1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ hóa học: Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây vú bò (Ficus Hirta Vahl.) phân bố tại miền trung Lào

97 46 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 97
Dung lượng 3,49 MB

Nội dung

Khu hệ nấm vùng rễ là quần hợp nấm – thực vật đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của thực vật cũng như nhiều hệ sinh thái. Hơn 90% các loài thực vật có quan hệ với nấm theo hình thức nấm rễ và phụ thuộc vào mối quan hệ này để tồn tại. Chúng phát triển bằng cách phát triển hệ sợi ra vùng đất bao quanh rễ và lan dần ra xung quanh, nhờ đó làm tăng khả năng hấp thu dinh dưỡng, nước của hệ rễ và đồng thời làm thay đổi cấu trúc đất theo chiều hướng có lợi. Với tầm quan trọng và ý nghĩa thiết thực hình thức cộng sinh này đã và đang được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu và ứng dụng vào thực tiển sản xuất nông – lâm nghiệp ở nhiều nước trên toàn thế giới.

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BOUNMANY THIPTHILARTH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC

VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ LÁ CÂY VÚ BÒ

(FICUS HIRTA VAHL.) PHÂN BỐ TẠI

MIỀN TRUNG LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

BOUNMANY THIPTHILARTH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN HÓA HỌC

VÀ HOẠT TÍNH SINH HỌC TỪ LÁ CÂY VÚ BÒ

(FICUS HIRTA VAHL.) PHÂN BỐ TẠI

MIỀN TRUNG LÀO

Ngành: Hóa hữu cơ

Mã số: 8440114

LUẬN VĂN THẠC SĨ HÓA HỌC

Người hướng dẫn khoa học: TS Nguyễn Thị Thanh Hương

THÁI NGUYÊN - 2019

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan các số liệu, kết quả trong luận văn là hoàn toàn trung thực chưa từng được công bố trong một công trình khoa học nào khác

Thái Nguyên, tháng năm 2019

Tác giả luận văn

BOUNMANY THIPTHILARTH

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Luận văn thạc sĩ này được hoàn thành tại Khoa Hóa học, Trường Đại học

Sư phạm - Đại học Thái Nguyên

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Nguyễn Thị Thanh Hương đã giao đề tài, tận tình hướng dẫn và tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để tôi có thể hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô khoa Hóa học, Ban giám hiệu cùng các Phòng, Ban của Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu, học tập tại Việt Nam

Tôi xin chân thành cám ơn Ban chủ nhiệm khoa Khoa học, Ban giám hiệu Trường Đại học Quốc gia Lào đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi được du học; tôi xin trân trọng cám ơn Chính Phủ Lào và Chính phủ Việt Nam đã giúp đỡ, tài trợ học bổng và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi được học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn thạc sĩ này

Cuối cùng tôi xin chân thành cảm ơn các bạn bè đồng nghiệp đã giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn

Học viên

Bounmany THIPTHILARTH

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIỆT TẮT iv

DANH MỤC CÁC BẢNG v

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ vi

MỞ ĐẦU 1

1 Mục tiêu của đề tài 2

2 Nội dung nghiên cứu 2

3 Phương pháp nghiên cứu 2

4 Dự kiến kết quả đạt được 3

Chương 1: TỔNG QUAN 4

1.1 Tổng quan về Họ Dâu tằm (Moraceae) 4

1.1.1 Giới thiệu chung về chi Ficus 4

1.1.2 Đặc điểm thực vật về loài Ficus racemosa L 7

1.1.3 Đặc điểm thực vật về loài Ficus hispida L.f 9

1.1.4 Đặc điểm thực vật về loài Ficus benghalensis 11

1.1.5 Đặc điểm thực vật về loài Ficus hirta Vahl 12

1.2 Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Ficus 14

1.2.1 Trên thế giới 14

1.2.2 Các nghiên cứu về loài F hirta Vahl ở Việt Nam 22

1.2.3 Các nghiên cứu về loài F hirta Vahl ở Lào 23

1.3 Hoạt tính sinh học của Taraxerone và Bergapten 23

1.3.1 Taraxerone 23

1.3.2 Bergapten 24

Trang 6

Chương 2: THỰC NGHIỆM 25

2.1 Đối tượng nghiên cứu 25

2.2 Hóa chất, thiết bị 25

2.2.1 Hóa chất 25

2.2.2 Thiết bị 27

2.3 Phương pháp xử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các chất phân lập được 27

2.3.1 Xử lý mẫu thực vật 27

2.3.2 Chiết tách các chất 27

2.3.3 Xác định cấu trúc các chất 28

2.4 Phương pháp xác định hoạt tính sinh học 28

2.4.1 Phương pháp xác định hoạt tính ức chế Nitric oxide (NOs inhibition) từ dịch chiết nước mẫu lá của loài F hirta Vahl 28

2.4.2 Phương pháp xác định hoạt tính kháng sinh dịch chiết nước mẫu lá của loài F hirta Vahl 28

2.4.3 Phương pháp xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư dịch chiết nước mẫu lá của loài F hirta Vahl 28

2.5 Thực nghiệm 29

2.5.1 Quá trình phân lập các chất từ mẫu lá của loài F hirta Vahl 29

2.5.2 Dự kiện phổ của các chất phân lập được 31

2.5.3 Xác định khả năng ức chế Nitric oxide từ mẫu lá của loài F hirta Vahl 31

2.5.4 Phương pháp xác định hoạt tính kháng vi sinh 33

2.5.5 Xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư 34

2.6 Phương pháp xử lý số liệu 35

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 36

3.1 Phân lập các chất từ cặn chiết ethyl acetate mẫu lá của loài F hirta Vahl 36

3.2 Xác định cấu trúc chất tách được 36

3.2.1 Chất F1: Taraxerone 36

Trang 7

3.2.2 Chất F2: Bergapten 42

3.3 Kết quả thử hoạt tính sinh học từ dịch chiết nước mẫu lá của loài F hirta Vahl 48

3.3.1 Kết quả nghiên cứu khả năng ức chế Nitric Oxide (NOs Iinhibtion) từ dịch chiết nước mẫu lá của loài F hirta Vahl 48

3.3.2 Kết quả nghiên cứu hoạt tính kháng vi sinh của dịch chiết nước mẫu lá của loài F hirta Vahl 50

3.3.3 Kết quả thử hoạt tính gây độc tế bào ung thu dịch chiết nước mẫu lá loài F hirta Vahl 51

KẾT LUẬN 54

KIẾN NGHỊ 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

PHỤ LỤC

Trang 8

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIỆT TẮT

MTT 3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl)-2,5-diphenyltetrazolium bromide

L-NMMA NG-Methyl-L-arginine acetate

MIC Minimum inhibitor concentration (Nồng độ tối thiểu ức chế)

MBC Minimum bactericidal concentration (Nồng độ tối thiểu diệt khuẩn

IC50 Nồng độ gây ra tác dộng sinh học cho 50% mẫu thử nghiệm

1H-NMR Phổ cộng hưởng từ hạt nhân của nghiêm tử 1

H

HR-ESI-MS Phổ khối phân giải cao

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Các loài của chi Ficus đã được tìm thấy ở các vùng lãnh thổ 4

