VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VĂN QUANG
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ THỰCTIỄN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
LUẬN VĂN THẠC SĨ
LUẬT HÌNH SỰ VÀ TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Hà Nội - 2020
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRẦN VĂN QUANG
TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TỪ THỰCTIỄN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
Ngành: Luật hình sự và Tố tụng hình sựMã số: 8380104
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:PGS.TS CAO THỊ OANH
Hà Nội - 2020
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi Cáckết quả nêu trong luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nàokhác Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo tính chính xác,tin cậy và trung thực Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toántất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Trang 4MỤC LỤC
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ TỘI
TRỘM CẮP TÀI SẢN 6
1.2 Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm
Chương 2: THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNHPHẠT TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU,TỈNH BẮC NINH 32
2.1 Khái quát tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên du, tỉnhBắc Ninh 32
2.2 Kết quả đạt được từ thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội
2.3 Một số vướng mắc, hạn chế từ thực tiễn định tội danh và quyết định hìnhphạt trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh và nguyên nhân của nhữngvướng mắc, hạn chế 46
Chương 3: YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐỊNHTỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠT TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢNTRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH 56
3.1 Yêu cầu nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt tội trộmcắp tài sản 56
3.2 Giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt tội
KẾT LUẬN 772
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật Hình sựBLDS: Bộ luật Dân sự
BLTTHS: Bộ luật Tố tụng hình sựCTTP: Cấu thành tội phạm
QĐHP: Quyết định hình phạtTNHS: Trách nhiệm hình sựTAND: Tòa án nhân dânTHTT: Tiến hành tố tụng
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1 Số vụ án và số bị cáo về tội xâm phạm sở hữu đã được đưa ra xét xửtừ năm 2015 đến năm 2019 32Bảng 2.2: Số vụ án và số bị cáo về tội trộm cắp tài sản đã được đưa ra xét xử
từ năm 2015 đến năm 2019 34Bảng 2.3 Hình phạt được áp dụng đối với các bị cáo phạm tội trộm cắp tài
sản từ năm 2015 đến năm 2019 35Biểu đồ 2.1 So sánh tỷ lệ nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội khác từ
năm 2015 đến năm 2019 được TAND huyện Tiên Du đưa ra xét xử: 33
Biểu đồ 2.2 So sánh tội trộm cắp tài sản với các tội xâm phạm sở hữu đã đượcTAND huyện Tiên Du đưa ra xét xử: 34
Trang 7MỞ ĐẦU1 Tính cấp thiết của đề tài
Quyền sở hữu tài sản là một trong những quyền dân sự cơ bản của conngười Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, các tội phạm xâm phạm quyền sởhữu, trong đó có tội trộm cắp tài sản đang có xu hướng gia tăng, với nhiều thủđoạn ngày một tinh vi, phức tạp, các đối tượng sẵn sàng chống cự quyết liệtkhi bị phát hiện, gây rất nhiều khó khăn cho việc phát hiện, điều tra, truy tố vàxét xử loại tội phạm này, trong đó có huyện Tiên Du, một huyện trực thuộctỉnh Bắc Ninh, nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng ở miền Bắc Việt Nam.
Theo thống kê của Tòa án nhân dân (TAND) huyện Tiên Du, tỉnh BắcNinh trong thời gian 05 năm từ năm 2015 đến năm 2019 thì nhóm tội xâmphạm sở hữu chiếm tỷ lệ lớn nhất trong các nhóm tội mà TAND huyện TiênDu đưa ra xét xử, cụ thể là 369 vụ với 684 bị cáo, tương ứng tỷ lệ 59,9% vềvụ và 63,5% về số bị cáo trên tổng số vụ và bị cáo phạm tội được đưa ra xétxử Trong đó, số vụ phạm tội trộm cắp tài sản chiếm tỷ lệ lớn nhất trong nhómtội xâm phạm sở hữu, với 196 vụ và 288 bị cáo phạm tội trộm cắp tài sản,chiếm tỷ lệ 51,04 % số vụ và 48,64 % số bị cáo trên tổng số tội xâm phạm sởhữu và đang có xu hướng tăng mạnh khi năm 2019 có 43 vụ/ 60 bị cáo, chiếmtỉ lệ 71,6 % về số vụ và 65,9 % về số bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữuđược đưa ra xét xử.
Với việc BLHS năm 2015 được ban hành mới, có hiệu lực kể từ ngày01/01/2018, đã đáp ứng cơ bản với tình hình thực tiễn đấu tranh, phòng chốngtội phạm trộm cắp tài sản; tuy nhiên, thực tiễn giải quyết các vụ án về tội trộmcắp tài sản cho thấy, về mặt lý luận và quy định pháp lý vẫn còn những điểmchưa phù hợp, gây khó khăn cho hoạt động định tội danh và quyết định hìnhphạt, năng lực, trình độ của công chức cơ quan tiến hành tố tụng huyện TiênDu còn hạn chế làm ảnh hưởng không nhỏ đến công cuộc đấu tranh phòngchống tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh Do vây,
1
Trang 8việc nghiên cứu tội trộm cắp tài sản từ thực tiễn huyện Tiên Du, tỉnh BắcNinh là yêu cầu cấp thiết, có ý nghĩa quan trọng Mặt khác, tính đến thời điểmhiện tại chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu về tội trộm cắp tài sảntrên địa bàn một huyện là huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh trong khoảng thờigian từ năm 2015 đến năm 2019.
Xuất phát từ lý luận và thực tiễn nêu trên, tác giả đã chọn đề tài: “Tộitrộm cắp tài sản từ thực tiễn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh” để làm để tài
nghiên cứu cho luận văn Thạc sĩ của mình.
2 Tình hình nghiên cứu đề tài
Các công trình nghiên cứ liên quan đến đề tài trên có thể kể đến như:(i) Tài liệu là giáo trình, sách chuyên khảo, tham khảo:
Võ Khánh Vinh (chủ biên, 2012), Giáo trình luật hình sự Việt Nam –Phần các tội phạm, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; Trường Đại học Luật HàNội (2012), Ths Đinh Văn Quế (2002), Bình luận khoa học Bộ luật hình sựPhần các tội phạm, tập II – Các tội xâm phạm sở hữu, Nxb Thành phố HồChí Minh; Cao Thị Oanh - chủ biên (2015), Các tội xâm phạm sở hữu có tínhchất chiếm đoạt, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội; v.v
(ii) Luận văn, luận án tiến sĩ luật học: Nguyễn Ngọc Chí (2001), Tráchnhiệm hình sự đối với các tội xâm phạm sở hữu, Luận án tiến sĩ, Viện Nhànước và Pháp luật, Hà Nội; Hoàng Văn Hùng, Tội trộm cắp tài sản và đấutranh phòng, chống tội phạm này ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ, Trường Đạihọc Luật Hà Nội; Nguyễn Thanh Tùng (2013), Tội trộm cắp tài sản theo Luậthình sự Việt Nam (trên cơ sở số liệu địa bàn thành phố Hồ Chí Minh), Luận
văn thạc sĩ, Khoa luật – Đại học Quốc gia Hà Nội; Nguyễn Thị Mộng Thúy
(2013), Tội trộm cắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam từ thực tiễn tỉnhLong An, Luận văn thạc sĩ, Học viện Khoa học xã hội; v.v
(iii) Tài liệu là các bài viết trên các tạp chí: Trần Mạnh Hà (2007),Mộtsố dấu hiệu đặc trưng của tội "trộm cắp tài sản" cần nhận biết khi định tội
Trang 9danh, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 3 (227); Hoàng Văn Hùng (2006),Đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản theo luật hình sự Việt Nam, Tạp
chí Luật học, Số 7;v.v
Các công trình nghiên cứu nói trên đã đề cập đến tội trộm cắp tài sản ởcác góc độ khác nhau, trong đó có nhiều đề tài được nghiên cứu trước khiBLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật, một số đề tài nghiên cứu sau khiBLHS năm 2015 có hiệu lực nhưng ở phạm vi không gian và thời gian khácnhau Tính đến nay, chưa có công trình nghiên cứu nào đề cập đến tội trộmcắp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam, một cách cụ thể, chuyên sâu tạiđịa bàn một huyện là huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh, trong phạm vi từ năm2015 đến năm 2019.
