1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

ỨNG DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI GIẢI NHANH BÀI tập TRẮC NGHIỆM NGUYÊN HÀM, TÍCH PHÂN

21 150 2

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 21
Dung lượng 1,83 MB

Nội dung

Tuy nhiên nếu chúng ta không đổi mới phương pháp dạy học, không tạođược hứng thú học tập cho học sinh, không có bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng l

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ

TRƯỜNG THPT YÊN ĐỊNH 1

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

TÊN ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG MÁY TÍNH BỎ TÚI GIẢI NHANH BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM NGUYÊN HÀM,

TÍCH PHÂN

Người thực hiện: Trịnh Ngọc Hưng Chức vụ: Giáo viên

SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Toán

THANH HOÁ NĂM 2020

Trang 2

Mục lục

1 Mở đầu 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 2

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm 3

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm 3

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm 3

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề 6

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục, với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường 16

3 Kết luận, kiến nghị 17

3.1 Kết luận 17

3.2 Kiến nghị 18

Trang 3

1 Mở đầu

1.1 Lí do chọn đề tài.

Ngày 19 tháng 01 năm 2018, Bộ Giáo dục và đào tạo đã công bố dự thảo 20chương trình môn học phổ thông mới, trong đó có môn Toán Với chương trìnhgiáo dục phổ thông mới, năng lực tính toán là một trong mười năng lực cốt lõi

mà học sinh phổ thông cần hình thành và phát triển Môn Toán có sứ mệnh giúphọc sinh có được năng lực tính toán

Tuy nhiên nếu chúng ta không đổi mới phương pháp dạy học, không tạođược hứng thú học tập cho học sinh, không có bước chuyển từ chương trình giáodục tiếp cận nội dung sang tiếp cận năng lực của người học, nghĩa là từ chỗ quantâm đến việc học sinh học được cái gì đến chỗ quan tâm học sinh vận dụng đượccái gì qua việc học năng lực tính toán của học sinh sẽ không khác hiện tại là bao

Để đảm bảo được điều đó, nhất định phải thực hiện thành công việc chuyển từphương pháp dạy học theo lối "truyền thụ một chiều" sang dạy cách học, cáchvận dụng kiến thức, rèn luyện kỹ năng, hình thành năng lực và phẩm chất; đồngthời phải chuyển cách đánh giá kết quả giáo dục từ nặng về kiểm tra trí nhớ sangkiểm tra, đánh giá năng lực vận dụng kiến thức giải quyết vấn đề, coi trọng cảkiểm tra đánh giá kết quả học tập với kiểm tra đánh giá trong quá trình học tập

để có thể tác động kịp thời nhằm nâng cao chất lượng của các hoạt động dạy học

và giáo dục

Với mỗi dạng toán thông thường có nhiều cách giải khác nhau Đối vớihình thức trắc nghiệm đòi hỏi phải có quyết định nhanh và chính xác vì vậy phảilựa chọn được cách giải nào nhanh, hiệu quả nhất Nhiều tài liệu từ trước tới naythường lựa chọn cách giải tuần tự chi tiết từng bước cho mọi bài toán Thiết nghĩnhững bài toán mở đầu của các dạng thì việc làm đó là cần thiết nhưng các bàitoán tiếp sau thì cần phải rút ra được phương pháp giải nhanh Sau khi vận dụngcác phương pháp giải nhanh sẽ giúp học sinh nhớ được các phương pháp cơ bản

đã học và phát hiện những bài được gọi là mới lạ nhưng thực ra nó là nhữngkiến thức biến tướng từ các dạng toán quen thuộc Hơn nữa trong giai đoạn các

em luyện đề việc nâng cao kỹ năng thực chiến , giải các đề thi như ngồi tạiphòng thi sẽ giúp các em rèn luyện được tâm lý vững vàng, tập phản xạ nhanhvới các bài toán quen thuộc

Với kinh nghiệm nhiều năm ôn luyện thi đại học , đặc biệt là luyện thi trắcnghiệm việc sử dụng máy tính cầm tay hỗ trợ việc giải toán là vô cùng quantrọng Trong nội dung Sáng Kiến Kinh Nghiệm này tôi muốn đưa ra kinhnghiệm hướng dẫn học sinh sử dụng máy tính cầm tay để giải bài tập trắcnghiệm: Nguyên hàm , Tích phân Kinh nghiệm này được đúc kết và kiểmnghiệm trong quá trình giảng dạy qua nhiều thế hệ học sinh khác nhau

Tôi hy vọng kinh nghiệm này sẽ là tài liệu thiết thực giúp cho học sinh họcphần: Nguyên hàm, tích phân một cách hiệu quả Ngoài ra đóng góp kinhnghiệm nhỏ cho các Thầy, Cô dạy Toán tham khảo Tôi rất mong được sự đónggóp ý kiến của các Thầy, Cô giáo và các em học sinh để Sáng Kiến KinhNghiệm này được hoàn thiện hơn nữa Xin cảm ơn !

