KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 Năm học: 2010 - 2011 Môn: NGỮ VĂN 6 – Thời gian làm bài : 45 phút ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) * Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách viết vào chỗ trống hoặc khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Câu 1: Các chi tiết sau thuộc truyện nào? A. Vua Hùng thuộc dòng dõi thần linh. (Truyện:………………………………………………………………) B. Con rể vua Hùng thuộc dòng dõi thần linh. (Truyện:………………………………… ) C. Vua Hùng có người con nối được chí cha. (Truyện:……………………………………………………… .) D. Vua phong cho tráng sĩ là Phù Đổng Thiên Vương. (Truyện:………………………………………………) Câu 2: Trong các từ sau đây,từ nào không phải là từ láy? A. Nao núng B. Rút quân C. Vững vàng D. Ròng rã Câu 3: Giải nghĩa từ “lung lay”? A. Không vững lòng tin ở mình. B. Sự buồn bã làm não lòng người. C. Sự bình tĩnh, tự tin. D. Ý chí kiên định. Câu 4: Từ nào sau đây không phải là danh từ? A. Sơn Tinh B. Thần Nước C. Lũy đất D. Đánh nhau Câu 5: Điền các danh từ chỉ đơn vị thích hợp vào chỗ trống: A. ………….đường, B. …… .áo, C. ……………vải, D. ………….muối Câu 6: Truyện “Cây bút thần” thuộc kiểu văn bản nào? A. Miêu tả B. Tự sự C. Nghị luận D. Cả A,B,C đều sai II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: Truyền thuyết là gì? Hãy kể tên các truyền thuyết mà em đã được học và đọc thêm? Câu 2: Xác định nội dung chính và câu chủ đề của đoạn văn sau: Từ đó nhuệ khí của nghĩa quân ngày một tăng. Trongtay Lê lợi, thanh gươm thần tung hoành khắp các trận địa, làm cho quân Minh bạt vía. Uy thế của nghĩa quân vang khắp nơi. Họ không phải trốn tránh như trước mà xông xáo đi tìm giặc. Câu 3: Em hãy viết một đoạn văn khoảng 10 câu kể về nhân vật Sơn Tinh trong câu chuyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh. ---Hết--- …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 Năm học: 2010 - 2011 Môn: NGỮ VĂN 6 – Thời gian làm bài : 45 phút I.TRẮC NGHIÊM: (3 điểm) Mỗi câu trả lời đúng 0,5 đ Câu 1 2 3 4 5 6 Đáp án A. Con rồng, cháu tiên B A D A.Con B B. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh B.Tấm C. Bánh chưng, bánh giầy C.Mản h D Thánh Gióng D.Hạt II.TỰ LUẬN : (7 điểm) Câu 1:( 2 đ) Xem khái niệm “Truyền thuyết” trong SGK Câu 2:( 1 đ) -Nội dung chính: Sức mạnh của nghĩa quân từ khi có thanh gươm thần. -Câu chủ đề là câu 1 của đoạn. Câu 3:( 4 đ) -Đủ nội dung (2đ) -Bố cục rõ ràng,lời văn lưu loát (1đ) -Trình bày sạch đẹp, không sai lỗi chính tả (1đ) ------------ ------------ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 Năm học: 2010 - 2011 Môn: NGỮ VĂN 7 – Thời gian làm bài : 45 phút ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) * Đọc kĩ các câu hỏi sau và trả lời bằng cách viết vào chỗ trống hoặc khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Câu 1: Bài thơ “Sông núi nước Nam” (Lí Thường Kiệt) được viết theo thể thơ nào ? A. Thất ngôn tứ tuyệt. B. Ngũ ngôn tứ tuyệt. C. Thất ngôn bát cú. D. Lục ngôn. Câu 2: Tiếng “thiên” trong từ “thiên thư” ở văn bản “Sông núi nước Nam” có nghĩa nào ? A. Trời. B. Di dời. C. Nghìn. D. Nghiêng về. Câu 3: Từ nào dưới đây là từ ghép Hán Việt đẳng lập ? A. Sơn hà. B. Thiên thư. C. Quốc kì. D. Vương phi. Câu 4: Văn biểu cảm là loại văn có đặc điểm gì nổi bật ? A. Kể chuyện chi tiết, tỉ mỉ. B. Lập luận chặt chẽ. C. Bộc lộ tình cảm mạnh mẽ. D. Miêu tả tinh tế, sinh động. Câu 5: Nhân vật xưng “ta” trong bài thơ “Côn Sơn ca” là ai ? A. Người khách thăm Côn Sơn. B. Người ở địa phương Côn Sơn. C. Nhà thơ Nguyễn Trãi. D. Người bạn của Nguyễn Trãi. Câu 6: Dòng nào dưới đây có sử dụng quan hệ từ ? A. Vừa trắng lại vừa tròn. B. Bảy nổi ba chìm. C. Tay kẻ nặn. D. Giữ tấm lòng son. Câu 7: Bài thơ “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến) thuộc chủ đề gì ? A. Tình cảm gia đình. B. Tình bạn. C. Tình