1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

tham luận nâng cao năng lực giáo viên CN ( cấp tổ )

6 630 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 66,5 KB

Nội dung

PHÒNG GD & ĐT HỮU LŨNG TRƯỜNG THCS HÒA LẠC TỔ TOÁN LÝ CÔNG NGHỆ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập-Tự do-Hạnh phúc Hòa lạc, Ngày 25Tháng 10 Năm 2010 BÁO CÁO THAM LUẬN VÊ CÔNG TÁC CHỦ NHIÊM LỚP ĐẶT VẤN ĐỀ Trong hoạt động của trường chung học cơ sở nói riêng và trong các cấp học của nền giáo dục nói chung .Từ trước đến nay vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp luông được xêm là một trong những nhân tố hàng đầu quyết định sự thành công của quă trình dậy và học ,rèn luyện phán đấu của cả thầy cô và học trò. Ccong tác chủ nhiệm vẫn được coi như là một nhiệm vụ có tính chất chiến lược của nhà trường , cả trước mắt cũng như lâu dài. Nếu nhà trường nào mà sao nhãng thiếu sự quan tâm,hoặc xem nhẹ công tác chủ nhiệm thì kết quả dạy học xẽ thấp ảnh hưởng đến những hoạt đọng và quan hệ liên quan khác trong toàn bộ hệ thông giáo dục của trường đó . Trong tình hình mới hiện nay phong trào thi đua “ xây dựng trường học thân thiên học sinh tích cực “ đang đi vào chiều sâu và phts huy hiệu quả to lớn thì công tác chủ nhiêm càngđược ý thức và có sách lược dúng đắn . Vì vậy vai trò , vị trí của công tác chủ nhiệm được xác định , nhận thức như thế nào ? Lí thuyết và thực hành , kinh nghiêm và thực tiễn , nguyên nhân và kết quả thành tựu và hạn vhees của công tác chủ nhiêm lớp là gì? Đúc kết và rút ra những kiết luận cụ thể từ đó đề ra những phương hướng ,biện pháp cho công tác chủ nhiêm trong thời gian tới làm cho công tác chủ nhiêm ngày càng đạt hiệu quả cao góp phần thúc đẩy các hoạt động của nhà trường ngày một tốt hơn đáp úng được mục tiêu giáo dục đề ra Sau khi sinh hoạt chuyên đề về nâng cao chất lượng công tác chủ nhiệm lớp ở tổ chuyên môn qua những ý kiến phát biểu của anh chị em trong tổ. Một điều dễ nhận thấy anh chị em có nhiều kinh nghiêm hay để giải quyết những tình huống gặp phải trongcông tácchủ nhiệm nhưng cũng còn những trăn trở băn khoăn khi lớp mình chủ nhiệm chưa được như ý muốn .Những khó khăn với công việc chủ nhiệm không mấy dễ dàng nói trên. Với mong muốn như thế chúng tôi xin đề cập vắn tắt cụ thể như sau từ những trăn trở và những việc làm cụ thể của các thành viên trong tổ bài viết của chúng tôi chia làm 4 phần 1. Tình hình sơ lược của tổ Toán lý - Công nghệ trong năm học 2010 – 2011 • Tình hình đội ngũ : + về giáo viên :Tổng số tổ viên : 6 :Làm công tác chủ nhiệm 03( trong đó có kinh nghiệm 02 , còn ít kinh nghiêm 01 ) + Về học sinh : Tổng số lớp giáo viên trong tổ chủ nhiêm 3 lớp với 69 học sinh . Trong đó: +Lớp 6: 1 lớp với 25 Học sinh +Lớp 7 : 1 lớp với 23 học sinh +Lớp 9 : 1 lớp với 21 học sinh 1.1. Thuận lợi, - Đội ngũ giáo viên trong tổ tuổi đời bình quân còn trẻ, năng lực chuyên môn khá, nhiệt tình trong công tác chủ nhiêm -Luôn được các giáo viên bộ môn hỗ trợ trong việc quản lý học sinh 1.2. Khó khăn - Địa bàn dân cư phân bố rộng, mặt bằng nhận thức chưa cao, sự đầu tư cho GD của nhân dân chưa thỏa đáng. Đa số gia đình học sinh còn khó khăn về kinh tế nên việc thu nộp các khoản thu còn gặp nhiều khó khăn