Trang 4

1.2 Mục đích nghiên cứu.

Giúp học sinh tháo gỡ những khó khăn khi giải bài tập trắc nghiệm phần :Nguyên Hàm, Tích phân Những bài tập mà khi giải bằng tự luận rất dài và mấtnhiều thời gian Rèn luyện cho học sinh kĩ năng bấm máy tính thành thạo phục

vụ cho các phần học khác

1.3 Đối tượng nghiên cứu.

Học sinh lớp 12C1, 12C2,12C3 Năm học 2017 – 2018 Trường THPT Trần Ân Chiêm Lớp 12B7 trường THPT Yên Định 1 Năm học 2019–2020

1.4 Phương pháp nghiên cứu.

Để nghiên cứu đề tài này tôi đã sử dụng một số nhómphương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu:

Thường xuyên sưu tầm tra cứu sách báo tài liệu có liênquan đến nội dung đề tài, qua đó phân tích tổng hợp hệ thốnghóa theo mục đích nghiên cứu

- Phương pháp quan sát:

Thực hiện quan sát quá trình giảng dạy của đồng nghiệp,các video liên quan tới nội dung đề tài trên internet… Quan sáthọc sinh trong quá trình học tập trong lớp, ngoài giờ học tập, đặc biệt

là theo dõi trong những giờ thảo luận của học sinh nhằm đánh giá thực trạng,tìm hiểu nguyên nhân, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học tíchcực, định hướng và phát triển năng lực cho học sinh

- Phương pháp điều tra phỏng vấn:

Tiến hành thiết lập một số câu hỏi dạng trắc nghiệm và tự luận cho một sốnhóm học sinh và điều tra qua phiếu liên quan đến việc phân tích đánh giá việchọc của học sinh, hay thông qua phỏng vấn trực tiếp qua đó nắm bắt được thựctrạng

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm:

Thông qua các sản phẩm làm ra của học sinh như kết quả thực hành, bàitập tự học, làm việc theo nhóm, theo chủ đề, bài kiểm tra của học sinh hoặc bàilàm cá nhân nhằm để phân tích, đánh giá sản phẩm và nhận định đưa kết luậnđúng khi dạy học

- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm:

Qua các hoạt động, Giáo viên ghi chép qua đó đúc rút kinh nghiệm được

và chưa được để tổng hợp đi đến kết luận

- Phương pháp thống kê toán học:

Trang 5

Sử dụng phương pháp thống kê toán học nhằm phân tích thực trạng vấn

đề nghiên cứu

2 Nội dung sáng kiến kinh nghiệm

2.1 Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.

Đổi mới tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục ở trường THPT theo địnhhướng phát triển năng lực học sinh hiện nay đang được triển khai giai đoạn 2đến các trường THPT trong toàn quốc, phương pháp này rất phù hợp với mụctiêu phát triển và đặc điểm của giáo dục nước ta

Giáo dục định hướng năng lực nhằm đảm bảo chất lượng đầu ra của việcdạy học, thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện các phẩm chất nhân cách, chútrọng năng lực vận dụng tri thức trong những tình huống thực tiễn nhằm chuẩn

bị cho con người năng lực giải quyết các tình huống của cuộc sống và nghềnghiệp Chương trình này nhấn mạnh vai trò của người học với tư cách chủ thểcủa quá trình nhận thức

Ưu điểm của chương trình giáo dục định hướng năng lực là tạo điều kiệnquản lý chất lượng theo kết quả đầu ra đã quy định, nhấn mạnh năng lực vậndụng của học sinh Tuy nhiên nếu vận dụng một cách thiên lệch, không chú ýđầy đủ đến nội dung dạy học thì có thể dẫn đến các lỗ hổng tri thức cơ bản vàtính hệ thống của tri thức Ngoài ra chất lượng giáo dục không chỉ thể hiện ở kếtquả đầu ra mà còn phụ thuộc quá trình thực hiện

Phương pháp kết hợp máy tính bỏ túi để giải bài tập trắc nghiệm: ”Nguyên hàm, Tích phân’’ ngoài trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng

lồng ghép liên quan đến các kiến thức tổng hợp của môn Toán, rèn luyện khảnăng tính toán, bấm máy tính, còn giúp người học không chỉ hiểu biết về nguyênlý mà còn có thể áp dụng để thực hành và giải các bài tập trắc nghiệm phần khácnữa

2.2 Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm.

