1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

bảo vệ môi trường xanh

4 474 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 33,5 KB

Nội dung

nghiên cứu về vấn đề các cựu chiến binh tham gia vào công tác bảo vệ môi trường xanh tại địa phương

Trong vài ba thập kỷ gần đây, do sức ép của dân số và sự phát triển kinh tế thiếu tính toán, các nguồn tài nguyên trên trái đất ngày càng vơi cạn, môi trường bị suy thoái nghiêm trọng, thậm chí ở một số vùng có nguy cơ bị phá huỷ hoàn toàn. Hàng loạt các vấn đề về môi truờng đã nảy sinh như biến đổi khí hậu toàn cầu, suy thoái đa dạng sinh học, suy thoái tầng ô zôn, hoang mạc hóa đất đai, . Các vấn đề nêu trên đang là những thách thức đối với sự sống còn của loài người. Trước tình hình đó, chính phủ và nhân dân các nước không thể thờ ơ trước lời kêu gọi của nhiều tổ chức quốc tế: Hãy cứu lấy trái đất! Một trong những giải pháp đang được nhiều quốc gia triển khai nhằm "cứu lấy trái đất" là chuyển chiến lược phát triển thiếu kiểm soát lâu nay sang chiến lược Phát triển bền vững "Phát triển bền vững là phát triển nhằm đáp ứng được nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng được nhu cầu của các thế hệ tương lai trên cơ sở kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa tăng trưởng kinh tế, bảo đảm tiến bộ và công bằng xã hội và bảo vệ môi trường". Như vậy, để phát triển bền vững, bên cạnh phát triển kinh tế – xã hội, cần phải quan tâm xây dựng một môi trường sống an toàn không chỉ ở hiện tại mà cho cả các thế hệ tương lai. Bảo vệ môi trường không còn là nhiệm vụ của một tổ chức hay cá nhân riêng lẻ nào mà là trách nhiệm của toàn xã hội. Chính vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác "giáo dục môi trường", phải làm sao cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành nếp sống thường nhật của mỗi người. Lúc sinh thời, trong bất cứ hoàn cảnh nào, Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng gắn cuộc sống của mình với thiên nhiên, môi trường. Thiên nhiên không những là nơi cung cấp những điều kiện sống và công tác mà với Người, thiên nhiên là người bạn, người cổ vũ, chia sẻ buồn vui. Ở thiên nhiên, Người tìm thấy một sự quân bình trong tâm hồn lúc thảnh thơi hay trong những giờ phút căng thẳng. Vì thế, thiên nhiên (sông, núi, trăng, sao, chim, hoa .) thường xuất hiện trong thơ của Người ngay cả khi thân thể ở trong lao, hay giữa núi rừng Việt Bắc, khi Người chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà . Hưởng ứng lời kêu gọi học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về bảo vệ môi trường bằng những hoạt động thiết thực như thu gom rác thải, trồng cây xanh phủ xanh đất trống đồi núi trọc, thực hiện các mô hình VAC,VACR, . Nhiều tổ chức, chi hội, cá nhân . đã tham gia tích cực. Trồng cây phủ xanh đất trống đồi trọc là một trong số những hình thức được sử dụng nhiều bởi nó vừa góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao vừa là giải pháp bảo vệ môi trường hữu hiệu nhất, trong đó nổi lên một số tấm gương tiêu biểu. Ông Phạm Văn Êm, dân tộc Mường, ở thôn Làng Chiềng, xã Thiết Ống (Bá Thước) là một trong những điển hình cựu chiến binh - thương binh làm kinh tế giỏi ở địa phương. Sau hơn 8 năm chiến đấu ở chiến trường miền Đông Nam bộ, năm 1974, ông Phạm Văn Êm xuất ngũ trở về quê hương với thương tật hạng 2/4. Lúc đầu do cuộc sống gia đình quá nghèo, vốn đầu tư sản xuất, kinh doanh không