1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Bài tập máy tính bỏ túi ADN và nguyên phân

8 1,4K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 8
Dung lượng 79 KB

Nội dung

Câu 1: Một gen có khối lượng phân tử là 18.105 đvc thực hiện phiên mã tạo nên một phân tử mARN với Am = 600, Um = 900, Xm = 500. a. Tính số ribônuclêôtít từng loại môi trường cung cấp cho quá trình phiên mã trên; b. Tính số nuclêôtít từng loại của mỗi mạch đơn của cả gen trên. Câu 2. Một gen cấu trúc có 450 chu kỳ xoắn thực hiện phiên mã một lần. Phân tử mARN trên dịch mã với 5 ribôxôm trượt qua một lần. a. Có bao nhiêu chuỗi polipeptít tạo ra. b. Tính tổng số axít amin môi trường cung cấp sau khi hoàn tất quá trình dịch mã trên. c. Tính tổng số axít amin của các phân tử prôtêin hoàn chỉnh. Câu 3. Phân tử hêmôglôbin trong hồng cầu của người gồm 2 chuỗi pôlipeptit anpha 2 chuỗi pôlipeptit bêta. Gen quy định tổng hợp chỗi pôlipeptit anpha ở người bình thường có G = 186 có 1068 liên kết hiđrô. Gen đột biến gây bệnh thiếu máu (do hồng cầu hình lưỡi liềm) hơn gen bình thường 1 liên kết hiđrô, nhưng 2 gen có chiều dài bằng nhau. a. Đột biến liên quan đến mấy cặp nuclêôtit? thuộc dạng đột biến gen nào? b. Số nuclêôtit mỗi loại trong gen bình thường gen đột biến là bao nhiêu? c. Tính số lượng các axit amin của các chuỗi peptit được tổng hợp từ gen bình thường gen đột biến ? Câu 4. Một gen điều khiển tổng hợp một phân tử prôtêin hoàn chỉnh có 998 aa. Gen có tỉ lệ A/G bằng 2/3. Một đột biến xảy ra làm cho tỉ lệ A/G = 66,58% nhưng chiều dài của gen không thay đổi. Đột biến trên thuộc dạng đột biến nà liên quan đến bao nhiêu cặp Nu. Câu 5. Gen B bị đột biến mất một đoạn gồm hai mạch bằng nhau. Phần còn lại tạo thành gen b. Đoạn bị mất đi mã hoá 30 aa, đoạn còn lại có A = 20%, đoạn mất đi có A = 30% số nu của đoạn. Khi 2 gen B b tự nhân đôi 1 lần chúng cần môi trường cung cấp 5820 Nu tự do. a.xác định chiều dài của gen B b. b.Tính số lượng mỗi loại Nu trong gen B Câu 6. Mạch đơn thứ nhất của gen có 10% A, 30%G. Mạch đơn thứ hai có 20%A. a.Khi gen nhân đôi cần tỉ lệ % từng loại nuclêôtit của môi trường nội bào bằng bao nhiêu? b.Khi gen sao mã cần tỉ lệ % từng loại ribônuclêôtit của môi trường bằng bao nhiêu? c.Nếu Uraxin của một phân tử mARN bằng 150 ribônuclêôtit thì gen có chiều dài bao nhiêu? Số lượng từng loại ribônuclêôtit số lượng từng loại nuclêôtit của mARN của gen là bao nhiêu? Biết rằng gen trên không có đoạn vô nghĩa. Câu 7. Một gen có 900 G tỉ lệ A/G = 2/3. Mạch thứ nhất của gen có 250 A. Mạch thứ hai có 400 G. Khi gen sao mã, môi trường nội bào đã cung cấp 700 U. Trên mỗi phân tử prôtêin có 5 Riboxom trượt qua 1 lần các Riboxom kế tiếp cách đều nhau một khoảng thời gian là 0,6 s. Thời gian Riboxom thứ nhất trượt qua hết phân tử mARN là 50 . a.Tính chiều dài số lượng từng loại nuclêôtit trên mỗi