1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễn xét xử tại tòa án nhân dân thành phố hạ long, tỉnh quảng ninh

92 60 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 92
Dung lượng 542 KB

Nội dung

Trang 2

Họ và tên học viên: Phạm Hồng NhungNgười hướng dẫn: TS Hà Công Anh Bảo

Hà Nội – 2020

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

ngân hàng qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn khoa học

của TS Hà Công Anh Bảo Các số liệu trong luận văn được sử dụng trung thực,được trích dẫn và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học của luận văn chưađược công bố trong bất cứ công trình nào.

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Hồng Nhung

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành được luận văn thạc sĩ của mình, ngoài sự nỗ lực, cố gắng củabản thân, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cá nhân và tậpthể.

Nhân dịp này, tôi xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Hà Công AnhBảo, Phó trưởng Khoa Luật Trường Đại học Ngoại Thương, người đã luôn tận tìnhhướng dẫn, chỉ bảo tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận văn này, từ việc chọn đềtài, đến xây dựng đề cương, tìm kiếm tài liệu và hoàn thành nội dung.

Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, cán bộ đang công tác tại Tòa ánnhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh đã hỗ trợ, giúp đỡ, đóng góp ý kiếntrong suốt thời gian tôi thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Luật Kinh tế.

Đồng thời, tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu trường Đại họcNgoại thương, các thầy cô giáo Trường Đại học Ngoại thương, Khoa Sau Đại học,Khoa Luật đã tạo điều kiện học tập, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo giúp tôi có đượcnhững kiến thức cơ bản trong quá trình hoàn thành luận văn.

Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình đã động viên, khích lệtôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này.

Hà Nội, ngày 23 tháng 11 năm 2019

Tác giả luận văn

Phạm Hồng Nhung

Trang 5

1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng 6

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng tín dụng 6

1.1.2 Đối tượng, phạm vi và chủ thể của hợp đồng tín dụng 9

1.2 Tranh chấp hợp đồng tín dụng 11

1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng 11

1.2.2 Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng 14

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp hợp đồng tín dụng 17

1.3 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng 19

1.3.1 Phương thức giải quyết tranh hợp đồng tín dụng ngân hàng bằngthương lượng 20

1.3.2 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàngbằng hòa giải 21

1.3.3 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọngtài thương mại 23

1.3.4 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàngbằng Tòa án 24

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂNDÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH 29

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hạ Long và tổngquát về Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 29

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hạ Long 29

Trang 6

2.1.2 Tổng quát về Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long 31

2.2 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụngngân hàng tại Tòa án 31

2.2.1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp 31

2.2.2 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp 32

2.2.3 Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp 34

2.3 Thực trạng xét xử tranh chấp về hợp đồng tín dụng ngân hàng tạiTòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 41

2.3.1 Những kết quả đạt được trong việc giải quyết tranh chấp 41

2.3.2 Hạn chế trong giải quyết tranh chấp 43

2.4 Đánh giá về công tác xét xử các vụ án về tranh chấp hợp đồng tíndụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh 55

2.4.1 Nhận xét về thực trạng giải quyết tranh chấp 55

2.4.2 Các yếu tố cơ bản ảnh hưởng tới chất lượng bản án 57

CHƯƠNG III QUAN ĐIỂM VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ GIẢIPHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNGTÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẠLONG, TỈNH QUẢNG NINH 63

3.1 Quan điểm về hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồngtín dụng ngân hàng tại Tòa án 63

3.1.1 Quán triệt sâu sắc quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng 63

3.1.2 Quan điểm cụ thể về áp dụng pháp luật 65

3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụngngân hàng tại Tòa án 66

3.2.1 Giải pháp về pháp luật nhằm hạn chế tranh chấp phát sinh 66

3.2.2 Giải pháp về quy định pháp luật tố tụng 72

3.2.3 Giải pháp nâng cao khả năng giải quyết tranh chấp 74

KẾT LUẬN 78

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80

Trang 8

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng số liệu thống kê các vụ án xét xử sơ thẩm về tranh chấp hợp đồng tín

dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh………41

Trang 9

LỜI MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài

Việt Nam đang trong giai đoạn đổi mới trong mọi lĩnh vực của đời sống từchính trị, kinh tế, xã hội và các lĩnh vực khác Hàng ngày các giao dịch trong xã hộithường diễn ra rất đa dạng, pháp luật khó có thể điều chỉnh được hết toàn bộ cácquan hệ trong cuộc sống Khi tham gia giao dịch, thông thường các bên lựa chọnhình thức giao dịch thông qua hợp đồng – hợp đồng ghi nhận sự thỏa thuận giữa cácbên, là cơ sở, căn cứ để pháp luật bảo vệ quyền lợi của các bên khi xảy ra tranhchấp Tại các tổ chức tín dụng, đặc biệt là ở các ngân hàng thương mại thì hợp đồngtín dụng được sử dụng nhiều trong các giao dịch với các khách hàng của mình chocác nhu cầu vay vốn phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng Bởi hợpđồng tín dụng ngân hàng chứa đựng nhiều yếu tố phức tạp và nhạy cảm nên nó rấtdễ dẫn đến tranh chấp của các bên trong hợp đồng Để tạo khung pháp lý quan trọngcho hoạt động thực thi pháp luật giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng ngânhàng cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cho vay của các tổ chức tíndụng, thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, góp phần thúc đẩy nguồn vốn cho cánhân, doanh nghiệp, tổ chức sản xuất kinh doanh phát triển góp phần thúc đẩy tăngtrưởng kinh tế Trong những năm qua, nước ta đã không ngừng quan tâm và hoànthiện, chỉnh sửa hệ thống pháp luật về tổ chức tín dụng và pháp luật về tranh chấpphát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng như: Bộ Luật dân sự năm 2015, Bộ LuậtTố tụng dân sự năm 2015, Luật Ngân hàng nhà nước, Luật các Tổ chức tín dụngnăm 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

Tuy vậy pháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng cũng như pháp luật vềgiải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, bấtcập và khó khăn trong hoạt động thực tiễn Các vụ án kinh doanh thương mại xảy rangày một nhiều và có chiều hướng phức tạp trong việc giải quyết tranh chấp ở tòaán Từ đó nảy sinh nhu cầu lớn cần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hợp đồng tíndụng, việc giao kết hợp đồng và thực hiện hợp đồng tín dụng giữa ngân hàngthương mại và khách hàng cần được quan tâm hơn, đảm bảo một môi trường côngbằng nghiêm minh, trật tự pháp luật cũng như góp phần ổn định phát triển nền kinh

Trang 10

tế Việt Nam Để có một cái nhìn khách quan nhất đem lại kết quả tốt trong việchoàn thiện, cải thiện pháp luật về tranh chấp tín dụng của ngân hàng thương mại cầnkết hợp tổng thể giữa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề này.

Việc gắn nghiên cứu với một địa bàn cụ thể giúp ta nhìn nhận rõ ràng hơnnhững thuận lợi, khó khăn trong trình tự thủ tục giải quyết các tranh chấp để từ đóđánh giá được việc áp dụng pháp luật vào thực tiễn nảy sinh những vẫn đề thực tế.

Đó cũng chính là lý do tôi chọn đề tài “Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng

ngân hàng qua thực tiễn xét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnhQuảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu.

2 Tình hình nghiên cứu

Trong lĩnh vực pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng nói chung và giảiquyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng nói riêng, đã có nhiềucông trình nghiên cứu với những cấp độ khác nhau đóng góp không nhỏ tạo cơ sở lýluận giúp cho việc hoàn thiện quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng,đặc biệt là tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng Có thể kể đến các công trìnhnghiên cứu có liên quan như:

- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Trần Thị Thùy Trang năm 2014 với

đề tài:“Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con

đường Tòa án ở Việt Nam”.

- Luận văn thạc sỹ Luật học của tác giả Trương Thị Hai năm 2018 với đề tài:

“Hòa giải tranh chấp hợp đồng tín dụng qua thực tiễn giải quyết tại Tòa án nhân dân thành phố Đà Nẵng”.

- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Hồ Thị Khuyên năm 2016 với đề tài:

“Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Thành phốHà Nội”.

- Luận văn thạc sĩ Luật học của tác giả Phạm Thị Như Bình năm 2017 với đề

tài:“Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tại Tòa án cấp sơ thẩm

theo pháp luật Việt Nam”.

Trang 11

Bên cạnh đó, còn rất nhiều bài viết của các tác giả đăng trên tạp chí chuyênngành về luật học, tạp chí Dân chủ và pháp luật, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật cóliên quan đến chủ đề này như sau:

- Bài viết trên tạp chí công thương ngày 31/10/2017 về: “Giải quyết các

tranh chấp về hợp đồng tín dụng” của tác giả Đỗ Thị Hồng Hạnh.

- Bài viết trên báo pháp luật ngày 03 tháng 03 năm 2016 về hòa giải trong

việc giải quyết các vụ việc kinh doanh – thương mại: “Gỡ khó cho các tranh

- Bài viết trên tạp chí Tòa án nhân dân ngày 21/3/2018 về “ Tiêu chí xác

hòa giải thành” của tác giả Ngọc Trâm.

Các công trình nghiên cứu này đã góp phần tạo cơ sở lý luận và thực tiễn choviệc hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng.Tuy nhiên, việc nghiên cứu về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng luôn có tínhthời sự vẫn là cấp thiết, bởi lẽ vẫn còn nhiều bất cập của các quy định pháp luật hiệnhành, chưa phù hợp với tình hình thực tiễn.

Trên cơ sở tiếp thu những vấn đề lý luận của các đề tài đã nghiên cứu, luậnvăn chỉ ra những bất cập của việc thực hiện các quy định pháp luật trong thực tiễngiải quyết các tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng ngân hàng qua thực tiễnxét xử tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh Từ đó, đề xuấtnhững giải pháp góp phần hoàn thiện pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từhợp đồng tín dụng ngân hàng và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giải quyết tranhchấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án.

