thiết kế client
Trang 1III/ Thiết kế Client
Giao diện ban đầu của client có hình dạng :
Các menu của client :
Trang 2
Menu Windows Menu Help
Opendatabase : dùng để mở dữ liệu Access trên máy cục bộ hoặc một máy mạng Chức năng này không thông qua middle ware và luôn cho phép thực hiện, tức là ta có thể mở nhiều dữ liệu Access trên 1 client Khi click vào sẽ xuất hiện Commondialog cho phép chọn file :
Client có thể mở một file read only, nếu file có password thì phải nhập vào :
Trang 3 Connect và disconnect dùng để kết nối hay ngừng kết nối tới server Khi nhấn connect thì xuất hiện :
Nhấn Connect, client sẽ gởi yêu cầu kết nối tới server, nếu thành công sẽ xuất hiện các database có trên server cho người dùng chọn :
Sau khi chọn database, sẽ xuất hiện giao diện tương tự như khi ta mở dữ liệu Access, đó là một form hiển thị bên trái là tất cả các bảng trong database, giữa là tất cả các field của một bảng được chọn Cuối cùng bên phải là các kiểu và kích thước của field tương ứng.
Trang 4 Trên form này người dùng có thể thực hiện các thao tác : xóa, thêm, đổi tên,import, export, thay đổi cấu trúc, xem, thêm xóa index trên bảng Và các thao tác : thêm, đổi tên, xóa field Tất cả đều thông qua popup menu bằng thao tác click phải chuột
Trang 5 Chẳng hạn khi click vào mục Add table sẽ xuất hiện:
Trang 6Form này cung cấp đủ các yêu cầu cần thiết cho việc tạo field trong một bảng Nếu chưa tạo field nào thì sẽ không cho phép tạo bảng Ta có thể tạo liên tục nhiều bảng cho đến khi nhấn Close.
Khi click vào mục Design table sẽ xuất hiện :
Chọn một bảng bên listbox Field name thì các thuộc tính của nó sẽ hiện tương ứng phần bên phải, mặt khác người dùng có thể sửa đổi các thuộc tính rồi nhấn Modify hay chọn một table khác, thuộc tính sẽ tự động thay đổi Điều chú ý là nếu thay đổi thuộc tính trùng với thuộc tính củ thì sẽ không cho phép Modify Tức là nếu ta thay đổi thuộc tính, nhấn tab qua thuộc tính khác, rồi quanh lại sửa thuộc tính như cũ thì sẽ không cho phép modify, tránh thao tác vô ích Đặc biệt nếu field là kiểu Text thì bạn có thể đổi độ dài mà không bị mất dữ liệu Tất nhiên nếu size nhỏ hơn kích cở hiện có của dữ liệu thì dữ liệu sẽ mất.
Để xem, thêm hoặc xóa index, hảy click vào mục Index :
Trang 7Bên trái sẽ hiện tất cả các ràng buộc của bảng, chọn một ràng buộc thì bên phải sẽ xuất hiện các field thuộc ràng buộc cùng với các tính chất của ràng buộc Để thêm một ràng buộc vào bảng, nhấn vào Add sẽ xuất hiện :
Điền vào tên của ràng buộc, chọn một hay nhiều field vào ràng buộc, và các tính chất muốn thêm vào, nhấn Add là bạn sẽ tạo thêm một ràng buộc vào bảng Quá trình lặp lại đến khi bạn nhấn Close.
Để thêm field vào bảng, hảy click vào Add field :
Trang 8 Điền các thông tin và nhấn Add, bạn sẽ tạo được một field, nếu tên field trùng với field đã có thì bạn sẽ nhận được thông báo lỗi “Field already exist”.
Ngoài các thao tác trên, chương trình còn hỗ trợ 2 cách nhìn khi người dùng nhấn vào nút lệnh Show hoặc click phải rồi chọc Show Nếu chọn trên toolbar nút bên trái trong nhóm 2 nút riêng biệt thì bảng sẽ hiển thị theo phương pháp dùng datagrid để hiển thị toàn bộ bảng, đây cũng là cách mặc định khi bạn thực hiện một câu query nào đó.
Trang 9Trên form này hổ trợ các thao tác cần thiết cho việc xem dữ liệu là Sort và Find Chẳng hạn khi bạn nhấn vào Sort :
Trang 10Nhấp vào combo box sẽ liệt kê tất cả các field trên datagrid, chọn một field và chọn sắp xếp theo thứ tự giảm dần (Ascending) hay tăng dần (Descending), mặc định là thứ tự giảm dần.