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu một cách có hệ thống, làm rõ những vấn đề lýluận và pháp luật và phân tích thực tiễn áp dụng quy định về tội trộm cắp tàisản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh giai đoạn từ năm 2015 đếnnăm 2019, luận văn kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định củapháp luật về tội trộm cắp tài sản trong BLHS Việt Nam và đề xuất những giảipháp bảo đảm áp dụng đúng pháp luật hình sự về tội trộm cắp tài sản trên địabàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụnghiên cứu:
- Làm sáng tỏ những vấn đề chung như khái niệm, đặc điểm và các dấuhiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản và phân biệt tội trộm cắp tài sản với mộtsố tội phạm xâm phạm sở hữu khác trong luật hình sự Việt Nam cũng như tìmhiểu lịch sử lập pháp của tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạn từ năm 1945 đến khi BLHS năm 2015 có hiệu lực pháp luật.
3
Trang 10- Phân tích những quy định hiện hành về tội trộm cắp tài sản Đánh giánhững kết quả đạt được, những vướng mắc hạn chế và nguyên nhân củanhững vướng mắc, hạn chế trong quá trình định tội danh và quyết định hìnhphạt tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động định tộidanh và quyết định hình phạt tội trộm cắp tài sản nói chung và trên địa bànhuyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lý luận, quy địnhcủa luật thực định về tội trộm cắp tài sản và thực tiễn áp dụng (định tội danhvà quyết định hình phạt đối với tội trộm cắp tài sản).
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu trong phạm vi quy định của pháp luật hình sựViệt Nam về tội trộm cắp tài sản mà trọng tâm là BLHS năm 2015, trongkhoảng thời gian từ năm 2015 đến năm 2019, trên phạm vi huyện Tiên Du,tỉnh Bắc Ninh.
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở sử dụng phương pháp luận duyvật biện chứng, phương pháp luận duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin,tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, quan điểm, định hướng củaĐảng và Nhà nước về xây dựng nhà nước pháp quyền, về chính sách hình sự,đường lối đấu tranh phòng chống tội phạm của Nhà nước ta, làm kim chỉ namxuyên suốt trong toàn bộ cấu trúc nghiên cứu của luận văn.
Luận văn sử dụng các phương pháp cụ thể và đặc thù của khoa học luậthình sự như: lịch sử, so sánh, đối chiếu, thống kê, diễn dịch, quy nạp, phântích và tổng hợp…
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trang 11Về mặt lý luận: Từ một số giải pháp đưa ra, luận văn sẽ góp phần hoàn
thiện hơn những quy định của pháp luật về tội trộm cắp tài sản, là cơ sở lýluận – khoa học cho hoạt động áp dụng pháp luật của cơ quan có thẩm quyềnnói chung và ở huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh nói riêng.
Về mặt thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận văn có thể là tài liệu
tham khảo cho các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền ban hành, xây dựnghoàn thiện các quy định về tội trộm cắp tài sản Ngoài ra, kết quả đạt đượctrong nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảotrong công tác nghiên cứu khoa học chuyên ngành và tài liệu tham khảo đốivới người làm công tác nghiên cứu, giảng dạy và công tác thực tiễn; đặc biệt,kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nâng cao hiệu quả công tác giảiquyết các vụ án trộm cắp tài sản của các cơ quan có thẩm quyền ở huyện TiênDu, tỉnh Bắc Ninh.
7 Kết cấu của luận văn
Chương 1 Một số vấn đề lý luận và pháp luật về tội trộm cắp tài sản Chương 2 Thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt tội trộm cắptài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
Chương 3 Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả định tội danh và quyết định hình phạt tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
5
Trang 12Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬTVỀ TỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN
1.1 Những vấn đề lý luận về tội trộm cắp tài sản
1.1.1 Khái niệm và các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
1.1.1.1 Khái niệm tội trộm cắp tài sản
Khái niệm tội phạm là khái niệm trung tâm, các khái niệm, phạm trù,chế định khác đều xuất phát, xoay quanh khái niệm này Việc xác định tộiphạm trong luật hình sự là cơ sở để quy định hình phạt nhưng việc quy địnhhình phạt xét cho cùng cũng là một phần của việc xác định tội phạm Kháiniệm tội phạm là cơ sở để xây dựng các cấu thành tội phạm cụ thể với ý nghĩalà mô hình pháp lý của từng loại tội phạm và qua đó cũng là cơ sở để quy địnhhình phạt tương ứng [26, tr.8].
Trong pháp luật hình sự thực định, từ BLHS năm 1985 đến BLHS năm2015 thì nhà làm luật vẫn chưa đưa ra được khái niệm pháp lý về tội trộm cắptài sản Tội phạm được quy định tại Điều 8 BLHS năm 2015, tội trộm cắp tàisản được quy định tại Điều 173, chương XVI các tội xâm phạm sở hữu, vớikhách thể trực tiếp của tội phạm là quyền sở hữu (quản lý, sử dụng, định đoạt)tài sản của cá nhân, tổ chức Là tội phạm có bản chất là tội chiếm đoạt, đó là“hành vi cố ý chuyển dịch trái pháp luật tài sản đang thuộc sự quản lí của chủtài sản thành tài sản của mình” [24, tr.184].
Bên cạnh đó, trong khoa học luật hình sự, liên quan đến khái niệm tộitrộm cắp tài sản cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu đưa ra khái niệm tộitrộm cắp tài sản, tiêu biểu như: Giáo trình Luật hình sự Việt Nam của Trường
Đại học Luật Hà Nội đưa ra khái niệm như sau: “trộm cắp tài sản là hành vichiếm đoạt tài sản của người khác một cách lén lút” [25; tr.33];
TS Trần Văn Biên - TS Đinh Thế Hưng có định nghĩa: Tội trộm cắptài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác bằng thủ đoạn lén lút, lợi
Trang 13dụng sơ hở, mất cảnh giác của người quản lý tài sản [4, tr 222] Tác giảNguyễn Ngọc Điệp lại cho rằng: Trộm cắp tài sản được hiểu là hành vi lén lút,bí mật chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành củamình [11, tr 115].
Có thể thấy, đa phần các tác giả đều thống nhất đặc trưng của tội trộmcắp tài sản là lén lút chiếm đoạt tài sản của người khác, tức là người có hànhvi trộm cắp tài sản đã cố ý chuyển dịch bất hợp pháp tài sản từ người có tàisản sang cho mình hoặc người khác mà mình quan tâm với thủ đoạn là lén lút,không để lộ cho người khác biết để nhằm mục đích chiếm đoạt trái phép tàisản của họ.
Như vậy, trên cơ sở khái niệm pháp lý về tội phạm trong BLHS năm2015 và tiếp thu các khái niệm nêu trên trong khoa học luật hình sự, tác giảđưa ra khái niệm tội trộm cắp tài sản như sau:
Tội trộm cắp tài sản là hành vi chiếm đoạt tài sản đang do người khácquản lý bằng thủ đoạn lén lút, do người có năng lực trách nhiệm hình sự, đạtđộ tuổi luật định, thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp, xâm phạm đến quyền sở hữutài sản của người khác được pháp luật bảo vệ.
1.1.1.2 Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản
Trong pháp luật hình sự hiện hành thì tội trộm cắp tài sản được quyđịnh tại Điều 173 BLHS năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) và có hiệulực toàn bộ từ ngày 01/01/2018.
Các dấu hiệu pháp lý của tội trộm cắp tài sản được thể hiện qua các yếutố CTTP là khách thể của tội phạm, mặt khách quan của tội phạm, chủthểcủatội phạm và mặt chủ quan của tội phạm như sau:
*Khách thể của tội trộm cắp tài sản
Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ vàbị tội phạm xâm hại [26, tr 78].
7
Trang 14Đối với tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 173 BLHS năm2015, thuộc chương các tội phạm xâm phạm sở hữu Khách thể trực tiếp củatội trộm cắp tài sản là quyền sở hữu tài sản Quyền sở hữu bao gồm: quyềnchiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quyđịnh của luật [19, Điều 158].
