1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Giao an Đao duc 4

49 384 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 459,5 KB

Nội dung

HỌC KỲ I    TRUNG THỰC TRONG HỌC TẬP I.Mục tiêu: -Học xong bài này HS cần phải trung thực trong học tập, biết được giá trò của sự trung thực. -Biết trung thực trong học tập, đồng tình ủng hộ những hành vi trong trung thực và phê phán những hành vi thiếu trung thực trong học tập. II.Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức 4. -Các mẫu chuyện,tấm gương về trung thực trong học tập. III.Hoạt động trên lớp: Tiết: 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn đònh: 2.KTBC: GV kiểm tra các phần chuẩn bò của HS. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Trung thực trong học tập. b.Nội dung: *Hoạt động 1: Xử lý tình huống -GV tóm tắt mấy cách giải quyết chính. a/.Mượn tranh của bạn để đưa cô xem. b/.Nói dối cô là đã sưu tầm và bỏ quên ở nhà. c/.Nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau. GV hỏi: * Nếu em là Long, em sẽ chọn cách giải quyết nào? -GV căn cứ vào số HS giơ tay để chia lớp thành nhóm thảo luận. -GV kết luận: Cách nhận lỗi và hứa với cô là sẽ sưu tầm và nộp sau là phù hợp nhất, thể hiện tính trung thực trong học tập. *Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 4) -GV nêu yêu cầu bài tập. +Việc làm nào thể hiện tính trung thực trong học tập: a/.Nhắc bài cho bạn trong giờ kiểm tra. b/.Trao đổi với bạn khi học nhóm. c/.Không làm bài, mượn vở bạn chép. d/.Không chép bài của bạn trong giờ kiểm tra. -HS chuẩn bò. -HS nghe. -HS xem tranh trong SGK. -HS đọc nội dung tình huống: Long mải chơi quên sưu tầm tranh cho bài học. Long có những cách giải quyết như thế nào? -HS liệt kê các cách giải quyết của bạn Long. -HS giơ tay chọn các cách. -HS thảo luận nhóm. +Tại sao chọn cách giải quyết đó? -3 HS đọc ghi nhớ ở SGK trang 3. -HS phát biểu trình bày ý kiến, chất vấn lẫn nhau. Bài 1 e/.Giấu điểm kém, chỉ báo điểm tốt với bố mẹ. g/.Góp ý cho bạn khi bạn thiếu trung thực trong học tập. -GV kết luận: +Việc b, d, g là trung thực trong học tập. +Việc a, c, e là thiếu trung thực trong học tập *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 4) -GV nêu từng ý trong bài tập. a/. Trung thực trong học tập chỉ thiệt mình. b/. Thiếu trung thực trong học tập là giả dối. c/. Trung thực trong học tập là thể hiện lòng tự trọng. -GV kết luận: +Ý b, c là đúng. +Ý a là sai. 4.Củng cố - Dặn dò: -Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4 -Các nhóm chuẩn bò tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4. -HS lắng nghe. -HS lựa chọn theo 3 thái độ: tán thành, phân vân, không tán thành. -HS thảo luận nhóm về sự lựa chọn của mình và giải thích lí do sự lựa chọn. -Cả lớp trao đổi, bổ sung. -HS sưu tầm các mẫu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. Tiết: 