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở nghiên cứu lý luận về hợpđồng tín dụng, đề tài tìm ra những vướng mắc của pháp luật về giải quyết tranh chấphợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân và thực tiễn áp dụng pháp luật tại tòa ánnhân dân tại thành phố Hạ Long tỉnh Quảng Ninh, trên cơ sở đó đưa ra các giải

Trang 13

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Phân tích và làm rõ những vấn đề lý luận về hợp đồng tín dụng và các quyđịnh pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng.

+ Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp hợpđồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh,chỉ ra những vấn đề phát sinh và bất cập về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợpđồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

+ Đưa ra những quan điểm về hoàn thiện hệ thống pháp luật và giải phápthúc đẩy hoạt động giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án.

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận, thủ tục và thực tiễn xét xửvề giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thànhphố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

- Phạm vi nghiên cứu:

+ Phạm vi về nội dung: Luận văn không nghiên cứu toàn bộ các quy định củapháp luật về hợp đồng tín dụng ngân hàng, mà chỉ tập trung nghiên cứu các thủ tục,nội dung về tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng còn có sự bất cập, khó khănphát sinh trong thực tiễn.

+ Phạm vi về thời gian: luận văn tập trung nghiên cứu các tranh chấp và thựctrạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tài Tòa án nhân dân thành phố HạLong, tỉnh Quảng Ninh từ năm 2015 cho đến hiện nay.

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tổng hợpcác phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp so sánh, thống kê; phươngpháp phân tích tổng hợp; phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa, khảo sát, phỏngvấn trao đổi trực tiếp với các Thẩm phán, Thư ký tòa, Hội thẩm nhân dân trong hoạtđộng xét xử tại Tòa án cũng như khảo cứu các tài liệu liên quan đến công tác giảiquyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng ngân hàng.

Trang 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

Kết quả của luận văn sẽ góp phần bổ sung và phát triển lý luận về vai trò củapháp luật và áp dụng luật trong giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng ngânhàng của Tòa án nhân dân Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo có íchvới những Thẩm phán, cán bộ Tòa án đang trực tiếp xét xử và giải quyết các tranhchấp về hợp đồng tín dụng ngân hàng.

7 Cơ cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nộidung của luận văn được cơ cấu thành 3 chương:

Chương I: Những vấn đề lý luận chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng vàpháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân.

Chương II: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồngtín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Chương III: Quan điểm về hoàn thiện pháp luật và giải pháp nâng cao hiệuquả giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dânthành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.

Trang 15

CHƯƠNG I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍNDỤNG NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢPĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN

1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng

1.1.1 Khái niệm, đặc điểm và phân loại hợp đồng tín dụng* Khái niệm hợp đồng tín dụng

Theo Điều 385, Bộ Luật dân sự (BLDS) năm 2015 quy định: “Hợp đồng là

sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụdân sự” thì hợp đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng dân sự vì quan hệ

tín dụng về bản chất cũng là một quan hệ dân sự.

Theo Điều 463, BLDS năm 2015 quy định:“Hợp đồng vay tài sản là sự thoả

thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả,bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chấtlượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định” thì hợp

đồng tín dụng là một dạng cụ thể của hợp đồng vay tài sản Tuy nhiên, chỉ được gọilà hợp đồng tín dụng trong trường hợp bên cho vay là các tổ chức tín dụng (TCTD).

Luật các TCTD năm 2010 quy định: “Tổ chức tín dụng là doanh nghiệp thực hiện

một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng Tổ chức tín dụng bao gồm ngânhàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhândân” ( Điều 4, Khoản 1).

Theo Khoản 14, Điều 4, Luật các TCTD năm 2010 thì: “Cấp tín dụng là việc

thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sửdụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiếtkhấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấptín dụng khác.”

Hợp đồng tín dụng (HĐTD) là một căn cứ pháp lý mà qua đó TCTD thựchiện hoạt động cấp tín dụng Việc cho vay của TCTD và khách hàng vay phải đượclập thành HĐTD Hợp đồng tín dụng phải có nội dung về số tiền cho vay, mục đíchsử dụng vốn vay, đồng tiền cho vay, đồng tiền trả nợ, phương thức cho vay, thời

Trang 16

hạn cho vay, lãi suất cho vay, giải ngân vốn cho vay và việc sử dụng phương tiệnthanh toán để giải ngân vốn cho vay, hình thức bảo đảm, phương thức trả nợ vànhững nội dung khác được tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận phù hợp vớiquy định của pháp luật có liên quan.

Do đó có thể hiểu:“Hợp đồng tín dụng là sự thỏa thuận chung bằng văn bản

giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay là cá nhân, tổ chức nhằm xác lậpcác quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của pháp luật, theo đó tổ chức tíndụng chuyển giao một số tiền cho cá nhân, tổ chức sử dụng vào mục đích xác địnhtrong một thời hạn nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc vàlãi”.

* Đặc điểm của hợp đồng tín dụng

Với định nghĩa về HĐTD như trên, có thể thấy ngoài những dấu hiệu chungcủa một loại hợp đồng, HĐTD còn có một số đặc điểm đặc trưng sau đây để phânbiệt với các loại hợp đồng khác trong giao dịch dân sự, thương mại:

- Về chủ thể: Một bên tham gia hợp đồng bao giờ cũng là TCTD có đủ điềukiện luật định, với tư cách là bên cho vay Còn chủ thể bên kia (bên vay) có thể là tổchức, cá nhân đáp ứng đầy đủ những điều kiện vay vốn do pháp luật quy định.

- Về hình thức: HĐTD luôn luôn được lập thành văn bản, đa phần là hợpđồng theo mẫu Tên gọi của HĐTD có thể là: Hợp đồng tín dụng, Thỏa thuận chovay, Hợp đồng vay, Khế ước vay vốn Hoặc phụ thuộc vào thời hạn vay, mục đíchvay, hợp đồng có thể thêm các cụm từ: “ngắn hạn”, “trung hạn”, “dài hạn”, “đồngViệt Nam”, “ngoại tệ”, “tiêu dùng”, “kinh doanh”, “đầu tư”

- Về đối tượng: Đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là tiền Về nguyên tắc,đối tượng của HĐTD bao giờ cũng phải là một số tiền xác định và phải được cácbên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.

- Về tính rủi ro: HĐTD chứa đựng nguy cơ rủi ro rất lớn cho quyền lợi củabên cho vay bởi theo cam kết trong HĐTD, bên cho vay chỉ có thể đòi tiền của bênvay sau một thời hạn nhất định Nếu thời hạn cho vay càng dài thì nguy cơ rủi rocàng lớn Vì thế mà các tranh chấp phát sinh từ HĐTD cũng thường xảy ra với số

Trang 17

lượng và tỷ lệ lớn hơn so với các loại hợp đồng khác.

- Về cơ chế thực hiện quyền và nghĩa vụ: Trong HĐTD, nghĩa vụ chuyểngiao tiền vay của bên cho vay (nghĩa vụ giải ngân) bao giờ cũng phải được thựchiện trước, làm cơ sở, tiền đề cho việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của bên vay Dođó, chỉ khi nào bên cho vay chứng minh được rằng họ đã chuyển giao tiền vay theođúng HĐTD cho bên vay thì khi đó họ mới có quyền yêu cầu bên vay phải thực hiệnđầy đủ các nghĩa vụ đối với mình bao gồm các nghĩa vụ chính như sử dụng vốn vayđúng mục đích, hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng thời hạn đã thỏa thuận với bêncho vay…

* Phân loại hợp đồng tín dụng

a Căn cứ vào thời hạn cho vay HĐTD chia thành 3 loại:

- HĐTD ngắn hạn: Là loại HĐTD có thời hạn tối đa 12 tháng (1 năm) Làhợp đồng tín dụng sử dụng vốn vay nhằm bù đắp sự thiếu hụt vốn lưu động của các doanh nghiệp hoặc đáp ứng các nhu cầu chi tiêu ngắn hạn của cá nhân.

-HĐTD trung hạn: Là loại -HĐTD có thời gian từ trên 12 tháng đến tối đa 60tháng (từ trên 1 năm đến tối đa 5 năm) Là hợp đồng tín dụng trong đó người vay sửdụng vốn vay để mua sắm các tư liệu sản xuất, đổi mới thiết bị và dây chuyền côngnghệ để nâng cao và mở rộng sản xuất kinh doanh hoặc xây dựng các dự án mới cóquy mô nhỏ với thời gian thu hồi vốn nhanh.

-HĐTD dài hạn: Là -HĐTD có thời gian trên 60 tháng (trên 5 năm) Là loạihợp đồng tín dụng sử dụng vốn vay để đáp ứng các nhu cầu dài hạn như xây dựngnhà máy, xí nghiệp mới hoặc đầu tư thực hiện các dự án có quy mô lớn và thời gianđầu tư lâu dài.1

b Căn cứ vào đối tượng cho vay HĐTD chia làm 2 loại:

- HĐTD cho vay phục vụ nhu cầu đời sống: Là hình thức vay theo đó TCTDcho vay đối với khách hàng là cá nhân để thanh toán các chi phí cho mục đích tiêudùng, sinh hoạt của cá nhân đó, gia đình của cá nhân đó.