chưa đúng tiên độ do nhà trường đề ra - Còn một số học sinh cá biệt chưa thật sự chấp hành nội quy của lớp của trường gây khó khăn không nhỏ cho công tác chủ nhiêm 2. Những suy nghĩ và kinh nghiêm thực tiễn về công tác chủ nhiêm lớp 2.1.Vai trò, chức năng của giáo viên chủ nhiêm lớp : Giáo viên chủ nhiệm là người quản lý theo dõi , đôn đốc và nắm tất cả các hoạt động của lớp kịp thời biểu dương những mặt tốt của học sinh , phát hiện và phê phán,uốn nắn những biểu hiện sai trái lệnh lạc của học sinh bằng những biên pháp đa dạng tương thích với từng hành vi , từng tình huống cụ thể . Đồng thời giáo viên chủ nhiệm cũng là cầu nối trong mối quan hệ của ba môi trường giáo dục: gia đình – nhà trường – Xã hội để cộng đòng trách nhiệm giáo dục học sinh về mọi mặt. Để hoàn thành tốt công tác này giáo viên chủ nhiệm phải đầu tư thời gian công sức thể hiên lòng yêu nghề , yêu thương học sinh một cách sâu sắc,chân thành thì mới mong biến công tác chủ nhiệm thành nghĩa vụ , thành trách nhiệm, thành mục đích phấn đấu của sự nghiệp trồng người Với vai trò và chức năng như vậy , người làm công tác chủ nhiệm phải là người thật sự tâm huyết , yêu thương và có trách nhiệm với học sinh . Phải thật sự là gương sáng để các em tin tưởng và quý trọng . và quan trong hơn để các em tin tưởng .Muốn vậy thái độ của giáo viên cũng phải đúng đắn và cương quyết , công bằng và dân chủ với các em theo từng sự việc ,từng hiện tượng. theo từng đối tượng và việc làm ,tùy theeo từng thái độ và biểu hiện hành vi đạo đúc của mỗi học sinh . có như vậy mới giáo dục cho các em nhận ra những hành vi chưa tốt ,chưa đúng đắn để các em tự hình thành nhân cách tốt, loại bỏ thói quen xấu mà nhờ sự giáo dục của giáo viên chủ nhiệm mà các em đã nhận ra . Qua những vấn đề nhận thức về vai trò của giáo viên chủ nhiệm mà tổ chúng tôi đã nêu ở trên .tổ chúng tôi cũng nhận thấy rằng để thực hiên tôt những vai trò và chức năng đó có một yêu cầu đặt ra là người giáo viên chủ nhiệm không chỉ là nhà sư phạm giỏi khi thực hiên nhiêm vụ chuyên môn của mình mà còn phải là một người có khả năng tổ chức tốt. định hướng , tham mưu lãnh đạo lớp về mọi hoạt đông ngoại khóa thể dục thể thao… Với các hoạt đông đó giáo viên chủ nhiêm phải là người dẫn dắt ,thuyết minh nhập cuộc và quan trong hơn là người lôi cuốn, thu hút các em tham gia các hoạt động bổ ích đó. Từ đó biến các em thành các chủ thể của mọi hoạt động vui chơi, học tập … thì tác dụng giáo dục xẽ có tác dụng lâu dài hơn những nhiều lần những giáo lý khô khan có tính sách vở đơn điệu.Nếugiáo viên thực hiện tốt và thường xuyên công tác này xẽ có tác dụng tốt trong việc hình thành nhân cách của các em. Các em xẽ tự giác rèn luyên ý thức học tập tránh được sự đam mê vào các việc làm và thói quen vô ích khác ‘ 2.2 Thực tiễn công tác chủ nhiêm : Những thuận lợi và khó khăn Trong cuộc sinh hoạt chuyên đề về công tác chủ nhiêm ở tổ vừa qua điều làm những người làm công tác chủ nhiêm như chúng tôi bàn luận sôi nổi và cũng còn không ít băn khoăn trăn trỏ về thực trạng công tác chủ nhiêm lớp hiên nay .Trước hết xin được trình bầyvề thuận lợi ,khó khăn của đội ngũ giáo viên làm công tác chủ nhiêm Về thuận lợi: Đội ngũ giáo viên luôn được sư động viên tạo điều