mạch đơn của gen b.Tính số lượng từng loại RN của phân tử mARN. c.Thời gian Riboxom cuối cùng trượt qua hết phân tử mARN là bao nhiêu tính tử lúc Riboxom thứ nhất bắt đầu tiếp xúc trượt qua phân tử mARN đó. Câu 8. Một gen có tổng số liên kết hiđrô là 3000 G = 2A. a.Tính chiều dài của gen b.Nếu gen đó sao mã 10 lần trên mỗi mARN có 20 Riboxom cùng hoạt động không lặp lại thì quá trình tổng hợp các phân tử prôtêin hoàn chỉnh cần bao nhiêu aa. c.Các Riboxom phân bố đều nhau trên 1 phân tử mARN, thời gian cần thiết để 1 RBX trượt qua hết phân tử mARN là 37,5s thời gian tính từ lúc bắt đầu quá trình giải mã của 1 phân tử mARN thì RBX cuối cùng trượt hết phân tử mARN đó là 54,6 s. Khoảng cách giữa các RBX kế tiếp nhau bằng bao nhiêu A0 ? d.Vào thời điểm chuỗi pôlipeptit đang được tổng hợp ở RBX thứ 5 chứa 300 aa thì chuỗi pôlipéptit đang được tổng hợp ở RBX cuối cùng chứa bao nhiêu aa?vào thời điểm đó là giây thứ bao nhiêu đối với RBX thứ 12 tính từ lúc RBX này bắt đầu tiếp xúc với phân tử mARN. Câu 9. Một gen khi tự sao đã lấy của môi trường nội bào 9000 Nu trong đó có 2700A. Mạch mang mã gốc của gen có 15% X. Phân tử mARN sinh ra từ gen đó có 20%A. a.Xác định chiều dài số lượng từng loại Nu của gen b.Tính số lượng từng lại RN của phân tử mARN biết rằng gen không có đoạn vô nghĩa c.Nếu toàn bộ quá trình giải mã, tổng số aa đã cấu trúc nên phân tử prôtêin hoàn chỉnh là 49800 aa thì mỗi gen con được hình thành đã sao mã mấy lần trên mỗi mARN có bao nhiêu RBX cùng tham gia giải mã? Giả thiết rằng mỗi RBX chỉ trượt qua một lần số lương RBX trên mỗi phân tử mARN là như nhau số lượt phiên mã của mỗi gen bằng nhau, phân tử prôtêin hoàn chỉnh được tổng hợp có số aa nằm trong giới hạn 298 – 498 aa. Câu 10. Bộ 3 mã hóa một số loại a.a trên mARN như sau AAG - Lizin; XAA- histidin; GAG - glutamic; XXX - proolin; Một đoạn trong chuỗi polipeptit( p.p ) bình thường có trình tự các aa là : Lizin-glutamic-glutamic-prolin. Nhưng do đột biến den kiểm soát nó đã làm cho chuỗi p.p chuyển thành trình tự sau: Lizin-glutamic-glutamic-histidin. gọi B là đoạn gen mã hóa đoạn p.p bình thường nói trên b là đoạn gen ĐB tương ứng. a. Giải thích cơ chế phát sinh ĐB nói trên. b. Một hợp tử mang kiểu gen Bb nguyên phân liên tiếp 3 đợt, xác định số Nu từng loại trong các đoạn gen nói trên ở tất cả các tế bào mới được tạo ra từ hợp tử c. Một hợp tử với kiểu gen bb khi nguyên phân liên tiếp 3 đợt đã lấy bao nhiêu Nu từng loại từ môi trường tế bào để tạo nên các đoạn gen nói trên Biết rằng các gen ở thế hệ TB cuối cùng ở trang thái chưa nhân đôi. Câu 11. Gen B dài 408 nm có A/G=2/3. Gen B bị đột biến thành gen b . Gen B gen b dài bằng nhau nhưng gen b nhiều hơn gen B 1 liên kiết hiđro.Xác định dạng đột biến gen số Nu mỗi loại của gen b. Câu 12. Một gen có khối lượng 450000 đơn vị cacbon có 19000 liên kết hidro. Gen bị đột