1. Trang chủ
  2. » Kinh Tế - Quản Lý

CHUYÊN ĐỀ CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC

9 589 12
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 120 KB

Nội dung

dfdfsfs

CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC I. CÔNG VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CÔNG VỤ 1. Định nghĩa công vụ: Công vụ là một hoạt động của cán bộ,công chức nhà nc hc nhg ng khác đc trao quyền nhằm thực hiện các nhiệm vụ bao hàm các hđộng của cán bộ, côgn chức trong các cơ quan lập pháp và hành pháp và tư pháp, trong đo hđộng của cán bộ công chức trong các cơ quan hành chính nhà nc là đối tg điều chnhr của Luật hành chính. Công vụ có nhg đặc điểm cơ bản sau: - Công vụ trước hết là hoạt động có tính chất phục vụ. Toàn bộ hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước đều mang tính chất phục vụ. Vì hoạt động hành chính nhà nc thực chất là nhằm thiết lập các quy phạm pháp luật dưới luật để cụ thể hoá luật, đưa pháp luật do cơ quan nhà nc ban hành vào đời sống XH bằng hoạt động tổ chức thực tiễn - tổ chức mọi mặt đời sống XH, đáp ứng các quyền tự do lợi ích hợp pháp của công dân, quyền lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức đã đc ghi nhận trong hiến pháp và pháp luạt. Đây là căn cứ để phân biệt hoạt động công vụ của công chức với các hoạt động lập pháp của các nhà chính trị và hoạt động tư pháp. Hoạt động lập Pháp là hoạt động chính trị, nhằm đặt ra các Luật làm chuẩn mực cho đời sống xã hội, hoạt động tư pháp là xét xử, phán quyết về những hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến lợi ích nhà nc, xã hội, cơ quan, tổ chức quyền và lợi ích hợp pháp của các công dân, giải quyết các tranh chấp trong đời sống dân sự. Hoạt động này mang tính chính trị pháp lý, luôn gắn với bản chất giai cấp của nhà nc. Bên cạnh đó có những hoạt động hành chính phục vụ cho hoạt động tư pháp, do đó trong cơ quan tư pháp có một số công chức ngạch hành chính làm việc. Hoạt động của đội ngũ này cũng là hoạt động mang tính phục vụ cho hoạt động xét xử. - Hoạt động công vụ của công chức có tính chuyên nghiệp. TÍnh chất này của hoạt động công vụ đòi hỏi các công chứcphải đc đào tạo về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ năng hành chính đồng thời nhằm bảo đmả cho hoạt động nhà nc đc liên tục, ổn định, có khả năng đáp ứng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong việc thực hiện các chức năng đối nội, đối ngoại của Nhà nc. - Hoạt độgn công vụ của công chức là nhng hđộng tuy ko trực tiếp tạo ra của cải vật chất cho xã hội nhưng bảo đảm các điều kiện, tiền đề hỗ trợ, tổ chức quản lý hđ sxuất ra của cải vật chất. Nói cách khác đó là hoạt động quản lý con ng, đáp ứng các quyền chủ thể của con ng. Đây là hoạt động của các chức vụ quản lý, các công chức hành chính nhà nc- những ng thực hiện hoạt động hành chính nhà nc. - Hoạt động công vụ được đảm bảo bằng ngân sách nhà nc. Một đặc trưng của nhà nc đc thừa nhận chung là nhà nc đặt ra thuế và tiến hành thu thuế để nuôi dưỡng bộ máy nhà nc, bảo đảm phát triển kinh tế, VH- XH, an ninh quốc phòng, vì vậy toàn bộ kinh phí cho bộ máy nhà nc hoạt động, tiền lương của công chức đều lấy từ ngân sách nhà nc. Đặc điểm này là một trong những căn cứ để phân biệt công chức với viên chức nhà nc. Những đặc điểm này xác định hoạt động công vụ của cán bộ, công chức như 1 dạng hđộng chuyên biệt, khác với nhg dạng hđộgn sản xuất như hđộng của công nhân và nông dân, của viên chức trong các đơn vị sự nghiệp nhà nc. Pháp luật hành chính điều chỉnh hoạt động công vụ, công chức tạo thành một chế định pháp luật về công vụ. Từ góc nhìn pháp lý thì công vụ nhà nc là một chế định pháp luật về cán bộ, công chức nhà nc, mà chức năng của cán bộ công chức là quản lý nhà nc và thực hiện hoạt động dc nhà nc uỷ quyền, thay mặt nhà nc. 2.Các nguyên tắc của công vụ: có 8 nguyên tắc Nguyên tắc của công vụ là những tư tg nguyên lý, xuất phát điểm mà trong quá trình thiết lập nền công vụ, và trong thực thi côgn vụ các cán bộ, công chức phải tuân theo. Công vụ nhà nc đc xây dựng trên những nguyên tắc sau: Thứ nhất: Công vụ lấy lợi ích nhân dân