Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại thành phố hải phòng ( Luận văn thạc sĩ)Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại thành phố hải phòng ( Luận văn thạc sĩ)Giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại thành phố hải phòng ( Luận văn thạc sĩ)
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN THỊ LÂM VÂN
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TỪ THỰC TIỄN XÉT XỬ CỦA TÒA ÁN
NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
Ngành: Luật Kinh tế
Mã số: 8.38.01.07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN NHƯ PHÁT
HÀ NỘI, 2018
Trang 2LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, trích dẫn nêu trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và có nguồn gốc rõ ràng Những kết luận khoa học hay những nhận xét của luận văn chưa được công bố trong bất cứ công trình nào
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN THỊ LÂM VÂN
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 01 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN 06
1.1 Tổng quan chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng và tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng 06 1.2 Khái quát pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án … ……… 25
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG 28
2.1 Thực trạng pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án … 28 2.2 Thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng … ……….……… .40
Chương 3: GIẢI PHÁP, KIẾN NGHỊ VỀ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
….……… ……… 60 3.1 Yêu cầu đối với định hướng hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án … ……… 60 3.2 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án … 65
KẾT LUẬN……… 75 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO … 76
Trang 61
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Đại hội Đảng lần thứ VI và những văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã
mở đường cho công cuộc đổi mới đất nước theo hướng chuyển đổi nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa Trong 20 năm qua, công cuộc đổi mới nền kinh tế đã đạt được nhiều thành công, các chỉ số kinh tế cơ bản như GDP, xuất nhập khẩu, đầu tư, thu chi ngân sách nhà nước đều đạt cao và bền vững, tệ nạn xã hội được đẩy lùi, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt Căn cứ vào định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng và Chính phủ, nhiệm vụ của ngành ngân hàng, từng ngân hàng đã xây dựng và thực thi chính sách tín dụng riêng phù hợp, góp phần đáng kể vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế Cùng với nguồn vốn ngân sách, tín dụng ngân hàng đã góp phần vào việc thực hiện thành công nhiều chương trình, dự án lớn của quốc gia và của các ngành kinh tế mũi nhọn, nhất là khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực nông nghiệp Đây là hai nhóm ngành đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế của đất nước
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu nổ ra vào năm 2008, nền kinh tế của các cường quốc trên thế giới đều trên đà đi xuống kéo theo nền kinh tế các nước đang phát triển trên thế giới Việt Nam chìm trong vòng xoáy tăng trưởng chậm khi các thị trường xuất khẩu lớn bị ảnh hưởng, sức mua trong nước giảm Ngành ngân hàng
đã thực hiện mục tiêu tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát thông qua điều hành chính sách tiền tệ: trong từng thời kỳ, trước những diễn biến phức tạp của nền kinh tế, căn cứ định hướng mục tiêu điều hành của Chính Phủ Các doanh nghiệp cũng chịu ảnh hưởng trực tiếp từ cuộc khủng hoảng kinh tế Sự hợp tác giữa doanh nghiệp và nền kinh tế càng gắn bó mật thiết hơn cùng nhau trải qua giai đoạn khó khăn vực dậy nên kinh tế Tuy nhiên trong đó không tránh khỏi sự xung đột giữa các bên dẫn đến các tranh chấp hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại
và doanh nghiệp cá nhân
Hệ thống pháp luật về kinh tế trải qua ba lần sửa đổi cải cách để theo kịp bắt nhịp xu hướng phát triển của nên kinh tế qua từng giai đoạn bắt đầu nên kinh tế thị
Trang 72
trường, giai đoạn kinh tế Việt Nam tham gia hội nhập kinh tế và giai đoạn hiện nay hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Để giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng tín dụng đã được xây dựng đến nay: Bộ luật Dân