Bảng 1.2: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-9 17

Bảng 1.3: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 10-13 19

Bảng 1.4: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 14-36 20

Bảng 1.5: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 37-39 22

Bảng 3.1: Số liệu phổ 1H-NMR chất F1 38

Bảng 3.2: Số liệu phổ 13C-NMR chất F1 40

Bảng 3.3: So sánh phổ 1H-NMR, 13C-NMR của chất F1 và hợp chất tham khảo 41

Bảng 3.4: Số liệu phổ 1H-NMR của chất F2 44

Bảng 3.5: Số liệu phổ 13C-NMR của chất F2 46

Bảng 3.6: So sánh phổ 1H-NMR, 13C-NMR của chất F2 và hợp chất tham khảo 47

Bảng 3.7: Khả năng ức chế sản sinh NO của các mẫu nghiên cứu 50

Bảng 3.8: Kết quả thử hoạt tính kháng sinh vật kiển định 51

Bảng 3.9: Kết quả xác định khả năng ức chế sự phát triển tế bào ung thư của dịch chiết nước mẫu lá loài F hirta Vahl 53

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ

Hình 1.1: Lá của loài F racemosa L 8

Hình 1.2: Quả của loài F racemosa L 8

Hình 1.3: Thân của loài F racemosa L 8

Hình 1.4: Hình vẽ mô tả của loài F racemosa L 8

Hình 1.5: Thân, lá và quả của loài F hispida L.f 10

Hình 1.6: Hình vẽ mô tả của loài F hispida L.f 10

Hình 1.7: Thân của loài F benghalensis 11

Hình 1.8: Lá của loài F benghalensis 11

Hình 1.9: Quả của loài F benghalensis 11

Hình 1.10: Hình vẽ mô tả của loài F benghalensis 11

Hình 1.11: Thân và quả của loài F hirta Vahl 13

Hình 1.12: Lá của loài F hirta Vahl 13

Hình 1.13: Quả của loài F hirta Vahl 13

Hình 1.14: Hình vẽ mô tả của loài F hirta Vahl 13

Hình 1.15: Công thức cấu tạo của taraxerone 24

Hình 1.16: Công thức cấu tạo của Bergapten 24

Sơ đồ 2.1: Sơ đồ chiết, tách các chất từ mẫu lá của loài F hirta Vahl 30

Hình 3.1: Phổ 1H-NMR của chất F1 37

Hình 3.2: Phổ 1H-NMR của chất F1 37

Hình 3.3: Phổ 1H-NMR của chất F1 38

Hình 3.4: Phổ 13C-NMR của chất F1 39

Hình 3.5: Phổ 13C-NMR của chất F1 39

Hình 3.6: Phổ HSQC của chất F1 40

Hình 3.7: Công thức cấu tạo của chất F1 42

Hình 3.8: Phổ 1H-NMR của chất F2 43

Hình 3.9: Phổ 1H-NMR của chất F2 43

Hình 3.10: Phổ 13C-NMR của chất F2 44

Trang 11

Hình 3.11: Phổ 13C-NMR của chất F2 45

Hình 3.12: Phổ 13C-NMR và DEPT của chất F2 45

Hình 3.13: Công thức cấu tạo chất F2: Bergapten 47

Hình 3.14: Đường chuẩn NaNO2 49

Trang 12

MỞ ĐẦU

Hệ thực vật của Lào được nghiên cứu từ những năm đầu thế kỷ XX, do Le Comte chủ biên (1907-1951), các nhà khoa học phát hiện được khoảng 11.000 loài thực vật ở Lào Kết quả cho thấy, Lào là một trong những quốc gia thuộc các vùng nhiệt đới và còn nhiều rừng nguyên sinh, nơi chứa đựng giá trị đa dạng sinh học cao chưa được khám phá Bên cạnh đó, theo kinh nghiệm dân gian, nhiều loài thực vật đã được sử dụng làm thuốc chữa bệnh cho nhân dân Tuy nhiên, việc nghiên cứu thành phần hóa học, tác dụng dược lý một cách khoa học, toàn diện để có thể quy hoạch, bảo tồn các loài cây thuốc quý hiếm đang gặp nhiều khó khăn Những năm vừa qua, do việc quản lý và khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên có nhiều điều còn bất cập khiến cho một lượng lớn các nguồn dược liệu của Lào bị tàn phá nặng nề, nhiều nguồn gen cây thuốc quý hiếm bị tuyệt chủng

Hiện nay, trên thế giới đang có xu hướng sử dụng các hợp chất thiên nhiên

có sẵn trong cây để điều chế dược phẩm, thực phẩm Trong số các hợp chất thu được, có những hợp chất thể hiện hoạt tính gây độc tế bào ung thư, một số khác lại thể hiện hoạt tính kháng sinh Tác dụng chữa bệnh, tăng cường và bảo vệ sức khoẻ con người ở nhiều loài thực vật chủ yếu là do các hợp chất tự nhiên mà chúng đã sinh tổng hợp, tích luỹ trong quá trình sinh trưởng và phát triển

Loài F hirta Vahl (còn gọi là Vú bò hay Vú chó) có tên khoa học là

Ficus hirta Vahl thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), là loại cây mọc hoang ở các

vùng đồi núi miền Trung Lào Đây là khu vực có khí hậu nhiệt đới, nóng, ẩm

rất phù hợp cho sự phát triển của chi Ficus nói chung và loài F hirta Vahl

nói riêng Người dân vẫn dùng lá cây làm thức ăn cho gia súc và chữa bệnh

cho con người Loài F hirta Vahl là cây thuốc quý, được sử dụng trong Đông

y để chữa bệnh thấp khớp, viêm thận, ho Người dân từ lâu đã sử dụng nhựa

mủ trắng của loài F hirta Vahl để trị tắc tia sữa, phong thấp Lá và quả của

Trang 13

loài F hirta Vahl giã nát đắp để chữa vết thương bầm tím, sa dạ dày, sa tử

cung… [3]

Việc nghiên cứu về loài F hirta Vahl ở Lào còn rất hạn chế Hiện tại chỉ

dùng ở mức nghiên cứu phân loại thực vật, chưa có bất kỳ công trình nghiên cứu

nào về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của loài F hirta Vahl Chính vì

lý do trên mà chúng tôi đã lựa chọn đề tài:

“Nghiên cứu thành phần hóa học và hoạt tính sinh học từ lá cây Vú bò

(Ficus hirta Vahl.) phân bố tại miền Trung Lào”

1 Mục tiêu của đề tài

- Thành phần hóa học trong phần lá của loài F hirta Vahl mọc tại địa bàn

miền Trung Lào

- Kết quả hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc chất tách được

2 Nội dung nghiên cứu

Từ mục tiêu đặt ra, đề tài có các nội dung chính sau:

1 Thu mẫu lá của loài F hirta Vahl phân bố tại miền Trung Lào, tạo tiêu

bản và xác định tên khoa học

2 Tạo cặn chiết bằng các dung môi khác nhau từ các mẫu thu hái được

3 Phân lập và xác định cấu trúc hóa học của các chất chính từ cặn chiết có hoạt tính

4 Thử hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc của chất tách được

3 Phương pháp nghiên cứu

3.1 Cách tiếp cận

Với mục tiêu đã đặt ra, cách tiếp cận của đề tài là:

- Thu thập các tài liệu trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, đặc biệt

là những thành tựu gần đây nhất trong lĩnh vực nghiên cứu các chất có hoạt tính

của chi Ficus

- Sử dụng các phương pháp thử hoạt tính để thăm dò hoạt tính của các dịch

chiết từ các mẫu lá của loài F hirta Vahl thu hái được Sau đó nghiên cứu thành

phần hóa học của cặn chiết có hoạt tính và tìm ra chất chính trong dịch chiết

Trang 14

- Kết hợp các phương pháp nghiên cứu hoá học truyền thống, đề tài sẽ sử dụng các phương pháp phân lập hiện đại để đạt được hiệu quả cao hơn đối với chất phân cực và khó phân tách