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK trang 4) -GV chia lớp thành 3 nhóm: Nhóm 1: Em sẽ làm gì nếu không làm được bài kiểm tra? Nhóm 2: Em sẽ làm gì nếu bò điểm kém mà cô giáo ghi nhằm là điểm giỏi? Nhóm 3: Em làm gì nếu trong giờ kiểm tra bạn bên cạnh không làm được bài và cầu cứu em? -GV kết luận về cách ứng xử đúng trong mỗi tình huống: a/. Cố gắng học để gỡ điểm lại. b/. Báo cho cô biết để sữa chữa điểm lại cho đúng. c/. Có thể giúp bạn nhưng cho bạn biết là làm vậy là không trung thực trong học tập. *Hoạt động 2: Hoạt động cá nhân (Bài tập 4- SGK trang 4) -GV yêu cầu một vài HS sưu tầm được mẫu -Các nhóm thảo luận. -Đại diện nhóm trình bày. -Cả lớp góp ý trao đổi. -HS kể trước lớp. -Cả lớp cho ý kiến, những suy nghó về mẫu chuyện, tấm gương và trung thực trong học tập lên trình bày. -GV kết luận: Xung quanh chúng ta có nhiều tấm gương về trung thực trong học tập. Chúng ta cần học tập các bạn đó. *Hoạt động 3: Trình bày tiểu phẩm (Bài tập 5- SGK trang 4) -GV mời 1, 2 nhóm lên trình bày tiểu phẩm đã được chuẩn bò . - Sau khi HS xem tiểu phẩm GV cho cả lớp thảo luận chung: +Em có suy nghó về tiểu phẩm vừa xem? +Nếu em ở vào tình huống đó, em có hành động như vậy không? Vì sao? -GV nhận xét, kết luận: Mọi việc làm không trung thực đều là tính xấu, có khi còn có hại cho bản thân mình, và không được mọi người yêu mến, các em cần tránh. 4.Củng cố - Dặn dò: -HS nêu lại ghi nhớ chung. -Thực hiện trung thực trong học tập và nhắc nhở bạn bè cùng thực hiện. -Về nhà xem lại bài và chuẩn bò bài tiết sau. chuyện vừa nghe. -Đại diện HS trình bày ý kiến ,suy nghó của mình trước lớp . -Nhóm HS lên đóng vai “Chuyện bạn Mai” gồm: Mai, mẹ Mai, cô giáo. Nội dung: Mai ham chơi, trốn học, bò mẹ bắt gặp mách cô giáo, cô giáo phân tích việc làm thiếu trung thực của Mai, em hối hận, xin lỗi cô và mẹ. -HS cả lớp thảo luận và đại diện trả lời . -HS nghe và thực hành. -2 HS nêu. -HS cả lớp thực hiện. VƯT KHÓ TRONG HỌC TẬP I.Mục tiêu: Học xong bài này, HS có khả năng nhận thức được: -Mỗi người điều có thể gặp khó khăn trong cuộc sống và trong học tập. Cần phải có quyết tâm và vượt qua khó khăn. -Quý trọng và học tập những tấm gương biết vượt khó trong cuộc sống và trong học tập. -Biết xác đònh những khó khăn trong học tập của bản thân và cách khắc phục. -Biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ những bạn có hoàn cảnh khó khăn. II.Đồ dùng dạy học: -SGK Đạo đức 4. -Các mẫu chuyện, tấm gương vượt khó trong học tập. III.Hoạt động trên lớp: Tiết: 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn đònh: 2.KTBC: Bài 2 -GV nêu yêu cầu kiểm tra: +Nêu phần ghi nhớ của bài “Trung thực trong học tập”. +Kể một mẩu chuyện, tấm gương về trung thực trong học tập. -GV nhận xét, ghi điểm. 