1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

thao luan

4 122 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 4
Dung lượng 77,5 KB

Nội dung

THAM LUẬN VỀ ĐẠO ĐỨC NHÀ GIÁO Chúng ta biết rằng, nghề giáo là một nghề được con người xã hội xưa và nay rất tôn trọng “nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” thể hiện qua các câu tục ngữ: “Tôn sư trọng đạo”, “không thầy đố mày làm nên”. Tại vì sao nghề nhà giáo lại có vinh dự như vậy? Điều này chắc các bạn rất dễ để trả lời bởi lẽ làm nghề giáo là dạy chữ, dạy người, là kỹ sư tâm hồn, ươm những mầm xanh “trồng người” trồng những thế hệ tương lai cho đất nước. Như vậy để dạy được người khác “nét chữ, nết người” thì trước hết đòi hỏi người nhà giáo phải được đào tạo có hệ thống kiến thức kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ; có phẩm chất đạo đức trong sáng, gương mẫu trong mọi hành động của cuộc sống. Thật thà, trung thực, thẳng thắn, thông minh, sáng tạo,…Thật sự là tấm gương sáng để người học noi theo. Để trở thành một người được gọi là “nhà giáo” thì đòi hỏi phải hội tụ nhiều đức tính tốt, hoà quyện trong một con người đặc biệt là “tài” và “đức” có như vậy mới trở thành một nhà giáo thực thụ. Như Bác Hồ - người thầy vĩ đại đã từng nói “ Có tài mà không có đức là vô dụng - Có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó”. Trong nghề giáo đạo đức của nhà giáo là vấn đề được đưa lên hàng đầu. Đạo đức nhà giáo hiểu theo nghĩa đó là phẩm chất, năng lực, lương tâm nghề nghiệp,… Đất nước đang thời kì đổi mới, xu thế toàn cầu hoá, nền kinh tế nước ta đang phát triển theo nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Điều này có ảnh hưởng đến văn hoá nước nhà. Và nó có tác động trực tiếp đến giáo viên và học sinh là đối tượng trực tiếp tham hoạt động giáo dục. Để tiến kịp và phù hợp với xu thế thời đại đồng thời tránh được những ảnh hưởng tiêu cực có thể gây ra do đó trường THCS Phan Bội Châu đã tổ chức hội thảo: “về đạo đức nhà giáo”. Đây là một việc làm thiết thực để nhằm nhìn nhận lại thực trạng về đạo đức của nhà giáo, nhấn mạnh những phẩm chất đạo đức mà người giáo viên cần rèn luyện và những định hướng phấn đấu. Để từ cuộc hội thảo này gắn chặt đạo đức nhà giáo với việc nâng cao chất lượng giáo dục. Bản thân là một giáo viên đã và đang công tác được 10 năm, tôi cảm nhận được những vấn đề như sau: Thực trạng phẩm chất nhà giáo hiện nay Hiện nay đội ngũ giáo viên đều có phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống lành mạnh, giản dị. Luôn sống và làm việc theo định hướng cương lĩnh chủ trương của Đảng và pháp luật của nhà nước. Giáo viên là những người được đào tạo cơ bản về chuẩn kiến thức theo một quy định chặt chẽ của các trường đào tạo; là những người tổ chức và hướng dẫn người học tìm đến những cái mới, cái chân lý trong thế giới tri thức khoa học. Từ thôn quê đến thành thị, từ vùng hải đảo xa xôi cho đến các vùng núi rừng hiểm trở, nhà giáo luôn có mặt và sẵn sàng nhận nhiệm vụ trên mặt trận văn hoá. Ngày nay trong thế giới công nghệ thông tin nhà giáo là người đi đầu học tập và vận dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy…Ngoài ra người Tham luận về đạo đức nhà giáo Giáo viên:Trương Thị Thu Thanh 1 nhà giáo rất tận tâm trong các phong trào giúp đỡ con em học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có những lời động viên thích đáng, có những lời khuyên nhủ ân cần, có nhiều cách tổ chức, vận động để rất nhiều em học sinh có hoàn cảnh khó khăn được đến trường. Người thầy giáo cô giáo đóng vai