1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số vấn đề trong môn Tài Chính Tiền Tệ I.doc

13 1.1K 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Một số vấn đề trong môn Tài Chính Tiền Tệ I.

Trang 1

Câu 1: Liên hệ thực tiễn VN về sự tác động của các nhân tố ảnh hưởngtới thu NSNN trong quá trình thu NSNN VN:

1.Khái niệm NSNN và thu NSNN:

- NSNN : Luật Ngân sách Nhà nước đã được Quốc hội Việt Nam thôngqua năm 1996 định nghĩa: Ngân sách Nhà nước là toàn bộ các khoảnthu, chi của quốc gia trong dự toán đã được cơ quan chính phủ cóthẩm quyền quyết định và được thực hiện trong một năm để đảm bảothực hiện các chức năng và nhiệm vụ của chính phủ.

- Thu NSNN: Thu NSNN là việc Nhà Nước dùng quyền lực của mìnhđể tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNNnhằm thoả mãn các nhu cầu của Nhà Nước.

2.Nhân tố ảnh hưởng tới thu NSNN:

a Thu nhập GDP bình quân đầu người.

- chỉ tiêu này phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của mộtquốc gia, phản ánh khả năng tiết kiệm ,tiêu dùng và đầu tư của mộtđất nước.

b Tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế.

- chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế Đây lànhân tố quyết định tỷ suất thu NSNN.

c Tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên.d Mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà Nước.

- trong điều kiện các khoản tài trợ khác cho chi phí nhà nước không có khả năng tăng lên, việc tăng mức độ chi phí của nhà nước sẽ dẫn đến tỷ suất thu NSNN tăng lên.

e Tổ chức bộ máy thu nộp.

- tổ chức bộ máy thu nộp gọn nhẹ, hiệu quả cao, chống được thất thu dotrốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tích cực làm giảm tỷ suất thu NSNN màvẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu cua NSNN.

3.Liên hệ thực tiễn VN:

NSNN là bộ phận chủ yếu của hệ thống tài chính quốc gia, có vai trò rấtquan trọng trong toàn bộ hoạt động kinh tế- xã hội, an ninh quốc phòng vàđối ngoại của đất nước.

Trang 2

Trong nền kinh tế thị trường, vai trò của NSNN đã thay đổi một cách cănbản với phạm vi rộng hơn Thời kỳ này, NSNN đảm nhận vai trò quản lý vĩmô đối với toàn bộ nền kinh tế- xã hội Thu NSNN là một trong những côngcụ chủ yếu của Nhà nước trong quá trình quản lý đất nước, và những nhân tốảnh hưởng tới thu NSNN cũng ảnh hưởng mạnh mẽ tới sự phát triển của mộtquốc gia.

 Nhân tố thứ nhất là: thu nhập GDP bình quân đầu người Đây là nhântố quyết định tới mức động viên của NSNN.

GDP phản ánh tốc độ tăng trưởng và phát triển kinh tế của một quốc gia,vì nguồn thu NSNN chủ yếu là từ nền kinh tế của đất nước cho nên GDPảnh hưởng trực tiếp tới lượng thu NSNN GDP càng cao thì thu NSNN càngcao.

Cụ thể, theo báo cáo của Bộ Tài chính thì ước thu ngân sách nhà nước cảnăm 2009 đạt 390.650 tỷ đồng, bằng 100,2% dự toán (vượt 750 tỷ đồng), đạttỷ lệ động viên 23,3% GDP trong đó, từ thuế và phí đạt 21,5%GDP Theodự toán, thu NSNN năm 2010 phải xây dựng tích cực, vững chắc, có tínhkhả thi cao với mức động viên phấn đấu đạt trên 21% GDP, trong đó thuthuế và phí đạt trên 20% GDP.

 Nhân tố thứ 2: tỷ suất doanh lợi trong nền kinh tế Đây là nhân tốquyết định đến việc nâng cao tỷ suất thu NSNN Suất doanh lợi trong nềnkinh tế phản ánh hiệu quả của đầu tư phát triển kinh tế, tỷ suất doanh lợicàng lớn, nguồn tài chính càng lớn và thu NSNN càng cao Tuy nhiên hiệnnay, tỉ suất lợi nhuận trong nền kinh tế nước ta đạt được còn thấp, trong khichi phí tiền lương ngày càng tăng nên tỷ suất thu NSNN không cao được  Nhân tố thứ 3: tiềm năng đất nước về tài nguyên thiên nhiên VN lànước đang phát triển với nền kinh tế tăng trưởng, phát triển nhanh mà mụctiêu là phát triển mạnh các ngành công nghiệp và dịch vụ, vì vậy nguồn tàinguyên thiên nhiên sẽ ảnh hưởng rất lớn đến số thu NSNN Thực tế cho thấytrong các nguồn thu NSNN thì thu từ hoạt động xuất khẩu dầu thô chiếmhơn 16% tổng thu năm 2009, bên cạnh đó thu từ hoạt động xuất khẩukhoáng sản cũng rất đáng kể Tuy nhiên năm 2009 nguồn thu từ dầu thôgiảm do trong năm này giá dầu thô thấp hơn dự toán 70USD và chỉ còn60USD.

