Tô HiếnThànhTôHiếnThành (?-1179), quê làng Hạ Mỗ nay là xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, là quan đại thần phụ chính nhà Lý, phụng sự hai triều vua: Lý Anh Tông và Lý Cao Tông. Ông là viên quan văn võ song toàn, nổi tiếng là công minh chính trực, được vua phong tước vương mặc dù không phải tôn thất nhà Lý. Tiểu sử Sự nghiệp làm tướng võ của TôHiếnThành chủ yếu là dưới thời trị vì của vua Lý Anh Tông. Tiếp nối gương của Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái úy TôHiếnThành đã cùng vua Lý Anh Tông đi dẹp loạn các nơi, mở mang bờ cõi thêm về phía Tây bắc. Chống Chân Lạp xâm lược, chinh phạt Chiêm Thành. Làm cho vị thế của quốc gia Đại Việt dưới thời Lý Anh Tông trở nên lớn mạnh với các nước lân bang và với nhà Tống [1] . Buộc nhà Tống phải công nhận Đại Việt vào năm 1164 [2] . Sự nghiệp làm quan văn của ông cũng hiển hách không kém, nhưng phần lớn công lao lại tập trung ở giai đoạn cuối đời, khi ông trở thành đại thần phụ chính tài năng và đức độ cuối cùng của nhà Lý. Ở giai đoạn trước đó, công lao lớn nhất của ông là việc ông tổ chức khai hoang lấn biển các vùng ven biển thuộc các tỉnh Quảng Ninh và Thanh Hóa ngày nay. Cuối đời ông làm đến chức Nhập nội kiểm hiệu Thái phó bình chương quân quốc trọng sự (tể tướng). Khi vua Lý Anh Tông băng hà năm 1175, hoàng tử trưởng là Lý Long Xưởng hư hỏng, vua có di chiếu lập hoàng tử Lý Long Trát mới có 1 tuổi lên ngôi (tức vua Lý Cao Tông), đã giao cho ông phụ chính. Hoàng hậu - mẹ Long Xưởng - đem mâm vàng đến hối lộ ông, mong ông đổi di chiếu đưa Long Xưởng lên ngôi, nhưng ông kiên quyết từ chối và làm theo sự ủy thác của Tiên đế. Nhưng do tuổi già sức yếu mà thời gian phò trợ ấu chúa của ông không được là bao. Năm 1179 khi vua mới 6 tuổi, thì ông ốm nặng và mất. Trước khi mất ông tiến cử Trần Trung Tá, người có thực tài, thay mình phụ chính nhà vua, mà nhất quyết không tiến cử Vũ Tán Đường người hầu cận bên mình. Mặc dầu vậy, triều đình sau đó đã không nghe theo lời ông cho Trần Trung Tá làm Thái phó phụ chính cho vua, dẫn đến sau này vua Cao Tông không được dạy bảo điều hành chính sự mà chỉ lo ăn chơi, nhà Lý đi vào suy vong. Liên kết TôHiếnThành người đất Ô Diên (nay là xã Hạ Mỗ, huyện Ðan Phượng, Hà Nội), sống khoảng từ nửa sau thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 13. Từ nhỏ, TôHiếnThành đã có tiếng là người thông minh cương trực, văn võ đều hay. Tương truyền, khi mới ra làm quan, ông thường lui về thăm viếng quê nhà. Vùng Ô Diên quê ông có một miếu thờ. Mọi người đều tôn sùng là rất thiêng. Thấy lạ, ông để tâm xem xét. Một hôm, bất ngờ ông bắt gặp một người lấy cắp cái áo của một nhà trong làng. Chủ nhà này vốn rất mê tín uy linh vị thần miếu nọ, tất sẽ đến kêu cầu; biết vậy, ông lặng thinh theo dõi. Quả nhiên, người mất của đem đồ lễ rất hậu đến vái lạy. Xin thần miếu tìm giúp