biến thêm một cặp A- T. Số lượng tưng loại nuclêôtit môi trường cung cấp cho gen sau đột biến tự sao 4 lần là bao nhiêu? Câu 13. Một gen có 225 ađênin 525 guanin nhân đôi 3 đợt đã tạo ra một số gen con có chứa 1800 ađênin 4201 guanin. Dạng đột biến điểm đã xảy ra trong quá trình trên là bao nhiêu? Câu 14. Một gen dài 3060 ăngstron, trên mạch gốc của gen có 100 adênin 250 timin. Gen đó bị đột biến mất một cặp G-X thì số liên kết hidrô của gen sau đột biến là bao nhiêu? Câu 15. Một gen có 1200 nuclêôtit có 30% adênin. Gen bị đột biến mất một đoạn 100 nu. Đoạn mất chứa 20% ađênin có G=3/2 A. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen sau đột biến là bao nhiêu? Câu 16. Chiều dài của một gen cấu trúc là 2397 Ă. Do đột biến thay một cặp nuclêôtit tại vị trí 400 làm bộ ba mã hóa tại đây trở thành mã không quy định aa nào. Loại đột biến trên đã làm cho phân tử protein thay đổi như thế nào? Câu 17. Một gen bị đột biến mất một số cặp nuclêôtit, sau đột biến chiều dài gen giảm 27,2 Ă số liên kết H giảm 21.Gen trên tự sao 4 lần thì nhu cầu từng loại giảm bao nhiêu? Câu 18. Một gen có A=1,5G tổng số liên kết H là 3600. Gen bị đột biến dưới hình thức thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác. a) Nếu đột biến không làm thay đổi số liên kết H thì số nuclêôtit từng loại sẽ bị thay đổi như thế nào? b) Nếu đột biến làm biến đỏi số liên kết H thì số nuclêôtit từng loại của gen bị đột biến là bao nhiêu? c) Hiện tượng đột biến đó ảnh hưởng đến thành phần aa của protein như thế nào khi so với gen binh thường? Biết đột biến không xảy ra ở bộ ba mở đầu bộ ba kết thúc. Câu 19. Một gen có 1200 nuclêôtit có 30%. Gen bị đột biến mất 1 đoạn, đoạn mất chứa 20%A có H = 26. Tính số lượng nuclêôtit của gen trước sau đột biến. Câu 20. Phân tử prôtêin do gen đột biến tổng hợp thay đổi ra sao trong các trường hợp sau: a.Thay 1 cặp nuclêôtit A - T vị trí thứ 2 bằng G - X. b. Mất 1 cặp nuclêôtit X - G vị trí thứ 4. c. Đảo vị trí 2 cặp nuclêôtit thứ 16 18 là X - G T - A. d. Mất 2 cặp nuclêôtit thứ 13 14. e. Thay 1 cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 10 là A - T bằng 1 cặp nuclêôtit T - A. Câu 21. Một gen có chiều dài 5100 Ă. Do đột biến làm cho 1 cặp nuclêôtit số 893 bị mất. a) Hãy nêu những biến đổi của gen sau đột biến. b) Hãy nêu những biến đổi của phân tử protein được tổng hợp từ gen bị đột biến. Câu 22. Một gen có 120 vòng xoắn do bị chiếu xạ với liều lượng cao đã làm mất hai cặp nu ở vị trí 636 790. a) Hãy nêu những biến đổi của gen sau đột biến b) Gen nhân đôi 4 lần thì nhu cầu số nuclêôtit giảm đi bao nhiêu? c) Phân tử protein được tổng hợp từ gen trên có gì biến đổi. Câu 23. Một gen B có chiều dài 3060 Ă bị đột biến thành gen b do bị mất 3 cặp nuclêôtit ở vị trí 103, 113 239. Do đó gen b kém gen B 8 liên kết H. a) Hãy nêu những biến đổi của gen sau đột biến b) Gen