1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

TƯ LIỆU ĐỊA LÍ

23 155 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Triệu Hoàng 25-09-2010 LIỆU 1. Hắc Hải Hắc Hải có màu bình thường như các biển khác. Người Hy Lạp, Lưỡng Hà cổ đại thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng. Màu vàng tượng trưng cho phương Đông, màu đỏ cho phương Nam, màu đen cho phương Bắc và màu xanh cho phương Tây. Có tên là biển đen vì không có sinh vật nào có thể sống dưới biển này được 2. Biển Chết (tiếng Ả rập: تيملا رحبلا, tiếng Hêbrơ: חלמה םי) là nơi thấp nhất trên bề mặt Trái Đất. Nó nằm trên biên giới giữa Bờ Tây, Israel và Jordan trên thung lũng Jordan. Khu vực chứa nước bị hãm kín này có thể coi là một hồ chứa nước có độ mặn cao nhất trên thế giới. Biển Chết dài 76 km, chỗ rộng nhất tới 18 km và chỗ sâu nhất là 400 m. Bề mặt biển Chết nằm ở 417,5 m (1.369 ft) dưới mực nước biển (số liệu năm 2005). Biển Chết có sức lôi cuốn đặc biệt và các du khách từ các khu vực xung quanh Địa Trung Hải trong hàng nghìn năm qua. Nó là nơi nương tựa của Vua David, một trong các nơi nghỉ ngơi đầu tiên trên thế giới của Herod Đại Đế, và là nguồn cung cấp các sản phẩm khác nhau như nhựa thơm cho việc ướp xác của người Ai Cập cho tới bồ tạt để làm phân bón. Trong tiếng Hêbrơ, biển Chết được gọi là Yam ha-Melah – có nghĩa là "biển muối" hay Yam ha-Mavet – có nghĩa là "biển chết". Trong quá khứ nó còn có tên gọi là "biển Đông" hay "biển Arava". Trong tiếng Ả Rập biển Chết được gọi là Al Bahr al Mayyit – có nghĩa là "biển Chết" – hay ít phổ biến hơn là Bahr Lūţ - có nghĩa là "biển của Lot". Trong lịch sử thì tên gọi theo tiếng Ả Rập khác là "biển Zoar", lấy theo tên gọi của khu đô thị gần đó. Đối với người Hy Lạp thì biển Chết là "hồ Asphaltites" (xem dưới đây). Biển này được gọi là "Chết" do độ mặn quá cao của nó làm cho cá hay các thủy sinh vật lớn không thể sống trong nước của nó, mặc dù một lượng rất nhỏ vi khuẩn và nấm mốc có thể tồn tại. Cá theo sông Jordan bơi vào biển Chết sẽ chết rất nhanh khi nước ngọt bị trộn lẫn với nước siêu mặn của biển Chết. Tuy nhiên, quá trình pha trộn này không diễn ra ngay lập tức và đôi khi nước ngọt có thể nổi vô hạn định trên bề mặt biển Chết. Vì thế, đôi khi cá có thể sống ngay trong lớp nước phía trên cùng của bề mặt của biển Chết trong vài ngày, mặc dù không bao giờ chúng có thể sống trong biển Chết "thực thụ". Trong thời gian ngập lụt thì nồng độ muối của biển Chết có thể tụt từ mức thông thường của nó là 35% xuống 30% hay thấp hơn. Trong các mùa đông nhiều mưa thì biển Chết nhất thời cũng có sự sống. Năm 1980, sau một mùa đông có mưa như thế, biển Chết thông thường có màu xanh sẫm đã chuyển thành màu đỏ. Các nghiên cứu của Đại học Hêbrơ phát hiện ra rằng biển Chết có rất nhiều tảo gọi là Dunaliella. Dunaliella trong lượt mình lại nuôi các loại vi khuẩn ưa muối có chứa sắc tố màu đỏ chứa carotenoid mà sự có mặt của chúng là nguyên nhân gây ra sự thay đổi màu. Kể từ năm 1980 thì khu vực biển Chết là rất khô và tảo cũng như vi khuẩn đã không thể xuất hiện với số lượng lớn như vậy. Nhiều loài động vật sinh sống trong các dãy núi xung quanh biển Chết. Người ta có thể nhìn thấy các con lạc đà, dê rừng, thỏ, chó rừng, cáo và thậm chí cả báo hoa mai. Cả Jordan và Israel đã thành lập các khu bảo tồn xung quanh biển Chết. Có hàng trăm loài chim cũng sinh sống trong khu vực này. Vùng châu thổ sông Jordan khi xưa đã từng là một rừng rậm nhiệt đới của cói và cọ. Flavius Josephus đã miêu tả Jericho như là "nơi màu mỡ nhất ở Judea". Trong thời kỳ La Mã và Byzantin thì các loại cây như mía, lá móng và sung dâu đã mọc dày dặc trong vùng hạ lưu thung lũng Jordan. Một trong các sản phẩm có giá trị được sản xuất ở Jericho là nhựa của cây linh sam, mà từ đó người ta đã sản xuất ra nước hoa. Vào thế kỷ 19 thì sự màu mỡ của Jericho đã là chuyện của quá khứ. Bơi lội trong Biển Chết bạn đừng bao giờ lo chết đuối, bởi vì hàm lượng muối trong nước biển ở đây cao tới 270 phần nghìn. Tỷ trọng nước biển còn lớn hơn cả tỷ trọng người bạn. Vì thế ta có thể nổi trên biển như một tấm gỗ. Nhưng tại sao trong khi hàm lượng muối trung bình của nước biển trên tầng mặt các đại dương chỉ có khoảng 35 phần nghìn, còn hàm lượng muối trong Biển Chết lại cao đến vậy? Giở bản đồ ra chúng ta sẽ thấy Biển Chết nằm ở vùng biên giới phía tây của Jordan, là chiếc hồ thấp nhất thế giới, lọt thỏm trong vùng có địa hình xung quanh tương đối cao. Thực ra, Biển Chết không phải là biển thực sự mà chỉ là một cái hồ không có đường ra, với một số con sông không lớn mang nước đổ vào. Chính đặc điểm này đã quyết định tính chất của nó. liệu siêu tầm 1 Triệu Hoàng 25-09-2010 Chung quanh các sông chảy vào Biển Chết phần lớn là sa mạc và nham thạch đá vôi. Các tầng nham thạch đó có chứa rất nhiều muối khoáng. Vì thế, nước sông chảy vào Biển Chết đều có hàm lượng muối rất cao. Do biển không có đường ra nên những khoáng chất này đều bị giữ lại toàn bộ. Đồng thời Jordan lại là vùng hanh khô, ít mưa. Mặt trời gay gắt không ngừng làm cho nước trong cái “vũng" kín