1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

chuyên đề rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận xã hội ngắn

37 223 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 37
Dung lượng 796,06 KB

Nội dung

Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống: - Đề tài nghị luận thường gần gũi vớiđời sống và sát hợp với trìnhđộ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bịô

Trang 1

Người báo cáo: Nguyễn Thị Lệ Thủy, GV Trường THCS Lam Hồng

Ngày báo cáo: 26/2/2020

Trang 3

I CÁC DẠNG BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI THƯỜNG GẶP:

1 Nghị luận về một tư tưởng, đạo lí:

Được tập hợp thành các mảng đề tài nhỏ để dễ nhận diện:

- Vấn đề nhận thức: lý tưởng, mục đích sống, nghề nghiệp, nghị lực, ước mơ

- Vấn đề về đạo đức, tâm hồn, tính cách: lòng yêu nước, nhân ái, vị tha, bao

dung, độ lượng; lòng tự trọng, tính trung thực, dũng cảm, chăm chỉ, cần cù, thái độ hòa nhã, khiêm tốn; thóiích kỉ, ba hoa, vụ lợi

- Vấn đề về các quan hệ gia đình: tình mẫu tử, tình phụ tử, tình anh em

- Vấn đề về các quan hệ xã hội: tìnhđồng bào, tình thầy trò, tình bạn

- Vấn đề về cách ứng xử, cách đối nhân xử thế của con người trong cuộc sống

2 Nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống:

- Đề tài nghị luận thường gần gũi vớiđời sống và sát hợp với trìnhđộ nhận thức của học sinh: tai nạn giao thông, hiện tượng môi trường bịô nhiễm, đại dịch AIDS,

và mớiđây cóđại dịch Covid 19, hay những tiêu cực trong thi cử, nạn bạo hành trong gia đình, trong họcđường, phong trào thanh niên tiếp sức mùa thi, cuộc vậnđộng giúpđỡđồng bào vùng bị thiên tai, những tấm gương người tốt việc tốt, hiện tượng lãng phí, lối sống thờơ, vô cảm, hiện tượng chạy theo thời thượng, ăn mặc lòe loẹt, thói dối trá

- Nghị luận về một hiện tượngđời sống không chỉ cóý nghĩa xã hội, tácđộngđến đờisống xã hội mà còn có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo lí, cách sốngđúngđắn,tích cựcđối với học sinh

II YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦABÀI NGHỊ LUẬN

XÃ HỘI

1.Yêu cầu về hình thức:

+ Bố cục ba phần: Mở bài, thân bài, kết bài rõ ràng, mạch lạc

+ Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp

+ Lời văn chính xác, sinh động

2.Yêu cầu về nội dung: Phải nêu rõ được tư tưởng, đạo lý, tình cảm hoặcsự việc,

hiện tượng có vấn đề; phân tích, làm sáng tỏ mặt sai, mặt đúng, mặt lợi, mặt hại của

Trang 4

nó; Chỉ ra nguyên nhân và bày tỏ thái độ, ý kiến nhận định hoặc khẳng định tư tưởng của người viết

III YÊU CẦU VỀ NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC CỦA ĐOẠN VĂN

NGHỊ LUẬN XÃ HỘI

1 Đoạn văn:

- Đoạn văn là đơn vị để tạo thành văn bản

- Nó là một thể thống nhất thường bao gồm nhiều câu triển khai một tiểu chủ

Hoặc:“Đoạn văn là đơn vị cơ sở của văn bản, diễn đạt một nội dung nhất định (nội

dung lôgic hay nội dung biểu cảm), được mở đầu bằng chõ lùi đầu dòng, viết hoa và

kết thúc bằng dấu chấm ngắt đoạn.”

(Nguyễn Quang Ninh, 150 bài tập rèn luyện kĩ năng xây dựng đoạn văn, NXB GD,

1997, tr.7)

2 Đoạn văn Nghị luận xã hội:

- Là đoạn văn bàn luận về những vấn đề tư tưởng đạo lý tình cảm hay hiện tượng xã hội đang được quan tâm

- Đoạn văn Nghị luận xã hội phải chặt chẽ lô gich, chủ yếu dùng lý lẽ, có thêm dẫn chứng để lập luận tạo sức thuyết phục đối với người nghe, người đọc

a.Yêu cầu về hình thức:

+ Ðoạn văn là một tập hợp câu có liên kết chặt chẽ với nhau về nội dung và hình thức, diễn đạt hoàn chỉnh (tương đối hoàn chỉnh) về một chủ đề nào đó, bắt đầu tínhbằng chữ viết hoa lùi vào đầu dòng và kết thúc bằng dấu chấm, không được phép xuống dòng

+ Các câu được liên kết với nhau bằng phép nối, phép thế, phép lặp

+ Có câu mở, các câu triển khai và câu kết rõ ràng

b Yêu cầu về nội dung:

Trang 5

+ Đoạn văn diễn đạt một nội dung, một tiểu chủ đềnhất định Vì là một phần của văn bản nên không nhất thiết phải trình bày trọn vẹn tất cả các ý như nội dung của một văn bản hoàn chỉnh

+Tùy vào yêu cầu của đề mà xác định nội dung cần triển khai của đoạn văn Điều

đó cũng có nghĩa là tùy theo yêu cầu của đề bài mà vận dụng thao tác lập luận cho phù hợp Chẳng hạn như: giải thích, phân tích, chứng minh, bình luận, so sánh ; hoặc cósự kết hợp các thao tác lập luận

+ Huy động các kiến thức xã hội để bày tỏ quan điểm, thái độ, nhậnđịnh riêng của mình trước vấn đề nghị luận

+ Lựa chọn từ ngữ chính xác, phù hợp với vấn đề nghị luận, tránh dùng từ lạc phong cách hoặc từ ngữ sáo rỗng, cầu kì Chúý kết hợp các kiểu câu để tạo nên giọngđiệu linh hoạt, biểu hiện cảm xúc Có thể sử dụng các phép tu từ cú pháp để tạo nhịpđiệu nhấn mạnh cảm xúc

+ Khi viết đoạn, có thể đưa vào một số dẫn chứng thực tế gọn, rõ để làm sáng tỏ vấn

đề, tăng thêm sức thuyết phục cho lập luận

- Kết cấu: Thường được kết cấu theo hướng tổng – phân - hợp, diễn dịch và quy

nạp

- Có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau nhưng phải có lý lẽ và căn cứ xác đáng, được tự do bày tỏ quan điểm của mình nhưng phải có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp với chuẩn mựcđạo đức và luật pháp

IV SO SÁNH YÊU CẦU TRONG MỘT ĐỀ BÀI CỤ THỂ

Tiêu

chí

Viết bài văn Viết đoạn văn 200 chữ

Đề bài Hãy viết một bài văn trình bày suy

nghĩ về nghị lực của con người

trong cuộc sống

Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về vai trò của nghị lực trên con đường chinh phục nghịch cảnh

Trang 6

chung - Được tổ chức thành nhiều

- Được tổ chức thành1 đoạn văn theo quy định số chữ

+ Vai trò của nghị lực trong cuộc

sống của mỗi con người;

+ Mở rộng, phản biện: nghị lực

của con người trong cuộc sống

luôn đồng hành với ước mơ, phải

có mục tiêu cụ thể; người có nghị

lực cần rèn luyện nhiều yếu tố

khác: ý chí, niềm tin; kiến thức, kĩ

- Nêu ngắn gọn một vài dẫn chứng

- Khẳng định lại vấn đề bằng một vài dòng ngắn gọn

Ví dụ: Đề thi Tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm học 2019-2020, tỉnh Hà

Tĩnh

Câu 2 (3.0 điểm)

Trang 7

Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên từ câu tục

ngữ: “Một sự nhịn, chín sự lành”

Hướng dẫn chấm

Suy nghĩ của em về bài học ứng xử trong cuộc sống được gợi lên

từ câu tục ngữ “Một sự nhịn, chín sự lành”

3.0

a Đảm bảo cấu trúc của một bài văn nghị luận; đúng kiểu bài nghị

luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý

0.25

b Xác định đúng vấn đề nghị luận: bàn về bài học ứng xử trong cuộc

sống được gợi lên từ câu tục ngữ “Một sự nhịn, chín sự lành” – bài

+“Nhịn” là nhẫn nhịn, nhường nhịn “Lành” là bình yên, hài hòa,

là điều tốt đẹp Hai vế câu tục ngữ có quan hệ nhân - quả Có thể

hiểu: “nhịn” để có được “lành”, muốn “lành” thì cần biết “nhịn”