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: “Vượt khó trong học tập” b.Nội dung: *Hoạt động 1: Kể chuyện một học sinh nghèo vượt khó. -GV giới thiệu: Trong cuộc sống thường xảy ra những rủi ro, chúng ta cũng có thể rơi vào những hoàn cảnh khó khăn. Chúng ta có thể làm gì để vượt lên số phận? Truyện “Một học sinh nghèo vượt khó” trong SGK kể về trường hợp bạn Thảo. Chúng ta hãy cùng nhau xem bạn Thảo gặp những khó khăn gì và đã vượt qua như thế nào? -GV kể chuyện. *Hoạt động 2: Thảo luận nhóm (Câu 1 và 2- SGK trang 6) -GV chia lớp thành 2 nhóm. Nhóm 1: Thảo đã gặp khó khăn gì trong học tập và trong cuộc sống hằng ngày? Nhóm 2 : Trong hoàn cảnh khó khăn như vậy, bằng cách nào Thảo vẫn học tốt? -GV ghi tóm tắt các ý trên bảng. -GV kết luận: Bạn Thảo đã gặp rất nhiều khó khăn trong học tập và trong cuộc sống, song Thảo đã biết cách khắc phục, vượt qua, vượt lên học giỏi. Chúng ta cần học tập tinh thần vượt khó của bạn. *Hoạt động 3: Thảo luận theo nhóm đôi (Câu 3- SGK trang 6) -GV nêu yêu cầu câu 3: +Nếu ở trong cảnh khó khăn như bạn Thảo, em sẽ làm gì? -GV ghi tóm tắt lên bảng -GV kết luận về cách giải quyết tốt nhất. *Hoạt động 4: Làm việc cá nhân (Bài tập 1- SGK trang 7). -GV nêu từng ý trong bài tập 1: Khi gặp 1 bài tập khó, em sẽ chọn cách làm nào dưới đây? Vì sao? a/. Tự suy nghó, cố gắng làm bằng được. -HS đọc bài và trả lời câu hỏi. -HS khác nhận xét, bổ sung. -HS nhắc lại. -HS lắng nghe. -Cả lớp nghe.1-2 HS tóm tắt lại câu chuyện. -Các nhóm thảo luận. Đại diện các nhóm trình bày ý kiến. -Cả lớp chất vấn, trao đổi, bổ sung. -HS thảo luận theo nhóm đôi. -Đại diện từng nhóm trình bày cách giải quyết. -HS cả lớp trao đổi, đánh giá cách giải quyết. -HS làm bài tập 1 -HS nêu cách sẽ chọn và giải quyết lí do. b/. Nhờ bạn giảng giải để tự làm. c/. Chép luôn bài của bạn. d/. Nhờ người khác làm bài hộ. đ/. Hỏi thầy giáo, cô giáo hoặc người lớn. e/. Bỏ không làm. -GV kết luận: Cách a, b, d là những cách giải quyết tích cực. -GV hỏi: Qua bài học hôm nay, chúng ta có thể rút ra được điều gì? 4.Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bò bài tập 2- 3 trong SGK trang 7. -Thực hiện các hoạt động: +Cố gắng thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập. +Tìm hiểu, động viên, giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn trong học tập. -HS phát biểu -1- 2 HS câu ghi nhớ trong SGK/6 -Cả lớp chuẩn bò. -HS cả lớp thực hành. Tiết: 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK trang 7) -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ thảo luận nhóm: +Yêu cầu HS đọc tình huống trong bài tập 4- SGK . -GV giảng giải những ý kiến mà HS thắc mắc. -GV kết luận: Trước khó khăn của bạn Nam, bạn có thể phải nghỉ học , chúng ta cần phải giúp đỡ bạn bằng nhiều cách khác nhau .Vì vậy mỗi bản thân chúng ta cần phải cố gắng khắc phụcvượt qua khó khăn trong học tập , đồng thời giúp đỡ các bạn khác để cùng vượt qua khó khăn . *Hoạt động 2: Làm việc nhóm đôi ( Bài tập 3- SGK /7) -GV giải thích yêu cầu bài tập. -GV cho HS trình bày trước lớp. -GV kết luận và khen thưởng những HS đã biết vượt qua khó khăn học tập. *Hoạt động 3: Làm việc cá nhân ( bài tập 4- SGK / 7) -GV nêu và giải thích yêu cầu bài tập: +Nêu một số khó khăn mà em có thể gặp phải trong học tập và những biện pháp để -Các nhóm thảo luận (4 nhóm) -HS đọc. +HS nêu cách giải quyết. -Một số HS trình bày những khó khăn và biện pháp khắc phục. -HS lắng nghe. -HS thảo luận. -HS trình bày . -HS lắng nghe. -HS nêu 1 số khó khăn và những biện pháp khắc phục. khắc phục những khó khăn đó theo mẫu- GV giơ bảng phụ có kẻ sẵn như SGK. -GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng. -GV kết luận, khuyến khích HS thực hiện những biện pháp khắc phục những khó khăn đã đề ra để học tốt. 4.Củng cố - Dặn dò: -HS nêu lại ghi nhớ ở SGK trang 6 -Thực hiện những biện pháp đã đề ra để vượt khó khăn trong học tập; động viên, giúp đỡ các bạn gặp khó khăn trong học tập. -Cả lớp trao đổi , nhận xét. -HS cả lớp thực hành. BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN I.Mục tiêu: - Học xong bài này, HS nhận thức được các em có quyền có ý kiến, có quyền trình bày ý kiến của mình về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. - Biết thực hiện quyền tham gia ý kiến của mình trong cuộc sống ở gia đình, nhà trường, đồng thời biết tôn trọng ý kiến của người khác. II.Đồ dùng dạy học: - SGK Đạo đức lớp 4 - Một vài bức tranh hoặc đồ vật dùng cho hoạt động khởi động. - Mỗi HS chuẩn bò 3 tấm bìa nhỏ màu đỏ, xanh và trắng. - Một số đồ dùng để hóa trang diễn tiểu phẩm. III.Hoạt động trên lớp: Tiết: 1 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1.Ổn đònh lớp: 2.KTBC: -GV nêu yêu cầu kiểm tra: +Nhắc lại phần ghi nhớ bài “Vượt khó trong học tập”. +Giải quyết tình huống bài tập 4. (SGK/7) “Nhà Nam rất nghèo, bố Nam bò tai nạn nằm điều trò ở bệnh viện. Chúng ta làm gì để giúp Nam tiếp tục học tập? Nếu em là bạn của Nam, em sẽ làm gì? Vì sao?” 3.Bài mới: a.Giới thiệu bài: Biết bày tỏ ý kiến. b.Nội dung: *Khởi động: Trò chơi “Diễn tả” -GV nêu cách chơi: GV chia HS thành 4- 6 nhóm và giao cho mỗi nhóm 1 đồ vật hoặc 1 bức tranh. Mỗi nhóm ngồi thành 1 vòng tròn -Một số HS thực hiện yêu cầu. -HS nhận xét . -HS nhắc lại. -HS thảo luận : +Ý kiến của cả nhóm về đồ vật, bức tranh có Bài 3 và lần lượt từng người trong nhóm vừa cầm đồ vật hoặc bức tranh quan sát, vừa nêu nhận xát của mình về đồ vật, bức tranh đó. -GV kết luận: Mỗi người có thể có ý kiến nhận xét khác nhau về cùng một sự vật. *Hoạt động 1: Thảo luận nhóm (Câu 1, 2- SGK/9) -GV chia HS thành 4 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về một tình huống ở câu 1. -GV nêu yêu cầu câu 2: +Điều gì sẽ xảy ra nếu em không được bày tỏ ý kiến về những việc có liên quan đến bản thân em, đến lớp em? -GV kết luận: +Trong mọi