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán”, thực hiện nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra kết luận về sự tồn tại của AEG và các nhân tố ảnh hưởng để từ đó đề ra phương hướng, giải pháp giảm thiểu khoảng cách này, đặc biệt là với nhóm đối tượng sử dụng BCTC nhằm đưa vai trò của nghề nghiệp kiểm toán về đúng vị trí của nó, gia tăng niềm tin và sự hiểu biết của công chúng về NNKT

7 BỐ CỤC VÀ KẾT CẤU DỰ KIẾN CỦA ĐỀ TÀI

Để giải quyết các câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra, nội dung chính của luận văn được chia làm 05 chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về kiểm toán và khoảng cách kỳ vọng kiểm toán

Chương 3: Phương pháp nghiên cứu

Chương 4: Kết quả nghiên cứu

Chương 5: Giải pháp thu hẹp khoảng cách kỳ vọng giữa KTV và nhà quản lý tại Việt

Nam

Trang 17

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

Có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về AEG trên thế giới Có nghiên cứu về sự khác biệt nhận thức ở các quốc gia khác nhau trên thế giới (Phụ lục 1) hay nghiên cứu nguyên nhân của AEG Lại có những nghiên cứu về nhân tố giảm thiểu AEG như giáo dục {Lee, Azham và Kandasamy (2008), Monroe avà Woodliff (1993), Ariff và Rosmaini (2005), Gramling và cộng sự, (1996)}, mở rộng BCKT {Nair và Rittenberg (1987), Gay và Schelluch (1993), Monroe và Woodliff (1994), Hatherly, Jones và Brown (1991)}, điều chỉnh phương pháp kiểm toán {Purvis (1987); Koh và Woo (1998), Boritz, Gabor và Lemon (1987)}, mở rộng trách nhiệm của KTV và nâng cao tính độc lập của KTV {Lee và cộng sự (2008), Humphrey và cộng sự (1993), Knutson (1994), O’Malley (1993), Rabinowitz (1996)} Trong chương này, người viết sẽ trình bày tổng quan về các nghiên cứu nổi bật về vấn đề này

1.1 NGHIÊN CỨU VỀ SỰ TỒN TẠI CỦA KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG

KIỂM TOÁN

Nghiên cứu của Lee (1970) “The nature of auditing and its objectives” là

nghiên cứu đầu tiên về AEG được thực hiện tại Anh Ông đã khảo sát các KTV (chủ phần hùn và nhân viên), đối tượng bị kiểm toán (giám đốc, thư ký và kế toán) và các đối tượng thụ hưởng (các nhà đầu tư, ngân hàng và môi giới chứng khoán) nhằm xác định ý kiến của họ về 13 mục tiêu Hơn 80% số người được hỏi xác định mục tiêu kiểm toán là phát hiện các gian lận và sai sót, đảm bảo công ty đã tuân thủ tất cả các yêu cầu pháp luật; xác minh tính chính xác của sổ sách, hồ sơ kế toán; và đưa ra ý kiến trung thực hợp lý của BCTC Trái với kỳ vọng của Lee, sự hiểu biết của KTV về các mục tiêu kiểm toán có chút khác biệt so với các đối tượng bị kiểm toán và thụ hưởng Ông

Trang 18

thừa nhận rằng, nếu những người tham gia không có cùng chung nhận thức về mục tiêu kiểm toán thì các lợi ích từ một cuộc kiểm toán sẽ không được đánh giá cao và đáng tin cậy do thông tin tài chính được kiểm toán đã bị đặt sai chỗ

Năm 1988, Viện Kế toán Công chứng Canada (CICA) đã thành lập một Ủy ban Macdonald để nghiên cứu kỳ vọng của công chúng về các cuộc kiểm toán với đề tài

“Report of the Commission to Study the Public‟s Expectation of Audits” Ủy ban thu

thập thông tin từ nhiều nguồn bao gồm khảo sát qua điện thoại một cách ngẫu nhiên với các thành viên của công chúng, phỏng vấn tập trung các nhóm người có am hiểu về BCTC và tham vấn các bên có đầy đủ thông tin về BCTC và kiểm toán Nghiên cứu nhận thấy rằng một số đối tượng điều tra có sự hiểu lầm đáng kể về vai trò của KTV

Cụ thể chỉ có 41% số người được hỏi xác định vai trò của KTV là báo cáo về tính hợp

lý của BCTC; 24% tin rằng đó là báo cáo về tính hữu hiệu, kinh tế và hiệu quả của quá trình quản lý; 25% cho rằng đó là để đảm bảo sự lành mạnh tài chính của một công ty; còn lại 10% nói rằng họ không biết KTV làm cái gì Ngoài ra, Ủy ban cũng nhận thấy

có một sự nhầm lẫn tương tự về thông điệp được truyển tải từ BCKT Đó chính là lý do

vì sao khi một công ty bất ngờ sụp đổ, người sử dụng BCTC sẵn sàng đổ lỗi cho các KTV

Nghiên cứu của Low (1988) “The expectation gap between financial analysts and auditors – some empirical evidence” xem xét phạm vi AEG giữa KVT và các nhà

phân tích tài chính về các mục tiêu kiểm toán tại Singapore Những người tham gia được cung cấp danh sách 13 mục tiêu tiềm năng của cuộc kiểm toán Kết quả cho thấy

cả hai nhóm đều nhận thức được về mục tiêu truyền thống của kiểm toán (đưa ra ý kiến

về báo cáo tài chính) Tuy nhiên, bên cạnh mục tiêu này, các phản hồi còn có hàng loạt những niềm tin mà họ xem là mục tiêu kiểm toán Các nhà phân tích tài chính nhận thức một cuộc kiểm toán phải đảm bảo tính chính xác của các báo cáo tài chính Thêm vào đó, nhận thức của họ về trách nhiệm của KTV liên quan đến việc phát hiện và ngăn

Trang 19

chặn gian lận có nhiều đòi hỏi khắt khe hơn so với những gì mà KTV tin rằng họ nên thực hiện