3.2 Phương pháp nghiên cứu và kỹ thuật sử dụng

- Thu hái mẫu lá loài F hirta Vahl phân bố tại miền Trung Lào vào thời

điểm cây ra hoa, sinh trưởng mạnh nhất

- Xử lý mẫu, chiết trong dung môi hữu cơ có độ phân cực khác nhau

- Tách chiết tạo các dịch chiết bằng cách chiết phân đoạn trong các dung môi như n-hexan, CH2Cl2, ethyl acetate

- Tách và tinh chế các chất sạch từ dịch chiết bằng các phương pháp sắc

ký như sắc ký cột thường, sắc ký cột nhanh với chất nhồi cột như silicagel, sắc

ký bản mỏng điều chế…

- Xác định cấu trúc của các chất phân lập được bằng cách sử dụng kết hợp các phương pháp phổ hiện đại

- Thử hoạt tính sinh học của các dịch chiết hoặc chất thu được

4 Dự kiến kết quả đạt được

- Thành phần hóa học trong mẫu lá của loài F hirta Vahl mọc tại miền

Trung Lào

- Kết quả hoạt tính sinh học của dịch chiết hoặc của chất tách được

- Định hướng khoa học về việc sử dụng các chất từ phần lá của loài

F hirta Vahl

Trang 15

Chương 1 TỔNG QUAN

1.1 Tổng quan về Họ Dâu tằm (Moraceae)

Họ Dâu tằm gồm những cây gỗ thường xanh hay rụng lá, cây bụi, hiếm khi là cây thảo, lá mọc cách, có lá kèm bọc lấy chồi, sớm rụng Thân và lá

có nhựa mủ trắng Lá đơn, mọc cánh dài 2 - 3 cm, không xẻ thùy Hoa đơn tính cùng cây hoặc khác cây tập hợp thành cụm hoa lồi hoặc lõm Bộ nhị có

số lượng bằng số lá đài mọc đối diện với các lá hoặc bị trụng Màng hạt phấn có nhiều lỗ Hoa đực có đài hơi khác với hoa cái Bầu trên, 1 ô do 2 lá noãn hợp thành

1.1.1 Giới thiệu chung về chi Ficus

Chi Ficus có hơn 1000 loài, hầu hết chúng được phân bố ở các vùng

nhiệt đới, cận nhiệt đới như: Myanmar, Cambodia, Thái Lan, Việt Nam, Lào, Trung Quốc

Bảng 1.1: Các loài của chi Ficus đã được tìm thấy ở các vùng lãnh thổ

Trung Quốc: 99 loài chính

1

F caulocarpa M; F geniculata K; F virens A; F subpisocarpa G; F concinna M; F religiosa L; F cardiophylla M; F hookeriana C; F orthoneur H; F rumphii B; F elastica R; F annulata; F drupacea; F altissima B; F pubilimba M; F glaberrima B; F kurzii K; F pisocarpa

B; F maclellandii K; F microcarpa L f; F curtipes C; F stricta M, F

benjamina L, F vasculosa W M, F callosa W, F nervosa H R; F pubinervis B; F racemosa L; F auriculata L; F oligodon M; F beipeiensis S S; F variegata B; F squamosa R; F hispida L f; F septica N L B; F fistulosa R B; F benguetensis M; F carica L; F henryi W D; F subincisa B-H; F langkokensis D; F pedunculosa M; F neriifolia S; F fusuiensis S S C; F ruyuanensis S S C; F erecta T; F pyriformis H; F variolosa L; F trivia C; F chapaensis G; F filicauda

H-M; F gasparriniana M; F daimingshanensis S S C; F

Trang 16

heteromorpha H; F ovatifolia S S C; F sinociliata; F undulata S S

C; F formosana M; F ischnopoda M; F stenophylla H; F pandurata H; F vaccinioides; F tannoensis H; F tikoua B; F abelii M; F

esquiroliana; F hirta Vahl; F fulva R, B; F simplicissima L; F ruficaulis M; F chartacea W K; F tuphapensis D; F tsiangii M C; F irisana E; F ampelos N L B; F cumingii M; F semicordata B-H; F prostrata M; F heterophylla L, f; F cyrtophylla M; F praetermissa C;

F tinctoria G F; F virgata R B; F subulata B; F heteropleura B; F aurantiaca G; F trichocarpa B; F hederacea R; F sagittata Vahl; F laevis B; F pubigera K; F dinganensis S S C; F pumila L; F sarmentosa B-H; F guizhouensis S S C; F yunnanensis S S C; F napoensis S S C; F guangxiensis S S C; F polynervis S S C [12]

Myanmar: 51 loài chính

2

F caulocarpa M; F geniculata K; F virens A; F subpisocarpa G; F concinna M; F orthoneura H; F rumphii B; F elastica R; F annulata

B; F drupacea T; F altissima B; F pubilimba M; F glaberrima B; F

kurzii K; F maclellandii K; F microcarpa L f; F curtipes C; F benjamina L; F vasculosa W M; F callosa W; F nervosa H R; F racemosa L; F auriculata L; F oligodon M; F variegata B; F squamosa R; F hispida L f; F fistulosa R B; F subincisa B-H; F neriifolia S; F gasparriniana M; F heteromorpha H; F ischnopoda M;

F abelii M; F esquiroliana H; F hirta Vahl; F fulva R B; F chartacea

W K; F heterophylla L f; F cyrtophylla M; F praetermissa C; F

tinctoria G F; F subulata B; F heteropleura B; F aurantiaca G; F hederacea R; F sagittata Vahl; F laevis B; F pubigera K; F sarmentosa B-H [12]

Cambodia: 51 loài chính

3

F geniculata K; F virens A; F benjamina L; F hispida L f; F simplicissima L; F heterophylla L f; F heteropleura B [12]

Trang 17

Thái Lan: 50 loài chính

4

F caulocarpa M; F geniculata K; F virens A; F subpisocarpa G; F concinna M; F orthoneura H; F rumphii B; F annulata B; F drupacea T;

F altissima B; F pubilimba M; F glaberrima B; F kurzii K; F pisocarpa

B; F maclellandii K; F microcarpa L f; F curtipes C; F benjamina L; F

vasculosa W M; F callosa W; F nervosa H R; F racemosa L; F auriculata L; F oligodon M; F variegata B; F squamosa R; F hispida L

f; F fistulosa R B; F subincisa B-H; F gasparriniana M; F ischnopoda M; F stenophylla H; F pandurata H; F abelii M; F esquiroliana H; F

hirta Vahl; F chartacea W K; F semicordata B-H; F heterophylla L f,

F cyrtophylla M; F praetermissa C; F tinctoria G F; F subulata B; F heteropleura B; F aurantiaca G; F hederacea R; F sagittata Vahl; F laevis B; F pubigera K [12]

Việt Nam: 62 loài chính

5

F geniculata K; F virens A; F subpisocarpa G; F concinna M; F cardiophylla M; F orthoneura H; F rumphii B; F annulata B; F drupacea T; F altissima B; F pubilimba M; F glaberrima B; F kurzii

K; F maclellandii K; F microcarpa L f; F curtipes C; F stricta M;

F benjamina L; F vasculosa W M; F callosa W; F nervosa H R; F racemosa L (F glommerata R); F auriculata L; F oligodon M; F variegata B; F hispida L f; F fistulosa R B; F henryi W D; F subincisa B-H; F langkokensis D; F erecta T; F pyriformis H; F chapaensis G; F gasparriniana M; F formosana M; F ischnopoda; F stenophylla H; F pandurata H; F abelii M; F esquiroliana H; F.hirta