1 TS.Phạm Văn Tuyết & TS.Lê Kim Giang, Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay, Nhà xuất

bản Tư pháp, Hà Nội, 2012, tr.25

Trang 18

-HĐTD cho vay phục vụ hoạt động kinh doanh: là hình thức vay theo đóTCTD cho vay đối với khách hàng là pháp nhân, cá nhân nhằm đáp ứng nhu cầuvay vốn, bao gồm nhu cầu vốn của pháp nhân, cá nhân đó và nhu cầu vốn của hộkinh doanh, doanh nghiệp tư nhân mà cá nhân đó là chủ hộ kinh doanh, chủ doanhnghiệp tư nhân.2

c Căn cứ vào biện pháp bảo đảm tiền vay HĐTD chia thành 2 loại:

-HĐTD không có bảo đảm: Là hợp đồng tín dụng không có các biện phápbảo đảm như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh kèm theo Việc cho vay được thực hiệntrên cơ sở ngân hàng đánh giá, xếp loại uy tín của khách hàng, theo đó đối vớikhách hàng truyền thống, có bề dày uy tín trong quan hệ tín dụng, có khả năng tàichính, quản trị và sử dụng vốn vay có hiệu quả thì ngân hàng có thể chỉ cần dựa vàouy tín của bản thân khách hàng đó mà cho vay.

-HĐTD có bảo đảm: là hợp đồng tín dụng trong đó để được vay khách hàngphải có tài sản thế chấp để cầm cố, thế chấp hoặc có người thứ ba bảo lãnh để bảođảm việc trả nợ vay Loại cho vay này được áp dụng với khách hàng thông thườngnhằm tạo ra nguồn thu bổ sung dự phòng cho trường hợp khách hàng không trảđược nợ hoặc trả nợ không đầy đủ khi đến hạn.3

1.1.2 Đối tượng, phạm vi và chủ thể của hợp đồng tín dụng

* Đối tượng của hợp đồng tín dụng

Đối tượng của HĐTD bao giờ cũng là tiền như đồng Việt Nam, vàng hoặcngoại tệ Về nguyên tắc, đối tượng của HĐTD bao giờ cũng phải là một số tiền xácđịnh và phải được các bên thỏa thuận, ghi rõ trong văn bản hợp đồng.

* Phạm vi của hợp đồng tín dụng

- Về thời hạn cho vay: Tổ chức tín dụng và khách hàng căn cứ vào chu kỳhoạt động kinh doanh, thời hạn thu hồi vốn, khả năng trả nợ của khách hàng, nguồnvốn cho vay và thời hạn hoạt động còn lại của tổ chức tín dụng để thỏa thuận về

2Điều 2, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

3TS.Phạm Văn Tuyết & TS.Lê Kim Giang, Hợp đồng tín dụng và biện pháp bảo đảm tiền vay, Nhà xuất bản

Tư pháp, Hà Nội, 2012, tr.25-26.

Trang 19

thời hạn cho vay Đối với khách hàng là pháp nhân được thành lập và hoạt động tạiViệt Nam, pháp nhân được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại ViệtNam, thời hạn cho vay không quá thời hạn hoạt động hợp pháp của khách hàng; đốivới cá nhân có quốc tịch nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thời hạn cho vay khôngvượt quá thời hạn được phép cư trú còn lại tại Việt Nam.4

- Về lãi suất cho vay: BLDS năm 2015 quy định:“Lãi suất vay do các bên

thỏa thuận, trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏathuận của không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luậtkhác có liên quan quy định khác”( Điều 468, Khoản 1).Theo Khoản 2, Điều 91,

Luật các TCTD năm 2010 quy định:“Tổ chức tín dụng và khách hàng có quyền

thỏa thuận về lãi suất, phí cấp tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tíndụng theo quy định của pháp luật” Như vậy mức lãi suất cho vay do tổ chức tín

dụng và khách hàng thoả thuận được thực hiện theo quy định của Luật các Tổ chứctín dụng Tổ chức tín dụng và khách hàng được thỏa thuận về mức lãi suất, phươngpháp tính lãi phù hợp với quy định của pháp luật Lãi suất cho vay được thỏa thuậndựa trên cung cầu vốn thị trường, nhu cầu vay vốn và mức độ tín nhiệm của kháchhàng Mức lãi suất cho vay do tổ chức tín dụng và khách hàng thỏa thuận nhưngkhông vượt quá mức lãi suất cho vay tối đa do Thống đốc Ngân hàng nhà nước ViệtNam quyết định.5

Mức lãi suất áp dụng đối với khoản nợ gốc quá hạn do TCTD ấn định và thoảthuận với khách hàng trong HĐTD nhưng không vượt quá 150% lãi suất cho vay ápdụng trong thời hạn cho vay đã được ký kết hoặc điều chỉnh trong HĐTD.

- Về mức cho vay: Tổ chức tín dụng căn cứ vào phương án sử dụng vốn, khảnăng tài chính của khách hàng, các giới hạn cấp tín dụng với khách hàng và khảnăng nguồn vốn của tổ chức tín dụng để thỏa thuận với khách hàng về mức cho vay.Tổ chức tín dụng căn cứ vào nhu cầu vay vốn và khả năng hoàn trả nợ của khách

4Điều 28, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

5Điều 4, Thông tư số 14/2017/TT-NHNN ngày 29/9/2017 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Namquy định phương pháp tính lãi trong hoạt động nhận tiền gửi, cấp tín dụng giữa tổ chức tín dụng với kháchhàng.

Trang 20

hàng, khả năng nguồn vốn của mình để quyết định mức cho vay.6

Ngoài ra, khi cho vay các TCTD căn cứ vào Điều 127, Luật các TCTD năm2010 quy định về hạn chế cấp tín dụng, tùy thuộc vào đối tượng được cấp tín dụngmà tổng mức dư nợ cấp tín dụng đối với từng đối tượng là khác nhau không quá5%, 10%, 20% vốn tự có của mình.

* Chủ thể hợp đồng tín dụng

Quan hệ pháp luật tín dụng là quan hệ tài sản – hàng hóa phát sinh trong quátrình sử dụng vốn tạm thời giữa ngân hàng và các tổ chức, cá nhân theo nguyên tắccó hoàn trả, dựa trên cơ sở tín nhiệm hoặc có sự bảo đảm, được các quy phạm phápluật điều chỉnh Tham gia quan hệ này có ít nhất gồm hai chủ thể là bên cho vay vàbên đi vay.

- Bên cho vay: Luôn là TCTD, được thành lập và hoạt động theo quy địnhcủa Luật các TCTD và các văn bản pháp luật có liên quan Có chức năng hoạt động,kinh doanh tín dụng, thực hiện các chính sách kinh tế - xã hội.

- Bên đi vay (Khách hàng): là pháp nhân, cá nhân quy định tại Khoản 3, Điều2, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc NHNN Việt

Nam bao gồm:“Pháp nhân được thành lập và hoạt động tại Việt Nam, pháp nhân

được thành lập ở nước ngoài và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam; Cá nhân cóquốc tịch Việt Nam, cá nhân có quốc tịch nước ngoài”.

6Điều 12, Thông tư số 39/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam quy

định về hoạt động cho vay của Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đối với khách hàng.

Trang 21

thể hiện ra bên ngoài Cho nên, không phải cứ khi nào vi phạm hợp đồng thì khi đócó tranh chấp mà đôi khi sự vi phạm hợp đồng diễn ra trước và tranh chấp hợp đồnglại là sự kiện diễn ra sau đó một khoảng thời gian nhất định Và đôi khi có sự viphạm hợp đồng tín dụng nhưng không thể có sự tranh chấp bởi các bên không bàytỏ ra bên ngoài về sự bất đồng hay xung đột lợi ích giữa họ với nhau bằng các hànhviphản kháng cụ thể có giá trị chứng cứ.7

Tranh chấp trong HĐTD phát sinh từ sự mâu thuẫn hay không thống nhất vềquyền và nghĩa vụ hoặc lợi ích trong quá trình thực hiện HĐTD của các bên thamgia Một HĐTD chỉ được coi là có tranh chấp khi sự xung đột, bất đồng về quyềnlợi giữa các bên đã được thể hiện ra bên ngoài thông qua những bằng chứng cụ thểvà xác định được.

Như vậy, tranh chấp hợp đồng tín dụng là những mâu thuẫn, bất đồng phátsinh từ quyền và nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng giữa bên cho vay là tổ chức tíndụng và bên vay Đó là những tranh chấp có thể về nợ gốc, nợ lãi, lãi suất, phí, vềmọi vấn đề liên quan đến hợp đồng cho vay như điều kiện vay, mục đích sử dụngvốn vay, hình thức bảo đảm, giá trị tài sản bảo đảm, xử lý tài sản bảo đảm, phươngthức trả nợ và các nội dung khác.

Tranh chấp tín dụng được hiểu là tranh chấp về các hợp đồng tín dụng ngânhàng bao gồm hợp đồng cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảolãnh ngân hàng và các hợp đồng tín dụng khác.

* Đặc điểm tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng

Tranh chấp HĐTD ngân hàng cũng là một loại tranh chấp hợp đồng dân sựnói chung, do vậy có đầy đủ những đặc điểm vốn có của một tranh chấp hợp đồng.Tuy vậy, với bản chất đặc thù của Hợp đồng tín dụng, tranh chấp hợp đồng tín dụngngân hàng có một số đặc điểm đặc trưng riêng biệt để có thể phân biệt với các loạitranh chấp hợp đồng khác.

- Thứ nhất: Tranh chấp HĐTD ngân hàng luôn có sự tham gia của một bên là7Trần Thị Thùy Trang,“Pháp luật về giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng bằng con đường Tòa án ở Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2014, tr.9.

Trang 22

TCTD và phần lớn các tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng thì nguyên đơn là

TCTD cho vay, bị đơn là bên vay Trong mối quan hệ HĐTD, các nghĩa vụ chính

của bên vay thường phát sinh sau thời điểm giải ngân vốn vay Trong khi đó, tạithời điểm hoàn tất việc giải ngân cho khách hàng thì TCTD đã hoàn thành các nghĩavụ của mình Các nghĩa vụ khác của bên cho vay như bảo mật thông tin, lưu trữ hồsơ cấp tín dụng, nghĩa vụ thông báo, bảo quản giấy tờ tài sản bảo đảm, giải chấp tàisản đảm bảo là ít quan trọng và là nghĩa vụ phát sinh từ quyền của bên vay Do đó,nếu có tranh chấp xảy ra thì thường là do bên vay vi phạm nghĩa vụ của mình, rấthiếm gặp trường hợp bên vay khởi kiện TCTD.

- Thứ hai: đa phần các tranh chấp liên quan đến HĐTD ngân hàng chính là

các tranh chấp liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ hoàn trả gốc, lãi của bên vaycho TCTD, về mức lãi suất vay, về vấn đề bảo đảm thực hiện nghĩa vụ trong

HĐTD Có rất nhiều loại tranh chấp phát sinh từ HĐTD như tranh chấp về chủ thể

xác lập, thực hiện HĐTD, tranh chấp liên quan đến bảo lãnh vay vốn, tranh chấpliên quan đến mục đích sử dụng vốn vay Tuy nhiên, tranh chấp xảy ra nhiều nhấtlà tranh chấp liên quan đến nghĩa vụ hoàn trả gốc và lãi, về mức lãi suất vay, vềnghĩa vụ bảo đảm Bởi vì những nghĩa vụ này chính là những nghĩa vụ chính nhất,đóng vai trò quyết định trong quá trình thực hiện HĐTD của các bên tham gia vàviệc thực hiện này có tác động trực tiếp đến quyền lợi của TCTD.

- Thứ ba: Tranh chấp HĐTD ngân hàng thường gắn liền và là tiền đề làm

phát sinh với một quan hệ hợp đồng khác như: hợp đồng bảo đảm tiền vay thông

qua hình thức cầm cố, thế chấp hoặc bảo lãnh của bên thứ ba Các TCTD khi tham

gia vào HĐTD đều có mục đích lợi nhuận từ việc cho vay đó Để giảm thiểu, hạnchế rủi ro trong trường hợp bên vay không trả được nợ, thông thường TCTD chỉđồng ý cho bên vay được vay vốn khi họ có tài sản cầm cố, thế chấp hoặc có bảolãnh của bên thứ ba Các biện pháp bảo đảm này đóng vai trò là phương pháp dựphòng của TCTD khi rủi ro xảy ra Khi đó, để đảm bảo cho nghĩa vụ được thanhtoán trong HĐTD thì các bên ký kết hợp đồng bảo đảm cho khoản vay Tùy trườnghợp mà đó có thể là hợp đồng cầm cố, hợp đồng thế chấp hay là dưới hình thứcchứng thư bảo lãnh của bên thứ ba Những điều khoản về quyền và nghĩa vụ trong

Trang 23

các hợp đồng bảo đảm cho nghĩa vụ vay vốn là để bảo đảm cho việc vay vốn, xuấtphát từ HĐTD đã được ký kết và mục đích cuối cùng là bảo đảm cho việc trả nợ củabên vay khi gặp rủi ro về nghĩa vụ thanh toán nợ.

- Thứ tư: tranh chấp HĐTD ngân hàng phát sinh từ sự xung đột về lợi ích

giữa các bên tham gia tranh chấp Bởi vì tranh chấp HĐTD ngân hàng cũng là mộtloại tranh chấp hợp đồng dân sự nói chung nên phải xuất phát từ xung đột lợi íchcủa các bên trong hợp đồng Đối với tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng thìchỉ chính các bên hay người đại diện hợp pháp của họ mới có quyền khởi kiện đểbảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên vay hay bên cho vay Như vậy tranh chấpphát sinh từ HĐTD chỉ phát sinh khi các bên khởi kiện yêu cầu bảo vệ quyền và lợiích hợp pháp của mình trong quan hệ tín dụng.8

1.2.2 Các dạng tranh chấp hợp đồng tín dụng

Thực tiễn cho thấy các tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng là rất đadạng và phức tạp Tuy nhiên, thường tranh chấp phát sinh từ HĐTD có hai loại:tranh chấp HĐTD là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi bên vay vốn là cá nhân, hộgia đình hay tổ chức không có mục đích lợi nhuận và không có đăng ký kinh doanh;Tranh chấp HĐTD là tranh chấp kinh doanh thương mại khi bên vay vốn là cá nhân,tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.

Xét về phương diện lý thuyết, tranh chấp phát sinh từ HĐTD có các dạng cơbản sau đây:

- Tranh chấp do các bên vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng tín dụng:

+ Hành vi vi phạm nghĩa vụ của bên cho vay: HĐTD ngân hàng là một dạngcủa hợp đồng có hình thức bắt buộc thể hiện bằng văn bản Do vậy, sau khi HĐTDngân hàng có hiệu lực, việc giải ngân vốn mà hai bên đã thỏa thuận là nghĩa vụ củacác ngân hàng thương mại (NHTM) Tuy nhiên vì một lý do nào đó (lý do kháchquan hoặc lý do chủ quan) mà các NHTM đã không thực hiện hoặc thực hiện khôngđầy đủ nghĩa vụ giải ngân đối với bên vay Điều này làm ảnh hưởng tới quyền và lợi

8Phạm Thị Như Bình, “Giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng tại Tòa án cấp sơ thẩm theopháp luật Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ Luật học, Đại học Huế- Trường Đại học Luật, Huế năm 2017, tr.11.

Trang 24

ích hợp pháp, làm chậm tiến độ xây dựng, phá vỡ kế hoạch, mất cơ hội kinhdoanh…của bên vay, dẫn tới những tổn thất về kinh tế, về uy tín và thương hiệu củabên vay Do đó, bên vay có thể kiến nghị, đòi bồi thường cho những tổn thất đó, vìvậy mà tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng đã xảy ra.

+ Hành vi vi phạm nghĩa vụ trả lãi và thậm chí cả gốc và lãi của bên vay Saumột thời gian thực hiện hợp đồng phía khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quảnên dẫn đến mất khả năng thanh toán nợ gốc và lãi Trong những năm gần đây, loạitranh chấp phát sinh từ phía khách hàng vay vốn đang là dạng tranh chấp xảy ranhiều nhất trong các loại tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng, tranh chấp nàyđã và đang gây không ít khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp để thu hồivốn, giảm tỷ lệ nợ xấu xuống theo đúng tỷ lệ mà Ngân hàng nhà nước quy định tạicác NHTM.

- Tranh chấp về chủ thể xác lập, thực hiện hợp đồng tín dụng:

Tranh chấp này trên thực tế tương đối đa dạng và phức tạp nhất là trongnhững trường hợp có yếu tố nước ngoài Điều này gây không ít khó khăn cho cơquan giải quyết tranh chấp Trong quá trình ký kết HĐTD, việc xem xét tư cách chủthể của bên vay vốn là một vấn đề quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu lựccủa HĐTD Trên thực tế, nếu TCTD không xác định đúng tư cách chủ thể (đặc biệtlà trường hợp khách hàng vay là tổ chức, doanh nghiệp) dẫn đến việc ký hợp đồngtín dụng với chủ thể không có thẩm quyền ký kết Hợp đồng bị tuyên bố vô hiệu gâythiệt hại nặng cho các TCTD.

- Tranh chấp về đối tượng của hợp đồng tín dụng: bao gồm tranh chấp về

quyền của các bên trong HĐTD ngân hàng hoặc hợp đồng bảo đảm tiền vay; Tranhchấp về nghĩa vụ của các bên trong HĐTD ngân hàng hoặc hợp đồng bảo đảm tiềnvay; Tranh chấp về số tiền vay và lãi suất cho vay; Tranh chấp về thời hạn vay, thờihạn tính lãi quá hạn, thời hạn bảo đảm tiền vay; Tranh chấp về vấn đề hiệu lực củahợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm tiền vay…

- Tranh chấp xảy ra từ việc thực hiện biện pháp bảo đảm đối với HĐTD có

bảo đảm bằng tài sản và định giá, xử lý tài sản bảo đảm:

Trang 25

Trong HĐTD có bảo đảm bằng tài sản, TCTD cho vay luôn có quyền ưu tiêntheo đuổi tài sản bảo đảm để thu hồi nợ cho mình, bất luận tài sản bảo đảm đangnằm ở đâu và trong sự quản lý của ai Quyền này của các TCTD được xác lập trêncơ sở giao dịch bảo đảm giữa TCTD (bên nhận bảo đảm) với bên vay hoặc bên thứba (bên bảo lãnh) Khi đến hạn mà bên vay không thực hiện hoặc thực hiện khôngđầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì TCTD được quyền ưu tiên thanh toán từ số tiền bán tàisản bảo đảm Chính bởi bản chất HĐTD mang tính rủi ro cao nên các TCTD coi bảođảm tín dụng là nguồn thu nợ thứ hai khi nguồn thu nợ thứ nhất (các lưu chuyển tiềntệ) không thể thanh toán được nợ Hiện nay, theo quy định của pháp luật có ba hìnhthức bảo đảm tín dụng là cầm cố, thế chấp, bảo lãnh Quá trình xác lập, thực hiệngiao dịch bảo đảm và xử lý tài sản bảo đảm được quy định tại các điều từ 292 đếnĐiều 350 Bộ luật Dân sự năm 2015, Nghị định 163/2006/NĐ-CP ngày 29/12/2006của Chính phủ về giao dịch bảo đảm, Nghị định 11/2012/NĐ-CP ngày 22/02/2012của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 163/2006/NĐ-CPngày 29/12/2006 của Chính phủ về giao dịch bảo đảm Tuy nhiên, trong quá trìnhthực hiện không phải lúc nào các bên cũng tuân thủ nghiêm túc những quy định củapháp luật nên rất dễ phát sinh tranh chấp.