Nghiên cứu của Humphrey, C., Moizer, P và Turley, S (1993) “The audit expectations gap in Britain: An empirical investigation” Hai thập kỷ sau khi nghiên

cứu của Lee, Humphrey và cộng sự đã chỉ ra rằng sự hiểu lầm ở Anh về các chức năng kiểm toán là chút khác nhau so với nghiên cứu năm 1970 Năm 1990, Humphrey đã khảo sát một mẫu bao gồm KTV, người bị kiểm toán và những người sử dụng BCTC ở Anh để xác định ý kiến của họ về KTV và công việc của họ, đánh giá theo thang đo Likert 7 điểm Tổng cộng có 2445 Bảng câu hỏi và có 935 phản hồi phục vụ cho phân tích Các nhà nghiên cứu đã nhận thấy có sự khác biệt đáng kể về ý kiến cho rằng vai trò của KTV phải là đảm bảo rằng: là tất cả các gian lận đáng kể phải được phát hiện; công ty được điều hành một cách hiệu quả; các cơ quan có thẩm quyền phải được thông báo về bất kỳ sai sót đáng kể nào; và Bảng cân đối kế toán cung cấp một đánh giá hợp lý về công ty Nhóm nghiên cứu nhận xét "Trong tất cả các trường hợp, KTV nhận thấy vai trò của mình bị hạn chế hơn so với những gì mà các giám đốc tài chính hoặc các nhóm người sử dụng nhận thấy”

1.2 NGHIÊN CỨU VỀ CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG VÀ THÀNH PHẦN

CỦA KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN

Nghiên cứu của Haniffa và Hudaib (2007) “Locating audit expectations gap within a cultural context: The case of Saudi Arabia” Bài viết này cung cấp một cái

nhìn sâu sắc vào các loại AEG tồn tại trong một môi trường văn hóa Cụ thể nó điều tra xem liệu rằng môi trường xã hội và kinh doanh có ảnh hưởng đến nhận thức của người

sử dụng BCTC và KTV về hoạt động kiểm toán hay không Bằng cách sử dụng kết hợp bảng câu hỏi qua mail và phỏng vấn bán cấu trúc, nghiên cứu phát hiện ra sự tồn tại của “khoảng cách hoạt động” liên quan đến những vai trò theo quy định pháp luật và theo kỳ vọng hợp lý của KTV tại Saudi Arabia Ngoài ra, các kết quả còn cho thấy sự

Trang 20

“khoảng cách hoạt động” phát sinh do bốn yếu tố môi trường bao gồm: chính sách cấp giấy phép hành nghề, quy trình tuyển dụng, cấu trúc chính trị và pháp luật và các giá trị

xã hội chi phối Kết quả phỏng vấn tiết lộ ảnh hướng của việc thiết lập một thể chế và văn hóa lên AEG và chỉ ra rằng những nguyên tắc của đạo Hồi trong chuẩn mực kiểm toán và quy tắc đạo đức nghề nghiệp có thể làm giảm thiểu AEG tại Saudi Arabia

Ngiên cứu của Porter (1993) “The empirical study of the audit performance gap”, Porter đã nghiên cứu khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại New

expectation-Zealand bằng cách chia khoảng cách này thành hai phần: khoảng cách hoạt động và khoảng cách hợp lý Bà tiến hành nghiên cứu từ việc sử dụng một cuộc khảo sát qua mail được gửi đến hai nhóm đối tượng bị ảnh hưởng bởi hoạt động kiểm toán độc lập

là (1) nhóm cộng đồng tài chính, bao gồm các KTV, nhân viên công ty, các nhà phân tích tài chính, sinh viên kiểm toán và (2) các nhóm công chúng bao gồm luật sư, phóng viên tài chính và các thành viên của công chúng nói chung Từ các kết quả nghiên cứu của mình, Porter đã xác định rằng có hơn 20% công chúng nhận thức kiểm toán viên phải thực hiện 10 nhiệm vụ trong khi nhóm cộng đồng tài chính cho rằng điều đó là không hiệu quả và kinh tế khi thực hiện Nghiên cứu thực nghiệm này đã giúp các nhà nghiên cứu xác định các thành phần khác nhau của khoảng cách kỳ vọng kiểm toán bao gồm khoảng cách hợp lý (41%), khoảng cách chuẩn mực (53%) và khoảng cách năng lực (6%)

Nghiên cứu của Epstein và Geiger (1994) “Investor views of audit assurance: recent evidence of the expectation gap” tại Mỹ Một cuộc điều tra quốc gia các nhà đầu

tư đã được thực hiện để thu thập thông tin về quan điểm của họ về các khía cạnh khác nhau của BCTC Những người tham gia là các nhà đầu tư hơn 100 cổ phiếu được niêm yết trên sàn chứng khoán New York Khảo sát nhận được 246 phản hồi Khi được hỏi mức độ bảo đảm họ tin rằng KTV cần cung cấp về việc phát hiện các sai sót trọng yếu

do sai sót và gian lận thì 51% nhà đầu tư tin rằng họ nên nhận được một sự đảm bảo hợp lý về các sai sót trọng yếu do nhầm lẫn, khoảng 47% muốn một sự đảm bảo tuyệt

Trang 21

đối Hơn 70% mong đợi một sự đảm bảo tuyệt đối cho các sai sót trọng yếu do gian lận Ngoài ra, họ còn nhấn mạnh rằng những người sử dụng được đào tạo hầu như ít khi nào yêu cầu mức độ đảm bảo cao Từ đó, họ kết luận rằng nghề nghiệp nên dành nguồn lực để tăng cường sự hiểu biết của công chúng về bản chất của một cuộc kiểm toán và những hạn chế tiềm tàng của nó, đồng thời giáo dục công chúng về vai trò của KTV trong việc lập BCTC

Nghiên cứu của Monroe và Woodliff (1993) “The effect of education on the audit expectation gap” xem xét ảnh hưởng của giáo dục đến nhận thức của sinh viên

về các thông điệp truyền tải từ BCKT tại Úc Dữ liệu nghiên cứu được thu thập qua bảng câu hỏi qua mail phân phát cho KTV, kế toán, chủ nợ, ban giám đốc, cổ đông và sinh viên Bảng câu hỏi đề cập trực tiếp đến sự tồn tại và bản chất của AEG Các kết quả nghiên cứu cho rằng có sự khác biệt đáng kể giữa các BCKT cũ và BCKT mới Các lĩnh vực chính có sự khác biệt về nhận thức trong nghiên cứu này bao gồm trách nhiệm, triển vọng và sự đáng tin cậy Nghiên cứu thấy rằng (i) từ “trái ngược” trong báo cáo mới đã có một tác động đáng kể đến niềm tin về bản chất của một cuộc kiểm toán, KTV và nhà quản lý và (ii) sự khác biệt trong nhận thức của những người sử dụng tinh vi thường nhỏ hơn những người sử dụng ngây thơ Các sinh viên hiểu biết hơn thì nhận định trách nhiệm của KTV ở mức độ thấp hơn nhiều, ít tin tưởng về độ tin cậy của BCTC và sự đảm bảo về triển vọng tương lai của công ty Từ đó, nghiên cứu cũng cho rằng việc giáo dục những người sử dụng là một trong những phương pháp tiếp cận để nâng cao mức độ nhạy bén của người sử dụng nhằm giảm sự khác biệt trong nhận thức Hơn nữa, nghiên cứu còn chỉ ra rằng những thay đổi từ ngữ đã làm thay đổi niềm tin về các thông điệp truyền tải qua BCKT