Trang 6

mới hình thức, PPDH và đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập; thúc đẩy sựtham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục Đối với giáo viên, đâycũng là cơ hội khuyến khích giáo viên sáng tạo, thực hiện dạy học theo chủ đề,chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học và gắn liền với thực tiễn;tăng cường hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học; tạo cơ hội giao lưu, trao đổi kinhnghiệm giữa các giáo viên trung học trên toàn quốc và thế giới.

b Khó khăn:

Áp dụng máy tính cầm tay tuy không còn xa lạ với giáo viên và học sinh,nhưng nó lại không được dạy chi tiết bài bản và nâng cao cho học sinh, dẫn đếnviệc các em thiếu kinh nghiệm khi sử dụng máy tính đặc biệt là các vận dụngkhó

Tất cả kiến thức, điều kiện áp dụng là do tôi tự mình học hỏi qua các nguồnthông tin

Cơ sở vật chất và điều kiện kinh tế chi phí cho các thiết bị công nghệ caokhá đắt đỏ đối với phụ huynh học sinh

Năng lực học sinh có nhiều hạn chế, chưa chủ động trong tìm hiểu kiếnthức

Cần nhiều thời gian: một tiết học 45 phút không thể đáp ứng được nhiệm vụcho máy tính ở mức độ trung bình và khó, học sinh đang học thụ động trongviệc tìm ra cách giải sáng tạo bằng máy tính Học sinh cần nhiều thời gian đểtìm hiểu thông tin, cách học tập sử dụng máy tính

c Mặt mạnh:

- Dùng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm là một cách học tập mới cho người học Đó là cách học tập sáng tạo Đặt người học vào vai trò của một nhà phát minh Người học sẽ phải hiểu thực chất của các kiến thức được trang bị:

+ phải biết cách mở rộng kiến thức;

+ phải biết cách sửa chữa, chế biến lại chúng cho phù hợp với tình huống có vấn

đề mà người học đang phải giải quyết

- Dùng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm kết hợp chúng thành một

mô hình học tập gắn kết dựa trên các ứng dụng thực tế Qua đó, người học vừađược học lý thuyết, vừa được học cách vận dụng vào thực tiễn

- Dùng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm sẽ phá đi khoảng cáchgiữa hàn lâm và thực tiễn Tạo ra môi trường làm việc với những con người cótay nghề chuyên nghiệp

d Mặt yếu:

- Dùng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm áp dụng đại trà sẽ rất khókhăn cho các giáo viên để tổ chức một tiết học, một chuyên đề là rất lớn; việcliên hệ cho học sinh đi thực tế gặp nhiều khó khăn nhất là những học sinh trung

Trang 7

bình và yếu; để dùng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm cả giáo viên vàhọc sinh đều rất vất vả, mất thời gian, công sức chuẩn bị từ trước đó

e Phân tích đánh giá các vấn đề mà thực trạng đề tài đã đề ra:

Dùng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm, có nhiều điểm ưu thế tronggiải đề, luyện thi tuy nhiên nó không thể thay thế hoàn toàn cách giải truyềnthống, phương pháp cũ, do đó chúng ta cần vận dụng linh hoạt mô hình này vàotrong chương trình dạy học, nhằm nâng cao hiệu quả dạy học và phát triểnnhững phẩm chất năng lực cơ bản cho học sinh

Những điều giáo viên cần biết và rèn luyện

* Nhận thức đầy đủ một cách có hệ thống về quan điểm dạy học lấy họcsinh làm trung tâm, tổ chức và quản lý hoạt động giáo dục theo đinh hướng pháttriển năng lực học sinh và phát triển khả năng tư duy linh hoạt,tính toán thànhthạo

- Là đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học, tạo cơ hội tớimức tối đa để học sinh được tham gia tích cực vào quá trình học tập thông quacác hoạt động trên lớp Đây cũng chính là một trong những cách học có hiệu quảnhất Học qua các hình thức sau:

- Trải nghiệm: Học qua thực tế, học từ những kinh nghiệm thông qua việclàm (thực hành) và qua khám phá tìm tòi của các em

- Giao tiếp: Thông qua trao đổi, tranh luận các em có thể chia sẻ chonhau những gì mình biết được, học được và cách học của mình cho bạn bè

“Học thầy không tày học bạn”

- Học qua tương tác: (Sự qua lại) Chia sẻ với bạn bè những kinh nghiệm

của mình và học kinh nghiệm từ bạn bè cũng như từ thầy cô

- Rút kinh nghiệm: Sau những lần thất bại, các em cố gắng làm lại lầnnữa, lần sau sẻ tốt hơn lần trước Từ những kinh nghiệm học tập đó, các em cóthể áp dụng vào các tình huống khác

* Biết được tầm quan trọng và ích lợi của máy tính bỏ túi trong tínhtoán,tạo tình yêu khoa học, công nghệ

Hiểu dùng máy tính để giải bài tập trắc nghiệm toán như thế nào?

