Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 15 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
15
Dung lượng
159 KB
Nội dung
“Tôi sinh ra không phải để làm nhà văn mặc dù đã có lúc tôi ước mơ được trở thành một nhà văn (hoặc nhà báo). Tôi kể về cuộc đời mình như một lời tâm sự với những người đồng cảm. Đây không phải là một tác phẩm văn chương được đầu tư về mặt nghệ thuật nhưng nó được đầu tư về mặt tâm huyết. Chân thành cảm ơn những người đã đi cùng tôi suốt chặng đường gian khó nhất”. ---------------------------- 1. “Sinh ra làm kiếp hồng nhan” Vùng quê nghèo của mảnh đất gió lào cát trắng những năm 40 của thế kỉ 20, chiến tranh khắc nghiệt, tàn bạo và nạn đói hoành hành. Trong hoàn cảnh đó, có một người con gái đã sinh ra. Dẫu cho cuộc đời lam lũ nhưng nét đẹp trời phú ấy không hề phai nhạt. Tất cả những gì tôi biết về mẹ thưở thiếu thời chỉ là qua lời kể của bà ngoại và các dì vì mẹ tôi không bao giờ nói ra. Và có lẽ đó chính là điều đặc biệt ở mẹ tôi: không bao giờ lấy quá khứ của mình ra để dạy con. Sinh thời mẹ tôi đẹp lắm! Biết bao chàng trai si mê nhưng mẹ không bằng lòng vì sao thì tôi cũng không biết (hay tại cô gái đẹp nào cũng thế nhỉ? Họ nghĩ họ làm vậy sẽ tôn vinh thêm cái đẹp của họ chăng?). Và bây giờ, dù đã ngoài 60 nhưng bà hãy còn đẹp lắm. Không chỉ đẹp mà bà còn rất có tài ca hát và thêu thùa, may vá. Điều này tôi có thể chứng minh được vì tôi nghe bà hát ru rất nhiều và quần áo con nhà nghèo nên rách nát nhưng bà vá khéo đến nỗi không ai nhận ra đó là đồ vá. Rồi tuổi thơ của bà cũng qua khi các dì lần lượt ra đời. Những lo toan vất vả để đỡ đần bà ngoại chăm lo cho các dì chôn vùi đi những suy nghĩ về câu chuyện hoàng tử hay công chúa trong cổ tích. Giờ, bà là chị cả của năm đứa em nheo nhóc khi vừa tròn 13 tuổi. Các dì lần lượt lớn lên và yên bề gia thất, còn bà vẫn tần tảo với vai trò người chị trong gia đình. Năm 35 tuổi, bà ngoại ép gả mẹ tôi làm lẽ cho một gia đình khá giả ở làng bên. Mẹ tôi không chấp nhận vì mẹ đã đem lòng yêu một anh bộ đội vũ trang từ huyện khác đến đóng quân ở gần làng tôi. Mối tình vụng trộm ấy bị ông bà ngoại tôi phát hiện. Cũng giống như nhiều bộ phim tôi xem, dì tôi kể rằng, mẹ bị trừng phạt: ông bà trói mẹ vào cột nhà, không cho đi đâu và thậm chí là đánh đập rất dã man. Nhưng quy luật cuộc sống là thế: cái gì càng cấm đoán thì người ta lại càng bấm bụng lăn xả vào. Ông bà càng cấm đoán thì tình yêu của bố mẹ càng thắm thiết hơn. Bố làm liều vào nhà thưa chuyện nhưng bị ông bà hắt hủi. Mẹ quyết định đi công nhân hỏa tuyến để hai người được gần nhau. Nhưng trên đời này, chỉ có tình yêu thực sự mới làm nên sức mạnh. Và khi tình yêu đã đến thì mọi áp lực ngăn cản cũng vô ích mà thôi. Có lẽ biết vậy nên bà ngoại tôi chấp nhận, chắc cũng chỉ vì thương con. Nhưng chấp chận rồi thì không phải mọi chuyện sẽ qua, bà ngoại thờ ơ, miệt thị bố tôi. Buồn lòng, mẹ hay vào đơn vị của bố để tâm sự. Và thế là chuyện gì đến cũng đến, bà mang thai. Ngày xưa (và cho đến bây giò, thậm chí là cả mai sau) thì đây là một tội lỗi tày đình, ông bà tôi kiên quyết từ con. Tình huống bắt buộc bố tôi phải lựa chọn: hoặc là giải thoát cho mẹ hoặc đẩy mẹ vào cảnh “không còn mặt mũi nhìn thiên hạ và đất dung thân”. Trớ trêu thay cuộc đời này ai biết được chữ ngờ. Hạnh phúc luôn có những giá trị khắc nghiệt riêng của nó. Sự thật là bố tôi đã có vợ và bốn người con gái. Khi biết vợ ông không còn khả năng sinh nở mà ông thì chưa có con trai nối dõi tông đường nên ông hy vọng tìm được một đứa con trai nơi mẹ tôi. Chắc có lẽ trong thâm tâm ông, ông cũng không muốn như thế nhưng vì tình yêu của mẹ tôi dành cho ông quá chân thành nên ông tự đẩy mình vào tình thế “đã phóng lao phải theo lao”. Mẹ tôi quá choáng váng, đã có lúc bà nghĩ đến cách giải thoát cho bản thân đó là kết thúc cuộc sống. Chắc chắn cho đến bây giờ bà vẫn không sao hiểu được cái giá của hạnh phúc lại đắt đến thế. Đã ngoài ba mươi, các em đã yên bề gia thất, còn bà đó là tình yêu đầu đời. Và có lẽ bây giờ tôi tin bà vẫn không thể hiểu được thứ tình yêu mà bố tôi dành cho bà là gì nữa. Có chăng sự thật chỉ là sự lợi dụng (đây là quan điểm của tôi vì lúc này tôi đủ lớn để nhìn nhận một sự việc). Bố tôi về thưa chuyện với gia đình, và tôi không hiểu sao người vợ của ông lại không hề phản đối, thậm chí còn đi “hỏi vợ hai” cho chồng. Có phải người phụ nữ nào và ở thời nào cũng thế: cam chịu và nhịn nhục, tất cả cho chồng, cho con mà quên đi bản thân mình (Cũng có thể trong lòng họ đã nỗi sóng nhưng không dám tuôn trào. Đơn giản, chỉ vì họ là phụ nữ, sao phải thế nhỉ?). Sau này, khi lớn lên, tôi luôn xem điều đó là món nợ ân tình thứ nhất mà tôi tự định đoạt và có nghĩa vụ phải trả cho người phụ nữ ấy khi tôi thành đạt. Bởi nếu tôi là bà thì chưa chắc tôi đã làm được như thế vì có ai lại đem hạnh phúc của mình san sẽ cho người khác bao giờ. Ngày mẹ tôi theo bố tôi về quê chồng là ngày bà ngoại tôi đau lòng nhất (tôi cũng chẳng hiểu vì sao mà dì tôi lại nói như thế) và cũng chẳng ai biết được mẹ tôi nghĩ đang nghĩ gì. Còn tôi, bây giờ tôi cố gắng tưởng tượng ra hình ảnh ấy, cảm xúc ấy nhưng không thể. Bây giờ, tôi vẫn nghĩ chắc bà rất hạnh phúc vì bà được sống với người bà yêu nhưng ngay sau đó, chắc chắn bà thù hận vì sợi dây tơ hồng oan nghiệt ấy lại chôn vùi bà trong nỗi cô đơn suốt cả cuộc đời. Bước qua cây cầu Già là bà đã bước sang một vùng đất khác. Ở nơi đó bà sẽ phải chấp nhận những gì mình đã lựa chọn: làm dâu, làm vợ lẽ cho người ta. Có lẽ lúc sinh ra, bà được cha mẹ và tạo hóa ban cho vẻ đẹp nên lấy đi phần hưởng hạnh phúc như bao người khác của bà. Thế nên, trong suy nghĩ của tôi luôn tồn tại thuyết nhân quả - cho thế nào thì nhận lại thế ấy. Ông trời không phân biệt đối xử với ai bao giờ. Và mẹ tôi, từ lúc tôi biết suy nghĩ cho đến bây giờ tôi luôn thấy rằng: bà nhận quá ít mà cho đi thì rất nhiểu. Đó là điều bất hạnh của bà. Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung. 2. Đoạn trường ai có qua cầu mới hay Tình yêu qua đi. Cuộc sống đến rất nhanh. Tất cả mọi việc khi làm đều không dễ dàng như khi chúng ta vẫn nghĩ. Những cú va chạm mạnh khiến người ta đau buốt để rồi lúc khác họ dè dặt hơn để né tránh. Nhưng có những cú va chạm mạnh đến nỗi khiến người ta tàn phế suốt cả cuộc đời. Như mẹ tôi, tôi tin chắc rằng đó là lần đầu tiên và cũng là lần cuối cùng bà cảm nhận nỗi đau đớn: tình yêu đầu đời đã trao lầm vào nơi không có chỗ cho tình yêu! Đứa bé đầu tiên sinh ra kết quả của mối tình vụng trộm (hay chỉ là sự lợi dụng của bố tôi để kiếm một cậu con trai như tôi vẫn nghĩ). Và đó là một cô con gái tiếp theo. Ông rất buồn. Vì đó không là kết quả của ông mong muốn. Ông còn chịu sự dèm pha từ gia đình, họ hàng và làng giềng. Đau khổ cho ông hơn nữa khi ba tháng sau, vợ trước lại hạ sinh cô con gái thứ tư. Buồn vì hai cô con gái chào đời một lúc, ông vào đơn vị ở luôn không về (trong suy nghĩ của tôi, tôi thể nào chấp nhận một người chồng, người cha vô trách nhiệm như thế). Mẹ tôi ở nhà chồng trong cảnh đơn thân lẽ bóng, chịu sự lạnh lùng, khinh miệt của nhà chồng. Chị tôi thì bệnh tật, sài lở nhưng không có ai chăm sóc. Không thể trách họ, nếu tôi là họ, tôi cũng sẽ làm thế! Bởi có ai lại chia sẽ cha, chồng của mình cho một người khác bao giờ! Chịu không nỗi cảnh sống khắc khoải như thế, mẹ tôi bồng chị về nhà bà ngoại. Lúc này, chị tôi được ba tháng tuổi. Những chuỗi ngày cay đắng của mẹ lại chuyển sang trang khác. Cây cầu Già vẫn còn đó như một nhân chứng sống in đậm những dấu chân buồn, khắc khoải của mẹ. Quê mẹ! Mảnh đất khách có thể từ chối chúng ta nhưng quê mẹ thì không bao giờ, dù có chuyện gì xảy ra với chúng ta thì quê mẹ vẫn luôn giang rộng vòng tay chào đón những người con lầm đường lạc lối trở về. Bà quay trở về mảnh đất đã sinh ra. Dù cho nó có nghiệt ngã đến đâu thì đó cũng là nơi bà có thể được sống. Còn tôi, đến thời điểm này, tôi đã tin vào hai từ “số phận” mặc dù nghĩa của nó về mặt tâm linh có thể tôi hiểu chưa thực sự đúng với bản chất của nó trong cuộc sống của chúng ta. Ngày trở về, bà ngoại là người đầu tiên cho mẹ tôi thấy cái giá của sự “trứng khôn hơn vịt” (câu nói mà từ khi tôi sinh ra, biết nghe, biết hiểu thì mỗi ngày tôi được nghe không dưới một lần từ miệng của bà). Nhưng dù cho người con có làm ra tội lỗi gì đi nữa thì tình mẫu tử thiêng liêng bao giờ cũng thắng. Nhìn mẹ tôi quay trở về với thân hình tiều tụy và đứa con thơ khát sữa thì ông bà tôi dù rất giận nhưng cầm lòng sao nỗi. Ông bà làm cho mẹ một căn chòi trong mẫu đất gần nhà để nuôi con. Bao nhọc nhằn cũng qua khi có hàng xóm, các dì đỡ đần qua lại với mẹ tôi. Chị tôi được một tuổi thì ông bà ngoại tôi bắt mẹ tôi mang chị tôi vào cho bố tôi nuôi. Và tôi, cho đến bây giờ tôi vẫn không sao hiểu được mẹ tôi lại làm điều đó. Ai lại nỡ để đứa con thơ xa rời vòng tay mẹ như thế! Chị tôi được gia đình ông bác mang về nuôi. Thỉnh thoảng, bà vào thăm con mà lòng đau như cắt. Bà trở về, chân bước qua cây cầu Già, nuốt nước mắt chảy ngược vào trong khi nhìn đứa con thơ gào thét đòi mẹ. Chị tôi lên năm tuổi, bố tôi về hưu. Cũng có vài lần ông qua lại thăm mẹ tôi. Nhưng bà ngoại tôi vẫn không tiếp đón. Đây cũng là một phần nguyên nhân dẫn đến tình cảm của bố tôi và mẹ nhạt dần. Bác tôi cho chị tôi đến trường mẫu giáo, nhưng bọn trẻ học cùng không hiểu sao chúng biết gì về chị tôi mà cứ vắng mặt bác tôi là chúng bắt nạt, đánh đập. Sau đó, mẹ tôi đón chị về nuôi. Chị về với mẹ, không hiểu sao sau đó bố tôi ra thăm con nhiều hơn. Và mẹ tôi lại mang thai, còn nước còn tát. Ông hy vọng đây sẽ là một cậu con trai để ông thỏa lòng mơ ước và “mở mày mở mặt” với bà con, hàng xóm (bây giờ tôi mới nhận ra, bố tôi cũng chỉ là một con chiên mù quáng của xã hội phong kiến mà thôi). Rồi một ngày cuối đông, tôi chào đời. Tôi sinh ra mà không có mặt bố bên cạnh. Bà ngoại kể lại rằng, khi sinh tôi ra lại là con gái nên dấu bố, không đi gọi bố ra nhìn con. Hai tháng sau, người vợ trước của ông linh tính chuyện sinh nở nên ra thăm mẹ tôi (chắc bà cũng biết chuyện, nếu sinh con trai thì đã di gọi bố đến ăn mừng rồi). Tôi không biết vì lòng nhân ái hay sự cảm thông lẫn nhau giữa những người phụ nữ mà bà lại ra thăm mẹ tôi (sau đây tôi xin được gọi bà là mẹ cả). Mãi mấy tháng sau tết bố tôi mới ra thăm tôi. Và đó cũng là lần duy nhất ông đến thăm tôi mà tôi thì chưa đủ lớn để biết mình đã được gặp bố một lần. Sau đó, nhũng gì về bố tôi, tôi không được biết cũng không cần phải biết vì tôi lớn lên trong vòng tay của mẹ, không biết bố mình là ai, mặt mũi như thế nào. Một ngày, mẹ cả ra thăm, mang theo một ít gạo và tiền. Hay đâu, cả gia đình họ vào Nam sinh sống với người con gái lớn (sau này tôi gọi là chị Hai). Chút nghĩa tình còn lại là một gánh khoai, bà dặn mẹ tôi, gần đến ngày họ đi thì vào lấy về mà ăn và ráng nuôi con một mình. Tôi biết (hay đúng hơn là tôi tưởng tượng) mẹ tôi đã khóc rất nhiều. Bố tôi không ra chào tạm biệt vợ con. Mấy ngày sau, mẹ tôi chuẩn bị một ít chè xanh và chuẩn bị cả nỗi đau bà đạp xe gần ba mươi cây số để vào tiễn chân gia đình bố tôi vào Nam. Vừa đến nơi thì gia đình họ đã chuẩn bị lên xe cả rồi. Không nói được lời nào. Chuyến xe đưa chồng đi xa dần. Bà chết lặng nhìn bóng hình mà mình trao thân gửi phận cả cuộc đời nay mất hút trong nghẹn ngào. Chiếc nón lá phất phơ giữa lòng đường lạc lõng. Mẹ trở về, chân lại bước qua cây cầu Già ấy…Tôi vừa tròn hai tuổi. Buổi sáng sớm ấy luôn hiện hữu trong tôi dù chỉ là tưởng tượng (sau này khi tôi vào ở với bố, mẹ cả vẫn hay nhắc lại cho tôi nghe). Trở về với hai đứa con thơ và đôi bàn tay trắng. Số tiền họ cho chỉ đủ ăn dăm ba ngày. Từ đây, giông tố và thử thách luôn đi cùng cuộc sống của mẹ. Có gì đau khổ hơn khi mình tự chuốc lấy đau khổ cho