1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Meo vat cuoc song

9 604 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 79,5 KB

Nội dung

5 cách tiết kiệm gas Bạn đã biết cách tiết kiệm gas chưa? Hãy tham khảo các cách dưới đây để tiết kiệm gas, tiết kiệm tiền cho gia đình bạn. 1. Điều chỉnh độ cao của ngọn lửa: - Lửa của bếp gas cũng giống như những ngọn lửa khác, chia làm 3 phần: lửa trên, giữa và dưới. - Phần giữa là nhiệt độ nóng nhất. Đây là phần lửa tiếp xúc trực tiếp với nồi, có nhiệt độ lý tưởng nhất. Vì thế, khi đun nấu thức ăn, bạn chỉ cần vặn ngọn lửa vừa cháy quanh đáy nồi là đủ. Như vậy, lửa sẽ được tập trung, nâng cao hiệu suất nhiệt năng. - Ngoài ra, trong trường hợp dùng lửa to, bạn cũng không phải mở hết cỡ nút vặn bếp gas, chỉ cần vặn nhẹ đến khi ngọn lửa vừa xanh là được. Lúc đó, hiệu quả của hiệu ứng nhiệt là tốt nhất. Mở hết cỡ sẽ làm hao gas. - Dùng ngọn lửa xanh sẽ giúp tiết kiệm hơi gas 2. Nắm vững thời gian vặn nút điều chỉnh: - Số lần bạt bếp gas càng nhiều, hơi gas sẽ tiêu tốn càng nhiều. - Để hạn chế điều này, trước khi nấu cơm, bạn phải chuẩn bị nguyên liệu sẵn, rửa rau, thái thực phẩm, tẩm ướp gia vị . - Khi bắt đầu chế biến, bạn bật bếp và dùng liên tục, tránh tình trạng để bếp cháy không 3. Điều chỉnh ngọn lửa: - Tùy món cần nấu nướng mà bạn sẽ điều chỉnh ngọn lửa to, nhỏ sao cho hợp lý. - Chẳng hạn, khi xào thức ăn, hấp bánh, bạn nên dùng lửa to. Nấu canh, nướng bánh nên dùng lửa vừa là thích hợp nhất. - Khi nước sôi, bạn nên vặn nhỏ lửa sao cho giữ được độ sôi của nước trong nồi là được. Nếu có vặn to lửa, nhiệt độ nước trong nồi cũng không cao hơn. 4. Khống chế nước trong khi đun nấu: - Khi đun nấu, nếu thấy cần thiết mới thêm nước. Ví dụ khi luộc mì sợi, tùy lượng mì mà đổ nước cho vừa. - Nếu hấp thức ăn, đặc biệt là hấp chín thực phẩm, bạn chỉ nên cho một lượng nước đủ dùng vào nồi. - Nói chung, đổ nước sao cho hấp xong, trong nồi còn lại khoảng 1/2 bát nước là được. Nếu không, thời gian đun nước sôi sẽ kéo dài, lãng phí hơi gas. 5. Tận dụng triệt để nhiệt lượng: - Bạn dùng một vòng kim loại cao từ 3-5cm, chụp lên bếp. Vành ngoài vòng kim loại cách nồi, ấm khoảng 1 cm. Hiệu ứng thành phụ làm cho nhiệt lượng xoay quanh vật dụng đun nấu, nâng cao hiệu quả tận dụng nhiệt lượng. - Sử dụng vòng kim loại có thể tiết kiệm khoảng 5% hơi gas Bảo dưỡng điện thoại mùa nồm ẩm Mùa nồm ẩm ở các tỉnh miền Bắc máy điện thoại hay bị sôi, chạm, chập, lẫn tạp âm, chuông không reo hay mất cuộc gọi . Chúng tôi xin giới thiệu một số cách khắc phục. - Mua hộp chống ẩm có mỡ bôi trơn vì hộp Lozawcs trong máy cố định không để ẩm được. Nếu hộp này bị ẩm sẽ làm cuộc gọi kém, lẫn tạp âm. - Thường xuyên lau bụi bẩn trên bề mặt máy nhưng không được dùng các loại hóa chất tẩy rửa mạnh để làm sạch vỏ máy mà chỉ nên lau bằng vải mềm. - Đặt điện thoại nơi thoáng mát, không ẩm ướt, ít bụi bẩn. Không nên đặt máy trong bếp vì nơi này rất dễ ẩm. Nhà ẩm thấp càng phải lưu tâm trong quá trình bảo dưỡng vì nguy cơ ẩm lớn hơn. - Mua điện thoại cố định tại các nhà cung cấp có uy tín, sản phẩm đã được nhiệt đới hóa (cho hợp khí hậu nước ta), thích nghi với khí hậu ẩm nồm. Không nên dùng máy điện thoại ngoài luồng vì giá rẻ nhưng chất lượng kém; linh kiện không đồng bộ. Cách dùng nến Nến có hình thức rất đa dạng.Người ta có thể đốt nến vào buổi tối để tạo một không gian rộng rãi, thư giãn, đốt nến trong bữa ăn và cả trong phòng tắm. Hầu như mọi lúc, mọi nơi, người ta đều có thể đốt nến theo ý thích của mình. Có nhiều điều nên chú ý để tạo hiệu quả tối đa cho việc dùng nến. - Nến được làm lạnh, nến sẽ cháy chậm hơn. Nên cho nến vào tủ lạnh khoảng 1 tiếng trước khi thắp, nhưng phải nhớ bọc nó lại trong giấy bóng để tránh bị ẩm. - Khi đốt một ngọn nến dài thì nên đốt lâu một chút, sao cho phần sáp chảy ra tạo thành một vòng đều quanh chân nến. Như thế sẽ giúp nến chảy không bị lệch sang một bên tạo dáng rất xấu hoặc lần sau sẽ rất khó đốt. - Không bao giờ để ngọn nến đang cháy ở chỗ có gió lùa, nó sẽ làm cho lửa cháy to lên và không đều làm ngọn nến bị lệch sang một bên. - Không để nến trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời hoặc ánh đèn mạnh trong nhà, chúng sẽ bị mất màu và nếu để quá lâu sẽ làm cây nến bị cong. - Nếu cây nến quá nhỏ, không thể để vào chân nến thì nên bọc phần cuối của nến bằng những lớp giấy ăn. Những lớp giấy này sẽ không bị cháy vì thấm lượng sáp chảy ra. Không nên đốt cho đến khi nến cháy hết mà chỉ nên để chúng cháy cách gốc khoảng 4 cm, đặc biệt với những cây nến dài. - Nếu sáp chảy ra quá nhiều trên giá nến mà muốn làm vệ sinh phần này thì tốt nhất nên để nó vào tủ lạnh một thời gian rồi lấy ra. - Nên dùng loại nến có chân cắm bằng sắt vì loại này có thể di chuyển dễ dàng ra khỏi phần giá đỡ. Với nến thường thì có thể đổ một ít nước ở dưới chân nến trước khi thắp. Khi không thắp nến nữa và sáp của nến đã cứng lại thì sẽ lấy chúng ra khỏi chân cắm dễ dàng hơn. - Muốn lấy những phần nến gắn trên giá đỡ dễ dàng hơn thì có thể bọc giấy quanh chân nến và dùng bàn là đặt lên trên. Sức nóng của bàn là sẽ làm nến thấm vào giấy, làm sạch chân nến. 2 Cách Khử Gỉ Cho Bàn Ủi Dùng lâu ngày, bàn ủi thường bị gỉ, khi ủi sẽ làm bẩn quần áo. Bạn hãy áp dụng một số cách dưới đây để tẩy sạch.Sau khi bàn là nóng, dùng một mảnh vải ẩm ủi đi ủi lại nhiều lần trên mảnh vải để chùi gỉ. - Sau khi bàn là nóng, dùng một mảnh vải ẩm ủi đi ủi lại nhiều lần trên mảnh vải để chùi gỉ. - Chờ cho bàn ủi nguội, bôi một ít kem đánh răng lên mặt, sau đó lau nhẹ bằng vải nhung hay vải thun sạch. - Gấp một khăn ẩm sao cho nó lớn bằng mặt bàn ủi, rải đều lên trên một lớp bột cacbonat natri, sau đó cắm điện, ủi nhiều lần lên khăn mặt ẩm cho đến khi nước bốc hơi hết. Chùi cho bột cacbonat natri rơi hết thì gỉ sét cũng biến mất. - Cho bàn ủi nóng lên, bôi một ít dấm hoặc bôi một ít dầu parafin, sau đó dùng vải chùi, chất bẩn sẽ bị chùi sạch. - Chú ý không nên dùng giấy nhám hoặc dao để cạo gỉ, như vậy sẽ làm mất đi lớp mạ ở mặt bàn ủi, ảnh hưởng đến tuổi thọ của vật dụng này Cách tiết kiệm điện cho nồi cơm Xin giới thiệu với bạn cách nấu cơm bằng nồi điện vừa đảm bảo cơm ngon, không bẩn nồi lại giảm tối đa lượng điện tiêu thụ. 1- Trước khi nấu cho gạo ngâm một lúc, như vậy cơm vừa ngon, vừa có thể tiết kiệm được điện. 2- Dùng nước nóng để nấu cơm không những giữ được chất dinh dưỡng mà còn có thể hạn chế tối đa lượng điện tiêu thụ. 3- Dùng khăn mặt đậy trên