+ Các số từ (một, chín) nhấn mạnh lợi ích to lớn của sự nhẫn nhịn

Câu tục ngữ khuyên nhủ mọi người cần biết nhẫn nhịn, nhường

nhịn, cư xử đúng mực trong giao tiếp bởi vì chỉ “một sự nhịn” có thể

đem lại đến “chín sự lành”, một chút nhẫn nhịn sẽ giữ được, có

được rất nhiều điều tốt đẹp cho cuộc sống Đây là bài học ứng xử rất

sâu sắc

0.25

- Bàn bạc, làm sáng tỏ vấn đề:

+ Ứng xử đúng mực, biết nhẫn nhịn sẽ khiến mỗi cá nhân và cả xã

hội có được nhiều điều tốt đẹp Khi có hiểu lầm, người biết “nhịn”

sẽ kiềm chế được cảm xúc, điều chỉnh suy nghĩ, làm chủ hành vi để

hóa giải, xoa dịu và giải quyết các mâu thuẫn một cách êm đẹp

0,5

Trang 8

khiến các bên hiểu nhau, tôn trọng, thông cảm chia sẻ, tin cậy và

gắn bó hơn Với mâu thuẫn gay gắt, biết kiềm chế để dịu bớt căng

thẳng, lựa thời điểm hợp lý để hóa giải, mọi chuyện sẽ trở lại bình

thường Cách ứng xử ấy sẽ hạn chế bạo lực, ngăn ngừa cái xấu, góp

phần làm cho xã hội ngày càng lành mạnh

+ Ngược lại, nếu bức xúc, nổi nóng, tinh thần lấn át lý trí sẽ dẫn

đến lời nói, hành vi sai trái, gây ra những hậu quả đáng tiếc Tuổi

học trò dễ nảy sinh những mâu thuẫn, hiểu lầm dẫn đến xung đột

làm rạn nứt tình cảm, tác động xấu đến tinh thần và thể chất của

nhau Hiện tượng bạo lực học đường (xúc phạm, đánh nhau gây hậu

quả nghiêm trọng) thời gian qua nói lên điều đó Thiếu kiềm chế,

nông nổi, không biết “nhịn” đúng lúc thường không có cơ hội hối

hận, sửa chữa sai lầm Lời khuyên “Một sự nhịn, chín sự lành” càng

trở nên cần thiết để ta tránh những điều như vậy!

- Liên hệ, mở rộng vấn đề:

+ Đề cao giá trị của nhẫn nhịn trong ứng xử, cha ông ta có những

lời khuyên tương tự: “Lời nói chẳng mất tiền mua/ Lựa lời mà nói

cho vừa lòng nhau”, “Sa chân với lại, sa miệng với không lại”,…

Phong trào “Nói lời hay, làm việc tốt” trong học sinh cũng nhằm rèn

cho chúng ta đức tính nhẫn nhịn nói trên

+ Tuy nhiên, không phải lúc nào “sự nhịn” cũng sẽ đem lại “sự

lành” Có lẽ cũng bởi vậy mà cha ông ta dùng số từ “chín” (với hàm

ý: nhiều, hầu hết) chứ không phải “mười”(với hàm ý: tất cả, trọn

vẹn) Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”(Ngô Tất

Tố) đã “nhịn” và biết phản kháng đúng lúc Trong lịch sử, khi thực

dân Pháp quay lại xâm lược nước ta năm 1946, Bác Hồ đã ra chỉ rõ

“Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng Nhưng

chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới,(…)

Chúng ta phải đứng lên!…” Khi cần, phải đấu tranh để bảo vệ danh

dự, lẽ phải, quyền lợi chính đáng

0.25

- Bài học nhận thức và hành động:

+ Rèn tính nhẫn nhịn, biết lắng nghe, chia sẻ, làm chủ cảm xúc để

luôn ứng xử theo hướng tích cực; suy nghĩ chín chắn trước khi hành

động

+ Phê phán, loại bỏ tính nông nổi, dễ nổi nóng, hành động theo

0.5

Trang 9

cảm tính nhất thời, thích “chuyện bé xé ra to”,…

+ Biết vận dụng bài học ứng xử ấy một cách linh hoạt; đấu tranh

khẳng định giá trị, đòi lẽ phải, công bằng cho bản thân và cộng

đồng; góp phần cùng mọi người tạo nên xã hội lành mạnh, tôn trọng,

quan tâm chia sẻ

có sự khám phá trong triển khai giải quyết vấn đề

0.25

nghĩa tiếng Việt

0.25

Với đề yêu cầu viếtđoạn: Từ câu tục ngữ Một sự nhịn, chín sự lành, em hãy

viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi: Liệu có phải cứ nhịn thì sẽ gặp điều lành? Có thể làm HDC như sau:

Câu

1

Từ câu tục ngữ Một sự nhịn, chín sự lành, em hãy viết đoạn văn

(khoảng 200 chữ) trả lời câu hỏi:Liệu có phải cứ nhịn thì sẽ gặp điều

lành?

