Bài 14:Các quốcgiacổđạitrênđấtnướcViệtNam (Sgk Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản) Bài14:CÁCQUỐCGIACỔĐẠITRÊNĐẤTNƯỚCVIỆTNAM (Sách giáo khoa lớp 10 ban cơ bản) Người soạn: Dương Vũ Thái Ngày soạn : 18/04/2010. I. MỤC TIÊU VÀ PHƯƠNG TIỆN TÀI LIỆU DẠY HỌC 1. Mục tiêu bài học + Về mặt giáo dưỡng (kiến thức): - Làm cho học sinh hiểu được những chuyển biến lớn lao có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống kinh tế xã hội ViệtNam ở các thời kỳ van hóa: Đông Sơn, Cham Pa, Phù Nam. - Giúp học sinh hiểu được quá trình thành lập, phát triển và hòa nhập của cácquốcgia cổ: Văn Lang, Cham Pa, Phù Nam. - Nắm được các thể chế chính trị, đời sống kinh tế - xã hội, phạm vi lãnh thổ cácquốcgia này cũng như những điểm giống và khác nhau giữa cácquốc gia. Đặc biệt làm cho học sinh nắm được cơ cấu tổ chức nhà nước Văn Lang-Âu Lạc, quốcgia mở đầu thời đại mới của dân tộc- Thời đại dựng nước và giữ nước đầu tiên. - Thấy được cácquốcgiacổ dù được hình thành trên những vùng lãnh thổ khác nhau của đấtnước ta nhưng đều mang đậm bản sắc riêng cội nguồn dân tộc Việt Nam. Từ đó thấy được tính thống nhất trong đa dạng. + Về mặt giáo dục ( tư tưởng tình cảm): - Bồi dưỡng cho học sinh tinh thần lao động sáng tạo, ý thức về cội nguồn dân tộc, lòng yêu nước, ý thức bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc. - Giáo dục cho hoạc sinh tinh thần đoàn kết dân tộc và sự hiểu biết giữa các cộng đồng dân tộc trong đạigia đình các dân tộc Việt Nam. + Về mặt phát triển (kỹ năng): - Rèn luyện cho học sinh kỹ năng xem xét đánh giácác sự kiện lịch sử trong mối quan hệ giữa không gian thời gian và xã hội. - Kỹ năng quan sát so sánh các hình ảnh để rút ra nhận xét. Kỹ năng sử dụng bản đồ lược đồ, tranh ảnh. 2. Phương tiện thiết bị tài liệu dạy học: - Học sinh chuẩn bị xem các hình ảnh lược đồ ở sách giáo khoa lịch sử 10 bài 14. - Giáo viên chuẩn bị: Người soạn: Dương Vũ Thái -1- Bài 14:Các quốcgiacổđạitrênđấtnướcViệtNam (Sgk Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản) + Lược đồ hành chính ViệtNamcócác di tích và lãnh thổ cácquốcgiacổ ở Vệt Nam. + Hiện vật phục chế nếu có: Trống đồng, Thạp đồng, chum, vò, công cụ vũ khí…,và các tranh ảnh về đền tháp thành quách ( tranh thành Cổ Loa, Tháp Chăm…). + Nếu có thể vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước của cácquốcgiacổ ở ViệtNam lên khổ giấy A0. II. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: 1. ổn định lớp và kiểm tra bài cũ: Có thể hỏi học sinh trêncơ sở cấu trúc bài trước như sau: - Em hãy cho biết những điểm giống và khác nhau giữa cư dân Hòa Bình- Bắc Sơn với cư dân Phùng Nguyên là gì? - Em hãy rút ra những điểm chung của cư dân các nền văn hóa: Phùng Nguyên- Sa Huỳnh- Đồng Nai? 2. Giới thiệu bài học: Trải qua quá trình hình thành khá lâu dài hàng vạn năm từ giai đoạn Phùng Nguyên ( nửa đầu TNK I TCN) đến văn hóa Đông Sơn ( từ thế kỷ VII đến thế kỷ VI TCN ) đã cócơ sở và điều kiện cần thiết cho sự ra đời của nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng - Nhà nướccổđại đầu tiên trênđấtnướcViệtNam và tiếp theo là nhà nước Âu Lạc của An Dương Vương. Cũng trong quá trình đó đến thế kỷ II trênđấtnước ta ngày nay ở vùng Trung Bộ ,Nam Trung Bộ và Nam Bộ từ các nền văn hóa Sa Huỳnh và văn hóa Đồng Nai đã phát triển rực rỡ và dần hình thành hai quốcgiacổ là Cham Pa và Phù Nam. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về cácquốcgiacổ đó: 3. Tổ chức hoạt động dạy và học: Người soạn: Dương Vũ Thái -2- Bài 14:Các quốcgiacổđạitrênđấtnướcViệtNam (Sgk Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản) Người soạn: Dương Vũ Thái Nội dung kiến thức Hoạt động của GV – HS 1. Quốcgia Văn Lang – Âu Lạc * Cơ sở hình thành: - Thời gian: thời kỳ Đông Sơn (đầu thiên niên kỷ I TCN) - Kinh tế: sử dụng phổ biến công cụ đồng và bắt đầu có công cụ sắt. + Nông nghiệp: dùng cày, kết hợp với săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. + Có sự phân chia lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. * Đời sống kinh tế vật chất tiến bộ, phát triển ở trình độ cao hơn cư dân Phùng Nguyên. - Xã hội: + Sự phân hóa giàu nghèo càng rõ rệt. + Tổ chức xã hội: Công xã thị tộc tan vỡ, xuất hiện công xã nông thôn và gia đình phụ hệ. => Sự chuyển biến KT - XH đặt ra yêu cầu mới: Trị thủy, quản lý xã hội, chống giặc ngoại xâm => Nhà nước ra đời. Hoạt động 1: - GV thuyết trình, liên hệ một số truyền thuyết văn học: Trăm trứng, Bánh trưng bánh dày…; Có sự chuyển biến về kinh tế, xã hội => Cơ sở hình thành Nhà nước. - GV giải thích khái niệm văn hóa Đông Sơn là gọi theo di chỉ khảo cổ tiêu biểu của Đông Sơn (Thanh Hóa). Giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh nền KT ở thời kỳ văn hóa Đông Sơn có sự chuyển biến như thế nào? - HS trả lời và giáo viên chốt ý gồm các ý cơ bản sau: + Trong kinh tế đã sử dụng công cụ đồ Đồng và bắt đầu dung đồ sắt. * Nông nghiệp phát triển dùng cày kết hợp các hoạt động săn bắn, chăn nuôi và đánh cá. * Quá trình phân chia lao động đã diễn ra giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp. Giáo viên nêu yêu cầu: Hoạt động của cư dân Đông Sơn có gì khác với cư dân Phùng Nguyên? - HS so sánh trả lời; và giáo viên chốt ý lại phải gồm các ý cơ bản sau: + Sử dụng công cụ đồng phổ biến, biết đến công cụ sắt. + Dùng cày khá phổ biến. + Có sự phân công lao động. * Như vậy đời sống vật chất tiến bộ hơn, phát triển ở trình độ cao hơn hẳn. - GV giải thích về tổ chức làng, xóm để thấy được sự biến đổi về xã hội: Đa dạng, phức tạp hơn, liên hệ với thực tế hiện nay. -3- Bài 14:Các quốcgiacổđạitrênđấtnướcViệtNam (Sgk Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản) 4. Củng cốbài học và bài tập về nhà: Nhắc lại những nét chính về những kiến thức đã dạy ,Nhắc học sinh chú ý rút ra những nét tương đồng và mối quan hệ giữa cácquốcgiacổ (có một nền kinh tế, văn hóa phát triển và quan hệ với nhau). - Ra bài tập về nhà: Dựa vào sách giáo khoa qua bài học hãy lập bảng so sánh giữa cácquốcgia theo sơ đồ sau: Cư dân Đời sống kinh tế ( hoạt động kinh tế, đời sống vật chất) Đời sống tín ngưỡng, phong tục, tập quán Cư dân Văn Lang- Âu Lạc cổ Cư dân Cham Pa cổ Cư dân Phù Namcổ IV. PHẦN PHỤ LỤC: Phụ lục 1: Sơ đồ cấu trúc bộ máy nhà nước Văn Lang thời Vua Hùng: Người soạn: Dương Vũ Thái -4- VUA HÙNG BỘ (Lạc tướng đứng đầu) BỘ (Lạc tướng đứng đầu). BỘ (Lạc tướng đứng đầu). LẠC TƯỚNG LẠC HẦU CHIỀNG, CHẠ(LÀNG) , DO BỒ CHÍNH CAI QUẢN Bài 14:Các quốcgiacổđạitrênđấtnướcViệtNam (Sgk Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản) Phụ lục 2: Nhà nước Văn Lang: Dựa và tài liệu khảo cổ học, tài liệu thành văn( Sử cũ của Trung Quốc và của ViệtNam ) chúng ta đều có thể sơ bộ phác họa cấu trúc của nhà nước Văn Lang thời Hùng Vương theo hệ thống ba cấp của bộ máy cai trị tương ứng với ba cấp quan chức như sau: - Đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương theo chế độ cha truyền con nối. Hùng Vương là người chỉ huy quân sự, chủ trì các nghi lễ tôn giáo. - Dưới Hùng Vương và giúp việc cho Hùng Vương cócác Lạc Hầu, Lạc Tướng. Lạc Tướng còn trực tiếp cai quản công viếc của các bộ . Nước Văn Lang có 15 bộ lạc. Lạc Tướng (trước đó là tù trưởng) cũng thế tấp cha truyền con nối. - Dưới bộ là các công xã nông thôn (thời đó gọi là Chạ, Chiềng, Kẻ .v.v…) Đứng đầu Chạ, Chiềng, hay Kẻ là Bồ Chính (Già Làng ). Bên cạnh Bồ Chính có lẽ còn có một nhóm người hình thành một tổ chức có chức năng như một hội đồng công xã để tham gia điều hành công việc. Mỗi công xã nông thôn có một địa điểm để hội họp , sinh hoạt cộng đồng thường là một nhà công cộng (nhà sàn to, rộng hơn nhà dân ở). Sử sách xưa (Việt Sử Lược, Lĩnh Nam Chích Quái, ĐạiViệt Sử Ký Toàn Thư) thường ghi chép rằng cư dân nước ta thờ đó là người Lạc Việt và quốc hiệu là Văn Lang do Vua Hùng đặt. Sách Việt Sử Lược(nxb Văn-Sử-Địa, Hà Nội, 1960) ghi rằng: “Đến thời Trang Vương nhà Chu (696-682TCN) ở bộ Gia Ninh có người lạ , dùng ảo thuật áp phục (thu phục) được các bộ lạc, tự xưng là Hùng Vương, đóng đô ở Văn Lang, Việt Vương Câu Tiễn (505-462TCN) cho người đến dụ hàng nhưng Hùng Vương không theo”(tr14 sdd). Người soạn: Dương Vũ Thái -5- Bài 14:Các quốcgiacổđạitrênđấtnướcViệtNam (Sgk Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản) Lịch Triều Hiến Chương Loại Chí của Phan Huy Chú (nxb Khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội 1992,tậpI) ghi : “Đời Hùng Vương dựng nước gọi là nước Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu, chia nước ra thành 15 bộ …” Dựa vào các tài liệu và những thành tựu nghiên cứu về thời đại Hùng Vương hiện nay có thể đoán định cócơ sở rằng thời điểm ra đời của nhà nước Văn Lang với tư cách là nhà nước sơ khai là vào khoảng thế kỷ VIII- VI TCN. Sự ra đời sớm của nhà nước Văn Lang dù còn sơ khai, đã đánh dấu một bước phát triển lớn có ý nghĩa trọng đại trong lịch sử ViệtNam -mở đầu thời đại dựng