yêu quê hương. D. Tình yêu đất nước. Câu 8: Từ nào không đồng nghĩa với từ “nhà thơ” ? A. Thi sĩ. B. Thi nhân. C. Thi gia. D. Nhà báo. Câu 9: Từ nào thích hợp để điền vào chỗ trống trong câu sau: “ Nguyễn Văn Trỗi đã…………………………… giữ vững khí tiết của người chiến sĩ. ” A. Ngoan cố. B. Ngoan cường. C. Ngoan ngoãn. D. Khôn ngoan. Câu 10: Bài thơ “Bánh trôi nước” của nhà thơ nào ? A. Bà Huyện Thanh Quan. B. Hồ Xuân Hương. C. Nguyễn Khuyến. D. Lí Bạch. Câu 11: Có hai loại từ đồng nghĩa, đó là : A. ……………………………………………. B. ………………………………………………. Câu 12: Đèo Ngang là ranh giới giữa hai tĩnh nào ? A. Phú Yên – Bình Định. B. Phú Yên – Khánh Hoà. C. Quảng Bình – Hà Tĩnh. D. Quảng Bình – Quảng Trị. II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: Viết thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam (phần dịch thơ) và nêu ý nghĩa của bài thơ này. Câu 2: Nêu sự khác nhau của cụm từ “ ta với ta ” trong bài thơ Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan và bài thơ Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến. Câu 3: Viết phần Mở bài cho đề bài Tập làm văn sau : • Đề bài : Cảm nghĩ về một đêm trăng đẹp ở quê em. ---Hết--- …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………………………………… ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 Năm học: 2010 - 2011 Môn: NGỮ VĂN 7 – Thời gian làm bài : 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng được 0,25 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án A A A C C A B D B B A.Từ đồng nghĩa hoàn toàn B.Từ đồng nghĩa không hoàn toàn. C II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm ) • Viết thuộc lòng bài thơ Sông núi nước Nam . ( 1 điểm ) • Nêu đúng ý nghĩa bài thơ: Thể hiện niềm tin vào sức mạnh chính nghĩa, là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc ta. ( 1 điểm ) Câu 2: ( 2 điểm ) Nêu được sự khác nhau của cụm từ ta với ta : • Trong bài Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan : Cụm từ ta với ta là đại từ ngôi thứ nhất, số ít. → Ý chỉ một mình tác giả, gợi sự cô đơn, buồn nhớ. • Trong bài Bạn đến chơi nhà của Nguyễn Khuyến : Cụm từ ta với ta ý chỉ tác giả và người bạn của ông. → Thể hiện một tình bạn thắm thiết, tri kỉ. Câu 3: ( 3 điểm ) Viết phần Mở bài theo đúng yêu cầu của kiểu bài: • Thể loại : văn biểu cảm. • Đối tượng biểu cảm: một đêm trăng đẹp ở quê em. ------------ ------------ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 Năm học: 2010 - 2011 Môn: NGỮ VĂN 9 – Thời gian làm bài : 45 phút ĐỀ BÀI I. TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm) - Khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời đúng cho mỗi câu hỏi. Câu 1: Truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là của nhà văn nào ? A. Nguyễn Du. B. Nguyễn Đình Chiểu. C. Nguyễn Dữ. D. Nguyễn Trãi. Câu 2: Lời nhận xét : “ Tác phẩm này là một áng Thiên cổ kì bút.” là nói về tác phẩm nào ? A. Truyền kì mạn lục (Nguyễn Dữ). B. Truyện Kiều (Nguyễn Du) C. Truyện Lục Vân Tiên (Nguyễn Đình Chiểu) D. Vũ trung tuỳ bút (Phạm Đình Hổ) Câu 3: Hai câu thơ sau nói về nhân vật nào trong “Truyện Kiều” ? “ Làn thu thuỷ, nét xuân sơn - Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh.” A. Thuý Vân. B. Thuý Kiều. C. Đạm Tiên. D. Hoạn Thư. Câu 4: Những từ: “nhẵn nhụi, bảnh bao, tót, cò kè” được Nguyễn Du sử dụng để miêu tả nhân vật nào trong “Truyện Kiều” ? A. Kim Trọng. B. Từ Hải. C. Mã Giám Sinh. D. Sở Khanh. Câu 5: Mỗi câu nói sau đây lả của nhân vật nào trong “Truyện Lục Vân Tiên” của Nguyễn Đình Chiểu ? a) Làm ơn há dễ trông người trả ơn . b) Dốc lòng nhân nghĩa há chờ trả ơn ? A. Câu (a) của ông Ngư, câu (b) của Lục Vân Tiên. B. Cả câu (a) và (b) đều của ông Ngư. C. Câu (a) của Lục Vân Tiên, câu (b) của ông Ngư. D. Cả câu (a) và (b) đều của Lục Vân Tiên. Câu 6: Nhân vật Lục Vân Tiên và Kiều