Vahl; F fulva R; F simplicissima L; F chartacea W K; F tuphapensis D; F semicordata B-H; F prostrata M; F heterophylla L f; F

cyrtophylla M; F praetermissa C; F tinctoria G F; F heteropleura B,

F aurantiaca G; F sagittata Vahl; F laevis B; F pubigera K; F pumila

L; F sarmentosa B-H; F macrophylla; F benghalenis L [3], [ 12]

Trang 18

Lào: 20 loài chính

6

F geniculata K; F virens A; F subpisocarpa G; F concinna M; F drupacea T; F benjamina L; F hispida L f; F subincisa B-H; F langkokensis D; F variolosa L B; F gasparriniana M; F stenophylla

H; F tikoua B; F esquiroliana H; F hirta Vahl; F heterophylla L f; F

praetermissa C; F hederacea R; F pubigera K; F racemosa L; F.

benghalensis [22], [29], [12]

Dưới đây chúng tôi sẽ trình bày tổng quan về một số loài thuộc chi Ficus đã

được tìm thấy ở miền Trung Lào về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học cũng như ứng dụng trong y học

1.1.2 Đặc điểm thực vật về loài Ficus racemosa L

Tên tiếng Lào: Mác đưa kiếng

Tên tiếng Việt: Cây sung

1.1.2.2 Đặc điểm về thực vật và phân bố trong tự nhiên

Loài F racemosa L là cây thân gỗ cao tới 25 - 30 m, đường kính thân cây

tới 60-90 cm, hoa đơn tính cùng gốc Vỏ thân cây màu nâu ánh xám, nhẵn Cành nhỏ màu nâu Lá kèm hình trứng hoặc mũi mác, dài từ 1,5 - 2 cm Lá đơn, mọc so le, có màng và lông tơ, sớm rụng Cuống lá dài 2 - 3 cm, gốc lá hình nêm hơi cùn, mép lá nguyên, nhọn đỉnh tới hơi cùn Hoa đực, các lỗ chân lông

Trang 19

cận đỉnh, không cuống, thùy của đài hoa 3, nhị 2 Ra hoa trong khoảng tháng 5 tới tháng 7 Quả mọc thành chùm hình quả lê, đường kính 2 – 2.5 cm trên thân cây, các cành nhỏ, đôi khi ở nách lá hoặc trên các cành nhỏ không lá đã già Khi chín quả có màu cam ánh đỏ

Loài F racemosa L phát triển tại các khu vực ẩm ướt, phân bố ở Trung Quốc,

Ấn Độ, Đông Nam Á, Sri Lanka, Australia Ở Việt Nam và Lào, loài F racemosa L

phân bố rộng khắp ở cả ba miền

1.1.2.3 Công dụng của loài F racemosa L

Loài F racemosa L còn là một vị thuốc dùng trong y học dân tộc Lá F

racemosa L non dùng để ăn, nhựa F racemosa L được người dân coi là một

Trang 20

Chữa mụn nhọt: Rửa sạch chỗ mụn nhọt, lau khô nước, nhựa F racemosa

L bôi trực tiếp vào chỗ đau, có thể trộn nhựa F racemosa L với lá non, giã nát

rồi đắp lên chỗ đau Nếu mụn chưa có mủ thì đắp kín, nếu đã vỡ mủ rồi, đắp để

hở một chỗ bằng hạt ngô Khi đã có mủ, muốn lấy ngòi ra thì giã thêm một củ

hành với nhựa và lá F racemosa L rồi đắp như trên, để hở miệng

Chữa hen: Nhựa F racemosa L hòa với mật ong uống trước khi ngủ

Chữa nhức đầu: Nhựa F racemosa L phết lên giấy bản, dán vào 2 bên

thái dương Có trường hợp, người ta dùng khi bị tê liệt Có khi dùng phối hợp

bôi ngoài với ăn lá non hoặc uống nhựa F racemosa L với 5 ml rượu hòa vào

nước đun sôi để nguội, trước khi đi ngủ [3]

1.1.3 Đặc điểm thực vật về loài Ficus hispida L.f

1.1.3.1 Tên khoa học

Tên khoa học: Ficus hispida L.f

Tên tiếng Lào: Mác đưa pong

Tiên tiếng Việt: Cây sung ngái, Mạy nọt (Tày), Chị cu đằng (Dao)

1.1.3.2 Đặc điểm về thực vật và phân bố tự nhiên

Loài F hispida L.f là cây nhỡ cao 5 - 7 m, cành non có nhiều lông, nhám,

màu nâu xám, cành già nhẵn Lá mọc đối, hình bầu dục hoặc trái xoan, dài 11 -

20 cm, rộng 5 - 12 cm Gốc tròn, đầu tù có mũi nhọn ngắn, mép khía răng, có lông nhám ở cả hai mặt; lá kèm hình tam giác, có lông ngắn Cụm hoa ở gốc thân và cành già gồm hoa đực và hoa cái, hoa đực có nhiều ở đỉnh của cụm hoa,

có 3 lá đài lõm, nhị 1; hoa cái có đài bao bọc lấy bầu, vòi có lông mềm Quả phức, mềm, hình cầu, thót lại ở gốc, đầu bẹt vỏ có lông nhám

Trang 21

Hình 1.5: Thân, lá và quả của

loài F hispida L.f

Hình 1.6: Hình vẽ mô tả của loài F

hispida L.f

Phân bố

Trên thế giới: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Ấn Độ, Malaixia…

Tại Lào và Việt Nam: F hispida L.f tìm thấy ở hầu hết các khu vực ven rừng thứ sinh, ven đường, trên các nương rẫy cũ, trong các khoảng trống của rừng

1.1.3.3 Công dụng về cây F hispida L.f

Lá: Lá F hispida L.f được thu hái quanh năm Loại bỏ lá sâu, lá úa, rửa

sạch, giã nát, thêm nước sôi để nguội, gạn uống chữa sốt rét Để phòng sốt rét,

có thể lấy lá sao vàng, nấu nước uống hằng ngày

Vỏ thân: Thu hái vào mùa xuân, lúc này vỏ chứa nhiều nhựa dễ bóc, cạo sạch

vỏ ngoài, phơi hoặc sấy khô Khi dùng, lấy vỏ thân F hispida L.f 50 g, ngâm nước vo gạo trong 2 giờ, rồi lấy ra, thái nhỏ, phơi khô, sao vàng, lá F hispida L.f hay quả F Racemose L 30 g, mã đề 30 g, phơi khô, cắt nhỏ, bồ hóng 1 nhúm Tất

cả trộn đều, sắc với 400 ml, uống hai lần trong ngày, chữa phù thũng

Rễ: Thu hái vào mùa thu, chỉ lấy vỏ rễ, rửa sạch, phơi hoặc sấy khô Chữa

đau lưng, nhức xương: rễ F hispida L.f 50 g, rễ cỏ xước 30 g, dây đau xương

30 g, rễ si 30 g, thái nhỏ, sao vàng, sắc uống

Quả: Quả F hispida L.f đốt thành than, ngâm rượu, dùng ngậm hằng ngày,

chữa sâu răng [3]

Trang 22

1.1.4 Đặc điểm thực vật về loài Ficus benghalensis

1.1.4.1 Tên khoa học

Tên khoa học: Ficus benghalensis

Tên tiếng Lào: Hay pà đồng

Tên tiếng Việt: Cây đa tròn, cây đa đa, dây hải sơn, cây dong

1.1.4.2 Đặc điểm về thực vật và phân bố tự nhiên

Hình 1.7: Thân của loài

F benghalensis là cây gỗ to đường kính từ 10 - 30 m, có nhiều rễ phụ khí

sinh; cành non có lông ngắn, dày Lá có phiến xoan, dài 10 - 22 cm, gốc tròn hay

Trang 23

hình tim, gân phụ 5 - 7 cặp, cuống dài 1 - 7 cm Quả F benghalensis mọc từng

cặp ở nách những lá đã rụng, hình tròn hay xoan, to 1,5 cm, không lông, màu đỏ đậm; lá bắc 3, có lông dày, hoa có bao mẫu 3 - 4, nhị 1