Các tranh chấp phát sinh từ các hợp đồng này xảy ra tương đối nhiều chủ yếuliên quan đến việc định giá, xử lý tài sản bảo đảm Đối với những HĐTD cho vay cóbảo đảm, việc xác định tài sản bảo đảm thuộc sở hữu của vợ chồng, tài sản riêng củatừng người hay tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình có ý nghĩa quan trọngđối với việc xử lý tài sản bảo đảm trong trường hợp bên vay không trả được nợ Nếutrong trường hợp khi thẩm định hồ sơ vay vốn, nhân viên ngân hàng thẩm địnhkhông kỹ, kết quả thẩm định không chính xác dẫn đến chấp nhận những tài sản bảođảm không đúng quy định của pháp luật khi thực hiện giao dịch bảo đảm thì sẽ dẫnđến những tranh chấp phát sinh khi TCTD về xử lý tài sản bảo đảm.

- Tranh chấp về pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng: Thường

xảy ra tranh chấp trong trường hợp nếu như có yếu tố nước ngoài mà khi ký kếtHĐTD các bên đã không thỏa thuận lựa chọn luật áp dụng cũng như cơ quan giảiquyết tranh chấp là trọng tài thương mại hoặc tòa án.

Trang 26

1.2.3 Nguyên nhân dẫn đến phát sinh tranh chấp hợp đồng tín dụng

Trong nền kinh tế thị trường, do nhu cầu vốn để phát triển kinh tế là rất lớnnên tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng cũng có xu hướng ngày càng tăng, đadạng về chủng loại và phức tạp về tính chất, mức độ của quan hệ tranh chấp Dovậy, việc tìm hiểu những nguyên nhân dẫn đến tranh chấp là hết sức cần thiết để từđó đánh giá và đưa ra những giải pháp, chính sách phù hợp nhất nhằm hạn chế tranhchấp, từ đó giảm chi phí giao dịch cho các bên liên quan đến HĐTD ngân hàng Từnhững đặc điểm và phân loại tranh chấp HĐTD ngân hàng có thể thấy nguyên nhângây ra tranh chấp HĐTD rất đa dạng, được xem xét theo nhiều tiêu thức khác nhau.Tuy nhiên, về lý thuyết có thể phân chia các nguyên nhân này thành ba nhóm cơ bảnsau đây:

- Thứ nhất, nguyên nhân từ phía bên cho vay:

+ Nguyên nhân từ vấn đề giải ngân: Bên cho vay đã không thực hiện hoặcthực hiện không đầy đủ nghĩa vụ giải ngân theo đúng các điều kiện trong HĐTD đãký làm hạn chế khả năng thực hiện kế hoạch kinh doanh như dự kiến, hiệu quả kinhdoanh đạt được thấp gây ảnh hưởng đến việc trả lãi và gốc sau này của bên vay.

+ Bên cho vay chưa có chính sách phù hợp và quy trình cấp tín dụng hiệuquả, chặt chẽ, chưa có quy trình quản trị rủi ro hữu hiệu, chưa chú trọng đến phântích khách hàng, chấm điểm, xếp loại, xếp hạng khách hàng, phân loại rủi ro tíndụng để tính toán điều kiện và khả năng trả nợ của bên vay khi đến hạn hợp đồng.

+ Bên cho vay chưa chấp hành đầy đủ các điều kiện về biện pháp bảo đảmtiền vay của Ngân hàng nhà nước, chưa phân tích, đánh giá các điều kiện về biệnpháp bảo đảm tiền vay Nhiều TCTD khi đánh giá về biện pháp bảo đảm tiền vaychỉ dựa vào nguồn thông tin, hồ sơ, số liệu do khách hàng cung cấp mà chưa có sựkiểm chứng các sổ sách kế toán và kiểm tra thực tế.

+ Năng lực, phẩm chất, đạo đức của cán bộ tín dụng: do sự hạn chế về nănglực nghiệp vụ của các bộ ngân hàng, do các NHTM thường có thói quen tập trungnhiều công sức cho việc thẩm định trước khi cho vay mà không kiểm soát chặt chẽviệc sử dụng vốn vay.

Trang 27

- Thứ hai, nguyên nhân từ phía bên vay:

+ Nguyên nhân khách quan: Là những yếu tố tác động ngoài ý chí, tầm kiểmsoát của bên vay như do sự thay đổi của chính sách quản lý kinh tế, do thiên tai,dịch bệnh, hoả hoạn, điều chỉnh quy hoạch, do biến động thị trường, quan hệ cungcầu hàng hoá thay đổi…làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của bên vay khôngthực hiện như kế hoạch đã đề ra.

+ Nguyên nhân chủ quan: là những yếu tố xuất phát từ mỗi khách hàng Cóthể là do bên vay không nắm được thông tin cần thiết về kế hoạch đầu tư, sản xuấtkhi vay vốn dẫn đến việc sử dụng vốn vay về đầu tư không có hiệu quả Có thể là dovốn tự có tham gia vào dự án, phương án sản xuất kinh doanh của doanh nghiệpkhông đáp ứng nhu cầu, năng lực điều hành còn hạn chế, thiếu thông tin thị trườngvà thông tin về các đối tác, bạn hàng làm ảnh hưởng tới quá trình sản xuất, côngnghệ chưa được cải tiến, nâng cấp nên sản phẩm sản xuất ra chưa có tính cạnh tranhcao, hiệu quả kinh doanh kém, hậu quả là doanh nghiệp thua lỗ lâm vào tình trạngphá sản Cũng có trường hợp do bên vay cố tình đưa ra những thông tin sai sự thậtngay từ khi vay vốn nên khi về đầu tư hay sử dụng vào mục đích của mình không cóhiệu quả.

Nguyên nhân nữa là do bên vay còn thiếu hiểu biết về pháp luật, trình độhiểu biết của bên vay còn hạn chế về những kiến thức pháp luật liên quan Cótrường hợp bên vay ký những hợp đồng trái luật trong khi bản thân không hiểu rõ vềpháp luật, nên khả năng xảy ra những bất lợi cho mình là rất lớn.

- Thứ ba, nguyên nhân do quy định của pháp luật:

Các quy định của pháp luật còn chưa được thống nhất, dẫn đến mỗi bên hiểutheo những cách khác nhau nhằm bảo vệ cho quyền và lợi ích của mình, từ đó xảyra tranh chấp khi các các bên nảy sinh bất đồng quan điểm, mâu thuẫn Hiện naypháp luật quy định bên cho vay nếu muốn từ chối cho vay khách hàng nào thì bắtbuộc phải đưa ra lý do, căn cứ chính đáng Nhưng trên thực tế chưa có văn bản nàohướng dẫn cụ thể về vấn đề này Do vậy, phía bên cho vay cho rằng cho vay làquyền tự do kinh doanh của họ nên lý do có chính đáng hay không là do họ quyết

Trang 28

định Còn phía bên đi vay thì không chấp nhận với cách hiểu đó nên trong trườnghợp bị từ chối cho vay họ sẵn sàng khiếu nại tới các cơ quan liên quan để đề nghịgiải quyết.

Ngoài ra, còn nhiều quy định chồng chéo lẫn nhau đặc biệt là các biện phápxử lý tài sản bảo đảm Hành lang pháp lý cho hoạt động giao dịch bảo đảm chưahoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và nhiều quy định không thể thực hiện được trên thực tế,như việc thế chấp tài sản là đất và tài sản gắn liền với đất nhưng trên giấy chứngnhận chỉ có đất, chưa chứng nhận quyền sở hữu tài sản trên đất chưa bổ sung trướcbạ nhà nên khi công chứng hợp đồng thế chấp, đăng ký giao dịch bảo đảm chỉ ghiquyền sử dụng đất mà không ghi phần tài sản trên đất Việc đăng ký giao dịch bảođảm thực hiện phân tán ở nhiều cơ quan khác nhau tạo ra sự không đồng bộ trongquá trình quản lý Theo Nghị định số 163/2006/NĐ-CP và Nghị định 11/2012/NĐ-CP sửa đổi nghị định 163/2006/NĐ-CP của Chính phủ về đăng ký giao dịch bảođảm, cho phép các TCTD được lựa chọn hình thức xử lý đa dạng như: bán tài sảnthế chấp, nhận các khoản tiền và tài sản từ người thứ ba trong trường hợp thế chấpquyền đòi nợ, phương thức khác do các bên thoả thuận Trường hợp các bên khôngtự thoả thuận được phương thức xử lý tài sản là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liềnvới đất thì các tài sản này được đem bán đấu giá nhưng để thực hiện được các bênlại phải ký hợp đồng uỷ quyền tại đơn vị bán đấu giá có thẩm quyền Điều nàythường không thực hịên được do bên thế chấp không đồng ý và khi đó các TCTDkhông có cơ chế nào để bảo vệ được quyền lợi của mình.

1.3 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng

Trên thế giới, tùy thuộc vào quan điểm, tư tưởng của các nhà lập pháp củatừng quốc gia mà luật pháp mỗi nước có những quy định khác nhau về vấn đề giảiquyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng Tuy vậy, hầu hết các quốc gia đềuthừa nhận các hình thức giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại nói chung vàgiải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng nói riêng bao gồm: thươnglượng, hòa giải, trọng tài thương mại và tòa án.

Thực tế cho thấy, mỗi hình thức giải quyết tranh chấp nói trên đều có những

Trang 29

điểm lợi thế và những điểm hạn chế nhất định.Tùy thuộc vào tính chất của tranhchấp, mức độ phức tạp của tranh chấp, khả năng và điều kiện cụ thể của các bên màcác chủ thể tranh chấp có thể lựa chọn hình thức này hay hình thức khác, hoặc sửdụng phối hợp nhiều hình thức khác nhau nhằm giải quyết tranh chấp đạt hiệu quảcao nhất.