nắp nồi hoặc làm một cái chụp bằng vải, úp lên nồi. Cách này sẽ ngăn cho nồi cơm không tản nhiệt. Để giữ sạch các trang sách Các cuốn sách, nhất là sách quý, sách nghiên cứu, tham khảo có thể phải chịu nhiều những ghi chú, bình luận, đánh dấu trong các trang sách . Để các trang sách trở lại sạch sẽ, có thể làm theo những cách sau: - Các ghi chú bằng bút chì: Nếu chỉ có một vài dòng, vài chữ có thể dùng tẩy, còn nếu quá nhiều, phải dùng loại tẩy bột chuyên dụng (loại có nhãn mác Rougier & Plé là tốt nhất). Khi tẩy nên nhẹ tay, tẩy đều đặn cả trang sách. - Các ghi chú bằng bút mực, bút bi: Cách xử lý hiệu quả nhất là dùng cồn 90 độ, nhúng bông vào cồn rồi chà xát nhẹ nhàng. - Vết bẩn do dính dầu, mỡ: Có thể dùng ete, cũng dùng bông thấm ete rồi lau nhẹ, lau đều khắp các vết bẩn. - Vết ố bẩn do ẩm ướt: Đơn giản nhất là dùng nước ấm, nhúng bông rồi vắt bớt nước, lau nhẹ nhàng. - Chú ý: Trong quá trình tẩy rửa các loại vết bẩn trên, để tránh trường hợp làm thủng, rách các trang sách, khi xử lý nên đặt một tờ giấy thấm phía dưới trang sách, trước khi làm vệ sinh cho trang sách. 3 Đồ gia dụng Chùi cửa Lấy khoai tây cắt đôi và xoa đều lên những cánh cửa, nhớ để nguyên củ khoai, đừng lột vỏ và xoa bằng mặt mới cắt. Nếu mặt khoai tây đã bị chà đen thì cắt bỏ một lớp mỏng cho hết chỗ đen ấy. Cứ tiếp tục chùi cho đến khi nào miếng khoai tây dùng trắng sạch thì cánh cửa cũng sạch. Chùi mặt kính: Kính tủ hay kính soi bị hơi nước ẩm ướt làm cho ố mờ, lấy khoai tây chà lên rồi lau sạch lại, mặt kính sẽ sáng đẹp. Chùi bóng đồ sứ: Lau chùi đồ sứ bằng cách thả đồ sứ vào một thau nước lạnh có vắt chanh để kỳ cọ, sau đó dùng khăn mềm lau cho khô lại. Chú ý: Là đồ sứ mỏng manh và dễ vỡ nên phải bảo quản cẩn thận: - Không để cho chúng va chạm mạnh. - Không để đồ sứ ở nơi có nhiệt độ cao. - Chỉ lau rửa bằng nước lạnh. Chùi lavabo: Dùng nước Javel quét đều một lớp trên Lavabo. Để nước Javel như vậy trong một ngày rồi cọ rửa bằng xà bông. - Nếu trên mặt Lavabo có những vết sét dính trên lớp men, hãy dùng Acid Oxalique nguyên chất pha với nước cho tạo thành một dung dịch sền sệt rồi phủ lên chỗ sét. Chỗ sét càng mới càng dễ rửa hơn vết sét cũ. Chùi Nylon bị môc' meo: Cắt trái chanh ra làm đôi rồi chà xát lên chỗ mốc. Đến khi hết mốc, lấy giẻ khô lau sạch lại. Chùi bóng nồi gang: Ngâm nồi gang lại vào nước Javel một đêm. Ngày hôm sau cọ rửa kỹ, nồi mới sạch. Chùi bóng cửa kiếng: Lấy bông gòn thấm xăng lau một lượt. Dùng khăn mềm lau cho khô xăng rồi lấy phấn Tacl chùi đều một lần nữa. Cuối cùng chùi lại bằng khăn mềm thật sạch, dù cửa kiếng có dơ bẩn đến đâu cũng trở nên bóng láng. Chùi đồ vật bằng thép: Lấy giẻ nhúng nước cốt chanh chà xát, sau đó chùi khô lại. Cắt cổ chai thủy tinh: Đổ nước vào trong chai đến mức ta muốn cắt rồi đổ một lớp dầu lên trên. Nung một cây sắt thật đỏ. Nhúng cây sắt vào trong lớp dầu, chai sẽ bị cắt ngay chỗ muốn cắt. Cách dùng nước Javen: Đừng bao giờ đổ nước Javel nguyên chất lên vải mà phải pha một dung dịch loãng gồm Javel và nước lạnh, một thau nước chỉ cần một muỗng nước Javel là đủ. Tất cả các loại vải đã giặt bằng nước Javel phải xả thật kỹ, nếu không, chất Javel còn sót lại sẽ làm mau mục vải. Ngăn kéo khó mở: Dùng phấn