mình. Trái ngang luôn làm cho người ta nhận thấy rõ con người thật của mình hơn. Người mẹ với đôi bàn tay trắng và hai đứa con thơ sẽ làm gì với cuộc sống không người đàn ông trụ cột cộng với sự khinh miệt của hàng xóm và đay nghiến của người thân. Cuộc sống của mẹ con tôi bị hàng xóm xem là “sống ở đợ” vì lấy chồng mà không được ở quê của chồng. Mẹ tôi bị xem là chồng bỏ mà đó là điều mà con gái dòng họ Lê danh giá nhất làng không thể xảy ra, lại xảy ra với mẹ tôi. Từ đây, kiếp làm trâu ngựa đè lên đôi vai gầy của mẹ… Ngày lại ngày rau cháo nuôi con. Mẹ đi làm thuê cuốc mướn với đủ thứ nghề. Trong làng ai có việc cần làm là bà đi làm ngay bất kể nắng mưa với hy vọng cuối cùng là cuối ngày mang về cho hai đứa con miếng gì bỏ bụng. Tôi nhớ như in, mỗi lần mẹ đi như thế, bà thường nhốt lai chị em tôi vào nhà và khóa trái cửa lại. Một túp lều tranh không đủ để cho chị em tôi bò lăn, chị em tôi khóc thét vì đói và vì sợ trong sự bàng quan của mọi người xung quanh. Sau này, tôi vẫn nghe bà kể lại rằng, có hôm bà đi về thấy hai chị em tôi miệng dính đầy phân người, bà hiểu ra vấn đề, ôm con vào lòng mà khóc. Nhưng không thể khác hơn được, hôm sau bà lại phải nhốt chúng tôi để đi làm thuê bởi không ai chăm sóc cũng chẳng ai thèm chơi với chúng tôi. Thế giới tuổi thơ mẫu giáo trong tôi chỉ có thế. Có khi nào mẹ nghĩ rằng, nhìn căn nhà tranh rách nát dù đã được đôi tay khéo léo của bà cố gắng sắp xếp bao nhiêu thì nó vẫn cứ bộn bề ngang dọc, bà có thấy tương lai chúng tôi mù mịt như những đám mây nếu chẳng may bà có mệnh hệ gì…Tuổi thơ của chị em tôi không có bà Tiên, cô Tấm. Chỉ có hình ảnh người mẹ lam lũ tảo tần sớm hôm. Từ lúc tôi biết nghĩ, tôi đã không bao giờ tin là có cô Tấm. Vì nếu có cuộc đờitôi sẽ khác. Còn giờ đây, khi lớn lên tôi lại muốn làm một cô Tấm với mong muốn đem lại cho đời những điều tốt đẹp nhất của thực tế chứ không phải mơ mộng hão huyền. Dù cho mai sau tôi không làm được gì thì tôi vẫn luôn tự tin rằng: mình mang trái tim của một cô Tấm. 3. Gió đưa cây cải về trời Rau răm ở lại chịu lời đắng cay. Tôi bước vào lớp một. Mẹ mang tôi đi mà giấy khai sinh và đặt tên tôi là Nguyễn Thị Hồng Quyên với hy vọng cuộc đời của tôi sẽ khác (rất tiếc sau này khi làm hồ sơ sai sót thế nào mà tờ giấy bản sao lại mất đi chữ “Hồng”). Quyên là xinh đẹp, Hồng là nết na. Mẹ mong tôi là người vừa xinh đẹp vừa nết na để đời không phụ. Tôi lờ mờ nhận ra, mình vẫn có cha như người khác vì trong giấy khai sinh vẫn có tên cha nhưng không dám hay đúng hơn là tâm hồn một đứa trẻ như tôi chưa quan tâm lắm đến việc mình có cha hay không nên không hỏi mẹ. Tôi sợ nhất là khi bà ngoại tôi đay nghiến mẹ “cái đồ trứng khôn hơn vịt mày thấy chưa, bây giờ nó bỏ mày cùng hai đứa con mày thấy mày dại chưa con…”. Tôi thường thấy mẹ hay chăm sóc một chiếc gối màu đỏ có thêu hình hai con chim và có dòng chữ “trăm năm hạnh phúc”. Sau này tôi mới biết đó là kỉ vật còn lại của mẹ và bố. Mẹ thêu hai chiếc, chiếc của bố thì bố làm mất hay lạc đâu thì tôi không biết nhưng chiếc còn lại mẹ giữ là chỗ kê đầu của chị em tôi hàng ngày. Trong chiếc gối ấy là cả tâm hồn và bí mật mà mẹ lưu giữ. Sau này, khi đi học và biết chữ, chị em tôi lén mở nó ra hy vọng tìm được gì trong đó. Và thật bất ngờ: trong vỏ gối là những lá thư mà ngày xưa bố hay viết cho mẹ. Giờ đây, khi lớn lên, tôi đâm ghét cái trò ấy của mình hồi xưa, vì khi nghĩ lại, tôi ước mình đừng biết, đừng đọc những lá thư ấy. Vì những lá thư ấy mà tôi luôn nghĩ rằng: tất cả những gì bố nói với mẹ đều là giả dối. Lúc tôi đi học gần hết cấp một thì ý niệm về vai trò một người cha trong nhà hình thành, tôi cũng không hiểu sao bố tôi lại không có trong nhà. Hàng xóm lời qua tiếng lại hay cậy thế là họ có đàn ông trong nhà còn nhà tôi chỉ có ba mẹ con đàn bà nên thường bị ăn hiếp. Tôi vẫn luôn nuôi hy vọng một ngày bố tôi sẽ về với tôi. Lúc ấy, tôi không hề có ý căm ghét ông mà thậm chí luôn tin ông là một người bố tốt đã đi làm ăn xa, rồi có ngày ông sẽ về với mẹ con tôi và chúng tôi sẽ không bị bắt nạt nữa. Tôi để ý lâu lâu lại có người hàng xóm hỏi mẹ tôi “nghe nói là cha nó có gửi tiền về ho hai đứa đóng học phải không”, mẹ tôi trả lời rằng “thỉnh thoảng cũng có chị à” mà quay mặt đi. “Ừ, phải vậy chứ! Vậy là tốt rồi”. Người nông dân là thế. Mọi câu chuyện họ san sẽ cho nhau dẫu muốn hay không cũng chỉ là sự an ủi và mọi thứ luôn bắt đầu bằng “nghe nói thế”, “nghe rằng”… Chị em tôi lớn lên trong gian khổ nên học được đức tính cam chịu. Nghèo đói, thiếu thốn nên hễ biết làm là mẹ cho chúng tôi đi làm thuê. Quê tôi là một vùng đất cằn sõi đá, miếng ăn chỉ nhờ vào ba sào ruộng, mấy luống khoai nên chúng tôi chỉ đủ ăn khi mùa màng đến. Được mấy tạ lúa mà mọi thứ đều trông chờ vào nó nên chúng tôi phải đi làm thuê để kiếm tiền học. Cuộc sống cứ thế quanh quẫn mãi. Ra giêng là hết cái ăn vì lúc đó làng cũng chẳng có việc để làm. Chị em tôi đi mót khoai, lúa, thậm chí là đi hái trộm rau lang về nấu cháo ăn qua ngày. Chị biết làm nhiều hơn nên mẹ cho chị đi ở đợ cho người ta để họ cho cái ăn, cái mặc và tiền đi học. Tôi hãy còn ngây thơ ngủ rất ngon còn mẹ đang khóc vì giường nay trống một chỗ nằm. Rồi đến lượt tôi đi ở khi tôi biết làm việc. Người ta không trả công cho tôi vì tôi quá nhỏ. Họ chỉ cho tôi ăn cơm và mua dép cho tôi đi. Tôi nhớ có người từng hỏi tôi rằng “mỗi tháng chị en mày mang về cho mẹ mấy kí lúa” . Tôi ngây thơ trả lời rằng họ không cho tiền, chỉ cho cơm ăn thôi, tiền học mẹ vẫn phải đóng. Chúng tôi nào biết sức lao động hay giá trị lao động là gì, miễn sao không bị đói và không bị bỏ học dở dang. Cuộc sống khó khăn hơn khi hai chị em tôi bước vào cấp hai. Mẹ bảo rằng giá nào mẹ cũng phải lo cho chị em tôi đi học hết cấp hai. Sự vất vả càng ngày càng gấp bội khi chúng tôi đang ở tuổi ăn tuổi lớn. Xin được ba sào ruộng công để làm lúa thì lại không có ai cày bừa cho