2,00

a Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn:

- Thí sinh biết cách tạo lập một đoạn văn (200 chữ) theo một trong

các cách: diễn dịch, quy nạp, tổng - phân - hợp, song hành, móc

xích

- Diễn đạt trôi chảy; không xuống dòng khi chưa kết thúc đoạn

- Không cho điểm tối đa nếu không thực hiện đúng yêu cầu viết

đoạn văn

0,25

b Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: trình bày suy nghĩ về những

ngoại lệ của lời khuyên Một sự nhịn, chín sự lành

0,25

c Triển khai vấn đề nghị luận

Thí sinh lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp để triển khai vấn đề

cần nghị luận theo nhiều cách, nhưng phải làm rõ trách nhiệm của

mỗi cá nhân trong cuộc đấu tranh với những sai trái, có thể theo

hướng sau:

1,00

Trang 10

V HƯỚNG DẪN THỰC HÀNH

• Các bước làm bài:

1 Tìm hiểu đề

2 Lập dàný

3 Viết bài dựa vào dàný

4 Kiểm tra lại bài viết

A Gợi ý, định hướng cách viết bài văn nghị luận:

1 Bố cục chung: Phải đảm bảo 3 phần: Mở bài, thân bài, kết bài

- Cha ông ta đề cao giá trị của nhẫn nhịn trong ứng xử qua lời

khuyên Một sự nhịn chín sự lành nhưng không áp đặt, cứng nhắc

- Tuy nhiên, không phải lúc nào “sự nhịn” cũng sẽ đem lại “sự

lành” Có lẽ cũng bởi vậy mà câu tực ngữ dùng số từ “chín” (với

hàm ý: nhiều, hầu hết) chứ không phải “mười”(với hàm ý: tất cả,

trọn vẹn)

+ Nhân vật chị Dậu trong đoạn trích “Tức nước vỡ bờ”(Ngô Tất Tố)

đã “nhịn” và biết phản kháng đúng lúc Nếu chị Dậu nhịn, chị sẽ

mất chồng

+ Trong lịch sử, khi thực dân Pháp quay lại xâm lược nước ta năm

1946, Bác Hồ đã ra chỉ rõ “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải

nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp

càng lấn tới,(…) Chúng ta phải đứng lên!…” Nếu nhân dân Việt

Nam nhịn, sẽ mất nước vào tay Pháp

+ Thực tế cuộc sống có muôn vàn tình huống mà nếu nhịn, sẽ không

có kết cục tốt đẹp Vì vậy, khi cần, phải đấu tranh để bảo vệ danh

dự, lẽ phải, quyền lợi chính đáng

Trang 11

- Mở bài:Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí hoặc hiện tượng xã hội cần bàn

- Lời văn chính xác, sinh động

- Luận điểm rõ ràng, luận cứ xác thực, lập luận phù hợp

2 Triển khai cụ thể

(+) Mở bài: GV hướng dẫn học sinh có nhiều cách mở bài để dẫn dắt, giới

thiệu vấn đề cần nghị luận Có thể mở bài trực tiếp hoặc gián tiếp tùy theo đối tượng HS giỏi, khá, trung bình để hướng dẫn cụ thể

• HS khá:Cùng với lòng dũng cảm, tình yêu thương con người, sự khiêm tốn,

hy sinh , lòng tự trọng là một trong những phẩm chất cao quý không thể thiếu, góp phần quyết định nhân cách, sự thành bại trong cuộc đời của mỗi con người Mất

lòng tự trọng có nghĩa là mất tất cả Bởi vậy, như Lin con đã nói: “Có thể bán cơ

bắp và trí tuệ của mình cho những ai ra giá cao nhất, nhưng không cho phép ai ra giá mua trái tim và tâm hồn mình”