nhân đôi 4 lần thì nhu cầu số nuclêôtit giảm đi bao nhiêu? c) Phân tử protein được tổng hợp từ gen trên có gì biến đổi. Câu 24. Một gen dài 0,51 µm, có 3600 liên kết H. Gen này bị đột biến đụng chạm tới 1 cặp nuclêôtit. a) Nếu sự đột biến làm cho số nuclêôtit thay đổi thì số lượng nuclêôtit từng loại của gen mới bằng bao nhiêu? b) Nếu sự đột biến làm cho số nuclêôtit thay đổi thì số lượng nuclêôtit từng loại môi trường cung cấp cho gen tái bản 4 lần. c) Hiện tượng đột biến làm cho số liên kết H thay đổi đã làm thay đổi bao nhiêu aa trong phân tử protein so với phân tử protein bình thường? Nếu cho rằng đột biến không xảy ra ở bộ ba mở đầu. Câu 25. Một gen dài 0,408 µm, có 3120 liên kết H. Gen này bị đột biến dưới hình thức thay thế một cặp bazơ nitric này bằng một cặp bazơ nitric khác. a) Nếu sự đột biến đó không làm biến đổi số liên kết H thì số nuclêôtit từng loại của gen thay đổi như thế nào? Vì sao? b) Nếu sự thay đổi đó làm cho gen thay đổi số liên kết H gen mới tự sao 5 đợt thì mtcc từng loại nuclêôtit là bao nhiêu? c) Hiện tượng đột biến đó làm thay đổi protein như thế nào so với gen đột biến? Câu 26. Một gen bị đột biến mất đoạn làm giảm chiều dài 20,4 Ă số liên kết H là 15. Gen trên nhân đôi 4 lần thì nhu cầu từng loại giảm đi bao nhiêu? Câu 27. Gen có H=3600, A=30%. Bị mất 1 đoạn chứa 20%A H= 13. a) Tính số nuclêôtit từng loại của gen bình thường gen đột biến. b) Nếu gen đột biến sao mã 3 lần thì nhu cầu về ribonu giảm đi bao nhiêu so với gen bình thường ? Câu 28. Gen D dài 5100 Ă, A=2/3G. Gen D bị đột biến mất một đoạn thành gen d. Gen d có 1650 nuclêôtit loại G X, 900 nuclêôtit loại A T. Gen d tự nhân đôi thì nhu cầu từng loại giảm đi bao nhiêu so với gen D? Câu 28. Gen A có 3060 Ă, có A=20%. Gen A bị đột biến mất cặp nuclêôtit ở vị trí 300, trở thành gen a. Tính: a) Số nuclêôtit mỗi loại của mỗi gen. b) Gen a tự nhân đôi 2 thì nhu cầu giảm đi bao nhiêu so với gen A. c) Số aa bị thay đổi khi A->a? d) Số aa bị mất? Câu 29. Một gen có trình tự nuclêôtit bắt đầu như sau: 3’TAXATGGGXATGTTTGTX….5’ 5’ATGTAXXXGTAXAAAXAG…3’ a) Gen bị đột biến mất cặp nuclêôtit thứ 1 thì cấu trúc protein thay đổi như thế nào? b) Gen bị đột biến mất cặp nuclêôtit thứ 3 thì cấu trúc protein thay đổi như thế nào? c) Gen bị đột biến mất cặp nuclêôtit thứ 12 thì cấu trúc protein thay đổi như thế nào? d) Gen bị đột biến mất hai cặp nuclêôtit thứ 4 thứ 12 thì cấu trúc protein thay đổi như thế nào? Câu 30. Gen có 20 chu kì xoắn bị mất hai cặp nuclêôtit ở vị trí thứ 30 32. Thì cấu trúc của protein do gen quy định thay đổi như thế nào? Câu 31. Gen B có A=300 chiếm 20% số nuclêôtit của gen. Gen B bị đột biến mất hai cặp nuclêôtit thứ 300 500 trở thành gen b. a) Khi hai gen trên nhân đôi thì môi trường cung cấp số nuclêôtit là bao nhiêu? b) Chuỗi polipeptit do hai gen trên tổng hợp khác nhau như thế nào? Biết