cả. Mẹ khổ vì con hay tại ông trời tàn nhẫn. Dù mưa hay nắng mẹ vẫn gặt thuê cuốc mướn để đổi công cày bừa. Có lẽ chúng tôi làm mẹ khổ hon khi bà ngoại lại lời ra tiếng vào và đay nghiến mẹ tôi “cho nó học cao rồi nó cũng chẳng xé chữ ra mà ăn được đâu, con không có cha trong nhà thì học lắm cũng thế thôi con ạ”. Dù thế, chúng tôi học cũng thuộc vào loại khá và lại ham học hơn con người ta nên mẹ lại càng vất vả hơn khi quyết tâm cho chúng tôi đi học. Có những ngày nhà hết gạo, vay không được, chị em tôi đi đào rau má về nấu cháo ăn, đói quá, lả người đi mà vẫn lội nước đến trường. Cũng vì đói mà phải làm nhiều nên mẹ tôi bị bệnh lao lực. Mẹ ho rất nhiều. Cơm với khoai hấp xéo chung ăn chán lại đến cháo hoặc canh khoai lang ăn với cà pháo. Có ai tin rằng, tôi từng bưng chén cơm ra sau nhà để gạt mấy miếng khoai ra vứt bỏ đi vì ăn nhiều đến nỗi tôi không tài nào nuốt nỗi khoai nữa. Và mẹ tôi phát hiện ra nên sau đó mẹ nấu cơm hấp khoai nhưng không xéo ra chung để bà gạt cơm cho tôi ăn. Tôi ăn ngon lành không chút đắn đo. Hết khoai, hết gạo, hết rau thì chúng tôi đi đào củ chuối về luộc trộn với mè ăn. Đó là những tháng ngày huy hoàng nhất trong cuộc sống của chị em tôi lúc bấy giờ vì có thể xem đây là một món ăn xa xỉ với nhà nghèo (sau này khi tôi kể lại với bạn bè của mình không ai tin nỗi là những năm chín mươi của thế kỉ hai mươi ở quê tôi sao mà lại giống cảnh những năm bốn lăm đến vậy). Mùa mưa lũ về kiếm ăn càng khó. Nước lũ tràn về là những ngày lao động của mẹ con tôi. Khi khoai gạo hết thì “sỏi đá cũng thành cơm”. Những gia đình nghèo trong làng lên núi đào đá về đổi gạo ăn (đổi cho nhà giàu học đóng gạch xây nhà). Bây giờ nghĩ lại tôi thấy thật khủng khiếp. Đá được lấy từ nghĩa địa. Chúng tôi không ngần ngại khoét sâu vào những nấm mồ để tìm đá thật nhỏ, thật mịn mới đổi được nhiều gạo. Có lần, người thân của họ đến và ẩu đã xảy ra. Họ dọa sẽ báo chính quyền địa phương nhưng chúng tôi nào có sợ. Thế là hai bên đuổi đánh nhau, có khi chúng tôi phải bỏ của chạy lấy người. Đi làm vậy suốt mùa mưa, rồi có người nói với mẹ tôi sao không dự trữ một ít đá mà xây nhà. Thế là mẹ con tôi nuôi ý định xây nhà, đào được ba thúng thì đổi hai thúng, giữ lại một thúng. Rồi không biết mấy mùa mưa qua, đống đá thì ngày càng to lên mà căn nhà thì vẫn ở trong mơ. Nhà của chúng tôi vẫn là một cái nhà tranh rách nát, xiêu vẹo phải chống cột hai đầu cho gió khỏi thổi bay mất. Ngồi trong nhà nhưng ban ngày thì nhìn thấy mặt trời, còn ban đêm thì đếm được sao! Mùa đông về thì lạnh cóng cả tay chân vì áo ấm không có mặc mà gió thì thỏa sức bay vào. Hễ trời mua thì tất cả những gì đựng được đều được huy động ra để hứng nước. Tôi nhớ, tôi có một vài người bạn học muốn đến nhà chơi nhưng không dám dẫn họ về vì tôi sợ họ thấy nhà tôi rồi không dám đến lần nữa! Nhưng dù cho có đói rét đến đâu thì chúng tôi luôn cảm nhận được tình yêu bao la của mẹ. Đêm đêm, chị em giành nhau rúc vào lòng mẹ cho ấm. Đôi chân mẹ kẹp chặt mình vào chân chị em tôi. Hồi ấy, tôi lại mắc bệnh đái dầm nên mẹ phải đổi chỗ cho tôi liên tục. Chỗ nào ướt là mẹ lại nằm cho khô rồi đưa tôi qua đó. Nhà tôi không có điện, chỉ dùng đèn dầu, mùa nóng thì mẹ phải quạt suốt đêm cho chúng tôi ngủ. Có khi nóng quá, ba mẹ con phải mặc đồ lót, trải chiếu xuống nhà nằm cho mát… Rau cháo. Đói khát. Rét lạnh. Ngày này qua ngày khác. Từng câu hát ru của mẹ đưa chị em tôi lớn lên như thế. Dù trong gian khó vẫn có mùa xuân. Ngày tết, nhà tôi nghèo không có thịt để ăn nhưng tôi vẫn luôn mong đến tết. Nếu tết về, người ta tốt bụng có đồ cũ không dùng, họ sẽ cho chị em tôi mặc. Nếu có tiền, mẹ vẫn mua cho chị em tôi chiếc áo mới để khỏi tủi thân với bạn bè. Và sau tết, nó được xếp lại gọn gàng chờ tết năm sau…Sức khỏe của mẹ ngày một yếu đi. Mẹ ho nhiều hơn. Nhìn thấy mẹ quằn quại trong cơn ho mà đôi mắt đứa trẻ hơn mười hai tuổi không biết nói thế nào để cho mẹ hiểu rằng con thương mẹ nhiều lắm. Lặng rồi cả tiếng con ve Con ve cũng mệt vì hè nắng oi Nhà em vẫn tiếng à ơi Kẻo cà kẽo kẹt mẹ ngồi mẹ ngồi mẹ ru Lời ru có gió mùa thu Bàn tay mẹ quạt, mẹ đưa gió về Những ngôi sao thức ngoài kia Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con Đêm nay con ngủ cho giòn Mẹ là ngọn gió của con suốt đời 4. Còn cha gót đỏ như son Chúng tôi lớn lên mà không có bàn tay của cha. Chúng tôi sống mà không có thời gian để nghĩ về người cha của mình nay đang ở đâu và sống như thế nào. Mẹ vẫn không bao giờ nói đến nhưng tôi biết bà vẫn hay về trong quê của ông để tìm tin tức chồng. Sau này, bà hay đưa chúng tôi đi theo. Mấy lần, chị em tôi vào thăm cha mẹ của mẹ cả. Chúng tôi xem ông bà như là bà ngoại của mình. Hồi ấy, mẹ tôi vẫn đẹp. Có mấy người đàn ông đến nhà. Họ lấy cớ là đến uống nước và ăn trầu nhưng thực ra là có mục đích khác mà bản thân chúng tôi dù nhỏ vẫn nhận ra. Chúng tôi giãy nãy lên và xua đuổi họ, thậm chí ghét họ dù họ rất tốt bụng. Họ giúp chúng tôi làm những việc mà ở quê họ vẫn xem là việc của đàn ông trong khi nhà tôi thì thiếu người đàn ông gánh vác. Bây giờ nghĩ lại thấy mình thật trẻ con và ích kỉ. Tình thương của chúng tôi dành cho mẹ và mẹ dành cho chị em tôi không thể san sẻ cho bất kì ai (nếu công bằng mà nói trong khi mình đi lấy của người khác). Tôi luôn nghĩ về bố với hình ảnh của người cha đẹp nhất. Chị tôi thì khác. Có lẽ chị biết nhiều hơn về bố hay tại chị lớn hơn tôi trong cách nghĩ. Có lần, tôi nhìn thấy chị gạch tên ông không thương tiếc trong sổ liên lạc. Tôi không biết rằng chị rất hận bố. Còn tôi, tôi luôn nuôi hy vọng một ngày không xa ông sẽ trở về, và tôi sẽ cho lũ con nhà giàu trong làng biết rằng, bố tôi vẫn sống và trở về. Mỗi lần chơi trò, tôi hay bị bắt bạt và chúng nguyền rủa tôi là con nhà không cha. Tôi chưa hiểu hết giá trị của câu nói ấy nhưng cũng biết là chúng đang xúc phạm tôi và tôi đã lao vào đánh nhau với chúng. Về nhà, mẹ lại đánh tôi đau hơn. Mẹ bảo rằng kệ chúng nó, không có cha sao có được con, sao lại phải đi đánh nhau với chúng nó. Vậy là thôi, tôi không đánh nhau nữa. Nhưng thực ra, mỗi lần đánh nhau thì tôi rất sợ chúng dọa “tao sẽ mách bố tao đánh chết mày” bởi vì cha chúng nó là đàn ông, còn tôi làm gì có…Tôi thậm chí không nhớ nỗi khuôn mặt cha mình, nhà cũng chẳng có lấy một tấm hình. Có nhiều người hỏi tôi là có biết mặt cha không, tôi ngây thơ trả lời rằng mẹ tôi nói cứ nhìn mặt chị tôi là thấy bố vì chị tôi giống ông như lột. Thế thì, mặt chị chính là mặt bố! Và một ngày, mẹ đã tìm ra địa chỉ của bố ở trong Miền Nam. Tôi vội vàng viết thư cho bố. Chị tôi biết và xé tan tành. Mẹ và dì tôi quay mặt đi chỗ khác… Cuối năm tôi học lớp sáu, mẹ tôi bươn chải vay mượn và đóng được gạch làm tường thay cho mái tường đất mối mọt. Mái nhà thì trước là mái ngói, sau là mái tranh. Chỉ có vậy thôi mà mẹ tôi đã nợ nần chồng chất. Bởi vì nếu có người đàn ông làm thì mẹ tôi không phải thuê người. Thế là ba mẹ con thay nhau làm thuê để trả nợ. Bệnh mẹ ngày càng nặng hơn thêm tâm lí không ổn định nên bà hay cáu gắt và chúng tôi thường bị no đòn vì những lí do không đáng có. Bà ngoại tôi lại được lướt tha hồ chì chiết mẹ tôi “trứng khôn hơn vịt để bây giờ khổ hai đứa con”. Tại ai? Tôi cũng chỉ biết hỏi trời! Ông ngoại tôi rất thương chúng tôi. Trong tôi, hình ảnh của ông ngoại là đẹp nhất: một ông tiên hiền lành và nhân hậu. Có miếng gì ngon ông cũng để dành và ông là người bảo vệ tôi khi bị ai bắt nạt. Cuối năm tôi học lớp bảy, ông tôi bị bệnh và mất. Tôi mất đi chỗ dựa tinh thần lớn nhất. Và tôi cũng không ngờ hai tháng sau, mồ ông chưa lên cỏ thì tôi đã bước qua giai đoạn khác của cuộc đời. 5. Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Hè về, trời nắng như lửa đốt. Gió Lào thổi khô khan cả ruộng đồng cây cỏ. Đất cày khô trắng như cát. Cây lá vàng khô. Quê nghèo nhìn xác xơ lại càng xơ xác. Vào một buổi chiều… Tiếng xe máy xình xịch tới cầu. Mọi người rôm rả. Họ dòm ngó, dò xét những vị khách lạ mặt đến làng. Người nông dân xưa nay vẫn thế. Họ sống có tình có nghĩa nhưng lại rất nhiêu khê. Chiếc xe ấy dừng lại ở ngõ nhà tôi. Tôi đang chơi trò với lũ bạn nghèo xóm trên thì có người gọi “Quyên ơi, cha mày về rồi kìa nhưng mẹ mày không có nhà”. Tôi ù té chạy. Chạy thật nhanh…Chiếc xe vừa vào đến sân thì tôi cũng vừa lao tới. Trước mặt tôi là một người đàn ông và một người phụ nữ trạc tuổi mẹ tôi. Cái cảm giác lúc ấy sao mà khó nói thành lời: vừa hồi hộp, vừa lo lắng; vừa hạnh phúc lại vừa hoang mang. Tôi run bắn lên, muốn òa lên khóc nhưng lại không khóc được. Sau một hồi đứng sững với thái độ lạ kì, tôi vòng tay lại và mếu máo chào “con chào cha mẹ”. Thế là người đàn ông bật cười quay sang nhìn người phụ nữ. Trong đầu tôi lúc ấy không biết nghĩ gì và mình phải làm gì tiếp theo. Nếu là bố tôi thì ông phải có thái độ khác chứ? Sao lại thế nhỉ? Tôi linh cảm được có gì đó bất bình thường. Sao mẹ mãi không về chứ? Chị thì đang đi gặt thuê cho người ta. Một mình tôi đang đối diện với một điều gì đó mà tôi không biết. Thật may, mẹ tôi đã về. Bà hớt hải cởi vội chiếc nón lá với một tâm trạng tôi tin cũng chẳng khác tôi là mấy. Thoáng vẻ mặt thay đổi. Mẹ cất tiếng chào “chào chị, chào cậu”. Tôi hiểu ra và lúc này thì òa lên khóc thật to. Sau đó tôi chỉ nghe thoang thoáng lời họ nói “con bé này không giống anh ấy, con chị giống hơn thì phải…”. Mẹ tôi ôm tôi vào lòng. Sao tự nhiên tôi thấy tội nghiệp chính bản thân mình. Tưởng cậu em mẹ cả là cha của mình. Bên ngoài họ xì xào “hình như không phải cha nó, người phụ nữ kia là vợ của bố nó…”. Họ nói với mẹ tôi rằng bố tôi bị bệnh không về được. Nhưng mãi sau này tôi mới biết, bố tôi có về nhưng không muốn ra đối diện với mẹ và bà tôi. Mẹ cả bảo bố tôi muốn gặp chị tôi (tôi cũng không hiểu vì sao lại không phải là tôi). Lúc đầu chị tôi không đồng ý và nhất định không đi. Rồi ai đó nói với chị rằng “đi vào xin mấy đồng về cho mẹ mày trả nợ làm nhà”. Thế là chị tôi đi. Ngày hôm sau, chị trở về với một tâm trạng khác. Chị không còn cáu gắt khi nhắc đến bố nữa. Rồi ngày hôm sau khi ra chào bà tôi để vào Nam. Họ nói bố tôi muốn mang chị tôi đi theo mấy tháng rồi về. Một tháng, hai tháng trôi qua mà chị vẫn chưa về. Tôi còn quá nhỏ để nghĩ được nhiều hơn là nghĩ rằng “chị đã được đi với bố còn tôi thì không”. Mẹ tôi lo lắng chị sẽ không trở về. Bà ngoại tôi thì tha hồ chì chiết “đồ ngu, nuôi con bằng ấy rồi để nó về nó đưa con đi mất. Tao đã nói rồi, mày nuôi con một mình có sướng thân mày không, giờ để nó lấy mất…”. Thế là tôi cũng đâm nhớ và lo cho chị và mẹ. Đêm đêm mẹ hay hỏi một mình “sao họ mang con tôi đi lâu thế không biết”. Rồi một ngày, chị tôi trở về mang theo bao điều lạ (đối với tôi và cả những người hàng xóm) và một mớ quần áo cũ. Tôi hạnh phúc lắm. Bố cho chị hai trăm ngàn để mua xe đạp đi học. Hàng xóm qua lại luôn hỏi một câu như nhau “mày mang về mấy triệu cho mẹ mày trả nợ”. Họ nghĩ bố tôi giàu có lắm (đối với người dân quê đầu tắt mặt tối suốt ngày với ruộng đồng bao giờ họ cũng nghĩ cứ ra đi là giàu có). Tôi không nghĩ như họ. Chị tôi đi gặp bố chứ nào đâu phải đi xin tiền. Thế là đầu năm học mới, chị em tôi có xe đạp để đi. Đó cũng là tài sản quý giá nhất mà nhà tôi có lúc bấy giờ. Lũ bạn nhà giàu trong làng cũng bớt bắt nạt tôi. Nhưng mẹ tôi thì ngày càng yếu, tóc bạc ngày càng nhiều, cơn ho ngày một dài hơn. Mẹ không có tiền uống thuốc mà chúng tôi cũng không biết mẹ bị bệnh gì chỉ nghe họ nói đó gọi là bệnh lao lực vì sức khỏe yếu mà làm quá nhiều. Chúng tôi bươn chải kiếm sống và học được qua một năm nữa. Lúc này chị tôi hết lớp chín còn tôi hết lớp bảy. Rồi một ngày hè tiếp lại đến. Mẹ cả quay trở lại mang theo tâm nguyện của bố tôi là xin được mang tôi vào nuôi. Sau mấy ngày suy nghĩ và động viên tôi, bà quyết định cho tôi đi với hy vọng tương lai tôi