Trang 22

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Có rất nhiều nghiên cứu về AEG được thực hiện trên toàn thế giới nhưng chúng

ta có thể nhận thấy, mặc dù có sự khác biệt đôi chút về quan điểm do các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực và thời gian khác nhau nhưng tất cả chúng đều khẳng định có sự tồn tại của AEG và nhìn chung đó là do sự khác biệt nhận thức của những người sử dụng kết quả kiểm toán về hoạt động kiểm toán và sự nhận thức của KTV khi thực hiện hoạt động này Ngoài ra, KTV cũng lập luận rằng trách nhiệm của họ chỉ giới hạn ở mức độ là cung cấp sự đảm bảo rằng BCTC tuân thủ theo GAAP (Lin và Chen,2004), không bao gồm việc phát hiện và ngăn chặn gian lận (AICPA, 1987; O’Sullivan, 1993)

vì trách nhiệm lập BCTC là của nhà quản lý doanh nghiệp (Nair và Rittenberg, 1987)

Như đã đề cập ở các phần trước, hầu hết các nghiên cứu đều tập trung tìm kiếm bằng chứng về khoảng cách hoạt động hay khoảng cách hợp lý giữa KTV và những người sử dụng BCTC nói chung Thêm vào đó, các nghiên cứn này chủ yếu được thực hiện ở các nước có nền kinh tế phát triển, trong khi đó, tại một nước đang phát triển, ở Đông Nam Á như Việt Nam thì một vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến NNKT như thế này này lại không được mấy quan tâm Có hai nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực này được thực hiện tại Việt Nam là luận văn Thạc sĩ của tác giả Phan Thanh Trúc (2013)

“Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động kiểm toán độc lập nhằm thu hẹp khoảng cách mong đợi của xã hội về chất lượng kiểm toán tại Việt Nam” và đề tài nghiên cứu khoa học của nhóm sinh viên trường Đại học Ngoại Thương (2012) “Khoảng cách kỳ vọng kiểm toán tại các doanh nghiệp niêm yết” Những nghiên cứu này chủ yếu đề cập

tổng quát về AEG mà chưa có đề tài nào tập trung đánh giá khoảng cách giữa 2 nhóm đối tượng cụ thể, đặc biệt là nhóm nhà quản lý, những người làm việc trực tiếp với KTV Đó chính là lý do người viết chọn đề tài này để phân tích trong bài viết này

Trang 23

CHƯƠNG 2

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN VÀ KHOẢNG CÁCH

KỲ VỌNG KIỂM TOÁN

2.1 TỔNG QUAN VỀ KIỂM TOÁN

2.1.1 Khái niệm kiểm toán

Nguồn gốc của kiểm toán có thể xuất phát từ nền văn minh Hy Lạp và Ai Cập

cổ đại Từ "kiểm toán" bắt nguồn từ chữ Latin "audire" có nghĩa là "nghe" Kiểm toán ban đầu mang tính bắt buộc và tập trung vào việc xác định các hành vi gian lận và không tuân thủ về tài chính (Biocon, 1962) Trong thế kỷ XVIII, khi mà vai trò của KTV là xác định tính trung thực của các cá nhân chịu trách nhiệm tài chính Sau đó, loại hình kiểm toán thường được thực hiện là điều trần trước công chúng về kết quả thực hiện các quan chức chính phủ và giám sát của các báo cáo sử dụng vốn với mục tiêu xác định trách nhiệm của các cá nhân Cả hai loại hình này được thiết kế để có đủ khả năng kiểm tra trách nhiệm chứ không có gì hơn

Trong thế kỷ XIX, vai trò của KTV liên hệ trực tiếp với chức năng quản lý của chủ sở hữu Nhưng cùng với sự phát triển của hoạt động kinh doanh, chức năng xác minh dựa trên cơ sở lấy mẫu ra đời Vai trò của KTV phải thay đổi để đáp ứng nhu cầu của các đối tượng về dịch vụ của mình Sự thay đổi chức năng kiểm toán từ “đúng và chính xác” sang “trung thực và hợp lý” gây ra một sự thay đổi thế giới quan trong quá trình kiểm toán Điều này cũng gây ra một sự thay đổi trong quan điểm kiểm toán từ

“đảm bảo đầy đủ” sang “đảm bảo hợp lý” Việc kiểm soát các xung đột lợi ích giữa các nhà quản lý, cổ đông và trái chủ là lý do chính để KTV tham gia (Chow, 1982) Những thay đổi trong nghề nghiệp kể từ năm 1970 là rất đáng kể và về cơ bản đã thay đổi cách thức hoạt động, thực hiện kiểm toán, cấu trúc và quản lý của các công ty kiểm toán Tuy nhiên, sự thay đổi chức năng kiểm toán không có nghĩa rằng nhận thức của người

Trang 24

sử dụng BCTC cũng thay đổi khi họ mong đợi kiểm toán viên phải thực hiện các chức năng như chịu trách nhiệm cho bất kỳ sai sót hoặc không tuân thủ trong BCTC, thực hiện kiểm tra 100% thay vì kiểm tra chọn mẫu, BCKT đóng vai trò như là tín hiệu cảnh báo sớm cho sự phá sản của công ty

Mặc dù khái niệm kiểm toán đã xuất hiện khá lâu đời nhưng cho đến nay vẫn còn có những cách hiểu khác nhau, đôi khi chưa có sự đồng nhất Mautz và Sharaf (1986) định nghĩa kiểm toán là “có liên quan đến việc xác minh số liệu kế toán, tính chính xác và độ tin cậy của BCTC” Các định nghĩa của Hiệp hội kế toán Mỹ AAA, Arens và cộng sự (1997) bao gồm "thu thập và đánh giá bằng chứng một cách khách quan" và "người độc lập có trình độ" Hàm ý là các KTV phải có đủ năng lực để hiểu các chuẩn mực được sử dụng và có khả năng để thu thập các bằng chứng nhằm đưa ra kết luận đúng đắn và phải có một thái độ độc lập để đánh giá kết quả một cách khách quan mà không thiên vị hay thành kiến, đồng thời nhấn mạnh đến sự phù hợp giữa thông tin với các tiêu chuẩn đã được thiết lập Khái niệm này khá phù hợp với quan niệm của trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cho rằng “Kiểm toán là một quá trình do KTV đủ năng lực và độc lập tiến hành nhằm thu thập bằng chứng về những thông tin có thể định lượng của một tổ chức và đánh giá chúng nhằm thẩm định và báo cáo về mức độ phù hợp giữa những thông tin đó với các chuẩn mực đã được thiết lập” Còn các nhà kinh tế Pháp lại quan niệm rằng "Kiểm toán là việc nghiên cứu và kiểm tra các tài khoản niên độ của một tổ chức do một người độc lập, đủ danh nghĩa gọi là một kiểm toán viên tiến hành để khẳng định rằng những tài khoản đó phản ánh đúng tình hình tài chính thực tế không che dấu sự gian lận và chúng được trình bày theo mẫu chính thức của luật định” Theo định nghĩa của Liên đoàn Kế toán quốc tế (International Federation of Accountants – IFAC) thì “Kiểm toán là việc các KTV độc lập kiểm tra và trình bày ý kiến của mình về các bản báo cáo tài chính”