Để gây thiệt hại đến các quyền sở hữu về tài sản, người phạm tội trộmcắp tài sản phải tác động đến đối tượng là tài sản của chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý hợp pháp tài sản Tài sản là đối tượng tác động của tội trộm cắp tàisản có thể là tài sản hợp pháp tức là những loại tài sản được xác lập quyền sởhữu cho chủ sở hữu theo các căn cứ: do lao động, do hoạt động sản xuất, kinhdoanh hợp pháp; được chuyển quyền sở hữu; thu hoa lợi, lợi tức; được thừakế tài sản; chiếm hữu trong các điều kiện do pháp luật quy định đối với vật vôchủ, vật bị đánh rơi, bị bỏ quên…; chiếm hữu tài sản không có căn cứ phápluật nhưng ngay tình, liên tục, công khai phù hợp với thời hiệu do Bộ luật dânsự quy định …[19] hoặc có thể là tài sản bất hợp pháp như do phạm tội, viphạm pháp luật hành chính, vi phạm pháp luật dân sự mà có; đồng thời, tàisản này vẫn chưa thoát ly khỏi chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp theo quyđịnh của pháp luật, hoặc tài sản đó chưa được chủ sở hữu hoặc người quản lýtài sản chuyển giao cho người thực hiện hành vi chiếm đoạt.
Theo Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015: “Tài sản là vật, tiền, giấy tờcó giá và quyền tài sản” [19].
- Vật chỉ có thể là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản khi nó làmột bộ phận của thế giới vật chất, là sản phẩm lao động của con người, conngười chiếm hữu được, mang lại lợi ích cho chủ thể, có thể đang tồn tại hoặcsẽ hình thành trong tương lai; đồng thời, chưa bị chủ tài sản hủy bỏ, từ bỏquyền sở hữu.
- Tiền: Tiền là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản phải có giá trịđang được lưu hành trên thực tế, tức là được pháp luật thừa nhận Do vậy, tiền giả
Trang 15không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản Trường hợp, tiền cũ(tiền đồng qua các thời kỳ lịch sử trước đây) có giá trị văn hóa lịch sử khi bị trộmcắp thì không được coi là tiền theo nghĩa này mà cần được xác định là vật.
- Giấy tờ có giá được hiểu là giấy tờ trị giá được bằng tiền và chuyểngiao được trong giao lưu dân sự Giấy tờ có giá hiện nay tồn tại dưới nhiềudạng khác nhau như séc, cổ phiếu, tín phiếu, hồi phiếu, kỳ phiếu, công trái…Nội dung thể hiện trên giấy tờ có giá là thể hiện quyền tài sản và quyền nàyđược pháp luật bảo vệ Giấy tờ có giá chia làm 02 loại là giấy tờ có giá ghidanh và giấy tờ có giá hữu danh Trong đó “Giấy tờ có giá ghi danh là giấy tờcó giá phát hành theo hình thức chứng chỉ hoặc ghi sổ có ghi tên người sởhữu.” [22, khoản 2, Điều 2] và “Giấy tờ có giá vô danh là giấy tờ có giá pháthành theo hình thức chứng chỉ không ghi tên người sở hữu Giấy tờ có giá vôdanh thuộc quyền sở hữu của người nắm giữ giấy tờ có giá” [22, khoản 2,Điều 3] Đối với giấy tờ có giá ghi danh phải ghi rõ tên tổ chức, số giấy phépthành lập hoặc giấy phép đăng ký kinh doanh, địa chỉ của tổ chức mua giấy tờcó giá (nếu người mua là tổ chức); tên, số chứng minh nhân dân hoặc hộchiếu, địa chỉ của người mua giấy tờ có giá (nếu người mua là cá nhân) Vớiquy định trên thì chỉ giấy tờ có giá vô danh mới có thể là đối tượng tác độngcủa tội trộm cắp tài sản bởi vì khi chiếm đoạt được các loại giấy tờ có giá vôdanh thì quyền sở hữu của chủ sở hữu mới bị ảnh hưởng và có khả năng xáclập quyền sở hữu cho người phạm tội Đối với giấy tờ có giá ghi danh doquyền sở hữu các loại giấy tờ này gắn liền với cá nhân, tổ chức có tên trongchính giấy tờ có giá đó Do vậy, về nguyên tắc chỉ người có tên trên giấy tờ cógiá mới xác lập được quyền sở hữu đối với loại tài sản này.
- Quyền về tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tàisản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tàisản khác Quyền tài sản tuy được coi là tài sản nhưng có tính đặc thù, chỉ làmột quyền năng mang tính pháp lý được Nhà nước bảo hộ, để chuyển dịch
9
Trang 16được phải thông qua các thủ tục pháp lý do Nhà nước quy định Các quyềnnày thường gắn liền với nhân thân con người hoặc được thể hiện qua các giấytờ có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền Việc chiếm giữ được giấy tờchứng nhận quyền tài sản không đồng nghĩa với việc được thực hiện quyền sửdụng và quyền định đoạt tài sản [13, tr.153] Do vậy, theo tác giả quyền tàisản không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản.
- Ngoài ra, một số tài sản sau không phải là đối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản:
+ Một số tài sản thuộc loại “bất động sản” có tính chất vật lý cố định, vídụ như: đất đai, nhà cửa, ao hồ Những loại tài sản này không thể là đối tượngtác động của tội trộm cắp tài sản, vì không dịch chuyển được Tuy nhiên, cómột số động sản mà pháp luật dân sự quy định là bất động sản do công dụngcủa nó như: cánh cửa gắn với ngôi nhà; cây cối trồng trên vườn… thì vẫn làđối tượng tác động của tội trộm cắp tài sản.
+ Tài sản vô chủ; tài sản bị rơi, bị bỏ quên, thất lạc; tài sản mà chủ sởhữu từ bỏ quyền sở hữu của mình đối với tài sản đó.
+ Tài sản thuộc các loại có tính chất và công dụng đặc biệt Ví dụ như:vũ khí quân dụng, ma tuý, hàng cấm, máy bay…Nếu người phạm tội trộm cắpnhững loại tài sản này thì tuỳ trường hợp mà phạm vào các tội danh cụ thể, cóthể là tội chiếm đoạt vũ khí quân dụng, tội chiếm đoạt chất ma tuý.
* Mặt khách quan của tội trộm cắp tài sản a) Về hành vi khách quan
Trong mặt khách quan của tội phạm thì hành vi khách quan là dấu hiệuquan trọng nhất, một hành vi được coi là hành vi khách quan của tội phạm khihội tụ được ba đặc điểm sau:
Thứ nhất, hành vi khách quan đó phải có tính nguy hiểm cho xã hội,
tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi thể hiện hành vi đó gây ra hoặc đe dọagây ra thiệt hại đáng kể cho quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.
Trang 17Thứ hai, hành vi khách quan đó phải là hoạt động có ý thức và có ý chí
nếu hành vi đó là cách xử sự của một con người không có nhận thức không cóý chí thì đó không phải là hành vi phạm tội.
Thứ ba, hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự.
Hành vi khách quan của tội phạm có thể được thực hiện dưới hình thức
hành động hoặc không hành động.
- Đối với tội trộm cắp tài sản thì hành vi khách quan có đầy đủ các đặcđiểm nêu trên, được thực hiện bằng hành động, đó là hành vi chiếm đoạt tàisản của người khác Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luậttài sản của người khác thành của mình, làm cho chủ sở hữu mất khả năng thựchiện quyền sở hữu (sử dụng, chiếm hữu, định đoạt của mình) Đặc trưng củahành vi chiếm đoạt được thực tiễn cũng như lý luận đều xác định là chiếmđoạt tài sản của người khác một cách lén lút.
Về thủ đoạn lén lút: thông thường thủ đoạn lén lút được thể hiện qua các dạng sau:
+ Che giấu toàn bộ hành vi: Trường hợp này, chủ sở hữu hoặc ngườiquản lý tài sản không biết được bất cứ thông tin nào về người phạm tội cũngnhư hành vi phạm tội (ví dụ: lợi dụng đêm tối, lẻn vào nhà người khác lấytrộm tài sản).
+ Che giấu một phần hành vi: Tức chỉ che giấu riêng hành vi phạm tội (vídụ: người phạm tội giả vờ vào hỏi chủ nhà xin nước uống, sau đó nhanh tay trộmtài sản của chủ nhà giấu vào người) Trong trường hợp này chủ sở hữu hoặcngười quản lý tài sản biết rõ người phạm tội nhưng không biết hành vi phạm tội.
+ Che giấu tính chất của hành vi phạm tội: Được hiểu là hành vi phạm tội được diễn ra công khai nhưng không ai biết việc phạm tội.
Ví dụ: A là nhân viên của Công ty điện tử SL đã lợi dụng Thủ kho vàngười quản lý công ty đi vắng, A đã mở cửa kho lấy 10 bộ máy vi tính để bànlên ô tô một cách đàng hoàng như là có việc xuất kho hàng bình thường.