này bốc hơi rất mạnh. Trong khi đó, một nguồn nước chính của Biển - sông Jordan - lại bị rút bớt đáng kể để phục vụ tưới tiêu. Tháng năm qua, hàm lượng muối trong biển ngày càng nhiều, ngày càng đậm đặc. Kết quả là trong thuỷ vực này, trừ một vài vi khuẩn, không có sinh vật nào tồn tại được, vì thế nó mới được mang cái tên không lấy gì đẹp đẽ - Biển chết. 3. Bằng cách nào các hành tinh có vành sáng? Kể từ khi Galileo quan sát thấy chúng lần đầu tiên vào năm 1610, các vòng tròn sáng rực quanh sao Thổ vẫn là điều bí ẩn đối với nhiều nhà khoa học. Ban đầu, Galileo cho rằng sao Thổ là hành tinh bộ ba, vì ông chỉ có thể phân biệt được hai đốm sáng bất thường ở hai bên của hành tinh này. Đến năm 1655, Christian Huygens giả định rằng các đốm sáng đó thực ra là một hệ thống các vòng dẹt quay quanh xích đạo của Thổ tinh. Ngày nay, chúng ta biết rằng những vòng sáng như thế xuất hiện ở cả 4 hành tinh khí khổng lồ trong hệ mặt trời: sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương và sao Hải Vương. Trong đó, chỉ có vành sáng của sao Thổ là có thể nhìn rõ từ trái đất. Tương phản với vẻ bề ngoài, chúng thực ra không phải là các vành sáng hay đĩa sáng cứng rắn. Đó chỉ là tập hợp của vô số các mảnh, cục bằng băng, đá và bụi. Đối với vành sáng rực rỡ của sao Thổ, vì chứa nhiều băng hơn, nên nó phản xạ ánh sáng tốt hơn. Còn vành sáng của các hành tinh khác chủ yếu chứa bụi, chúng sẫm màu và không phải xạ nhiều ánh sáng mặt trời. Hơn nữa, trong khi vành sáng của sao Thổ rất rộng, thì các hành tinh khác chỉ có những "vành khăn" rất mỏng. Vành sáng của sao Mộc, Thiên Vương và Hải Vương có thể đã hình thành khi sao băng va chạm vào các vệ tinh bé nhỏ nằm sát bên trong hành tinh mẹ. Bụi và các mảnh vụn đất đá bị bốc khỏi bề mặt các vệ tinh, tiếp tục quay trong nhiều năm, rồi tập hợp lại thành các vành bụi đá này. Riêng với sao Thổ, có lẽ đã xảy ra một vụ va chạm lớn giữa thiên thạch với một vệ tinh băng nằm sát cạnh hành tinh, làm bắn ra các mảnh vụn, rồi quy tụ lại thành vành sáng. Như thế, ta có thể tưởng tượng rằng trái đất cũng đang tạo nên các vòng sáng của riêng mình, bằng cách thu hút các mảnh vụn và rác thải từ các vệ tinh vũ trụ và các tên lửa cũ. Mặc dù các vành sáng rất rộng, nhưng khối lượng của chúng hầu như không đáng kể so với các hành tinh. Và cuối cùng, sau nhiều năm xoay vần "mệt nhoài", các vật liệu trong vành sáng cũng rơi vào bầu khí quyển của hành tinh, bốc cháy sáng rực và tạo thành các "mũi tên sao".B.H. (theo Scientific American) 4. Vì sao mặt trời lặn vào mây thì đêm sẽ mưa? Vào lúc xẩm tối, nếu xuất hiện những đám mây đen lớn sát đường chân trời, gió thổi mạnh, mặt trời dường như lặn vào trong những đám mây ấy, thì thường là đến nửa đêm trời sẽ mưa. Để giải thích hiện tượng này, trước hết chúng ta phải biết, vì sao mặt trời lặn vào trong đám mây. Đó là vì có những đám mây nóng di chuyển qua đường chân trời phía tây. Hệ mây này có thể là mây tầng cao hoặc mây vũ tầng - chứa nhiều hơi nước. liệu siêu tầm Vành sáng rộng bản quanh Thổ tinh. Vành sáng mỏng mảnh quanh sao Thiên Vương, 2 Triệu Hoàng 25-09-2010 Mây vũ tầng tập trung sát đường chân trời phía tây, dưới tác dụng của nhiệt độ, sẽ lan rộng và di chuyển tới khu vực người quan sát. Vào lúc nửa đêm, mây sẽ tích tụ lại khi nhiệt độ hạ xuống thấp nhất, lúc đó sẽ có mưa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp mặt trời lặn vào trong mây, nhưng khi mây tầng cuộn lên cao, ở phần dưới lộ ra một khoảng trống rỗng. Khi đó, tuy có hiện tượng mặt trời lặn vào trong mây, nhưng lại không phải điềm báo trời mưa. Chỉ khi nào những đám mây đen lớn phủ kín sát đường chân trời, thời tiết mới có thể thay đổi và trời sẽ mưa. 5. Vì sao bình minh và hoàng hôn, mặt trời trông to hơn? Mặt trăng quay quanh quỹ đạo của trái đất, trái đất quanh mặt trời. Khoảng cách giữa trái đất và hai thiên thể này từ sáng đến tối hầu như không thay đổi. Thế mà có lúc ta thấy mặt trời hoặc mặt trăng to như cái nia, còn lúc khác lại chỉ bé như quả bưởi. Tại sao vậy? Lý do là trong những điều kiện nhất định, mắt của con người nhìn mọi vật dễ sinh ảo giác. Chúng ta hãy xét hai ví dụ: ( 1) Khi ta để một vật vào giữa các vật khác nhỏ hơn, ta sẽ thấy nó to hơn bình thường. Ngược lại nếu để nó giữa các vật khác to hơn, ta lại thấy nó như nhỏ lại. Hình1: Vòng tròn nhỏ ở giữa bên phải nhìn có vẻ lớn hơn ở bên trái, mặc dù chúng to như nhau. (2) Hiện tượng ảo giác quang học, hay còn gọi là tác dụng thấu quang. Hình 2: Hình tròn màu trắng nhìn có vẻ to hơn hình tròn màu đen, mặc dù chúng bằng nhau. Kết hợp hai ví dụ trên, chúng ta có thể giải thích hiện tượng thay đổi độ lớn của mặt trời và mặt trăng như sau: Khi mặt trời và mặt trăng mới mọc hoặc sắp lặn, phía đường chân trời chỉ có một góc khoảng không. Gần đó lại là núi đồi, cây cối, nhà cửa hoặc các vật khác. Mắt chúng ta tự nhiên sẽ so sánh mặt trời hoặc mặt trăng với các vật kể trên, vì vậy ta có cảm giác chúng như to hẳn ra. Nhưng khi lên tới đỉnh đầu, bầu trời bao la không có vật gì khác, chúng ta thấy chúng nhỏ hẳn lại. Mặt khác, khi mặt