làm mục tiêu hoạt động. 1 Đây là nguyên tắc mang tính chính trị-xã hội bắt nguồn từ quan điểm hiến định: Nhà nc XHCNVN là nhà nc pháp quyền XHchủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nc thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức … (Điều 2 Hiến pháp năm 1992 đã đc sửa đổi, bổ sung năm 2001). Nguyên tắc này khẳng định việc thực thi công vụ là thực hiện nhiệm vụ, chức năng nhà nc, cán bộ, công chức, viên chức thực thi công vụ nhằm phục vụ nhân dân, phục vụ nhà nc, xã hội và công dân. Thực thi công vụ ko vì mục đích tự thân của cơ quan nhà nc và cán bộ công chức. Thứ hai: Công vụ được thực hiển trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Nội dung nguyên tắc này thể hiện trước hết là các cơ quan nhà nc ở TW xác định danh mục các chức danh trong cơ quan, tổ chức nhà nc, định ra các hình thức tuyển dụng, sử dụng, quản lý cán bộ, công chức, quy định các ngạch, bậc công chức, quyền, nghĩa vụ, các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức… Khi quyết định các vấn đề quan trọng, cơ quan nhà nc ở TW tham khảo ý kiến của cơ quan nhà nc ở địa phương, tổ cwcs xã hội. Thứ ba: Dân chủ trong công vụ. Nguyên tắc dân chủ trong cônng vụ khẳng định tính chất cảu hoạt độgn công vụ là phục vụ hoạt động có tính phục vụ đáp ứng yêu cầu của công dân, tổ chức do đó nhân dân có thể tham gia vào việc đưa ra các qđịnh của cquan nhà nc, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nc. Mặt khác cán bộ, công chức là nhg người thực thi công vụ nên họ có quyềntham gia, thảo luận việc ra quyết địnhcủa các cquan nhà nc, ko thuần tuý chỉ chấp hành các mệnh lệnh hành chính. Thứ tư: Công khai trong công vụ. Nguyên tắc này đòi hỏi các cơ quan nhà nc phải công khai hoá các quy định của pháp luật của nền công vụ và hoạt động công vụ nhà nc trừ nhg vấn đề có liên quan đến an ninhquốc gia, bí mật quốc gia, bí mật công vụ. Thứ năm: Bình đẳng trong hoạt động công vụ. Nguyên tắc bình đẳng trong hoạt động công vụ có liên quan mật thiết với nguyên tắc dân chủ và công khai. Nguyên tắc bình đẳng trong công vụ là hệ quả của chế độ dân chủ, bắt nguồn từ bản chất nhà nc XHCN, từ nguyên tắc hiến định: mọi công dân đều bình đẳng trc pháp luật. NỘi dung của ngtắc này thể hiện: mọi công dân ko phân biệt tôn giáo, dân tộc, giới tính thành phần xuất thân đều có khả năng tham gia nền công vụ tuỳ theo năng lực, phẩm hạnh, sức khoẻ, năng lực chuyên môn. Khi tham gia công vụ đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ. Thứ sáu: Pháp chế XHCN Nguyên tắc pháp chế trong hoạt động công vụ bắt nguồn từ nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa đc ghi nhận trong Điều 12 Hiến pháp năm 1992 (đã đc sửa đổi bổ sung năm 2001): Nhà nc quản lý xã hội bằng pháp luật, ko ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Nguyên tắc này đòi hỏi mọi hoạt động nhà nc phải đc điều chỉnh bằng pháp luật, mọi hoạt động nhà nc phải hợp hiến,hợp pháp, các cơ quan nhà nc, cán bộ, công chức trong quá trình thực thi công vụ phải nghiêm chỉnh chấp hành Hiến pháp, pháp luật, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công vụ. Thứ bẩy: Hoạt động của cán bộ, công chức chịu sự giám sát của nhân dân và của cơ quyền lực nhà nc và các tổ chức xã hội, quần chúng. Hoạt động công vụ của cán bộ, công chức là hoạt động mang tính quyền lực nhà nc luôn gắn với lợi ích nhà nc, xã hội, công dân, trong khi thực thi công vụ cg có thể xuất hiện những hành vi lạm quyền, lạm dụng quyền lực vì vậy mọi hoạt động công vụ của cán bộ, công chức phải chịu sự kiểm tra, giám sát của các thể chế nhà nc, xã hội và của các công dân. Thứ tám: Thay thế, bãi miễn cán bộ, công chứckhông đủ năng lực, vi phạm pháp luật, vi phạm kỷ luật. Mỗi chức vuh trong bộ máy nhà nc đều có nhg yêu cầu đòi hỏi về chuyên mônnghiệp vụ nhất định mà người đảm nhiệm chức vụ đó phải đáp ứng. Thực tiễn có nhg cán bộ, công chức vì có nhg lý do khách quan, chủ quan khác nhau ko đáp ứng đc yêu cầu về chuyên mônnghiệp vụcủa chức vụ do họ đảm nhiệm, thì cần đc thay thế, đối với những cán bộ do bầu cử thì cần miễn 2 nhiệm, bãi nhiệm. Khi cán bộ công chức vi phạm kỷ luật, vi