Như vậy, các khái niệm trên phản ánh tương đối đầy đủ về các đặc trưng cơ bản của kiểm toán truyền thống đã phát triển lâu đời Các khái niệm khẳng định rằng Kiểm

Trang 25

toán là sự kiểm tra và bày tỏ ý kiến về bản khai tài chính hoặc các tài khoản của một tổ chức, cơ quan, xí nghiệp; việc kiểm toán được thực hiện bởi kiểm toán viên có chuyên môn nghiệp vụ, độc lập; đánh giá mức độ trung thực, phù hợp của các thông tin so với các tiêu chuẩn đã được thiết lập; các thông tin kiểm toán được trình bày theo một cách thức nhất định

2.1.2 Trách nhiệm của Kiểm toán viên

Liên quan đến trách nhiệm của KTV, có các quy định sau đây:

2.1.2.1 Luật kiểm toán độc lập ban hành ngày 29/03/2011

a Đối với Kiểm toán viên hành nghề

Tại điều 18 quy định trách nhiệm của KTV hành nghề như sau:

 Tuân thủ nguyên tắc hoạt động kiểm toán độc lập;

 Không can thiệp vào hoạt động của khách hàng, đơn vị được kiểm toán trong quá trình thực hiện kiểm toán;

 Từ chối thực hiện kiểm toán cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán nếu xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật;

 Từ chối thực hiện kiểm toán trong trường hợp khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu về chuyên môn, nghiệp

vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;

 Tham gia đầy đủ chương trình cập nhật kiến thức hàng năm;

 Thường xuyên trau dồi kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm nghề nghiệp;

 Thực hiện kiểm toán, soát xét hồ sơ kiểm toán hoặc ký BCKT và chịu trách nhiệm về BCKT và hoạt động kiểm toán của mình;

 Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán của mình theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

 Tuân thủ quy định của Luật này và pháp luật của nước sở tại trong trường hợp hành nghề kiểm toán ở nước ngoài;

Trang 26

 Chấp hành yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát chất lượng dịch vụ kiểm toán theo quy định của BTC;

 Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

b Đối với doanh nghiệp kiểm toán

Tại điều 29 quy định trách nhiệm của doanh nghiệp kiểm toán như sau:

 Hoạt động theo nội dung ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ kiểm toán;

 Bố trí nhân sự có trình độ chuyên môn phù hợp để bảo đảm chất lượng dịch vụ kiểm toán; quản lý hoạt động nghề nghiệp của KTV hành nghề;

 Hàng năm thông báo danh sách KTV hành nghề cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

 Bồi thường thiệt hại cho khách hàng, đơn vị được kiểm toán trên cơ sở hợp đồng kiểm toán và theo quy định của pháp luật;

 Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho KTV hành nghề hoặc trích lập quỹ

dự phòng rủi ro nghề nghiệp theo quy định của BTC;

 Thông báo cho đơn vị được kiểm toán khi nhận thấy đơn vị được kiểm toán có dấu hiệu vi phạm pháp luật về kinh tế, tài chính, kế toán;

 Cung cấp thông tin về KTV hành nghề và DNKT, chi nhánh DNKT nước ngoài tại Việt Nam cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

 Cung cấp hồ sơ, tài liệu kiểm toán theo yêu cầu bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

 Báo cáo định kỳ, đột xuất về hoạt động kiểm toán độc lập;

 Cung cấp kịp thời, đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan

có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, thanh tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của thông tin, tài liệu đã cung cấp; chấp hành quy định của

cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc kiểm tra, thanh tra;

Trang 27

 Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước khách hàng về kết quả kiểm toán theo hợp đồng kiểm toán đã giao kết;

 Chịu trách nhiệm với người sử dụng kết quả kiểm toán khi người sử dụng kết quả kiểm toán;

 Từ chối thực hiện kiểm toán khi xét thấy không bảo đảm tính độc lập, không đủ năng lực chuyên môn, không đủ điều kiện kiểm toán;

 Từ chối thực hiện kiểm toán khi khách hàng, đơn vị được kiểm toán có yêu cầu trái với đạo đức nghề nghiệp, yêu cầu chuyên môn, nghiệp vụ hoặc trái với quy định của pháp luật;

 Tổ chức kiểm soát chất lượng hoạt động và chịu sự kiểm soát chất lượng dịch

vụ kiểm toán theo quy định của Bộ Tài chính;

 Trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

2.1.2.2 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 200

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV và DNKT khi thực hiện kiểm toán BCTC theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Ngoài ra, chuẩn mực này cũng quy định và hướng dẫn phạm vi áp dụng, kết cấu của các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, bao gồm các yêu cầu về trách nhiệm của KTV và DNKT trong tất cả các cuộc kiểm toán, kể cả trách nhiệm phải tuân thủ chuẩn mực kiểm toán Việt Nam Đoạn 7 của chuẩn mực này nêu rằng KTV phải thực hiện xét đoán chuyên môn và luôn duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình lập kế hoạch cũng như thực hiện kiểm toán, trong đó có các công việc:

(a) Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn, dựa trên sự hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, kể cả kiểm soát nội bộ của đơn vị;

(b) Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về việc liệu các sai sót trọng yếu có tồn tại hay không, thông qua việc thiết kế và thực hiện các biện pháp xử lý phù hợp đối với rủi ro đã đánh giá;

Trang 28

(c) Hình thành ý kiến kiểm toán về BCTC dựa trên kết luận về các bằng chứng kiểm toán đã thu thập đƣợc

Ngoài ra, trong đoạn 9 có nêu “KTV cũng có thể có trách nhiệm trao đổi thông tin và báo cáo về một số vấn đề phát sinh từ cuộc kiểm toán với người sử dụng BCTC, Ban Giám đốc, Ban quản trị hoặc các đối tượng khác ngoài đơn vị được kiểm toán” và đoạn 10, 14 có nói “KTV và DNKT phải tuân thủ các quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan, bao gồm cả tính độc lập, liên quan đến kiểm toán BCTC trong quá trình thực hiện kiểm toán và cung cấp dịch vụ liên quan khác”