rằng dạng đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc. Câu 32. Gen D có khối lượng 900000 đvC. Có A=30%. Bị đột biến mất hai cặp thứ 450 451 làm biến đổi A thành a. Biết gen a có số liên kết H=3595. a) Khi hai gen trên tự sao 2 lần thì nhu cầu từng loại nuclêôtit là bao nhiêu? b) Hai chuỗi polipeptit do hai gen trên tổng hợp khác nhau như thế nào? Câu 33. Một gen bị đột biến mất cặp 3 nuclêôtit thứ 112, 113 114. Chuỗi polipeptit do gen đột biến tổng hợp có gì khác so với gen ban đầu. Câu 34. Gen F bị đột biến mất ba cặp nuclêôtit ở các vị trí 103, 107 109 thành gen f. Hai gen trên tổng hợp chuỗi polipeptit. a) Hai gen trên tự sao 3 lần thì nhu cầu từng loại nuclêôtit của gen f giảm bao nhiêu so với gen F biết gen f kém gen F 8 liên kết H. b) Chuỗi polipeptit do hai gen tổng hợp khác nhau như thế nào? Biết đột biến không ảnh hưởng đến bộ ba kết thúc. Câu 35. Gen H bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit ở 3 vị trí 97, 98 103 thành gen h. Hai gen trên có cấu trúc khác nhau như thế nào? Phân tử protein do hai gen trên tổng hợp khác nhau như thế nào? Câu 36: Một gen có khối lượng 45.10 4 đvC, có hiệu số giữa nuclêôtit loại X với một loại nuclêôtit khác chiếm 20% số nuclêôtit của gen. Cho biết dạng đột biến, số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột biến không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit. 1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng 1 liên kết. 2. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen giảm 2 liên kết. Câu 37: Gen có 3120 liên kết hyđrô A = 20% tổng số nuclêôtit. Tìm dạng đột biến có thể có tính số nuclêôtit mỗi loại của gen đột biến trong các trường hợp sau, biết đột biến không chạm đến quá 3 cặp nuclêôtit. 1. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen tăng thêm 3 liên kết. 2. Sau đột biến, số liên kết hyđrô của gen không đổi. Câu 38. Gen A chỉ huy tổng hợp chuỗi polipeptit gồm 298 aa. Một đột biến xảy ra làm thêm 1 cặp nuclêôtit ở giữa cặp 135 136. a) Gen đột biến có những biến đổi như thế nào biết gen đột biến nhiều hơn gen bình thường 3 lk H. b) Phân tử protein do gen trên tổng hợp khác phân tử protein bình thường như thế nào? Câu 39: Gen có 1170 nuclêôtit A = 1/4G. Gen này bị đột biến, tổng hợp một phân tử prôtêin giảm xuống 1 axit amin có thêm 2 axit amin mới. a.Tính chiều dài của gen bị đột biến b.Đã xảy ra dạng đột biến gen nào ? c.Nếu số liên kết hyđrô của gen bị đột biến là 1630 thì gen đột biến có bao d.nhiêu nuclêôtit thuộc mỗi loại . Câu 40. Một gen dài 4080 Ă. Trong đó T=1,5 số nuclêôtit khác. Do đột biến đã làm cho chiều dài của gen sau đột biến là 4086,8 Ă tạo thành gen a nhiều hơn gen A 6 lk H. Phân tử protein do gen a chỉ huy tổng hợp có tổng aa bằng phân tử protein do gen A chỉ huy tổng hợp nhưng lại có 122 aa mới. a) Số nuclêôtit từng loại của gen A a. b) Xác