trời hoặc mặt trăng mới mọc hoặc sắp lặn, bốn phía đều mờ tối khiến ta có cảm giác chúng sáng hơn (như ví dụ 2, vòng tròn trắng giữa nền đen). Khi đó, mắt ta sẽ thấy chúng to hơn. 6. Tại sao trời quầng thì gió, trăng tán thì mưa? Mỗi khi quanh mặt trời hoặc mặt trăng xuất hiện những vòng ánh sáng khá lớn màu trắng hoặc nhiều màu, ông bà lại nhắc con cháu thu thóc đang phơi, cất quần áo, đóng cửa sổ . Họ bảo nhau mưa gió sắp đến đấy. Vầng sáng ấy được gọi là tán hay quầng. Quầng ánh sáng xuất hiện xung quanh mặt trời phần lớn là có màu sắc theo thứ tự từ trong ra ngoài là hồng, da cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Quầng xuất hiện quanh mặt trăng phần lớn là màu trắng. “Quầng” xuất hiện khi bầu trời có mây ti tầng. Lớp mây này là những mây ở tầng cao do vô vàn tinh thể băng li ti tạo thành, đáy lớp mây cách mặt đất khoảng hơn 6 km. Không khí ở đây lúc này vẫn còn lạnh, thời tiết vẫn tốt. Tuy nhiên, ở nơi xa (cách đó khoảng mấy trăm km), luồng không khí nóng ẩm đang giao tranh với liệu siêu tầm Hình 1. Hình 2. Quầng sáng quanh mặt trăng. 3 Triệu Hoàng 25-09-2010 luồng không khí lạnh. Không khí dần ấm nóng và bay lên theo mặt nghiêng của khối không khí lạnh. Trong quá trình không khí nóng lên cao, nhiệt độ của khối khí bị giảm dần, hơi nước ngưng đọng thành tầng mây. Dần dần xuất hiện mây vũ tầng dày, loại mây này thường cho mưa thời gian kéo dài và iện rộng tới khoảng 300 km. Càng lên cao, do mặt front nóng (mặt phân cách khối khí nóng lạnh) càng cách xa mặt đất, độ cao ngưng kết hơi nước cũng dần dần tăng lên, do đó độ cao của chân mây cũng dần cao hơn, thành mây cao tầng và mây ti tầng, lên cao hơn nữa là mây ti. Vì mây ti hình thành ở độ cao trên 6 km, nhiệt độ không khí lúc này đã hạ xuống khoảng - 20 độ C, do đó có thể tạo thành những tinh thể băng hình trụ hoặc hình lục lăng. Khi tia nắng mặt trời và ánh trăng chiếu qua tinh thể băng này sẽ tạo ra quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng. Khi ta nhìn thấy quầng mặt trời hoặc quầng mặt trăng chứng tỏ mặt đất nơi ta đứng tuy vẫn có không khí lạnh khống chế, thời tiết vẫn bình thường, nhưng ở trên cao đã xuất hiện không khí nóng, và khi hơi nóng từ mặt đất bốc lên ngày càng lan đến gần nơi ta đứng hơn, thì ảnh hưởng tiếp theo sẽ là mây ngày càng thấp, gió mạnh dần lên. Cuối cùng là những giọt mưa rơi. Vì vậy, quầng là dấu hiệu đầu tiên cho thấy sẽ có mưa gió. Ngoài ra, tại khu vực ngoại vi của bão cũng thường có lớp mây cuốn và quầng, sau quầng các đám mây dần dần dày lên và đen đặc, tiếp đó sẽ có mưa to gió lớn. Nhưng, không có nghĩa là hễ mặt trời có quầng, vầng trăng có tán thì nhất định có mưa gió. Chủ yếu ở đây là thời tiết sẽ xấu đi, còn mưa gió hay không lại phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. 7. Ngoài mặt trăng, trái đất còn có thêm vệ tinh? Nếu ai hỏi câu ấy, có lẽ bạn sẽ trả lời ngay: Không, có chăng chỉ là vệ tinh nhân tạo! Thế nhưng lại có người nói rằng, trái đất còn có hai "vệ tinh thiên nhiên" nữa. Bạn có tin không? Sự thật là thế này. Sau nhiều năm quan sát, các nhà thiên văn học đã phát hiện ra hai đám mây lớn ở thể khí cũng quay quanh trái đất trên cùng quỹ đạo với mặt trăng. Một khối khí ở phía trước và một khối ở phía sau mặt trăng 60 độ trên quỹ đạo. Khoảng cách giữa chúng với mặt trăng đều là 40 vạn kilomet. Lần đầu tiên người ta phát hiện ra hai khối khí này vào tháng 10/1956. Đến ngày 6/3/1960 và ngày 6/4/1960 các nhà thiên văn đã chụp được hình ảnh cả hai khối mây thể khí đó. Cuối cùng, vào tháng 9/1961, người ta đã chính thức chứng minh được sự tồn tại và xác định được cấu tạo của chúng. Người ta có thể quan sát hai đám mây khí này vào những đêm không trăng. Khi đó chúng ta sẽ thấy chúng nằm ở vị trí ngược hướng với mặt trời. Chúng phản xạ ánh sáng mặt trời không được rõ lắm, thậm chí ánh quang của hệ ngân hà cũng át chúng đi. Vì quan trắc khó như vậy, nên người ta khó thấy chúng bằng mắt thường. liệu siêu tầm Không khí nóng chờm lên không khí lạnh, ngưng tụ rất cao trên bầu trời, hình thành các tinh thể băng, tạo nên mây ti. Ta nhìn qua đó, thấy mặt trời, mặt trăng có quầng. Mặt trăng - vệ tinh không có đối thủ của trái 4 Triệu Hoàng 25-09-2010 Hai khối khí này thực ra có thể được xem như những thiên thể, bởi thực tế, trong vũ trụ có rất nhiều vật thể tồn tại ở thể khí (ví dụ mặt trời là một quả cầu lửa thể khí khổng lồ). Tuy nhiên hiện nay, khoa học vẫn chỉ xếp mặt trăng là vệ tinh duy nhất của trái đất. 8. Vì sao các bến cảng đều được xây ở bờ lõm của sông? Nếu quan sát tỷ mỷ một chút vị trí của các bến cảng, bạn sẽ phát hiện thấy phần lớn chúng đều được xây dựng trên bờ lõm của sông. Vì sao vậy? Nếu hiểu được những kiến thức dưới đây, ta sẽ rõ điều đó không có gì là bí ẩn. Các dòng sông do chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên nên phần lớn đều uốn quanh. Khi dòng nước chảy qua một khúc sông cong thì ngoài việc chảy xuống hạ lưu theo hướng dọc, do tác dụng của lực ly tâm nên nước sông còn đổ về phía bờ lõm (bên lở), hình thành dòng chảy theo hướng ngang. Dưới tác