kiên của BGH , sự phối hợp của các giáo viên bộ môn và các tổ chức đoàn thể khác trong việc giáo dục và rèn luyện học sinh. Được sự ủng hộ của đa số phụ huynh về các chủ trương và biện pháp giáo dục mà giáo viên đã áp dụng để giáo dục con em minh Về khó khăn: Giáo viên chủ nhiêm cũng là một giáo viên giảng dậy bộ môn nên phải thực hiện một lúc nhiều nhiệm vụ khác nhau nên đôi lúc cũng chưa sau sát được lớp do mình chủ nhiêm thường xuyên . Đia bàn quản lý học sinh rộng nên việc đi lai thăm hỏi tìm hiểu hoàn cảnh của học sinh mới chỉ thực hiên được với số ít học sinh các biệt .Chế độ nhà nước dành cho công tác chủ nhiêm còn nhiều bất cập chẳng hiểu vì lý do gì sau khi sủa đổi số tiết dành cho công tác chủ nhiêm lại bị cắt bớt còn 4 tiết trên tuần trong khi đó việc chủ nhiêm một lớp cần rất nhiều thời gian, công sức vỳ phải tham gia tất cả các hoạt động cùng với lớp kể cả tham gia chỉ đạo lao động tuần / buổi với học sinh của lớp mình Điều làm chúng tôi trăn trỏ nhất là thực trạng học sinh hiên nay.Chúng tôi thấy bao giờ cũng vậy mỗi lớp đều có một vài học sinh các biệt tuy là không nhiều nhưng có tác động và ảnh hưởng rất xấu đến thành tích hoạc tập và các hoạt đông khác của lớp. Ảnh hưởng đến tâm tư tình cảm của toàn lớp. Đây là điều có thật. Cá biết có nhiều dạng như ngỗ nghịch hay gây gổ đánh nhau, bỏ giờ bỏ tiết, Gây mật trật tự trong giờ học.Có thái độ coi thường thầy cô giáo , Không chịu học hoặc có những hành vi nguy hiểm khác …. Đây là điều nhức nhối nhất với giaó viên chủ nhiệm .Vậy làm cách nào để giáo dục những học sinh cá biệt này đây là câu hỏi mà mọi người luôn đặt ra. Đã có nhiều biên pháp được áp dụng nhưng không phải biên pháp nào cũng có tác dụng, hiêu quả như nhau trong mọi trường hợp . Sau khi thảo luận chúng tôi thống nhất là với đối tượng học sinh cá biệt cần phải linh hoạt kiên trì giáo dục bằng nhiều biện pháp khác nhau cho từng kiểu cá biệt khác nhau nhưng cần tránh đối xử thô bạo, trách móc các em , giáo viên chủ nhiệm cần có thái độ tôn trọng nhân cách của các em . Cần phối hợp với các giáo viên bộ môn để thường xuyên có người quan tâm nhắc nhở ,giám sát các hoạt động của các em ỏ trường . Ngoài ra một biên pháp vô cùng quan trọng để giáo dục học sinh các biệt là sự phối hợp ba môi truờng giáo dục nhất là sự phối hợp giữa nhà trường và gia đình mà trong đó giáo viên chủ nhiêm là người thực hiện mối liên lạc phối hợp này. Biện pháp này trong thực tế có hiệu quả cao nếu gia đình quan tâm đúng mực tới con em mình - Một công việc không kém phần quan trọng là việc nắm bắt tình hình chung của lớp thông qua giáo viên bộ môn thông qua đó nắm được tình hình học tập của từng bộ môn của lớp của từng học sinh qua đó có sự động viên nhắc nhỏ kịp thời .và thông báo với phụ huynh học sinh .Cũng qua đó nhờ giáo viên bộ môn bồi dưỡng nhắc nhở ,động viên các em giúp các em tiến bộ - Công tác chủ nhiệm còn phải chú ý đến một việc lam hết sức quan trọng cần thết đó là việc thường xuyên giữ mối quan hệ mật thiết với gia đình học sinh thông báo kết quả học tập, ren luyện của các em cho gia đình nắm bắt kịp thời hoặc thông báo những biểu hiện lệch lạc của các em cho gia đình uốn nắn . Có thể theo từng trường hợp mà giáo viên gặp gỡ phụ huynh