• HS Trung bình: Lòng tự trọng có vai trò cực kì quan trọng trong đời sống của

mỗi con người Ở bất cứ thời điểm nào, con người cũng cần vun đắp, nâng niu, trân

Trang 12

trọng lòng tự trọng của bản thân, không vì chút lợi ích mà đánh mất phẩm giá và nhân cách của chính bản thân mình

Lưu ý: trên đây chỉ là một số cách mở bài thông thường, còn nhiều cách mở

bài khác như: đi từ khái niệm; đi từ thực tiễn cuộc sống với một mẩu chuyện nhỏ để dẫn vào vấn đề cần nghị luận vv… Có thể một mở bài kết hợp nhiều cách khác nhau

(+) Thân bài:

*Đối với dạng đề bàn về một tư tưởng, đạo lý tình cảm: dàn ý có thể xây dựng như

sau:

1.Nêu khái quát về tư tưởng, đạo lý tình cảm đó; hoặc giải thích (đối với đề

ra dưới dạng hàm ngôn, ẩn dụ, chưa rõ):

- Lòng tự trọng là một trong những phẩm chất tốt đẹp của con người Người

có lòng tự trọng là người luôn ý thức sâu sắc việc giữ gìn phẩm giá, nhân cách của mình dù ở bất cứ hoàn cảnh nào Là người có đạo đức, có lương tâm, có tư tưởng nhân nghĩa, không bao giờ làm điều gì xấu xa, tàn ác Tự trọng là truyền thống cao

đẹp của dân tộc Việt Nam với những lời răn dạy sâu sắc của cha ông: “Giấy rách

phải giữ lấy lề”, "Đói cho sạch, rách cho thơm" vv

- Là sự vững vàng, bản lĩnh vượt qua những cám dỗ của vật chất, danh vọng,

quyền lực, địa vị không chịu cúi mình, quỳ gối một cách thấp hèn: “Những con

người mặc bộ đồ tôi tớ những tâm hồn không bao giời tôi tớ” Lòng tự trọng đi

liền với sự trung thực, tự tin, dũng cảm

- Tuy nhiên, tự trọng không có nghĩa là sự cao ngạo, đề cao bản thân một cách mù quáng Lòng tự trọng phải dựa trên sự dẫn dắt của lí trí và giá trị đạo đức

truyền thống…

2.2.Nêu tác dụng, ý nghĩa của tư tưởng đạo lý, tình cảm (minh họa bằng

dẫn chứng)

Trang 13

Ví dụ: Tác dụng to lớn, ý nghĩa của lòng tự trọng (phân tích, lập luận, đưa ra

dẫn chứng minh họa)

- Lòng tự trọng giúp tâm hồn con người thanh thản, cảm thấy hạnh phúc khi

mình sống một cách trong sạch, không làm những điều xấu xa tội lỗi đánh mất lương tâm

- Lòng tự trọng giúp những con người đã từng phạm sai lầm biết tỉnh ngộ ân hận, biết rút ra cho mình bài học xương máu trong cuộc sống để tránh xa lỗi lầm, tội lỗi từ đó tìm cách vươn mình đứng dậy sau khi ngã nhằm sống tốt đẹp hơn, có ý nghĩa hơn

- Lòng tự trọng trở thành cầu nối đưa con người đến gần con người tạo hiệu quả cao trong công việc; tạo cho các mối quan hệ trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, cộng đồng trở nên trong sáng, lành mạnh Càng có nhiều người có lòng tự trọng thì xã hội càng tốt đẹp, đất nước mới phát triển ổn định và bền vững tránh xa các tệ nạn xã hội, tội lỗi; danh dự "nòi giống tiên rồng" càng được bè bạn quốc tế yêu mến, khâm phục

2.3 Phản bác, lật ngược vấn đề cần nghị luận: (Đặt và trả lời câu hỏi : Nếu

không có tư tưởng đạo lý tình cảm đó thì con người, xã hội sẽ ra sao ?)

Ví dụ: Phản bác, lật ngược vấn đề cần nghị luận: Nếu không có lòng tự trọng,

con người và xã hội ra sao?

