1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận lịch sử kinh tế quốc dân- đề tài FDI TRONG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.doc

37 2,4K 11
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 455,5 KB

Nội dung

tiểu luận lịch sử kinh tế quốc dân- đề tài FDI TRONG CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TỪ 1986 ĐẾN NAY.

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG NAMKHOA KINH TẾ - KỸ THUẬT

Cán bộ hướng dẫn: Võ Thiện Chín

Trang 2

MỤC LỤC

I MỞ ĐẦU 4

1.Lý do chọn đề tài 4

2.Mục đích nghiên cứu 5

3.Mục tiêu nghiên cứu 5

4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

5.Phương pháp nghiên cứu 5

II NỘI DUNG 6

Chương I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ FDI 6

1.1.Khái niệm 6

1.2.Các hình thức của đầu tư trực tiếp 6

1.2.1.Xét theo động cơ đầu tư 6

1.2.2.Xét theo hình thức đầu tư 7

1.3.Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp 7

1.4.Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp 8

1.4.1.Ưu điểm 8

1.4.1.1 Về phía chủ đầu tư nước ngoài 8

1.4.1.2 Về phía nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp: 8

1.4.2.Hạn chế 9

1.5.Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt động FDI 9

1.5.1.Tác động thuận lợi đến hoạt động FDI 9

1.5.2.Tác động không thuận lợi của quá trình hội nhập đối với hoạt động FDI 10

1.6.Các hình thức FDI cơ bản ở Việt Nam 11

1.6.1.Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh 11

1.6.1.1 Khái niệm 11

1.6.1.2 Nội dung 11

1.6.1.3 Vấn đề điều hành hoạt động, hợp tác kinh doanh 12

1.6.2.Hình thức doanh nghiệp liên doanh 13

1.6.2.1 Khái niệm 13

1.6.2.2 Các cách thức hình thành doanh nghiệp liên doanh 13

1.6.2.3 Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp liên doanh131.6.2.4 Vấn đề góp vốn của liên doanh 13

1.6.2.5 Vấn đề quản trị doanh nghiệp liên doanh 14

1.6.3.Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài: 15

1.6.3.1 Khái niệm: 15

1.6.3.2 Hình thức tổ chức hoạt động 151.6.3.3 Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.15

Trang 3

Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM TRONG CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1986 – 2010

2.1.Vốn đầu tư trực tiếp FDI 16

2.1.1.Quy mô thu hút vốn 16

2.1.2.Đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI 22

2.2.Vai trò của FDI đối với Việt Nam 27

2.2.1.Tốc độ tăng trưởng kinh tế 27

2.2.2.Tiến bộ xã hội 29

2.2.3.Môi trường 29

Chương III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 31

III KẾT LUẬN 35

IV TÀI LIỆU THAM KHẢO 36

V NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 37

Trang 4

I MỞ ĐẦU1 Lý do chọn đề tài

Việt Nam xuất phát từ một nước nông nghiệp lạc hậu, trình độ phát triểnkinh tế xã hội ở mức thấp hơn nhiều so với các nước khác Với tốc độ phát triểnnhanh chóng của các nước đang phát triển, thì khoảng cách kinh tế ngày càngdãn ra Vì vậy nhiệm vụ phát triển kinh tế ở nước ta trong những năm tới là vượtqua tình trạng của một quốc gia nghèo, nâng cao mức sống của nhân dân và từngbước hội nhập vào quỹ đạo kinh tế thế giới.

Với mục tiêu xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp và tiến hànhcông nghiệp hóa hiện đại hóa với mục tiêu lâu dài là cải biến nước ta thành nướccông nghiệp có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, cơ cấu kinh tế phù hợp Muốnthực hiện tốt điều đó cần có một nguồn vốn lớn Nhưng với tình hình của nước tathì thu hút vốn đầu tư nước ngoài cũng là một cách tích lũy vốn nhanh có thểlàm được Đầu tư trực tiếp là hoạt động đối ngoại có vị trí quan trọng, trở thànhxu thế của thời đại Đó là kênh chuyển giao công nghệ, thúc đẩy quá trình chuyểndịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm và thu nhập, nâng cao tay nghề cho ngườilao động, năng lực quản lý, tạo nguồn thu ngân sách