từng kỳ, từng tháng, từng tuần, cũng có thể từng ngày với những trường hợp các biệt. Công việc này các giáo viên chủ nhiêm trong tổ chúng tôi vẫn thực hiện từ trước đến nay, nhưng công bằng mà nói thì chưa nhiều, chưa thường xuyên Nói thật cũng chưa xem là bắt buộc . Tổ cúng tôi cũng nhận thấy rằng nếu gióa viên làm tốt công việc này thì hiệu quả công tác chủ nhiệm xẽ được nâng cao ,Chất lượng giáo dục của học sinh tăng lên đáng kể, số học sinh cá biệt giảm .Tuy nhiên để làm tốt công việc này đòi hỏi giáo viên chủ nhiêm phải đầu tư công sức hy sinh nhiều thời gian mà rõ ràng không phải giáo viên chủ nhiêm nào cũng thực hiện được vì họ còn phải làm nhiệm vụ chính của mình là giảng dạy hàng ngày ở trường chưa kể những công việc gia đình và mưu sinh khác 3. Những dự kiến giải pháp về công tác chủ nhiệm lớp trong tình hình hiện nay Những gì mà tổ chúng tôi mạo muội gọi là kinh nghiệm vừa nêu ra ở trên thực ra không phải chỉ giaó viên chủ nhiêm ở tổ chúng tôi mới thực hiện mà tất các giáo viên đã làm công tác chủ nhiệm ở trường chúng ta đều thực hiện. Có khác nhau chăng là khác ở từng lớp với từng đối tượng học sinh và phương pháp cá nhân của từng giáo viên chủ nhiệm mà thôi. Đối với học sinh cấp THCS của chúng ta hiện nay. Chúng tôi nghĩ đây là đối tượng học sinh cần được quan tâm nhất vì đặc thù tâm lý lứa tuổi của các em. Các em không còn nhỏ như học sinh tiểu họccũng chưa đủ lớn như học sinh trung học phổ thông. Đặc biệt các em đang ở trong tình trạng biến đổi tâm lý phức tạp của lứa tuổi. Như vậy chủ nhiêm các em,chúng ta phải thực hiện hai nhiệm song song : Đó là vừa giáo dục tâm lý vừa giáo dục văn thể mỹ .Hai nhiệm vụ đều nặng nề như nhau . Để hoàn thành nhiệm vụ này tổ chúng tôi cũng mạo muội đưa ra một số giải pháp tăng cường năng lực công tác chủ nhiêm trong giai đoạn hiện nay 3.1Về chức năng nhiệm vụ của giáo viên chủ nhiệm : - Giáo viên chủ nhiệm trước hết cần quản lý toàn diện lớp học - Cần nắm vững hoàn cảnh cụ thể của từng học sinh lớp mình chủ nhiệm - Hiểu biết những đặc điểm tâm lý của từng em - Nắm chắc mục tiêu, chương trình nội dung giáo dục của cấp học, lớp học và khả năng thực hiện nhiệm vụ , kết quả của ớp mình phụ trách so với mục tiêu giáo dục về mọi mặt - Quản lý toàn diện đắc điểm học sinh của lớp ,kết quả học tập của từng em .Đồng thời nắm vững hoàn cảnh cụ thể của từng em để có biện pháp kết hợp giáo dục - Giáo viên chủ nhiệm phải là cầu nối giữa BGH , giữa các tổ chức đoàn thể ,giữa các giáo viên bộ môn trong nhà trường với tập thể học sinh lớp mình chủ nhiệm . - Giáo viên chủ nhiêm lớp phải là người tập hợp ý kiến, nguyện vọng của học sinh lớp mình phụ trách , phản ánh kịp thời với các tổ chức đoàn thể, với các giáo viên bộ môn, để có biện pháp giảo quyết tốt nhât Giáo viên chủ nhiện phải là người đại diên cho lớp có trách nhiệm bảo vệ, bênh vực quyền lợ imọi mặt cho lớp Quan trọng nhất : trước hết giáo viên chủ nhiệm phải hoàn thành trách nhiệm của một giáo viên bộ môn .của một nhà giáo . Mẫu mực về đạo đức , gương mẫu trong công việc lam tâm gương cho học sinh noi theo 3.2 Biện pháp cần thực hiện trong công tác chủ nhỉệm - Giáo viên chủ nhiêm phải giác ngộ cho học sinh từ bỏ những thoi hư tất sấu , nâng coa nhận thức