phạm pháp luật tuỳ theo mức độ, tính chất của vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm hình sự, trách nhiệm hành chính thì cần phải thay thế, bãi miễn. Cán bộ công chức chịu trách nhiệm về việc thi hành công vụ, nhiệm vụ của mình. Nội dung nguyên tắc này thể hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau: cán bộ, công chức có bổn phận, nghĩa vụ thực hiện nhiệm vụ, công việc tương xứng với chức vụ do mình đảm nhiệm; cán bộ, công chức chịu trách nhiệm về mọi hành vi hoạt động công vụ của mình; cán bộ, công chức chịu trách nhiệm pháp lý khi có những vi phạm pháp luật trong quá trình thực thi nhiệm vụ, công vụ. Để xây dựng một nền công vụ lành mạnh, có trách nhiệm, cần phải có những quy định cụ thể về côgn việc của từng chức vụ côgn chức, đặc biệt đối với công chức lãnh đạo, chỉ huy và tương ứng là chế độ trách nhiệm. II.CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức: - Công chức nhà nc là công dân VN được tuyển dụng, bô rnhiệm hoặc giao giữa một công vụ nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan nhà nc ở TW, cấp tỉnh cấp huyện, trong các cơ quan, đơn vị quân đội ko phải sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, trong các cơ quan đơn vị công an ko phải là sỹ quan, hạ sỹ quan chuyên nghiệp, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, đc xếp vào ngạch công chức, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. - Viên chức: Viên chứccông dân VN trong biên chế đc tuyển dụng, bổ nhiệm vào một ngạch viên chức hoặc giao giữ một nhiệm vụ thường xuyên trong đơn vị sự nghiệp của nhà nc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, hưởng lương từ ngân sách nhà nc và các nguồn thu sự nghiệptheo quy định của pháp luật. 2. Đặc điểm của công chức: + Là công dân VN; + Được tuyển dụng, bổ nhiệm, hoặc giao giữ công vụ thường xuyên; + Đc xếp vào một ngạch công chức, đc phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn; + Trong biên chế, hưởng lương từ ngân sách nhà nước 3. Phân loại công chức; * Phân loại theo trình độ mà ngạch đào tạo yêu cầu: + Công chức loại A là những công chức được xếp vào ngạch yêu cầu có trình độ đào tạo chuyên môn từ đại học trở lên; + Công chức loại B là những công chức được xếp vào ngạch có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc trung học chuyên nghiệp, cao đẳng; +Công chức loại C là những côgn chức được xếp vào ngạch có yêu cầu trình độ đào tạo chuyên môn ở bậc sơ cấp; Cách phân loại này dựa trên cơ sở tiêu chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ đối với từng ngạch, bậc công chức, đòi hỏi việc sắp xếp công chức vào các ngạch bậc phải tương xứng với các yêu cầu về chuyên môn, cũng như các yêu cầu khác của ngạch bậc, công chức. Trên cơ sở đó mới đảm bảo cho việc xây dựng một nền công vụ chính quy hiện đại. * Phân loại theo ngạch công chức: + Công chức ngạch chuyên viên cao cấp và tương đương trở lên; + Công chức ngạch chuyên viên chính và tương đương; + Công chức ngạch chuyên viên và tương đương; + Công chức ngạch cán sự và tương đương; + Công chức ngạch nhân viên và tương đương; Ngạch công chứcchức danh, hàm cấp vè chuyên môn nghiệp vụ, mỗi ngạch công chức có những yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ, thâm niên và các yêu cầu khác riêng biệt. Việc nâng ngạch công chức đc tiến hành qua thi tuyển. 3 * Phân loại theo vị trí công tác gồm có: + Công chức lãnh đạo, chỉ huy; + Công chức chuyên môn nghiệp vụ. Đây là cách phân loại theo dấu hiệu quyền lực trong hoạt động công vụ của công chức. Công chức lãnh đạo, chỉ huy là nhg ng giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan, đơn vị trong cơ quan, hoạt động của họ luôn gắn với quyền lực hành chính nhà nc. Công chức lãnh đạo, chỉ huy có quyền ra các quyết định, các mệnh lệnh buộc công chức dưới quyền, hoặc các đối tượng có liên quan phải thực hiện. Công chức chuyên môn, nghiệp vụ là nhg ng phục vụ công vụ trong các cquan nhà nc, tổ chức chính trị - xã hội bằng một chuyên môn nghiệp vụ nhất định, họ ko có quyền ra cá quyết định hành chính, có thể có những quyết định mang tính chuyên môn, mà các đối tượng có liên quan