Nguồn vốn đầu tư trực tiếp FDI là nguồn vốn “Đầu tư nước ngoài”

(ĐTNN) đang trở thành bộ phận chủ yếu trong quan hệ kinh tế thế giới và là

nhân tố quan trọng hàng đầu nhằm hỗ trợ và phát huy lợi thế của mỗi quốc gia đểphát triển Cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài của Việt Nam trong những năm tớirất thuận lợi Chúng ta cần phải biết phát huy những lợi thế của mình bằng nỗlực, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực bên ngoài Bên cạnh đó cần phảikhắc phục những tiêu cực của ĐTNN và ĐTNN phải thực sự có tác dụng gópphần vào quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa theo hướng tiến bộ, theo địnhhướng xã hội chủ nghĩa

Với mong muốn vận dụng kiến thức để tìm hiểu nguồn vốn FDI đầu tư và

Việt Nam nên tôi chọn đề tài: “FDI trong công nghiệp Việt Nam từ năm 1986

đến nay”

Trang 5

2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài tập trung phân tích lý luận và thực tiễn về vốn đầu tư trực tiếp nướcngoài(FDI) Phân tích thực trạng thu hút vốn FDI và tác động của nó đến ngànhcông nghiệp Việt Nam.Từ đó đi đến giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốnFDI

3 Mục tiêu nghiên cứu

Tìm hiểu nguồn vốn FDI đầu tư trong công nghiệp ở Việt Nam để đánhgiá chung về tình hình sử dụng vốn FDI.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu tình hình thu hút vốn đầu tư nước ngoài FDI vào Việt Namtrong giai đoạn hiện nay trên những số liệu thu thập được từ năm 1986- 2010.

5 Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp so sánh

- Phương pháp phân tích tài liệu- Phương pháp tổng hợp đánh giáVà một số phương pháp khác

Trang 6

II NỘI DUNG

Chương I: KHÁI NIỆM CHUNG VỀ FDI1.1.Khái niệm

Theo quỹ tiền tệ quốc tế IMF (1977): Đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ số đầutư được thực hiện để thu hút được lợi ích lâu dài trong một doanh nghiệp hoạtđộng ở một nền kinh tế khác với nền kinh tế của nhà đầu tư, mục đích của nhàđầu tư là giành được tiếng nói có hiệu quả trong công việc quản lý doanh nghiệpđó.

Theo hiệp hội Luật quốc tế Henxitiky (1996): Đầu tư trực tiếp nước ngoài làsự di chuyển vốn từ nước của người đầu tư sang nước của người sử dụng nhằmxây dựng ở đó những xí nghiệp kinh doanh hay dịch vụ.

Theo khoản 1, điều 2 của luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (1996) và luậtsửa đổi bổ sung một số điều của luật ĐTNN tại Việt Nam (2000) định nghĩa:

“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư nước ngoài đưa vào Việt Nam

vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào để tiến hành các hoạt động đầu tư theo quyđịnh của luật này”

1.2.Các hình thức của đầu tư trực tiếp

1.2.1 Xét theo động cơ đầu tư FDI được phân làm 4 loại:

- Tìm kiếm nguồn lực: Loại đầu tư này nhằm khai thác lợi thế so sánh của

một nước, gồm: FDI vào các nguồn tài nguyên thiên nhiên (khoáng sản, nguyênliệu thô, và các sản phẩm nông nghiệp); FDI tìm kiếm lao động giá thấp hoặc cóchuyên môn.

- Tìm kiếm thị trường: có mục tiêu vươn tới thị trường trong nước hoặc

khu vực, thường bao gồm cả các nước láng giềng Gồm các dạng: FDI vào cácthị trường trước đây được phục vụ bởi hàng xuất khẩu, hoặc vào các thị trườngđóng cửa được bảo hộ bởi thúê nhập khẩu cao hoặc các hàng rào khác; FDI củacác công ty cung ứng phục vụ cho khách hàng của họ ở nước ngoài; FDI nhằm

Trang 7

thích ứng các sản phẩm với các khẩu vị địa phương và sử dụng các nguồnnguyên liệu địa phương.

- Tìm kiếm hiệu quả: thường thấy như một hình thức đầu tư tiếp tục Các

hoạt động hợp lý hoá hoặc kết nối (khu vực/toàn cầu) dẫn đến sản phẩm xuyênbiên giới hoặc việc chuyên môn hoá quy trình sản xuất.