tình huống, em nên nói rõ để mọi người xung quanh hiểu về khả năng, nhu cầu, mong muốn, ý kiến của em. Điều đó có lợi cho em và cho tất cả mọi người. Nếu em không bày tỏ ý kiến của mình, mọi người có thể sẽ không hỏi và đưa ra những quyết đònh không phù hợp với nhu cầu, mong muốn của em nói riêng và của trẻ em nói chung. +Mỗi người, mỗi trẻ em có quyền có ý kiến riêng và cần bày tỏ ý kiến của mình. *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 1- SGK/9) -GV nêu cầu bài tập 1: Nhận xét về những hành vi, Việc làm của từng bạn trong mỗi trường hợp sau: +Bạn Dung rất thích múa, hát. Vì vậy bạn đã ghi tên tham gia vào đội văn nghệ của lớp. +Để chuẩn bò cho mỗi buổi liên hoan lớp, các bạn phân công Hồng mang khăn trải bàn, Hồng rất lo lắng vì nhà mình không có khăn nhưng lại ngại không dám nói. giống nhau không? -HS thảo luận nhóm. -Đại diện từng nhóm trình bày. -Các nhóm khác nhận xét, bổ sung.  Nhóm 1 : Em sẽ làm gì nếu em được phân công làm 1 việc không phù hợp với khả năng?  Nhóm 2 : Em sẽ làm gì khi bò cô giáo hiểu lầm và phê bình? Nhóm 3 : Em sẽ làm gì khi em muốn chủ nhật này được bố mẹ cho đi chơi? Nhóm 4 : Em sẽ làm gì khi muốn được tham gia vào một hoạt động nào đó của lớp, của trường? -Cả lớp thảo luận. -Đại điện lớp trình bày ý kiến . +Khánh đòi bố mẹ mua cho một chiếc cặp mới và nói sẽ không đi học nếu không có cặp mới. -GV kết luận: Việc làm của bạn Dung là đúng, vì bạn đã biết bày tỏ mong muốn, nguyện vọng của mình. Còn việc làm của bạn Hồng và Khánh là không đúng. *Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến (Bài tập 2- SGK/10) -GV phổ biến cho HS cách bày tỏ thái độ thông qua các tấm bìa màu: +Màu đỏ: Biểu lộ thái độ tán thành. +Màu xanh: Biểu lộ thái độ phản đối. +Màu trắng: Biểu lộ thái độ phân vân, lưỡng lự. -GV lần lượt nêu từng ý kiến trong bài tập 2 (SGK/10) -GV yêu cầu HS giải thích lí do. -GV kết luận: Các ý kiến a, b, c, d là đúng. Ý kiến đ là sai vì trẻ em còn nhỏ tuổi nên mong muốn của các em nhiều khi lại không có lợi cho sự phát triển của chính các em hoặc không phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình, của đất nước. 4.Củng cố - Dặn dò: -Thực hiện yêu cầu bài tập 4. +Em hãy viết, vẽ, kể chuyện hoặc cùng các bạn trong nhóm xây dựng một tiểu phẩm về quyền được tham gia ý kiến của trẻ em. -Một số HS tập tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” -HS từng nhóm đôi thảo luận và chọn ý đúng. -HS biểu lộ thái độ theo cách đã quy ước. -Vài HS giải thích. -HS cả lớp thực hiện. Tiết: 2 Hoạt động của thầy Hoạt động của trò *Hoạt động 1: Tiểu phẩm “Một buổi tối trong gia đình bạn Hoa” Nội dung: Cảnh buổi tối trong gia đình bạn Hoa. (Các nhân vật :Hoa, bố Hoa, mẹ Hoa). Mẹ Hoa (vẻ mệt mỏi nói với bố Hoa): -Bố nó này, tôi thấy hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Ôâng với tôi đều đã già yếu, năm nay