PHÒNG GD-ĐT CAM LỘ ĐỀ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI THCS ----- NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn thi: lý thuyết (vòng 1) Thời gian: 90 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu 1(2 điểm): Anh (chị) hãy phân tích nhiệm vụ thứ 4 trong 7 nhiệm vụ chung của ngành học phổ thông do sở GD&ĐT Quảng trị đề ra trong việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2008-2009. Câu 2 (4 điểm): Anh (chị ) Hãy cho biết những vấn đề chung về: a) Đổi mới giáo dục THCS đối với mục tiêu bài học. (1,0 điểm): b) Yêu cầu đổi mới giáo dục THCS về phương pháp dạy học (2,0 điểm): - Yêu cầu chung. - Yêu cầu cụ thể đối với giáo viên. c) Nêu vai trò của công nghệ thông tin (CNTT) trong đổi mới phương pháp dạy học ? Những ưu điểm nỗi bật. (1,0 điểm) Câu 3 (4 điểm): a) Anh (chị) hãy cho biết vai trò của giáo viên khi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm ? (2,0 điểm) b) Anh (chị) hãy cho biết các hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra, hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình các môn học kỳ, cả năm theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05/10/2006 và Quyết định số: 51/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 15/9/2008 của bộ GD&ĐT. (1,0 điểm) Vận dụng: Học sinh A có điểm trung bình các môn cả năm như sau: Toán Văn Lý Hoá Sinh Địa Sử Anh CN GDCD MT AN TD 7.9 8.5 8.7 8,4 8.6 9,0 8,5 8,1 8,3 7,9 8,2 8,2 3.1 - Xếp loại lực học cả năm của học sinh A ? Vì sao ? (1,0 điểm) ------------ HƯỚNG DẪN CHẤM THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI BẬC THCS NĂM HỌC 2008 - 2009 Môn thi: lý thuyết (vòng 1) ----------------------------------------------------------------- Câu 1(2 điểm): Phân tích (ngắn gọn) nhiệm vụ thứ 4: "Tổ chức thực hiện tốt phương pháp dạy học tích cực, đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục" 1. Tổ chức tốt phương pháp dạy học tích cực: (1 điểm) - Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS, phù hợp đắc điểm lớp học, môn học. - GV là người thiết kế, tổ chức, hướng dẫn, gợi mở, động viên, trọng tài . - Lấy học sinh làm trung tâm; Chuyển từ học tập thụ động sang học tập chủ động; Bồi dưỡng PP tự học, khả năng làm việc theo nhóm. - Rèn luyện kỷ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. - Tác động vào tình cảm, tạo hứng thú cho HS. 2. Đổi mới công tác kiểm tra đánh giá chất lượng giáo dục: (1điểm) - Đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, kịp thời. - Có tác dụng giáo dục, động viên được học sinh. - Đánh giá phải phân hoá được chất lượng HS - Hình thức đánh giá đa dạng phong phú: Thầy - Trò, Trò - Trò Câu 2 (4 điểm): Những vấn đề chung: a) Đổi mới giáo dục trung học cơ sở về: Mục tiêu bài học. (1,0 điểm): - Nêu rõ yêu HS cần đạt về kiến thức, kỷ năng, thái độ. - Các mục tiêu được biểu đạt bằng động từ cụ thể về mức độ phải đạt được, khả năng tự thực hiện, có thể lượng hoá được - Kiến thức: Biết, hiểu, vận dụng, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá. - Kỷ năng: Làm được (Mức độ biết làm), thông thạo (mức độ thành thạo) . - Thái độ: Tạo sự hình thành thói quen, tính cách, nhân cách nhằm phát triển con người toàn diện theo mục tiêu giáo dục. * Giáo viên phải thể hiện được yêu cầu của mục tiêu bài học với các cấp độ nhận thức b) Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học (2,0 điểm): 1- Yêu cầu chung (1,0 điểm): - Dạy học thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. - Dạy học phải kết hợp giữa học tập cá nhân và tập thể; học cá nhân kết hợp với học theo nhóm, lớp. - Dạy học thể hiện mối quan hệ tích cực giữa GV - HS, Giữa HS - HS - Dạy học chú trọng đến rèn luyện các kỷ năng, năng lực, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống. - Dạy học chú trọng đến rèn luyện PP tư duy, năng lực tự học, tự nghiên cứu, thái độ tự tin trong học tập - Dạy học chú trọng đến việc sử dụng có hiệu quả phương tiện, thiết bị dạy học, nhất là ứng dụng CNTT - Dạy học chú trong đến việc đánh giá và hiệu quả đánh giá. - Đổi mới phương pháp dạy học không có nghĩa là loại bỏ phương pháp truyền thống mà phải vận dụng một cách có hiệu quả các PPDH kết hợp với các PP hiện đại 2- Yêu cầu cụ thể đối với giáo viên (1,0 điểm): - Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập trên lớp và về nhà . - Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội và điều kiện cho học sinh tham gia một các tích cực, chủ động, sáng tạo . - Thiết kế, hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng câu hỏi, bài tập phát triển tư duy và rèn luyện kỷ năng; Hướng dẫn sử dụng các thiết bị đồ dùng học tập - Sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học hợp lý, hiệu quả, phù hợp . c) Vai trò của công nghệ thông tin trong đổi mới phương pháp dạy học (0,5 điểm) - Làm tăng giá trị lượng thông tin - Trao đổi thông tin nhanh hơn, nhiều hơn, hiệu quả hơn. - Gây hứng thú cho người học. - Phát huy vai trò của người thầy * Những ưu điểm nỗi bật. (0,5 điểm) - Sử dụng được nhiều lần - Thực hiện được các thí nghiệm ảo hay thay thế GV thực hành, tăng tính năng động cho người học và cho phép HS học theo khả năng. Đi sâu vào nội dung kiến thức - Bài giảng sinh động hơn, cập nhật được sự phát triển của KHKT - HS không thụ động, có thời gian suy nghĩ - GV có thời gian nghiên cứu, giúp đỡ học sinh yếu Câu 3 (4 điểm): a) Vai trò của giáo viên khi tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm (2 điểm): - Thu thập thông tin về học sinh: Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của học sinh, để biết HS có những kiến thức gì liên quan đến bài học, mong muốn gì ? - Lựa chọn mục tiêu kiến thức, kỷ năng cần đạt được khi hoạt động nhóm - Quyết định số lượng học sinh mỗi nhóm, thành lập nhóm ngẫu nhiên hay chủ định - Chuẩn bị tài liệu, phương tiện cho học sinh làm việc theo nhóm và thảo luận có hiệu quả. - Sắp xếp phòng học, bố trí địa điểm cho các nhóm - Giao nhiệm vụ cụ thể cho mỗi nhóm. - Giám sát, hỗ trợ các nhóm hoàn thành công việc. - Đánh giá kết quả hoạt động của các nhóm. b) Các hình thức kiểm tra, loại bài kiểm tra, hệ số điểm bài kiểm tra, hệ số điểm môn học khi tham gia tính điểm trung bình học kỳ theo Quyết định số: 40/2006/QĐ-BGD ĐT ngày 05/10/2006 và Quyết định số: 51/2008/QĐ-BGD ĐT ngày 15/9/2008 của bộ GD&ĐT. ( Xem tài liệu) . Chú ý: Xét 2 trường hợp theo QĐ 51 (1 điểm) Vận dụng: (1 điểm) -----------------