 Nhân tố thứ 4: mức độ trang trải các khoản chi phí của Nhà Nước.Trong điều kiện các nguồn tài trợ khác cho chi phí NN không có khả năngtăng lên, việc tăng mức độ chi phí của NN sẽ dẫn đến tỷ suất thu NSNN

Trang 3

tăng lên Cụ thể NSNN năm 2009 đã tập trung nguồn lực để tăng chi đầu tưphát triển (22.700 tỷ đồng), tăng kinh phí thực hiện các chính sách an sinhxã hội, phát triển kinh tế-xã hội, quốc phòng, an ninh (26.705 tỷ đồng) Gópphần quan trọng ngăn chặn suy giảm kinh tế, tạo đà phục hồi tăng trưởngtrong năm 2010 Điều này thể hiện sự thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bằng mộtchính sách kinh tế-xã hội cụ thể, khoa học và thận trọng, từ đó xác lập mộtchính sách chi NSNN có hiệu quả và đúng mực,giúp cho nền kinh tế tăngtrưởng một cách chắc chắn và giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa thu và chiNSNN.

 Nhân tố thứ 5: tổ chức bộ máy thu nộp Tổ chức bộ máy thu nộp gọnnhẹ, đạt hiệu quả cao, chống được thất thu do trốn, lậu thuế sẽ là nhân tố tíchcực làm giảm tỷ suất thu NSNN mà vẫn đáp ứng nhu cầu chi tiêu củaNSNN Trên thực tế, tổ chức bộ máy thu NSNN của nước ta vẫn chưa đạtđược hiệu quả như mong muốn, Thu ngân sách hiện còn thất thu ở nhiềukhâu, nhiều lĩnh vực, trên nhiều sắc thuế, do tình trạng buôn lậu, gian lậnthương mại, hạch toán không đúng chi phí thu nhập diễn ra khá phổ biếnvà nghiêm trọng Bên cạnh đó, tính đến thời điểm hiện tại vẫn còn tình trạngmột số tỉnh vẫn còn nợ NSNN qua các năm do không làm tốt công tác vậnđộng, thu nộp NSNN ngay từ đầu.

Trên đây là 5 nhân tố chủ yếu có ảnh hưởng trực tiếp tới thu NSNN củaVN nói riêng Tuy nhiên NSNN là một vấn đề mang tính quốc gia, có vai tròhết sức to lớn đối với sự phát triển của đất nước, bởi vậy NSNN nói chungvà chính sách thu NSNN nói riêng cần phải được nghiên cứu, xem xét trêndầy đủ các khía cạnh kinh tế, chính trị, xã hội.

Câu 2: Liên hệ thực tiễn VN về thị trường tiền tệ.

1 Tổng quan về thị trường tiền tệ:

- Khái niệm: Thị trường tiền tệ là một bộ phận trong cấu trúc của thị trườngtài chính, là thị trường mà trong đó chỉ có những công cụ ngắn hạn được muabán với kì hạn thanh toán từ 1 ngày đến 1 năm.

- đối tượng của thị trường tiền tệ: là quyền sử dụng các nguồn tài chính cóthời hạn sử dụng ngắn.