Phân bố

Theo Riffle (1998) thì loài F benghalensis có nguồn gốc trong một khu vực rộng lớn của châu Á, từ Ấn Độ tới Myanma, Thái Lan, Đông Nam Á, miền nam Trung Quốc , Lào và Malaysia

Phân bố toàn cầu: loài F benghalensis., được trồng rộng khắp khu vực nhiệt đới và mọc hoang tại phần lớn các khu vực nhiệt đới ẩm ướt

1.1.4.3 Công dụng về loài F benghalensis

Tua rễ: Nhân dân Lào dùng F benghalensis làm thuốc lợi tiểu, dùng

trong những trường hợp xơ gan kèm cổ trướng: 100 - 150 g sắc uống trong ngày (người lớn) Dùng liền trong vòng 7 - 10 ngày

Vỏ và cành thân F benghalensis: được dùng thay vỏ khi ăn trầu

Lá F benghalensis: tươi được dùng chữa đi ngoài, thổ tả (dịch ép lá tươi

trộn đường) cách hai giờ uống một thìa cà phê cho tới khi thấy hết nôn, mửa, và

đi ngoài [3]

1.1.5 Đặc điểm thực vật về loài Ficus hirta Vahl

1.1.5.1 Tên khoa học

Tên khoa học: Ficus hirta Vahl

Tên tiếng Lào: Mác đưa khốn, húm hóc, khỷ ta chia

Tên tiếng Việt: Cây vú bò, ngải phún, vú lợn, vú bò sẻ, vú chó…

Tên tiếng Thái Lan: Mác đưa khốn, Mác đưa hóm

1.1.5.2 Đặc điểm về thực vật và phân bố tự nhiên

Loài F hirta Vahl là một cây nhỏ thân thảo cao 1 - 2 m, sống lâu năm,

cành thưa Lá mọc so le, phiến lá chia 3 - 5 thùy, ngọn non có lông, có khía răng cưa Mặt lá nháp, gân nổi rõ Hoa mọc ở nách lá “Quả” thực ra là cụm hoa đặc biệt, gồm đế cụm hoa lõm hình cái chén gần kín miệng, ở trong chứa hoa Quả

Trang 24

thật thuộc loại quả hạch con, chứa trong đế cụm hoa (mà ta vẫn gọi nhầm là hạt), hình cầu, đường kính 10 mm, đầu quả có một núm nhỏ màu đỏ Toàn cây

Các loài F hirta Vahl phân bố rải rác khắp các châu lục, nhưng chủ yếu

là các khu vực nhiệt đới, nóng ẩm như miền Nam Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan

F hirta Vahl.

F hirta Vahl.

Trang 25

1.1.5.3 Công dụng và liều dùng của cây F hirta Vahl

Chữa ngã bị ứ huyết, ngực bụng, đau nhức, hòn cục: Toàn loài F hirta

Vahl giã nát, thêm rượu và ít muối, sao nóng đắp lên nơi đau

Chữa bế kinh, sau khi đẻ ứ huyết đau bụng: 30 - 60 g, thêm ít rượu để uống Bạch đới: Lá F hirta Vahl khô 60 g Sắc uống

Chữa phong thấp: Lá F hirta Vahl 60 g, móng giò lợn 250 g, rượu trắng 60

g Cho nước, sắc lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày

Chữa sa dạ dày, sa trực tràng, sa tử cung: F hirta Vahl 30 g, tô mộc 12 g,

hồi đầu thảo 12 g, ngưu tất 12 g, mộc thông 12 g Sắc uống Uống 2 - 3 tháng

Chữa ứ máu tím bầm do ngã hay bị thương: Lá hay quả giã nát, chưng với

rượu, đắp hay chườm

Kiện tỳ hoá thấp: Các chứng viêm gan mạn, xơ gan, phù do suy dinh dưỡng:

F hirta Vahl 20 g, diệp hạ châu 16 g, nhân trần 12 g, rau má 16 g

Khứ đờm giảm ho (viêm phế quản, ho có đờm): F hirta Vahl 20 g, mạch

môn 12 g, diếp cá 20 g, lá táo 16 g Sắc uống

Chữa đau dạ dày, viêm tinh hoàn, lòi dom, sa tử cung: F hirta Vahl 30 g;

Tô mộc, Hồi đầu thảo, Ngưu tất, Mộc thông mỗi vị 12 g Sắc uống [3]

1.2 Tình hình nghiên cứu về thành phần hóa học và hoạt tính sinh học của chi Ficus

1.2.1 Trên thế giới

Ficus auriculata là một chi lớn thuộc họ Dâu tằm (Moraceae), gồm

khoảng 1000 loài phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới [42] Một số loài trong chi này được sử dụng trong y học dân tộc để chữa bệnh như:

F tikoua Bur được sử dụng trong y học dân tộc Trung Quốc để điều trị chấn

thương, thấp khớp, tiêu chảy, ho… Vỏ loàiF foveolata được người dân Nepal

dùng chữa mụn nhọt và để kích thích tăng tiết sữa sau khi sinh con Người Thái

sử dụng loài này dưới dạng thuốc sắc hoặc ngâm rượu để làm thuốc bổ Loài F

thonningii Blume được sử dụng rộng rãi trong y học dân tộc châu Phi để điều

Trang 26

trị một số bệnh như tiêu chảy, nhiễm trùng đường tiết niệu, đái tháo đường, nhiễm trùng đường hô hấp, bệnh tâm thần và một số bệnh lây qua đường tình dục [57], [40]

1.2.1.1 Các nghiên cứu về F racemose

Năm 2004, Li RW và công sự đã nghiên cứu hóa học theo định hướng hoạt tính sinh học dịch chiết etanol F reacemosa đã dẫn tới sự phân lập của một

hợp chất mới là racemoic acid Hợp chất này có thể hiện hoạt tính kìm hãm mạnh các enzyme COX-1 (cyclooxygenase-1) và 5-LOX (5-lipoxygenase) với giá trị IC50 là: 90 và có thể hiện hoạt tính chống oxy hóa thu dọn gốc tự do ABTS ấn tượng với giá trị IC50 = 19 μM [25]

Hoạt tính chống viêm loét dạ dày của dịch chiết ethanol loài F racemose

trên một số mô hình sinh loét dạ dày ở chuột đã được Rao và cộng sự thực hiện Năm 2008, Nghiên cứu đó đã chứng minh rằng dịch chiết cồn của loài này cho thấy hoạt tính chống loét phụ thuộc vào nồng độ thử nghiệm Dịch chiết này cho thấy hoạt tính bảo vệ rất cao đối với mô hình thử nghiệm gây loét dạ dày bằng ethanol Các tác giả cũng cho rằng hoạt tính này có được là bởi sự có mặt

của các thành phần phenolic có trong F racemose Hoạt tính kháng viêm của dịch chiết F racemose đã được thử nghiệm trên các mô hình gây viêm trên

chuột khác nhau như gây viêm bằng carrageenin, serotonin, histamine và dextran Ở nồng độ 200 và 400 mg/kg, dịch chiết của loài này đã cho thấy hoạt tính kháng viêm rõ rệt trên các mô hình thử nghiệm Ở nồng độ 400 mg/kg, dịch chiết này cho hoạt tính tốt nhất với khả năng kìm hãm là 30.4, 32.2, 33.9, 32.0% sau 3 giờ gây viêm lần lượt với carrageenan, serotonin, histamine và

dextran Thử nghiệm hoạt tính trường diễn ở nồng độ trên cho thấy dịch chiết F

racemose làm giảm đến 41% khối lượng u hạ Hoạt tính này có thể so sánh với

hoạt tính của chất chống viêm phenylbutazone [37]