phải thực hiện. Trừ một số đối tượng công chức mà hoạt động chuyên môn của họ gắn với quyền lực hành chính như: kiểm lâm thuế vụ, thanh tra nhà nc chuyên ngành… Viên chức khác với công chức những điểm cơ bản sau: - Viên chức với những nhiệm vụ thường xuyên trong các đơn vị sự nghiệp còn công chức giữ cá công vụ thường xuyên; - Hoạt động của viên chức không gắn liền với quyền lực của nhà nc, mà mang tính chuyên môn nghiệp vụ; - Viên chức là nhg ng đc xếp vào ngạch viên chức; - Viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nc và các nguồn thu sự nghiệp; Viên chức nhà nc được xếp vào các ngạch viên chức ở các ngành khác nhau, ví dụ ngạch giảng viên ở các trường đại học có: giảng viên, giảng viên chính, giảng viên cao cấp; ngạch bác sỹ có: bác sỹ, bác sỹ chính,bác sỹ cao cấp… Đơn vị sự nghiệp nhà nc, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội bao gồm; trường học, bệnh viện, nhà văn hoá, viện nghiên cứu nhà hát… 4. Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức: Pháp luật quy đinh quyền, nghĩa vụ và những bảo đảm pháp lý để cán bộ công chức thực thi công vụ. Cán bộ công chức có những quyền, nghĩa vụ chung như mọi công dân và những quyền, nghĩa vụ, bảo đảm đành riêng cho cán bộ công chức, viên chức trong quá trình thực thi công vụ. 2.1. Các quyền của cán bộ, công chức: Cán bộ côgn chức có các quyền: - Được học tập nâng cao trình độ; - Được khen thưởng khi thi hành xuất sắc công vụ; - Được thi tuyển để giữ chức vụ cao hơn; - Được nghỉ theo chế độ; - Được hưởng lương và các chế độ khác theo quy đinh của pháp luật. Hoạt động công vụ của cán bộ công chức đc bảo đảm về mặt pháp lý. Những hành vi chống đối thi hành công vụ đều bị xử lý. 2.2. nghĩa vụ của cán bộ, công chức; - trung thành với nhà nước CHXHCNVN - Bảo đảm sự an toàn, danh dự và lợi ích quốc gia; - Chấp hành nghiêm chỉnh đường lối chính sách, chủ trương của đảng và pháp luật nhà nước; - Thi hành nhiệm vụ, công vụ theo đúng quy định của pháp luật; tận tuỵ phục vụ nhân dân, tôn trọng nhân dân; - Liên hệ chặt chẽ với nhân dân, tham gia sinh hoạt với cộng đồng dân cư nơi cư trú, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân; - Có nếp sống lành mạnh, trung thực, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, ko đc quan liêu, hách dịch, cửa quyền tham nhũng; 4 - Có ý thức tổ chức kỷ luật và trách nhiệm trong công tác; thực hiện nghiêm chỉnh nội quy của cơ quan tổ chức; - Giữ gìn bảo vệ của công, bảo vệ bí mật nhà nc theo quy định của pháp luật; - Thường xuyên học tập nâng cao trình độ; - CHủ động sáng tạo, phôíi hợp trong công tác nhằm hoàn thành tốt nhiệm vụ, công vụ đc giao; - Chấp hành sự điều động, phân công công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền; - Chịu trách nhiệm trc pháp luật về việc thi hành nhiệm vụ, công vụ của mình; cán bộ công chưc giữ chức vụ lãnh đạồcn phải chịu trách nhiẹm về việc thi hành nhiệm vụ công vụ của cán bộ công chức thuộc thẩm quyền theo quy định của pháp luật; - Cán bộ, công chức phải chấp hành các quyết định của cấp trên; khi có căm cứ để cho là quyết định đó trái pháp luật thì phải báo cáo với người ra quyết định; trong trường hợp vẫn phải chấp hành quyết định thì phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp của người ra quyết địnhvà ko phải chịu trách nhiệmvề hậu quả của việc thi hành quyết định đó. Ngoài ra tuỳ chức danh cụ thể mà pháp luật còn quy định quyền hạn, nghĩa vụ và bảo đảm tính pháp lý riêng. Đối với cán bộ, công chức ở các ngành nghề khác nhau còn có các quy định có tính chuyên biệt về các quyền, nghiac vụ cụ thể gắn với nghề nghiệp. Các quyền hạn mà pháp luật quy định cho cán bộ, công chức là phương tiện để cán bộ, công chức hoàn thành nhiệm vụ, ko phải là đặc quyền, đặc lợi. Việc thực hiện quyền hạn phải tuân theo nguyên tắc pháp chế XHCN. 5. Những việc cán bộ công chức không được làm: - Cán bộ công chức không được chây lười trong công tác, trốn tránh trách nhiệm hoặc thoái thác nhiệm vụ công vụ không được gây bè phái mất đoàn kết cục bộ hoặc tự ý bỏ việc. - Khồng đc cửa quyền hách dịch sách nhiễu gây khó khăn phiền hà đối với cơ quan tổ chức cá