sẽ khác. Tôi khóc nhiều lắm. Nhưng khi nghĩ về mẹ và chị, nghĩ đến ngày mai thì tôi quyết tâm thử một lần bởi như mẹ nói ở nhà học hết năm này thì chưa chắc năm tiếp theo con có thể đi học tiếp được. Tôi tự quyết định số phận mình. Chắt chiu được bảy ngàn đồng, tôi mua tặng cô giáo món quà nhỏ và rút hồ sơ để theo mẹ cả vào Nam. Đêm cuối cùng nằm bên mẹ và chị tôi không nghĩ được gì cả. Chỉ mong mọi việc qua thật nhanh. Tôi khóc không thành tiếng khi đi chào bà và các dì, thắp nén hương cuối cùng lên bàn thờ ông mà lòng tôi đau như cắt. Sáng hôm sau, mẹ tiễn tôi vào nhà quê bố. Dù nhỏ, nhưng tôi đủ nhận ra rằng: đi là chấp nhận khó khăn và thử thách để trưởng thành. Tôi hứa với ông là tôi sẽ làm được. Chiều hôm ấy mẹ quay về tôi mới biết cảm giác không có mẹ ở bên mình khi đi xa là như thế nào. Đêm đó, tôi nằm một mình ở nhà mẹ cả để mai đi sớm. Đó không phải là đêm đầu tiên tôi ngủ không có mẹ ở bên nhưng tôi lại thấy đêm dài vô tận. Ba giờ sáng, xe đến đón chúng tôi đi trong màn đêm. Chiếc xe lăn bánh mang tôi đi xa dần… Ngồi nhìn ra cửa xe, nước mắt tôi chảy nhưng không dám khóc thành tiếng. Tạm biệt quê hương. Chào tất cả những gì thân thương nhất. Tạm biệt dòng sông nhỏ đã tắm mát tôi mười hai năm trời – nơi bồi đắp cho tôi tình yêu quê hương, làng xóm. Tạm biệt con đường làng oằn khúc như chính cuộc sống của tôi. Tạm biệt ngã ba làng có cây ngô đồng với những đêm sáng trăng chơi đùa hóng mát cùng lũ bạn nghèo. Trời bắt đầu hửng sáng thì ngọn núi xanh cũng xa dần trong tầm mắt tôi. Khi không thể nhìn thấy gì thân quen nữa thì cũng là lúc tôi biết mình đã đi xa thực sự. Cuộc đờitôi từ đây sẽ bước sang một giai đoạn mới mà tôi không thể hình dung ra nó như thế nào. Quê hương nếu ai không nhớ Sẽ không lớn nỗi thành người. 6. Đất khách Hai ngày sau. Mọi thứ mở ra trước mắt tôi thật khác lạ. Tôi chưa bao giờ nhìn thấy nhiều thứ hay và đẹp đến thế. Những thứ mà trẻ em nghèo ở quê như tôi chỉ nhìn thấy trong tranh ảnh: đèn điện, nhà cao tầng, xe cộ…Lúc đó tôi thầm nghĩ “nếu mai này khi trở về, tôi kể chúng nó nghe hẳn chúng phải thích lắm cho xem”. Mắt tôi ngây ngô và dáo dác. Chiếc xe ôm dừng lại trước một căn nhà rộng lợp tôn sáng loáng. Đó chính là nhà bố tôi. Tôi cố nghĩ xem lát nữa mình gặp bố mình sẽ phải làm gì. Đám trẻ con trong nhà lao ra hò hét bằng giọng Miền Nam mà tôi cố lắm mới nghe được “bà Bầng vào rồi tụi bay ơi”. Đón tôi và mẹ là hai người chị. Tôi thấy đỡ lo phần nào. Chị Tâm cười đùa “sao mày đen thui thế, con Huyền nó trắng lắm mà”. Ừ nhỉ? Không hiểu sao tôi lại đen thui và bé tí tẹo. Học lớp tám rồi mà chỉ có ba chục kí lô. Tôi cố đưa mắt tìm xem bố tôi ở đâu. Chị Tâm hiểu ý nên bảo tôi đi tắm cho khỏe rồi lát nữa bố về. Thì ra bố tôi đã đi đánh cờ chưa về. Một lát sau, nghe chị gọi “Quyên ơi, bố về kìa”. Tôi đứng sững. Trước mặt tôi là một người đàn ông ngoài sáu mươi, tóc bạc, vầng trán cao nghiêm nghị. Tôi không biết mình phải làm gì. Tôi lại ước, giá có mẹ ở đây? Hai bố con nhìn nhau. Tôi mong đợi khoảnh khắc này từ lâu lắm rồi. Tôi lao vào ông và gọi “Bố”, ông cũng ôm chầm lấy tôi và khóc. Mọi người xúc động quay mặt đi chỗ khác. Thế là từ nay tôi đã có người để gọi bằng bố, có người để làm gì cũng thấy sợ bố la mắng (vì lúc ở nhà chơi đùa cùng lũ bạn chúng nó hay nói rằng “tao làm thế là bố tao đánh chết” còn tôi ngây thơ nói rằng “tao không có bố ở nhà nên chẳng sợ”). Bữa ăn cơm đầu tiên của tôi có bố ngồi cùng, cái cảm giác đó rất đỗi bình thường đối với mọi người còn tôi sao nó khác lạ đến thế: tôi thấy vừa lạ lẫm, vừa ngượng ngùng. Tôi đưa mắt quan sát từng hành động, cử chỉ của mọi người. Lần đầu tiên trong đờitôi thấy mâm cơm có đủ thịt và cá – thức ăn mà nhà tôi chỉ có vào ngày tết (thậm chí có năm nghèo quá, tết cũng không có ăn). Tôi ăn ngon lành một lúc năm bát cơm mà không biết rằng mình cũng đang bị quan sát. Đêm. Tôi nằm trằn trọc. Tôi khóc nhưng không dám khóc to thành tiếng. Tôi nhớ nhà, nhớ quê vô cùng. Lúc ấy, nghĩ lại, nếu chưa đi thỉ tôi sẽ không đi nữa. Tôi muốn đi ra ngoài nhưng cửa đã khóa lại. Đây không phải là nhà mình – dù cho trong nhà có bố mình. Tôi nghĩ vậy và càng tủi thân. Nhưng không một lời an ủi bởi có lẽ mọi người đã chìm vào giấc ngủ say, hay cũng có lẽ không ai quan tâm đến tôi vì tôi chỉ là một đứa trẻ, con của một người mà họ không muốn cho vào nhà mình. Tôi nghĩ về quê hương, dù nghèo nhưng tuổi thơ tôi luôn đầy ắp kỉ niệm ngọt ngào. Rồi giấc ngủ cũng đến khi những kỉ niệm đó ùa về. Màn đêm lặng ngắt. Ngày mai trời sáng. Và sẽ là một ngày mới trong cuộc đời tôi. Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa Miệng nhai cơm bún, lưỡi lừa cá xương 7. Bao giờ bánh đúc có xương Cuộc sống không dung nạp những người chĩ biết nói mà không biết làm và cả những người biết làm mà không biết nghĩ. Tôi nhận thấy cuộc đời mình đâu chỉ có ba giai đoạn: sinh ra, lớn lên và trưởng thành. Cuộc đời thêm rất nhiều bước ngoặt nữa mà chính bản thân mình cũng không biết nó là gì trong các giai đoạn của cuộc đời. Những người biết sống là những người biết rõ giá trị của từng ngày mình được tồn tại trên thế gian. Trước khi đặt chân đến đây, tâm hồn non nớt của tôi chỉ nghĩ đơn giản rằng tôi chỉ xa mẹ thôi, ban đầu thì nhớ rồi từ từ sẽ quen, hay đơn giản chỉ là không được mẹ tắm hay gội đầu cho nữa thôi. Tôi đâu biết rằng: phía trước là một đoạn đường dài đầy rẫy chông gai và thử thách. Nhà mẹ cả tôi rất nhiều việc: một mẫu rẫy, một đàn heo, gà và ba sào ruộng. Tôi thấy ngợp. Vì ở nhà có làm nhiều đến mấy mẹ tôi cũng chỉ cho tôi dừng lại ở sức lực của một đứa trẻ lên mười hai tuổi. Còn một tháng hè nữa tôi mới nhập học, do đó tôi có đủ thời gian để làm quen với công việc: làm rẫy, đốn cũi, cho heo ăn, nhổ cỏ…Mẹ cả nói với tôi rằng “nếu không chịu nỗi thì về Bắc chứ ở đây không có cảnh “ngồi mát ăn bát vàng””. Dù nhỏ tôi cũng hiểu được ý nghĩa của câu