định những biến đổi trong gen a. c) Khi cặp Aa tự nhân đôi đòi hỏi mtcc số nuclêôtit mỗi loại là bao nhiêu. Câu 41. Một gen có khối lượng 12.10 4 đvc bị đột biến tạo thành gen a. Gen a dài hơn gen A 10,2Ă cho biết đột biến xảy ra ở giữa cặp số 10,11,21 22,58,59. Gen A có A/X=1,5, gen a hơn A 7 liên kết H. a) Xác định những biến đổi trong gen A, số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen. b) Khi gen a nhân đôi nhu cầu từng loại tăng bao nhiêu so với gen A? c) Phân tử protein được tổng hợp từ gen a có những biến đổi gì so với phân tử protein tổng hợp từ gen A. Câu 42. Một gen chỉ huy tổng hợp chuỗi polipeptit gồm 198 aa có tỉ lệ A/X = 0,6. Một đột biến xảy ra không làm thay đổi số lượng nuclêôtit của gen nhưng đã làm thay đổi tỷ lệ A/X = 60,43%. a) Đột biến nói trên thuộc kiểu đột biến nào? b) Số nuclêôtit từng loại của gen đột biến gen bình thường c) Số lk H trong gen đột biến thay đổi như thế nào? d) Chuỗi polipeptit do gen tổng hợp khác với chuổi polipeptit do gen thường tổng hợp như thế nào? Câu 43. Một gen có chiều dài 5100Ă có tỉ lệ A/X =1,5 một đột biến xảy ra tuy không làm thay đổi số nu của gen nhưng làm thay đổi tỉ lệ A/X =1,679. a) Xác định dạng đột biến số lượng nuclêôtit từng loại của mỗi gen b) Những biến đổi của protein được tổng hợp do gen đột biến so với gen binh thường. Câu 44. Một gen A có chiều dài là 1360 Ă, có hiệu số A-X =200 bị đột biến thành gen a. Khi gen a nhân đôi 4 lần thì nhu cầu số nuclêôtit giảm đi 30. Biết gen a có ít hơn gen A 3 liên kết H. a) Hãy xác định dạng đột biến b) Số nuclêôtit từng loại của gen đột biến. c) Những biến đổi của protein sau đột biến Câu 45. B có L = 0,16014 µm chứa 141 nuclêôtit loại A bị đột biến thành gen b có H=1265. Khi b tổng hợp protein cần mtcc 155 aa có thêm 22 aa mới. a) Những biến đổi của gen B b) Số nuclêôtit từng loại của gen đột biến c) So sánh hai phân tử protein do hai gen tổng hợp. Câu 46. Mạch gốc của gen B có 720 Nu. Trong gen chứa 350 A. B bị đột biến thành b có 368 G H=1802. a) Những biến đổi trong B b) Khi b nhân đôi 3 lần thì nhu cầu giảm đi bao nhiêu? c) Cấu trúc của protein có gì thay đổi không? Bài 1 : Quá trình nguyên phân từ 1 hợp tử ruồi giấm tạo ra đc 8 Tế bào mới. a) Xác định số đợt phân bào của hợp tử. b) ở kì trung gian 8 Tế bào trên có bao nhiêu sợi nhiễm sắc, bao nhiêu tâm động bao nhiêu cromatit ? c) Chuyển sang kì đầu, 8 tế bào trên có bao nhiêu nhiễm sắc thể kép, bao nhiêu trung tử ? d) Chuyển sang kì giữa, 8 tế bào trên có bao nhiêu nhiễm sắc thể kép, bao nhiêu tâm động, bao nhiêu cromatit ? e) Chuyển sang kì sau, 8 tế bào trên có bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn, bao nhiêu tâm động ? f) Chuyển sang kì cuối, trc khi phân chia tế bào chất, 8 tế bào trên có bao nhiêu sợi nhiễm sắc, bao nhiêu tâm động Bài 2: Có 1 hợp tử cùng loài cùng tiến hành nguyên