viết bảng hoặc xà bông thoa lên hai bên cạnh, các ngăn kéo sẽ trơn tru dễ mở. Cửa phòng bị kêu: Thoa vào chỗ bản lề một chút bột viết chì trộn với vài giọt dầu đậu phộng khi đó cửa sẽ rất êm và sẽ không còn kêu nữa. Bảo về đồ bằng bạc: Lấy bồ hóng ở trong bếp thoa đều rồi dùng khăn mềm đánh bóng lại thật kỹ. - Trộn Huile de Lin với Essence de Térébenthine, mỗi thứ một nửa, lắc cho thật đều rồi thấm vào bông gòn thoa lên đồ bạc. Đợi một lát cho khô, rồi lấy khăn thật mềm đánh bóng lại. 4 Giữ gìn đồ gỗ Vách ván nhà bạn có sơn vẽ đủ màu, lâu ngày bị vàng và hoen ố, bạn hãy dùng nước trà tàu tẩm vào khăn, lau mạnh lên tường ván ấy là sạch sẽ ngay. Cách lau chùi ván bọc tường: Vách ván nhà bạn có sơn vẽ đủ màu, lâu ngày bị vàng và hoen ố, bạn hãy dùng nước trà tàu tẩm vào khăn, lau mạnh lên tường ván ấy là sạch sẽ ngay. Cách làm sáng lại lớp vecni trên gỗ: Lớp vẹc ni trên gỗ tuy ít bám bụi, nhưng nếu ít săn sóc, chúng cũng bị lu mờ, kém bóng loáng. Muốn chúng bóng loáng như mới, bạn có thể áp dụng phương pháp sau đây: - Bạn dùng một ít sữa lau lên lớp vecni và để cho khô. Sau đó, dùng bàn chải nhúng nước lã cọ sạch. - Với phương pháp này, vecni sẽ cứng và bóng Tẩy những vết dính lâu ngày trên đồ gỗ: Trên đồ gỗ thường có những vết dơ do sự vô ý gây ra. Nếu để lâu, các vết dơ này rất khó chùi rửa. Muốn làm mất những dấu vết này đi, bạn hãy làm như sau: - Cho mấy giọt dầu ăn vào một chút sáp ong trắng, đem chưng cách thủy cho sáp ong chảy ra. Đen bôi thứ sáp ấy lên chỗ dơ rồi lấy vải chà thật mạnh. Cách chùi đồ gỗ bị giống ruồi làm dơ bẩn: Muốn làm mất những vết dơ bẩn do giống ruồi gây ra trên đồ gỗ, bạn phải làm như sau: - Lấy bột (nết, gạo, hay mì .) trộn với chút dầu ăn đánh cho thật quánh, thoa đều bột lên chỗ dơ rồi lấy giẻ chùi cho sạch. Sau cùng, rửa kỹ bằng nước trong và đánh bóng. Cách tẩy vết dơ bán lâu ngày trên gỗ trơn: Muốn làm sạch những vết dơ bám trên những vật dụng bằng gỗ trơn, không có đánh vẹcni, bạn làm như sau: - Đầu tiên, bạn hãy pha một thứ nước để lau chùi theo công thức: 10gam muối + 90 gam nước tẩy (soude de caustique) + 1 lít nước. Sau đó, bạn lấy một cái chổi bằng bẹ dừa thấm vào nước này mà quét lên các đồ dùng bằng gỗ trơn đó. Để một lúc lâu, bạn rửa lại bằng nước lã và lau khô bằng khăn mềm và sạch. Cách làm mới lại những vật dụng nhỏ bằng gỗ: Muốn cho những vật dụng bằng gỗ nhỏ của bạn được bóng loáng như mới, bạn hãy lấy bông gòn thấm dầu thông (essence de térébenthine) lau lên thật đều. Sau đó, bạn đợi cho khô và đánh bóng lại bằng nỉ sạch. Làm mất các vết dộp trắng trên bàn gỗ có đánh vecni: Bàn hay đi-văng bị nước nóng làm dộp trắng trên mặt gỗ có đánh vecni, bạn hãy dùng vải có tẩm dầu paraffine chà nhẹ lên chỗ dộp. Để một lúc lâu rồi bạn dùng dầu thông đánh lên và dùng vải thường đánh bóng. Cách lấy những khe nứt trên sàn gỗ: Muốn lấy kín những khe nứt hoặc kẽ hở trên sàn gỗ, bạn hãy lấy keo lỏng trộn với mạt cưa đã rây nhuyễn. Bạn nhớ trộn cho thật đều, thật nhuyễn, rồi bạn đem chưng lên cho nóng, đoạn đem trét vào các chỗ hở và miết cho thật bằng mặt. - Nếu sàn gỗ có đánh vecni, bạn phải lấy vecni đánh lên các chỗ đã được trét kín cho tiệp màu 5 Giữ gìn vật dụng bếp núc Gia đình bạn vừa mua được chiếc