* Máy tính không thay học sinh giải quyết tất cả bài toán mà chỉ là công cụ hỗ trợ tính toán trong chuỗi tư duy của học sinh

Trong một bài tập trắc nghiệm về Nguyên hàm, Tích phân cụ thể việc đơnthuần giải tự luận bài toán để tìm đáp án nhiều bài rất mất thời gian và mệt mỏi.Việc sử dụng máy tính hỗ trợ giúp việc giải nhanh hơn, đỡ vất vả hơn

Tuy vậy bản chất bài toán vẫn được giữ nguyên, ngoài ra học sinh phải vậndụng kiến thức tổng hợp của các phần khác để giải Giúp học sinh ghi nhớ kiếnthức tổng hợp tốt hơn

- Trong ngữ cảnh giáo dục, nhấn mạnh đến sự quan tâm của nền giáo dụcđối với các môn Khoa học, Công nghệ, Kĩ thuật và Toán học Quan tâm đến việctích hợp các môn học trên gắn với thực tiễn để nâng cao năng lực cho người học

Trang 8

2.3 Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề.

a Mục tiêu:

Dùng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm :

- Phát triển các năng lực đặc thù của các môn học thuộc về môn Toán chohọc sinh

- Phát triển các năng lực cốt lõi cho học sinh

- Định hướng nghề nghiệp cho học sinh

Dùng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm giáo viên và học sinh có các

đặc điểm chủ yếu:

Học sinh: chủ động, tích cực, sáng tạo, tự học, tự tin, tự đánh giá, có không

gian mở để phát triển các kỹ năng Học sinh có cơ hội để có thể tự đặt mình vàonhững tình huống trong đời sống thực tế, được quan sát, trải nghiệm, thảo luận

và giải quyết vấn đề theo suy nghĩ cá nhân Từ đó, tự tìm tòi kiến thức, kĩ năngmới, không rập theo những khuôn mẫu sẵn có, được phát huy tiềm năng tư duysáng tạo

Giáo viên: giáo viên sẽ đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn học sinh, hướng tới

việc hoạt động hóa, tích cực hóa, áp dụng tri thức vào thực tiễn, đem lại niềmvui, sự hứng thú học hỏi cho học sinh giáo viên cần phải thật sự kiên trì, nỗ lực,dần dần xây dựng phương pháp học chủ động từ thấp lên cao, cho các em họcsinh thích ứng dần Trong quá trình giảng dạy, cần tác động tinh thần học tậpcủa các em, khuyến khích động viên bằng nhiều hình thức thi đua khác nhau.Qua đó sẽ rèn cho các em phương pháp tự học, tự tìm tòi khám phá kiến thứcnhằm phát huy tính tự giác trong học tập Bên cạnh đó, việc sử dụng các trò chơihoặc tổ chức các cuộc thi ứng dụng kiến thức đã học để tạo ra sản phẩm đơngiản trong giảng dạy được xem là một trong những phương pháp hiệu quả, đóngvai trò quan trọng làm tăng động cơ học tập, khích lệ học sinh, đồng thời tạo sựhứng thú giúp học sinh yêu thích hơn việc ngiên cứu sáng tạo khoa học kỹ thuật

b Các giải pháp, biện pháp.

Dùng máy tính bỏ túi để giải toán trắc nghiệm hình thành ở học sinh vàgiáo viên có các kỹ năng sau :

Kỹ năng xây dựng, định hướng, đánh giá:

Kỹ năng này đòi hỏi giáo viên luôn phải học hỏi, vận dụng và sáng tạotrong chuyên môn

Kỹ năng giao tiếp, tương tác học sinh với học sính

+ Biết lắng nghe và trình bày ý kiến một cách rõ ràng

+ Biết lắng nghe và biết thừa nhận ý kiến của người khác

+ Biết ngắt lời một cách hợp lí

+ Biết phản đối một cách lịch sự và đáp lại lời phản đối

+ Biết thuyết phục người khác và đáp lại sự thuyết phục

Trang 9

Kỹ năng tạo môi trường hợp tác.