thằng Tuấn lại thi đậu đại học, tôi thấy lo lắm. Hay là cho con Hoa nghỉ học ở nhà giúp tôi làm bánh rán? -HS xem tiểu phẩm do một số bạn trong lớp đóng. Bố Hoa (xua tay): -Không được đâu, việc học của chúng nó là quan trọng. Dù sao cũng phải cố gắng cho chúng đi học, dù trai hay gái bà ạ! Mẹ Hoa: -Nhưng cứ thế này thì làm sao đủ tiền chi tiêu hàng tháng. Lương hưu của ông liệu có đủ cho cả nhà ăn không? Bố Hoa đấu dòu: -Đấy là ý của tôi, còn bà muốn cho nó nghỉ học ở nhà thì bà cũng phải hỏi xem ý kiến nó như thế nào chứ! Mẹ Hoa gắt: -Việc gì phải hỏi. Mình là bố mẹ nó, mình có quyền quyết đònh, nó phải nghe theo chứ! Bố Hoa lắc đầu: -Không được đâu, bố mẹ cũng cần phải lắng nghe, tôn trọng ý kiến của con chứ! Mẹ Hoa: -Thôi được, tôi sẽ hỏi ý kiến nó. Mẹ Hoa quay vào phía nhà trong gọi: -Hoa ơi, ra mẹ bảo. Hoa (Từ trong nhà chạy ra) -Mẹ bảo con gì ạ? Mẹ Hoa -Hoa ơi, mẹ có chuyện này muốn nói với con. Hoàn cảnh nhà mình ngày càng khó khăn. Anh con lại sắp đi học xa, rất tốn kém. Mẹ muốn con nghỉ học ở nhà giúp mẹ làm bánh bán thêm, con nghó sao? Hoa phụng phòu: -Mẹ ơi, con muốn được đi học cơ, bỏ học ở nhà buồn lắm! Các bạn con quanh đây chúng nó đều đi học cả mà mẹ. Mẹ Hoa thở dài: -Thế thì đào đâu ra gạo ăn để đi học. Hoa suy nghó một lát rồi nói: -Nếu nhà ta khó khăn thì con đi học một buổi, còn một buổi con phụ mẹ làm bánh, được không mẹ? Mẹ Hoa băn khoăn: -Nhưng như thế mẹ sợ con vất vả quá! Hoa cười: -Không sao đâu, con làm được mà mẹ. Bố Hoa: -Ý kiến con nó đúng đấy! Tôi tán thành. Bà cũng nên đồng ý như thế đi. -HS thảo luận: +Em có nhận xét gì về ý kiến của mẹ Hoa, bố Hoa về việc học tập của Hoa? +Hoa đã có ý kiến giúp đỡ gia đình như Mẹ Hoa: -Thôi được, tôi đồng ý. Hoa cười sung sướng: -Con cảm ơn bố mẹ, con hứa sẽ học chăm hơn. GV kết luận: Mỗi gia đình có những vấn đề, những khó hkăn riêng. Là con cái, các em nên cùng bố mẹ tìm cách giải quyết, tháo gỡ, nhất là về những vấn đề có liên quan đến các em. Ý kiến các em sẽ được bố mẹ lắng nghe và tôn trọng. Đồng thời các con cũng cần phải bày tỏ ý kiến một cách rõ ràng, lễ độ. *Hoạt động 2: “ Trò chơi phóng viên”. Cách chơi :GV cho một số HS xung phong đóng vai phóng viên và phỏng vấn các bạn trong lớp theo các câu hỏi trong bài tập 3- SGK/10. +Tình hình vệ sinh của lớp em, trường em. +Nội dung sinh hoạt của lớp em, chi đội em. +Những hoạt động em muốn được tham gia, những công việc em muốn được nhận làm. +Đòa điểm em muốn được đi tham quan, du lòch. +Dự đònh của em trong hè này hoặc các câu hỏi sau: +Bạn giới thiệu một bài hát, bài thơ mà bạn ưa thích. +Người mà bạn yêu quý nhất là ai? +Sở thích của bạn hiện nay là gì? +Điều bạn quan tâm nhất hiện nay là gì? -GV kết luận: Mỗi người đều có quyền có những suy nghó riêng mà có quyền bày tỏ ý kiến của mình. *Hoạt động 3: Trưng bày sản phẩm -GV cho HS trình bày các bài viết, tranh