- Tìm kiếm yếu tố chiến lược: các công ty mua lại và liên minh để thúc đẩy

các mục tiêu kinh doanh dài hạn của mình Ví dụ để phục vụ thị trường nội địa,một công ty xuyên quốc gia có thể mua một doanh nghiệp Nhà nước đang đượctư nhân hoá thay vì thành lập một công ty mới.

1.2.2 Xét theo hình thức đầu tư

Gồm các hình thức:

+ Hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hợp tác kinh doanh (hợpdoanh)

+ Doanh nghiệp liên doanh

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.+ Công ty cổ phần có vốn đầu tư nước ngoài.

1.3.Đặc điểm của hình thức đầu tư trực tiếp

- Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một số vốn tối thiểu hoặc tốiđa tùy theo quy định của luật đầu tư từng nước, ví dụ như luật đầu tư của ViệtNam quy định” số vốn góp tối thiểu của phía nước ngoài phải bằng 30% vốnpháp định của dự án”, trong khi đó ở hàn quốc luật quy định tối đa bên phía nướcngoài góp 40% vốn pháp định.

- Quyền điều hành doanh nghiệp phụ thuộc độ góp vốn của chủ đầu tưtrong vốn pháp định nếu góp 100% vốn pháp định thì nhà đầu tư toàn quyềnquyết định sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

- Lợi nhuận mà các chủ đầu tư thu được phụ thuộc vào kết quả hoạt độngkinh doanh và tỷ lệ góp vốn trong vốn pháp định của doanh nghiệp.

Trang 8

1.4.Ưu và nhược điểm của hình thức đầu tư trực tiếp

1.4.1 Ưu điểm

1.4.1.1.Về phía chủ đầu tư nước ngoài

- Khai thác những lợi thế của nước chủ nhà về: tài nguyên, lao động, thịtrường… để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư.

- Đối với các tập doàn kinh tế xuyên quốc gia thì việc đầu tư trực tiếp ranước ngoài giúp thực hiện bành trướng, mở rộng thị phần và tối ưu hóa hạch toándoanh thu, chi phí , lợi nhuận…thông qua hoạt động”chuyển giá”.

- Giảm chi phí kinh doanh khi đặt cơ sở sản xuất, dịch vụ gần vùngnguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ.

- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch ngày càng tinh vi vì xây dựngđược cơ sở kinh doanh nằm “trong lòng” các nước thực thi chính sách bảo hộmậu dịch.

- Đầu tư trực tiếp cho phép chủ đầu tư tham dự trực tiếp kiểm soát và điềuhành doanh nghiệp mà họ bỏ vốn theo hướng có lợi nhất cho chủ đầu tư.

- Thông qua hoạt động trực tiếp đầu tư các nhà đầu tư nước ngoài tham dựvào quá trình giám sát và đóng góp việc thực thi các chính sách mở cửa kinh tếtheo các cam kết thương mại và đầu tư song phương và đa phương của các nướcchủ nhà.

1.4.1.2.Về phía nước tiếp nhận đầu tư trực tiếp:

- Giúp tăng cường khai thác vốn của từng chủ đầu tư nước ngoài nhiềunước thiếu vốn trầm trọng nên đối với hình thức đầu tư trực tiếp không quy địnhmức đóng góp tối đa của mỗi chủ đầu tư, thậm chí, đóng góp vốn càng nhiều thìcàng được hưởng những chính sách ưu đãi về thuế của nước chủ nhà.

- Giúp tiếp thu được công nghệ tiên tiến và kinh nghiệm quản lý kinhdoanh của các chủ đầu tư nước ngoài.

- Nhờ có vốn đầu tư nước ngoài cho phép nước chủ nhà có điều kiện khaithác tốt nhất những lợi thế của mình về tài nguyên, vị trí, mặt đất, mặt nước…

Trang 9

- Sự cạnh tranh, ganh đua giữa các nhà đầu tư có vốn trong nước và nướcngoài tạo động lực kích thích sự đổi mới và hoàn thiệ trong các nhà doanh nghiệpvà đây là nhân tố quan trọng đưa nền kinh tế phát triển với tốc độ cao.