Năm 2013, Renuka J và công sự đã nghiên cứu thành phần hóa học từ vỏ rễ

và gốc của loài F Racemose và phân lập hợp chất mới là 22-en-3-β-acetate các

hợp chất này có khả năng chống oxy hóa [38]

Trang 27

1.2.1.2 Các nghiên cứu về F hispida

Năm 2002, Peraza - Sasnchez SR và công sự đã tìm ra một hợp chất

norisoprenoid mới, ficustriol và một alkaloid dạng throindolizisine đã biết

là О-methyltylophorinidine được phân lập từ cánh và lá loài F hispida ở Thái Lan Hợp chất О-methyltylophorinidine có thể hiện hoạt tính gây độc

tế bào cao đối với các dòng tế bào ung thư được thử nghiệm là Col2 (ung thư ruột kết, ED50 = 0.2 μg/ml), Lu1 (ung thư phổi, ED50 = 0.018 μg/ml),

KB (ung thư biểu mô, ED50 = 0.02 μg/ml), và LNCap (ung thư tuyến tiến liệt, ED50 = 0.3 μg/ml) [33]

Năm 2018, Zhang J và công sự đã tìm ra trong dịch chiết MeOH quả loài F

hispida chứa isoflavone, coumarin, cafeoylquinic acid trong đó có hai hợp chất

isoflavone mới (2-3) có tên là:

(2): 3′-formyl-5-7-dihydroxy-4′-methoxyisoflavone

(3):5,7-dihydroxy-4′-methoxy-3′-(3-methyl-2-hydroxybuten-3yl)isoflavone

Cùng với bảy hợp chất (1, 4 - 9) cho hoạt tính chống ung thư [55]:

(1): 5,7,4’-trihydroxy-3’-(3-hydroxy-3-methylbutyl)isoflavone

(5): chlorogenic acid, (9): sitosterol 3-O-β-D- glucopyranoside

(4): alpinumisoflavone , (6): chlorogenic acid methyl ester

(7): gallic acid, (8): betulinic acid [55]

Trang 28

Bảng 1.2: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 1-9 [55]

Trang 29

1.2.1.3 Các nghiên cứu về Ficus benghalensis

Năm 1998, Daniel R.S và công sự đã phân lập hai hợp chất flavonoid, 5,7-dimethyl ether của leucopelargonidin 3-О-alpha-L-rhamnoside và 5,3'-dimethyl ether của leucocyanidin 3-О-alpha- D-galactosyl cellobioside từ loài F Benghalensis Các chất đã phân lập được cũng cho hoạt tính oxy hóa rõ

ràng trên các thử nghiệm nhiễm mỡ Hoạt tính này có thể được so sánh với hoạt tính của chất chống oxy hóa chuẩn là quercetine [9]

1.2.1.4 Các nghiên cứu về F hirta Vahl

Một số nghiên cứu về các hoạt tính dược lý của F hirta có nhiều thành

phần chức năng, bao gồm flavonoid, coumarin và saponin, như psoralene, bergapten, luteolin, apigenin, vitexin và 3-acetyl-3,5,4′-trihydroxy,7- methoxy flavone [49], [18] Cho thấy hoạt tính chống oxy hóa của nó [50], độc tính tế bào và apoptosis của tế bào HeLa [58], chống viêm và giảm đau [60], chống ho

và chống suy nhược [58], bảo vệ gan [17], và hạn chế nhiễm phóng xạ [47]

Các loại F hirta được tiêu thụ như một thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật cho thấy tác dụng bồi bổ sức khỏe [59] Hơn nữa có Pinocembrin-7-O-β-D

glucoside là: thành phần kháng nấm chính chống lại P.italicum tồn tại trong các

loài F hirta Vahl

Năm 2017, Jun C và công sự đã phân lập dược bốn phenylpropanoid mới

(10-13) từ dịch chiết ethanol của rễ loài F hirta Vahl có tên là:

(10): (1′S)-methoxy-4- (1-propionyloxy-5- methoxycarboxyl -pentyloxy) -

(E)-formylvinyl

(11): (8R)-4,5′-dihydroxy-8- hydroxymehtyl - 3′-methoxydeoxybenzoin (12): (2′S)-3-[2,3-dihydro-6-hydroxy-2- (1-hydroxy- 1-methylethyl) - 5 -

benzofuranyl] methyl propionate

(13): 3-[6-(5-O-β-D- glucopyranosyl) benzofuranyl] methyl propionate

Cùng với mười chất phenol đã biết được phân lập và tinh chế từ rễ của loài

F hirta Vahl các hợp chất này cũng cho thấy hoạt tính chống viêm [20]

Trang 30

Bảng 1.3: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 10-13 [20]

Chất

Tên

(10): (1′S)-methoxy-4-

(1-propionyloxy- 5- methoxycarboxyl-pentyloxy)-(E)-f

ormylvinyl

(11)

(8R)-4,5′-dihydroxy-8-hydroxymehtyl-3′-methoxydeoxybenzoin

Trong một nghiên cứu khác Jun Cheng đã phân lập từ dịch chiết ethanol của

rễ loài F hirta Vahl bốn hợp chất mới là: (14 - 17), được phân lập và xác định rễ loài F hirta Vahl Cùng với các hợp chất (18 - 25) có thể hiện tác dụng ức chế

kháng viêm mạnh (IC50 = 12.96 - 46.08 µmol/L Tế bào RAW264.7) [21]

Cũng trong năm 2017, Chunpeng W và công sự đã phân tích thành phần hóa học của quả Ficus hirta Vahl (Moraceae) và đã phân lập được hai chất

alcaloid carboline (26 - 27), năm chất sesquiterpenoids/n Horsequiterpenoids (28

- 32), 3 flavonoid (33 - 35) và một phenylpropane-1,2-diol (36) Cấu trúc của

chúng đã được làm sáng tỏ bằng cách phân tích dữ liệu NMR 1D và 2D và

HR-ESI-MS trong đó chất pinocembrin-7-O-β-D-glucoside là một hợp chất flavonoid chính có trong quả F hirta được chiết xuất bằng ethanol, cho thấy hoạt

tính kháng nấm tốt đối với Penicillium italicum, phần lớn nấm Phytopath gây ra thối đối với các trái cây có múi [8]

Trang 31

Bảng 1.4: Cấu trúc hóa học của các hợp chất 14-36 [21], [8]

Trang 33

1.2.2 Các nghiên cứu về loài F hirta Vahl Ở Việt Nam

Các nghiên cứu trong nước về chi này cũng thu được một số kết quả đáng quan tâm Năm 2002, một hợp chất sesquitecpen, verrucarin L được xác định từ

loài F fistulosa có tác dụng kháng ký sinh trùng sốt rét Plasmodium falciparum

rất cao với giá trị IC50 < 1 μg/ml Hoạt tính của hợp chất này cao hơn cả

chloroquine, artemisinin và quinine Cặn alkaloid tổng của loài F hispida và

hợp chất hispidin phân lập từ cặn chiết này được công bố thể hiện hoạt tính gây độc tế bào cao trên các dòng tế bào ung thư người gồm ung thư gan (Hep-2), ung thư màng tim (RD) và ung thư tử cung (FI) [1]

Theo Phan Văn Kiệm và cộng sự đã tìm ra từ dịch chiết methanol của lá loài F callosa đã phân lập và xác định cấu trúc của hai flavonoid glycosid