1.3.1 Phương thức giải quyết tranh hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng thươnglượng

Phương thức thương lượng là phương thức được các bên tranh chấp lựa chọntrước tiên trong quá trình giải quyết tranh chấp và trong thực tiễn phần lớn các tranhchấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng được giải quyết bằng phương thức này Thôngqua phương thức này, các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, tự dàn xếp, tự tháo gỡnhững bất đồng phát sinh để loại bỏ tranh chấp mà không cần có sự trợ giúp hayphán quyết của bất kỳ bên thứ ba nào Phương thức tự thương lượng được Nhà nướckhuyến khích áp dụng để giải quyết tranh chấp trên tinh thần hoàn toàn tôn trọngquyền thỏa thuận của các bên Do vậy, cho đến thời điểm hiện tại pháp luật khôngđưa ra bất cứ quy định nào cho phương thức giải quyết này.

Phương pháp thương lượng được các bên tiến hành đầu tiên bởi ưu điểm củanó là sự thuận tiện, đơn giản, nhanh chóng, tính linh hoạt, hiệu quả và ít tốn kém vềthời gian, tiền bạc, không bị ràng buộc bởi các thủ tục pháp lý phức tạp, hơn nữacòn đảm bảo bí mật kinh doanh, uy tín của các bên tranh chấp Nếu thương lượngthành công không những các bên loại bỏ được những bất đồng, mâu thuẫn đã phátsinh mà ít gây phương hại đến quan hệ hợp tác vốn có của các bên thậm chí cònđược tăng cường về sự hiểu biết và hợp tác lẫn nhau trong tương lai khi kết thúccuộc thương lượng.

Hiện nay bên cạnh việc thương lượng truyền thống thì với sự phát triển củacông nghệ thông tin các bên có thể thương lượng bằng trực tuyến Tuy nhiên, tạiViệt Nam phương thức này chưa được áp dụng phổ biến, đặc biệt là trong tranhchấp hợp đồng tín dụng.

Song bên cạnh các ưu điểm trên, phương thức giải quyết tranh chấp bằng

Trang 30

thương lượng cũng có những nhược điểm như: thương lượng thành công phụ thuộcvào sự hiểu biết và các bên có thái độ thiện chí, hợp tác muốn tìm giải pháp đối vớitranh chấp Trong trường hợp nếu bên vay muốn dùng hình thức thương lượng đểkéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ thì thương lượng chỉ làm tốn kém và kéo dàithời gian giải quyết tranh chấp hơn Mặt khác, kết quả quả thương lượng lại khôngđược đảm bảo bằng cơ chế pháp lý mang tính bắt buộc Do đó, dù các bên có đạtđược thỏa thuận để giải quyết vụ việc tranh chấp thì việc thực thi kết quả thươnglượng vẫn phụ thuộc vào sự tự nguyện của bên phải thi hành Nếu một bên không tựnguyện thì kết quả thương lượng cũng chỉ tồn tại trên giấy mang tính hình thức màkhông có một cơ chế pháp lý nào bắt buộc thi hành đối với kết quả thương lượngcủa các bên Điều này dễ dẫn đến bị lạm dụng trong thực tiễn giải quyết tranh chấp.Mặt khác, hình thức giải quyết khép kín, không công khai có khi lại nảy sinh nhữngtiêu cực, trái pháp luật.

1.3.2 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng hòa giải

Việc giải quyết tranh chấp bằng hòa giải được thực hiện theo quy định tạiNghị định số 22/2017/NĐ-CP ngày 24/2/2017 của Chính phủ về hòa giải thươngmại.

Phương thức giải quyết tranh chấp bằng hoà giải là các bên tranh chấp cùngnhau bàn bạc, thỏa thuận để giải quyết các vấn đề tranh chấp và phải có sự hỗ trợcủa bên thứ ba là hòa giải viên Phương thức hòa giải cũng là một phương thức giảiquyết tranh chấp không chịu sự điều chỉnh của pháp luật, được thực hiện hoàn toàndựa trên thiện chí của các bên Bên trung gian hòa giải có thể là cá nhân, tổ chứcluật sư, tư vấn, hoặc các tổ chức khác do các bên thỏa thuận lựa chọn Bên thứ batrung lập chỉ hỗ trợ, thuyết phục các bên tìm kiếm giải pháp đưa ra thoả thuận,không có thẩm quyền đưa ra phán xét Kết quả hòa giải hoàn toàn phụ thuộc vào sựtự nguyện, tinh thần thiện chí của các bên tranh chấp và uy tín, kinh nghiệm, kỹnăng của trung gian hòa giải, quyết định cuối cùng của việc giải quyết tranh chấpkhông phải của trung gian hòa giải mà hoàn toàn phụ thuộc các bên tranh chấp Trênthực tế, phương thức hòa giải đã được sử dụng, nhưng phạm vi và hiệu quả áp

Trang 31

dụng còn ở mức khiêm tốn.

Phương pháp giải quyết tranh chấp bằng hoà giải có những ưu điểm như: cósự tham gia của bên trung gian là hòa giải viên là những người có trình độ chuyênmôn cao, có kinh nghiệm và hiểu biết pháp luật Hòa giải viên là trung gian gópphần làm cho các bên đưa ra thống nhất phương án giải quyết để loại trừ tranhchấp.Thủ tục hòa giải được tiến hành nhanh gọn không gò bó, tiết kiệm được thờigian, địa điểm hoà giải có thể được thỏa thuận và điều chỉnh do các bên tham giagiải quyết tranh chấp, các bên có quyền tự định đoạt, lựa chọn bất kỳ người nào làmtrung gian hòa giải có hiểu biết chuyên môn về vấn đề tranh chấp Hòa giải mangtính thân thiện nhằm tiếp tục giữ gìn và phát triển các mối quan hệ kinh doanh vì lợiích của cả hai bên Trong hòa giải, các bên tranh chấp có thể nói chuyện, trao đổi,đàm phán và thảo luận về các giải pháp trong toàn bộ quá trình Quá trình hòa giảitạo cơ hội cho mỗi bên bày tỏ quan điểm của mình về tranh chấp, không dẫn đếntình trạng đối đầu, thắng thua như quá trình kiện tụng tại tòa án, duy trì được mốiquan hệ vốn có của các bên Vì hòa giải xuất phát từ sự tự nguyện tham gia và tự dothỏa thuận của các bên, nên nội dung thỏa thuận luôn theo hướng tới lợi ích của tấtcả các bên Mặt khác, là khi giải quyết bằng hòa giải, các bên kiểm soát được nhữngbí mật của mình bởi phiên họp hòa giải được tổ chức kín, trong khi giải quyết tạiTòa án thì các yêu cầu này không được đảm bảo do tòa án thực hiện xét xử theonguyên tắc công khai.

Cũng giống như thương lượng, hiện nay hòa giải cũng áp dụng phương pháphòa giải trực tuyến Đây là phương pháp đang được áp dụng rộng rãi ở những quốcgia phát triển như Hoa Kỳ, Úc, Singapore …Tuy nhiên, cách thức triển khai nàycũng chưa được áp dụng ở Việt Nam khi hiện tại mới chỉ có một số trung tâm hòagiải được thành lập, do đó luận văn cũng không đi sâu vào phương thức này.

Bên cạnh những ưu điểm, giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng bằngphương pháp hòa giải vẫn còn tồn tại những hạn chế, nhược điểm nhất định như:giải quyết theo hình thức khép kín, không công khai nên rất dễ nảy sinh những tiêucực, trái pháp luật Việc hòa giải có được tiến hành hay không phụ thuộc vào sựnhất trí của các bên, hòa giải viên không có quyền đưa ra một quyết định ràng buộc

Trang 32

hay áp đặt bất cứ vấn đề gì đối với các bên tranh chấp thỏa thuận hòa giải, không cótính bắt buộc thi hành như phán quyết của Trọng tài thương mại hay của Tòa án.Kếtquả hòa giải cũng không được pháp luật bảo đảm thi hành, hoàn toàn phụ thuộc vàothiện chí của các bên Vì vậy, phương pháp này ít được sử dụng nếu các bên khôngcó sự tin tưởng với nhau.

1.3.3 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng bằng trọng tài thương mại

Phương thức giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng bằng trọng tài thươngmại cũng bắt nguồn từ sự thỏa thuận của các bên trên cơ sở tự nguyện và được tiếnhành theo quy định của Luật Trọng tài thương mại 2010 Các bên được quyền thỏathuận lựa chọn một Trọng tài phù hợp, chỉ định trọng tài viên để thành lập Hội đồng(hoặc Ủy ban) Trọng tài giải quyết tranh chấp với tư cách là bên thứ ba độc lậpnhằm giải quyết mâu thuẫn tranh chấp bằng việc đưa ra phán quyết có giá trị bắtbuộc thi hành Điều này khác với phương thức giải quyết tranh chấp bằng thươnglượng và hòa giải.

Xuất phát từ thực tiễn hoạt động giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD

ngân hàng bằng trọng tài thương mại cho thấy những ưu điểm sau: Thứ nhất, giải

quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại thể hiện tính năng động, linh hoạt vàmềm dẻo, tạo quyền chủ động cho các bên về địa điểm, thời gian giải quyết tranhchấp, tiết kiệm được thời gian có thể rút ngắn thủ tục tố tụng trọng tài trong khi Tòaán khi xét xử phải tuân thủ một cách đầy đủ và nghiêm ngặt các quy định có tínhchất quy trình, thủ tục, trình tự được quy định trong BLTTDS và các văn bản hướng

dẫn liên quan Thứ hai, phương thức giải quyết tranh chấp trọng tài thương mại

trong giải quyết tranh chấp có nguyên tắc xét xử không công khai (xử kín) nếu cácbên không có thỏa thuận khác Đây là một ưu điểm mà các bên tranh chấp luôn coitrọng bởi các bên không muốn các chi tiết của vụ tranh chấp bị đem ra công khaitrước Tòa án, điều mà các doanh nghiệp luôn coi là tối kỵ trong hoạt động kinhdoanh của mình Việc xét xử tranh chấp bằng trọng tài thương mại trên thực tế đãlàm giảm đáng kể mức độ xung đột, căng thẳng của những bất đồng bởi nó diễn ratrong một không gian kín, nhẹ nhàng, mang nặng tính trao đổi để tìm ra sự thật

Trang 33

khách quan của vụ việc Đó chính là những yếu tố tạo điều kiện để các bên duy trì

được quan hệ đối tác, quan hệ thiện chí đối với nhau Thứ ba, quyết định của Trọng

tài thương mại là chung thẩm và vì vậy nó có giá trị bắt buộc thi hành đối với cácbên, các bên không thể chống án hay kháng cáo Việc xét xử tại Trọng tài thươngmại chỉ diễn ra ở một cấp xét xử, đó cũng chính là điều khác biệt cơ bản so với xétxử tại Tòa án bởi thông thường xét xử tại Tòa án diễn ra ở hai cấp Hội đồng trọngtài sau khi tuyên phán quyết xong là đã hoàn thành nhiệm vụ của mình và chấm dứt

sự tồn tại Thứ tư, giải quyết trọng tài không bị giới hạn về mặt lãnh thổ do các bên

có quyền lựa chọn bất kỳ trung tâm trọng tài nào để giải quyết tranh chấp cho mình.

