1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thuoc do gia tri nguoi phu nu

2 449 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 2
Dung lượng 33 KB

Nội dung

THƯỚC ĐO GIÁ TRỊ CỦA NGƯỜI PHỤ NỮ Câu ngạn ngữ “ Giầu vì bạn, sang vì vợ” chia làm hai vế. Vế thừ nhất chẳng phải bàn nhiều. Có ai giàu chính đáng mà lại chẳng có ít ra một vài người bạn chí cốt đồng tâm hiệp lực? Trái lại khối người khuynh gia bại sản cũng vì bạn đấy? Đáng lưu ý là vế thứ hai “ sang vì vợ”. Ai cũng biết câu ngạn ngữ này có hàng trăm năm, khi chức năng người phụ nữ chỉ bó hẹp trong ngưỡng cửa của gia đình, còn việc hàng ngày, việc nước là của đàn ông. Trường hợp đàn bà lừng danh nổi tiếng hay có địa vị cao sang trong xã hội là cực kì hạn hữu. Vì vậy nếu hiểu “ sang vì vợ” là chồng được thơm lây danh tiếng của vợ là không đúng, vì điều đó rất khó xảy ra. Như vậy từ lâu các cụ đã quan niệm “sang” không phải là giàu có hay chức tước mà mang ý nghĩa rộng hơn. Có kẻ giàu tiền muôn, bạc tỷ mà có sang đâu, không những thế nếu giàu mờ ám hay cậy địa vị cao để làm càn còn bị người đời coi khinh. Trái lại có nhân cách, có lòng yêu thương giúp đỡ mọi người nên được mọi người quý mến tôn trọng, kính nể thì đó mới gọi là sang. Chữ “ sang” này thường đi liền với chữ “ trọng”. Ngày nay chúng ta khuyến khích làm giàu chính đáng vì nhiều người giàu thì nước mới giàu , nhiều người sang, xã hội mới sang. Nhưng tại sao ngạn ngữ lại tổng kết : “ Sang vì vợ” ? càng suy ngẫm càng chí lí. Muốn được mọi người tôn trọng. Mà người trong nhà gần gũi nhất, đầu gối má kề là người vợ. Có thể nói, không ai biết rõ người đàn ông bằng chính vợ anh ta. Cho nên một khi vợ đã coi chồng chẳng ra gì, làm sao mọi người tôn trọng được? Một người đàn ông được vợ đánh giá cao, được nể phục, cảm mến, khen ngợi thì đó là cơ sở đáng tin cậy để người ngoài nhìn nhận, đánh giá anh ta. Sự đánh giá đó càng có trọng lượng hơn nếu vợ là người có học, có trình độ, nhân cách. Nhưng có một thực tế đáng buồn là ngày nay ít khi nghe phụ nữ khen chồng. Vì vậy ít có người được “ sang vì vợ”. Người viết bài này đã chứng kiến nhiều cảnh Vợ nói át cả chồng, biến người đàn ông thành cả nể, hay nhường nhịn thành những “ ông phỗng”. Có chị tự nhận là “phổi bò”, là “ ruột ngoài để da” kẻ xấu chồng như hát hay. Có chị cứ nhè lúc có khách đền nhà là như gặp được “ đồng minh” để “ đánh bại” chồng. Gặp phải anh chồng cứng cổ nói lại, thế là khách phải miễn cưỡng đóng vai quan tòa để phân xử, khiến khách ra về nỗi buồn còn đeo đẳng mãi. Nếu là hạng đàn ông tầm thường, thủ đoạn che mắt thế gian nhưng không qua được mặt bạn đời nên bị vợ khinh ra mặt, không nói làm gì. Nhưng hàng ngày không ít đàn ông chí thú làm ăn, hiền lành, nhân hậu, cả những người có tài năng nhất định, nhân cách đàng hoàng, được tập thể bạn bè yêu mến mà sao đến nhà anh ta, thấy vợ nói chồng chẳng ra thế nào? ‘Điều đáng buồn hơn là trong số những người vợ ấy, có cả người học thức hẳn hoi nhưng trước mặt khách luôn tỏ ra mình hơn chồng về mọi mặt, đến nỗi nhiều đàn ông chẳng phải là kém cạnh vợ nhưng trước mặt khách đành cười nhạt cho qua, làm cho vợ được thể càng “ lên nước”: Khách khen “ nhà anh chị mới xây đẹp quá nhỉ”. Vợ vơ lấy” mấy tháng trời em dầm mưa dãi nắng coi thợ từng tí một đấy, trông vào anh ấy có mà… đẹp lắm”. Khách lại khen “ cháu