tủ lạnh. Bạn đang thắc mắc không biết phải sử dụng cách nào để tủ lạnh lâu hư. Thì đây, bạn hãy đọc và nhớ kỹ những điều chỉ dẫn dưới đây chắc chắn rằng bạn sẽ vừa ý. Bạn chỉ nên để vào tủ lạnh những thức ăn đã nguội hẳn. Đừng bao giờ bạn để vào tủ lạnh những thức ăn còn nóng hay ấm vì hơi nóng sẽ làm tủ lạnh bạn chóng hư. Xử lý những hư hỏng thường gặp ở tủ lạnh Chúng ta thường hay gặp những trường hợp hỏng hóc ở tủ lạnh. Bạn có thể tự sửa những hỏng hóc nhỏ này, không cần phải mang ra cửa hàng sửa chữa hay nhờ thợ. - Đáy tủ có nước: Đây là hiện tượng do thực phẩm tiết ra nhiều nước, ống dẫn nước thải khi xả tuyết bị tắc. - Tủ không lạnh: Hiện tượng này là do chúng ta để thực phẩm quá nhiều, vị trí núm công tắc rơ-le không thích hợp. Bạn có thể điều chỉnh lại lượng lương thực, để núm công tắc về phía độ lạnh cao hơn. - Quạt của tủ làm bằng phương pháp gián tiếp không quay được: Chúng ta có thể kiểm tra xem cánh quạt có bị kẹt không, dây cuốn động cơ quạt có bị đứt không và kiểm tra lại công tắc quạt. - Hệ thống bánh răng của bộ định giờ xả tuyết bị hỏng, tiếp xúc không tốt: Chúng ta kiểm tra lại, nếu không quay thì nên thay mới. - Tiếp điểm của rơ-le xả tuyết không tốt hoặc lắp không chính xác: Chúng ta kiểm tra lại, phải để mặt có nhôm áp sát vào dàn lạnh. - Khi khởi động hay tắt tủ nghe tiếng kêu: Hiện tượng này là do 4 vít bắt dàn lạnh bị lỏng ra. Bạn có thể làm 4 cái lót bằng cao-su, cắt nguồn điện, tháo vít ra rồi đệm miếng cao-su vào, xiết lại như cũ. I. Tủ lạnh: Giữ tủ lạnh lâu hư - Gia đình bạn vừa mua được chiếc tủ lạnh. Bạn đang thắc mắc không biết phải sử dụng cách nào để tủ lạnh lâu hư. Thì đây, bạn hãy đọc và nhớ kỹ những điều chỉ dẫn dưới đây chắc chắn rằng bạn sẽ vừa ý. - Bạn chỉ nên để vào tủ lạnh những thức ăn đã nguội hẳn. Đừng bao giờ bạn để vào tủ lạnh những thức ăn còn nóng hay ấm vì hơi nóng sẽ làm tủ lạnh bạn chóng hư. - Không nên mở tủ lạnh thường vì mở thường hơi lạnh sẽ thoát ra. - Nếu tay bạn dính mỡ, đừng bao giờ bạn sờ vào mép cao su tủ lạnh. Nhiều người sơ ý, tay dính mỡ vẫn cho vào tủ lạnh soạn thức ăn, vô ý để mở dính vào mép cao su. Họ không biết như vậy là rất tai hại, chất mỡ sẽ làm cao su cứng lại, không còn mềm mại nữa. Do đó, mép cao su không ăn khớp với tủ lạnh, sẽ có nhiều khe hở khiến tủ lạnh thoát khí ra ngoài luôn. - Đừng bao giờ để cho tủ lạnh ngừng chạy. Dù trong tủ lạnh không có gì, bạn cũng đừng vì tiết kiệm điện mà cho tủ lạnh ngừng chạy. - Nếu khi bạn vắng nhà trong một thời gian bạn phải làm thế nào? Dĩ nhiên là bạn phải tắt điện ở tủ lạnh. Tuy nhiên, khi ấy bạn phải lấy tất cả thức ăn thức uống trong tủ lạnh ra, nhất là các thức ăn tươi: rau cải, trái cây, cá thịt. Sau đó, bạn phải rửa tủ lạnh thật kỹ và lau thật khô. Điều bạn nên nhớ là bạn phải mở tủ lạnh ra thật rộng trong suốt thời gian mà bạn cho điện ngừng chạy. - Bạn phải rửa tủ lạnh ít nhất mỗi tháng một lần. Sau khi rửa bạn nhớ lau tủ lạnh thật khô. Trên đây là những điều bạn phải biết khi sử dụng tủ lạnh. Bây giờ chúng tô xin 6 mách cho các bạn một vài mẹo vặt trong cách sử dụng: Làm mất mùi hôi trong tủ lạnh: - Tủ lạnh của các bạn vì để thịt cá, rau cải nên có mùi hôi khó chịu. Muốn mất mùi hôi này, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau đây: - Sau khi rửa tủ lạnh, bạn nên lau lại một lần bằng nước có pha thuốc tím. - Bạn để một xoong đựng sữa vào trong tủ lạnh. Với cách thứ hai này, chắc chắn bạn sẽ vừa lòng: mùi hôi không còn tí gì nữa. Làm thế nào để lấy ra những khuôn nước đá một cách dễ dàng - Bạn thường phàn nàn là những khuôn nước đá dính cứng trong tủ lạnh, rất khó lấy ra. Muốn tránh sự bực mình này, bạn có thể áp dụng một trong hai phương pháp sau đây: - Trước khi để vào tủ lạnh bạn nên thoa vào một lớp dầu ăn dưới đấy khuôn nước đá. - Trước khi để vào tủ lạnh, bạn lấy một cây nến (đèn cầy) chà thật kỹ và thật đều dưới khuôn nước đá. - Sau hết khi để các thức ăn tươ, sống vào tủ, bạn nên cho vào bao ny-lon. Làm như vậy, thức ăn của bạn sẽ không hư, tủ lạnh của bạn cũng không hôi. II. Xoong nồi- Ly tách .: Cách chùi rửa xoong nhôm bị đen: Xoong nhôm nấu lâu ngày bị đen vì nước phèn, nhựa rau, bạn hãy lấy nước lã pha dấm chua cho vào xoong rồi đem đun sôi là sạch ngay. Tẩy vết dơ trong xoong, chảo: Xoong, chảo bị đóng dơ bên trong, bạn hãy rắc muối lên vết dơ và để vậy trong vài giờ rồi bạn chùi rửa bằng nước lã, vết dơ sẽ mất ngay. Cách giữ gìn đồ thủy tinh ít bể do nước sôi: Bạn hay phàn nàn đồ dùng bằng thủy tinh như ly, ca . không chịu nổi nhiệt độ cao. Muốn chắc ý, khi mới mua đồ bằng thủy tinh về, bạn hãy bỏ các món ấy vào nồi nước có pha muối rồi nấu cho nước sôi lên. Sau đó, bạn để nước nguội mới vớt ra rửa lại bằng nước lã. Chắc chắn đồ thủy tinh của bạn sẽ chịu nước sôi bền bỉ hơn. - Tuy nhiên, khi mua các món đồ thủy tinh, bạn cũng nhứ đừng mua các hiệu làm quá tệ, có nhiều bọt, mau bể hơn. Cách giữ gìn cho ly thủy tinh khỏi nứt khi rót nước sôi vào ly: Những ly tách bằng thủy tinh, nhứt là thứ nội hóa, thường thường không chịu nổi sự thay đổi nhiệt độ quá đường đột. Vì thế, chúng thường bị nứt khi ta đổ nước sôi vào. Muốn tránh tình trạnh này, bạn hãy áp dụng một trong hai phương pháp sau đây: - Khi rót nước sôi hoặc nước quá nóng vào ly, bạn hãy lót một chiếc khăn ướt dưới đít ly. - Hoặc bạn để vào trong ly một cái đũa, một cái muỗng cà phê hay một que sắt bằng kim loại khi đổ nước sôi vào ly. Chất kim sẽ hút nhiệt làm giảm nhiệt độ của nước sôi. Giữ gìn vật dụng trong nhà Muốn bàn ủi dùng lâu ngày không bị sét, bạn nên dùng đèn cầy chà lên. Dĩ nhiên khi ủi đồ bàn ủi phải nóng và ủi vào một miếng giẻ cho sạch hêt đèn cầy trước khi ủi quần áo. - Vách ván nhà bạn có sơn vẽ đủ màu, lâu ngày bị vàng và hoen ố, bạn hãy dùng nước trà tàu tẩm vào khăn, lau mạnh lên tường ván ấy sẽ sạch ngay - Muốn giữ cho đèn cầy cháy lâu, bạn hãy lấy vài hột muối bỏ dưới chân tim đèn cầy chắc chắn cây đèn cầy này sẽ cháy lâu hơn - Giấy tờ quan trọng như giao kèo, hóa đơn, bằng khoán đất hoặc tiền bạc, muốn khỏi cháy, bạn nên dùng carton d'amiante gói kín lại rồi để vào một cái hộp thiếc hay sắt, dù có hoả hoạn cũng không cháy - Muốn cho các đồ ngà của bạn được sạch sẽ, bóng loáng, bạn hãy dùng bông gòn thấm nước cốt chanh tươi hoặc thấm nước lạnh có pha nước oxygene (20 phần trăm) mà kỳ cọ và đánh bóng - Nước trộn sau xà lách (tức dầu giấm) lúc ăn rau còn nước cặn thừa lại, các bạn chớ có đổ đi mà phí. Nước đó có thể dùng vào việc khác. Nếu