nói ấy. Tôi biết mình đang phải đối diện những gì. Tuy nhiên tôi có thể làm được, vì tuổi thơ của tôi không phải là tuổi thơ có những con búp bê, đồ chơi nên dù có khổ vậy hay khổ hơn nữa thì cũng vậy thôi. Quả thật, xuống ruộng hay lên núi cắt cỏ thì tôi đã làm rất nhiều nhưng cầm cây rìu còn to hơn cả thân tôi để đốn từng cây bạch đàn thì tôi chưa bao giờ làm. Tôi cố gắng lắm nhưng cũng tài nào cầm được nước mắt. Tay tôi phồng lên rất đau. Hàng ngày, sáng sớm tinh mơ là vào rẫy (hoặc xuống ruộng), đến tối mịt mới về. Tôi không thể nào nói hết những việc mình đã làm quen với cảm xúc như thế nào. Tôi muốn bỏ cuộc, muốn bỏ về quê nhưng chợt nghĩ rằng, mình đã hứa với mẹ và bản thân sẽ làm được thì phải làm. Bố tôi chạy vạy lo cho tôi nhập trường. Vì không học Anh Văn nên tôi vào trường hệ B, phải đóng rất nhiều tiền. Mẹ cả không hài lòng lắm. Tôi hiểu được đó là tâm lí chung của những người nông dân, chắt chiu từng đồng hào trong hàng tháng mà tự nhiên một ngày đóng hết mấy trăm bạc thì ai mà không xót. Ngày nhập trường, bố đưa tôi đi bằng chiếc xe đạp của ông. Lần đầu tiên trong đờitôi được bố đưa đi học. Và con đường đến trường không gồ ghề, bùn đất như ở quê mà lát nhựa láng bóng. Mọi thứ đối với tôi thật như mơ. Cảm xúc ấy thật khó quên. Trường mới thật đẹp, bạn mới cũng nhiều. Tôi ngỡ ngàng bước vào một nơi chỉ toàn người lạ và cái gì cũng lạ. Chúng nó nhìn tôi chăm chăm. Thú thật, lúc ấy ai nhìn tôi mà có cảm tình thì thật ra đó chỉ là thương hại: một con bé đen nhẻm, bé tí, khuôn mặt tròn xoe lại cắt mái tóc ngắn củn cỡn. Tôi không dám mở miệng vì cái giọng quê nặng trịch – nói ra là tụi nó cười ngặt nghẽo. Tôi sượng sùng đến phát khóc. Được một tuần thì tôi quen đường và có thể tự đi đến trường. Trong lớp cũng có vài người bạn đã bắt đầu nói chuyện với tôi. Tuy nhiên, môi trường học tập thì tôi chưa quen. Ở quê, đi học về là quẳng cặp sách đó ra đồng làm việc không lo gì ngày mai cô sẽ kiểm tra bài. Còn ở đây thì ngược lại. Bố tôi nói với tôi rằng cố mà học để theo bằng bạn. Nếu họ kém thì bố cho nghỉ luôn. Tôi xem đó là một lời thách thức, tuyên chiến với chính bản thân mình. Và thật bất ngờ, đến kì kiểm tra chất lượng đầu năm, tôi đã giành số điểm cao nhất. Và cũng chính vì vậy mà tôi lọt vào mắt của thầy Bắc Nam – hiệu phó và là thầy dạy Văn của tôi. Rồi chính người thầy ấy đã nuôi mơ ước cho tôi đi theo nghề của thầy. Tôi tự tin hẳn lên. Tôi nghiệm ra một điều: tôi không tệ như mình nghĩ, chỉ cần quyết tâm là sẽ làm được. Vào năm học, tôi không phụ được mẹ cả làm nhiều việc. Đó cũng là nguyên nhân xuất hiện nhiều mâu thuẫn giữa bố tôi và mẹ cả. Hay đúng hơn là giữa tôi và mẹ cả. Bố tôi không thể bênh vực ai được. Tôi sẵn sàng chịu đựng, vì tôi thông cảm với bà một mình phải lo bao nhiêu việc cho ba chị em tôi đi học (hai chị con bà cũng bước vào giảng đường Cao Đẳng Sư Phạm). Tôi lẳng lặng làm tất cả những gì có thể để phụ giúp bà: sáng đi học, chiều về vào rẫy, ra vườn hoặc đi ruộng. Tôi chỉ hy vọng thay đổi được cách nhìn của mẹ cả về tôi. Nhưng phần ích kỉ trong mỗi người lại thắng phần cảm thông. Mẹ cả ngày càng quá quắt với bố con tôi. Tôi nhận ra mình đang trở thành nạn nhân của chân lí “bao giờ bánh đúc có xương…”. Cuộc sống của tôi lúc này là những chuỗi ngày dài đầy nước mắt trong uất hận và tủi khổ. Tôi bỏ lại sau lưng tất cả. Vì tôi tin, mọi thứ sẽ qua đi khi thời gian đến. Lâu thành quen, tôi cảm thấy mình đủ sức chịu đựng tất cả những gì bất hạnh nhất sẽ đến với mình. Khóc lóc hay dằn vặt bản thân nhiều rồi cũng thế. Tôi hứa với mình dù có chuyện gì sẽ xảy ra đi chăng nữa thì cũng phải học thật giỏi. Tôi thấy mình thật hạnh phúc khi có những người thân, người bạn, người cô, người thầy đầy lòng nhân hậu và cảm thông luôn ở bên, hiểu cho hoàn cảnh của tôi và cùng tôi đi qua những chẳng đường gian khó nhất. Chính họ đã gieo cho tôi niềm tin, nghị lực sống và hy vọng vào tương lai. Rồi một năm học cũng qua. Thời gian qua, tôi luôn cố gắng xem mẹ cả là mẹ của mình để gần gũi và đón nhận tình thương của bà. Nhưng tôi càng cố thì mẹ càng đầy tôi ra xa hơn. Khoảng cách giữa tôi và bà ngày càng rộng khi ở càng lâu. Bà không cho tôi cơ hội được làm một đứa con chồng thật ngoan hiền. Cảm giác tuyệt vọng bắt đầu nãy nở trong suy nghĩ của tôi. Bố tôi trở nên ít nói. Bố không quan tâm đến tôi cả về vật chất đến tinh thần. Tôi không trách ông, bởi tôi mập mờ hiểu được vị trí và vai trò của ông trong nhà. Tôi tự bươn chải, cố gắng vượt qua tất cả, tìm niềm vui nơi bạn bè, trường lớp, thầy cô. Trở về nhà tôi lầm lũi với công việc đã được hoạch định sẵn của mẹ cả. Cuộc sống của nhà tôi lúc này cũng vô cùng khó khăn, mẹ cả nuôi lợn gà thì chết cả. Cả gia đình dựa vào ruộng rẫy và rẫy để kiếm sống. Tôi thấy mẹ cả lam lũ sớm tối nên cũng rất hiểu và thương bà. Nhưng không hiểu sao bà luôn tạo ra xung đột giữa bà và tôi. Có những cái rất nhỏ nhặt nhưng bà làm tôi khóc rất nhiều. Tuổi mới lớn, tâm lí cũng khác, tôi chỉ muốn chia sẽ và cảm thông nhưng không ai hiểu tôi cả. Vì vậy, tôi tìm về tâm sự với chị qua những cánh thư. Chị tôi viết thư vào cho bố mong bố can thiệp để tôi yên tâm học hành. Nhưng tôi không ngờ đó lại là tai họa. Mẹ cả bảo tôi dám ăn cháo đá bát, tố cáo tội và dạy đời bà. Bà cho rằng “vì mày mà tao khổ, vì mẹ mày mà “ông ấy” mất Đảng…”. Mãi muôn đờitôi vẫn nhớ những lời nói ấy. Vì ai? Vì mẹ tôi hay tại xã hội cay nghiệt? Hay tại chính bản thân bà đã tiếp tay cho cái phong tục xã hội thối nát ấy. Tôi tự hỏi rằng: “sao khi xưa mẹ cả không biết rằng, bà sẽ khổ nếu chấp nhận cho chồng lấy vợ hai”. Để bây giờ tôi là một đứa trẻ lại phải gánh chịu hậu quả của người lớn gây ra. Ở trường, tôi là một học sinh ưu tú, một lớp phó học tập gương mẫu. Tôi luôn có tên trong bảng danh dự vào cuối tháng. Không ai biết rằng, để có được thành quả ấy tôi phải vượt qua biết bao nhọc nhằn. Thời