trò như người cha người mẹ thương yêu học sinh hết mực, luôn biết lắng nghe và hiểu thấu tâm trạng của con mình, để có những phương pháp dạy dỗ thích hợp… Nhưng bên cạnh những thầy cô giáo tốt cao quý như vậy thì không tránh khỏi có rãi rác đâu đó có hiện tượng một số giáo viên còn vi phạm đạo đức nhà giáo như sử dụng những hành động không hợp lý trong giáo dục,chưa thực sự yêu thương học sinh, đánh đập học sinh; trong kiểm tra đánh giá học sinh còn thiên vị, chưa công bằng, chưa thực sự tìm hiểu đối tượng. Một số giáo viên còn vì lợi ích cá nhân chưa đầu tư trong công việc, bớt xén thời gian trong soạn giảng lên lớp, chưa có ý thức học tập để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Một số còn sa sút về phẩm chất như: không thực hiện tốt các quy định chung của trường, hoặc nếu thực hiện còn đối phó so đo. Ảnh hưởng của văn hoá đồi trụy, bạo lực học đường. Chưa thực sự yêu nghề còn có những suy nghĩ sai lệch về nghề nghiệp. Những điều này diễn ra trong một bộ phận của giáo viên nhưng nó có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng giáo dục. Vì học sinh như những trang giấy trắng nếu chẳng may mà chịu những nét vẽ, những vết bẩn này thì qủa thật là đáng tiếc. Những vết bẩn này như những vết dầu loang, nếu không ngăn chặn kịp thời thì hậu quả rất khó lường. Sớm nhìn ra những thực trạng này thì người đầu tiên phải sữa là những giáo viên còn vi phạm phẩm chất đạo đức nhà giáo. Các tổ chức giáo dục phải làm thế nào cho những người này hiểu được những hành vi sai trái để từ đó chấn chỉnh và có những định hướng đúng về nghề nghiệp của mình. Phấn đấu tu dưỡng và rèn luyện theo phẩm chất đạo đức nhà giáo. Các phẩm chất đạo đức cần rèn luyện Đội ngũ nhà giáo phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, đạo đức trong sáng, tâm huyết với nghề. Suốt đời phấn đấu vì sự nghiệp của tổ quốc, của nước nhà, tất cả vì tương lai con em chúng ta. Tính trung thực, thật thà, thẳng thắn, gương mẫu trong mọi công việc và hành động. Thể hiện rõ trong kiểm tra đánh giá học sinh, trong các hoạt động tập thể, khen chê rõ ràng đúng đối tượng, từ đó mới động viên khích lệ hoạt động của học sinh. Tính kỷ luật, tình thương, trách nhiệm. Giáo viên cần có tính kỷ cương, tính này được rèn luyện thường xuyên làm được điều này chính là đã gương mẫu trong công việc. Cộng với đó là một tình yêu thương học sinh, tình yêu sẽ thắng tất cả khó khăn, sẽ là động lực thôi thúc mỗi một giáo viên làm việc. Thương yêu học trò khác với việc cưng chiều mà phải nghiêm khắc, bao dung, độ lượng. Yêu thương giúp đở các em gặp hoàn cảnh khó khăn, ân cần tận tình chăm sóc và dạy bảo. Mỗi giáo viên ý thức trách nhiệm của mình, trách nhiệm cao cả là sự nghiệp “trồng người”, không Tham luận về đạo đức nhà giáo Giáo viên:Trương Thị Thu Thanh 2 nề hà trong công việc, sẵn sàng tham gia vào các hoạt động không ngại khó ngại khổ, trách nhiệm đó không chỉ đóng khung ở trong nhà trường mà còn vươn ra ngoài xã hội. Tính tự học, tự sáng tạo để trau dồi kiến thức kỹ năng phương pháp dạy học và chuyên môn nghiệp vụ. Tự học ở đây là nghiên cứu tài liệu, sách báo, cập nhật công nghệ thông tin, dự giờ đồng nghiệp. Không ngại khó, không dấu dốt. Sáng tạo thể hiện qua cách tổ chức hoạt động dạy học, trong cuộc sống, trong những vấn đề phục vụ thiết thực cho hoạt động giáo dục. Sáng tạo trong cách dẫn dắt học sinh tìm đến kiến thức vì mỗi học sinh có đặc điểm tâm sinh lý khác nhau, có sự khéo léo trong xử lý những tình huống sư phạm. Từ đó nhiều em lần đầu trong cuộc đời các em cảm