tích cực học tập tham gia vào các hoạt động tập thể của nhà trường - Giáo viên chủ nhiêm có trách nhiệm nắm vững tình hình học sinh của lớp về mọi mặt ,báo cáo với lãnh đạo nhà trường theo định kỳ hoặc đột xuất nếu có vấn đề cần giảo quyết - Thường xuyên liên hệ với gia đình , các tổ chức đoàn thể trong nhà trường để cùng giáo dục ,giúp đỡ học sinh - Có kế hoạch tổ chức các hoạt động ngoại khóa theo kế hoạch của nhà trường . lám cho lớp chủ nhiêm là thành viên tích cực trong các hoạt động của nhà trường - Nắm vững mục tiêu giáo dục cấp học kế hoahj nhiệm vụ của năm học … .Chủ động định hướng cho lớp thực hiện nhiệm vụ trong phong traò chung của nhà trường - Nghiên cứ nắm chắc đặc điểm tâm lý lứa tuổi từ đó có giải pháp giáo dục phù hợp - Giáo viên chủ nhiệm phải dậy tốt môn học được phân công .không ngừng nâng cáo trình độ học vẫn văn hóa chung trình độ chuyên môn, rèn luyện đạo đức tác phong … mẫu mực trong giao tiếp giữa thầy trro và đồng nghiệp 3.3 Phương pháp giáo dục cá biệt - Giáo viên chủ nhiêm nắm vững vận dụng mọi phương pháp giáo dục cá biệt , biết kết hợp các biện pháp giáo dục theo từng hoàn cảnh cụ thể 4. Phương hướng, giải pháp tăng cường năng lực làm công tác chủ nhiệm 4.1 Phương hướng với lớp chủ nhiệm : - Ổn định nề nếp ngay trong những ngày đầu năm học. lớp phải là một tập thể đoàn kết , gắn bó có ý thức phấn đấu chung và bước đầu tự quản được - Về học tập ; từng bước nâng cao chát lương môn văn toán và các môn học khác đảm bảo cuối năm đạt chỉ tiêu kế hoạch đề ra 4.2 Giải pháp - Giáo viên chủ nhiêm phải tìm hiểu tỷ mỷ , sâu sắc toàn diện hoàn cảnh tâm lý của từng em .Từ đó có phương thức giáo dục với từng em một cách cụ thể chính xác -Chủ đông theo dõi đôn đốcviệc học tập, thực hiện nội quy đối với tập thể lớp và các thành viên trong lớp - Giải quyết những vướng mắc tồn tai (nếu có )những việc phát sinh khác của lớp, giữ vững đoàn kết nội bộ của lớp - Thường xuyên liên hệ với giáo viên bộ môn để nắm tình hình học tập của các học sinh trong lớp - Xây dựng đội ngũ ban cán sự lớp vững mạnh đủ sức đi đầu trong các hoạt động , gương mẫu chấp hành nội quy của nhà trường có khả năng tự quản tốt - Làm tốt công tác phói hợp giữa ba môi trường giáo dục Gia đình – Nhà trường - Xã hội - Thường xuyên đổi mới hình thức, nội dung phương thức hoạt động của đội cho phong phú nhằm lôi kéo học sinh đến lớp tránh xa các trò chơi vô bổ - Khi giáodục học sinh vi phạm nên làm từ từ, tìm hiểu sự việc cho cặn kẽ rõ ràng xử lý nghiêm khắc nhưng mềm dẻo, tránh dồn các em vào bước đường cùng . Trên đây là toàn bộ nôi dung tham luận về nâng cao năng lực công tác chủ nhiêm của tổ Toán lý – Công nghệ chắc chắn còn chưa đầy đủ rất mong được sự góp ý của Ban giám hiệu .Của các bạn đồng nghiệp để bản tham luận đầy đủ hơn Xin chân thàh cảm ơn Người tổng hợp ý kiến Vũ Hữu Hoan . về giáo viên :Tổng số tổ viên : 6 :Làm công tác chủ nhiệm 0 3( trong đó có kinh nghiệm 02 , còn ít kinh nghiêm 01 ) + Về học sinh : Tổng số lớp giáo viên. lợi, - Đội ngũ giáo viên trong tổ tuổi đời bình quân còn trẻ, năng lực chuyên môn khá, nhiệt tình trong công tác chủ nhiêm -Luôn được các giáo viên bộ môn

Ngày đăng: 11/10/2013, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w