1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TIỂU LUẬN NHẬP Môn QTKd

11 3,4K 6

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 99,74 KB

Nội dung

Có thể thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự ra đời của hàng loạt công ty, doanh nghiệp, sự đầu tư ngày càng nhiều của các công ty nước ngoài vào Việt Nam như hiện nay thì việc tìm kiếm các nhà quản trị cho doanh nghiệp là thật sự cần thiết. Khởi đầu từ nhu cầu lớn về nguồn nhân lực ngành Quản trị kinh doanh, đây được xem là ngành học thu hút sự quan tâm của giới trẻ trong những năm gần đây.

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HCM



Tiểu luận môn : Nhập môn Quản trị kinh doanh

GVHD:

Họ tên SV:

MSSV:

NHẬN THỨC VỀ QUẢN TRỊ

KINH DOANH

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Có thể thấy, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, sự ra đời của hàng loạt công ty, doanh nghiệp, sự đầu tư ngày càng nhiều của các công ty nước ngoài vào Việt Nam như hiện nay thì việc tìm kiếm các nhà quản trị cho doanh nghiệp là thật sự cần thiết Khởi đầu từ nhu cầu lớn về nguồn nhân lực ngành Quản trị kinh doanh, đây được xem là ngành học thu hút sự quan tâm của giới trẻ trong những năm gần đây Chưa bao giờ số lượng doanh nghiệp ở Việt Nam phát triển như ngày nay Chỉ tính riêng khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, chúng ta đã có hơn 300.000 doanh nghiệp; các doanh nghiệp lớn, liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng rất phát triển Cùng với đó, tất yếu là nhu cầu nhân lực tăng cao trên tất cả các lĩnh vực có liên quan đến kinh doanh và sinh viên ngành Quản trị kinh doanh chính là những lựa chọn đầu tiên của nhà tuyển dụng

Thêm vào đó, xu thế hội nhập kinh tế quốc tế cũng mở ra nhiều triển vọng cho nguồn nhân lực ngành Quản trị kinh doanh Cơ hội làm việc cho một tập đoàn nước ngoài, thử thách bản thân trong môi trường chuyên nghiệp đầy tính cạnh tranh và tất nhiên là những khoản đãi ngộ hấp dẫn cũng làm nên sức hút mạnh mẽ của ngành Quản trị kinh doanh, đặc biệt với những người trẻ

có “máu” kinh doanh và sẵn sàng thử thách bản thân

Chính vì thế là một sinh viên ngành Quản trị kinh doanh cần phải trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức về ngành học cũng như có cái nhìn tổng quan nhất cho việc ứng dụng các kiến thức

trên giảng đường vào các công việc cụ thể Vì vậy em xin chọn đề tài “Nhận thức về ngành Quản trị kinh doanh” để trình bày góc nhìn của bản thân một cách cụ thể hơn về bộ môn này.

Em xin chân thành mong nhận được các góp ý từ Thầy

Trang 3

MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

1 Khái niệm 4

2 Vai trò của nhà quản trị đối với doanh nghiệp 4

3 Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật 6 CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH

1 Lĩnh vực hoạt động 7

2 Công tác quản trị 8 CHƯƠNG III: Ý KIẾN BẢN THÂN 10 KẾT LUẬN

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

1 Khái niệm:

Có rất nhiều định nghĩa về quản trị kinh doanh nhưng chúng ta có thể hiểu đơn giản:

“Quản trị kinh doanh là hoạt động liên tục, có tổ chức, có hướng đích của chủ thể Doanh nghiệp lên tập thể những người Lao động trong Doanh nghiệp, sử dụng một cách tốt nhất mọi tiềm năng và cơ hội nhằm đạt được mục tiêu đề ra của Doanh nghiệp theo đúng luật định và thông lệ của xã hội Quản trị kinh doanh là việc thực hiện các hành vi quản trị trong quá trình kinh doanh để duy trì, phát triển công việc kinh doanh của một hoặc một số doanh nghiệp trong một ngành nào đó”.