nhà bạn có đồ dùng bằng bạc lâu ngày bị mờ đục, các bạn hãy dùng nước trộn rau xà lách còn thừa ấy lau đồ bạc với một tấm khăn cũ. Trong chốc lát, đồ bạc sẽ bóng loáng như mới ngaỵ 7 Giữ pha lê và thuỷ tinh sáng đẹp Đồ dùng bằng chất liệu này sau một thời gian sẽ bị mờ, mất độ bóng. Một số cách sau giúp bạn tìm lại được vẻ mới, đẹp như ban đầu. - Pha cồn 90 độ với nước ấm, dùng dung dịch này để rửa ly, tách bằng pha lê, sẽ làm các vật này sáng choang như mới. - Muốn chai, keo bằng thuỷ tinh được trong suốt, bạn hãy rửa các vật dụng này bằng nước muối, sau đó rửa lại bằng nước lạnh. - Mắt kính đeo bị mờ, bạn dùng một miếng vải nỉ mềm, thấm với cồn 90 độ và chà đều, kính sẽ sáng trong như mới. - Với mặt kính đồng hồ lâu ngày bị mờ, bạn lấy một miếng khăn mặt sạch, thấm một ít kem đánh răng rồi chà nhẹ, đều trên mặt kính, lau lại bằng khăn sạch cho đến khi mặt kính sáng trong là đạt. Làm Sạch Một Số Vật Dụng Cách khử cặn chè trong ấm Ấm pha trà dùng lâu ngày thường bị bám một lớp cáu bẩn của cặn chè trong đáy ấm, rất khó rửa sạch bằng nước và nước rửa chén thông thường. Cách tẩy rửa sạch như sau: - Lấy giẻ tẩm chút thuốc đánh răng rồi cọ, cáu bẩn sẽ hết ngay, ấm lại sạch như mới. Cách khử cặn đóng trong phích nước: - Phích đựng nước dùng lâu cũng thường có cặn bám trong ruột phích, vì vậy khả năng giữ nhiệt bị giảm. Để tẩy các cặn đó, bạn hãy rót 0,5l giấm đã đun nóng vào phích, đậy nắp ngâm một lúc rồi đổ đi, rửa sạch, các cặn bám trong phích sẽ bong ra hết. Dùng bã chè làm sạch bệ bếp: Bệ bếp thường hay bám dầu mỡ, để lâu ngày còn gây ra "mùi nhà bếp" rất khó chịu, nhất là ở các căn hộ chật hẹp. Để lau sạch, bạn hãy đổ bã chè lên bệ bếp, chè sẽ hút hết mỡ bám, bạn dùng giẻ lau bệ bếp sạch bong. Khử mùi tanh hôi trong bếp: Sau khi bạn nướng hoặc rán cá, thịt, thường có mùi khó chịu tích tụ trong bếp do mùi tanh và mùi cháy khét. Để khử mùi tanh đó bạn bóc vỏ chanh cho vào nồi đun sôi, hoặc đốt ít vỏ quýt đã phơi khô, chỉ một lát sau mùi tanh hôi trong bếp sẽ hết. Mẹo dùng xà bông 1. Thừng mới còn cứng, khó dùng, có thể ngâm trong nước xà phòng 5 phút sẽ làm cho nó trở nên mềm dẻo, dễ dùng. 2. Dưới đáy nồi có nhiều nhọ, khó chùi sạch. Nếu trước khi dùng bôi lên một lớp xà phòng, khi rửa đỡ vất vả. 3. Đặt một bánh xà phòng thơm vào trong ngăn kéo, tủ áo có thể tránh được mùi mốc meo, khó chịu. 4. Nếu cho một ít xà phòng vào trong hồ dán sẽ dễ dàng dán giấy vào tường. Hơn nữa, lâu ngày hồ cứng sẽ không làm bong giấy. 5. Người đeo kính rất sợ hơi nước bám vào, để tránh điều rắc rối này, có thể lấy xà phòng bôi đều lên mặt kính, rồi lau sạch. 6. Khi sơn đồ dùng, nên bôi một lớp xà phòng lên các đồ đạc trong nhà để khi sơn dính vào có thể lau sạch ngay. 7. Khi làm đồ mộc, vặn đinh vít vào gỗ thường rất vất vả. Muốn tránh điều này, ta có thể bôi xà phòng vào vít, vặn vừa dễ, tháo ra cũng đỡ vất vả. 8. Muốn cưa gỗ nhanh, nhẹ nhàng thì bôi một chút xà phòng vào lưỡi cưa. 9. Khi gửi bưu kiện bằng bao vải hoặc hộp gỗ, viết chữ lên rất khó, chỉ cần lấy bút lông đã chấm mực, chấm thêm vào xà phòng. Việc này sẽ giúp cho việc viết dễ dàng hơn, lại không bị bay màu mực. 10. Chổi quét vôi ngâm trong nước xà phòng hơn 10 tiếng, sau đó đem rửa chổi sẽ rất nhanh sạch. 11. Nếu muốn vận chuyển đồ nặng trên sàn nhà, nên bôi một ít xà phòng lên mặt sàn, di chuyển sẽ nhẹ nhàng hơn nhiều. 