Đây là sự ảnh hưởng qua lại, sự gắn kết giữa các thành viên

Kỹ năng xây dựng niềm tin

Đây là kỹ năng tránh đi sự mặc cảm nhất là đối tượng học sinh có khókhăn về học

Kỹ năng giải quyết mâu thuẫn

Đây là kỹ năng giúp học sinh tránh những từ ngữ dễ gây mất lòng nhau

Vì thế, trong thảo luận cần tránh những từ ngữ như đúng, sai mà cần thay vào đónhững cụm từ như: thế này sẽ tốt hơn, tìm một giải pháp hợp lý hơn…

c Nội dung và cách thức thực hiện:

- Hoạt động nghiên cứu khoa học

Các mức độ dạy học dùng máy tính trong bài tập trắc nghiệm

- Lồng ghép bộ phận

- Lồng ghép toàn phần

- Dạy học sử dụng máy tính trên cơ sở phối hợp nhiều bài

Một số tiêu chí khi sử dụng máy tính giải trắc nghiệm Nguyên Hàm, Tích Phân

 Dùng máy tính giải trắc nghiệm hướng tới giải quyết các vấn đề trong một

đề trắc nghiệm mà nếu giải tự luận mất nhiều thời gian Vận dụng kiến thức tổnghợp và máy tính để giải quyết nhanh các vấn đề bài tập trắc nghiệm chính làmục tiêu của người dạy

 Dùng máy tính giải trắc nghiệm phải hướng tới việc học sinh vận dụngcác kiến thức trong nhiều phần khác nữa để giải quyết Tiêu chí này nhằm đảmbảo theo đúng tinh thần giáo dục tổng hợp, qua đó mới phát triển được nhữngnăng lực chuyên môn liên quan

 Dùng máy tính giải trắc nghiệm định hướng thực hành

 Dùng máy tính giải trắc nghiệm khuyến khích làm việc nhóm giữa các họcsinh

Bước 2 Xây dựng nội dung học tập:

Đây là giai đoạn giáo viên cụ thể hóa mục tiêu kiến thức của chủ đề họctập, hướng tới hình thành các năng lực chung và năng lực chuyên biệt Căn cứ

Trang 10

vào thời gian dự kiến, mục tiêu và có thể là đặc điểm tâm sinh lí, yếu tố vùngmiền để xây dựng nội dung cho phù hợp Ở đây, cần trả lời các vấn đề: Chủ đề

có các hoạt động gì? Các hoạt động đó nhằm đạt tới mục tiêu gì? Nội dung dạyhọc có liên quan như thế nào với các mục tiêu và nội dung Toán? Biểu hiện thực

tế của mối liên hệ đó?

Bước 3 Đánh giá:

Bước đánh giá được hiểu trên hai khía cạnh Thứ nhất, giáo viên đánh giá

sự hiểu biết của học sinh thông qua việc thực hiện nhiệm vụ (đánh giá tiến trình

và sản phẩm của học sinh), đánh giá năng lực học sinh như năng lực giải quyếtvấn đề, năng lực sáng tạo và năng lực hợp tác

Thứ hai, giáo viên đánh giá tính khả thi, tính thực tiễn, tính vừa sức, mức

độ hấp dẫn… của chủ đề trên cơ sở đó có những điều chỉnh phù hợp tương ứngtừng bước nhằm hoàn thiện chủ đề và nội dung học tập

- Kĩ năng: Có khả năng sử dụng máy tính cầm tay thành thạo.

- Thái độ: Có thói quen làm việc theo quy trình, cẩn thận, kiên trì.

Hiểu khi mình học tốt mình có thể vận dụng máy tính cầm tay để giải cácdạng toán trắc nghiệm khác từ đó xây dựng đam mê học tập cho các em, khích

lệ tinh thần học tập của các em

II Liên hệ kiến thức:

- Chủ đề này phù hợp để dạy về phần Ôn luyện thi trắc nghiệm môn Toán

- Kiến thức các phần khác có liên quan:

+Tính chất phần Mũ, Lôgarit

+ Phần Giá trị lớn nhất, nhỏ nhất của hàm số

III Các kĩ năng, năng lực cần hình thành và phát triển

- Kĩ năng làm việc nhóm

- Kĩ năng giải quyết vấn đề.

-Kĩ năng ứng dụng các kiến thức tổng hợp để giải quyết một bài toán, dạng toán cụ thể

- Định hướng phương pháp giải nhanh một số dạng toán trắc nghiệm.

Ngày đăng: 12/07/2020, 20:07

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w