Trang 4

- công cụ của thị trường tiền tệ: tín phiếu kho bạc; chứng chỉ tiền gửi; thươngphiếu; hối phiếu được ngân hàng chấp nhận; hợp đồng mua lại; vốn dự trữ bắtbuộc; trái phiếu ngắn hạn của các công ty; tín phiếu ngân hàng

- các chủ thể tham gia thị trường tiền tệ: ngân hàng TW; các ngân hàngthương mại; kho bạc nhà nước; người đầu tư; người môi giới và người kinhdoanh

- các bộ phận chủ yếu của thị trường tiền tệ: thị trường cho vay ngắn hạn trựctiếp; thị trường hối đoái giao dịch các ngoại tệ; thị trường liên ngân hàng; thịtrường chứng khoán ngắn hạn

2.Liên hệ với thực tiễn VN:

Cũng như một số nước đang phát triển khác, ở Việt Nam thị trường tàichính nói chung và thị trường tiền tệ nói riêng vẫn chưa thật sự phát triển.Việc đưa vào hoạt động 2 thị trường chứng khoán TP HCM ( 28/7/2000) vàtrung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (8/3/2005) đã phần nào tác động tíchcực tới thị trường tài chính VN nhưng do còn non trẻ nên thị trường chứngkhoán luôn biến động không ngừng và chịu ảnh hưởng sâu sắc của nền kinhtế.

Hiện tại tham gia là thành viên của các dạng thị trường tiền tệ có 5 Ngânhàng thương mại Nhà nước, Ngân hàng chính sách xã hội, 36 Ngân hàngthương mại cổ phần, 4 Ngân hàng liên doanh, 27 chi nhánh Ngân hàng nướcngoài, Qũy tín dụng TW, 900 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, một số công tybảo hiểm và tái bảo hiểm, Quỹ đầu tư Tuy nhiên tham gia là thành viên củathị trường liên ngân hàng, thị trường đấu thầu tín phiếu Kho bạc nhà nước, thịtrường mở thì không phải tất cả các tổ chức trên, hầu như chỉ có các NHTMNN, NHTM cổ phần đô thị, ngân hàng liên doanh, chi nhánh Ngân hàng nướcngoài, một số công ty bảo hiểm

Về cơ chế tác động và can thiệp trên thị trường tiền tệ, được thể hiện tậptrung ở các công cụ điều hành chính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàngTrung ương.

Trang 5

Với sự phát triển của các tổ chức trung gian tài chính, với cơ chế điều hànhchính sách tiền tệ và nghiệp vụ Ngân hàng Trung ương tiến dần tới phù hợpvới thông lệ quốc tế cũng có điều kiện thúc đẩy thị trường tiền tệ phát triển Tuy nhiên Do sự bất ổn định trên thị trường tiền tệ thế giới vào cuối năm 2007và đầu năm 2008 mà cụ thể nhất là cuộc khủng hoảng tín dụng thứ cấp ở Mỹ, đi kèm với nó là giá dầu thô và vàng liên tục tăng cao kỉ lục đã làm cho lạm phát tăng cao trên toàn thế giới.Mặt khác trong thế giới ngày nay sự đan xen và phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia là không tránh khỏi đã gây nên những xáo trộn trên thị trường hối đoái của các nước trong đó có Việt Nam.

Bên cạnh đó, thị trường chứng khoán nước ta ra đời chưa lâu, lại phải chịu tácđộng của nhiều cuộc khủng hoảng (khủng hoảng tài chính khu vực năm 1997 và khủng hoảng tài chính thế giới cuối năm 2007 đầu năm 2008) nên vẫn chưa thật sự phát triển mạnh Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến thị trường tiền tệ bởi 2 thị trường này có mối quan hệ tương quan chặt chẽ với nhau Hơn nữa, trong thị trường tiền tệ, vai trò của NHTW chưa thật sự phát huy được hiệu quả như mong muốn dẫn đến thị trường tiền tệ VN vẫn chưa thật sự phát triển.

Dù vậy, việc chính thức trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thươngmại thế giới WTO vào 11/1/2007 đã trở thành một yếu tố khuyến khích VNnhận được luồng vốn lớn chảy vào từ các nhà đầu tư lên đến hơn 20 tỉ USD,những công ty niêm yết mới trên thị trường chứng khoán, quá trình cổ phầnhoá được đẩy nhanh hơn, tạo điều kiện mở rộng thị trường cả về chất vàlượng, thị trường vốn trở thành một kênh huy động vốn quan trọng cho pháttriển kinh tế Không nằm ngoài xu thế này, thị trường ngân hàng cũng pháttriển vượt bậc Hiện tại cả nước mới chỉ có khoảng hơn 8 triệu tài khoản ngânhàng, đồng nghĩa với việc còn rất nhiều “đất” để phát triển ở thị trường này,nhất là khi nền kinh tế VN ngày càng hoà nhập với nền kinh tế thế giới.