11
Trang 18Trong trường hợp này A không che giấu hành vi thực tế của mình mà chỉ chegiấu tính phi pháp của hành vi Những người không phải là chủ tài sản hoặcngười được giao quản lý tài sản (Thủ kho) vẫn biết sự việc xảy ra nhưngkhông biết đó là hành vi trộm cắp tài sản.
- Tội trộm cắp tài sản hoàn thành từ thời điểm người phạm tội đã chiếmđoạt được tài sản.
b) Về hậu quả.
Hậu quả của tội phạm là các thiệt hại do hành vi khách quan gây ra choquan hệ xã hội là khách thể bảo vệ của luật hình sự và cũng là khách thể củatội phạm [24, tr.127] Thiệt hại gây ra cho khách thể được thể hiện qua sựbiến đổi tình trạng bình thường của các bộ phận cấu thành quan hệ xã hội làkhách thể của tội phạm Về thực chất, hậu quả của tội phạm là thiệt hại gây racho quan hệ xã hội nhưng về hình thức, dấu hiệu trong CTTP phản ánh nộidung này là dấu hiệu thể hiện sự biến đổi tình trạng bình thường của đốitượng tác động của tội phạm hoặc thể hiện đặc điểm của đối tượng tác độngcủa tội phạm Do vậy, trong thực tiễn áp dụng, việc xác định, đánh giá hậuquả của tội phạm được thực hiện thông qua việc xác định, đánh giá đặc điểmcủa đối tượng tác động của tội phạm.
Trong tội trộm cắp tài sản sự biến đổi tình trạng bình thường của đốitượng vật chất là khách thể của quan hệ xã hội: sự biến đổi này thường đượcgọi là thiệt hại về vật chất Đó là thiệt hại về giá trị tài sản bị chiếm đoạt bấthợp pháp Tài sản bị người phạm tội chiếm đoạt bao gồm các loại tiền, vật,giấy tờ có giá như ngân phiếu, công trái, trái phiếu…
- Căn cứ quy định của BLHS hiện hành, giá trị tài sản bị chiếm đoạt từ 2.000.000 đồng trở lên mới cấu thành tội phạm.
- Nếu tài sản bị chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng, thì người vi phạm bị truy cứu TNHS nếu thuộc một trong các trường hợp sau: [13].
Trang 19+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản màcòn vi phạm Đây là trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vichiếm đoạt (như cướp tài sản, cưỡng đoạt tài sản…), chưa hết thời hạn đượccoi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính Theo quy định của Luật xử lý viphạm hành chính năm 2012 thì nếu trong thời hạn 06 tháng, kể từ ngày chấphành xong quyết định xử phạt cảnh cáo hoặc 01 năm kể từ ngày chấp hànhxong quyết định xử phạt hành chính khác hoặc từ ngày hết thời hiệu thi hànhquyết định xử phạt hành chính mà không tái phạm thì được coi là chưa bị xửphạt hành chính [13].
+ Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại cácĐiều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa đượcxóa án tích mà còn vi phạm [13].
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội Có thể hiểu làgây ra những tác động xấu đến tình hình an ninh, tác động tiêu cực đến trật tự,an toàn xã hội Khi áp dụng tình tiết này phải căn cứ vào từng trường hợp cụthể để đánh giá mức độ ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đìnhhọ Đây là trường hợp chiếm đoạt tài sản dưới 2 triệu đồng nhưng tài sản bịchiếm đoạt là phương tiện kiếm sống của người bị hại hoặc gia đình họ Xácđịnh trường hợp này cần chú ý phương tiện kiếm sống chính là trường hợpcuộc sống của người bị hại và gia đình họ phụ thuộc vào việc sử dụng tài sảnđó làm phương tiện kiếm sống, việc bị chiếm đoạt làm cho người đó khôngcòn phương tiện kiếm sống khác.
+ Tài sản là di vật, cổ vật Di vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giátrị lịch sử, văn hóa, khoa học Cổ vật là hiện vật được lưu truyền lại, có giá trịtiêu biểu về lịch sử, văn hóa, khoa học, có từ một trăm năm tuổi trở lên [18,Điều 4].
13
Trang 20Tội trộm cắp tài sản có cấu thành vật chất bởi dấu hiệu hậu quả đượcphản ánh trong cấu thành tội phạm của tội trộm cắp tài sản Đối với nhữngtrường hợp một người có ý định trộm cắp tài sản có giá trị lớn hoặc rất lớnnhư ôtô, xe máy, máy tính xách tay, đồng hồ đắt tiền… và người này có đủcác dấu hiệu khác của tội phạm (như chủ thể, khách thể, mặt chủ quan vàhành vi khách quan là lén lút chiếm đoạt tài sản) nhưng thực tế người đó chưa
chiếm đoạt được tài sản (Ví dụ: B biết được A để số tiền 500 triệu đồng trongkét sắt tại nhà riêng, nên đã lén lút đột nhập vào nhà A với ý định chiếm đoạtsố tiền trên, nhưng khi đang tìm cách mở két sắt thì A về, nên B trốn khỏi nhàA ) thì dù người đó chưa chiếm đoạt được tài sản vẫn bị coi là phạm tội trộm
cắp tài sản, nhưng tội phạm ở giai đoạn phạm tội chưa đạt.
c) Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm là mốiquan hệ giữa các hiện tượng trong đó một hiện tượng được gọi là nguyênnhân (là hành vi khách quan) làm phát sinh một hiện tượng khác là kết quả (làhậu quả của tội phạm).
Dựa vào cơ sở lý luận của cặp phạm trù nguyên nhân – kết quả trongphép biện chứng có thể xác định được các điều kiện của mối quan hệ nhânquả giữa hành vi và hậu quả của tội trộm cắp tài sản như sau:
- Hành vi chiếm đoạt bằng thủ đoạn lén lút phải xảy ra trước thiệt hại cho tài sản của người khác về mặt thời gian.
- Trong bản thân hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác phải chứađựng khả năng thực tế, mầm mống nội tại, nguyên nhân trực tiếp làm phát sinh hậu quả (thiệt hại về tài sản).
- Hậu quả của tội phạm (thiệt hại về tài sản của người khác) xảy ra làthực hiện hóa khả năng thực tế làm phát sinh hậu quả của hành vi chiếm đoạttài sản.
Trang 21- Một hậu quả (thiệt hại về tài sản) của tội phạm có thể do một hoặcnhiều nguyên nhân (một hoặc nhiều hành vi chiếm đoạt tài sản bằng thủ đoạnlén lút) trực tiếp gây ra.
* Chủ thể của tội trộm cắp tài sản
Chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS, đạt độ tuổi luật địnhvà đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể [26, tr.122].
Theo đó thì người có năng lực TNHS là người khi thực hiện hành vinguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xãhội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.
Xét từ góc độ pháp luật, năng lực trách nhiệm hình sự là khái niệm cónhiều mặt Một mặt, khái niệm này được dùng để khẳng định khả năng bịbuộc tội của một con người về hành vi tội phạm mà họ thực hiện Mặt khác,khái niệm này nêu bật khả năng của con người phải chịu trách nhiệm hình sựvề tội phạm mà họ đã thực hiện [49, tr 69].
Luật hình sự Việt Nam không trực tiếp quy định thế nào là người cónăng lực TNHS mà chỉ quy định thông qua độ tuổi chịu TNHS tại Điều 12BLHS năm 2015 và tình trạng không có năng lực TNHS tại Điều 21 BLHSnăm 2015.
BLHS năm 2015 quy định về độ tuổi chịu TNHS như sau:
“1 Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tộiphạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2 Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sựvề tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tạimột trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170,171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299,303 và 304 của Bộ luật này” [16, Điều 12].
Như vậy, người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi được coi làcó năng lực TNHS chưa đầy đủ Do đó, họ chỉ phải chịu TNHS về những tội
15
Trang 22phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trongcác điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178,248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 củaBLHS Và người từ đủ 16 tuổi trở lên thì phải chịu TNHS về mọi tội phạm,việc xác định tuổi đối với người chưa thành niên do cơ quan tiến hành tố tụngthực hiện theo quy định của pháp luật.
Đồng thời tại BLHS năm 2015 quy định về tình trạng không có nănglực TNHS như sau: Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khiđang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặckhả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hìnhsự [16, Điều 21].