Nguyệt Nga trong đoạn trích “Lục Vân Tiên cứu Kiều Nguyệt Nga” được miêu tả chủ yếu bằng cách nào ? A. Miêu tả bằng bút pháp tả thực. B. Miêu tả chủ yếu thông qua cử chỉ, hành động, lời nói. C. Miêu tả bằng bút pháp ước lệ. D. Cả ba phương án A, B, C đều đúng. Câu 7: Từ “xuân” nào dưới đây được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ ? A. Ngày xuân em hãy còn dài – Xót tình máu mủ thay lời nước non. (Truyện Kiều – Nguyễn Du) B. Khi người ta đã ngoài 70 xuân thì tuổi tác càng cao, sức khoẻ càng thấp. (Hồ Chí Minh) Câu 8: Có những cách phát triển từ vựng nào mà em đã học ? A. Biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc – Tạo từ ngữ mới. B. Biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc – Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. C. Tạo từ ngữ mới – Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. D. Biến đổi và phát triển nghĩa của từ trên cơ sở nghĩa gốc – Tạo từ ngữ mới – Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Câu 9: Giá trị nội dung của “Truyện Kiều” là : A. Đề cao tình yêu tự do, khát vọng công lí và ca ngợi phẩm chất cao đẹp của con người. B. Là tiếng nói lên án các thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người. C. Cả hai phương án A, B đều đúng. Câu 10: Ý nghĩa của các yếu tố truyền kì trong truyện “Chuyện người con gái Nam Xương” là gì ? A. Hoàn chỉnh thêm nét đẹp vốn có của Vũ Nương. B. Tạo nên một kết thúc có hậu cho tác phẩm. C. Thể hiện cho tấm lòng nhân đạo của Nguyễn Dữ. D. Tất cả các ý trên. Câu 11: “Truyện Kiều “ của Nguyễn Du còn có tên gọi khác là : A. Kim Vân Kiều Truyện. B. Đoạn trường tân thanh. C. Truyện Thúy Kiều. D. Truyện Kim Kiều. Câu 12: Trường hợp nào sau đây dùng sai từ “hậu quả” ? A. Nam chỉ mải chơi không lo học, hậu quả là Nam phải ở lại lớp. B. Sau hai tuần thi đua, chúng tôi họp để tổng kết hậu quả. II. TỰ LUẬN: ( 7 điểm) Câu 1: Chép thuộc lòng 6 câu thơ đầu trong đoạn trích“Kiều ở lầu Ngưng Bích”. Nêu ý nghĩa của đoạn trích “Kiều ở lầu Ngưng Bích”. (2điểm) Câu 2: Đặt một câu văn trong đó có từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. (1điểm) Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một lần em được điểm tốt hoặc đạt được danh hiệu học sinh giỏi. (Có kết hợp với yếu tố miêu tả nội tâm đã học). (4điểm) ---Hết--- ĐÁP ÁN ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LẦN 2 Năm học: 2010 - 2011 Môn: NGỮ VĂN 9 – Thời gian làm bài : 45 phút I. PHẦN TRẮC NGHIỆM: ( 3 điểm – mỗi câu đúng được 0,25 điểm ) Câu 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Đáp án C A B C C B B D C D B B II. PHẦN TỰ LUẬN: ( 7 điểm ) Câu 1: ( 2 điểm ) • Chép đúng 6 câu thơ : “Trước lầu Ngưng Bích khoá xuân ……………………………………… Nửa tình nửa cảnh như chia tấm lòng.” ( 1 điểm ) • Nêu đúng ý nghĩa của đoạn trích: Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy kiều. ( 1 điểm ) Câu 2: ( 1 điểm ) Đặt câu văn đúng ngữ pháp, nội dung rõ ràng và có từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. Ví dụ: Nó có chân trong đội tuyển bóng đá của lớp. Câu 3: ( 4 điểm ) * Yêu cầu đoạn văn trình bày rõ ràng, đầy đủ: - Câu mở đoạn. - Các câu phát triển đoạn. - Câu kết đoạn. * Nội dung câu chuyện: kể diễn biến sự việc và tâm trạng của em khi nhận được điểm tốt hoặc đạt được danh hiệu học sinh giỏi. Có kết hợp với yếu tố miêu tả nội tâm. - Khi nghe tin. - Tan học trên đường về nhà. - Về nhà. - Thái độ của mọi người. - Tâm trạng của em trước thái độ của mọi người. ------------ ------------ . đẳng lập ? A. Sơn hà. B. Thiên thư. C. Quốc kì. D. Vương phi. Câu 4: Văn biểu cảm là loại văn có đặc điểm gì nổi bật ? A. Kể chuyện chi tiết, tỉ mỉ. B. Lập. (2điểm) Câu 2: Đặt một câu văn trong đó có từ chân được dùng với nghĩa chuyển theo phương thức hoán dụ. (1điểm) Câu 3: Viết một đoạn văn ngắn kể về một lần