Để giải quyết được các vấn đề còn tồn đọng ở thị trường tài chính nóichung và thị trường tiền tệ nói riêng thì trước mắt cần tháo gỡ một số vướngmắc về mặt pháp lý để tạo thuận lợi cho giao dịch trên thị trường, đề nghịNHTW bổ sung, sửa đổi một số quy định để tăng thêm tính thông thoáng chothị trường, khuyến khích các doanh nghiệp và cá nhân tham gia giao dịch trên

Trang 6

thị trường Tiếp đó, cần có những biện pháp thiết thực nhằm nâng cao nănglực, hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ trong thị trường tiền tệ của NHTWđể tạo điều kiện cho thị trường tiền tệ có thể phát triển mạnh mẽ.

Câu 3: cho ý kiến về việc thực hiện chức năng cung ứng vốn của các tổ chức tài chính trung gian trong những năm gần đây.

1.khái niệm:

- Các tổ chức tài chính trung gian là các tổ chức tài chính thực hiện chức

năng dẫn vốn từ người có vốn tới người cần vốn Tuy nhiên không như dạngtài chính trực tiếp người cần vốn và người có vốn trao đổi trực tiếp với nhau ở thị trường tài chính, các trung gian tài chính thực hiện sự dẫn vốn thông qua một cầu nối Nghĩa là người cần vốn muốn có được vốn phải thông qua người thứ ba, đó chính là các tổ chức tài chính gián tiếp hay các tổ chức tài

chính trung gian

- chức năng cung ứng vốn của các tổ chức tài chính trung gian: tiền vốn được huy động từ những người có vốn đến những người cần vốn Với chức năng này, các tổ chức tài chính trung gian đáp ứng chính xác và đầy đủ , kịp thời nhu cầu vốn của các cá nhân và doanh nghiệp.

Tại Việt Nam hiện nay có đầy đủ các loại hình tổ chức tài chính trung gian bao gồm:

• Ngân hàng thương mại • Công ty chứng khoán• Công ty tài chính• Công ty bảo hiểm• Quỹ đầu tư

2 Việc thực hiện chức n ă ng cung ứng vốn của các tổ chức TCTG trong những n ă m gần đ ây:

Thị trường VN với dân số khoảng 86 triệu người, GDP khoảng 65 tỉ USD cóthể xem là một thị trường tài chính nhỏ, dù vậy khối lượng các tổ chức TCTG ở đây có thể gọi là đông đảo với 5 Ngân hàng thương mại lớn (Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng Nông nghiệp, Ngân hàng Công Thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Xuất nhập khẩu), Ngân hàng chính sách, Ngân hàng phát triển; 6 Ngân hàng liên doanh; 36 Ngân hàng thương

Trang 7

mại cổ phần; 46 chi nhánh Ngân hàng nước ngoài; 17 Công ty tài chính; 13 Công ty cho thuê tài chính; 998 Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở, hơn 100 công ty Chứng khoán, các hiệp hội cho vay, các công ty bảo hiểm,…

Dựa trên tình hình thị trường tài chính nói riêng và nền kinh tế VN nói chung trong những năm gần đây, có thể nói các tổ chức TCTG đã làm tốt chức năng cung ứng vốn trong giới hạn của mình Điển hình là kể từ khi gia nhập WTO vào 11/1/2007, thị trường tài chính VN đã có những chuyển biếnrõ rệt Trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường, NN khuyến khích các doanh nghiệp tư nhân phát triển các ngành nghề, cùng với sự phát triển thì nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, cho nhu cầu xuất nhập khẩu ngày càng tăng lên Năm 2000 đánh dấu sự ra đời của thị trường chứng khoán VN, điều này làm cho các doanh nghiệp, các tổ chức TCTG có nhiều lựa chon hơn trong việc huy động vốn và sử dụng đồng vốn của mình Bên cạnh đó, thị trường tài chính cũng sôi động hơn khi có sự cạnh tranh mạnh mẽ giữa các tổ chức TCTG trong việc thu hút tiền nhàn rỗi trong dân cư để đưa vào kinh doanh Trong thời gian gần đây, các Tổ chức tín dụng đưa ra các hình thức sau:

- Cạnh tranh khuyến khích khách hàng mở tài khoản cá nhân, tài khoản sử dụng thẻ

- Cạnh tranh thu hút tiền gửi không kỳ hạn của Kho bạc nhà nước, bảo hiểm xã hội Việt Nam, Bảo Việt, các công ty bảo hiểm nhân thọ, bưu chính viễn thông, điện lực

- Cạnh tranh thu hút tiền gửi tiết kiệm giữa các tài chính tín dụng và Công ty dịch vụ tiết kiệm bưu điện, nhất là các Quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.- Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, trái phiếu chủ yếu là huyđộng vốn có thời hạn từ 6 tháng trở lên, lãi suất hấp dẫn.

