CÔNGVĂN HƯỚNG DẪN MIỄN GIẢM HỌC PHÍ VƯỢTTHẨMQUYỀN (Dân trí) - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa ra thông báo bằng văn bản đề nghị Bộ GD-ĐT dừng côngvăn số 5997 ban hành ngày 21/9/2010 hướng dẫn việc thực hiện miễn, giảm học phí đối với GD nghề nghiệp và GD ĐH theo Nghị định 49/2010/NĐ-CP. Văn bản đề nghị của Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (KTVBQPPL) cho rằng, côngvăn 5997 của Bộ GD-ĐT là văn bản cá biệt, có nội dung hướng dẫn thực hiện miễn giảm học phí đối với giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH theo Nghị định 49 của Chính phủ nhưng nội dung lại đưa ra các quy định bắt buộc các tổ chức, cá nhân phải tuân thủ là không phù hợp về hình thức văn bản. Bên cạnh đó, côngvăn 5997 của Bộ GD-ĐT có nhiều nội dung không phù hợp với pháp luật hiện hành. Về đối tượng miễn giảm học phí, côngvăn 5997 đưa ra đối tượng được miễn giảm học phí bao gồm cả học sinh, sinh viên có cha mẹ thường trú tại các xã bãi ngang ven sông và các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Tuy nhiên, các đối tượng này lại không thuộc diện được miễn học phí trong Nghị định 49 nên việc côngvăn của Bộ GD-ĐT vẫn đưa vào là vượt quá thẩm quyền. Cục KTVBQPPL cho rằng, các bãi xã ven sông, các thôn, bản đặc biệt khó khăn cần phải được đưa vào đối tượng được miễn học phí phù hợp với chủ trương chung cũng như điều kiện kinh tế, xã hội của các đối tượng ở địa bàn này nhưng trước hết phải sửa đổi lại nghị định 49. Về cơ chế miễn giảm học phí, côngvăn 5997 quy định các trường thực hiện không thu học phí hoặc giảm học phí cho cả đối tượng được miễn giảm học phí học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục ĐH công lập là trái với quy định trong Nghị định 49. Bởi theo Nghị định 49, các đối tượng được miễn, giảm học phí sẽ được trực tiếp tiếp nhận tiền hỗ trợ miễn, giảm học phí từ Nhà nước và phải thực hiện việc đóng học phí đầy đủ cho nhà trường. Theo đánh giá của Cục KTVBQPPL, hướng dẫn của Bộ GD-ĐT có thể gây khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện chế độ thu, nộp học phí, ảnh hưởng đến quyền lợi của các trường cũng như đối tượng được miễn, giảm học phí. Côngvăn 5997 quy định các giấy tờ xác nhận đối tượng được miễn, giảm học phí (Sổ đăng ký hộ khẩu thường trú của hộ gia đình; Giấy chứng nhận người có công với cách mạng; Giấy chứng nhận hộ nghèo; Giấy chứng nhận học sinh, sinh viên bị tàn tật… ) phải là bản sao có công chứng là không phù hợp với Luật Công chứng và có thể gây khó khăn cho các đối tượng khi làm thủ tục để miễn, giảm học phí. Mặt khác, Cục KTVBQPPL cho rằng các giấy tờ này chỉ cần được chứng thực từ bản chính theo quy định của pháp luật. Hồng Hạnh (Báo dân trí) . CÔNG VĂN HƯỚNG DẪN MIỄN GIẢM HỌC PHÍ VƯỢT THẨM QUYỀN (Dân trí) - Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Bộ Tư pháp) vừa ra thông báo bằng văn bản. thức văn bản. Bên cạnh đó, công văn 5997 của Bộ GD-ĐT có nhiều nội dung không phù hợp với pháp luật hiện hành. Về đối tượng miễn giảm học phí, công văn