nhân trong khi giải quyết công việc - KHông đc thành lập, tham gia thành lập hoặc tham gia quản lý điều hành các doanh nghiệp tư nhân, côgn ty TNHH, CTy cổ phần ,hợp tác xã, bệnh viện tư trường học tư thục và tổ chức nghiên cứu khoa học tư. - KHông được làm tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, dịch vụ và các tổ chức cá nhân khác trong và ngoài nước về các côgn việc có liên quan đến bí mật nhà nước bí mật công tác, những công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của mình và các công việc khác mà việc tư vấn đó có khả năng gay phương hại đến lợi ích quốc gia - CBCC làm việc ở những ngành nghề có liên quan đến bí mật nhà nước, thì trong thời hạn ít nhất là 5 năm kể từ khi có quyết định hưu trí thôi việc không được làm việc cho các tổ chức cá nhân trong nước, nước ngoài hoặc tổ chức liên doanh với nước ngoài trong phạm vi các côgn việc có liên quan đến ngành, nghề mà trước đây mình đã đảm nhiệm. - Người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan, vợ hoặc chồng của nhg người đó ko được góp vốn vào doanh nghiệp hoạt động trong phạm vi ngành nghề mà người đó trực tiếp thực hiện việc quản lý nhà nước. - NGười đứng đầu và cấp phó của người đứng đàu cơ quan tổ chức không được bố trị vợ, chồng, bố mẹ con anh chị em ruột của mình giữ chức vụ lãnh đạo về tổ chức nhân sự kế toán tài vụ làm thủ quỹ thủ kho trong cơ quan tổ chức hoặc mua bán vật tư hàng hoá giao dịch ký kết hợp đồng cho cơ quan tổ chức đó. 6. Bầu cử, tuyển dụng, sử dụng cán bộ công chức: 4.1. bầu cử: Việc bầu cử đại biểu quốc hội, đại biểu HĐND và các chức danh khác trong hệ thống các cơ quan nhà nước được thực hiện theo qui định của hiến pháp, luật bầu cử đại biểu quốc hội, luật bầu cử đại biểu HĐND và UBND và các văn bản pháp luật khác. Việc bầu cử các chức danh trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được thực hiện theo điều lệ của các tổ chức đó 5 - Những người do bầu cử đảm nhiệm chức vụ theo nhiệm kỳ trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội khi thôi giữ chức vụ thì được bố trí công tác theo năng lực, sở trường, ngành nghề chuyên môn của mình và được đảm bảo các chế độ chính sách đối với cán bộ công chức 4.2. Tuyển dụng: khi tuyển dụng cán bộ công chứcđc giao nhiệmv ụ thường xuyên làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội; Nhưng người đc tuyển dụng bổ nhiệm hoặc giao giữ một công vụ thường xuyên được phân loại theo trình độ đào tạo, và làm trong cá cơ quan đơn vị thuộc QĐND mà ko là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp cơ quan tổ chức tuyển dụng phải căn cứ vào nhu cầu công việc ví trí công tac của các chức danh cán bộ, công chức trong cơ quan tổ chức mình và chỉ tiêu biên chế được giao. người đc tuyển dụng phải có phẩm chất đạo đức đúng với tiêu chuẩn nghiệp vụ và thông qua thi tuyển theo qui định của pháp luật người được tuyển dụng phải thực hiện chế độ tập sự. Hết thời gian tập sự người đứng đầu cơ quan, tổ chức đơn vị sd cán bộ cc đánh giá phẩm chất đạo đức và kết quả công việc của người đó nếu đạt yêu cầu thì đề nghị cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý CBCC quyết định bổ nhiệm chính thức vào ngạch Việc bổ nhiệm và tuyển chọn vào Thẩm phán Toà án nhân dân, kiểm soát viên viện kiểm sát nhân dân đựoc thực hiện theo qui định của Luật tổ chức toà án nhân dân, pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân, luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và pháp lệnh về kiểm sát viên Viện kiểm sát nhân dân được thực hiện theo quy định của luật Tổ chức toà án nhân dân, pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân, luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân và pháp lệnh về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân Cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý cán bộ công chức có quyền điều động cán bộ công chức đến làm việc tại cơ quan, tổ chức ở TW hoặc địa phương theo yêu cầu nhiệm vụ công vụ Cơ quan tổ chức có thẩm quyền quản lý CBCC có quyền biệt phái cán bộ cc đến làm việc có thời hạn ở một cơ quan tổ chức khác theo yêu cầu nhiệm vụ công vụ 7. Quản lý cán bộ công chức * nội dung quản lý về cbcc bao gồm: - Ban hành các văn bản pháp luật, điều lệ, quy chế về cán bộ, công chức - Lập quy hoạch, kế hoạch xây dựng đội ngũ cán bộ công chức - Quy định chức danh và tiêu chuẩn cán bộ công chức - Quyết định biên chế cán bộ công chức - Tổ chức thực hiện việc quản lý sử dụng và phân cấp quản lý cán bộ công chức - Ban hành quy chế thi tuyển thi nâng ngạch - Đào tạo bồi dưỡng đánh giá cbcc - Chỉ đạo tổ chức thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ khen thưởng kỷ luật đối với cbcc - Chỉ đạo tổ chức giải quyết các khiếu nại tố cáo đối với cán bộ công chức * Việc quản lý cán bộ - Việc quản lý cbcc được thực hiện theo quy định phân cấp của ĐCSVN và của nhà nước - Việc quản lý cán bộ do bầu cử được thực hiện theo quy didnhj của Luật tổ chức chính phủ, Luật tổ chức hội đồng nhân dân và UBND, điều lệ của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội - Việc quản lý thẩm phán, kiểm soát viên đc thực hiện theo quy định của luật tổ chức toà án nhân dân pháp lệnh về thẩm phán và hội thẩm toà án nhân dân, luạt tổ chức viện kiểm soát nhân dân và pháp lệnh về kiểm sát viên viện kiểm sát nhân dân - Toà án nhân dân tối cao, viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện việc quản lý cán bộ công chức theo thẩm quyền. - Uỷ ban thường vụ quốc hội quyết định biên chế cán bộ công chức thuộc toà án nhân dân tối cao, Viện KSND, số lượng thẩm phán của các toà án - Biên chế cc thuộc văn phòng quốc hội do uỷ ban thường vụ quốc hội quyết định 6 - Biên chế cán bộ làm việc trong tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội do tổ chức có thẩm quyền quyết định - Chính phủ quyết định biên chế và quản lý cán bộ công chức làm việc trong cơ quan hành chính sự nghiệp nhà nc. - Bộ nội vụ giúp chính phủ thực hiện việc quản lý cán bộ công chức tại khoản 1 điều này (trên) - Các bộ cơ quan ngang bộ cơ quan thuộc chính phủ và UBND các tỉnh thành phố trực thuộc TW thực hiện quản lý cán bộ công chức theo phân cấp của chính phủ và theo quy dịnh của pháp luật 8. Khen thưởng và kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức: 8.1. Khen thưởng: Khen thưởng là biện pháp nhằm kích thích về tinh thần và vật chất đối với các CBCCVC nhà nc, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo tận tâm, tận tuỵ của họ đối với nghề nghiệp và với nhiệm vụ được giao. Khen thưởng là sự đánh giá chính thức của nhà nước và xã hội đối với kết quả hoạt động của CBCCVC nhà nc. Đây là 1 biện pháp tích cực mang tính thuyết phục cao nhằm tạo ra sự thi đua, cạnh tranh trong công vụ giữa các CBCCVC. Có hai hình thức khen thưởng: + Khen thưởng về mặt tinh thần (các danh hiệu nhà nc: giấy khen, bằng khen, huân, huy chương, kỷ niệm chương). + Khen thưởng vật chất khen thưởng đc áp dung cho cá nhân và tập thể. 8.2. Trách nhiệm pháp lý và kỷ luật; Trong quá trình thực hiện hoạt động công vụ, CBCCVC có vi phạm pháp luật, gây ra nhg thiệt hại về vật chất, tinh thần cho nhà nc, tổ chức hoặc công dân. Vì vậy tuỳ theo tính chất mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi, thiệt hại do hành vi gây nên, CBCCVC có thể bị truy cứu trách nhiệm kỷ luật, trách nhiệm vật chất, trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự. Cơ sở của trách nhiệm pháp lý trong hoạt động công vụ của cán bộ CCVC là những hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến việc thực hiện một công vụ nào đó, mà người vi phạm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vi phạm pháp luật vì nhg mục đích khác nhau. Trách nhiệm pháp lý trong hoạt động công vụ nhà nc khác với trách nhiệm pháp lý thông thương thể hiện ở nhg điểm sau: + chủ thể vi phạm pháp luật là CBCCVC nhà nc; + Cơ sở của trách nhiệm pháp lý ko chỉ là vi phạm pháp luật mà còn gồm cả vi phạmđạo đức; + Lợi dụng chưc vụ và quyền hạn để vi phạm; + Có nhg vi phạm pháp luật chỉ có thể do nhg CBCCVC lãnh đạo gây nên. + Mức độ trách nhiệm nặng hơn so với cg một vi phạm pháp luật do công dân gây nên. Trách nhiệm kỷ luật là loại trách nhiệm pháp lý thường gặp nhất trong quản lý hành chính nhà nc. Cơ sở của trách nhiệm kỷ luật trc hết là nhg hành