Tuy đã có nhiều hình thức thu hút tiền gửi nhưng trên thực tế vẫn chưa thu hút được tối đa lượng tiền gửi không kỳ hạn và lượng vốn cung ứng cho sản xuất kinh doanh không nhiều mà lại sử dụng để mua bán vốn trên thị trường.Một hệ quả tất yếu là thị trường đã có lúc phát triển quá nóng, các tổ chức TCTG ngày càng phình to và nguy cơ về một cuộc “nổ bong bóng” đã được dự đoán trước Để giải quyết vấn đề này, Bộ Tài chính ban hành một nghị quyết mà theo đó các Ngân hàng thương mại buộc phải mua 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc Chính điều này đã một lúc “ép” các ngân hàng thiếu vốn khả dụng, buộc họ phải tìm mọi cách thu hút lượng tiền gửi từ dân cư bằng

Trang 8

hình thức chạy đua lãi suất huy động Điều này đã làm cho một lượng vốn lớn bị rút khỏi thị trường chứng khoán, Thị trường chứng khoán bị down liên tục, các quỹ đầu tư rơi vào tình trạng heo hắt, dẫn đến sự ngừng hoạt động hoặc giải thể của nhiều doanh nghiệp các doanh nghiệp càng ngày càng gặp khó khăn qua các phương án tăng vốn bằng hình thức phát hành cổphiếu.

Bước sang năm 2009, nền kinh tế thế giới chính thức rơi vào khủng hoảngỞ Việt Nam, cuộc khủng hoảng này kéo theo suy thoái nền kinh tế đối phó với cơn bão khủng hoảng này ,chính phủ công bố gói hỗ trợ lãi suất đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh là hơn 1 tỷ USD được giải ngân thôngqua hệ thống Ngân hàng nhằm cung ứng vốn cho các doanh nghiệp và giảm tình trạng khó khăn trong vấn đề huy động vốn của các ngân hàng Tuy nhiên các ngân hàng đã chưa thật sự thành công trong việc cung ứng vốn cho các doanh nghiệp trong thời điểm này Thực tế là các doanh nghiệp cần vốn mà hầu hết là doanh nghiệp nhỏ và vừa lúc ấy đã không thể tiếp cận được nguồn vốn này do những điều kiện chặt chẽ từ phía các ngân hàng, còncác doanh nghiệp lớn thì nhu cầu về vốn lại không thật sự bức thiết Có thể nhận xét là việc nguồn vốn hỗ trợ chưa thực sự đến “tận tay” những đối tượng cần vốn phần nhiều đã giảm tác dụng của gói kích cầu do chính phủ đề ra.

Dù vậy, kể từ khi tồn tại, các tổ chức TCTG đã góp phần không nhỏ vào tiếntrình phát triển của nền kinh tế nước ta, bằng việc thực hiện những chức năng của mình trong đó có chức năng cung ứng vốn, các tổ chức TCTG đã thật sự trở thành công cụ đắc lực của cả chính phủ và các doanh nghiệp trong suốt tiến trình ạt động.

Như chúng ta đã biết, Chính phủ luôn đề cao vai trò của các trung gian tài chính, trong đó chủ chốt là ngành Ngân hàng trong việc điều tiết lượng cung cầu vốn trên thị trường Vai trò của các trung gian tài chính rất to lớn đối vớisự phát triển của nền kinh tế Nó đảm bảo được sự thanh khoản trong nền kinh tế cũng như có tác động tốt tới việc cung ứng vốn, điều tiết vốn Vì vậy cần phát triển mạnh mẽ các tổ chức TCTG để có thể phát triển nền kinh tế quốc dân một cách nhanh và bền vững.

Trang 9

Câu4: Các doanh nghiệp VN hiện nay có những thuận lợi và khó khăn gì trong việc huy động nguồn vốn kinh doanh.