Người thực hiện hoạt động quản trị kinh doanh hay gọi là nhà quản trị của một doanh nghiệp là người thực hiện hoặc quản lý các hoạt động kinh doanh và ra quyết định, tổ chức có hiệu quả nguồn nhân lực và các nguồn lực khác, chỉ đạo mọi hoạt động hướng tới mục tiêu chung của tổ chức

Quản trị kinh doanh là ngành học đào tạo các nhà quản trị cho tương lai, do đó người học sẽ có được kiến thức rất rộng Họ sẽ biết được những kiến thức cơ bản và nguyên tắc hoạt động của các phòng ban trong công ty, từ đó đưa ra những quyết định để phát triển một cách đúng đắn

2 Vai trò của nhà quản trị đối với doanh nghiệp:

Theo như Henry Mintzberg nghiên cứu các hoạt động của nhà quản trị, ông cho rằng mỗi

nhà quản trị đều phải thực hiện 10 vai trò khác nhau và được phân thành 3 nhóm như sau:

a Nhóm vai trò quan hệ với con người

Nhóm vai trò quan hệ với con người bao gồm khả năng phát triển và duy trì mối quan hệ với người khác một cách có hiệu quả

Vai trò đại diện gắn liền với vị trí trong sự phân cấp quản trị, vai trò lãnh đạo đòi hỏi việc xây dựng mối quan hệ với cộng sự, tiếp xúc và thúc đẩy họ làm việc, vai trò liên hệ tập trung vào việc duy trì mối quan hệ cả bên trong và bên ngoài tổ chức Vai trò quan hệ với con người giúp các nhà quản trị xây dựng mạng lưới làm việc cần thiết để thực hiện các vai trò quan trọng khác

b Nhóm vai trò thông tin

Vai trò thông tin gắn liền với việc tiếp nhận thông tin và truyền đạt thông tin sao cho nhà quản trị thể hiện một trung tâm đầu não của tổ chức Vai trò thu thập thông tin là nắm bắt thông tin cả bên trong và bên ngoài doanh nghiệp

Trang 5

Vai trò truyền đạt hoạt động theo hai cách: cách thứ nhất, nhà quản trị truyền đạt những thông tin tiếp nhận được từ bên ngoài đến các thành viên trong nội bộ doanh nghiệp, những người có thể sử dụng những thông tin này; thứ hai, nhà quản trị giúp truyền đạt những thông tin

từ cấp dưới này đến cấp thấp hơn hoặc đến các thành viên khác trong tổ chức, những người có thể sử dụng thông tin một cách hiệu quả nhất

Trong khi vai trò truyền đạt cung cấp thông tin cho nội bộ thì vai trò phát ngôn phổ biến thông tin cho bên ngoài về những vấn đề như kế hoạch, chính sách, kết quả hoạt động của tổ chức Do đó, nhà quản trị tìm kiếm thông tin trong vai trò giám sát, truyền đạt thông tin với nội

bộ và sau đó kết hợp việc cung cấp thông tin quan trọng theo yêu cầu của vai trò quyết định

Quan hệ con người

1.Đại diện Tham gia vào các sự kiện khác nhau: Phát biểu, giới thiệu, tượng

trưng cho tổ chức

2.Lãnh đạo Xây dựng mối quan hệ với cấp dưới, động viên, thúc đẩy nhân

viên

3 Liên hệ Duy trì mối quan hệ mạng lưới làm việc nội bộ với bên ngoài và

giúp cung cấp thông tin

Thông tin

4.Thu thập thông tin Thu thập thông tin bên trong và bên ngoài về những vấn đề có

thể ảnh hưởng tổ chức

5 Truyền đạt Truyền đạt những thông tin cả bên trong và bên ngoài cho nội bộ 6.Phát ngôn Truyền đạt những thông tin của tổ chức cho bên ngoài

Quyết định

7.Doanh nhân Hành động như người khởi xướng, thiết kế, khuyến khích những

cải tiến và đổi mới 8.Giải quyết những lộn

xộn

Có những hành động đúng và kịp thời khi doanh nghiệp đối mặt với những vấn đề quan trọng, những khó khăn bất ngờ

9.Phân phối Chịu trách nhiệm phân phối các nguồn lực: Thời gian, ngân quỹ,

phương tiện, nhân sự

10 Đàm phán Đại diện cho tổ chức, thương lượng, đàm phán

c Nhóm vai trò quyết định

Nhóm vai trò quyết định bao gồm việc ra những quyết định quan trọng có ảnh hưởng đến tổ chức Có bốn vai trò mô tả nhà quản trị là người quyết định