vi vi phạm kỷ luật. Đó là nhg hành vi có lỗi, vi phạm các nguyên tắc, nghĩã vụ hđộng công vụ của CBCCVC nhà nc, nhưng chưa tới mức truy cứư trách nhiệm hình sự. Trong một số trường hợp, CBCCVC vi phạm hành chính hay thực hiện hành vi tội phạm cũng bị truy cứu cả trách nhiệm kỷ luật. Vi phạm kỷ luật trong hoạt động công vụ đc hiểu là ko thực hiện hay thực hiện ko đầy đủ nghĩa vụ côgn vụ đc trao. ĐỐi với ngh ng có chức vụ ở một số ngành nghề nhất định (như giáo viên, bác sỹ…) khi vi phạm các nguyên tắc đạo đức, gây hậu quả xấu, ảnh hưởng tới uy tín, danh dự cơ quan, nghề nghiệp có thể bị xử lý kỷ luật. Điều này xảy ra ở bất kỳ đâu, trong và ngoài phạm vi cơ quan, trong và ngoài giờ làm việc. Các hình thức kỷ luật đối với CBCCVC gồm: - KHiển trách; - Cảnh cáo; - Hạ bậc lương; - Hạ ngạch; 7 - Cách chức; - Buộc thôi việc. Theo quy định của pháp luật, chỉ xử lý một lần đối với mỗi lần vi phạm kỷ luật. Nhưng không loại trừ khả năng truy cứu trách nhiệm vật chất nếu hành vi vi phạm kỷ luật gây ra thiệt hại vật chất. Khi xét thấy hành vi đó có dâu hiệu tội phạm, phải đình chỉ thi hành kỷ luật và chuyển hồ sơ tới cơ quan có thẩm quyền để xem xét truy cứư trách nhiệm hình sự. Việc xét thi hành kỷ luật được tiến hành thông qua hộ đồng kỷ luật ( Gồm thủ trưởng cơ quan, đơn vị, đại diện công đoàn, đại diện công nhân, cán bộ, công chức). Thủ trưởng cơ quan là ng ra quyết định kỷ luật. Quyết định kỷ luật đc thi hành không chậm hơn một tháng kể từ ngày xảy ra vi phạm kỷ luật Sau một năm kể từ ngày có quyết định kỷ luật, nếu người bị kỷ luật không tái phạm và không có những vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì cơ quan đơn vị có thẩm quyền ra quyết định chấm dứt hiệu lực kỷ luật. CBCCVC nhà nc phải bồi thường vật chất do hành vi vi phạm pháp lluật trong quá trình hoạt động công vụ gây ra. Có hai mức bồi thường vật chất: bồi thường có giới hạn và bồi thường toàn bộ. Các tổ chức (cơ quan nhà nc, tổ chức xã hội, đơn vị…) CBCCVC nhà nc có thể bị truy cứư trách nhiệm hành chính nhà nc, quản lý xã hội trong các lĩnh vực khác nhau CBCCVC nhà nước lợi dụng chức vụ quyền hạn để vi phạm thì xử lý hành chính nặng hơn công dân bình thường. Cán bộ CC nhà nc có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự là tội phạm. Điều cần lưu ý là nếu CBCCVC lợi dụng chức vụ và quyền hạn để vi phạm sẽ bị xử phạt nặng, nếu hành vi phạm tội không gắn liền với hoạt động công cụ thì xét xử như mọi công dân khác… Tham khảo đề phòng vấn đápTrong xu hướng xây dựng nhà nước pháp quyền và cải cách hành chính ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức ngày một chính quy hiện đạiđáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nc từ nay đến 2010 cần phải: Một là: đổi mới công tác quản lý cán Ưbộ công chức Đổi mới công tác quản lý cán bộ, công chức phù hợp với quá trình phát triển kinh tế - xã hội và cải cách hành chính: - Tiến hành tổng điều tra, đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức trên cơ sở đó quy hoạch, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, quản lý đội ngũ cán bộ, công chức. Xây dựng hệ thống CSDL CBCC để từng bước chuyển sang quản lý cán bộ, công chức bằng hệ thống tin học ở các cơ quan hành chính nhà nc ở TW và ở địa phương; - Sửa đổi, bổ sung hệ thống ngạch, bậc, các quy định hiện hành về tiêu chuẩn nghiệp vụ, chức danh cán bộ. Hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chức danh phù hợp với thực tiễn VN, với yêu cầu công tác chuyên môn của từng đối tượng, làm căn cứ cho việc đánh giá năng lực của CBCC; - Xác định cơ cấu cán bộ, công chức hợp lý gắn với chức năng, nhiệm vụ trong các cơ quan hành chính nhà nc ở TW và ở địa phương, làm cơ sở cho việc định biên và xây dựng, phát triển đội ngũ CBCC. Cải tiến phương phsp định biên làm că ứ cho việc quyết định về số lượng, chất lượng và cơ cấu cán bộ, công chức phù hợp với khối lượng và chất lượng công việc của từng cơ quan hành chính; - Hoàn thiện chế độ tuyển dụng cán bộ, công chức, thực hiện quy chế mới về định giá, khen thưởng, kỷ luật đối với CBCC để nâng cao chất lượng hđộng công vụ. Cơ chế thi tuyển phải bảo đảm tính