- Nếu không có lòng tự trọng, con người sẽ đánh mất chính mình, sống trong nhục nhã thậm chí sa vào tội lỗi

- Con người sẽ luôn chìm trong bóng tối của sự xấu xa, đê hèn, không chiến thắng được chính bản thân mình

- Không có lòng tự trọng, xã hội, nhân loại sẽ đầy rẫy những điều xấu xa, tội ác vv

3.Bài học nhận thức, hành động: (có thể lồng vào trong quá trình viết ở

thân bài, cũng có thể đưa vào phần kết bài)

(+) Kết bài: khái quát vấn đề cần nghị luận, liên hệ với bản thân (một cách tự

nhiên, giản dị, không hô hào)

Ví dụ: Đánh giá, nêu suy nghĩ của bản thân về lòng tự trọng:

- Bản thân phải luôn đề cao lòng tự trọng, học cách tự trọng để ngày càng hoàn thiện mình hơn, để thấy cuộc đời đẹp hơn, có ý nghĩa hơn Đặc biệt ở lứa tuổi học trò phải luôn biết tự trọng trước người thân, bạn bè, thầy cô vv

Trang 14

*Đối với dạng đề bàn về một hiện tượng xã hội: dàn ý có thể xây dựng như

Ví dụ: Nêu khái quát về thói vô cảm đặc biệt đối với giới trẻ hiện nay trong

xã hội hiện nay:

"Bệnh vô cảm" là căn bệnh tâm hồn của những người có trái tim lạnh giá, không xúc động, sống ích kỷ, lạnh lùng Họ thờ ơ, làm ngơ, dửng dưng trước những

gì xảy ra xung quanh mình, trước những điều xấu xa, hoặc nỗi bất hạnh, không may của những người khác, thậm chí dửng ưng, vô trách nhiệm với cả chính bản thân mình.Đây là một căn bệnh đang có chiều hướng lan rộng trong xã hội ta, nó len lỏi khắp mọi nơi; không chỉ diễn ra ngoài xã hội mà còn xâm nhập vào trong các gia đình Trong đó, điều đáng lo ngại là một bộ phận không nhỏ của giới trẻ đang mắc phải căn bệnh nguy hại này Có thể xem đây là căn bệnh: “ung thư tâm hồn” cần phải chữa trị khẩn cấp

2 Bàn bạc, làm sáng tỏ vấn đề; liên hệ, mở rộng vấn đề:

2.1 Nêu biểu hiện cụ thể của hiện tượng xã hội đó: (minh họa bằng dẫn

chứng)

Ví dụ: Biểu hiện cụ thể của thói vô cảm:

- Thờ ơ trước những cảnh ngộ kém may mắn, những mảnh đời bất hạnh xung quanh mà không hề tỏ ra mảy may xúc động, không ra tay giúp đỡ với thái độ vô can…

- Không quan tâm tới những vấn đề của xã hội từ những sự kiện lớn lao trọng đại đến những vấn đề rất đỗi bình dị nhưng đầy ý nghĩa xem như đó không phải

- Thờ ơ với chính cuộc sống, tương lai của mình, “nước chảy bèo trôi”, đến đâu hay đến đó

Trang 15

2.2 Nêu qua nguyên nhân dẫn đến hiện tượng xã hội đó: (minh họa bằng

dẫn chứng)

Ví dụ:Nguyên nhân của thói vô cảm:

- Do mầm mống của lối sống vị kỉ luôn ngự trị trong mỗi con người, chỉ biết nghĩ đến bản thân mình

- Cơ chế kinh tế thị trường, nhịp sống, guồng quay hối hả, chóng mặt của xã hội thời hiện đại cuốn mọi người vào đó đặc biệt giới trẻ quên đi tất cả mọi điều xung quanh

- Một bộ phận thế hệ trẻ được gia đình, bố mẹ chiều chuộng, thậm chí là lập trình sẵn cho cuộc đời, cho tương lai, cho từng đường đi nước bước Họ quen lối sống ích kỷ, hưởng thụ…

2.3.Tác hại, hậu quả của hiện tượng xã hội đó (đối với hiện tượng tiêu cực); ý nghĩa, tác dụng (đối với hiện tượng tích cực”:

Ví dụ: Tác hại của bệnh vô cảm:

- Bệnh vô cảm làm cho con người trở nên trơ lì, tàn nhẫn, thậm chí đối xử độc ác, tàn bạo với nhau Những cảnh ngộ bất hạnh không được cưu mang giúp đỡ…

- Làm cho giới trẻ mất phương hướng, không tìm được cho mình lý tưởng sống cao đẹp Căn bệnh này manh nha cho những sai lầm trong cuộc đời khi họ dễ dàng sa ngã, vấp váp, thậm chí phạm lỗi lầm