(37-38) có tên là: (37): glucotricin, (38): rhoiflin và megastigmane

Trang 34

1.2.3 Các nghiên cứu về loài F hirta Vahl Ở Lào

Lào là một trong số những quốc gia có thảm thực vật tự nhiên đa dạng phong phú, có nhiều loài cây thuốc quý Do còn nhiều khó khăn về kinh tế, sự đầu tư vào nghiên cứu khoa học và công nghệ còn hạn chế, nên kết quả nghiên

cứu các cây thuốc nói chung và loài F hirta Vahl nói riêng còn rất khiêm tốn Với loài F hirta Vahl hầu hết các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức đánh giá hoạt tính sinh học của lá loài F hirta Vahl chúng tôi chưa tìm thấy có tài liệu khoa học nào công bố về thành phần hóa học của loài F hirta Vahl mọc ở Lào

1.3 Hoạt tính sinh học của Taraxerone và Bergapten

1.3.1 Taraxerone

Taraxerone (D-Friedoolean-14-en-3-one) là một triterpen, có nhiều trong

thực vật Các nghiên cứu trước đây chỉ ra taraxerone có tác dụng chống ung thư phổi (A - 549) Tác dụng của hợp chất này đối với apoptosis và hình thái tế bào cũng đã được nghiên cứu Xét nghiệm MTT (3-(4,5-dimethylthiazol-2-yl) -2,5-diphenyl tetrazolium bromide) đã được sử dụng để đánh giá ảnh hưởng của hợp chất lên khả năng sống của tế bào Nó cũng ức chế sự hình thành khuẩn lạc tế bào ung thư Khoảng 90% tế bào ung thư đã bị phá hủy bởi liều điều trị taraxerone 125 M Taraxerone cũng gây ra co rút tế bào, ngưng tụ chromatin và

vỡ màng nhân là đặc trưng của apoptosis [48]

Taraxerone thể hiện khả năng chống oxy hóa tương đương với hydroxytoluene butylated (BHT) bằng các xét nghiệm DPPH (p = 0.117) và FRAP (p = 0.179) Việc sản xuất nitric oxide cảm ứng trong đại thực bào murine kích thích lipopolysacarit bị ức chế bởi taraxerone (IC50 = 38,49 ± 3,77 M) thông qua điều hòa giảm biểu hiện synthase oxide cảm ứng (iNOS) ở mức độ phiên mã Tác dụng ức chế của taraxerone đối với việc tạo nitric oxide hiệu quả hơn đáng

kể so với caffeic acid hoặc galli acid [11]

Ngoài ra, taraxerone còn có hoạt tính chống lại hoạt động của ký sinh trùng Giardia lamblia cao hơn so với taraxerol và scopoletin (IC50 = 11.33 μg/mL) [16]

Trang 35

Hình 1.15: Công thức cấu tạo của taraxerone 1.3.2 Bergapten

Bergapten là chất tự nhiên của psoralen và đồng phân được xác định và phân lập từ các loài thực vật khác nhau như: Angelica, Celery, Rue, Bergamot… Hợp chất bergapten đã được chứng minh là một chất chống viêm

và chống khối u tự nhiên được phân lập từ tinh dầu bergamot, các loại tinh dầu họ cam quýt và nước bưởi khác, đã được sử dụng để ngăn chặn sự hình thành hủy xương do lipopolysacarit (LPS), tái hấp thu xương và sự tồn tại của nguyên bào xương trong ống nghiệm [56] Bergapten cũng đã được chứng minh là ức chế đáng kể việc sản xuất các cytokine tiền viêm [34]

Bergapten là một loại thuốc bổ được tìm thấy trong nhiều cây thuốc, có hoạt tính chống oxy hóa nhẹ được chứng minh từ các nghiên cứu trong ống nghiệm [30] Bergapten đã được sử dụng kết hợp với bức xạ UV trong liệu pháp quang hóa da trong nhiều thập kỷ [53] và một số nghiên cứu cũng cho thấy nó có chất chống ung thư [45], thuốc chống trầm cảm [41], chống co giật [43] Bergapten là một trong những coumarin được tìm thấy trong nhiều loại thuốc thảo dược Các nghiên cứu dược lý cho thấy bergapten có tác dụng giảm đau, chống viêm, chống đông máu và chống ung thư [15] Bergapten cũng đã được biết là chống lại tác dụng tăng sinh và gây ra apoptosis của các tế bào ung thư vú [36] Các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng bergapten làm giảm mức độ lưu thông estrogen và cải thiện quá trình chuyển hóa oxy hóa [24] Ngoài ra, Bergapten được sử dụng trong mỹ phẩm [44]

Hình 1.16: Công thức cấu tạo của bergapten

Trang 36

Chương 2 THỰC NGHIỆM 2.1 Đối tượng nghiên cứu

Chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa, thu thập thông tin, thu hái tiêu bản lá

của loài Ficus hirta Vahl Được thu hái tại Trường Đại học Quốc gia Lào vào

tháng 7 - 8 năm 2018 do T.S Nguyễn Thế Anh, Viện Hóa học - Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam xác định tên khoa học

2.2 Hóa chất, thiết bị

2.2.1 Hóa chất

2.2.1.1 Hóa chất dùng để phân lập các chất từ mẫu lá của loài F hirta Vahl

Sử dụng dung môi ethyl acetate, n-hexan, dichloromethane, methanol ngâm để chiết mẫu

Sắc ký bản mỏng phân tích: sử dụng bản mỏng nhôm tráng sẵn silicagel 60 F254, Merck, có độ dày 0,2 mm

Sắc ký cột thường: sử dụng silicagel cỡ hạt 197-400 mesh (0,040-0,063 mm)

Sắc ký cột nhanh: sử dụng silicagel cỡ hạt 70-200 mesh

Bản mỏng: được kiểm tra bằng đèn tử ngoại ở hai bước sóng ngắn và dài (254; 365 nm), sau đó hiện màu bằng thuốc thử vanillin - H2SO4 (vanillin 1,2 g; MeOH 200 ml; CH3COOH 25 mL; H2SO4 11 ml), hơ nóng trên bếp điện cho đến khi các vệt trên bản mỏng hiện màu rõ nhất

Dung môi ethyl acetate được cất lại qua cột Vigreux trước khi sử dụng để chạy sắc ký cột và sắc ký bản mỏng

2.2.1.2 Hóa chất dùng để thử hoạt tính ức chế Nitric oxide từ mẫu lá của loài

F hirta Vahl

Vật liệu và hóa chất

- Lipopolysaccharides (LPS) từ Escherichia-coli của Sigma Chemical

Co (St Louis, MO, USA) Dulbecco’s Modified Eagle’s Medium (DMEM), fetal bovine serum (FBS) were from Life Technologies, Inc., (Gaithersburg,

Trang 37

MD, USA) Sodium nitrite, sulfanilamide, N-1-napthylethylenediamine

dihydrochloride and dimethyl sulphoxide (DMSO) của Sigma Chemical Co (St Louis, MO, USA), các hóa chất cần thiết khác của các hãng Sigma, GIBCO, Invitrogen, Promega v.v

- Dòng tế bào RAW 264.7 do GS TS Domenico Delfino, Đại học Perugia,

- Staphylococcus aureus (ATCC 13709): cầu khuẩn gram (+), gây mủ các

vết thương, vết bỏng, gây viêm họng, nhiễm trùng có mủ trên da và các cơ quan nội tạng