dụng của dòng chảy theo hướng ngang, khi tầng trên của dòng chảy cuốn vào bờ lõm sẽ va đập vào đó làm cho dòng nước chảy từ bờ lõm xuống đáy sông không ngừng, rồi thoát ra chỗ đó, mang theo rất nhiều bùn cát ở nơi ấy về phía bờ lồi (bên bồi). Dưới tác dụng của trọng lực, bùn cát sẽ lắng đọng chất thành đống ở đây. Sau đó tầng trên dòng nước lại tiếp tục xoáy vào bờ lõm. Kết quả của sự chuyển động không ngừng ấy làm cho đáy sông bờ lõm ngày càng sâu, còn đáy sông bờ lồi ngày càng nông khiến dòng chính của sông ngày càng xa bờ lồi và lệch về bờ lõm. Khi lựa chọn địa điểm xây dựng bến cảng, nói chung chọn được nơi nào nước càng sâu càng tốt, vì như vậy mới thuận tiện cho việc tầu thuyền lớn cập bến. Vì vậy đa phần các bến càng lớn đều được xây dựng ở bờ lõm của dòng sông, ở đó nước tương đối sâu. Các bến cảng trên sông Trường Giang của Trung Quốc, sông Thames của Anh,… đều được chọn vị trí theo cách này. 9. Giải thích gió đất, gió biển: Ban ngày mặt trời đốt nóng, đất sẽ nóng lên nhanh hơn nước biển (khả năng hấp thụ nhiệt của đất tốt hơn nước) nên áp suất không khí trên đất liền giảm mà gió thổi từ nơi áp cao đến nơi áp thấp nên ban ngày gió từ biển thổi vào. Ban đêm thì nước biển nhận nhiệt nhưng chưa kịp nhả ra môi trường nên gió từ đất thổi ra biển 10. Vì sao các hiện tượng ngưng kết của hơi nước thường xảy ra ở các lớp không khí sát mặt đất trong tầng đối lưu? Ta biết rằng càng lên cao thì áp suất khí quyển tăng, không khí loãng dần nên việc làm cho lớp không khí ở trên cao bão hòa hơi nước sẽ khó hơn. Còn lớp không khí ở sát mặt đát trong tầng đối lưu dễ bão hòa hơi nước hơn nên cần được cung cấp một lượng hơi nước ít hơn lớp không khí ở trên. Do đó mà lớp không khí ở sát mặt đất trong tầng sẽ dễ ngưng tụ hơi nước hơn. 11. Khi gặp sét, nên đứng hay nên ngồi? Nếu gặp mưa hoặc cơn dông trong khi đang ở giữa một khu vực rộng và trống trải, thế tốt nhất cho bạn là quỳ xuống, hai đầu gối đặt sát nhau, đồng thời hai tay đặt lên đầu gối và người nghiêng về phía trước. Trong lúc này, nếu khoác thêm một chiếc áo mưa, bạn đã có "vỏ bọc" tránh thiên lôi rất hiệu quả . Nguyên tắc cơ bản để có thế tránh sét tốt nhất là hạ người càng thấp càng tốt, tránh bị sét đánh trực tiếp và giảm tối đa diện tích tiếp xúc giữa cơ thể và mặt đất. Tuyệt đối tránh chui vào những hang hốc vì đất là một môi trường dẫn điện cực tốt. Nếu có điều kiện, nên dùng vải hoặc quần áo cuộn chặt lại thành một cuộn có độ dày khoảng 10 cm rồi quỳ lên đó để cách ly hoàn liệu siêu tầm Sông luôn có bên lở, bên bồi. Người ta lợi dụng đặc tính của bên lở để xây bến cảng. Sét thường đánh xuống các thành phố lớn nơi có nhiều hệ thống điện áp. 5 Triệu Hoàng 25-09-2010 toàn sự tiếp xúc của cơ thể với mặt đất. Nếu bạn đang đi theo một nhóm thì phải nhanh chóng tách ra, không nên tập trung cùng một chỗ. Với những người đang điều khiển ôtô, nếu không tìm được chỗ trú thực sự an toàn thì nên ngồi yên trong xe. Những vị trí sau đây không được trú nếu muốn tránh sét: cây lớn đứng một mình giữa một khu vực trống (đặc biệt những cây cành thấp và vươn xa thân cây), khu vực gần đường dây điện, cột ăng ten, đường ray tàu hỏa, hàng rào sắt, hồ nước, bể bơi, bãi tắm rộng, ngồi trên xe đạp, đứng cạnh ôtô hay chui xuống gầm xe. 11. Vi sao co gio mua mua ha va gio mua mua dong? Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ở 2 mùa có chiều ngược nhau.Nguyên nhân hình thành là do sự chenh lệch khí áp giữa áp cao cận chí tuyến và áp thấp xích đạo. Gió mùa mùa hạ:hướng tây nam, có tính chất nóng ẩm.Hình thành vào mùa hè, do một vùng khí áp cao hình thành cận chí tuyến trên Ấn Độ Dương và Úc trong khi một vùng áp thấp khác hình thành tại chí tuyến đi qua vùng Nam Á và Trung Quốc Gió mùa mùa đông:hướng đông bắc, có tính chất lạnh khô Hình thành vào mùa đông, do một vùng khí áp cao hình thành tại vùng Siberia trong khi một vùng áp thấp khác hình thành tại cận chí tuyến. 12. Tại sao vườn treo Babylon lại được gọi là vườn treo? Vườn treo Babylon thực ra không hề được treo lên theo đúng nghĩa bởi các loại dây, mà được bắt nguồn từ việc dịch không chính xác từ 'kremastos' trong tiếng Hy Lạp hay từ 'pensilis' trong tiếng La tinh, vốn không chỉ mang nghĩa là "treo” mà là "nhô ra ở trên," như trường hợp một sân thượng hay một ban công. Vườn treo Babylon hay còn được gọi là vười treo Semiramis hiện nay thuộc Iraq, từng là một trong Bảy kỳ quan của thế giới. Theo những miêu tả, các vườn treo được xây dựng nên để cho bà vợ của Nebuchadnezzar là Amyitis khuây nỗi nhớ quê hương. Amyitis là con gái vua Cyaxares xứ Medes, đã cưới Nebuchadnezzar để tạo nên một liên minh giữa hai nước. Một miêu tả từ thế kỷ 16 về Vườn treo Babylon (bởi Martin Heemskerck). Ảnh: Wikipedia Cổng vườn treo Babylon liệu siêu tầm 6 Triệu Hoàng 25-09-2010 Vườn treo Babylon ngày nay Kết cấu của vườn treo Babylon này được xây dựng trên một ngọn tháp 4 tầng, có các mái hình vòm. Các tầng trên được dựng lên bởi các cột, khu vườn có bãi đất tạo thành hình bậc thang như một nhà hát với các công trình nhỏ hoà quyện bện trong. Với những