sự 2015, Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015, Luật Ngân Hàng nhà nước và Luật các tổ chức tín dụng và các văn bản hướng dẫn thi thành… đã tạo một khung pháp lý mạnh mẽ cho hoạt động thực thi pháp luật giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng Tuy nhiên vậy pháp luật về hợp đồng tín dụng cũng như pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và khó khăn trong hoạt động thực tiễn Kể từ 01/01/2012, thẩm quyền các vụ án kinh doanh, thương mại về tranh chấp hợp đồng tín dụng được giao cho tòa án nhân dân (TAND) huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là TAND cấp huyện) giải quyết Các vụ án kinh doanh thương mại xảy ra ngày một nhiều và có chiều hướng phức tạp trong việc giải quyết tranh chấp ở tòa án Từ đó nảy sinh nhu cầu lớn cần hoàn thiện hơn nữa pháp luật về hợp đồng tín dụng, hoạt động giao kết và thực hiện hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng thương mại và khách hàng cần được quan tâm sát sao hơn, đảm bảo một môi trường công bằng nghiêm minh, trật tự pháp luật cũng như góp phần ổn định phát triển nền kinh tế Việt Nam
Để có một cái nhìn khách quan nhất đem lại kết quả tốt trong việc hoàn thiện, cải thiện pháp luật về tranh chấp tín dụng của ngân hàng thương mại cần kết hợp tổng thể cả cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của vấn đề này Việc gắn nghiên cứu với một địa bàn cụ thể giúp ta nhìn rõ ràng hơn những thuận lợi khó khăn trong trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp từ đó đánh giá được việc áp dụng pháp luật
vào thực tiễn nảy sinh những vẫn đề thực tế Đó là lý do tôi chọn đề tài “Giải quyết
tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng từ thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân tại Thành phố Hải Phòng” Mong muốn thông qua đề tài nghiên cứu giúp tôi có thể
học hỏi thêm kinh nghiệm thực tế nâng cao kiến thức pháp luật về lĩnh vực tín dụng
từ đó đưa ra được các giải pháp nâng cao giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án
Trang 83
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Pháp luật về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng được xây dựng bởi rất nhiều Luật, Bộ luật, nghị định, quy định hướng dẫn,… tuy nhiên trong thực tế vẫn tồn tại nhiều bất cập cần hoàn thiện Nắm bắt được tính cấp thiết của vấn đề này các nhà khoa học đã thực hiện rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết trên tạp chí khoa học nghiên cứu ở các góc độ khác nhau, trong số đó có thể kể đến:
- “Một số vấn đề pháp lý về hợp đồng tín dụng và thời hiệu khởi kiện vụ án kinh tế về tranh chấp hợp đồng tín dụng”, Th.s Nguyễn Quỳnh
Chi
-“Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về pháp luật hợp đồng ở Việt Nam hiện nay” PGS.TS Nguyễn Như Phát, TS Lê Thị Thu Thủy
- Sách chuyên khảo “Các biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản
của các tổ chức tín dụng” do TS Lê Thị Thu Thủy làm chủ biên, Nhà Xuất
bản Tư pháp 2006,
- “Hoàn thiện pháp luật về quyền chủ nợ của tổ chức tín dụng” luận văn thạc
sĩ của tác giả Lê Thị Kim Thanh, Đại học Luật Hà Nội, năm 2008
- “Thủ tục giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng qua thực tiễn xét xử tại
Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội” luận văn thạc sĩ của tác giả
Nguyễn Thị Thu Hồng, Học viện Khoa học Xã hội, năm 2013
Ngoài các công trình nghiên cứu trên còn có rất nhiều bài báo trên các tạp chí Nhà nước và Pháp Luật, tạp chí Luật Học, đã tạo thêm cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng Tuy nhiên, việc nghiên cứu đề tài này qua hoạt động thực tiễn của Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng là mang tính đặc thù và cá biệt Do đặc điểm vị trí địa lý cũng như đặc thù nên kinh tế Hải Phòng là thành phố có cảng biển nên hoạt động giao thương trao đổi hàng hóa cao dẫn đến các vụ án về tranh chấp hợp đồng tín dụng đa dạng và phức tạp hơn Việc tìm hiểu và nghiên cứu đề tài sẽ tìm ra được các giải pháp kiến nghị phù hợp xây dựng hệ thống pháp luật hoàn thiện hơn
Trang 94
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu nhằm phân tích, đánh giá các ưu điểm, vướng mắc của pháp luật nước ta hiện nay trong lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng của ngân hàng thương mại thông qua thực tiễn xét xử của Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng
Để đạt được mục đích nghiên cứu đã nêu trên luận văn cần tìm hiểu các nội dung như sau:
- Làm rõ các quy định pháp luật hiện hành về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng
- Tìm hiểu thực tiễn áp dụng pháp luật khi giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án Nhân dân Thành phố Hải Phòng còn tồn tại vướng mắc, khó khăn
- Tìm được phương hướng hạn chế khó khăn và nâng cao giải pháp giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng Tòa án
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận, thủ tục và thực tiễn xét xử
về giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân Thành phố Hải Phòng
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn không nghiên cứu toàn bộ các quy định của pháp luật về hợp đồng tín dụng, mà chỉ tập chung nghiên cứu thủ tục, nội dung về tranh chấp hợp đồng tín dụng còn có sự bất cập, khó khăn trong thực tiễn