có, lại mang trên người thương tật của chiến tranh, con nhỏ, vợ yếu nên cuộc sống gia đình rất khó khăn. Song, với suy nghĩ “còn đôi tay, còn lao động” cùng ý chí, nghị lực của người lính đã giúp ông vượt lên khó khăn, quyết tâm thoát khỏi đói nghèo và làm giàu chính đáng trên mảnh đất quê hương. Năm 1997, ông là người đầu tiên trong thôn mạnh dạn nhận 6ha đất đồi hoang hóa theo Chương trình 327 để đầu tư sản xuất. Với phương châm “lấy ngắn nuôi dài”, ông bắt đầu khai hoang, mở rộng diện tích để lấy đất trồng các loại cây lương thực ngắn ngày, như ngô, đậu và chăn nuôi nhỏ lẻ, đào ao thả cá; quy hoạch trồng hơn 2.000 gốc luồng và một số loại cây ăn quả như dừa, vú sữa, nhãn, vải thiều . Khi vốn liếng đã kha khá, ông tính chuyện phát triển kinh tế với quy mô lớn hơn theo mô hình kinh tế đồi - rừng. Đến nay, toàn bộ 6ha rừng của gia đình ông được phủ xanh bằng cây luồng và đã cho thu nhập, ngoài ra ông còn trồng xen thêm các loại cây lâm nghiệp có giá trị kinh tế cao như: sú, mỡ, xoan, dưới tán rừng ông nuôi lợn, gà, trâu, bò . Do chăm sóc tốt, nên trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Êm thu lãi về từ 70 đến 120 triệu đồng. Hiện nay, gia đình ông đang có kế hoạch trồng thêm 100 gốc cây thanh long ruột đỏ. Cùng với việc chăm lo phát triển kinh tế gia đình, ông còn tích cực tham gia công tác xã hội và được bầu làm chi hội phó hội cựu chiến binh, chi hội trưởng hội người cao tuổi thôn. Ông luôn quan tâm nhắc nhở và tuyên truyền cho bà con trong thôn chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đồng thời hỗ trợ vốn, kiến thức làm ăn cho bà con để cùng phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu chính đáng ngay trên mảnh đất quê mình. Tấm gương cựu chiến binh Vũ Tiến Tới cũng làm nhiều người phải khâm phục. Rừng phi lao bạt ngàn kéo dài hơn 5 km như tấm lưới chắn gió ôm lấy làng Vinh Sơn (phường Trường Sơn, Sầm Sơn, Thanh Hóa). Những thân cây cao lớn, người ôm trọn vòng tay, ngày đêm rì rào đón gió biển. Đó là thành quả hơn 10 năm trồng rừng của thương binh Vũ Tiến Tới và dân làng. Bị thương tật 91%, thương binh Vũ Tiến Tới chỉ còn một mắt, một chân và một tay. Phân nửa con người ông gửi lại mảnh đất Quảng Trị trong chiến dịch Tết Mậu Thân 1968. Phục viên, ông trở về làng chài Vinh Sơn cùng vợ bám biển, nuôi con. Qua hai lần tai biến, cựu binh già giờ đi lại phải dùng đến nạng hoặc nhờ vợ đỡ. Khoác bộ quần áo nâu giản dị, ông Tới kể chuyện trồng rừng rồi chuyện về thời oanh liệt trên chiến trường. Chất giọng khàn khàn của ông khiến người đối diện phải chăm chú mới theo dõi hết câu chuyện. Trước năm 1985, núi Trường Lệ chỉ có đất trống, cây cối rất ít. Người dân Vinh Sơn chỉ chăm lo đi biển kiếm cá, cua, chẳng ai nghĩ đến trồng rừng. Nhà nằm ngay dưới chân núi, mỗi mùa biển động, ông bà Tới lại lo chằng chéo nhà cửa, che chắn vườn tược để tránh gió bão. Mỗi năm Sầm Sơn đón cả chục cơn bão, chỉ cần gió giật mạnh là hàng chục nóc nhà bay hết, cát biển phủ kín vườn cây, giếng nước. Đêm nằm nghe gió biển gầm gào, ông trằn trọc không ngủ. Sáng hôm sau, thấy chồng không đi biển mà lôi chiếc xe đạp ở góc nhà ra, bà Nguyễn Thị Đua chỉ kịp nghe ông bảo đi mua cây giống về trồng rừng. Ông lập kế hoạch, trước là phủ xanh đất trống đồi trọc, chống xói mòn đất, chống bão, mang lại bầu không khí trong lành, sau là lấy củi đốt. Lúc đó giống cây còn hiếm, ông lắp chân gỗ, lọc cọc đạp xe khắp vùng Sầm