- Những chuẩn mực đạo đức quý giá truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam đã dần bị phai nhạt, lu mờ, thể hiện một sự suy đồi về mặt đạo đức và sự sai lệch về mặt hành vi một cách đáng báo động, có nguy cơ suy vong Làm băng hoại giá trị truyền thống cao đẹp của dân tộc ta Một dân tộc luôn đề cao tình yêu thương, tinh thần tương thân tương ái…

- Góp một phần không nhỏ làm mất trật tự xã hội, sự “ô nhiễm môi trường xã hội” sẽ ngày càng lan rộng và ảnh hưởng đến sự phát triển, đời sống, văn hóa xã hội của cả một quốc gia

- Làm cho mọi người mất niềm tin về những điều tốt đẹp của cuộc đời…

3 Bài học nhận thức, hành động: (có thể lồng vào trong quá trình viết ở thân bài,

cũng có thể đưa vào phần kết bài)

* Nếu là hiện tượng tích cực:

- Bản thân đồng tình ủng hộ hiện tượng tích cực trên, tuyên truyền cho bạn

bè, người thân học tập

- Luôn học hỏi để rèn luyện bản thân từ đó biết sống đẹp sống có ích, biết bắt đầu từ những việc làm giản dị nhất, có ý nghĩa nhất

* Nếu là hiện tượng tiêu cực:

- Kịch liệt phản đối hiện tượng tiêu cực trên, tuyên truyền cho bạn bè người thân tránh xa, quay lưng, tẩy chay với nó

Trang 16

- Góp phần đấu tranh, ngăn chặn sự ảnh hưởng nguy hại của hiện tượng tiêu cực đó, biết bắt đầu từ những việc làm giản dị nhất, có ý nghĩa nhất

- Khái quát lại hiện tượng xã hội;

- Nâng cao: Sống đẹp, sống có ích luôn là khát khao vươn tới hạnh phúc…

Một vài lưu ý:

- Giáo viên khi hướng dẫn học sinh lấy dẫn chứng minh họa trong văn học và cuộc sống đời thường, yêu cầu dẫn chứng phải phù hợp, đưa ra những mẩu chuyện nhỏ chứ không sa đà kể lại câu chuyện làm loãng vấn đề nghị luận, sa vào văn tự sự Dẫn chứng để chứng minh cần tiêu biểu và có tính phổ biến, nhưng cũng cần sát thực và gần gũi với cuộc sống

- Bài văn phải có bố cục hài hòa Phần thân bài có thể chia ra nhiều đoạn tương ứng với mỗi ý lớn; giữa các đoạn phải có các từ ngữ chuyển tiếp để tạo sự chặt chẽ, lô gich như: không chỉ có vậy, ngoài ra, bên cạnh đó, như vậy, có thể khẳng định phải sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, điệp ngữ, ẩn dụ, nhân hóa ngôn ngữ trong sáng, mạch lạc để tạo sức thuyết phục

- Học sinh liên hệ bản thân phải hết sức tự nhiên, nhuần nhuyễn, cảm xúc chân thực, có thể lồng vào trong quá trình viết; tránh hô hào khẩu hiệu một cách sáo rỗng

- Trong đánh giá cần hướng dẫn học sinh đặt vấn đề ở nhiều phương diện, nhiều hoàn cảnh, nhiều đối tượng để tìm được đa dạng các ý

Trang 17

THAM KHẢO MỘT SỐ ĐỀ VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM

1 Một số đề dạng độc lập đã lược bỏ phần đọc hiểu và nghị luận văn học)

Ví dụ 1: Đề thi TS vào lớp 10 THPT năm học 2017-2018, tỉnh Hà Tĩnh

Câu 2.(3.0 điểm)

Viết bài văn ngắn (khoảng 01 trang giấy thi) trình bày suy nghĩ của em về việc tự học của học sinh hiện nay

Hướng dẫn chấm:

* Yêu cầu chung:

- Thể hiện kiến thức và kĩ năng làm văn nghị luận xã hội Bố cục đầy đủ,

rõ ràng; lập luận thuyết phục, diễn đạt mạch lạc, đúng chính tả, ngữ pháp

- Thí sinh có thể bày tỏ quan điểm, suy nghĩ riêng nhưng phải có lí lẽ và

căn cứ xác đáng, có thái độ chân thành, nghiêm túc, phù hợp chuẩn mực

đạo đức và pháp luật

* Yêu cầu cụ thể: có thể có nhiều cách trình bày (có thể chỉ bàn bạc về

một trong hai mặt của vấn đề), nhưng cần làm rõ thực trạng và đánh giá

đúng thực trạng, tìm ra nguyên nhân, phân tích tác động (tích cực hay tiêu

cực), đề xuất được những giải pháp Đây là một hướng triển khai:

1 Giới thiệu vấn đề nghị luận: việc tự học của học sinh hiện nay 0.5

- Tự học là tự mình thực hiện quá trình tìm kiếm, thu nhận, chiếm lĩnh tri

thức, tự mình rèn luyện kĩ năng; chủ động biến tri thức được truyền thụ

thành của mình

- Thực tế việc tự học của học sinh hiện nay đáng lo ngại:

+ Có những học sinh luôn tự giác, chủ động, tích cực trong học tập;

+ Có rất nhiều học sinh thiếu ý thức tự học: chỉ học khi có sự giám sát,

nhắc nhở hay sự tổ chức, hướng dẫn; họ lười suy nghĩ và thường chờ đợi

kiến thức ở thầy cô, bạn bè và tài liệu; họ nắm lý thuyết nhưng không

Trang 18

+ Về khách quan: Áp lực học hành, thi cử, thành tích từ nhiều phía khiến

họ quá tải; học thêm quá nhiều; sách tham khảo tràn lan, chất lượng kém;

nhiều giáo viên chỉ lo dạy kiến thức mà ít rèn phương pháp học;… Ngoài

ra, nhiều trò giải trí, bạn bè ham chơi kéo học sinh xa rời việc học

+ Về chủ quan: không thấy được vai trò, lợi ích của việc tự học; không có

hứng thú; thiếu ý chí trong học tập; thiếu mục đích và phương pháp tự

học; tâm lý ỷ lại, thụ động trong học tập;…

- Tích cực: tự học vừa làm giàu hiểu biết, vừa phát triển tư duy, tạo được

thói quen suy nghĩ, có niềm say mê, có điều kiện phát triển toàn diện,…

sẽ tiến bộ, thành công vững chắc trong học tập và cuộc sống

- Tiêu cực: không tự lực, phụ thuộc quá nhiều vào các yếu tố thiếu tích

cực kể trên… sẽ mất hứng thú, lười suy nghĩ, sợ học, kiến thức thiếu tính

hệ thống, yếu kĩ năng thực hành Hiện tượng này phổ biến sẽ ảnh hưởng

không tốt đến sự phát triển của những thế hệ học sinh, mỗi nhà trường và

toàn xã hội, trước mắt cũng như lâu dài

- Cần lan tỏa những tấm gương tự học, phương pháp tự học; khơi dậy nhu

cầu và tạo phong trào tự học trong cộng đồng, trong nhà trường, mỗi gia

đình

- Cần xây dựng môi trường học tập tích cực; giảm áp lực học hành thi cử,

quản lý những hiện tượng ảnh hưởng không tốt đến việc học của học sinh;

giáo viên cần chú ý việc “dạy cách học” và tạo hứng thú học tập;…

- Mỗi học sinh cần phát huy tinh thần trách nhiệm với bản thân, hiểu vai

trò và lợi ích của việc học và tự học; rèn luyện tính tự giác, tích cực, chủ

động, sáng tạo trong việc tiếp thu kiến thức ở nhà trường, ở sách báo,

trong cuộc sống,…

Ngày đăng: 29/06/2020, 08:04

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

a. Đảm bảo yêu cầu hình thức bài văn.  - chuyên đề rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận xã hội ngắn
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức bài văn. (Trang 6)
d. Sáng tạo: khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có sự khám phá trong triển khai giải quyết vấn đề - chuyên đề rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận xã hội ngắn
d. Sáng tạo: khuyến khích những bài viết có cách diễn đạt độc đáo, có sự khám phá trong triển khai giải quyết vấn đề (Trang 9)
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: - chuyên đề rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận xã hội ngắn
a. Đảm bảo yêu cầu hình thức đoạn văn: (Trang 9)
Câu Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức Điểm - chuyên đề rèn luyện kỹ năng viết bài văn và đoạn văn nghị luận xã hội ngắn
u Hình thức, kĩ năng và nội dung kiến thức Điểm (Trang 35)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w