- Các dự án FDI góp phần giải quyết việc làm nâng cao mức sống củangười lao động.

- Vì hiện nay ở các nước tư bản phát triển thực hiện sự kiểm soát gay gắtnhững dự án gây ô nhiễm môi trưòng, nên xu thế nhiều nhà tư bản nước ngoài đãvà đang chuyển giao những công nghệ độc hại sang các nước kém phát triển.

1.5.Tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đối với hoạt độngFDI

1.5.1 Tác động thuận lợi đến hoạt động FDI

 Quy mô thị trường thuận lợi lớn hơn nhờ đó mà tăng sức hút của cácnguồn vốn FDI: ví dụ trước đây khi đầu tư vào việt nam, các nhà đầu tư nướcngoài chủ yếu là nhắm đến thị trường việt nam, thì nay thị trường Việt Nam đangở giai đoạn cuối thực hiện các chương trình hội nhập khu vực ASEAN, thuế nhậpkhẩu khi thực hiện thương mại giữa các nước khu vực giảm mà các nhà đầu tưđang hoạt động tại việt nam có thể dễ dàng đưa hàng hóa vào các nước asean.

 Môi trường đầu tư được cải thiện theo hướng bình dẳng, thủ tục đơn giản,công khai và mang những chuẩn mực quốc tế.

 Hệ thống pháp lý đầy đủ và hoàn chỉnh hơn tạo điều kiện chuẩn mực chocác nhà đầu tư hoạt động.

 Cạnh tranh quyết liệt hơn là nhân tố tạo ra động lực cải tiến và hoànthiện:

Trang 10

- Cạnh tranh giữa các nước nhằm thu hút vốn đầu tư FDI, buộc chính phủphải quan tâm mạnh mẽ và thường xuyên hoàn thiện môi trường đầu tư.

- Cạnh tranh giữa các nhà đầu tư có vốn nước ngoài với nhau và với cácnhà đầu tư nội địa kích thích sự ganh đua trong hoàn thiện sản phẩm, giảm giá thành… tạo ra hàng hóa tôt hơn đáp ứng yêu cầu của xã hội.

 Hội nhập kinh tế quốc tế tác động tích cực đến việc nâng cao chất lượngnguồn nhân lực, là nhân tố quan trọng nâng cao hiệu quả hoạt động FDI:

- Tạo ra các nhà quản lý doanh nghiệp có tầm nhìn rộng hơn, bao quát hơnđáp ứng yêu cầu thị trường được mở rộng, mang tính cạnh tranh cao.

- Tạo ra các nhà chuyên gia giỏi đáp ứng các yêu cầu kinh doanh sản phẩmvà dịch vụ mang chuẩn mực quốc tế.

- Kích thích đội ngũ công nhân nâng cao tay nghề để duy trì được chỗ làmviệc của mình trong môi trường cạnh tranh cao.

 Ngoài ra toàn cầu hóa tạo ra môi trường hàng hóa và dịch vụ rẻ hơn, chấtlượng cao hơn đáp ứng yêu cầu của người lao động tốt hơn, nhờ vậy mức sốngđược nâng cao, thể lực, trí tuệ, văn hóa của người lao động có điều kiện pháttriển tốt hơn và như vậy nguồn nhân lực thỏa mãn tốt hơn yêu cầu của hoạt độngđầu tư FDI.

 Hội nhập kinh tế quốc tế hỗ trợ các nhà đầu tư FDI bảo vệ quyền lợi kinhtế của mình tốt hơn, nhờ đó tạo sự yên tâm trong hoạt động đầu tư ở nước ngoài: - Có môi trường pháp lý mang những chuẩn mực quốc tế để hoạt động - Thương hiệu và quyền sở hữu trí tuệ của doanh nghiệp được bảo hộ (đâylà quan điểm mà nhà đầu tư có vốn nước ngoài đặc biệt quan tâm khi đầu tư vàocác nước có nên kinh tế chuyển đổi).

- Bảo vệ quyền lợi của mình thuận lợi hơn khi có tranh chấp.

1.5.2 Tác động không thuận lợi của quá trình hội nhập đối với hoạt độngFDI

 Thị trường đầu tư thuận lợi mở rộng và nước nào có môi trường cạnhtranh kém hơn sẽ khó khăn hơn trong thu hút vốn đầu tư FDI thật vậy, khi chưathực hiện mở cửa nền kinh tế, thì các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào một thị

Trang 11

trường, dù thị trường ấy có tính cạnh tranh chưa cao, nhưng đầu tư như là mộtcách thức vượt hang rào bảo hộ mậu dịch cao Thì nay với sự hộ nhập khu vực vàquốc tế hàng rào ấy không còn nữa thì các nhà đầu tư nước ngoài sẽ chỉ quan tâmđầu tư vào những thị trường hấp dẫn mang tính canh tranh cao nhất, sau đó bằngcon đường thương mại đưa hang hóa vào các nước khác có môi trường kém cạnhtranh hơn Liên kết kinh tế khu vực có thể dẫn tới sự phá vỡ quy hoạch và chiếnlược thu hút vốn FDI của một quốc gia, nếu như quy hoạch và chuến lược ấy đãđựơc xây dựng mà chưa tính đến sự thay đổi về quy mô, về quy hoạch do tiếntrình hội nhập mang lại.

 Một số nhà đầu tư nước ngoài đang hoạt động sẽ gặp khó khăn, nếu nhưmục tiêu trước khi mở cửa kinh tế là lợi dụng chính sách bảo hộ mậu dịch lớncủa nước tiếp cận đầu tư để tồn tại và phát triển ví dụ các doanh nghiệp FDI sảnxuất đường ăn, sắt thép, xi măng… trước đây hoạt động thuận lợi do chính sáchbảo hộ mậu dịch của nhà nước Việt Nam nay cùng với tiến trình hội nhập: thuếnhập khẩu giảm, giây phép nhập khẩu dần bị loại bỏ thì với chi phí sản xuất caonhư hiện nay rất khó cạnh tranh với hang nhập khẩu từ các nước ASEAN khác  Tóm lại, hội nhập kinh tế quốc tế sẽ mang lại cơ hội và thách thức cho cácquốc gia vào quá trình này Để nâng cao hiệu quả thu hút vốn đầu tư thì chínhphủ cần chủ động đề xuất các giải pháp để tận dụng phát triển cơ hội và hạn chếcác thách thức nguy cơ do hội nhập mang lại.

1.6.Các hình thức FDI cơ bản ở Việt Nam.

1.6.1 Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh

1.6.1.1.Khái niệm

Hợp đồng hợp tác kinh doanh là văn bản ký kết giữa hai bên hoặc nhiềubên để tiến hành đầu tư, kinh doanh ở việt nam, trong đó quy định trách nhiệm vàphân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập pháp nhân mớicác doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được hợp tác với tổ chức, cá nhânnước ngoài để thực hiện hợp đồng hợp tác kinh doanh

1.6.1.2.Nội dung

Trang 12

Theo quy định của nghị định Chính phủ về chi tiết thi hành luật đầu tưnước ngoài của việt nam thì nội dung hợp đồng hợp tác kinh doanh có vốn đầu tưnước ngoài phải có những nội dung bắt buộc sau:

1 Tên, địa chỉ, người đại diện có thẩm quyền của các bên thực hiện hợp táckinh doanh, địa chỉ giao dịch hoặc địa chỉ nơi thực hiện dự án.

2 Mục tiêu và phạm vi kinh doanh.

3 Đóng góp của các bên hợp doanh, việc phân chia kết quả kinh doanh, tiếnđộ thực hiện hợp đông.

4 Sản phẩm chủ yếu, tỷ lệ xuất khẩu và tiêu thụ trong nước5 Thời hạn hợp đồng

6 Quyền, nghĩa vụ của các bên hợp doanh.7 Các nguyên tắc tài chính

8 Thể thức sửa đổi, chấm dứt hợp đồng, điều kiện chuyển nhượng

9 Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng, phưong thức giải quyết tranh chấp.ngoài các nội dung trên, các bên hợp doanh có thể thỏa thuận những nội dungkhác trong hợp đồng hợp tác kinh doanh hợp đồng hợp tác kinh doanh phải dođại diện có thẩm quyền của các bên hợp doanh ký vào từng trang và ký đầy đủvào cuối hợp đồng hợp đồng hợp tác hinh doanh có hiệu lực kể từ ngày được cấpgiấy phép đầu tư

1.6.1.3.Vấn đề điều hành hoạt động, hợp tác kinh doanh

+ Thành lập ban điều phối: Do các bên tham gia thỏa thuận, nhưng không

phải là cơ quan lãnh đạo của các bên hợp doanh.