lớp đất dầy để có thể trồng cây, Các cột, vòm, và các sân thượng được xây dựng bằng gạch nung và nhựa đường. Ngày nay vườn treo Babylon chỉ còn lại phần móng mà thôi. 13. Sương muối hình thành như thế nào? Những đêm giá rét, bầu trời đầy trăng sao, không hề có gió lay động ngọn lá. Sáng dậy ra ngoài cửa thấy khắp trên ngọn cỏ, mái nhà, thậm chí cả ở mặt dưới viên ngói phủ đầy sương muối trắng muốt. Người ta gọi tiết đó là "sương giáng", nghĩa là "sương muối rơi". Nhưng thật ra, chưa ai thấy sương muối "rơi" bao giờ . Giở quyển lịch ra xem thấy hàng năm, vào hạ tuần tháng 10 luôn có một tiết gọi là "sương giáng". Ban ngày, mặt đất nhận được ánh sáng mặt trời, nhiệt độ tăng cao hơn, làm cho nước ở đó không ngừng bốc hơi, khiến lớp không khí sát mặt đất lúc nào cũng có lượng hơi nước nhất định. Sang cuối thu, trong mùa đông và đầu xuân, đêm trời rất giá rét, nhất là vào những đêm không có mây, gió. Khí lạnh đọng lại sát mặt đất, khi tiếp xúc với những vật thể có nhiệt độ lạnh dưới 0 độ C thì một phần hơi nước sẽ bám vào bề mặt vật đó mà ngưng kết thành tinh thể băng nhỏ. Đó chính là sương muối. Vì sương muối là hơi nước ở sát mặt đất ngưng kết thành băng nên nó không thể là từ trên trời rơi xuống được. Khi ấy bắt gặp bất cứ nơi nào, chỉ cần đủ điều kiện là nó ngưng kết lại đó. Do vậy đôi khi chúng ta có thể phát hiện sương muối đọng cả mặt dưới viên ngói hoặc hòn gạch. Có lẽ cái từ “sương giáng” cũng cần sửa lại cho chính xác. Nhưng vì là cái tên đã dùng quen, truyền từ bao đời nay nên để nguyên cũng chẳng sao, miễn bạn hiểu chính xác nguyên lý tạo ra nó. Không phải chỗ nào cũng có Đối với các vật thể để ngoài trời ban đêm giá rét, mỗi vật lại có điều kiện ngưng kết sương muối khác nhau. Đồ sắt chẳng hạn, do tỉ nhiệt thấp, sau khi khuyếch tán nhiệt lượng rất dễ trở nên lạnh giá, nên dễ dàng xuất hiện sương muối. Gạch ngói do có nhiều lỗ xốp nhỏ, sự cách nhiệt giữa các bộ phận của nó rất tốt nên khi đã bị lạnh rồi sẽ khó nóng lên bởi nhiệt độ từ chỗ khác truyền tới. Trong thời tiết giá rét, đó cũng là vật dễ đọng sương muối. Lá cỏ cây vì mỏng lại có cả hai mặt cùng tản nhiệt nên cũng dễ làm lạnh, có điều kiện xuất hiện sương muối. Đất ruộng chỗ đã cày tơi so với chỗ chưa cày cũng vì độ dẫn nhiệt khác nhau mà điều kiện ngưng kết sương muối cũng khác nhau, vì thế sương muối thường xuất hiện ở chỗ đã cày trước rồi sau mới có ở chỗ chưa cày. 14. Vì sao điểm nóng nhất không phải là xích đạo? Xích đạo thường được coi là nơi nóng nhất vì vùng này quanh năm có mặt trời trên đỉnh đầu. Nhưng hãy xem lại tài liệu thống kê tình hình thời tiết trên thế liệu siêu tầm Ánh nắng làm tan các giọt sương đêm. Cây cối hầu như vắng bóng trên Sahara. 7 Triệu Hoàng 25-09-2010 giới: Tại xích đạo, nhiệt độ cao nhất rất ít khi vượt quá 35 độ C. Vậy mà tại sa mạc Sahara ở châu Phi, nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C, trong khi Sahara cách xa xích đạo hàng ngàn dặm. Tại các vùng sa mạc Ảrập, nhiệt độ ban ngày cao nhất cũng lên tới 45-50 độ C. Tại vùng sa mạc Trung Á, nhiệt độ cao nhất ban ngày cũng lên đến 48 độ C. Sa mạc Gobi (Mông Cổ) khoảng 45 độ C. Vùng xích đạo được hấp thu nhiều nhiệt lượng mặt trời nhất, vậy tại sao lại không phải là nơi nóng nhất? Nhìn vào bản đồ thế giới ta thấy, những vùng thuộc xích đạo phần lớn đều có biển cả như Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương. Nước làm cân bình nhiệt Mặt biển xích đạo mênh mông có tính chất khác hẳn lục địa. Nó có khả năng truyền dẫn nhiệt lượng của mặt trời xuống tận dưới đáy sâu. Đồng thời nước biển khi bốc hơi cũng làm tiêu hao khá nhiều nhiệt lượng mặt trời. Mặt khác, nước biển có nhiệt dung riêng rất lớn, nhiệt độ nước tăng chậm hơn rất nhiều so với đất liền. 1 cm3 nước nhận được 4,18 jun nhiệt lượng, tức 1 calo, thì chỉ làm cho nước tăng thêm 1 độ C, trong khi đó 1 cm3 đất hấp thu cũng bằng từng ấy nhiệt lượng thì nhiệt độ có thể tăng thêm 2-2,5 độ C. Vì lẽ đó vào mùa hè, nhiệt độ mặt biển tại xích đạo không bao giờ tăng lên đột ngột. Tình hình tại các sa mạc thì hoàn toàn ngược lại. Ở sa mạc rất hiếm các loại thực vật, nước càng "cực quý", chỉ có cát trắng mà thôi. Do nhiệt dung của cát nhỏ, nó sẽ nóng lên nhanh chóng khi hấp thụ nhiệt, nhưng lại không truyền nhiệt này xuống dưới sâu được (do khả năng truyền nhiệt rất kém). Vì thế, tuy lớp cát bề mặt đã nóng rãy rồi mà lớp cát bên dưới vẫn lạnh như băng. Mặt khác, đất sa mạc lại thiếu hẳn tác dụng bốc hơi nước làm tiêu hao nhiệt như ở biển. Cho nên, khi mặt trời xuất hiện trên đường chân trời, nhiệt độ trên sa mạc luôn tăng lên, đến giữa trưa mặt đất hầu như đã bị nung nóng như lửa thiêu vậy. Một nguyên nhân khác nữa là các đám mây và cơn mưa ở vùng xích đạo cũng nhiều hơn hẳn vùng sa mạc. Vùng xích đạo thường chiều nào cũng có mưa, như vậy nhiệt độ buổi chiều không thể cao quá được. Còn sa mạc, thường là trời nắng, rất hiếm khi có ngày mưa. Từ sáng sớm đến chiều tối mặt trời vẫn toả hơi nóng xuống sa mạc, về chiều nhiệt độ vùng sa mạc cũng tăng lên rất cao. Đó là lý do vì sao vùng xích đạo không phải là nơi