2.1.2.3 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 240

Chuẩn mực này đề cập đến trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện các gian

lận và sai sót Đoạn 5 của chuẩn mực này cũng nêu rõ “Khi thực hiện kiểm toán theo các VSA, KTV chịu trách nhiệm đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng liệu BCTC, xét trên phương diện tổng thể, có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không

Do những hạn chế vốn có của kiểm toán, nên có rủi ro không thể tránh khỏi là KTV không phát hiện được một số sai sót làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC, kể cả khi cuộc kiểm toán đã được lập kế hoạch và thực hiện theo các VSA”

Để đạt đƣợc sự đảm bảo hợp lý, KTV phải duy trì thái độ hoài nghi nghề nghiệp trong suốt quá trình kiểm toán, phải cân nhắc khả năng Ban Giám đốc có thể khống chế kiểm soát và phải nhận thức đƣợc thực tế là các thủ tục kiểm toán nhằm phát hiện nhầm lẫn một cách hiệu quả có thể không hiệu quả trong việc phát hiện gian lận

Trong quá trình lập kế hoạch và thực hiện kiểm toán, KTV và DNKT phải:

 Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu trong báo cáo tài chính do gian lận;

 Thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp về các rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận đã đƣợc đánh giá, thông qua việc thiết kế và thực hiện những biện pháp xử lý thích hợp;

Trang 29

 Có biện pháp xử lý thích hợp đối với gian lận đã được xác định hoặc có nghi vấn trong quá trình kiểm toán

Trong một số trường hợp cụ thể, KTV có thể xem xét các tình huống sau:

Khi kết quả của một sai sót do gian lận hoặc nghi ngờ có gian lận, nếu gặp phải tình huống dẫn đến yêu cầu xem xét lại khả năng tiếp tục thực hiện công việc kiểm toán thì KTV phải:

(a) Xác định trách nhiệm nghề nghiệp và trách nhiệm pháp lý áp dụng trong tình huống đó, bao gồm trách nhiệm phải báo cáo với đối tượng đã chỉ định thực hiện cuộc kiểm toán hoặc báo cáo với các cơ quan quản lý có thẩm quyền (nếu có);

(b) Cân nhắc việc rút khỏi hợp đồng kiểm toán nếu pháp luật hoặc các quy định liên quan cho phép;

Khi KTV xác định được hành vi gian lận hoặc thu thập được thông tin cho thấy

có thể có hành vi gian lận thì KTV phải kịp thời trao đổi các vấn đề này với cấp quản

lý thích hợp của đơn vị nhằm thông báo với những người có trách nhiệm chính trong việc ngăn ngừa và phát hiện gian lận về các vấn đề liên quan đến trách nhiệm của họ

Khi xác định được hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành vi gian lận thì kiểm toán viên phải xác định trách nhiệm báo cáo về hành vi gian lận hoặc nghi ngờ có hành

vi gian lận đó với bên thứ ba (nếu có) Mặc dù trách nhiệm bảo mật thông tin của khách hàng có thể không cho phép kiểm toán viên thực hiện việc báo cáo đó nhưng trong một số trường hợp, trách nhiệm pháp lý của kiểm toán viên có thể cao hơn trách nhiệm bảo mật đó

2.1.2.4 Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 260

Chuẩn mực kiểm toán này quy định và hướng dẫn trách nhiệm của KTV và DNKT trong việc trao đổi các vấn đề liên quan đến cuộc kiểm toán BCTC với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán

Đoạn 9 của chuẩn mực này nêu rõ KTV và DNKT phải:

Trang 30

(a) Thông báo đầy đủ cho Ban quản trị đơn vị được kiểm toán về trách nhiệm của KTV và DNKT trong cuộc kiểm toán, phạm vi kiểm toán và thời gian thực hiện cuộc kiểm toán BCTC;

(b) Thu thập từ Ban quản trị đơn vị được kiểm toán các thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán;

(c) Kịp thời thông báo cho Ban quản trị đơn vị được kiểm toán các vấn đề đáng lưu ý mà KTV biết được khi thực hiện cuộc kiểm toán liên quan đến trách nhiệm giám sát quá trình lập và trình bày BCTC của Ban quản trị đơn vị được kiểm toán;

(d) Tăng cường hiệu quả trao đổi thông tin 2 chiều giữa KTV và DNKT với Ban quản trị đơn vị được kiểm toán

Đoạn 16 quy định một số vấn đề KTV phải trao đổi với Ban quản trị đơn vị, bao gồm:

(a) Nhận xét của KTV về khía cạnh định tính của công việc kế toán của đơn vị, bao gồm chính sách kế toán, ước tính kế toán và các thông tin công bố trong BCTC Nếu cần thiết, KTV cần giải thích cho Ban quản trị đơn vị được kiểm toán biết lý do tại sao KTV cho rằng công việc kế toán của đơn vị đã tuân thủ các quy định của chuẩn mực và chế độ kế toán có liên quan nhưng chưa hoàn toàn phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị;

(b) Những khó khăn (nếu có) phát sinh trong quá trình kiểm toán;

(c) (i) Các vấn đề quan trọng (nếu có) phát sinh trong quá trình kiểm toán được KTV trực tiếp trao đổi hay lập thành văn bản gửi Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán; (ii) Các vấn đề cần Ban Giám đốc và Ban quản trị giải trình bằng văn bản

(d) Các vấn đề khác (nếu có) phát sinh trong quá trình kiểm toán mà theo xét đoán của KTV là quan trọng đối với việc giám sát quá trình lập và trình bày BCTC của đơn vị được kiểm toán

Trang 31

2.2 TỔNG QUAN VỀ KHOẢNG CÁCH KỲ VỌNG KIỂM TOÁN

2.2.1 Khái niệm về khoảng cách kỳ vọng

Chủ đề “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” nổi lên trong những năm 1970 Hơn

40 năm qua, đề tài này đã được quan tâm rộng rãi trên toàn thế giới Tuy nhiên, theo Humphrey và các cộng sự (1993) điều này hoàn toàn bình thường vì đề tài này đã xuất hiện hàng trăm năm qua, kể từ khi nghề nghiệp kiểm toán hình thành

Mặc dù thuật ngữ “khoảng cách kỳ vọng” thường xuyên được sử dụng nhưng vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể nào về nó Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau do quan điểm khác nhau từ các nhà nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực

Liggio (1974), người đầu tiên đưa ra định nghĩa về “khoảng cách kỳ vọng kiểm toán” cho rằng đó là sự khác biệt giữa mức độ dự định thực hiện theo nhận thức của KTV và của những người sử dụng BCTC (p 27) Khoảng cách này đề cập đến tính đa dạng trong nhận thức giữa KTV và các nhóm khác về:

- Phạm vi trách nhiệm của KTV;

- Chất lượng công việc kiểm toán;

- Hình thức và nội dụng Báo cáo kiểm toán;

Ủy ban Cohen (1978) về trách nhiệm của KTV mở rộng khái niệm này bằng việc xem xét xem có khoảng cách nào tồn tại giữa những gì mà công chúng kỳ vọng và những gì mà KTV có thể và nên dự định thực hiện một cách hợp lý

Theo Guy và Sullivan (1988), có sự khác biệt giữa những gì mà công chúng và những người sử dụng BCTC tin tưởng KTV chịu trách nhiệm và những gì mà KTV tin tưởng họ chịu trách nhiệm Godsel (1992) mô tả AEG là khoảng cách mà công chúng tin tưởng về nhiệm vụ và trách nhiệm của KTV và thông điệp thể hiện trong BCKT

Porter (1991) định nghĩa AEG là sự khác biệt giữa những gì mà người sử dụng BCTC mong đợi KTV có thể và nên thực hiện và những gì mà KTV nghĩ họ có thể thực hiện được McEnroe và Martens (2001) miêu tả AEG biểu thị cho sự khác biệt giữa những gì người sử dụng BCTC nhận thức như là một phần trong trách nhiệm của

Trang 32

KTV và những gì KTV nhận thức được về trách nhiệm của mình Như vậy, công chúng mong đợi KTV phát hiện ra những sai sót và đánh giá thành quả quản trị, trong khi KTV xem xét vai trò của mình nằm ở việc đánh giá tính trung thực của BCTC (Eden

và cộng sự, 2003)

Monroe và Woodliff (1993) cho rằng AEG là sự khác biệt về niềm tin giữa KTV và công chúng về nhiệm vụ và trách nhiệm mà KTV đảm nhận và thông điệp trình bày trong BCKT Theo Viện Kế toán viên Công chứng Hoa Kỳ (1993), AEG đề cập đến sự khác biệt giữa những gì mà công chúng và người sử dụng BCTC tin rằng trách nhiệm của KTV phải làm và những gì mà KTV tin rằng trách nhiệm họ phải làm Viện Kế toán viên Công chứng Úc (1994) cho rằng AEG là sự khác biệt về kỳ vọng của người sử dụng BCTC về chất lượng lập BCTC và chất lượng dịch vụ kiểm toán

Ngoài ra, Oji (2006) cũng định nghĩa AEG là:

“Sự khác nhau giữa những gì người sử dụng BCTC, công chúng nhận thức về một cuộc kiểm toán và những gì NNKT yêu cầu từ một cuộc kiểm toán” Ở khía cạnh này, điều quan trọng là phải phân biệt giữa kỳ vọng của NNKT đối với KTV và nhận thức của chính KTV về cuộc kiểm toán này

Dù có những sự khác biệt nhỏ trong định nghĩa của các nhà nghiên cứu nhưng tất cả đều khẳng định rằng có tồn tại khoảng cách kỳ vọng bắt nguồn từ nhận thức khác nhau của công chúng và KTV và trách nhiệm của KTV (Woodliff 1995; Gramling và cộng sự 1996; Sikka và cộng sự 1998; Koh và Woo 1998; McEnroe và Martens 2001; Dixon và cộng sự 2006)

Nói chung, AEG đề cập đến sự khác biệt giữa những gì mà KTV làm hoặc có thể làm với những gì mà họ nên làm và phải làm theo mong đợi của công chúng và chuẩn mực kiểm toán nhằm làm hài hòa giữa chuẩn mực kiểm toán, hoạt động của KTV và mong đợi của công chúng

2.2.2 Khuôn mẫu lý thuyết về khoảng cách kỳ vọng

Nghiên cứu này được xây dựng dựa vào một số lý thuyết như sau:

Trang 33

 Lý thuyết đại diện (Agency Theory):

Lý thuyết này phân tích mối quan hệ giữa 2 bên là CSH - người sở hữu nguồn lực kinh tế và người đại diện - người chịu trách nhiệm sử dụng và kiểm soát nguồn lực này.Vấn đề đại diện gia tăng vì người đại diện có động cơ tư lợi mà mâu thuẫn với lợi ích của CSH Thêm vào đó, người đại diện thường có thông tin nhiều hơn CSH và chính thông tin không đối xứng này ảnh hưởng bất lợi đến khả năng của CSH trong việc giám sát hữu hiệu rằng liệu lợi ích của họ có được đảm bảo bởi người đại diện hay không Chính nhu cầu giám sát được xem như là lý do của các cuộc kiểm toán nội bộ

và kiểm toán độc lập Vai trò chính của KTV là xác định lại thông tin người đại diện cung cấp (để cung cấp dịch vụ đảm bảo về tính trung thực và hợp lý của BCTC) Do

đó, ở khía cạnh kiểm toán, nhìn chung NQL cũng có lợi khi lợi ích của họ trùng với lợi ích của CSH Họ có động lực để đảm bảo rằng những vấn đề CSH quan tâm sẽ được chú ý kỹ lưỡng qua cuộc kiểm toán của KTV

 Lý thuyết vai trò (Role Theory):

Lý thuyết vai trò nhấn mạnh thực tế rằng trong công việc, con người luôn phải thực hiện một vai trò và giải thích nhận thức của con người về cách họ phải hành xử liên quan đến bối cảnh họ làm việc, đặc biệt liên quan đến sự tương tác giữa họ với những người có thể bị ảnh hưởng bởi năng lực của họ Giám đốc, ban quản lý và xã hội luôn có những kỳ vọng về vai trò cá nhân và nếu các cá nhân đó làm theo những kỳ vọng này, họ sẽ thực hiện thành công vai trò của mình và ngược lại

Việc thực hiện vai trò còn phụ thuộc vào bối cảnh tổ chức, sự chỉ đạo hoặc ảnh hưởng từ cấp trên hoặc những bộ phận khác trong tổ chức và kỹ năng, thái độ, cá tính của cá nhân đó Sự không tương thích về vai trò là vấn đề chính giữa KTV nội bộ và kỳ vọng của công chúng Khi kỳ vọng của công chúng mâu thuẫn hoặc khác với các chức năng giả định của mô hình vai trò thì sẽ gây ra khủng hoảng và mơ hồ dẫn đến việc thực hiện kém

 Lý thuyết niềm tin cảm tính (Inspired Confidence Theory):