Thứ năm, khả năng chỉ định trọng tài viên thành lập Hội đồng trọng tài giải quyết vụ

việc giúp các bên lựa chọn được trọng tài viên giỏi, nhiều kinh nghiệm, am hiểu sâusắc vấn đề đang tranh chấp để từ đó họ có thể giải quyết tranh chấp nhanh chóng,chính xác.

Bên cạnh đó phương phức giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại có

những hạn chế như là: Thứ nhất, quyết định trọng tài thương mại không có tínhcưỡng chế cao như quyết định của Toà án; Thứ hai, trọng tài không phải cơ quan

quyền lực nhà nước nên khi xét xử, trong trường hợp cần áp dụng biện pháp khẩncấp tạm thời nhằm bảo đảm chứng cứ, trọng tài không thể ra quyết định mang tínhbắt buộc về điều đó mà phải yêu cầu tòa án thi hành các phán quyết trọng tài Trọngtài có thể gặp khó khăn trong quá trình giải quyết tranh chấp, đặc biệt là nhữngtranh chấp phức tạp, về những vấn đề như: xác minh thu thập chứng cứ, triệu tập

nhân chứng…; Thứ ba, việc thực hiện các quyết định của trọng tài hoàn toàn phụ

thuộc vào ý chí tự nguyện, thiện chí, hợp tác giải quyết của các bên do vậy việc thihành quyết định trọng tài thương mại không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi

như việc thi hành bản án; Thứ tư, giải quyết bằng phương thức trọng tài đòi hỏi chi

phí tương đối cao, vụ việc giải quyết càng kéo dài thì phí trọng tài càng cao.

1.3.4 Phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng bằng Tòa án

Thông thường thì hình thức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD thôngqua Tòa án được tiến hành mà việc áp dụng cơ chế thương lượng và hòa giải không

Trang 34

còn có hiệu quả và các bên bên tranh chấp cũng không tự thỏa thuận đưa vụ tranhchấp ra giải quyết tại Trọng tài thương mại Việc tự giải quyết tranh chấp của cácbên thường gặp nhiều khó khăn do nhiều nguyên nhân khác nhau và vì vậy sự cầnthiết phải có sự can thiệp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà phổ biến ở đây làTòa án Mặt khác, khi giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, quyết định trọng tàikhông có tính cưỡng chế cao như quyết định của Tòa án, việc thi hành quyết địnhtrọng tài không phải lúc nào cũng trôi chảy, thuận lợi như thi hành bản án của Tòamà phụ thuộc chủ yếu vào thiện chí và hợp tác giải quyết của các bên Do đó, việcgiải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng thông qua Tòa án là hình thức cuối cùng màcác bên lựa chọn để giải quyết khi tranh chấp không còn lựa chọn nào khác.

Thẩm quyền giải quyết của Tòa án đối với tranh chấp HĐTD ngân hàngđược quy định tại BLTTDS năm 2015 là:

- Tranh chấp HĐTD ngân hàng là tranh chấp về hợp đồng dân sự khi bên vayvốn là cá nhân hay tổ chức không có đăng ký kinh doanh và không có mục đích lợinhuận Thì tranh chấp này thuộc thẩm thuộc quyền giải quyết của Tòa án theo

Khoản 3, Điều 26, BLTTDS năm 2015: “Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng

dân sự”.

- Tranh chấp HĐTD ngân hàng là tranh chấp kinh doanh, thương mại khi bênvay vốn là cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh và đều có mục đích lợi nhuận.Thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo Khoản 1, Điều 30,

BLTTDS năm 2015 quy định:“Tranh chấp phát sinh trong hoạt động kinh doanh,

thương mại giữa cá nhân, tổ chức có đăng ký kinh doanh với nhau và đều có mụcđích lợi nhuận”.

Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng được quy định rõtrong BLTTDS năm 2015:

- Thủ tục giải quyết vụ án tại toà sơ thẩm, gồm có: khởi kiện và thụ lý vụ án, hoà giải và chuẩn bị xét xử, phiên toà sơ thẩm.

- Thủ tục giải quyết vụ án tại toà phúc thẩm, gồm có: thụ lý vụ án và chuẩn bị xét xử, phiên tòa phúc thẩm.

Trang 35

- Thủ tục xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực của pháp luật, bao gồm: thủ tục giám đốc thẩm và tái thẩm.

Việc đưa tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng ra xét xử tại Tòa án có nhiều ưu điểm nhưng cũng có những nhược điểm nhất định như:

- Về ưu điểm:

+ Tòa án là cơ quan nhân danh Nhà nước để giải quyết tranh chấp, do đóphán quyết của Tòa án là phán quyết có tính bắt buộc phải thi hành trên phạm vitoàn lãnh thổ nơi giải quyết tranh chấp và được đảm bảo thi hành bằng sức mạnhcưỡng chế của nhà nước Cơ quan thi hành án là một cơ quan chuyên trách và cóđầy đủ bộ máy, phương tiện để thi hành các bản án đã có hiệu lực pháp luật Đặcđiểm này được có thể coi là yếu tố quan trọng nhất khiến các bên tranh chấp thườngtìm đến phương thức giải quyết tranh chấp tại Tòa án.

+ Có tính pháp lý đáng tin cậy, dễ dàng thực hiện công tác thu thập chứng cứphục vụ điều tra xác minh và có thể yêu cầu sự hỗ trợ từ các cơ quan, tổ chức khác.

+ Khi giải quyết tranh chấp tại Tòa án, việc giải quyết có thể qua nhiều cấpxét xử, vì thế nguyên tắc nhiều cấp xét xử bảo đảm cho quyết định của Tòa án đượcchính xác, công bằng, khách quan và đúng với pháp luật.

+ Chi phí cho việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án thấp hơn rất nhiều so với việc nhờ đến các tổ chức Trọng tài thương mại hay Trọng tài quốc tế.

+ Thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Tòa án được mở rộng đến tất cả cácngành kinh tế Chính vì thế, khi xảy ra tranh chấp, người ta thường nghĩ đến tòa ánnhư là nơi bao quát giải quyết mọi vấn đề.

+ Quy định chặt chẽ về trình tự thủ tục và hệ thống xét xử.

- Về nhược điểm:

+ Khi lựa chọn phương thức giải quyết tranh chấp bằng Tòa án, các bên phảinắm rõ được bản chất, vì việc giải quyết tranh chấp của tòa án phải tuân thủ nghiêmngặt các quy định mang tính hình thức của pháp luật tố tụng vì vậy thời gian giảiquyết khá dài, điều này đôi khi có thể gây trở ngại cho các bên tranh chấp vì tính

Trang 36

chất của hoạt động tín dụng đòi hỏi mọi thủ tục phải rất linh hoạt và nhanh gọn.+ Tòa án xét xử công khai Điều này xuất phát từ bản chất của hoạt động xétxử là bảo vệ pháp chế và duy trì công lý đã được pháp luật quy định, xã hội thừanhận Mặt khác, hoạt động xét xử công khai của Tòa án còn có tác dụng răn đe,cảnh cáo những hành vi vi phạm pháp luật Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đểgiữ bí mật Nhà nước hoặc bí mật nghề nghiệp theo yêu cầu chính đáng của đươngsư, Tòa án có thể xử kín nhưng phải tuyên án công khai Các doanh nghiệp làm ăntrên thương trường đều không muốn mất uy tín khi doanh nghiệp của mình phải raTòa để giải quyết tranh chấp, nó có thể ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh củahọ, cho nên khuyết điểm này có thể coi là lớn nhất.

+ Mặc dù nguyên tắc xét xử nhiều cấp đảm bảo cho quyết định của Tòa án làchính xác, công bằng Tuy nhiên, nguyên tắc này cũng sẽ khiến cho vụ việc có thểbị kéo dài, xử đi xử lại nhiều lần gây bất lợi cho đương sự, nhất là những tranh chấphợp đồng tín dụng có giá trị lớn đòi hỏi phải giải quyết nhanh chóng, dứt điểm Việcdây dưa, kéo dài vụ việc sẽ gây căng thẳng tâm lý, làm mất thời gian, tiền bạc củacác bên tham gia tố tụng tại Tòa.

+ Khả năng tác động của các bên trong quá trình tố tụng rất hạn chế, đôi lúc nó không thể hiện được hết nguyện vọng của các bên tranh chấp.

Như vậy, có thể hiểu pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tạiTòa án là hình thức giải quyết tranh chấp do cơ quan tài phán Nhà nước thực hiện.Tòa án nhân danh quyền lực Nhà nước để đưa ra phán quyết buộc bên có nghĩa vụphải thi hành, kể cả bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước dựa trên cơ sở Phápluật đã quy định về lĩnh vực tranh chấp hợp đồng tín dụng như: BLDS, Luật cácTCTD, Luật thương mại, Luật ngân hàng Nhà nước Việt Nam Do đó, các đươngsự thường tìm đến sự trợ giúp của Tòa án như một giải pháp cuối cùng để bảo vệ cóhiệu quả các quyền, lợi ích của mình khi họ thất bại trong việc sử dụng cơ chếthương lượng hoặc hòa giải và cũng không muốn đưa vụ việc tranh chấp của họ đểgiải quyết bằng trọng tài thương mại.