phân 3 lần đã tạo ra tổng số 56 tế bào con. Trong các tế bào con có chứa tổng số 448 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Xác định: a) Số hợp tử ban đầu b) Tên của loài nói trên c) Nếu các tế bào con nói trên bước vào chu kì nguyên phân tiếp theo trải qua nhân đôi nhiễm sắc thể thì số lượng cromatit trong các tế bào bằng bao nhiêu ? Bài 3: Một tế bào sinh khai của thỏ cái (2n=44). Sau 1 số đợt nguyên phân liên tiếp môi trường tế bào đã cung cấp 11176 nhiễm sắc thể đơn mới hoàn toàn. Các tế bào con tạo ra đều trở thành TB sinh trứng, giảm phân cho trứng. hiệu suất thụ tinh của trứng là 50%, của tinh trùng là 6,25%. Mỗi trứng thụ tinh với tinh trùng tạo ra 1 hợp tử. a) Tìm số hợp tử đc hình thành b) Số lượng tế bào sinh trứng sinh tinh trùng cần thiết để hoàn tất quá trình thụ tinh c) Số đợt nguyên phân của tế bào sinh dục sơ khai ? d) Để hoàn tất quá trình thụ thai mỗi trường tế bào cung cấp cho mỗi loại tế bào sinh dục sơ khai bao nhiêu nhiễm sắc thể đơn mới tương đương để tạo trứng tạo tinh trùng ? nếu các tế bào sinh tinh trùng đc tạo ra từ 1 tế bào sinh dục đực. 35)Công thức tính số tế bào con tao ra khi a tế bào nguyên phân x lần: -Số tb con tao ra = 2x * a 36)Công thức tính số NST môi trường nội bào cung cấp khi a tế bài nguyên phân x lần: -NSTmtcc = 2n*(2x – 1)*a 37)Công thức tính số tế bào đã xuất hiện trong quá trình nguyên phân khi a tb nguyên phân x lần: -Số tb đã xuất hiện = (2*2x – 2)*a 38)Công thức tính số thoi vô sắc đã hình thành khi a tế bào nguyên phân x lần: -Số thoi vô sắc hình thành = (2x -1)*a 39)Công thức tính số lượng giao tử tạo ra khi 1 tế bào sinh dục khi giảm phân: -Số giao tử đực tạo ra = 4 * số tế bào sinh dục đực -Số giao tử cái tạo ra = 1 * số tế bào sinh dục cái -Số tế bào thể cực tạo ra = 3 * số thế bào sinh dục cái 40)Công thức tính tần số tương đối cả Alen và kiểu Gen trong quần thể: -Tần số Alen = (số Alen được xét) / ( Tổng số Alen của quần thể) Hoặc = tỉ lệ % số giao tử mang Alen đó trong quần thể -Tần số kiểu Gen = (số cá thể có kiểu Gen đó) / (tổng số cá thể của quần thể) VD: Trong 1 quần thể đâu Hà Lan có 1000 cây, trong đó có: 300AA : 500Aa : 200aa (tỉ lệ: 0,3AA:0,5Aa:0,2aa) ð Tần số Alen A = (2*300+500) /(2*1000) = 0,5 Hoặc = 0.3 + (0.5/2) = 0,5 41)Quần thể tự phối: -Ờ quẩn thể tự phối diễn ra các kiểu tự phối cho ra những kết quả sau: -Các kiểu tự phối Thế hệ con AA x AA => 100%AA aa x aa => 100%aa Aa x Aa => 1/4AA : 1/2Aa : 1/4aa *Áp dụng tính: Quần thể có 100% Aa. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể sau n thế hệ tự phối: P F1 F2 ……… Fn -Tỉ lệ dị hợp tử: 100% | 50%=(1/2)1*1 | 25%=(1/2)2*1 | ………… | %= (1/2)n*1 | -Tỉ lệ Đhợp tử trội: 0 | 25%=(1-(1/2)1*1)/2 | 37,5%=(1-1/2)2*1)/2 | …………| %=(1-(1/2)n)/2 | -Tỉ lệ Đhợp tử lặn: 0 | 25%=(1-(1/2)1*1)/2 |37,5%=(1-1/2)2*1)/2 |………….