CÁCH TẠOMÀUCHO LỬA Trong đêm lửa trại nhiều khi cũng cần đến việc sử dụng các cách làm màucholửa để tăng phần hào hứng cho đêm lửa trại. Làm khói: Ném vào đống lửa đang cháy rực rỡ một ít cỏ tươi hay lá tươi. Làm sáng rực: Ném vào lửa từng nắm rơm khô hoặc giấy cắt nhỏ. Làm lửamàu đỏ: Ném vào lửa một nắm bột màu đen. Làm lửa xanh lục: Ném vào lửa một nắm bột sulfate de cuivre. Làm lửa vàng: Ném vào lửa một nắm muối to hay nhựa. Làm lửa xanh lơ: Ném vào lửa giấy bạc nhũ trắng. Làm lửa nổ: Ném hạt nhãn khô, cắt ống lồ ô bịt kín ném vào. CÁCH LÀM ĐUỐC Dù có hiện đại đến bao nhiêu đi chăng nữa thì trong đêm lửa trại vẫn cần phải có ánh lửa bập bùng của ngọn đuốc và củi lửa trại. Vì vậy, để chuẩn bị tốt cho đêm lửa trại, đầu tiên chúng ta nên lưu ý đến công việc làm đuốc. Có các cách thường làm sau đây: Dùng nhựa thông, nhựa tràm, nhựa chai nấu lên cho lỏng rồi lấy các cây gậy vừa tầm tay từ 60 đến 80cm, nhúng đầu gậy vào nhựa khoảng 15cm, sau đó để cho hơi khô và lấy vải hoặc giấy báo bọc xung quanh 1 lần, sau đó tiếp tục nhúng vào nhựa nhiều lần. Lấy ống sữa bò đóng lên một cây gậy trong có đổ cát vàng khô; lúc sắp đốt đổ dầu lửa vào cho ướt hết thì thôi, đến khi cần quẹt diêm lên là cháy. Lấy ống tre, nứa khô cho nhựa chai vào trong; ở ngoài quấn giấy xanh đỏ cho đẹp. Nhớ làm cái che tay cho khỏi bị nóng. Khi đốt lên là cháy. Lấy ống tre xanh tươi trong đổ dầu lửa, rồi lấy vải thấm vào làm bấc đốt lên là cháy. Dùng ống tre chẻ đầu thành 6-8 phần đều nhau, đặt lon sữa bò vào và dùng dây kẽm cột lại. Bằng cách này dầu sẽ không đổ ra ngoài. LÀM CHUỘT LỬA Chuột lửa là một công cụ cho việc châm lửa. Có nhiều cách để chế tạo chuột lửa, tùy sáng kiến của mỗi người: hoặc từ trên cao chạy xuống, hoặc từ dưới thấp chạy lên cao rồi mới xuống đống lửa. TỪ TRÊN CAO CHẠY XUỐNG - Căng dây kẽm đến thân cây hay một điểm cao và có độ dốc vừa phải, đầu dây kẽm (phía đống lửa) chúng ta nối bằng một đoạn dây nilon ngắn để sau khi cháy thì dây đứt, không gây trở ngại cho việc trình diễn. - Lấy lon sữa bò, lon bia . cho giẻ tẩm dầu vào, lấy dây kẽm làm thành một cái quai. Dùng tim đèn nối dài (hay vải se lại thành sợi) cột vào lon. - Treo lon lên điểm cao nhất của sợi dây kẽm, cố định bằng dây thun, thòng dây tim xuống cho vừa tầm. - Khi đốt dây thun đứt, lon lửa sẽ trôi theo độ dốc xuống đống lửa. TỪ DƯỚI CHẠY LÊN: Nguyên tắc thì vẫn trượt theo dây nhưng một bên thì nhờ trọng lượng, một bên thì nhờ dây thun đàn hồi. Loại chuột lửa này chúng ta để cho hộp lon nằm ngang và làm hai khoen bằng dây kẽm để dễ dàng trượt theo dây hướng dẫn. Từ một góc nào đó, dùng dây thun tạo lực đàn hồi để bắn mồi lửa lên cao, có sẵn mồi lửa, từ đó chuột sẽ chạy xuống đống củi. CHƯƠNG TRÌNH LỬA TRẠI MỞ ĐẦU LỬA TRẠI Mở đầu lửa trại là một thời khắc rất quan trọng, ảnh hưởng đến cả đêm lửa trại. Trong chương trình lửa trại có ghi cụ thể ngày giờ thực hiện lửa trại; thế nhưng nên có sự nhắc nhở lại vào buổi chiều và báo trước từ 5 đến 15 phút trước khi diễn ra lễ trại để các tiểu trại có sự chuẩn bị chu đáo hơn. Hiệu lệnh tập trung ra vòng tròn được báo lên (hiệu còi, hiệu kèn, lời mời gọi .), các tiểu trại nhanh chóng đến cùng lúc (có thể đi thành hàng từng đơn vị trong im lặng và trật tự, nhưng có khi cũng vừa chạy vừa hô tiếng reo của đơn vị mình. Từng đơn vị đứng vào vị trí đúng qui định của quản trò đã hướng dẫn trước, đoạn tất cả im lặng đợi lời khai mạc của Trại trưởng (tùy theo chương trình mà lời khai mạc có khi trước, trong hoặc sau khi châm lửa). Trong đêm tối, ánh sáng dường như được tắt hết, đèn pin chỉ bật lên khi rất cần, tất cả đều hết sức giữ im lặng triệt để trước giờ khai mạc lửa trại. Sau lời khai mạc, quản trò điều khiển đêm lửa trại. Tất cả theo lệnh của quản trò: gọi lửa, châm lửa, nhảy lửa, ngồi quây quần bên lửa, hát múa, vui