Khái niệm về vốn và huy đ ộng vốn kinh doanh :

- Nguồn vốn chủ sở hữu: là nguồn vốn thộc sở hữu của chủ doanh nghiệp Khi doanh nghiệp mới thành lập thì nguồn vốn chủ sở hữu hình thành vốn điều lệ do chủ doanh nghiệp, các nhà đầu tư góp vốn, được sử dụng để đầu tư, mua sắm các loại tài sản của doanh nghiệp Các loại hìnhdoanh nghiệp khác nhau thì có nguồn vốn chủ sở hữu khác nhau:

+ nguồn vốn từ ngân sách nhà nước cấp (đc cấp lúc mới thành lập cho các DN nhà nước)

+ nguồn vốn do chủ doanh nghiệp bỏ ra trong DN tư nhân + nguồn vốn liên doanh, liên kết

+ nợ khác: là các khoản phải trả như nhận ký quỹ, ký cước dài hạn, các khoản chi phí phải trả khác

2 thuận lợi và khó kh ă n trong việc huy đ ộng vốn của các DN VN hiện nay:

Để thành lập một doanh nghiệp và tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, vốn là điều kiện không thể thiếu, nó phản ánh nguồn lực tài chính được đầu tư vào sản xuất kinh doanh Trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp người ta chú ý đến việc quản lý việc huy động và luân chuyển của vốn Việc huy động vốn là rất quan trọng đối với doanh nghiệp để đảm bảo cung ứng đầy đủ, kịp thời vốn cho sản xuất kinh doanh Vói nền kinh tế VN hiện nay, việc huy động vốn kinh doanh của các doanh nhiệp đã có phầnthuận lợi hơn trước rất nhiều, tuy nhiên xét tổng thể thì vẫn còn tồn tại nhiềukhó khăn, điều này ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các doanh nghiệp nói rieng và nền kinh tế nói chung.

Trang 10

2.1 Thuận lợi:

Với sự phát triển mau lẹ của thị trường chứng khoán Vn trong những năm gần đây thì cách thức và khả năng huy động vốn cho kinh doanh của các DNđã được tăng lên rất nhiều bên cạnh đó, sự phát triển của thị trường tiền tệ, các tổ chức TCTG cũng góp phần làm cho thị trường vốn trở nên sôi động hơn bao giờ hết Tuy nhiên "Việc huy động vốn trên thị trường chứng khoán sẽ tạo cho doanh nghiệp có nguồn vốn ổn định, song không thể thay thế hoàn toàn cho việc vay vốn ngân hàng, đặc biệt là khoản vay lưu động" Cácngân hàng, các tổ chức tín dụng vẫn luôn là kênh vay vốn chủ yếu của các DN VN.

Cho vay đầu tư BĐS cũng từng là một kênh huy động vốn hiệu quả trên thị trường, tuy nhiên thời gian gần đây thị trường bất động sản (BĐS) đang phảitrải qua cơn khát vốn chưa từng có do các ngân hàng hạn chế tối đa cho vay đầu tư BĐS, đang gây ra rất nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, Dù vậy, Từ cái khó này, nhiều doanh nghiệp BĐS đã tự cứu lấy mình khi đưa vào khai thác phương thức huy động vốn bằng cách chứng chỉ hóa BĐS, phát hành trái phiếu doanh nghiệp cho những người có nhu cầu Một trong nhữngdoanh nghiệp đầu tiên đưa kênh huy động vốn này vào khai thác là Công ty cổ phần Vincom Để huy động vốn phục vụ cho việc thi công dự án khu đất vàng ở quận 1, Vincom đã phát hành thành công 1.000 tỷ đồng trái phiếu doanh nghiệp Hình thức huy động vốn này sau đó đã được nhiều DN áp dụng và đã có hiệu quả nhất định.Với hình thức phát hành trái phiếu như thế này, khách hàng không phải chịu nhiều ràng buộc, có thể tự do chuyển nhượng trên thị trường.

Hiện nay, ở VN những quy định về các thức huy động vốn đa có nhiều mở cửa, thông thoáng hơn giúp cho các DN huy động vốn một cách dễ dàng hơn.

2.2 Khó khăn:

Trong bối cảnh lãi suất tăng cao, nhiều doanh nghiệp phải tự xoay vốn bằng cách phát hành trái phiếu, hoặc ráo riết niêm yết trên sàn chứng khoán, chứ không dám gõ cửa nhà băng Lãi suất cho vay của các ngân hàng tăng cao 18-19% thâm chí là 20% đã khiến cho nhiều doanh nghiệp không dám đầu tư sản xuất tiếp hoặc tự tìm nguồn vay khác thay vì chú trọng vay vốn ngân hàng như trước.

Huy động vốn trên thị trường chứng khoán cũng được nhiều DN VN lựa chọn, tuy nhiên khả năng thành công của hình thức này còn phụ thuộc vào

Ngày đăng: 29/10/2012, 16:33

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w