Trên cơ sở đó, luận văn phân tích thực trạng giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng trong những năm gần đây
5 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp kết hợp giữa lý luận và thực tiễn, tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học: phương pháp so sánh, thống kê; phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp mô hình hóa, hệ thống hóa, khảo sát thực tế hoạt
Trang 105
động xét xử tại Tòa án cũng như khảo cứu các tài liệu liên quan đến công tác giải quyết tranh chấp về hợp đồng tín dụng
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Kết quả của luận văn sẽ góp phần bổ sung và phát triển lý luận về vai trò của pháp luật và áp dụng luật trong giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng của Tòa án nhân dân
Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo có ích với những Thẩm phán, cán bộ Tòa án đang trực tiếp xét xử và giải quyết các tranh chấp về hợp đồng tín dụng
7 Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được cơ cấu thành 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng và pháp luật giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng tại tòa án nhân dân
Chương 2: Thực trạng pháp luật và thực tiễn giải quyết tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng
Chương 3: Giải pháp, kiến nghị về hoàn thiện pháp luật và nâng cao chất lượng giải quyết các tranh chấp hợp đồng tín dụng tại Tòa án nhân dân thành phố Hải Phòng
Trang 116
Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG NGÂN HÀNG VÀ PHÁP LUẬT VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG TÍN DỤNG
NGÂN HÀNG TẠI TÒA ÁN NHÂN DÂN 1.1 Tổng quan chung về hợp đồng tín dụng ngân hàng và tranh chấp hợp đồng tín dụng ngân hàng
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm của hợp đồng tín dụng ngân hàng
Hoạt động kinh doanh chính của các ngân hàng là hoạt động cho vay đem lại
nguồn lợi lớn Cho vay là hoạt động quan trọng trong nền kinh tế: “Cho vay là một
hình thức cấp tín dụng, theo đó ngân hàng cho vay giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và thời gian nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc
có hoản trả cả ngốc và lãi”
* Khái niệm hợp đồng tín dụng
Trong mối quan hệ tín dụng, người cho vay có nhiệm vụ chuyển giao quyền
sử dụng tiền hoặc hàng hóa cho người đi vay trong một thời gian nhất định, người
đi vay có nghĩa vụ trả hàng hóa có giá trị hay một số tiền khi đến hạn trả nợ có thể
có hoặc không kèm khoản lãi Quan hệ tín dụng giữa ngân hàng, các tổ chức tín dụng khác với các cá nhân và doanh doanh nghiệp là tín dụng ngân hàng Trong quá trình các tổ chức tín dụng chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong thời gian thỏa thuận có hình thành hợp đồng tín dụng, cũng theo đó bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả cả vốn gốc và khoản lãi cho tổ chức tín dụng khi đến hạn theo thỏa thuận
Theo điều 463 Bộ luật Dân sự 2015 “Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận
giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng
và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.” [17, tr.195] có
thể thấy hợp đồng tín dụng hoàn toàn là một dạng của hợp đồng vay tài sản theo quy định của pháp luật Hợp đồng được thực hiện dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên, ngân hàng là bên cho vay và bên vay là các tổ chức cá nhân Trong đó các điều
Trang 127
khoản về tài sản cho vay, thời hạn cho vay và trách nhiệm hoàn trả cả gốc và lãi của bên đi vay được thể hiện dưới dạng văn bản Hợp đồng vay tài sản giữa các tổ chức tín dụng và các tổ chức cá nhân thì được gọi là hợp đồng tín dụng Theo điều 385,
Bộ luật Dân sự 2015 : “ Hợp đồng là sự thoả thuận giữa các bên về việc xác lập,
thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự ” [17, tr.163] Về định nghĩa của
hợp đồng tín dụng không được pháp luật chuyên ngành chỉ ra cụ thể mà chỉ được quy định về nội dung hợp đồng cần có
Vậy từ đó ta có được khái niệm về hợp đồng tín dụng:“ Hợp đồng tín dụng
là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa bên cho vay là tổ chức tín dụng và bên vay là
cá nhân, tổ chức có đủ những điều kiện luật định, theo đó tổ chức tín dụng chuyển giao một số tiền cho bên vay sử dụng vào mục đích và trong một thời hạn nhất định, khi đến hạn, bên vay phải trả gốc và lãi được xác định theo lãi suất và các bên đã thỏa thuận.” Hợp đồng tín dụng giúp ngân hàng thực hiện hoạt động cho vay như là
một căn cứ pháp lý quan trọng Bản chất của hợp đồng tín dụng là hợp đồng cho bên vay một khoản tiền sử dụng theo mục đích xác định và trong thời hạn với nguyên tắc hoàn trả cả gốc và lãi Với tầm quan trọng của hợp đồng tín dụng các tổ chức tín dụng đã đưa vào quy chế của việc phải xác lập hợp đồng tín dụng khi thực hiện hoạt động tín dụng
Trang 13Luậ n vậ n đậ y đu ở file:Luậ n vậ n Full