| %=(1-(1/2)n)/2 | => Công thức tính: +Tỉ lệ dị hợp tử ở thế hệ n tự phối = (1/2)n*x +Tỉ lệ Đồng Hợp tử trội ở thế hệ n tự phối = a + (x-(1/2)n*x)/2 +Tỉ lệ Đồng Hợp tử lặn ở thế hệ n tự phối = b + (x-(1/2)n*x)/2 Phân tử ADN ở vi khuẩn Ecoli chỉ chứa N^15(N mũ 15) phóng xạ. Nếu chuyển Ecoli nay sang môi trường chỉ có N^14 thi sau 4 lần nhân đôi sẽ có bao nhiêu ADN con còn chứa N^15. Có 2 gen M N nằm trong cùng một tế bào. Chiều dài gen Mdai hơn chiều dài gen N là 326,4 ăngron(A).Số liên kết H của M nhiều hơn số liên kết H của N là150. Hai gen đều trải qua 3 đợt tự sao liên tiếp đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp 26544 nu tự do, trong số nu này có G =7266. a.Tính chiều dài mỗi gen? b.Tính số nu tự do mỗi loại cần dùng cho quá trình tự sao của mỗi gen nói trên? c.Trong số gen con tạo thành từ gen M N co bao nhiêu gen con có 2 mạch đều được tao từ nguyên liệu mới từ môi trường.Tính số nu từng loại của gen đó? Một Gen có khối lượng 720000 đvC . Mạch 1 của Gen có tỉ lệ A:T:G:X = 1:2:3:4 a/ Tính số Nu từng loại trong từng mạch trong cả GEN b/ Tính số liên kết Hidro trong Gen c/ Gen nói trên có bao nhiêu vòng xoắn . Bài 4 : Ở vịt nhà , 2n=80 . Tại một lò ấp vịt người ta thu được 800 vịt con , Biết hiệu suất thụ tinh của trứng là 80% của tinh trùng là 1% , hiệu suất nở ( tỉ lệ sống ) của trứng đã thụ tinh là 100% . Hãy cho biết : a/ Số tế bào sinh thành trứng sinh tinh cần thiết ? b/ Tổng số nhiễm sắc thể có trong các trứng tinh trùng tạo ra. c/ Tổng số nhiễm sắc thể môi trường cung cấp cho quá trình tạo trứng tinh trùng . d/ Tổng số NST tiêu biến trong các thể định hướng. Bài 5: Ruồi giấm có 2n=8 . Một hợp tử hình thành nguyên phân liên tiếp một số lần , môi trường đã cung cấp 248 NST . Hỏi a/ Hợp tử đã nguyên phân mấy lần. b/ Hiệu suất thụ tinh của trứng là 12,5% . Hỏi số Tế bào tham gia thụ tinh , Số tế bào sinh trứng ? c/ Biết tất cả các tế bào sinh trứng nói trên có nguồn gốc từ 1 TB mẹ ban đầu . Hỏi TB đã nguyên phân mấy lần ? Bài 6 : Tinh trùng của một loại chứa 40NST . Hỏi a/ đó là loài gì ? 2n= ? b/ Hợp Tử của loài hành thành nguyên phân liên tiếp 3 lần . Hãy tính tổng số TB , số NST của các TB đc sinh ra sau lần Nguyên Phân thứ 3 . c/ Các TB được sinh ra nói trên lại bước vào một lần nguyên Phân tiếp theo . Tính + Tổng số NST có trong các TB trạng thái khi TB đang ở kỳ giữa Nguyên Phân? + Tổng số NST rạng thái khi TB đang ở kỳ sau Nguyên Phân ? + Tổng số NS tử khi các TB đang ở kỳ trước ? sau Nguyên Phân. . theo . Tính + Tổng số NST có trong các TB và trạng thái khi TB đang ở kỳ giữa Nguyên Phân? + Tổng số NST và rạng thái khi TB đang ở kỳ sau Nguyên Phân ?. Hỏi TB đã nguyên phân mấy lần ? Bài 6 : Tinh trùng của một loại chứa 40NST . Hỏi a/ đó là loài gì ? 2n= ? b/ Hợp Tử của loài hành thành và nguyên phân liên

Ngày đăng: 11/10/2013, 10:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w