+ Lập văn phòng điều hành: Bên hợp doanh nước ngoài được thành lập văn

phòng điều hành tại việt nam để làm đại diện cho mình trong việc thực hiện hợpđồng hợp tác kinh doanh và chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng điềuhành.

Văn phòng điều hành của bên hợp doanh nước ngoài có con dấu, dược mở tàikhoản, được tuyển dụng lao động, đựơc ký hợp đồng và tiến hành các hoạt độngkinh doanh trong phạm vi các quyền và nghĩa vụ quy định tại giấy phép đầu tư.

Trang 13

1.6.1.4.Nghĩa vụ nộp thuế của các bên hợp doanh

Bên hợp doanh nước ngoài thực hiện nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ tàichính khác theo luật đầu tư nước ngoài, bên hợp doanh việt nam thực hiện nghĩavụ thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo các quy định của pháp luật áp dụngđối với các doanh nghiệp trong nước.

Thuế thu nhập doanh nghiệp và các nghĩa vụ tài chính khác của các bên hợpdoanh (gồm cả tiền thuê đất, thuế tài nguyên…) có thể được tính gộp vào phầntài sản được chia cho bên hợp doanh việt nam và bên hợp doanh việt nam cótrách nhiệm nộp cho nhà nước.

1.6.2 Hình thức doanh nghiệp liên doanh

1.6.2.1.Khái niệm

Là hình thức đầu tư mà một doanh nghiệp mới được thanh lập trên cơ sởgóp vốn của hai bên hoặc nhiều bên việt nam và nước ngoài.

1.6.2.2.Các cách thức hình thành doanh nghiệp liên doanh

- Doanh nghiệp việt nam và doanh nghiệp hoặc cá nhân nước ngoài (có thểnhiều bên).

- Doanh nghiệp liên doanh đã được thành lập ở Việt Nam với: Nhà đầu tư nước ngoài.

 Doanh nghiệp Việt Nam.

 Cơ sở khám chữa bệnh, giáo dục đào tạo, nghiên cứu khoa học đáp ứngcác điều kiện do chính phủ quy định.

 Người Việt Nam định cư ở nước ngoài. Doanh nghiệp liên doanh

 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

- Doanh nghiệp liên doanh được thành lập trên cơ sở hiệp định giữa Chính phủViệt Nam với chính phủ các nước khác.

1.6.2.3.Hình thức tổ chức hoạt động của doanh nghiệp liên doanh

 Công ty trách nhiệm hữu hạn pháp nhân việt nam.- Công ty cổ phần pháp nhân Việt Nam.

Trang 14

Vốn pháp định:

Vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh ít nhất phải bằng 30% vốn đầutư đối với các dự án xây dựng kết cấu hạ tầng, dự án đầu tư vào địa bàn khuyếnkhích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn, tỷ lệ này có thể thấp hơn,nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơ quan cấp giấy phép đầu tưchấp nhận.

- Tỷ lệ góp vốn của bên hoặc các bên liên doanh nước ngoài do các bên liêndoanh thỏa thuận, nhưng không được thấp hơn 30% vốn pháp định của doanhnghiệp căn cứ vào lĩnh vực kinh doanh, công nghệ, thị trường, hiệu quả kinhdoanh và các lợi ích kinh tế - xã hội khác của dự án, cơ quan cấp giấy phép đầutư có thể xem xét cho phép bên liên doanh nước ngoài có tỷ lệ góp vốn thấp hơn,nhưng không dưới 20% vốn pháp định.

Trường hợp thành lập doanh nghiệp liên doanh mới, tỷ lệ góp vốn pháp địnhcủa các nhà đầu tư nước ngoài phải bảo đảm điều kiện nêu trên

- Đối với những dự án quan trọng theo quy định của chính phủ, khi ký kếthợp đồng kinh doanh, các bên liên doanh thỏa thuận việc tăng tỷ lệ góp vốn củabên việt nam trong vốn pháp định của doanh nghiệp liên doanh

Góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất:

Việc góp vốn pháp định bằng giá trị quyền sử dụng đất của bên việt nam docác bên liên doanh thỏa thuận trên cở mức giá tiền thuê đất được Ủy ban nhândân cấp tỉnh quyết định trong khung giá do Bộ Tài chính ban hành.