gian học của tôi luôn là sau bảy giờ tối. Cả ngày, sau giờ học tôi phải làm việc liên tục. Có lúc không được ngủ trưa. Nhiều đêm, tôi ngủ gục trên bàn học, tỉnh dậy thì đã gần 12 giờ đêm, điện thì ai đã tắt từ bao giờ (nếu người khác thì đã được cha mẹ đánh thức dậy, còn tôi thì không ai kêu dậy học bài hoặc là kêu đi ngủ, muỗi tha hồ cắn cũng chẳng ai xót cho). Tôi không dám bật đèn lên học tiếp vì sợ làm mọi người tỉnh giấc, phải thắp nến lên học bài cho kịp ngày mai. Đó là chuyện bình thường đến nỗi thành thói quen của tôi lúc nào không hay. Tôi không đi học thêm cũng không được phép học bài vào ban ngày (trừ khi trời mưa to vì nếu trời mưa to sẽ không làm việc ngoài đồng được) nhưng tôi vẫn học tốt, còn được đi thi học sinh giỏi Thị xã và giỏi tỉnh. Vậy rồi, hai năm học cũng trôi qua, ngày thi tốt nghiệp lớp chín tôi rất lo sợ. Tôi sợ mình không đậu cấp ba, nếu có đậu cũng chưa chắc đã vào được trường Châu Thành (trường công lập và là trường điểm duy nhất của Thị xã lúc bấy giờ). Tôi đã nỗ lực cố gắng rất nhiều và đạt kết quả khá cao. Niềm vui có nhưng nỗi lo cũng nhiều. Đối với tôi, một ngày qua là một ngày vui, một ngày được sống, bởi không biết ngày tiếp theo sẽ như thế nào. Tôi lo mình sẽ không bám trụ nỗi nơi này. Thế nên, trở thành cô tân nữ sinh của trường cấp ba Châu Thành là mơ ước của bao người, vậy mà tôi lại thấy buồn. Bởi với kết quả là á khoa của trường, tôi không nhận được [...]... càng khó tính và khắt khe với tôiTôi khóc rất nhiều, tâm tính cũng thay đổi, tôi tìm sự an ủi nơi cửa chùa Có lúc tôi đã có ý định sẽ đi tu để cho đời bớt cay nghiệt Rồi bố tôi phát hiện ra, ông cấm tôi không được làm như thế nữa Tôi cũng chẳng hiểu vì sao Ông bảo nếu muốn đi chùa thì ông cắt hộ khẩu cho tôi vào đó ở luôn Vậy là tôi từ bỏ ý định đi tu và rời xa môi trường tôi đã chớm tin là có sự tha... của tôi sau ba năm vào ở Sự xung đột giữa tôi và mẹ cả ngày càng nhiều thì tình cảm bố dành cho tôi cũng khác dần Dường như tôi và ông không bao giờ nói chuyện với nhau, có chăng chỉ là lời thưa chào của tôi khi ra khỏi nhà và về nhà Ông bảo sẽ trả tôi về cho mẹ nếu ông có mệnh hệ gì Thậm chí, có một lần ông tuyên bố tôi không phải là con ông Tôi đã rất hận vì điều đó đã xúc phạm mẹ tôi Tình cảm của tôi. .. tử không trọn vẹn như tôi mơ ước Tình cảm thiêng liêng ấy ai mà đem ra cân đo bao giờ nhưng tôi lại làm thế Tất cả đều là số phận Tôi hiện hữu ở đây để trả nợ đời của một kiếp nào đó mà tôi đã mắc sai lầm Thành công của mẹ tôi là đã sinh tôi ra, nuôi tôi được mười hai năm, của bố tôi là được gần tôi được ba năm, còn nuôi dưỡng thành công ấy để tồn tại lại là do chính bản thân tôi tự làm Có nỗi đau... đuổi tôi ra khỏi nhà như tôi vẫn nghĩ Tôi biết, bà cũng rất xót xa cho tôi nhưng ở một khía cạch nào đó, bà cũng chỉ xem tôi là một đứa con rơi của chồng Cuộc ống vô cùng khó khăn với gia đình tôi lúc bấy giờ Chị em tôi bám lấy nhau để sống Tôi cam chịu làm tất cả những gì có thể để mẹ cả vui lòng Tôi không trách mẹ cả khi bà hay ngồi trước bàn thờ bố và khóc “ông ra đi để lại cho tôi cục nợ” Nếu là tôi. .. thuê kiếm tiền Tôi xin cho chị làm ở chỗ cũ của tôi Chị bán hàng và ở với họ Vậy là hai chị em được gần nhau, dù rất khổ cực Năm học được gần hai tháng thì đột ngột bố tôi qua đời Ai cũng bàng hoàng, tôi không nghĩ được gì ngoài việc, mình chuẩn bị ra khỏi nhà Dẫu biết, sự hiện hữu của ông không giúp gì nhiều cho tôi nhưng tôi vẫn cần ông để tồn tại ở đây vì ông là cha của tôi Cuộc đờitôi chỉ được hơn... ngược lại, tôi như cái gai trong mắt mẹ cả khi học ngày càng giỏi và đạt được điều đó Chị Tâm lo cho tôi mọi thứ Tôi không có áo dài mới nhưng trong bộ áo dài cũ của chị tôi vẫn thấy mình trưởng thành thực sự Tôi sẽ thay đổi cách nhìn của bản thân để vượt qua mọi thứ Tôi vẫn là một lớp phó học tập siêng năng nhưng rất ít gần gũi với bạn bè vì tôi cảm nhận được khoảng cách giữa tôi và chúng Tôi luôn nghĩ... qua đi Tôi ra trường với tấm bằng loại ưu nhưng chạy vạy nộp hồ sơ khắp nơi cũng không xin được việc Thầy tôi nay là hiệu trưởng cũng không giúp gì được vì tôi không tiền Bao niềm tin, hoài bão vụn vỡ Lúc ở giảng đường, tôi cứ nghĩ khác, bước ra đời bước đầu tiên lại thấy hụt hẫng nên tôi tính chuyện vùi chôn mơ ước Nhìn những người học kém hơn mình ung dung bước lên bục giảng tôi thấy cuộc đời thật... tinh thần tôi dậy để hoàn thành mơ ước Tôi luôn nghĩ các chị là chị ruột của mình chung cả cha lẫn mẹ, “giọt máu đào hơn ao lước lã”, lẽ nào lại không yêu thương nhau khi cùng chảy chung một dòng máu Rồi một ngày bố tôi bị tai nạn Đây là những tháng ngày tôi thấy mệt mỏi nhất trong đời Những lời cảnh báo của mẹ cả cứ văng vẳng bên tai rằng nếu bố tôi mà mất thì tôi cũng liệu mà lo cho bản thân Tôi đã... sẽ thế? Tôi cố gắng học để đạt mục đích là mình sẽ không làm cục nợ của mẹ cả nữa Tôi mơ ước, mình sẽ có tiền, thuê nhà để ở khỏi phải làm khổ ai Đó là mục đích sống của tôi ư? Bây giờ tôi mới biết, đơn giản lúc bấy giờ đó là động lực cho tôi học giỏi để được ra khỏi nhà chứ không phải là khái niệm mục đích sống Cũng nhờ nó mà tôi đã làm được điều tôi không nghĩ mình sẽ làm được sau này Chị tôi lên... anh tôi cảm thấy như được an ủi, được anh che chở và bảo vệ dù cho anh và tôi không biết mặt nhau Tôi cũng không ngờ một ngày anh trở về Đó là điều có thật, tôi được nghe anh tâm sự, tôi được biết thêm về người anh con nuôi trong trí tưởng tượng của mình: đầy bản lĩnh và không muốn phụ thuộc Tôi cũng muốn chính mình được như thế Tết năm ấy, tôi không ăn tết ở nhà mà lên Sài Gòn kiếm việc làm thêm Tôi . mẹ tôi. Chị tôi được một tuổi thì ông bà ngoại tôi bắt mẹ tôi mang chị tôi vào cho bố tôi nuôi. Và tôi, cho đến bây giờ tôi vẫn không sao hiểu được mẹ tôi. thăm mẹ tôi (sau đây tôi xin được gọi bà là mẹ cả). Mãi mấy tháng sau tết bố tôi mới ra thăm tôi. Và đó cũng là lần duy nhất ông đến thăm tôi mà tôi thì