nhận được những “thần tượng” của mình là các thầy giáo để các em noi theo. Tinh thần đoàn kết nhất trí cao trong đội ngũ giáo viên, nhất trí đồng tình trong học sinh từ đó việc làm của thầy mới có kết quả. Sản phẩm là nâng cao được chất lượng giáo dục, học sinh ngoan, giỏi; học sinh được phát triển đầy đủ các tố chất “đức –trí – thể – mĩ”. Một số lưu ý với trong quá trình rèn luyện đạo đức nhà giáo: Nhà giáo không được trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến với người học. Không tiếp tay bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập của người học. Không xâm phạm đến thân thể, danh dự, nhân phẩm của người học, đồng nghiệp và người khác. cấm việc dạy thêm học thêm trái quy định; đồng thời không được sử dụng bục giảng là nơi tuyên truyền những nội dung trái với quan điểm của Đảng và nhà nước. Không tổ chức tham gia các hoạt động liên quan đến các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý, mại dâm, mê tin dị đoan. Không sử dụng, lưu trử truyền bá các văn hoá phẩm đồi trụy. Không lợi dụng chức quyền để thực hiện hành vi trái pháp luật quy định gây phiền hà đến người học và nhân dân. Hướng phấn đấu- Liên hệ bản thân Mỗi một giáo viên để trở thành một nhà giáo tốt, một kỹ sư tâm hồn thì đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu rèn luyện thường xuyên liên tục về phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn phương pháp, lương tâm nghề nghiệp,… Phạm vi tu dưỡng rèn luyện không chỉ dừng lại ở trong trường học mà còn thể hiện trong cuộc sống hằng ngày. Mỗi giáo viên luôn nắm bắt được xu thế thời đại, biết và dự đoán được những ảnh hưởng tích cực tiêu cực của xã hội hiện tại với ngành mình. Phải thực sự thấm nhuần những phẩm chất đoạ đức cần rèn luyện của người nhà giáo, không lung lay trước thời cuộc, gắn bó với nghề. Tự hào về nghề của mình “cao quý nhất”. Vượt lên trên những khó khăn chung của đất nước và những yêu cầu của xã hội. Vui vẻ với công việc luôn tạo không khí giáo viên và học sinh “mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Tham luận về đạo đức nhà giáo Giáo viên:Trương Thị Thu Thanh 3 Giáo viên và học sinh là hai nhân tố quyết định đến chất lượng giáo dục. Việc tu dưỡng và rèn luyện của nhà giáo chính là góp phần vào việc nâng cao chất lượng giáo dục nói chung. Nhưng để sự phấn đấu của nhà giáo được đền đáp thì các cấp quản lý giáo dục phải thường xuyên động viên kiểm tra, thúc đẩy quá trình này của giáo viên. Sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng gia đình nhà trường và xã hội, sự thấu hiểu và thông cảm của phụ huynh cũng chính là động lực thúc đẩy quá trình phấn đấu và trưởng thành của mỗi nhà giáo. Bản thân là một giáo viên tham gia gảng dạy được 10 năm luôn ý thức sâu sắc về việc rèn luyện đạo đức nhà giáo, sự rèn luyện có tính thường xuyên liên tục, luôn đem hết khả năng của mình để phục vụ sự nghiệp giáo dục. Đã tham gia và hưởng ứng tích cực các cuộc vận động và phong trào lớn của ngành “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “hai không” với 4 nội dung, “mỗi thầy cô giáo là tấm gương tự học và sáng tạo” và phong trào “xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”; thực hiện năm học công nghệ thông tin. Bản thân luôn có ý thức phấn đấu trở thành một giáo viên tốt, dần hoàn thiện nghề của mình để xứng đáng với tên gọi nghề “trồng người”. Và ước mong một thế hệ học trò thành đạt. Người viết Trương Thị Thu Thanh Tham luận về đạo đức nhà giáo Giáo viên:Trương Thị Thu Thanh 4

Ngày đăng: 14/10/2013, 19:11

Xem thêm

w