1.6.2.5 Vấn đề quản trị doanh nghiệp liên doanh

Trang 15

Tổng giám đốc doanh nghiệp liên doanh:

Tổng giám đốc hay phó tổng giám đốc thứ nhất là công dân Việt Nam,thường trú tại Việt Nam.

1.6.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài:

1.6.3.1.Khái niệm:

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài là doanh nghiệp thuộc sở hữu củanhà đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản và tự chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh.

- Doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài đã thành lập tại việt nam đượchợp tác với nhau và/ hoặc với nhà đầu tư nước ngoài để thành lập doanh nghiệp100% vốn đầu tư nước ngoài mới tại Việt Nam.

1.6.3.2.Hình thức tổ chức hoạt động

- Công ty trách nhiệm hữu hạn pháp nhân Việt Nam - Công ty cổ phần pháp nhân Việt Nam.

1.6.3.3.Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài.

Vốn pháp định của doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ít nhất phải bằng30% vốn đầu tư đối với các dự án xây dựng công trình kết cấu hạ tầng, dự ánđầu tư vào địa bàn khuyến khích đầu tư, dự án trồng rừng, dự án có quy mô lớn,tỷ lệ này có thể thấp hơn nhưng không dưới 20% vốn đầu tư và phải được cơquan cấp giấy phép đầu tư chấp thuận.

1.6.3.4.Bộ máy quản lý

Việc thành lập bộ máy quản lý và cử nhân sự của doanh nghiệp 100%vốn đầu tư nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài quyết định

Trang 16

Chương II: THỰC TRẠNG THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ NUỚC NGOÀI CỦAVIỆT NAM TRONG CÔNG NGHIỆP GIAI ĐOẠN 1986 – 20102.1.Vốn đầu tư trực tiếp FDI

2.1.1 Quy mô thu hút vốn

Tính từ năm 1988 - 2007 cả nước có hơn 9.500 dự án đầu tư nướcngoài(ĐTNN)được cấp phép đầu tư với tổng vốn đăng ký khoảng 98 tỷ USD (kểcả vốn tăng thêm) Trừ các dự án đã hết thời hạn hoạt động và giải thể trước thờihạn, hiện có 8.590 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 83,1 tỷ USD Thờikỳ 1991-1996 được xem là thời kỳ “bùng nổ” ĐTNN tại Việt Nam (có thể coinhư là “làn sóng ĐTNN” đầu tiên vào Việt Nam) với 1.781 dự án được cấp phépcó tổng vốn đăng ký (gồm cả vốn cấp mới và tăng vốn) 28,3 tỷ USD Tuy nhiêntrong 3 năm 1997-1999 có 961 dự án được cấp phép với tổng vốn đăng ký hơn13 tỷ USD; nhưng vốn đăng ký của năm sau ít hơn năm trước (năm 1998 chỉbằng 81,8% năm 1997, năm 1999 chỉ bằng 46,8% năm 1998), chủ yếu là các dựán có quy mô vốn vừa và nhỏ, nguyên nhân chính là do các nhà đầu tư gặp khókhăn về tài chính Tuy nhiên, giai đoạn từ năm 2000 đến 2008 có thể thấy quymô thu hút vốn FDI của VN ngày càng nhiều được thể hiện ở bảng số liệu sau:

Nguồn: tổng hợp từ Bộ Kế hoạch & Đầu tư năm2008

Trang 17

Từ năm 2000 đến 2003, dòng vốn ĐTNN vào Việt Nam bắt đầu có dấuhiệu phục hồi chậm Vốn đăng ký cấp mới năm 2000 đạt 2,01 tỷ USD, tăng 21%so với năm 1999; năm 2001 tăng 18,2% so với năm 2000; năm 2002 vốn đăng kýgiảm, chỉ bằng 91,6% so với năm 2001, năm 2003 (đạt 1.51 tỷ USD), giảm 6%so với năm 2002 Và có xu hướng tăng nhanh từ năm 2004 (đạt 4,5 tỷ USD) tăng45,1% so với năm trước; năm 2005 tăng 50,8%; năm 2006 tăng 75,4% và năm2007 đạt mức kỷ lục trong 20 năm qua 20,3 tỷ USD, tăng 69% so với năm 2006,và tăng hơn gấp đôi so với năm 1996, năm cao nhất của thời kỳ trước khủnghoảng.