nóng nhất của trái đất. 15. Hằng tinh phát sáng còn hành tinh lại không? "Hằng tinh” là các sao tự phát sáng và phát nhiệt, ngược lại “hành tinh” không hề có khả năng này. Hệ mặt trời do đó bao gồm một hằng tinh là mặt trời và 9 hành tinh khác là sao Thuỷ, Trái đất, sao Kim, sao Hoả, sao Mộc, sao Thổ, sao Thiên Vương, sao Hải Vương và sao Diêm Vương. Các hằng tinh trong vũ trụ có nhiệt độ bề mặt từ mấy nghìn tới mấy vạn độ, vì vậy chúng phát ra các loại bức xạ (kể cả ánh sáng nhìn thấy). Mặt trời là hằng tinh gần chúng ta nhất. Mỗi giây trên bề mặt mặt trời phát ra năng lượng tương đương với một máy phát điện có công suất 382 x 10 mũ 23 W. Nguyên nhân khiến hằng tinh phát sáng Đây là điều bí ẩn đối với ngành thiên văn học suốt nhiều thế kỷ qua. Mãi cho đến đầu thế kỷ 20, nhà vật lý Einstein dựa vào thuyết tương đối đã đưa ra một công thức có liên quan giữa khối lượng và năng lượng của vật thể, nhờ đó mà các nhà nghiên cứu mới có đáp án cho câu hỏi hóc búa này. Hoá ra trong lòng các hằng tinh, nhiệt độ cao tới hơn 10 triệu độ C khiến các vật chất trong đó tương tác với nhau, xảy ra phản ứng nhiệt hạch. Hạt nhân nguyên tử hydro biến thành hạt nhân nguyên tử heli và sản ra một năng lượng khổng lồ. Năng lượng này truyền từ tâm hằng tinh ra ngoài bề mặt và vào không gian bằng cách bức xạ. Các bức xạ này nằm trong phổ từ ánh sáng hồng ngoại, đến ánh sáng nhìn thấy và sóng cực ngắn. Cứ như vậy hằng tinh duy trì phát sáng không ngừng. Nhiệt độ bề mặt các hành tinh lại thấp hơn nhiều so với bề mặt các hằng tinh, vì thế các hành tinh không tự phát sáng được. Khối lượng của các hành tinh cũng nhỏ hơn nhiều so với các hằng tinh (sao Mộc có thể tích to nhất trong hệ mặt trời cũng chưa bằng 1/1.000 thể tích mặt trời). Cho dù các hành tinh tự sản sinh ra năng liệu siêu tầm S. Mộc dù vĩ đại nhẩt trong hệ mặt trời vẫn chỉ là hành tinh. 8 Triệu Hoàng 25-09-2010 lượng do sức hút và co giãn, nhưng năng lượng đó không thể nung nóng hành tinh tới mức xảy ra phản ứng nhiệt hạch. 16. Đảo hình thành như thế nào? Nằm xa lắc ngoài khơi, một hòn đảo xinh đẹp với cây cối xanh rờn nhưng cô độc giữa bốn bề nước mênh mông. Cách nó hàng trăm km, một vòng tròn san hô trắng muốt lằn trên nền đại dương xanh ngắt, cũng đang một mình chống chọi với sóng gió đại dương. Vì sao chúng lẻ loi vậy nhỉ? Một số đảo vốn là bộ phận của lục địa. Do vỏ trái đất vận động, giữa chúng và lục địa xuất hiện dải đất đứt gãy chìm xuống, do đó mà thành đảo ngăn cách với lục địa bằng biển. Các đảo Đài Loan, Hải Nam ở Trung Quốc đều được hình thành như vậy. Cũng có khi do sông băng tan, mực nước biển dâng lên làm nhấn chìm các phần lõm ở bên bờ đại lục, chỉ còn lại một số vùng đất cao, đỉnh núi biến thành đảo. Ngày nay người ta còn phát hiện được do chịu tác dụng của lực trương, lục địa xảy ra những vết đứt gãy rất sâu, rất lớn và các vật chất trong lòng đất tràn ra theo vết nứt hình thành đáy biển mới, có một số mảnh vỡ từ lục địa phân tách tạo ra đảo ở cách xa lục địa. Theo nghiên cứu, hòn đảo lớn nhất thế giới Greenland đã phân tách từ lục địa châu Âu. Từ núi lửa Trong biển cũng còn rất nhiều hòn đảo vốn không phải là lục địa, mà là do các dung nham và vật chất vụn khác từ núi lửa phun ra tích tụ dưới đáy biển tạo nên. Quần đảo Hawaii ở giữa Thái Bình Dương là một minh chứng điển hình. Chúng là một dãy núi lửa nhô lên khỏi mặt nước. Những đảo hình thành theo cách này nếu không có dung nham và các vật chất núi lửa tiếp tục bồi đắp thì có thể bị sóng biển va đập mà sụt lở cho đến khi mất hẳn dấu vết trên mặt biển. Tuổi thọ của chúng chỉ kéo dài vài năm thậm chí mấy tháng. Nhưng nếu vật chất không ngừng phun ra và tích tụ lại làm cho các đảo có thể tích tương đối lớn thì chúng có thể tồn tại lâu dài. Đến san hô San hô cũng là những người “thợ xây” đảo tích cực. Chúng tụ hợp lại với nhau, tiết ra chất đá vôi, tạo nên những “cây” san hô không ngừng sinh sôi nảy nở. Sóng gió có thể làm vỡ một bộ phận của chúng, nhưng những mảnh vụn đó lại lấp đầy khoảng trống trong “rừng san hô” làm cho chúng càng thêm chắc chắn. Cùng với xương của các sinh vật khác, chúng tích tụ lại thành những tảng đá ngầm và hòn đảo mọc đứng thẳng trong biển. Mặc dù diện tích của các đảo san hô không lớn, độ cao nhô lên mặt biển cũng có hạn, thường chỉ từ vài đến vài chục mét, nhưng chúng vẫn có thể tồn tại vững vàng giữa đại dương. San hô cư trú ở vùng nước biển ấm, trong và có hàm lượng muối thích hợp. Chúng chỉ có thể sống ở những vùng nước nông, độ sâu vài chục mét. Chúng cần bám vào đáy biển có đá để mọc lên, vì thế rất nhiều đảo san hô được phân bố tại đường giáp giới với lục địa, như những đảo san hô ở bên bờ đông bắc Australia kéo dài hơn 2.000 km. Ở những nơi biển sâu, san hô không thể sinh trưởng, nhưng ở những nơi tồn tại núi lửa thì chúng có thể lấy núi lửa làm cơ sở, xoay quanh núi lửa để sinh sôi. Nếu phần giữa của núi lửa chìm xuống nước mà san hô vẫn tiếp tục sinh sôi hướng lên trên, một đảo san hô có hình vòng tròn mà ở giữa là nước. Đó chính là các vòng tròn trắng đặc biệt trên biển. 17. Thủy