Theo đó, một người chỉ được coi là không có năng lực TNHS khi đồngthời thỏa mãn hai dấu hiệu sau:
Về y học - người đó mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm rối loạnhoạt động tâm thần, đồng thời về tâm lý họ bị mất năng lực nhận thức, hoặcmất năng lực điều khiển hành vi của mình, việc xác định hai dấu hiệu này dohội đồng giám định pháp y xác định và kết luận.
Như vậy chủ thể của tội phạm phải là người từ đủ 14 tuổi trở lên vàkhông trong tình trạng không có năng lực TNHS.
Bên cạnh đó, một số CTTP đòi hỏi chủ thể phải có thêm dấu hiệu đặcbiệt chỉ khi có dấu hiệu này mới có thể thực hiện được hành vi phạm tội màCTTP phản ánh, khoa học luật hình sự gọi đây là chủ thể đặc biệt.
Từ phân tích trên, đối chiếu với quy định tại Điều 173 BLHS cho thấytội trộm cắp tài sản thì chủ thể của tội phạm là người có năng lực TNHS vàphải thỏa mãn điều kiện sau:
+ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về tội trộm cắp tài sản.
+ Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi mà thực hiện hành vi trộm cắp
Trang 23tài sản thì chỉ phải chịu TNHS về tội trộm cắp tài sản theo khoản 3 và khoản 4Điều 173 BLHS.
Ngoài ra, tội này cũng không đòi hỏi người thực hiện hành vi phạm tộiphải có những dấu hiệu đặc biệt, nghĩa là bất kì ai cũng có thể là chủ thể củatội phạm này Tuy nhiên, trong trường hợp người có hành vi lén lút chiếmđoạt tài sản nhưng là người có những dấu hiệu đặc biệt được quy định trongĐiều 353 BLHS năm 2015 và lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sảnmà mình có trách nhiệm quản lý thì hành vi người đó không phạm trộm cắptài sản mà phạm tội tham ô tài sản theo Điều 353 BLHS năm 2015.
* Mặt chủ quan của tội trộm cắp tài sản.
Mặt chủ quan của tội phạm là hoạt động tâm lý bên trong của ngườiphạm tội [26, tr 133] Mặt chủ quan của tội phạm bao gồm lỗi, động cơ, mụcđích của người phạm tội.
Đối với tội trộm cắp tài sản cũng được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp.Người phạm tội trộm cắp tài sản nhận thức được rõ hành vi của mình là tráipháp luật và nguy hiểm cho xã hội và thấy trước hậu quả của hành vi đó khitài sản của người khác bị chiếm đoạt trái phép và mong muốn hậu quả xảy ra[12, tr.314].
Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan của người phạm tộiđặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội [26, tr 153] Đối với tộitrộm cắp tài sản thì mục đích của người phạm tội nhằm chiếm đoạt được tàisản Mục đích chiếm đoạt tài sản của người phạm tội bao giờ cũng có trướckhi thực hiện hành vi chiếm đoạt sản Vì vậy, có thể nói mục đích chiếm đoạttài sản là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội trộm cắp tài sản.
Động cơ phạm tội là động lực bên trong thúc đẩy người phạm tội thựchiện hành vi phạm tội cố ý [26, tr 152] Đối với tội trộm cắp tài sản ngườiphạm tội có thể xuất phát từ việc chiếm đoạt tài sản để trả nợ, để ăn chơi…Tuy nhiên, động cơ phạm tội không phải là dấu hiệu định tội của tội
17
Trang 24trộm cắp tài sản, nó chỉ có ý nghĩa khi xem xét quyết định hình phạt đối với người trộm cắp tài sản.
+ Có tổ chức Đây là trường hợp có từ 02 người trở lên cố ý câu kết
chặt chẽ với nhau cùng tham gia phạm tội trộm cắp tài sản.
+ Có tính chất chuyên nghiệp Là trường hợp có từ 05 lần trở lên phạm
tội trộm cắp tài sản, trong đó có lần đã bị xét xử nhưng chưa được xóa án tích,hoặc chưa lần nào bị xét xử và chưa lần phạm tội nào hết thời hiệu truy cứuTNHS; và người phạm tội đều lấy các lần phạm tội làm nghề sinh sống và lấykết quả của việc phạm tội làm nguồn sống chính.
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng.
+ Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm Dùng thủ đoạn xảo quyệt là
việc sử dụng phương pháp thực hiện hành vi trộm cắp tài sản có tính chất tinhvi, gian dối cao làm cho mọi người dễ nhầm và không cho rằng đó là hành vitrộm cắp tài sản Phạm tội dùng thủ đoạn nguy hiểm là dùng thủ đoạn trộmcắp tài sản nguy hiểm đến tính mạng, sức khỏe của người bị hại hoặc củangười khác [13, tr.188].
+ Hành hung để tẩu thoát Đây là trường hợp mà người phạm tội chưa
chiếm đoạt được tài sản hoặc đã chiếm đoạt được tài sản, nhưng bị phát hiệnvà bị bắt giữ hoặc bị bao vây bắt giữ thì đã có những hành vi chống trả lạingười bắt giữ hoặc người bao vây bắt giữ như đánh, chém…nhằm tẩu thoát.
Trang 25+ Tài sản là bảo vật quốc gia Bảo vật quốc gia là hiện vật được lưu
truyền lại, có giá trị đặc biệt quý hiếm tiêu biểu của đất nước về lịch sử, vănhóa, khoa học [18].
+ Tái phạm nguy hiểm Đây là trường hợp đã bị kết án về tội phạm rất
nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng do cố ý, chưa được xóa án tíchmà lại thực hiện hành vi trộm cắp tài sản theo khoản 3, khoản 4 (tội phạm rấtnghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng) hoặc đã tái phạm, chưa đượcxóa án tích mà lại thực hiện hành vi trộm cắp tài sản.
- Khung ba (khoản 3): Có mức phạt tù từ 07 năm đến 15 năm Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau đây:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng + Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
- Khung 4 (khoản 4): Có mức phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân Được áp dụng đối với một trong các trường hợp phạm tội sau:
+ Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên + Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
- Hình phạt bổ sung (khoản 5): Ngoài việc phải chịu một trong các hìnhphạt chính nêu trên, tuỳ từng trường hợp cụ thể, người phạm tội còn có thể bịphạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
1.1.2 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với một số tội xâm phạm sở hữu trong pháp luật hình sự Việt Nam
1.1.2.1 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội cướp giật tài sản
Trang 26+ Tội trộm cắp tài sản: Thủ đoạn đặc trưng của tội trộm cắp tài sản là hành vi lén lút để chiếm đoạt tài sản của người khác.
+ Tội cướp giật tài sản: Thủ đoạn đặc trưng của tội cướp giật tài sản làhành vi công khai và nhanh chóng chiếm đoạt tài sản của người khác.
- Thứ ba, CTTP và thời điểm hoàn thành tội phạm
+ Tội trộm cắp tài sản có cấu thành vật chất, hậu quả được quy định làdấu hiệu bắt buộc trong CTTP và mức trị giá tối thiểu để làm cơ sở truy cứuTNHS được điều luật quy định từ 02 triệu đồng trở lên Trường hợp dưới 02triệu đồng phải kèm theo các dấu hiệu định tội khác theo khoản 1 Điều 173.Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội chiếm đoạt được tài sản.
+ Tội cướp giật tài sản có cấu thành hình thức, dấu hiệu hậu quả khôngđược phản ánh trong CTTP, điều luật không quy định mức tối thiểu trị giá tàisản bị chiếm đoạt mà chỉ cần người phạm tội có hành vi cướp giật là tội phạmhoàn thành Tội phạm hoàn thành từ thời điểm người phạm tội có hành vicướp giật tài sản.
- Thứ tư, tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội.
+ Tội trộm cắp tài sản: Có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn.+ Tội cướp giật tài sản: Có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn.
- Thứ năm, hình phạt áp dụng đối với người phạm tội.
+ Tội trộm cắp tài sản: Có hình phạt ít nghiêm khắc hơn.
Thể hiện: Khoản 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạttù từ 06 tháng đến 03 năm; khoản 2: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; khoản 3:phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; khoản 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm Hìnhphạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Tội cướp giật tài sản: Có hình phạt nghiêm khắc hơn Thể hiện:Khoản 1: phạt tù từ 01 năm đến 05 năm; khoản 2: phạt tù từ 03 năm đến 10năm; khoản 3: phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; khoản 4: phạt tù từ 12 năm đến
Trang 2720 năm hoặc tù chung thân Hình phạt bổ sung: phạt tiền từ 10.000.000 đồngđến 100.000.000 đồng.