Trong tháng 12/2008, cả nước có 112 dự án ĐTNN được cấp phép mớivới tổng số vốn dăng ký 1254 triệu USD, nâng tổng số dự án cấp phép từ đầunăm đến 19/12/2008 lên 1171 dự án với tổng số vốn đăng ký 60,01 tỷ USD, giảm24,2% về số dự án nhưng gấp 3,2 lần về vốn đăng ký so với năm 2007 Nếu tínhcả 3,7 tỷ USD vốn đăng ký tăng thêm của 331 dự án được cấp phép từ các nămtrước thì năm 2008 cả nước đã thu hút được 64 tỷ USD vốn đăng ký, gấp 3 lầnnăm 2007, đạt mức cao nhất từ trước tới nay Trong 10 tháng đầu năm 2009, cácnhà đầu tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 18,926 tỷ USD, bằng27,1% so với cùng kỳ 2008

Có thể nhận thấy thời kỳ 1998 - 2007, các dự án đầu tư vào các ngànhcông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn cả về số dự án lẫn vốn đầu tư 35,8%, tiếp đó làcác lĩnh vực khách sạn, khu đô thị, văn phòng chiếm tỷ trọng 22,3%; các ngànhcông nghiệp nhẹ, chế biến thực phẩm và nông nghiệp chiếm 26, 2% Có thể thấy10 tháng đầu năm 2008, ngành công nghiệp nặng và dầu khí lại thu hút nhiềuFDI, tiếp theo là khách sạn, văn phòng và căn hộ; cuối cùng công nghiệp nhẹ vànông nghiệp là ngành có quy mô thu hút vốn thấp nhất

Trong giai đoạn năm 2008, mặc dù, vốn FDI chủ yếu vào lĩnh vực bấtđộng sản, song trên thực tế kết quả thu hút vốn FDI trong 11 tháng đầu năm 2008cho thấy, vốn đăng ký cấp mới tập trung chủ yếu vào lĩnh vực công nghiệp vàxây dựng, với 512 dự án với tổng vốn đăng ký 32,5 tỷ USD, chiếm 53,7% về số

Trang 18

vốn đăng ký 25,5 tỷ USD, chiếm 42% về số dự án và 43,9% về vốn đầu tư đăngký Số còn lại thuộc lĩnh vực nông - lâm - ngư Bên cạnh đó, cơ cấu đầu tư đãchuyển dịch dần sang lĩnh vực dịch vụ với sự xuất hiện của một số dự án quy môlớn trong lĩnh vực bất động sản, cảng biển Hiện nay, FDI chiếm một tỷ lệ đángkể trong các ngành công nghiệp chủ đạo của Việt Nam, cụ thể là 42% côngnghiệp giầy da, 25% trong may mặc và 84% trong điện tử, máy tính và các linhkiện FDI chiếm 100% về khai thác dầu, sản xuất ô tô, máy giặt, tủ lạnh, máyđiều hoà nhiệt độ, thiết bị văn phòng, …FDI cũng chiếm 60% sản lượng théptấm, 28% xi măng, 33% sản phẩm điện/điện tử, 76% thiết bị y tế

Thế nhưng, lượng vốn FDI đã sụt giảm ngay trong tháng đầu tiên của năm2009 Cả quý I/2009 tổng vốn FDI cam kết mới chỉ 6 tỷ USD và sau 2 quý mớichỉ đạt 8,7 tỷ USD cam kết và 4 tỷ USD giải ngân.

Số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài - Bộ Kế hoạch & Đầu tư năm 2008

Tuy nhiên, với những nỗ lực vận động xúc tiến đầu tư, cải thiện môitrường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính của các ngành các cấp, đến cuối năm2009, tổng vốn FDI thu hút mới đã vươn lên con số 21,482 tỷ USD (bao gồm cảcấp mơi và tăng thêm vốn) với sự tham gia của 43 nhà đầu tư các nước, vùnglãnh thổ mà đứng đầu là Hoa Kỳ.

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w