Để tìm kiếm thông tin, hãy nhấp vào Find :
Chương trình hỗ trợ việc tìm kiếm theo các toán tử =, >, < …Đặc biệt có các toán tử Like, Not like, In, Not In, Between, Not between Nhấn vào nút find, datagrid sẽ chỉ hiển thị các thông tin mà bạn muốn.
Cách hiển thị thứ hai là dùng một mảng các đối tượng kết hợp với Data control nhằm hiển thị dữ liệu theo từng record Form này có dạng :
Trang 11Giao diện này nhằm phục vụ cho các thao tác thêm, xóa hay cập nhật dữ liệu trên một record của bảng Khi nhấn Add thì các hộp bên phải ( là các mask hay check box ) sẽ xóa trống để người dùng điền dữ liệu vào, sau đó nhấn Add để thêm hoặc Cancel để hủy bỏ tác vụ Khi bạn thay đổi dữ liệu, chương trình sẽ kiểm tra nếu field là kiểu khác text thì bạn sẽ không thể nhập một kí tự vào field đó được, hay đối với field dạng date thì sẽ tự động thêm vào các dấu ‘/ ’ ngăn cách ngày, tháng và năm, còn nếu tất cả các dữ liệu bị thay đổi nhưng sau đó được đổi lại như cũ thì sẽ không cho cập nhật nhằn tránh thao tác vô ích.
Ngoài ra người dùng còn có thể tùy ý thực hiện các câu query theo ý mình bằng cách chọn menu SQL và click vào mục Query Hay để nhanh chóng thì click vào button SQL trên thanh cộng cụ Giao diện sau đây sẽ xuất hiện :
Trang 12Form này tương tự như một hộp soạn thảo bình thường, bạn có thể gõ vào câu query rồi nhấn Run (button có hình đầu mũi tên nằm riêng biệt) để thực hiện Hay nếu bạn muốn lưu lại câu query thì nhấp vào button Save (có hình đĩa mềm ), một common dialog sẽ xuất hiện cho phép bạn lưu lại file dưới dạng text Ngoài ra nếu đã có sẵn câu query thì bạn có thể mở ra bằng cách chọn button Open (hình thư mục mở ra ), một common dialog cũng sẽ hiện ra cho phép bạn chọn file.
Nếu bạn không muốn gõ quá nhiều các câu query bằng tay thì hãy chọn button Query Builder (có dạng một chiếc chìa khóa dùng mở bù lon ) Một công cụ hỗ trợ cho các câu lệnh lấy dữ liệu (select) sẽ xuất hiện, giúp bạn nhanh chóng thực hiện câu query của mình một cách chích xác và tiện lợi Form query builder có dạng :
Trang 13 Nếu mới nhìn vào thì form này hơi phức tạp và không ngăn nắp, tuy nhiên do hỗ trợ nhiều thao tác đòi hỏi phải như vậy List box Tables sẽ liệt kê toàn bộ các bảng của database, chọn một hay nhiều bảng thì list Field will show sẽ liệt kê tất cả các field của 1 hay nhiều bảng tương ứng, nếu không chọn 1 field nào trong list box này thì sẽ được hiểu là Select * from …Còn không thì chỉ select những field được chọn Nhóm các công cụ ở trên cùng của form cho phép chọn ra các giới hạn truy vấn sau mệnh đề Where Các tác vụ gán bí danh (Alias), không hiển thị dữ liệu trùng (Distinct), giới hạn Top N value, Top percent, nhóm dữ liệu (Group by) sắp xếp dữ liệu (Sort) đều đươc hỗ trợ Để thực hiện các kết nối (join) hãy click vào nút lệnh Set table joins sẽ xuất hiện một form khác chọn lựa ra điều kiện kết nối và hiển thị lên trên list box Join Expression.
Trang 14 List box bên trái sẽ liệt kê hai hay nhiều bảng được chọn kết nối Khi một cặp bảng được chọn thì list box giữa sẽ hiển thị các field của bảng ở trên và list box bêb phải sẽ hiển thị các field của bảng ở dưới Chọn một cặp field và nhấn nút lệnh Add join to query để thêm điều kiện kết nối Nút lệnh Clear All Join sẽ xóa tất cả các điều kiện kết nối trong câu query.
Query builder chỉ đưa câu query vào text box của form Query chứ không thực thi nó Do đó khi thấy câu query đã hoàn chỉnh bạn hãy quanh trở về from Query và nhấn nút Run để thực thi.
Chương trình còn cung cấp cho người dùng một bộ giúp đỡ với hi vọng sẽ hướng dẫn người dùng cách sữ dụng chương trình, tra cứu cấu trúc lệnh SQL, các khái niệm dùng trong chương trình…