1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TÂM SỰ NHÂN NGÀY 20-11

1 541 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

TÂM SỰ NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11-2010 Nói tới Nhà giáo đích thực ,là nhận ra con người trí tuệ và tài năng ,đức độ và nhân ái ,con người nhân văn có văn hóa ,phong độ chững chạc đàng hoàng ,thư thái Đã là Nhà giáo thì bản chất nghề nghiệp đã làm cho họ luôn có ý thức tự tôn ,tự trọng ,thể hiện phong độ mô phạm ,dù đang đứng trên bục giảng hay ở bất cứ môi trường nào Đối với học sinh và các bậc phụ huynh ,các tầng lớp xã hội ,khi đã biết là Thầy giáo thì đều tỏ lòng quý mến ,kính nể và khiêm nhường Nói đến vị trí xã hội của người Thầy giáo ,Nguyễn Trãi đã viết : “ Người Thầy giáo không những dạy chữ mà còn dạy đạo lý làm người” Còn Tago- nhà hiền triết và thi hào vĩ đại của Ấn Độ thì nói “ Giáo dục một người đàn ông thì được một con người .Giáo dục một người đàn bà thì được một gia đình .Giáo dục một người Thầy giáo thì được một thế hệ” Câu nói này như là một sự nhắc nhở với mọi dân tộc ,mọi thời đại ,còn với Việt Nam ,nơi xứ sở của truyền thống tôn trọng đạo ,quý mến Thầy Cô giáo thì điều đó có ý nghĩa vô cùng to lớn . Vì nó đã đi vào ca dao,thành ngữ và đi vào lời ru của Mẹ “ À ơi ! Qua sông thì bắc cầu kiều ,muốn con hay chữ phải yêu quý Thầy” Ca ngợi nghề dạy học Cômenxki viết “ Dưới ánh mặt trời không có nghề nào cao quý hơn nghề Thầy giáo” Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói “ Nghề dạy học là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý,nghề sáng tạo nhất trong các nghề sáng tạo” Vâng ! Người Thầy giáo vinh dự đã lớn ,nhưng trọng trách lại càng nặng nề ,tính chuẩn mực ,mô phạm đòi hỏi người Thầy giáo phải là “ khuôn vàng thức ngọc” là tấm gương sáng cho học sinh noi theo,người Thầy giáo là “ Bác sĩ của tâm hồn” có tấm lòng nhân ái cứu chữa những con người tha hóa biến chất thành những con người có tâm hồn trong sáng hơn Trong xã hội Việt Nam ,từ bao đời nay người Thầy là biểu tượng cao quý tượng trưng cho trí tuệ tài năng của xã hội . Dân ta vẫn nói “ Không Thầy đố mày làm nên” .Dẫu rằng người Thầy không phải là tất cả nhưng đội ngũ các Thầy Cô giáo có vai trò quyết định trong sự nghiệp nâng cao dân trí ,đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài Ủy ban Quốc tế về giáo dục đã nêu chủ đề về giáo dục là “ Học tập là của cải nội sinh” Với 4 mục đích gọi là 4 trụ cột “ Học để biết ,học để làm,học để chung sống với người khác ,học để tự khảng định mình” . Bằng cảm xúc của mình ,nhà thơ Xipanốp (LX cũ) đã khái quát thành những vần thơ chứa chan tình cảm “ Mai sau con cỡi gió mây Con bay vượt biển,con bay hàng ngàn Nhưng đường cũng chẳng gian nan Bằng đi từ ghế sang bàn hôm nay !” Hàng năm cứ đến ngày 20-11 các nhà giáo lại thấy lòng mình sống động một niềm vui ,vinh dự và tự hào được học trò của mình qua các thế hệ thăm hỏi ,chúc mừng vời tấm lòng thành kính Thay cho lời kết của bài tâm sự này tôi nhắc đến câu nói của nhà giáo dục Ginôvi ép (LX cũ) “ Để cung cấp cho người học một hạt nhỏ hào quang kiến thức ,người Thấy giáo đã phải uống cạn một biển cả ánh sáng’. Lịch sử mãi mãi ghi nhận công lao vinh quang của những con người đứng trong hàng ngũ ấy . TÂM SỰ NHÂN NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20-11- 2010 Nói tới Nhà giáo đích thực ,là nhận ra con người trí tuệ và tài năng ,đức độ và nhân ái ,con người nhân. theo,người Thầy giáo là “ Bác sĩ của tâm hồn” có tấm lòng nhân ái cứu chữa những con người tha hóa biến chất thành những con người có tâm hồn trong sáng hơn Trong

Ngày đăng: 15/10/2013, 02:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w