triều đỏ: Thực ra là hiện tượng thủy triều đỏ (red tides) , một dạng tảo nở hoa ( phú dưỡng ) ( algal bloom ) gây hại cho môi trường bởi chính độc tố của tảo , bởi hoạt động phân hủy của vi khuẩn trên sinh khối tảo sau đó làm cạn kiệt O2 tại chổ . Những hiện tượng bùng phát mật độ tảo gây hại cho môi trường được gọi chung là HAB ( harmful algal bloom ). Những hiện tượng nở hoa của tảo tại thủy vực nói chung ( hồ, sông suối, biển .) do nhiều loại khác nhau. Chỉ khi nào mật độ cực cao ( hàng triệu cells/ ml ) mới làm thay đổi màu sắc nước do sắc tố của loài ưu thế gây ra ( từ xanh lục --->vàng nâu ---> đỏ .) Riêng hiện tượng thủy triều đỏ là hiện tượng thường xảy ra hàng năm tại USA . Nhất là ở bờ biển Florida ( vịnh Mexico ) do loài tảo Karenia brevis thuộc nhóm Dinoflagellate với mật độ lên tới hàng chục triệu cells/ml . Phía tây bắc US, đặc biệt là ở vịnh Maine, thủy triều đỏ ở đây lại do 1 loài Dinoflagellate khác ( loài Alexandrian fundyense ) liệu siêu tầm Dạng vòng đặc biệt của đảo san hô. 9 Triệu Hoàng 25-09-2010 Thủy triều đỏ gây hại nghiêm trọng cho môi trường vì tảo tiết độc chất tác động hệ thần kinh ( nhóm neurotoxin ) Loài K.brevis ở Florida tiết ra brevetoxin , loài A. fundyense tiết saxitoxin Nguyên nhân gây bùng phát sinh khối tảo thì chủ yếu là do phú dưỡng hóa môi trường, vì yếu tố dinh dưỡng chính của tảo là Nitrate & Phosphate ( là những chất có nhiều trong nước thải sinh hoạt và công nông nghiệp của con người < phân bón, bột giặt .) Riêng hiện tượng thủy triều đỏ thì ngoài những nguyên nhân trên người ta còn lưu ý tới những yếu tố khác ( El Nino , hải lưu, nhiệt độ tăng , và cả bụi chứa nhiều sắt từ sa mạc Sahara . <là nguyên liệu tạo sắc tố đỏ của 1 số loài tảo đỏ> ) 18. Vì sao nước biển mặn? Có người nói nước biển mặn vì hòa tan rất nhiều muối. Nhưng đó không phải câu trả lời, bởi muối ở đâu mà ra? Không lẽ nước sông, nước hồ không có muối hòa tan mà chỉ có nước biển?Đến nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra câu trả lời thỏa đáng. Có hai giả thuyết: - Giả thuyết thứ nhất cho rằng ban đầu nước biển cũng ngọt y hệt nước sông, nước hồ. Sau đó, muối từ trong nham thạch và các lớp đất xói mòn, theo mưa chảy ra các dòng sông. Rồi các dòng sông đổ về biển cả. Nước biển bốc hơi, trút xuống thành những cơn mưa. Mưa lại đổ ra các dòng sông . Cứ như vậy, theo thời gian, muối đã lắng đọng dần xuống biển, khiến biển ngày càng mặn hơn. Theo đó, dựa vào hàm lượng muối trong nước biển, người ta có thể tính ra tuổi của nó. - Giả thuyết thứ hai cho rằng, ngay từ đầu nước biển đã mặn như vậy. Lý do là các nhà khoa học thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển không tăng lên đều đặn theo tuổi của trái đất. Khi nghiên cứu những lớp đất đá trong các hang động bị nước biển tràn vào, người ta thấy rằng, hàm lượng muối trong nước biển luôn thay đổi, khi lên khi xuống chứ không cố định. Đến nay, người ta vẫn chưa biết tại sao lại như vậy. 19. Tại sao thấy Mặt Trăng ban ngày? Mặt trăng xuất hiện vào ban ngày cũng nhiều như vào ban đêm. Chỉ có điều ban ngày mặt trời sáng hơn tất cả mọi thứ, sáng đến nỗi chúng ta không thể nhận ra mặt trăng ngay cả khi nó đang xuất hiện. Tuy vậy, vào ban đêm chị Hằng là thứ sáng nhất trên bầu trời. Do mặt trăng di chuyển quanh trái đất trong một tháng, nên nó có mặt ở mọi vị trí trên bầu trời suốt 24 giờ. Diện tích bề mặt mặt trăng được nhìn thấy phụ thuộc vào tuần trăng, hay vào diện tích mà nó được ánh mặt trời chiếu tới tại một thời điểm nhất định. Ban ngày trời sáng vì bầu khí quyển tán xạ ánh mặt trời, nhưng mặt trăng đủ gần và đủ to để phản chiếu đủ ánh mặt trời nên nó sáng hơn bầu trời xung quanh. Vì thế ta vẫn thấy mặt trăng. Song điều này không đúng với các vì sao. Tuy vậy, một nhà du hành trên mặt trăng thậm chí vẫn có thể nhìn thấy các vì sao khi mặt trời đang mọc, bởi vì mặt trăng không có bầu khí quyển để phân tán ánh mặt trời và làm sáng loá bầu trời ban ngày. 20. Tại sao băng lại trôi? Băng trôi là do các phần tử nước ở trạng thái rắn chiếm nhiều thể tích hơn ở trạng thái lỏng, vì thế với cùng một thể tích thì đá băng sẽ nhẹ hơn nước. Trong tinh thể băng, các phân tử không bị nén vào giống như trong nước. Chúng không thay đổi kích cỡ, mà chỉ là thay đổi cách sắp xếp thôi. liệu siêu tầm 10 [...]... đỏ ng trưng cho lòng dũng cảm và nhiệt huyết, màu trắng nói lên niềm hy vọng trong sáng, nét tinh khiết của cuộc sống và tinh thần kỷ luật, trong khi màu liệu siêu tầm 20 Triệu Hoàng 25-09-2010 xanh là hiện thân của màu sắc thiên đàng, biểu ng của Thượng đế, lòng trung thành, niềm chân thành, công lý, và chân lý Ngôi sao, theo như biểu ng xa xưa trong văn hóa Ấn Ðộ, Ba Tư, và Ai Cập, ng... thành biểu ng của tự do, lá cờ đã nói lên sự hy sinh của biết bao thế hệ để giành lấy nền độc lập Lá cờ đầu tiên của Hoa Kỳ gồm có 13 ngôi sao và 13 sọc ng trưng cho 13 tiểu bang thuộc địa thời bấy giờ Quốc kỳ Hoa Kỳ có hai phần Một phần nhỏ ở góc trái trên cùng có hình ảnh của 50 ngôi sao trên nền màu xanh dương, ng trưng cho 50 tiểu bang hiện tại Phần chính gồm 7 sọc