lớn đỗ vào đại học Ngoại thương à, giỏi quá nhỉ” – Em phải tìm thầy kèm riêng cháu mấy năm nay đấy, anh ấy đi suốt ngày chẳng ngó ngàng gì đến việc học của con, có mà đỗ khối” . khiến cho chồng chẳng biết nói thế nào, vì mỗi lần có khách lại thêm một lần xấu mặt. Có người chê chồng hết sức kì cục. Một anh họa sĩ bị vợ chê là “ óc toàn bã đậu” vì con hỏi toán chẳng biết đường giải. Một thầy giáo dạy giỏi môn Toán lại bị vợ chê là “ ngớ ngẩn” vì viết cái đơn thừa kế tài sản không nên hồn. Một anh giỏi cả về văn lẫn toán lại bị chê là “ quê một cục” vì cả năm chưa bao giờ mua đôi vé đưa vợ đi xem phim. Chồng ít nói điềm đạm bảo là “ độn khẩu”, chồng nói năng hoạt bát bị chê là chỉ được cái “ ba hoa bốc phét”… Nếu cứ kiểu này thì khó đàn ông nào không bị vợ chê. Có người cho rằng đàn ông thời các cụ đi làm nuôi cả nhà thì người vợ phải kính nể. Bây giờ khối anh thu nhập kém vợ nên bị coi thường. Nghĩa là ai nắm kinh tế thì người đó làm chủ gia đình, còn ai kém tài thì nên biết thân biết phận. Cái triết lí ấy mới nghe có vẻ “ thức thời”, nhưng thử hỏi nếu cứ đà ấy, con cái kiếm ra tiền cũng coi thường bố mẹ, để cho đồng tiền khuynh đảo mọi quan hệ gia đình, liệu có hạnh phúc được không? Có người chồng phải ly hôn, cha phải từ con cũng vì thế. Bởi vì người có nhân cách có thể chấp nhận sống nghèo nhưng không thể sống hèn, để cho vợ con coi rẻ, cạnh khóe hàng ngày. Đạo lí dân tộc coi gia đình là tổ ấm, ở đó con cái phải kính trọng cha mẹ, vợ chồng phải thương yêu tôn trọng nhau. Nếu rơi vào hoàn cảnh : Nhà kia lỗi đạo con khinh bố Mụ nọ chanh chua vợ chửi chồng Là gia phong đồi bại không thể chấp nhận được. Một giảng viên đại học có con hư tâm sự “ tôi đi dạy được con người khác nhưng lại không dạy được con mình. Bởi vì với học trò, tôi là thầy giáo nhưng đối với con, tôi chẳng là gì cả vì hằng ngày nó vẫn nghe mẹ nó nói tôi là loại người “ vô tích sự”. Xưa nay không ai có thực sự yêu chồng mà lại coi thêng, rẻ rúng chồng,. cho nên càng tỏ hơn chồng bao nhiêu thì càng chứng tỏ gia đình mình không có hạnh phúc. Hơn nữa chê bai tức là hạ thấp nhân cách của chồng, làm người chồng dần dần hèn mọn đi, bạn bè không tôn trọng, con cái không nghe lời, họ mất chỗ đứng trong gia đình. Đến một lúc họ gặp ai đó tôn trọng, đánh giá đúng về họ, chắc chắn họ sẽ cảm kích và ai biết được điều gì có thể xảy ra nếu đóngười phụ nữ khác? Và như thế chính người vợ đã hủy hoại hạnh phúc gia đình, vô tình đẩy người chồng đi, chứ đâu phải ai cướp mất “ chồng họ”. Từ lâu lắm triết gia Bénekin đã nói “ thước đo giá trị phụ nữ chính là người đàn ông họ yêu”. Nếu điều có có lí thì hạ thấp người chồng khác nào hạ thấp cái thước đo giá trị của chính mình. Người vợ biết làm cho chồng sang chính là làm cho mình sang . Bởi vì xét cho cùng, nếu chồng có là hoàng đế, mình mới là chính cung hoàng hậu, chứ chồng là một anh “ vô tích sự” thì chẳng phải mình cũng là vợ gã “ vô tích sự” thôi sao?. . người vợ đã hủy hoại hạnh phúc gia đình, vô tình đẩy người chồng đi, chứ đâu phải ai cướp mất “ chồng họ”. Từ lâu lắm tri t gia Bénekin đã nói “ thước đo. đi làm nu i cả nhà thì người vợ phải kính nể. Bây giờ khối anh thu nhập kém vợ nên bị coi thường. Nghĩa là ai nắm kinh tế thì người đó làm chủ gia đình,

Ngày đăng: 17/10/2013, 14:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w