kẻ gian để đòi lại của. Nhưng mất tiền mua đồ lễ mà áo vẫn chẳng về, người dân kia đâm bực mình, đem chuyện ấy ta thán với bà con trong làng. Bấy giờ, ông mới kể rõ sự tình cho mọi người biết và bảo : - Thần miếu vô tích sự thì đập bỏ lư hương, đóng cửa lại. Thờ cúng làm gì nữa! Mọi người nghe theo Khi làm quan trong triều, tài văn võ kiêm toàn và đức tính cương trực, vị nghĩa của ông khiến các bạn đồng liêu kiêng nể và vua Lý tin dùng. Dưới triều Lý Anh Tông, ông được phong đến chức thái phó và thái úy. Khi sắp mất, Anh Tông đã gọi riêng ông đến bên long sàng di huấn cho ông làm Thái sư phụ chính, căn dặn ông phải hết lòng phò tá Thái tử Cáp ở ngôi vua. Anh Tông mất. Ông làm đúng di huấn của Anh Tông, dốc sức giúp rập vua mới còn nhỏ tuổi. Vợ vua Anh Tông là Hoàng Thái hậu muốn bỏ thái tử Cáp mà lập thái tử Long Xưởng là người vì hư đốn, đã bị truất quyền nối ngôi. Ông cương quyết không nghe. Hoàng Thái hậu mới cho người mang lễ vật vàng bạc rất hậu đến biếu bà họ Lã, vợ TôHiến Thành, ý đồ mượn tay vợ để thuyết phục ông. Ham của, vợ ông nhận lời. Ngày đêm, bà ráo riết tìm mọi dịp ỏn thót, lôi kéo ông. Ông vẫn nhất định không nghe. Sau thấy vợ nói mãi, ông mới bực mình nói thẳng: - Kẻ làm quan phải vâng mệnh vua. Tiên đế đã có di huấn cho ta, lẽ nào ta lại vì hám lợi mà trái lệnh vua. Nếu ta làm điều bất trung bất nghĩa ấy, sau này ta còn mặt mũi nào nhìn tiên đế dưới suối vàng nữa. Suốt thời kỳ làm quan trong triều, ông luôn giữ tính cương trực, trọng nghĩa khinh tài, một lòng trung thành vì dân, vì nước. Trước những xáo động dữ dội do bọn quí tộc phong kiến thối nát gây nên, ông vẫn vững như cột đá giữa dòng, mưu trí chống đỡ, giữ cho việc nước việc dân khỏi bị bọn gian thần lũng đoạn. Khi TôHiếnThành bệnh nặng, có viên Tham tri chính sự trong triều là Võ Tán Ðường luôn lui tới chăm sóc ngày đêm hầu hạ thuốc men. Nhiều người khác cũng hay đến thăm ông. Duy có quan Gián nghị đại phu là Trần Trung Tá vì công việc triều đình bề bộn nên ít đến. Bệnh nặng, ông sắp mất. Hoàng Thái hậu mới hỏi ông: - Một mai, tướng công qua đời, lấy ai nối nghiệp. Không đắn đo, ông trả lời luôn: - Gián nghị đại phu Trần Trung Tá. Thái hậu rất ngạc nhiên mà rằng: - Võ Tán Ðường hết lòng phục dịch tướng công sao tướng công không tiến cử. Lại đi tiến cử Trần Trung Tá là người ít ra vào thăm viếng tướng công? Ông đáp: - Xem trong triều, chỉ có Trần Trung Tá là người làm được việc lớn nên tôi tiến cử. Nếu Thái hậu hỏi người giỏi việc hầu hạ, tôi sẽ tiến cử Võ Tán Ðường. Thái hậu chịu ông là phải. Bách khoa toàn thư mở Wikipedia . của Tô Hiến Thành chủ yếu là dưới thời trị vì của vua Lý Anh Tông. Tiếp nối gương của Thái úy Lý Thường Kiệt, Thái úy Tô Hiến Thành đã cùng vua Lý Anh Tông. Tô Hiến Thành Tô Hiến Thành (?-1179), quê làng Hạ Mỗ nay là xã Hạ Mỗ huyện Đan Phượng thành phố Hà Nội, là quan đại thần