1.1.2.2 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội công nhiên chiếm đoạt tàisản.
- Thứ nhất, về thủ đoạn của hành vi khách quan.
+ Tội trộm cắp tài sản: Thủ đoạn đặc trưng của tội này là hành vi lén lútchiếm đoạt tài sản của người khác.
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Thủ đoạn đặc trưng của tội này làhành vi công khai, ngang nhiên chiếm đoạt tài sản ngay trước sự chứng kiến của chủ tài sản, hoặc người quản lý tài sản.
- Thứ hai, về nhận thức của chủ tài sản, người quản lý tài sản khi bị
chiếm đoạt tài sản.
+ Tội trộm cắp tài sản: Hành vi lén lút chiếm đoạt tài sản được thựchiện bằng khả năng không cho phép chủ tài sản, người quản lý tài sản biết khixảy ra hành vi phạm tội, trước khi xảy ra hành vi phạm tội thì tài sản vẫn đangtrong sự kiểm soát của chủ tài sản, người quản lý tài sản nhưng khi xảy rahành vi phạm tội họ không hề biết tài sản của mình bị chiếm đoạt, chỉ sau khimất tài sản họ mới biết.
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Khi có hành vi chiếm đoạt tài sảnchủ tài sản, người quản lý tài sản vẫn nhận biết được có hành vi chiếm đoạtnhưng do họ không có điều kiện bảo vệ tài sản của mình nên người phạm tộimới ngang nhiên chiếm đoạt tài sản mà không cần dùng bất kì thủ đoạn nàođể đối phó với chủ tài sản, người quản lý tài sản.
- Thứ ba, về hình phạt áp dụng đối với người phạm tội.
+ Tội trộm cắp tài sản: Mặc dù hình phạt chính là giống nhau nhưnghình phạt bổ sung của tội này ít nghiêm khắc hơn.
Cụ thể: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
21
Trang 28+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Hình phạt bổ sung nghiêm khắc hơn Cụ thể: phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.
1.1.2.3 Phân biệt tội trộm cắp tài sản với tội lừa đảo chiếm đoạt tàisản
- Thứ nhất, về thủ đoạn của hành vi khách quan.
+ Tội trộm cắp tài sản: Thủ đoạn đặc trưng của tội này là hành vi lén lútchiếm đoạt tài sản của người khác.
+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Thủ đoạn đặc trưng của tội này là dùng thủ đoạn gian dối nhằm chiếm đoạt tài sản của người khác.
- Thứ hai, về tính nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội
+ Tội trộm cắp tài sản: Có tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn.
+ Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản: Có tính nguy hiểm cho xã hội cao hơn.
- Thứ ba, về hình phạt áp dụng với người phạm tội.
+ Tội trộm cắp tài sản: Có hình phạt ít nghiêm khắc hơn.
Cụ thể: Khoản 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tùtừ 06 tháng đến 03 năm; khoản 2: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; khoản 3:phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; khoản 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm Hìnhphạt bổ sung: phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
+ Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản: Có hình phạt nghiêm khắc hơn Cụ thể: Khoản 1: phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tùtừ 06 tháng đến 03 năm; khoản 2: phạt tù từ 02 năm đến 07 năm; khoản 3:
phạt tù từ 07 năm đến 15 năm; khoản 4: phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặctù chung thân Hình phạt bổ sung: Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ
10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hànhnghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu mộtphần hoặc toàn bộ tài sản.
- Trong thực tế, có trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn gian dốitiếp cận tài sản để đến khi có điều kiện mới lén lút chiếm đoạt tài sản của nạn
Trang 29nhân thì đó là dấu hiệu của tội trộm cắp tài sản chứ không phải lừa đảo chiếmđoạt tài sản.
Ví dụ: D đóng giả Công an vào ngủ nhờ nhà ông T, ông T tưởng D làCông an thật nên cho ngủ Đến 12 giờ đêm, D thức giấc thấy mọi người trongnhà đã ngủ say, D đã lục tủ lấy được 5.000.000 đồng và một điện thoại củaông T Hành vi này của D được xác định là tội trộm cắp tài sản.
1.2 Tội trộm cắp tài sản trong pháp luật hình sự Việt Nam giai đoạntừ năm 1945 đến khi Bộ luật Hình sự năm 2015 có hiệu lực pháp luật
1.2.1 Giai đoạn từ năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật Hình sự năm 1985
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng 8 năm 1945 đã đánh dấu sự ra đờicủa nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, nay là Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủnghĩa Việt Nam Với thắng lợi mang ý nghĩa Chính trị - lịch sử này, bên cạnhviệc hình thành một nhà nước kiểu mới thì đồng thời cũng đánh dấu mốc quantrong trong lịch sử lập pháp nói chung và lập pháp hình sự nói riêng.
Trong giai đoạn đầu khi nhà nước mới thành lập phải đương đầu vớinhiều khó khăn, thử thách đến từ nhiều phía, chính vì vậy để điều chỉnh quanhệ pháp luật nói chung và quan hệ pháp luật hình sự nói riêng Nhà nước ta đãban hành sắc lệnh số 47-SL ngày 10/10/1945, tạm thời giữ lại các luật lệ cũtại ba miền cho đến khi ban hành các văn bản pháp luật mới đề điều chỉnh cácquan hệ trên với điều kiện không trái với nguyên tắc độc lập và chính thể dânchủ cộng hòa.
Đáp ứng yêu cầu của tình hình mới, luật cũ có nhiều quy định khôngthích hợp Nhà nước ta đã ban hành một số văn bản pháp luật hình sự quantrọng để xử lý hành vi trộm cắp tài sản như: Sắc lệnh số 12-SL ngày12/3/1948 quy định trừng trị các hành vi trộm cắp vật dụng nhà binh trongthời bình và thời kỳ chiến tranh, Nghị định số 32-NĐ ngày 06/4/1952 của Bộtư pháp quy định đường lối xét xử các tội trộm cắp, lừa đảo, biển thủ tài sản;
23
Trang 30Thông tư số 1-BK ngày 14/12/1949 của liên Bộ nội vụ, Quốc phòng, Tư phápấn định phương pháp đối phó với các vụ trộm cắp tại nơi có chiến sự.
Ví dụ: Sắc lệnh số 12-SL ngày 12/3/1948 quy định trừng trị các hành vitrộm cắp vật dụng nhà binh trong thời bình và thời kỳ chiến tranh, có quy
định: "Trong thời bình, tội ăn cắp, lấy trộm các đồ quân giới, quân trang,quân dụng nói tóm lại các vật dụng nhà binh, bị phạt theo điều khoản củahình luật chung" [9, Điều 1].
Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954, miền Bắc tiến hànhxây dựng Chủ nghĩa xã hội Để góp phần vào việc bảo vệ sự nghiệp xây dựngkinh tế và văn hoá mới, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã ban hànhmột số văn bản điều chính về hành vi trộm cắp tài sản như: Thông tư 442-TTgngày 19/1/1955 của Thủ tuớng Chính phủ, quy định thống nhất một số tộiphạm, trong đó có tội trộm cắp tài sản:
“1 Trộm cắp: phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm Trường hợp trộm có tổ chức, cóbạo lực, có dùng vũ khí để doạ nạt thì phạt tù từ 3 đến 10 năm.”[47] Điểm
đặc biệt của Thông tư này là tại mục 4 cho phép áp dụng tương tự, có nghĩa lànếu ngoài tội trộm cắp tài sản, đối với những tội tượng tự vớitội trộm cắp, các Toà án có thể phạt theo như tội đó.
Do yêu cầu khách quan của việc tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa,ngày 21/101970, Nhà nước ta đã thông qua hai Pháp lệnh mới, trên tinh thầnpháp điển hóa các văn bản pháp luật trước đó quy định về tội trộm cắp tài sảnnói riêng và các tội xâm phạm sở hữu nói chung Đó là: Pháp lệnh số 149-LCT ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản XHCN và Pháplệnh số 150-LCT ngày 21/10/1970 về trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêngcủa công dân.
Trong đó, tội trộm cắp được quy định tại hai pháp lệnh với tên tội danhlà tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và tội trộm cắp tài sản riêng của công
Trang 31dân Cụ thể: Điều 7, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa quy định tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa, như sau:
“1 Kẻ nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt tù từ 6 tháng đến 5 năm.