Sơn tìm mua giống. Có ngày ông đi hơn 50 km, sang tận Quảng Xương chở cây về. Bao nhiêu tiền trợ cấp thương binh, ông để dành mua cây giống. Núi Trường Lệ thoai thoải, toàn đá tảng to, từ chân núi lên đến đỉnh cả cây số. Người thường đi lại còn khó, vậy mà ông thương binh ngày ngày vác xà beng lên núi, bẩy từng hòn đá để đào hốc trồng cây. Những tảng đá to hai người vần còn khó, ông hì hục mấy tiếng. Bàn tay phồng rộp, ngón tay dần chai sần vì cầm xà beng nhiều. Những khi trái gió trở trời, bốn mảnh đạn pháo còn sót lại hành hạ khiến ông lão hơn 60 tuổi đau nhức khắp người. Thế nhưng hôm nào không lên núi là ông buồn chân buồn tay, hết đi ra rồi đi vào. Khi sức khỏe ổn trở lại,người thương binh già tiếp tục vác xà beng lên núi trồng cây. Con cái còn nhỏ, không có ai giúp, chỉ có người vợ tảo tần tảo hàng ngày bưng thúng cây đi sau chồng. Ông đào hốc, bà đặt cây và vun đất. Cứ thế, mỗi ngày hai ông bà trồng được hơn trăm cây. Có những đoạn toàn đá, đất cứng quá, cây trồng xuống chết phân nửa, ông lại dậm vào, quyết không để trống một mét đất. Sau hơn chục năm, cánh rừng rộng hàng chục ha dần mọc lên. Màu xanh của phi lao, liễu phủ kín núi Trường Lệ thay cho sắc xám của núi đá trước đây. Hơn 5 km rừng trải dài từ Hòn Cao đến Đuôi Làn, uốn lượn dọc bờ biển Sầm Sơn, tạo thành tấm lá chắn gió, chắn cát cho làng. Từ đó, người dân Vinh Sơn yên tâm làm ăn, không còn phải lo chằng buộc nóc nhà mỗi mùa mưa bão. Được UBND tỉnh và UBND thị xã Sầm Sơn tặng bằng khen về thành tích trồng rừng, ông chỉ khiêm tốn cho biết: “Hồi đó tôi chỉ nghĩ trồng rừng chắn bão, lấy củi đun thôi chứ không bao giờ nghĩ làm để lấy thành tích”. Mấy năm nay, sức khỏe ông Tới giảm sút, không còn nhanh nhẹn như xưa. Nghỉ trồng rừng, ông lại lui về chăm sóc vườn cây cảnh, vui vầy cùng cháu con. Ông bảo, cây lớn lên, quả rụng xuống lại mọc lên thành rừng lớp lớp xanh tươi. Giờ, người dân Vinh Sơn chỉ cần bảo vệ rừng cho tốt. Ông Cao Văn Hùng, cán bộ chính sách phường Trường Sơn cho biết, khi cây trên núi Trường Lệ bắt đầu xanh tốt, ai cũng bất ngờ vì người cựu binh trồng được nhiều rừng. Cả vùng ven biển được phủ xanh nhờ công rất lớn của thương binh Vũ Tiến Tới. Người dân không còn nơm nớp sợ gió to, sóng lớn mỗi mùa biển động. Trên khắp mọi miền đất nước thấy đâu đâu cũng có những tấm gương sáng về trồng rừng phủ xanh đất trống đồi trọc. góp phần giữ mãi màu xanh cho quê hương và cũng đồng thời là giữ màu xanh cho trái đất. Là những người con của quê hương Quảng Trị yêu dấu, hơn ai hết những cựu chiến binh như chúng ta cần hiểu được tầm quan trọng của môi trường sống để từ đó có những biện pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường nơi mình đang ở và rộng ra là bảo vệ hành tinh này. Bảo vệ môi trường giờ không còn là việc của riêng ai, cá nhân, tập thể hay tổ chức nào mà là trách nhiệm của tất cả mọi người. "Trái đất đang đứng trước nguy cơ bị hủy diệt, môi trường sống của con người đang bị ô nhiễm nghiêm trọng. Chúng ta cần phải hành động trước khi quá muộn". . trọng của môi trường sống để từ đó có những biện pháp hữu hiệu bảo vệ môi trường nơi mình đang ở và rộng ra là bảo vệ hành tinh này. Bảo vệ môi trường giờ. vì vậy cần phải đẩy mạnh công tác "giáo dục môi trường& quot;, phải làm sao cho ý thức bảo vệ môi trường trở thành nếp sống thường nhật của mỗi người.

Ngày đăng: 15/10/2013, 22:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w