vẽ (Bài tập 4- SGK/10) -GV kết luận chung: +Trẻ em có quyền có ý kiến và trình bày ý kiến về những vấn đề có liên quan đến trẻ em. +Ý kiến của trẻ em cần được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ý kiến nào của trẻ em cũng phải được thực hiện mà chỉ có những ý kiến phù hợp với điều kiện hoàn cảnh của gia đình, của đất nước và có lợi cho sự phát triển của trẻ em. +Trẻ em cũng cần biết lắng nghe và tôn trọng ý kiến của người khác. 4.Củng cố - Dặn dò: -HS thảo luận nhóm về các vấn đề cần giải quyết ở tổ, của lớp, của trường. -Tham gia ý kiến với cha mẹ, anh chò về những vấn thế nào? Ý kiến của bạn Hoa có phù hợp không? +Nếu là bạn Hoa, em sẽ giải quyết như thế nào? -HS thảo luận và đại diện trả lời. -Một số HS xung phong đóng vai các phóng viên và phỏng vấn các bạn. -HS trình bày. -HS lắng nghe. -HS thảo luận nhóm. -HS cả lớp thực hiện. [...]... làm của họ không mang lại lợi ích, thậm chí còn có hại cho xã hội *Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGJ/29- 30) -GV chia 6 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm thảo luận về 1 tranh Em hãy cho biết những công việc của người lao động dưới đây đem lại lợi ích gì cho xã hội? Nhóm 1 :Tranh 1 Nhóm 2 : Tranh 2 Nhóm 3 : Tranh 3 Nhóm 4 : Tranh 4 Nhóm 5 : Tranh 5 Nhóm 6 : Tranh 6 -GV ghi lại... Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 2- SGK/19) -GV chia 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm + Hãy đặt tên cho mỗi tranh (SGK/19) và nhận xét về việc làm của bạn nhỏ trong tranh Nhóm 1 : Tranh 1 Nhóm 2 : Tranh 2 -GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp -GV cho HS đọc ghi nhớ trong khung 4. Củng cố - Dặn dò: -Chuẩn bò bài tập 5- 6 (SGK/20) Bài tập 5 : Em... đó Hoạt động 2: Làm việc theo nhóm đôi (Bài tập 1SGK/35) -GV giao cho từng nhóm HS thảo luận bài tập 1 Trong những bức tranh (SGK/35), tranh nào vẽ hành vi, việc làm đúng? Vì sao? -GV kết luận ngắn gọn về từng tranh: Tranh 1: Sai Tranh 2: Đúng Tranh 3: Sai Tranh 4: Đúng Hoạt động 3: Xử lí tình huống (Bài tập 2SGK/36) Hoạt động của trò -Một số HS thực hiện yêu cầu -HS nhận xét, bổ sung -Các nhóm HS... làm về, mẹ cũng thấy Loan đã chuẩn bò sẵn chậu nước, khăn mặt để mẹ rửa cho mát Loan còn nhanh nhảu giúp mẹ mang túi vào nhà c Bố Hoàng vừa đi làm về, rất mệt Hoàng chạy ra tận cửa đón và hỏi ngay: “Bố có nhớ mua truyện tranh cho con không?” d Ông nội của Hoài rất thích chơi cây cảnh, Hoài đến nhà bạn mượn sách, thấy ngoài vườn nhà bạn có đám hoa lạ, liền xin bạn một nhánh mang về cho ông trồng đ Sau... tình huống tranh 1 Nhóm 2 : Thảo luận và đóng vai theo tình huống tranh 2 -GV phỏng vấn HS đóng vai cháu về cách ứng xử, HS đóng vai ông bà về cảm xúc khi nhận được sự quan tâm, chăm sóc của con cháu -GV kết luận: Con cháu hiếu thảo cần phải quan tâm, chăm sóc ông bà, cha mẹ, nhất là khi ông bà già yếu, ốm