2 Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyênnghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Có móc ngoặc; d) Dùngthủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; đ) Trộm tài sản với số lượng lớn hoặc tài sảncó giá trị đặc biệt; e) Dùng tài sản trộm cắp vào việc kinh doanh, bóc lột, đầucơ hoặc vào những việc phạm tội khác;
Thì bị phạt tù từ 3 năm đến 12 năm.
3 Phạm tội trong trường hợp số tài sản bị xâm phạm rất lớn hoặc cónhiều tình tiết nghiêm trọng, hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì phạttù từ 10 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc bị xử tử hình” [51].
Điều 6, Pháp lệnh trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của công dânquy định tội trộm cắp tài sản riêng của công dân, như sau:
“1 Kẻ nào trộm cắp tài sản riêng của công dân thì bị phạt tù từ 3tháng đến 3 năm.
Phạm tội trong những trường hợp sau đây: a) Có tính chất chuyênnghiệp hoặc tái phạm nguy hiểm; b) Có tổ chức; c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt,nguy hiểm; d) Gây hậu quả nghiêm trọng đến đời sống của người bị thiệt hạihoặc gây hậu quả nghiêm trọng khác.
2 Phạm tội trong trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm” [52].
Việc ban hành song song hai bản Pháp lệnh thời điểm này thể hiện sựquan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ không những đối với tàisản nhà nước, của hợp tác xã, mà cả đối với tài sản riêng của công dân, gópphần xây dựng chủ nghĩa xã hội tại miền Bắc.
Tóm lại, sơ lược giai đoạn luật hình sự Việt Nam từ năm 1945 đến
25
Trang 32trước khi nhà nước ta ban hành BLHS năm 1985, tội trộm cắp tài sản đã đuợcquy định tại nhiều văn bản đơn lẻ khác nhau Đặc biệt với sự ra đời của Pháplệnh số 149-LCT về trừng trị các tội xâm phạm tài sản xã hội chủ nghĩa vàPháp lệnh số 150-LCT về trừng trị các tội xâm phạm tài sản riêng của côngdân, Nhà nuớc ta đã xây dựng đuợc hai CTTP về tội trộm cắp tài sản trong đóquy định riêng biệt về trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa và trộm cắp tài sảnriêng của công dân Tuy nhiên, các quy định trên vẫn còn nằm tản mạn nhiềuvăn bản, quy định vẫn chưa cụ thể, rõ ràng gây khó khăn khi áp dụng.
1.2.2 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1985 về tội trộm cắp tài sản
BLHS năm 1985 là BLHS đầu tiên của nhà nước ta, có hiệu lực từ ngày1/1/1986, đánh dấu một bước ngoặt to lớn trong lịch sử lập pháp hình sự củađất nước Trong BLHS năm 1985, tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa đượcquy định tại Điều 132, Chương 4 (có mức hình phạt cao nhất là tử hình) và tộitrộm cắp tài sản của công dân quy định tại Điều 155, Chương 6 của BLHSnăm 1985 (có mức hình phạt cao nhất là tù hai mươi năm).
“Điều 132 Tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa
1 Người nào trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.
2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ ba nămđến mười hai năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm; c) Hànhhung để tẩu thoát; d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn; đ) Tái phạm nguy hiểm.
3 Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười năm đến hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình”[14].
Về tội trộm cắp tài sản của công dân đuợc quy định tại Điều 155BLHS:
“Điều 155 Tội trộm cắp tài sản của công dân
1 Người nào trộm cắp tài sản của người khác thì bị phạt cải tạo khônggiam giữ đến một năm hoặc bị phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Trang 332 Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từhai năm đến mười năm: a) Có tổ chức; b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguyhiểm; hành hung để tẩu thoát; c) Chiếm đoạt tài sản có giá trị lớn hoặc gâyhậu quả nghiêm trọng khác; d) Tái phạm nguy hiểm
3 Phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến hai mươi năm”.[14]
Về hình phạt ngoài hình phạt tử hình, hình phạt tù (có thời hạn vàchung thân), thì nhà làm luật còn quy định việc áp dụng hình phạt cải tạokhông giam giữ, nhằm mở rộng hơn nữa các chế tài hình sự áp dụng vớingười phạm tội, phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm trong từng hànhvi, thuận lợi cho việc quyết định hình phạt.
Để phù hợp với tình hình thực tiễn, BLHS năm 1985 đã được Quốc hộinước ta bốn lần sửa đổi, bổ sung (vào các năm 1989, 1991, 1992, 1997)
những lần sửa đổi, bổ sung này chủ yếu nhằm phục vụ cho cuộc đấu tranh đốivới một số loại tội phạm nhất định, trong đó bổ sung thêm quy định về mộttình tiết định khung tăng nặng TNHS đối với người phạm tội vào điểm b
khoản 2 Điều 155 tội trộm cắp tài sản của công dân, đó là“có tính chấtchuyên nghiệp” Tuy nhiên, trong thời gian này chưa có văn bản hướng dẫncụ thể về tình tiết phạm tội “có tính chất chuyên nghiệp”.
Tóm lại, BLHS năm 1985 ra đời đã đánh dấu một bước phát triển trong
kỹ thuật lập pháp, lần đầu tiên trong lịch sử lập pháp, nhà nước ta đã xây dựngđược cơ sở pháp lý thống nhất đề truy cứu TNHS hành vi trộm cắp tài sản,góp phần nâng cao ý thức trách nhiệm của công dân cũng như hiệu quả củacông tác đấu tranh chống tội phạm Tuy nhiên, BLHS năm 1985 được banhành trong thời kỳ tập trung, quan liêu, bao cấp, có sự phân biệt rõ ràng trongviệc bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa và tài sản của công dân, và sau nhiều lầnsửa đổi, bổ sung thì BLHS năm 1985 đã không còn là một chỉnh thể thốngnhất; đồng thời, quy định của BLHS về tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa
27
Trang 34và công dân vẫn còn giản đơn, chưa rõ ràng (chưa xác định ngay trong CTTPgiá trị tài sản bị chiếm đoạt để truy cứu TNHS), gây khó khăn trong việc ápdụng, đòi hỏi phải được sửa đổi một cách toàn diện.
1.2.3 Quy định của Bộ luật Hình sự năm 1999 về tội trộm cắp tài sản
BLHS năm 1999 có hiệu lực kể từ ngày 1 tháng 7 năm 2000 BLHSnăm 1999 đã gộp hai chương xâm phạm sở hữu trong BLHS năm 1985 thànhmột chương và tội trộm cắp tài sản được quy định tại Điều 138.
Như vậy, so với BLHS năm 1985 thì BLHS năm 1999 đã có những sửađổi, bổ sung quan trọng về tội trộm cắp tài sản Cụ thể:
Thứ nhất, BLHS năm 1999 đã hợp nhất hai điều luật về tội trộm cắp tài
sản xã hội chủ nghĩa (Điều 132) và tội trộm cắp tài sản của công dân (Điều155) của BLHS năm 1985 thành một điều luật quy định về tội trộm cắp tài sản(Điều 138) Đồng thời, để đáp ứng đường lối xử lý người phạm tội xâm phạmquyền sở hữu tài sản, Điều 48 BLHS năm 1999 quy định tình tiết tăng nặngmới "Xâm phạm tài sản nhà nước".
Thứ hai, khi quy định về tội trộm cắp tài sản, BLHS năm 1999 đã định
lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt, người phạm tội có thể bị truy cứu TNHStheo các khoản khác nhau của Điều 138 BLHS Điều này tạo thuận lợi cho cácchủ thể áp dụng pháp luật khi định tội danh và quyết định hình phạt.
Thứ ba, BLHS năm 1999 quy định bốn khung hình phạt so với ba
khung hình phạt trước đây như quy định của Điều 132 và Điều 155 BLHSnăm 1985 Điều này giúp thu hẹp khoảng cách giữ mức tối đa và mức tốithiểu của một khung hình phạt và tạo cơ sở pháp lý cho việc truy cứu TNHSchuẩn xác hơn.
Thứ tư, Điều 138 BLHS năm 1999 đã xác định ranh giới giữa trường
hợp hành vi vi phạm pháp luật hành chính với trường hợp phạm tội Ngườilấy tài sản của người khác có giá trị dưới 500.000 đồng và hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người đó chưa bị xử lý hành chính về hành vi
Trang 35chiếm đoạt hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản thì chỉ bị xử phạthành chính.