 Vai trò cách tân hay còn gọi là vai trò doanh nhân, là người luôn ở điểm gốc của mọi thay đổi và cải tiến, khai thác các cơ hội mới

Trang 6

 Vai trò thứ hai trong nhóm này là vai trò xử lý các tình huống: gắn liền với việc đưa ra các hành động kịp thời khi tổ chức phải đối mặt với những biến cố bất ngờ, những khó khăn không lường trước được

 Vai trò thứ ba là phân phối các nguồn lực của tổ chức Cuối cùng, vai trò đàm phán, thể hiện sự đại diện cho tổ chức thương lượng, đàm phán, ký kết các hợp đồng, ảnh hưởng tùy theo lĩnh vực trách nhiệm của nhà quản trị

3 Quản trị vừa là khoa học vừa là nghệ thuật:

Quản trị vừa là khoa học:

Quản trị là một lĩnh vực hoạt động khoa học kinh tế - xã hội phức tạp và có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã hội Tính khoa học của quản trị dựa trên một số các yếu tố:

- Dựa trên sự hiểu biết sâu sắc về quy luật tự nhiên, kỹ thuật và xã hội Ngoài ra quản trị phải dựa trên cơ sở lý luận của triết học, kinh tế học, ứng dụng các thành tựu của khoa học, toán học, công nghệ…

- Tính khoa học đòi hỏi việc quản trị phải dựa trên nguyên tắc quản trị

- Tính khoa học còn đòi hỏi quản trị phải dựa trên sự định hướng cụ thể, đồng thời đòi hỏi phải nghiên cứu toàn diện

Quản trị là nghệ thuật:

Việc tiến hành các hoạt động quản trị trong thực tế, trong những điều kiện cụ thể được xem vừa là khoa học vừa là nghệ thuật Trong bối cảnh kinh tế xã hội của thế giới hiện đại ngày nay, công tác quản trị trên hầu hết các lĩnh vực không thể không vận dụng các nguyên tắc, phương pháp quản lý, đòi hỏi cán bộ quản trị phải có được một trình độ đào tạo nhất định Nghệ thuật quản trị các yếu tố nhằm đạt mục tiêu đề ra cho toàn hệ thống hay tổ chức được xem xét Nghệ thuật quản trị là những “bí quyết” biết làm thế nào đạt mục tiêu mong muốn với hiệu quả cao Chẳng hạn, nghệ thuật dùng người, nghệ thuật ra quyết định, nghệ thuật giải quyết các vấn

đề ách tắc trong sản xuất, nghệ thuật bán hàng, nghệ thuật giải quyết mâu thuẫn…

 Có thể thấy hai yếu tố khoa học và nghệ thuật của quản trị không loại trừ nhau mà bổ sung cho nhau và cả hai đều cần thiết và có ý nghĩa quan trọng Khoa học về quản trị ngày càng tiến triển và hoàn thiện sẽ tạo cơ sở tốt hơn cho nâng cao trình độ và hiệu quả của nghệ thuật quản trị

Trang 7

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG QUẢN TRỊ KINH DOANH

1 Lĩnh vực hoạt động:

- Các môn học của sinh viên chuyên ngành quản trị kinh doanh: quản trị bán hàng, quản trị

chiến lược, quản trị tài chính doanh nghiệp, quản trị chất lượng, quản trị chuỗi cung ứng, quản trị dự án, quản trị kinh doanh quốc tế, quản trị marketing, quản trị nguồn nhân lực, quản trị vận hành…

- Các chuyên ngành của quản trị kinh doanh:

 Quản trị chất lượng

 Quản trị logistics

 Quản trị kinh doanh tổng hợp

 Quản trị nhân sự

 Quản trị thương mại

 Marketing

- Vị trí việc làm của sinh viên ngành quản trị kinh doanh sau khi ra trường:

Sinh viên tốt nghiệp ngành quản trị kinh doanh với những kiến thức tích lũy tại trường, họ có thể thử thách ở rất nhiều lĩnh vực khác nhau Tuy nhiên, trước khi làm ở bất cứ lĩnh vực nào,

họ cũng phải tìm hiểu những kiến thức chuyên sâu của ngành đó bởi họ chỉ mới có kiến thức

cơ bản

Sinh viên tốt nghiệp chuyên ngành quản trị kinh doanh có thể hoạt động trong một số lĩnh vực kinh tế như:

Lĩnh vực tài chính: Bạn sẽ phải tính được khả năng sinh lợi của dự án và đưa ra quyết

định trong việc đầu tư; nhìn được hướng đi của dòng tiền trong tương lai và khả năng phân tích thị trường Bạn có thể làm việc ở các công ty tài chính, bảo hiểm, ngân hàng hoặc phòng tài chính kế toán của công ty

Ngân hàng: Trong lĩnh vực này, thường thì bạn sẽ làm việc ở bộ phận giao dịch viên và

tín dụng Giao dịch viên là những nhân viên ngồi ở quầy giao dịch Đối với vị trí này thì bạn sẽ được đào tạo lại khi vào làm việc nên ngoài sinh viên ngân hàng thì mọi sinh viên

ở khối ngành kinh tế đều có thể làm được

Tín dụng: Tương tự như giao dịch viên, đây là công việc yêu cầu kỹ năng giao tiếp cao.

Kế toán, kiểm toán: Vì bạn chỉ mới học được kiến thức cơ bản về kế toán, trong khi công

việc chính của ngành này là làm việc trên sổ sách, số liệu và báo cáo nên thường thì nếu

ai muốn làm trong ngành này đều học qua một lớp kế toán ngắn hạn hoặc chỉ làm khi công ty yêu cầu Không những vậy, do tính chất của công việc nên các bạn muốn làm trong ngành này phải có tính cẩn thận và kiên nhẫn

Trang 8

Marketing: Trong marketing có 2 phân ngành đó là Agency và Client Đối với Client bạn

có thể làm việc ở 3 bộ phận chính là Brand Management, Trade Marketing và Research Đối với Agency thì có 8 loại thông dụng là Advertising (IMC), PR, Event/Activation, Digital, Production, Research, Media, Media Publisher

Nhân sự: Những công việc chính của một nhân sự là hoạch định và tuyển dụng nhân

viên, bố trí sử dụng nhân sự, đào tạo và phát triển nhân viên, đánh giá nhân viên, tạo động lực cho nhân viên và nhiều công việc khác.Ngành này đòi hỏi sự kiên nhẫn, khéo léo trong cách sử dụng và quản trị nhân sự để vừa phát huy được khả năng của nhân viên

và tính đoàn kết của các nhân viên

 Ngoài ra sinh viên khối ngành này vẫn có thể tự khởi nghiệp và thành lập công ty

- Các bằng cấp học thuật:

 Cử nhân Quản trị kinh doanh (Bachelor of Business Administration) là bằng cử nhân về thương mại và quản trị kinh doanh

 Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (Master of Business Administration) là bằng thạc sĩ về quản trị kinh doanh tập trung vào quản lý

 Tiến sĩ Quản trị Kinh doanh (Doctor of Business Administration)là một nghiên cứu tiến sĩ được trao dựa trên nghiên cứu tiên tiến trong lĩnh vực quản trị kinh doanh

 Tiến sĩ Quản lý (PhD in Management) là bằng cấp học tập cao nhất được trao về nghiên cứu khoa học quản lý

2.Công tác quản trị

a Đặc điểm của quản trị

Trong hoạt động kinh tế kinh doanh, mục đích cuối cùng đuợc đặt ra chính là tạo ra nguồn thu lớn cho tổ chức, phát triển tổ chức và mang lại nhiều giá trị cho xã hội Hoạt động quản trị kinh doanh là đảm bảo đạt được các mục đích trên

Quản trị kinh doanh không can thiệp và quản trị toàn bộ một tổ chức, mà chỉ hướng đến thực hiện các hành vi quản trị quá trình kinh doanh để duy trì, và phát triển công việc kinh doanh của công ty, tổ chức Những hoạt động có liên quan bao gồm xây dựng các quy trình kinh doanh, hệ thống kinh doanh, kiểm soát các hoạt động kinh doanh và tối đa hoá hiệu suất để tạo thêm nguồn thu từ hoạt động kinh doanh