Trang 34

Lý thuyết này lập luận rằng chức năng chính của KTV trong xã hội xuất phát từ nhu cầu của chuyên gia và ý kiến độc lập dựa trên công việc của các KTV Chức năng này bắt nguồn từ niềm tin mà xã hội đặt vào tính hiệu quả của cuộc kiểm toán Do đó, niềm tin này là điều kiện cho sự tồn tại của chức năng kiểm toán, nếu niềm tin bị phản bội, chức năng đó cũng sẽ bị phá hủy và trở nên vô dụng

Lý thuyết cũng đưa ra hai trường hợp có thể làm niềm tin bị hủy hoại Đó có thể

là do xã hội kỳ vọng quá mức, vượt quá những gì mà KTV có khả năng thực hiện được Ngược lại, đó có thể là do KTV thiếu thực hiện

Trung tâm của lý thuyết này liên quan đến trách nhiệm xã hội của KTV độc lập

và cơ chế đảm bảo của cuộc kiểm toán có thể đáp ứng với nhu cầu của xã hội Để đạt được mục tiêu này, các KTV phải thực hiện đầy đủ công việc để đáp ứng những kỳ vọng của xã hội

2.2.3 Các vụ thất bại kiểm toán trong và ngoài nước

Một góc độ khác cho rằng AEG là kết quả của các vụ phá sản của các công ty, được xem như thất bại kiểm toán Sự sụp đổ của công ty luôn kèm theo sự nghiên cứu

kỹ lưỡng về vai trò của KTV và trong một số trường hợp, các vụ khiếu kiện nhắm đến

lý do KTV đã thực hiện kiểm toán một cách cẩu thả (Power, 1994)

Hậu quả tiềm năng cực đoan nhất của các vụ kiện chống lại công ty kiểm toán là chấm dứt hoạt động Cho đến gần đây, ví dụ đáng chú ý nhất về sự sụp đổ của một công ty kiểm toán do vấp phải các vụ kiện tụng là Laventhol và Horwath (công ty kiểm toán lớn thứ 7 ở Mỹ vào thời điểm đó) trong những năm 1990 Tuy nhiên, sự kiện mới nhất và ảnh hưởng mạnh nhất chính là sự sụp đổ của tập đoàn Enron và Andersen, một trong 5 công ty kiểm toán lớn nhất thế giới Whittington và Pany (2004) khẳng định rằng những vụ bê bối tài chính không chỉ gây xói mòn niềm tin vào thị trường vốn mà còn tạo ra một "cuộc khủng hoảng lòng tin" về nghề kiểm toán Dưới đây trình bày một

số vụ bê bối tài chính trong và ngoài nước nổi bật có ảnh hưởng đến NNKT tại Việt Nam

Trang 35

2.2.3.1 Enron và Anderson

Ngày 02/12/2001, Enron đệ đơn xin phá sản sau khi các gian lận kế toán trên BCTC được tiết lộ Khi đó Arthur Andersen, công ty chịu trách nhiệm kiểm toán đã tiêu hủy hàng ngàn tài liệu quan trọng về Enron Tại thời điểm đó, Enron có tổng số nợ

và bảo lãnh vay là 23 tỷ đô la, trong đó Citigroup và JP Morgan Chase bị ảnh hưởng nặng nề nhất, 17.000 nhân viên mất tiền hưu trí khi giá cổ phiếu giảm xuống đáy, 21.000 việc làm bị mất trên toàn thế giới, 900 công ty con phá sản, nhà đầu tư có nguy

cơ mất toàn bộ giá trị cổ phiếu mà không được bồi hoàn, nhiều nhà lãnh đạo Enron bị kết tội Trong khi đó Anderson cũng bắt đầu lao đao khi phải chi 300 triệu đô la để dàn xếp 60 vụ kiện từ cổ đông và các bên liên quan khác sau khi Enron sụp đổ Với tội danh ngăn cản tiến trình công lý khi hủy sạch tất cả tài liệu của Enron, Anderson buộc phải giao nộp giấy phép hoạt động và chính thức giải thể vào ngày 31/08/2002, kèm theo hàng loạt các hình phạt cả dân sự và hình sự cho các cá nhân

Liên quan đến mối quan hệ giữa Enron và Anderson thì trong suốt năm 2000, Enron đã trả 52 triệu đô la cho Anderson trong đó có 25 triệu đô la phí kiểm toán và 27 triệu đô la phí các dịch vụ phi kiểm toán và là khách hàng lớn thứ 2 của hãng Thêm vào đó, từ năm 1989 – 2001, tổng cộng có 86 nhân viên Anderson chuyển sang làm việc cho Enron, trong đó có rất nhiều cá nhân giữ vị trí quan trọng trong bộ máy của Enron

Sự sụp đổ của hai công ty này đã ảnh hưởng đáng kể đến nghề nghiệp kiểm toán

và để phản ứng lại với sự kiện này, đạo luật Sarbanes-Oxley đã ra đời

2.2.3.2 Công ty Cổ phần Bông Bạch Tuyết (BTT)

Trong 4 năm 2005 – 2008, nội bộ BBT thường xuyên xảy ra xung đột, mâu thuẫn trong công tác quản lý, điều hành khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của công

ty không hiệu quả Theo BCTC kiểm toán năm 2007, BBT thua lỗ 8,488 tỉ đồng năm

2006, trong khi BCKT 2006 công bố lợi nhuận ròng 2,25 tỉ đồng Năm 2007, BBT tiếp tục lỗ 6,81 tỉ đồng, ngược lại báo cáo chưa kiểm toán công bố trước đó là lãi hơn 3 tỉ

Trang 36

đồng Từ năm 2006 – 2007 cổ đông BBT không được chia cổ tức, do công ty làm ăn thua lổ, nghĩa vụ với nhà nước cũng chưa hoàn thành

Dù các công ty kiểm toán đã chỉ ra các yếu tố loại trừ mang tính trọng yếu nhưng lãnh đạo công ty không thực hiện điều chỉnh và tiếp tục để những sai phạm này diễn ra vào các năm tiếp theo Không chỉ vậy, lãnh đạo công ty còn chỉ đạo chỉnh sửa

hồ sơ, sổ sách để chứng minh rằng hoạt động kinh doanh của công ty có lãi

Kết thúc phiên giao dịch 10/7/2008, ngày trước khi tạm ngừng giao dịch, cổ phiếu BBT tăng trần lên 8.800 đồng/cổ phiếu, toàn phiên có 57.870 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công, gây thiệt hại không nhỏ cho nhà đầu tư và một số người sử dụng BCTC khác

Theo kết luận tại Biên bản kiểm tra của Đoàn thanh tra Ủy ban Chứng khoán (UBCK) về việc duy trì điều kiện niêm yết cổ phiếu, thực hiện nghĩa vụ của tổ chức niêm yết của BBT thì Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C - đơn vị kiểm toán BCTC của BBT năm 2005, KTV đã không cẩn trọng trong việc kiểm toán BCTC Ngoài ra, A&C cũng không có thư quản lý sau kiểm toán