nước và giử nước đầu tiên của dân tộc ta.” (Theo Đại Cương Lịch Sử Việt Nam, nxb Giáo Dục, Hà Nội ,2000, tr46-47.) Phụ lục 3: QuốcGiacổ Cham Pa: Cuối thế kỷ II, nhân lúc Trung Quốc loạn lạc , nhân dân Tượng Lâm ở nơi xa xôi nhất đã đạt được thắng lợi trước tiên. Họ đã nổi dậy giết Huyện Lệnh, giành lấy quyền tự chủ và lập nước. Cuộc khởi nghĩa đã tiến hành trong hoàn cảnh thuận lợi: Dân Giao Chỉ và Cửu Chân cũng đang đứng lên đấu tranh chống sự thống trị hà khắc của Trung Quốc, đánh phá các châu thành, giết Thứ Sử Chu Phù (năm 190). Khiến trong mấy năm không lập nổi quan cai trị. Người lãnh đạo khởi nghĩa có tên là Khu Liên lên làm vua. Khu Liên không phải là tên người mà có thể là sự chuyển âm của cư dân Đông Nam Á. Khu Liên-Kurung có nghĩa là tộc trưởng, vua.Quốc gia mới lập của dân Tượng Lâm, hay của bộ lạc Dừa, một thời gian dài được các thư tịch cổ Trung Hoa gọi là nước Lâm Ấp… Bộ máy chính quyền đã được xây dựng. Một hệ thống quan lại được tổ chức. Quân đội luôn luôn được chú ý tăng cường, có tơi 4-5 vạn binh sĩ. Nhân thế mạnh vua Lâm Ấp(Phạm Văn) đem quân đánh cácnước nhỏ lân cận, đều thắng. Nhân bấy giờ các quan lại Trung Quốc đều tham lam, cai trị hà khắc, làng dân oán hận,(Phạm Văn) đem quân đánh quân Nhật Nam, bắt giết thái thú Hạ Hầu Lãm, rồi chiếm Nhật Nam, lấy Hoành Sơn làm cương giới. (Theo Lịch Sử ViệtNam tập I,nxb Đại Học và Giáo Dục chuyên nghiệp, Hà nội,1991,tr190-192). “… Nhà nước Cham Pa hình thành trêncơ sở nhà nước Lam Ấp. Đồng thời với nước Lâm Ấp thì ở phía nam đã cócácnước nhỏ như Tiểu Kỳ Giới, Đại Kỳ Giới, Thức Bộc, Từ Lãng, Khuất Đô,Cầu Lỗ, Phù Thiên, Tây Đồ Di). Đó chính là những cộng đồng người Sa Huỳnh đã phát triển, hình thành tổ chức xã hội mà Lam Ấp là cộng đồng lớn mạnh nhất,. tiến bộ nhất… Người soạn: Dương Vũ Thái -6- Bài 14:Các quốcgiacổđạitrênđấtnướcViệtNam (Sgk Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản) Từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ V, nước Lâm Ấp đã trải qua hai chặng đường dựng nước với hai nhân vật lớn là Khu Liên và Phạm Văn… Nếu như Khu Liên đã lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, mở đầu sự hình thành vương quốccổ Lâm Ấp thì Phạm Văn là người xây dựng , phát triển, mở rộng địa bàn Lâm Ấp thành một vương quốc độc lập… Vương quốc do một quốc vương đứng đầu và các quan lại cao cấp. Quan địa phương chia thành 200 bô. Trưởng quan gọi là Phất Na, Thứ là Khả Luân. Các quan đều có phẩm phục khác nhau. Dưới cùng xã hội là Hulun(nô lệ)…” (Theo Lịch Sử ViệtNam từ khởi thủy đến thế kỷ X, nxb KHXH, Hà Nội,2001,tr396,401,409). Người soạn: Dương Vũ Thái -7- . Bài 14 :Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (Sgk Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản) Bài 14: CÁC QUỐC GIA CỔ ĐẠI TRÊN ĐẤT NƯỚC VIỆT NAM (Sách giáo. thực tế hiện nay. -3- Bài 14 :Các quốc gia cổ đại trên đất nước Việt Nam (Sgk Lịch Sử lớp 10 ban cơ bản) 4. Củng cố bài học và bài tập về nhà: Nhắc lại