dân chủ, công khai, chọn đúng người đủ tiêu chuẩn vào bộ máy nàh nước, chú ý bảo đảm một 1 tỷ lệ thích đáng CBCCnữ trong các ngành, lĩnh vực khác nhau; - Xây dựng quy định thống nhất về tinh giản biên chế trong cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp ở TW và địa phương để thực hiện đc việc thường xuyên đa ra khỏi bộ máy nhg cán bộ, công chức không đủ năng lực trình độ nhg ng vi phạm pháp luật vi phạm đạo đức nghề nghiệp tạo điều kiện đổi mới trẻ hoá nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ côgn chức; 8 - Đổi mới nâng cao năng lực của các cơ quan và cán bộ làm nhiệm vụ quản lý cán bộ, công chức, công vụ phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của thời kỳ CNH-HĐH; - Sửa đổi phân cấp trách nhiệm quản lý cán bộ, công chức. Mở rộng quyền và trách nhiệm quản lý cán bộ công chức của chính quyền địa phương. Phân cấp quản lý về nhân sự đi liền với phân cấp về nhiệm vụ và phân cấp về tài chính. Hai là: cải cách tiền lương và các chế độ chính sách đãi ngộ. Cải cách tiền lương theo quan điểm: coi tiền lương là hình thức đầu tư trực tiếp cho con ng, đầu tư cho kinh tế- xã hội góp phần nâng cao chất lượng CBCC và hđộng công vụ. Những việc chính là: - Nâng mưứclương tối thiểu cho CBCC đủ sống bằng lương. Cải cách hệ thống thang lương, bản lương trên cơ sở xem xét tính chất và đặc điểm lao độngcủa các loại cán bộ, công chức; điều chỉnh bội số và hệ số tiền lương trong các thang bảng lương; - Sửa đổi bổ sung các quy định về chế độ phụ cấp ngoài tiền lương theo ngạch, bậc, theo cấp bậc chuyên môn, nghiệp vụ cán bộ, công chức cho cán bộ, công chức làm việc trong điều kiện khó khăn, nguy hiểm độc hại; - Ban hành và thực hiện chế độ tiền thưởng đối với CBCC hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ và các chế độ đãi ngộ khác ngoài tiền lương đối vớiCBCC. Ba là: đào tạo, bồi dưỡng CBCC - Đánh giá lại công tác đào tạo bồi dưỡng CBCC, xây dựng và triển khai kế hoạch về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính nhà nc theo từng loại: CBCC làm nhiệm vụ tham mưu hoạch định chính sách; CBCC các ngạch hành chính, sự nghiệp và các cán bộ chính quyền cơ sở. - Tiếp tục đổi mới nội dung chương trình và phương thức đào tạo, bồi dưỡng, chú trọng nâng cao kiến thức, kỹ năng hành chính cho đội ngũ cán bộ, công chức theo chức trách nhiệm vụ đang đảm nhận. Mỗi loại CBCC có chương trình, nội dung đào tạo và bồi dưỡng phù hợp. Kết hợp đào tạo chính quy với các hình thức đào tạo không chính quy, đào tạo trong nc và gửi đi đào tạo ngoài nc. Khuyến khích cán bộ côgn chức tự học có sự giúp đỡ của nhà nước. - Tổ chức lại hệ thống cơ sở đào tạo bồi dưỡng CBCC; điều chỉnh sự phân công giữa các cơ sở đào tạo. Tạo điều kiện để Học viện hành chính quốc gia các trường đào tạo cán bộ của Tinht, thành phố có thể chủ động đào tạo một bộ phận nhân lực phục vụ bộ máy nhà nước ở TW và địa phương. Bốn là: Nâng cao tinh thần trách nhiệm và đạo đức CBCC - tăng cường các biện pháp giáo dục cán bộ, công chức về tinh thần trách nhiệm, ý thức tận tâm tận tuỵ đối với công việc. Xây dựng tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp CBCC. Tôn vinh nghề nghiệp, danh dự của người CBCC. - Ban hành và thực hiện nghiêm Quy chế công vụ, gắn với thực hiệnQuy chế dân chủ trong các cơ quan hành chính nhà nước, thực hiện triệt để nguyên tắc công khai hoá hoạt động côgn vụ, nhất là trong các công việc có quan hệ trực tiếp với công dân, trong lĩnh vực tài chính, ngân sách; bảo đảm kỷ cương của bộ may, nâng cao trách nhiệm, ý thưc tổ chức kỷ luật của đội ngũ CBCC. - Đẩy mạnh cuộc đấu tranh chống tham nhũng, quan liêu trong bộ máy nhà nc. Thực hiện chế độ kiểm toán và chế độ bảo vệ cộng sản và ngân sách nhà nc. 9 . CÔNG VỤ, CÔNG CHỨC I. CÔNG VỤ VÀ CÁC NGUYÊN TẮC CÔNG VỤ 1. Định nghĩa công vụ: Công vụ là một hoạt động của cán bộ ,công chức nhà nc hc nhg. với công chức lãnh đạo, chỉ huy và tương ứng là chế độ trách nhiệm. II.CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC 1. Khái niệm cán bộ, công chức, viên chức: - Công chức

Ngày đăng: 11/10/2013, 14:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w