Về công tác kiểm toán của Công ty TNHH Kiểm toán và Dịch vụ Tin học (AISC), đơn vị kiểm toán BBT 2 năm 2006 và 2007, Đoàn thanh tra đánh giá, các ý kiến loại trừ của KTV trong báo cáo kiểm toán của BBT là thông tin không đầy đủ, gây hiểu nhầm cho NĐT Kết quả kinh doanh năm 2006 của BBT sau khi hồi tố chênh lệch rất lớn, từ lãi sang lỗ, KTV ước lượng ảnh hưởng các khoản ngoại trừ đều có thể ảnh hưởng trọng yếu đến kết quả kinh doanh, nhưng chưa nêu rõ trong báo cáo kiểm toán Ngoài ra, Đoàn thanh tra cũng đánh giá một số khiếm khuyết khác như: BCTC được kiểm toán năm 2007 có một số khoản điều chỉnh hồi tố từ năm 2006, nhưng thư kiểm toán đã không nêu rõ vấn đề này; AISC không cung cấp thư quản lý theo hợp đồng kiểm toán năm 2006; AISC không thông báo ngay cho UBCK khi phát hiện tại BBT có những sai phạm trọng yếu…

Trang 37

Sau vụ việc, ngoài bản thân công ty bị UBCK phạt 90 triệu đồng, 2 công ty kiểm toán bị khiển trách thì một số cá nhân ký, soát xét phát hành BCKT cũng không được chấp nhận tư cách kiểm toán được chấp thuận 2 năm 2009 và 2010

2.2.4 Nguyên nhân hình thành

Mặc dù đồng thuận về sự tồn tại của AEG nhưng vẫn có những bất đồng về nguyên nhân hình thành trong hầu hết các nghiên cứu tùy thuộc vào bối cảnh, cấp độ phát triển của các tổ chức nghề nghiệp và vai trò của nghề kiểm toán trong cộng đồng, mức độ độc lập của KTV và trách nhiệm của KTV trong việc phát hiện các sai sót và gian lận và mức độ hữu hiệu của khâu truyền thông cho công chúng

Theo Shaikh và Talha (2003), AEG do những nguyên nhân sau:

không phải là KTV;

toán tạo ra độ trễ thời gian để đối phó với những thay đổi mong đợi;

về mục tiêu của cuộc kiểm toán và những mong đợi quá mức của một bộ phận người

sử dụng về hoạt động kiểm toán; (ii) một bộ phân KTV còn thiếu năng lực do một số nhân tố như quá trình chỉ định KTV, phí kiểm toán thấp, sự cạnh tranh nguồn lực nhân

Trang 38

sự, sự gia nhập vào tổ chức nghề nghiệp và việc đánh giá hồi tố của KTV; (iii) thiếu văn bản pháp luật Mahadevaswany và Sahehi (2008) cho rẳng đó là do sự khác biệt nhận thức về vai trò và trách nhiệm của KTV liên quan đến gian lận kế toán Cùng chung quan điểm, Hayers, Schilder, Dassen và Wallage phát hiện khoảng cách này xuất phát từ những trách nhiệm sau của KTV:

- Đưa ra ý kiến về tính trung thực của BCTC;

- Đưa ra ý kiến về khả năng hoạt động liên tục của công ty;

- Đưa ra ý kiến về hệ thống kiểm soát nội bộ của công ty;

- Đưa ra ý kiến về việc xảy ra gian lận;

- Đưa ra ý kiến về việc xảy ra hành vi trái pháp luật;

Nếu như một số nghiên cứu trước đó tập trung nhiều vào mong đợi bất hợp lý của công chúng về NNKT thì các nghiên cứu về sau lại chú ý nhiều hơn hoạt động kiểm toán và xem đây là nguyên nhân tiềm năng của khoảng cách kỳ vọng (Sidani và Olayan 2007)

2.2.5 Thành phần và cấu trúc

Viện Kế toán viên công chứng Canada (1988) đã bảo trợ cho nghiên cứu của Salehi và Rostami (2009) về kỳ vọng của công chúng vào cuộc kiểm toán Họ phát triển một mô hình khoảng cách kỳ vọng chi tiết để phân tích những thành phần cụ thể bao gồm kỳ vọng bất hợp lý, thiếu năng lực và thiếu chuẩn mực theo Phụ lục 2 Theo Porter (1993), Simon và Hatherly (2003) thì có 2 thành phần chính là “khoảng cách hợp lý” và “khoảng cách hoạt động”

Trang 39

quá xa lạ Như đã đề cập ở trên, trong đầu những năm 1990, KTV cam kết với người người thuê về một dịch vụ gần như được “đảm bảo tuyệt đối”, với mục tiêu chính là phát hiện và ngăn chặn gian lận Tuy nhiên, do sự thay đổi của môi trường kinh doanh

mà dịch vụ “đảm bảo tuyệt đối” được thay thế bằng “đảm bảo hợp lý” với ý kiến nhấn mạnh về tính trung thực và hợp lý của BCTC

b Khoảng cách hoạt động

Khoảng cách này tăng lên khi mong đợi hợp lý của xã hội về việc thực hiện của KTV không giống những gì KTV nhận thức được Điều này có thể là do “chuẩn mực chưa đầy đủ” (khoảng cách giữa trách nhiệm hợp lý mà KTV nên thực hiện và trách nhiệm hiện tại của KTV theo luật và công bố hội nghề nghiệp) hoặc “thiếu năng lực” (khoảng cách giữa việc thực hiện của KTV theo chuẩn mực và trách nhiệm hiện tại và việc thực hiện theo nhận thức của KTV)

Hình 2.1: Thành phần của khoảng cách kỳ vọng (Porter, 1993)

Theo Hanuffa và Hudaid (2007) dù có đầy đủ chuẩn mực thì khoảng cách hoạt động cũng sẽ tăng do những nhân tố môi trường không hỗ trợ cho việc vận hành hữu hiệu một cuộc kiểm toán Do đó, xác định và nghiên cứu những khía cạnh môi trường

là một cách tốt nhất để giảm thiểu khoảng cách kỳ vọng

Trang 40

Hatherly và cộng sự (1992) đƣa ra một cấu trúc khác về khoảng cách kỳ vọng

Hình 2.2: Cấu trúc của khoảng cách kỳ vọng

Sự khác biệt giữa cấp độ 1 và cập độ 2 đƣợc gọi là “khoảng trống dịch vụ” Cả

“mong đợi bất hợp lý” và “chuẩn mực chƣa đầy đủ” cũng góp phần vào khoảng trống này

Ngày đăng: 31/08/2020, 13:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w