Thứ năm, BLHS năm 1999 quy định về hình phạt bổ sung bị phạt tiền
từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
Để phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trong thời kỳ mới, BLHSnăm 1999 đã được sửa đổi, bổ sung một lần vào năm 2009, xác định lại ranhgiới giữa trường hợp hành vi vi phạm pháp luật hành chính với trường hợpphạm tội cụ thể: Người lấy tài sản của người khác có giá trị dưới 2 triệu đồngvà hành vi này không gây hậu quả nghiêm trọng hoặc người đó chưa bị xử lýhành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc chưa bị kết án về tội chiếm đoạt tàisản thì chỉ bị xử phạt hành chính.
Tóm lại, BLHS năm 1999 đã quy định về tội trộm cắp tài sản khá chặt
chẽ, phù hợp với tình hình phát triển thời điểm đó Tuy nhiên, kể từ sau khiBLHS năm 1999 được ban hành, tình hình đất nước ta đã có những thay đổito lớn về mọi mặt, việc thực hiện chiến lược cải cách tư pháp và chủ động hộinhập quốc tế của Việt Nam, nhiều quy định của BLHS năm 1999 (trong đó cótội trộm cắp tài sản) đã không còn phù hợp, đòi hỏi cần được sửa đổi.
1.2.4 Điểm mới của Bộ luật Hình sự năm 2015 về tội trộm cắp tài sản
So với quy định của BLHS năm 1999, thì BLHS năm 2015 có nhữngđiểm mới sau:
Thứ nhất, BLHS năm 2015 đã bỏ hình phạt tù chung thân, khung hình
phạt cao nhất tội này đến 20 năm tù Quy định này nhằm góp phần tiếp tục thểchế hóa chủ trương, chính sách của Đảng về cải cách tư pháp được khẳngđịnh tại Nghị quyết số 49-NQ/TW của Bộ Chính trị.
Thứ hai, bãi bỏ tình tiết chiếm đoạt tài sản dưới 02 triệu đồng nhưng
gây hậu quả nghiêm trọng là điều kiện cấu thành tội trộm cắp tài sản quy định
tại khoản 1, Điều 138 BLHS năm 1999; bãi bỏ các tình tiết định khung (Gâyhậu quả nghiêm trọng, gây hậu quả rất nghiêm trọng, gây hậu quả đặc biệt
29
Trang 36nghiêm trọng) quy định tại điểm d khoản 2, điểm b khoản 3 và điểm b khoản
4 Điều 138 BLHS năm 1999.
Thứ ba, về yếu tố cấu thành tội phạm, thì đồng thời với việc bổ sunghai tình tiết định tội: c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xãhội; d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đìnhhọ; tài sản là di vật, cổ vật, BLHS không quy định hành vi trộm cắp tài sản
của người khác có giá trị dưới 2.000.000 đồng thuộc một trong các trườnghợp sau đây là phạm tội: Một là, đã bị xử phạt hành chính về hành vi tham ôtài sản hoặc hành vi lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản, chưa hếtthời hạn được coi là chưa bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn vi phạm; Hailà, đã bị kết án về tội tham ô tài sản hoặc tội lạm dụng chức vụ, quyền hạnchiếm đoạt tài sản, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
Thứ năm, bổ sung 01 tình tiết định khung mới:
+ Khoản 2 bổ sung tình tiết: Tài sản là bảo vật quốc gia.+ Khoản 3 bổ sung tình tiết: Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
+ Khoản 4 bổ sung tình tiết: Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
Trang 37Tiểu kết Chương 1
Tại Chương 1 của luận văn, tác giả đã nghiên cứu, phân tích một số vấnđề lý luận và pháp luật về tội trộm cắp tài sản, như khái niệm và các đặc điểmcủa tội trộm cắp tài sản trên cơ sở nghiên cứu khái niệm chung của tội phạmtại Điều 8 BLHS năm 2015 và các bài viết, bình luận khoa học, giáo trình củacác trường đại học trên cả nước để xây dựng khái niệm tội trộm cắp tài sản,chỉ ra được những đặc điểm của tội trộm cắp tài sản Qua đó, luận văn đãphân biệt tội trộm cắp tài sản trong luật hình sự Việt Nam với một số tội cótính chất chiếm đoạt như tội cướp giật tài sản, công nhiên chiếm đoạt tài sản,lừa đảo chiếm đoạt tài sản Trong chương này, tác giả cũng đã khái quát lịchsử lập pháp của tội trộm cắp tài sản giai đoạn từ năm 1945 đến nay Kết quảnghiên cứu tại Chương 1 của luận văn là cơ sở, nền tảng để tác giả nghiêncứu, phân tích đánh giá quy định của BLHS hiện hành về tội trộm cắp tài sảnvà thực tiễn định tội danh và quyết định hình phạt trên địa bàn huyện Tiên Du,tỉnh Bắc Ninh trong các chương tiếp theo của luận văn.
31
Trang 38Chương 2
THỰC TIỄN ĐỊNH TỘI DANH VÀ QUYẾT ĐỊNH HÌNH PHẠTTỘI TRỘM CẮP TÀI SẢN TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN TIÊN DU, TỈNH BẮC NINH
2.1 Khái quát tình hình tội trộm cắp tài sản trên địa bàn huyệnTiên du, tỉnh Bắc Ninh
Trong 5 năm từ năm 2015 đến năm năm 2019, Tòa án nhân dân huyệnTiên Du, tỉnh Bắc Ninh đã xét xử tổng số 616 vụ án và 1077 bị cáo, trong đó có369 vụ án và 684 bị cáo bị xét xử về nhóm tội xâm phạm sở hữu cụ thể như sau:
Bảng 2.1 Số vụ án và số bị cáo về tội xâm phạm sở hữu đã được đưa ra xétxử từ năm 2015 đến năm 2019
Năm 2015Năm 2016Năm 2017Năm 2018Năm 2019STTNhóm tộiSốSốSốSốSốSốSốSốSốSố
vụ cáo vụ cáo vụ cáo vụ cáo vụ cáo1Xâm phạm sở 41645618657831702714580
hữuXâm phạmtính mạng,
2sức khỏe,09191016050607140712nhân phẩm,
danh dự củacon người
3Ma túy17181515546210220819Xâm phạm an
4toàn công19681967177612250610cộng, trật tự
công cộngXâm phạm
5trật tự quản lý 02020203020505060202hành chính
Xâm phạm
6trât tự quản lý 01010101010801010101kinh tế
Tổng9217210418613724621334870125(Nguồn: TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)
Trang 39Biểu đồ 2.1 So sánh tỷ lệ nhóm tội xâm phạm sở hữu với nhóm tội kháctừ năm 2015 đến năm 2019 được TAND huyện Tiên Du đưa ra xét xử:
Biểu đồ so sánh tỷ lệ tội xâm phạm sở hữu với các tội khác từnăm 2015 đến năm 2019
Tội xâm phạm sở hữu
Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người Ma túy
Xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Xâm phạm trật tự quản lý hành chính
Xâm phạm trât tự quản lý kinh tế Tội khác
Qua bảng thống kê và biểu đồ so sánh giữa nhóm tội xâm phạm sở hữuvới các nhóm tội danh khác được TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh đưara xét xử, chúng ta có thể thấy:
Số vụ án và số bị cáo thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữu chiếm tỷ lệ lớnnhất trong các nhóm tội, cụ thể là 369 vụ và 684 bị cáo, tương ứng tỷ lệ59,9% về vụ và 63,5% về số bị cáo trên tổng số vụ và bị cáo được đưa ra xétxử Cho thấy sự phổ biến và phức tạp của nhóm tội này trên địa bàn huyệnTiên Du, tỉnh Bắc Ninh.
33
Trang 40Bảng 2.2: Số vụ án và số bị cáo về tội trộm cắp tài sản đãđược đưa ra xét xử từ năm 2015 đến năm 2019
(Nguồn: TAND huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh)
Biểu đồ 2.2 So sánh tội trộm cắp tài sản với các tội xâm phạm sở hữu đãđược TAND huyện Tiên Du đưa ra xét xử:
Biểu đồ so sánh tổng số tội xâm phạm sở hữu với tội trộm cắp tàisản từ năm 2015 đến năm 2019
Tổng số vụ án thuộc nhóm tội xâm phạm sở hữuTổng số vụ trộm cắp tài sản
Qua bảng thống kê và biểu đồ so sánh giữa tội trộm cắp tài sản với tổng