Điều quan trọng hơn trong quản trị kinh doanh là đề ra được chiến lược, chiến thuật, hoạch định để đưa công ty/tổ chức phát triển trong tương lai (Và trong một số trường hợp: đề ra

Trang 9

b Chức năng quản trị:

◦ Căn cứ vào các lĩnh vực hoạt động quản trị:

- Chức năng marketing

- Chức năng hậu cần cho sản xuất (mua sắm vật tư cho sản xuất)

- Chức năng sản xuất

- Chức năng tài chính, kế toán

- Chức năng nhân sự

- Chức năng hành chính, bảo vệ

◦ Căn cứ vào quá trình quản trị: ( sơ đồ 2.2 )

- Chức năng hoạch định (kế hoạch hóa)

- Chức năng tổ chức

- Chức năng lãnh đạo (chỉ huy, phối hợp và điều hành)

- Chức năng kiểm soát

Trang 10

CHƯƠNG III: Ý KIẾN BẢN THÂN

Người làm trong ngành quản trị kinh doanh phải luôn năng động, nhạy bén, tự tin, mạnh

mẽ, có khả năng làm việc với nhiều áp lực, có sự cạnh tranh Có khả năng ăn nói và thuyết phục mọi người Người nhiều năng lượng, tham vọng nhưng cũng rất hòa đồng và thích giao du

(Kiểu người E - Enterprise)

Để có thể phát triển và làm việc với ngành quản trị kinh doanh, đòi hỏi nguời thực hiện phải am hiểu một lượng kiến thức không nhỏ về các quy luật kinh tế, phương pháp quản trị, chiến lược kinh doanh Đồng thời, phải rèn luyện liên tục, trang bị những kỹ năng cần thiết để đáp ứng được công việc chuyên môn:

- Kỹ năng xây dựng chiến lược và lập các kế hoạch kinh doanh

- Kỹ năng nghiên cứu, phát triển thị trường

- Kỹ năng xây dựng, điều hành hệ thống kinh doanh

- Các kỹ năng về marketing, tiếp thị

Những thuận lợi và khó khăn khi làm trong ngành quản trị kinh doanh

Áp lực từ hoạt động kinh doanh với sự cạnh tranh của rất nhiều đơn vị khác, để có thể đưa công ty phát triển, người làm công tác này cần phải nhạy bén đề ra những chiến lược, giải pháp phù hợp Công việc kinh doanh không phải lúc nào cũng thuận lợi, họ sẽ phải đối diện với những thất bại vì không đạt mục tiêu, hoạt động kinh doanh bị trì trệ kéo theo hoạt động sản xuất và toàn bộ nhà máy bị trì trệ Không những thế, với một nguồn lực con nguời, tài chính giới hạn trong tổ chức, việc quản trị con nguời và tài chính không phải là việc dễ dàng

Tuy vậy, thành công khi đã đến luôn được ghi nhận; đầu tiên chính hệ thống họ quản trị hoạt động hiệu quả, hoạt động kinh doanh tiến triển tốt và tạo nguồn thu lớn về cho họ và tổ chức của họ Điều đó thật tuyệt vời

Với những cử nhân mới tốt nghiệp, con đường nghề nghiệp khá chông gai cho nhiều bạn trẻ Đôi khi công việc đầu tiên chỉ là những công việc của một nhân viên kinh doanh cơ bản,đôi khi họ sẽ cảm thấy chán nản với những công việc như thế Tuy nhiên, nếu đủ năng động, họ sẽ học hỏi được nhiều kinh nghiệm để tích luỹ cho bản thân, và tìm cơ hội chuyển sang các vị trí công việc khác phù hợp hơn

Là một sinh viên năm nhất em nhận thấy bản thân cần thiết phải định hướng một cách phù hợp cho tiến trình học tập những năm tiếp theo của mình Thông qua những kiến thức học tập trên lớp thì cần bổ sung thêm những kiến thức từ sách kinh tế, hay các nguồn thông tin kinh

tế điện tử Từ đó trau dồi kiến thức cho bản thân Đồng thời với nền kinh tế phát triển như ngày nay thì người làm công tác quản trị đòi hỏi kiến thức song ngữ là khá quan trọng Chính vì thế những người học ngành này đòi hỏi phải kiên trì theo đuổi và chấp nhận đương đầu trước những

Ngày đăng: 10/07/2020, 11:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w