- Lactobacillus fermentum (N4): vi khuẩn gram (+), là loại vi khuẩn đường

ruột lên men có ích, thường có mặt trong hệ tiêu hóa của người và động vật

- Escherichia coli (ATCC 25922): vi khuẩn gram (-), gây một số bệnh về

đường tiêu hóa như viêm dạ dày, viêm đại tràng, viêm ruột, viêm lỵ trực khuẩn

- Pseudomonas aeruginosa (ATCC 15442): vi khuẩn gram (-), trực khuẩn mủ

xanh, gây nhiễm trùng huyết, các nhiễm trùng ở da và niêm mạc, gây viêm đường tiết niệu, viêm màng não, màng trong tim, viêm ruột

- Salmonella enterica: vi khuẩn gram (-), vi khuẩn gây bệnh thương hàn,

nhiễm trùng đường ruột ở người và động vật

- Candida albicans (ATCC 10231): là nấm men, thường gây bệnh tưa lưỡi ở

trẻ em và các bệnh phụ khoa

MHB (Mueller-Hinton Broth), MHA (Mueller-Hinton Agar); TSB (Tryptic Soy Broth); TSA (Tryptic Soy Agar) cho vi khuẩn; SDB (Sabourand-2% dextrose broth) và SA (Sabourand - 4% dextrose agar) cho nấm

Trang 38

2.2.1.4 Hóa chất dùng để xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư từ mẫu lá

của loài F hirta Vahl

Vật liệu và hóa chất: FBS của GIBCO, KB (Human epidermic

carcinoma), Hep G2 (Hepatocellular carcinoma) - ung thư gan; chất tham khảo

Ellipticine (Singma) được dùng làm chất tham khảo

Đĩa 96 giếng, pipet, eppendorf và các thiết bị phụ trợ khác

Cân phân tích, máy đo OD Microplate Reader

Bộ Griess Reagent System (Promega Coopertion, WI, USA)

Máy microplate reader ở bước song 540 nm

Tử ấm CO2 (INNOVA CO-170), tủ cấy sinh học an toàn cấp II, máy li tâm (Universal 320R), kính hiển vi ngược (Zeizz), tủ lạnh sâu -250C, -800C, buồng tế bào (Fisher, Hoa kỳ), máy quang phổ (Genios Tecan) và bình nitro lỏng bảo quản tế bào

2.3 Phương pháp xử lý mẫu thực vật, chiết tách và xác định cấu trúc các chất phân lập được

2.3.1 Xử lý mẫu thực vật

Mẫu lá loài F hirta Vahl được thu hái tại Trường Đại học Quốc gia Lào

tỉnh Viêng Chăn ở miền Trung Lào (tháng 7 - 8 năm 2018) Mẫu nguyên liệu được rửa sạch Sau đó chiết mẫu lá bằng nước sạch

2.3.2 Chiết tách các chất

- Mẫu lá của loài F hirta Vahl được rửa sạch, băm nhỏ và đun với nước sấp

mặt lá Đun trong vòng 3 tiếng, vớt bã lá, để nguội, vắt kiệt bã lá, thu được nước cao chiết lần 1 Phần bã lá tiếp tục cho nước sấp mặt lá, đun tiếp trong vòng 2 tiếng, vớt bã, vắt kiệt, thu được nước cao chiết lần 2 Gộp 2 lần nước chiết, đun sôi cho nước bay hơi bớt, tới khi còn 0.5L cao, đưa lên bếp cách thủy đun ở 700C cho tới khi thu được cao đặc

Trang 39

- Cao thu được cho vào phễu chiết, ngâm trong ethyl acetate trong 7 ngày, 2 ngày thay 1 lần dung môi, kết hợp lắc đều

- Sau đó lọc và gộp các dịch chiết của từng lần với nhau, quay cất dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn chiết ethyl acetate

- Phân lập cặn chiết ethyl acetate thu được bằng phương pháp sắc ký cột trên silicagel với các hệ dung môi thích hợp

2.3.3 Xác định cấu trúc các chất

Cấu trúc của các hợp chất được xác định bằng sự kết hợp các phương pháp phổ hiện đại như phổ cộng hưởng từ hạt nhân (1H-NMR, 13C-NMR, DEPT, HSQC)

2.4 Phương pháp xác định hoạt tính sinh học

2.4.1 Phương pháp xác định hoạt tính ức chế Nitric oxide (NO s inhibition) từ dịch chiết nước mẫu lá của loài F hirta Vahl

Hoạt tính ức chế nitric oxide (NOs inhibition) của chất nghiên cứu được thực hiện theo phương pháp xác định khả năng ức chế sản sinh NO của tế bào macrophage RAW 264.7 sau đó làm phép thử sinh học xác định khả năng gây độc

IC50 (50% inhibitor concentration-nồng độ ức chế 50%), MBC (minimum bactericidal concentration- nồng độ tối thiểu diệt khuẩn)

2.4.3 Phương pháp xác định hoạt tính gây độc tế bào ung thư dịch chiết nước mẫu lá của loài F hirta Vahl

Phương pháp thử độ độc tế bào ung thư in vitro được Viện Ung thư Quốc gia

Hoa Kỳ (National Cancer Institute - NCI) xác nhận là phép thử độ độc tế bào

Trang 40

chuẩn nhằm sàng lọc, phát hiện các chất có khả năng kìm hãm sự phát triển hoặc

diệt tế bào ung thư ở điều kiện in vitro

2.5 Thực nghiệm

2.5.1 Quá trình phân lập các chất từ mẫu lá của loài F hirta Vahl

2.5.1.1 Chiết, tách mẫu phần lá của loài F hirta Vahl

Quy trình chiết mẫu phần lá của loài F hirta Vahl (3.8 kg) được nêu trong sơ đồ 2.1

- Mẫu lá của loài F hirta Vahl được rửa sạch, băm nhỏ (3.8kg) và đun với

nước sấp mặt lá Đun trong vòng 3 tiếng, vớt bã lá, để nguội, vắt kiệt bã lá, thu được nước cao chiết lần 1 Phần bã lá tiếp tục cho nước sấp mặt lá, đun tiếp trong vòng 2 tiếng, vớt bã, vắt kiệt, thu được nước cao chiết lần 2 Gộp 2 lần nước chiết, đun sôi cho nước bay hơi bớt, tới khi còn 0.5 l cao, đưa lên bếp cách thủy đun ở 700C cho tới khi thu được cao đặc (50.3g)

- Cao thu được cho vào phễu chiết, ngâm trong ethyl acetate trong 7 ngày,

2 ngày thay 1 lần dung môi, kết hợp lắc đều

- Sau đó lọc và gộp các dịch chiết của từng lần với nhau, quay cất dung môi dưới áp suất giảm thu được cặn chiết ethyl acetate (5.11g)

2.5.1.2 Phân lập các chất từ cặn chiết ethyl acetate

Quá trình phân lập các chất từ cặn chiết ethyl acetate lá của loài F hirta

Vahl được trình bày theo sơ đồ 2.1

Từ 5.11 g cặn chiết ethyl acetate được hòa tan vừa đủ bằng hỗn hợp dung môi CH2Cl2/MeOHvà trộn với 20 g silicagel, quay cất đến khô, sau đó nghiền thành bột mịn để các chất hấp phụ đều trên silicagel Bột silicagel có tẩm dịch chiết này được sử dụng để đưa lên cột sắc ký

Silicagel Merck (cỡ hạt 0,043-0,063 mm; 200 g) được nhồi vào cột sắc ký

có kích thước 5cm x 27cm theo phương pháp nhồi ướt với dung môi ban đầu là EtOAc 100% Sau khi cột đã ổn định, bột silicagel tẩm dịch chiết được đưa lên cột và giải hấp với hệ dung môi rửa giải là n-hexan: EtOAc có độ phân cực tăng

Ngày đăng: 04/07/2020, 22:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w