Trang 37

Kết luận Chương I

Trong bất kỳ giai đoạn nào trong quá trình thực hiện các nội dung của HĐTDngân hàng thì tranh chấp phát sinh từ hoạt động tín dụng là một hiện tượng tất yếukhách quan có thể xảy ra do nguyên nhân khách quan hoặc chủ quan Nhưng quantrọng là làm thế nào để có thể nhận thức đúng đắn và đầy đủ về nó để đưa ra cácbiện pháp hạn chế đến mức thấp nhất việc phát sinh tranh chấp trong HĐTD ngânhàng.

Tùy thuộc vào tính chất của các tranh chấp, mức độ tranh chấp phát sinh từHĐTD ngân hàng mà các bên chủ thể có thể lựa chọn hình thức giải quyết tranhchấp nào phù hợp nhất trên cơ sở pháp luật cho phép và cùng có lợi Các phươngthức giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐTD ngân hàng hiện nay được pháp luậtquy định và bảo vệ là tự thương lượng, trung gian hòa giải, giải quyết tại trọng tàithương mại và giải quyết tại cơ quan tòa án.

Trong Chương I, luận văn đã tập trung nghiên cứu và làm rõ một số vấn đềcơ bản về HĐTD ngân hàng, các nguyên nhân gây ra tranh chấp HĐTD ngân hàngvà pháp luật về giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Tòa án Từ đó thấy đượcsự cần thiết trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp HĐTDngân hàng để làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá thực trạng ở Chương II và đề ragiải pháp ở Chương III.

Trang 38

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾTTRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂNDÂN THÀNH PHỐ HẠ LONG, TỈNH QUẢNG NINH

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hạ Long và tổng quát vềTòa án nhân dân thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của Thành phố Hạ Long

- Điều kiện tự nhiên:

Thành phố Hạ Long nằm ở trung tâm của tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đấttự nhiên là 27.195,03ha, có quốc lộ 18A chạy qua tạo thành chiều dài của thànhphố, có cảng biển, có bờ biển dài 50km, có vịnh Hạ Long hai lần được UNESCOcông nhận là Di sản thế giới với diện tích 434km2.

Thành phố Hạ Long có địa hình đa dạng và phức tạp, là một trong những khuvực hình thành lâu đời nhất trên lãnh thổ Việt Nam, bao gồm cả đồi núi, thung lũng,vùng ven biển và hải đảo, được chia thành 3 vùng rõ rệt:

Vùng đồi núi bao bọc phía bắc và đông bắc (phía bắc quốc lộ 18A) chiếm70% diện tích đất của Thành phố, có độ cao trung bình từ 150m đến 250m, chạy dàitừ Yên Lập đến Hà Tu, đỉnh cao nhất là 504m Dải đồi núi này thấp dần về phíabiển, độ dốc trung bình từ 15-20%, xen giữa là các thung lũng nhỏ hẹp.

Vùng ven biển ở phía nam quốc lộ 18A, độ cao trung bình từ 0,5m đến 5m Vùng hải đảo là toàn bộ vùng vịnh, với gần hòn đảo lớn nhỏ, chủ yếu là đảođá Riêng đảo Tuần Châu, rộng trên 400ha nay đã có đường nối với quốc lộ 18A dàikhoảng 2km.

Thành phố Hạ Long thuộc khí hậu vùng ven biển, mỗi năm có 2 mùa rõ rệt,mùa đông từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, mùa hè từ tháng 5 đến tháng 10.

Nhiệt độ trung bình hằng năm là 23,70C, dao động không lớn, từ 16,70C đến28,60C Về mùa hè, nhiệt độ trung bình cao là 34,90C, nóng nhất đến 380C Về mùađông, nhiệt độ trung bình thấp là 13,70C rét nhất là 50C.

- Dân cư:

Thành phố Hạ Long thuộc tỉnh Quảng Ninh, bao gồm 20 phường: Hà Khánh,Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu, Hồng Hải, Cao Thắng, Cao Xanh, Yết Kiêu,

Trang 39

Trần Hưng Đạo, Bạch Đằng, Hòn Gai, Bãi Cháy, Hồng Hà, Hà Khẩu, Giếng Đáy,Hùng Thắng, Tuần Châu, Việt Hưng, Đại Yên Năm 2017: Dân số của thành phố HạLong là 240.800 người, mật độ trung bình đạt 874,0 người/km2 (theo Niên giámthống kê tỉnh Quảng Ninh năm 2017).

- Tài nguyên khoáng sản: Đối với địa bàn thành phố Hạ Long bao gồm chủyếu là than đá và nguyên vật liệu xây dựng Tổng trữ lượng than đá đã thăm dòđược đến thời điểm này là trên 530 triệu tấn, nằm ở phía bắc và đông bắc Thành phốtrên địa bàn các phường Hà Khánh, Hà Lầm, Hà Trung, Hà Phong, Hà Tu (Đại Yênvà Việt Hưng nằm trong vùng cấm hoạt động khoáng sản.

- Tài nguyên rừng: Theo số liệu thống kê tính đến hết năm 2009, trên địa bànthành phố có tổng diện tích đất rừng là 5.862,08ha/ tổng diện tích thành phố là27.153,40ha Tỷ lệ che phủ của rừng đạt: 21,58 % Trong đó rừng trồng 5.445,69havà rừng tự nhiên 416,39ha (bao gồm: rừng gỗ 27,94ha, rừng tre nứa 17,31ha, rừngngập mặn 371,14ha) Bên cạnh đó là tài nguyên rừng của Vịnh Hạ Long rất phongphú, đặc trưng với tổng số loài thực vật sống trên các đảo, núi đá khoảng trên 1.000loài Một số quần xã các loài thực vật khác nhau bao gồm các loài ngập mặn, cácloài thực vật ở bờ cát ven đảo, các loài mọc trên sườn núi và vách đá, trên đỉnh núihoặc mọc ở của hang hay khe đá.

- Tài nguyên biển: Do lợi thế có vịnh Hạ Long hai lần được công nhận là Disản thiên nhiên thế giới Với tổng diện tích 1.553km2 bao gồm 1969 hòn đảo lớnnhỏ, trong đó 989 đảo có tên và 980 đảo chưa có tên Vùng Di sản được Thế giớicông nhận có diện tích 434km2 bao gồm 775 đảo, như một hình tam giác với bađỉnh là đảo Đầu Gỗ (phía tây), hồ Ba Hầm (phía nam) và đảo Cống Tây (phía đông).Với nhiều hang động đẹp và huyền ảo như hang Bồ Nâu, Trinh Nữ, Sửng Sốt, ĐầuGỗ, Thiên Cung, Tam Cung, Mê Cung đã đưa danh tiếng của vịnh Hạ Long là mộttrong những điểm du lịch nổi tiếng trên toàn thế giới…

Đặc điểm kinh tế - xã hội của thành phố Hạ Long

- Tăng trưởng kinh tế: tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố Hạ Long giaiđoạn 2015 - 2017 bình quân đạt 14,5%/ năm Thu nhập bình quân đầu người tínhriêng năm 2017 đã đạt trên 8.000 USD/người/năm.

Trang 40

- Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Theo thống kê của Thành phố Hạ Long, nhữngnăm qua cơ cấu kinh tế của thành phố đã có sự chuyển dịch tích cực và đúng hướng,tỷ trọng khu vực dịch vụ năm 2017 đạt 55,7%; công nghiệp - xây dựng 43,5%;nông, lâm nghiệp và thủy sản 0,8%.

Sau 5 năm trở thành đô thị loại I, với quyết tâm xây dựng Hạ Long đi lên theohướng hiện đại Trong thời gian tới, cùng với việc xây dựng thành phố du lịch, mục tiêuxây dựng Thành phố Hạ Long trở thành thành phố thông minh cũng là chiến lược độtphá về kinh tế - xã hội của tỉnh và thành phố đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2.1.2 Tổng quát về Tòa án nhân dân Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh

Toà án nhân dân Thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh là cơ quan xét xử cấpdưới của toà án nhân dân tỉnh Quảng Ninh Trong quá trình công tác, Toà án nhândân thành phố Hạ Long có một số thuận lợi cơ bản như: là thành phố trung tâm củatỉnh, trình độ dân trí khá cao; gần các cơ quan, ban ngành của tỉnh, việc cập nhậtthông tin, chính sách và pháp luật tương đối nhanh chóng; thường xuyên nhận đượcsự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Toà án tỉnh và cấp ủy, chính quyền địaphương; đội ngũ cán bộ có trình độ đồng đều và từng bước được nâng cao, nhiềucán bộ đảng viên có nhiều kinh nghiệm công tác, có phẩm chất và tinh thần tráchnhiệm cao, biết khắc phục khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ.

Toà án nhân dân thành phố Hạ Long hiện có 44 cán bộ công chức, trong đó có19 thẩm phán, 22 thư ký và 03 cán bộ nghiệp vụ Toàn bộ thẩm phán và thư ký100% có trình độ đại học, có 12 đồng chí có trình độ cao học Về tổ chức Đảng, cơquan có Đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy Hạ Long với 38 đảng viên, sinh hoạt tại3 chi bộ trực thuộc Về đoàn thể, có Công đoàn cơ sở, Chi đoàn thanh niên, Chi Hội luật gia.

2.2 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án

2.2.1 Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án

Các vụ án giải quyết tranh chấp HĐTD ngân hàng tại Tòa án được quy định

Ngày đăng: 01/08/2020, 19:50

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w