đỏ và 6 sọc trắng, ng... Thơ, sau đó được phân công phụ trách công tác tuyên truyền, in ấn tài liệu cách mạng Chính trong thời gian này, ông được Xứ uỷ Nam Kỳ trao nhiệm vụ vẽ cờ Tổ quốc để sử dụng trong Tư liệu siêu tầm 22 Triệu Hoàng 25-09-2010 các cuộc đấu tranh Ông đã vẽ lá cờ có nền đỏ và ngôi sao vàng nǎm cánh, thể hiện ý ng máu đỏ da vàng, ng trưng cho dân tộc và sự đoàn kết các tầng lớp nhân dân bao gồm sĩ,... một ngôi sao ng trưng cho chủ quyền của một tiểu bang, do đó ngày nay lá cờ Mỹ gồm có 50 ngôi sao ng trưng cho 50 tiểu bang, trong khi số sọc trên lá cờ vẫn được giữ ở con số 13, ng trưng cho 13 tiểu bang đầu tiên của ngày lập quốc Lễ chào cờ có ý nghĩa quan trọng cho mỗi công dân Hoa Kỳ vì nó nói lên lòng trung thành với tổ quốc Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ từng diễn giải biểu ng của lá... cực có một mảng lục địa rất lớn được gọi là “đại lục thứ bảy” của thế giới, có diện tích khoảng 14 triệu km2 Năng lực giữ nhiệt của lục địa rất kém, vì thế, nhiệt lượng thu được trong mùa hè bức xạ hết rất nhanh khiến băng tích lại nhiều Sông băng trên lục địa từ trên cao di động xuống bốn phía bị vỡ thành nhiều tảng băng rất lớn ở bên bờ biển, trôi nổi trên đại dương bao quanh lục địa, tạo nên những... diện tích sàn của một tòa nhà đơn lẻ, cao thứ 17 thế giới nếu tính theo thời điểm 2007 Tọa lạc tại đường Phạm Hùng, Quận Cầu Giấy, Hà Nội liệu siêu tầm 18 Triệu Hoàng 25-09-2010 Bản thiết kế tòa nhà Keangnam Hanoi Landmark Tower Được biết tòa nhà này có vốn đầu là 1,05 tỷ USD Khởi công 25/8/2007 Dự kiến hoàn thành vào năm 2010 35 Công bố nước giàu, nghèo nhất thế giới Một tạp chí uy tín tại Mỹ... dương ở vùng Bắc cực có diện tích rất lớn khoảng 13,1 triệu km2, nhưng chỉ toàn là nước Nhiệt dung của nước lớn, có thể hấp thụ ng đối nhiều nhiệt lượng rồi từ từ toả ra, nên băng ở đây ít hơn ở Nam cực Hơn nữa, tuyệt đại bộ phận băng lại tích tụ ở trên đảo Greenland Tư liệu siêu tầm 12 Triệu Hoàng 25-09-2010 Người ta đã tính được rằng diện tích băng che phủ trên toàn trái đất là khoảng gần 16... nháy mắt đã ném văng một toa tàu hoả đi xa khoảng 2 cây số… “Hung thần” đó chính là vòi rồng Vòi rồng là hiện ng một luồng không khí lớn xoáy tròn mở rộng ra từ một đám mây dông xuống tới mặt đất Đường kính của vòi rồng có thể thay đổi từ vài chục mét đến 2 km, trung bình khoảng 50 m Tư liệu siêu tầm 13 Triệu Hoàng 25-09-2010 Vòi rồng hình thành ở bán cầu bắc thường tạo ra gió xoáy ngược chiều... nguyên màu sắc của ánh sáng mặt trời - màu trắng Vậy, ánh sáng là gì và thế nào là hiện ng tán xạ ánh sáng? Ánh sáng là tập hợp của vô số các hạt photon Photon đến mắt chúng ta dưới hình thức một “dải cầu vồng” mà các nhà vật lý gọi là quang phổ Quang phổ có rất nhiều màu sắc, nhưng về cơ bản có 7 màu là đỏ, da Tư liệu siêu tầm 14 Triệu Hoàng 25-09-2010 cam, vàng, lục, lam, chàm, tím Những photon... pháp hành động ngay Tuy nhiên, lúc thời tiết nắng ấm hay trong môi trường quá quen thuộc, mèo và chó cũng chẳng cảnh giác cho lắm, chúng ngủ khì trong thể duỗi dài thoải mái như thường 32 Bằng cách nào rắn nuốt con mồi to gấp nhiều lần đầu nó? Tư liệu siêu tầm 17 Triệu Hoàng 25-09-2010 Ở đảo Hải Nam, Trung Quốc, người ta bắt được con rắn cạp nong còn nguyên cả một con dê nhỏ trong bụng Con rắn . 25-09-2010 TƯ LIỆU 1. Hắc Hải Hắc Hải có màu bình thường như các biển khác. Người Hy Lạp, Lưỡng Hà cổ đại thường dùng màu sắc để chỉ phương hướng. Màu vàng tư ng. năm có mặt trời trên đỉnh đầu. Nhưng hãy xem lại tài liệu thống kê tình hình thời tiết trên thế Tư liệu siêu tầm Ánh nắng làm tan các giọt sương đêm. Cây

Ngày đăng: 11/10/2013, 13:11

Xem thêm: TƯ LIỆU ĐỊA LÍ

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Vành sáng của sao Mộc, Thiên Vương và Hải Vương có thể đã hình thành khi sao băng va chạm vào các vệ tinh bé nhỏ nằm sát bên trong hành tinh mẹ - TƯ LIỆU ĐỊA LÍ
nh sáng của sao Mộc, Thiên Vương và Hải Vương có thể đã hình thành khi sao băng va chạm vào các vệ tinh bé nhỏ nằm sát bên trong hành tinh mẹ (Trang 2)
Vì mây ti hình thàn hở độ cao trên 6 km, nhiệt độ không khí lúc này đã hạ xuống khoảng -20 độ C, do đó có thể tạo thành những tinh thể băng hình trụ hoặc hình lục lăng - TƯ LIỆU ĐỊA LÍ
m ây ti hình thàn hở độ cao trên 6 km, nhiệt độ không khí lúc này đã hạ xuống khoảng -20 độ C, do đó có thể tạo thành những tinh thể băng hình trụ hoặc hình lục lăng (Trang 4)
Gió mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ở2 mùa có chiều ngược nhau.Nguyên nhân hình thành là do sự chenh   lệch   khí   áp   giữa   áp   cao   cận   chí   tuyến   và   áp   thấp   xích   đạo - TƯ LIỆU ĐỊA LÍ
i ó mùa là gió thổi theo mùa, hướng gió ở2 mùa có chiều ngược nhau.Nguyên nhân hình thành là do sự chenh lệch khí áp giữa áp cao cận chí tuyến và áp thấp xích đạo (Trang 6)
Kết cấu của vườn treo Babylon này được xây dựng trên một ngọn tháp 4 tầng, có các mái hình vòm - TƯ LIỆU ĐỊA LÍ
t cấu của vườn treo Babylon này được xây dựng trên một ngọn tháp 4 tầng, có các mái hình vòm (Trang 7)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w