chơi . Quản trò trở thành linh hồn của đêm lửa. Lễ châm lửa cũng rất quan trọng. Có nhiều hình thức châm lửa như: làm chuột lửa từ trên cao xuống, dùng đuốc châm, dùng dây điện trở . (xem phần các cách khai lửa, châm lửa). Giới thiệu mẫu một chương trình khai mạc lửa trại thông thường: Mở đầu lửa trại: Gọi lửa: (âm thanh, trống chiêng, tiếng hú). Quản trò hô: Ơ này anh em ơi! Nào về đây ta cùng nhau quây quần, để đền bù những lúc sương khuya trong đêm đen bầu trời mịt mùng. Cử tọa cùng đáp: Trong đêm đen bầu trời mịt mùng. Quản trò hô: Ơ này anh em ơi! Nào về đây ta cùng đốt lửa hồng, nào chúng ta hát, ta ca, cao cao bên lửa hồng bập bùng. Cử tọa đáp: Cao cao bên lửa hồng bập bùng. (diễn ra hoạt cảnh lửa trại: thần bóng tối, thần ánh sáng). Nếu tổ chức lửa trại truyền thống - thì diễn hoạt cảnh Lạc Long Quân Âu Cơ: Gọi lửa: (âm thanh, trống chiêng, tù và, tiếng reo). Quản trò hô: Hú . hú . Hỡi những con người can đảm, dũng mãnh của các bộ tộc, hú . hú . Hỡi đồng bằng của quốc tổ Long Quân và Âu Cơ, hú . hú . Hỡi những người can đảm của Trường Sơn bất khuất, của biển Đông hùng vĩ cùng về đây mừng lửa (các đội đốt đuốc và nối thanh hàng chạy về vị trí đốt lửa trại). Cử tọa đáp bằng tiếng reo: Hú . AAA . (tiếng reo của đơn vị trại) cùng chạy về theo từng đội và nối thành vòng tròn - mỗi người chuẩn bị một cây đuốc và đồng loạt châm lửa vào đống củi (có thể mời đại biểu danh dự châm lửa). Nhảy lửa: (múa trăn hoặc nhảy lửa). Hát các bài gọi lửa, nhảy lửa, múa trăn . Khai mạc lửa trại: Lời khai mạc của trại trưởng súc tích, ngắn gọn, nêu lên tinh thần chủ đề trại, tinh thần của các tiểu trại . và một số nội dung cần thông báo. NỘI DUNG CHÍNH Đây là phần quan trọng nhất của đêm lửa trại, bao gồm các hoạt động tùy theo chương trình đề ra cho phù hợp với từng chủ đề lửa trại: - Các hoạt động mà tất cả người chơi có thể tham gia chung như: Hát, nhảy múa, trò chơi, tiếng hô, tiếng reo . - Các kịch ngắn, các màn ảo thuật, các câu chuyện ngắn . - Các tiết mục dự thi giữa các đội: thi hóa trang vui, thi văn nghệ . Chú ý: Bằng mọi cách phải đạt được mục đích đã đề ra của đêm lửa trại và phải lưu ý đến người tham dự về nhiều phương diện như: sở thích, trình độ . Để ý đến cả địa điểm tổ chức. Quản trò đừng nên luôn luôn bắt buộc người dự đứng lên ngồi xuống, hô reo . sẽ gây sự nhàm chán mệt mỏi cho người dự và phiền phức cho mọi người. Rất giản dị, không nhiều lời, tránh những khoảng thời gian chết, quản trò chịu trách nhiệm về nhịp điệu lôi cuốn đêm sinh hoạt lửa trại bằng khả năng của mình. Nếu là lửa trại nhằm phục vụ cho các chương trình khác như: khai mạc, bế mạc, tổng kết, huấn luyện . thì trong nội dung chính này phải có chương trình riêng lồng ghép vào sao cho uyển chuyển, linh hoạt . không nên gượng ép. LỄ TÀN LỬALửa trại cần được bắt đầu trong không khí đầy âm thanh và hào hứng, tàn lửa kết thúc trong sự luyến tiếc và trào dâng cảm xúc. Theo mỗi nhịp điệu của chương trình và nhìn vào ngọn lửa, ta sẽ rõ cuộc lửa trại sắp kết thúc. Sau khi hoàn tất các hoạt động trong chương trình trại, tổng kết và tặng quà lưu niệm, quản trò mời toàn thể người tham dự tiến sát vào vòng lửa hơn. Quản trò bắt nhịp để tất cả cùng hát bài ca “Tàn lửa” và những bài hát chia tay. Im lặng trong giây lát, trại trưởng kết thúc và chúc mọi người một đêm yên lành, một giấc ngủ ngon (ở đây, quản trò thường kể 1 câu chuyện ý nghĩa, một lời dặn dò động viên thấm thía, ân cần và gần gũi). Tất cả chia tay trong im lặng, về lại đơn vị mình.[/SIZE] . CÁCH TẠO MÀU CHO LỬA Trong đêm lửa trại nhiều khi cũng cần đến việc sử dụng các cách làm màu cho lửa để tăng phần hào hứng cho đêm lửa trại. Làm. dầu lửa vào cho ướt hết thì thôi, đến khi cần quẹt diêm lên là cháy. Lấy ống tre, nứa khô cho nhựa chai vào trong; ở ngoài quấn giấy xanh đỏ cho đẹp. Nhớ