đau *Hoạt động 2: Thảo luận theo nhóm đôi (Bài tập 4SGK/20) -GV nêu yêu cầu bài tập 4 +Hãy trao... tập 4- SGK/33) -GV chia nhóm và giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận, chuẩn bò đóng vai tình huống a, bài tập 4  Tiến sang nhà Linh, hai bạn cùng chơi đồ chơi thật vui vẻ Chẳng may, Tiến lỡ tay làm hỏng đồ chơi của Linh Theo em, hai bạn cần làm gì khi đó? -GV nhận xét chung Kết luận chung : -GV đọc câu ca dao sau và giải thích ý nghóa: Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau 4. Củng... cho người lớn hoặc những người có trách nhiệm về việc này (công an, nhân viên đường sắt …) b Cần phân tích lợi ích của biển báo giao thông, giúp các bạn nhỏ thấy rõ tác hại của hành động ném đất đá vào biển báo giao thông và khuyên ngăn họ …) 4. Củng cố - Dặn dò -Các nhóm HS điều tra về các công trình công cộng ở đòa phương (theo mẫu bài tập 4- SGK/36) và có bổ sung thêm cột về lợi ích của công trình công... học nhóm, Nhâm và bạn Minh đang đùa với nhau Chợt nghe tiếng bà ngoại ho ở phòng bên, Nhâm vội chạy sang vuốt ngực cho bà -GV mời đại diện các nhóm trình bày -GV kết luận: +Việc làm của các bạn Loan (Tình huống b); Hoài (Tình huống d), Nhâm (Tình huống đ) thể hiện lòng hiếu thảo với ông bà, cha mẹ +Việc làm của bạn Sinh (Tình huống a) và bạn Hoàng (Tình huống c) là chưa quan tâm đến ông bà, cha mẹ *... việc làm b, h là thiếu kính trọng người lao động 4. Củng cố - Dặn dò: -Cho HS đọc ghi nhớ -Về nhà xem lại bài -Chuẩn bò bài tập 5, 6- SGK/30 -Cả lớp thực hiện Tiết: 2 Hoạt động của thầy *Hoạt động 1: Đóng vai (Bài tập 4- SGK/30) -GV chia lớp thành 3 nhóm, giao mỗi nhóm thảo luận và chuẩn bò đóng vai 1 tình huống Nhóm 1 : Giữa trưa hè, bác đưa thư mang thư đến cho nhà Tư, Tư sẽ … Nhóm 2 : Hân nghe... một phụ nữ mang bầu Nhóm 2 : c Trong rạp chiếu bóng, mấy bạn nhỏ vừa xem phim, vừa bình phẩm và cười đùa Nhóm 3 : d Do sơ ý, Lâm làm một em bé ngã Lâm liền xin lỗi và đỡ bé dậy Nhóm 4 : đ Nam đã bỏ một con sâu vào cặp sách của bạn Nga -GV kết luận: +Các hành vi, việc làm b, d là đúng +Các hành vi, việc làm, c, đ là sai  Hoạt động 3: Thảo luận nhóm (Bài tập 3- SGK/33) -GV chia 4 nhóm, giao nhiệm . là đúng. +Ý a là sai. 4. Củng cố - Dặn dò: -Tự liên hệ bài tập 6- SGK trang 4 -Các nhóm chuẩn bò tiểu phẩm. Bài tập 5- SGK trang 4. -HS lắng nghe. -HS lựa. của bạn nhỏ trong tranh. Nhóm 1 : Tranh 1 Nhóm 2 : Tranh 2 -GV kết luận về nội dung các bức tranh và khen các nhóm HS đã đặt tên tranh phù hợp. -GV cho

Ngày đăng: 14/10/2013, 04:11

Xem thêm

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

-GV ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng. - Giao an Đao duc 4
ghi tóm tắt ý kiến HS lên bảng (Trang 6)
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN - Giao an Đao duc 4
BIẾT BÀY TỎ Ý KIẾN (Trang 6)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w