8 Sử dụng và bảo quản đồ inox Cụ thể: - Khi dùng đồ inox nấu ăn, tốt nhất nên đun lửa nhỏ vì lửa to dễ gây vết ố trên soong, chảo. - Để soong, chảo inox không bị vàng khi đun nấu không để chúng trên bếp quá nóng. Đun quá nóng còn làm giảm tuổi thọ của sản phẩm và làm giảm khả năng chống gỉ của. - Nên dùng đũa hoặc đồ bằng gỗ để xào thức ăn vì dùng vật dụng cứng sẽ làm trầy vết trên mặt vật dụng soong, chảo, khó giữ được sạch sẽ. - Không nên chứa thức ăn có nhiều chất muối, axit (thức ăn chua) . lâu ngày trong đồ inox vì sẽ làm thức ăn có mùi sắt. - Rửa đồ inox bằng nước ấm pha nước rửa bát và lau khô ngay. Không dùng vải nhám lau vì sẽ tạo vết trầy xuớc, mất vẻ bóng láng của dụng cụ. - Không dùng vật dụng bằng sắt để cọ rửa trên mặt soong, chảo inox vì nó sẽ tạo ra vết xước, gây khó khăn cho việc giữ gìn và lau rửa sau này Tẩy vết bẩn trên gạch nền Khi gạch trắng hoặc gạch men bị ố vàng vì nước đóng cặn lại, hãy hoà tan một hộp thuốc tẩy trắng vào một ca nước, thấm nước này vào giẻ và lau đi lau lại trên mặt, gạch trắng hoặc gạch men sẽ mất vết ố vàng Chùi Sáng Bóng Đèn Điện: Bóng đèn điện lâu ngày bị bụi bám quá nhiều làm mờ ánh sáng. Đừng dùng nước lạnh để lau chùi mà phải dùng bông gòn tẩm Alcool rồi chùi một cách cẩn thận và nhẹ nhàng. Khi lau xong, chờ cho khô mới gắn bóng đèn lại. Đánh Bóng Nền Cement: Nền nhà tráng bằng cement, nếu không bóng sẽ không đẹp. Vậy hãy thoa đều một lớp dầu Huile de lin rồi dùng giẻ mềm đánh mạnh lên. - Khi nền cement bị giơ, nếu rửa bằng xà bông mà vẫn không sạch, hãy pha dung dịch sau đây để cọ rửa: 10gr muối, 90gr soude caustique và 1 lít nước lạnh. Dùng chổi thấm dung dịch này quét lên nền cement, để một lúc rồi mới lau lại bằng nước lạnh. Đánh Bóng Gạch Bông: Gạch bông lót nền lâu ngày thường bị mờ xỉn lại trông vừa dơ bẩn, vừa xấu. Muốn chùi gạch bông cho bóng, trộn bột đánh bóng với dầu ăn rồi chùi gạch với dung dịch này bằng giẻ lau. Với các loại gạch bông đã quá cũ, phải dùng bột Tripoli trộn với diêm sinh theo tỷ lệ 3/1. Làm Sạch Gạch Đá, Gạch Men: Khi gạch trắng hoặc gạch men bị ố vàng vì nước đóng cặn lại, hãy hoà tan một hộp thuốc tẩy trắng vào một ca nước, thấm nước này vào giẻ và lau đi lau lại trên mặt, gạch trắng hoặc gạch men sẽ mất vết ố vàng. Tẩy vết sơn, nhựa Trong sinh hoạt hàng ngày khó tránh lúc tay, chân bị dính sơn, nhựa. Dưới đây là vài cách tẩy đơn giản và hiệu quả. - Tẩy vết sơn dính trên tay: Tay dính sơn nếu rửa bằng xăng hay dầu hoả sẽ hết nhưng để lại mùi khó chịu, chưa kể có người còn dị ứng với xăng dầu. Bạn hãy dùng vỏ quít tươi bóp lấy nước rồi xoa lên vết sơn, sau đó lấy giẻ lau sạch, vết sơn sẽ sạch trơn và dễ chịu. - Tẩy vết nhựa khoai tây, khoai môn trên tay: Để tay không bị xám đen vì nhựa khoai tây, không bị ngứa do nhựa khoai môn khi chế biến, bạn ngâm tay vào nước pha giấm rồi để tay tự khô trước khi bắt tay vào việc. - Tẩy vết sơn trên đồ gốm, đồ sành sứ: Nếu không may đồ gốm, sứ của bạn bị dính sơn hãy lấy vỏ cua nấu lấy nước đậm đặc. Sau đó, đem rửa, sơn sẽ trôi, bong hết. Nếu còn lại vết mờ dùng muối sát lên sẽ sạch hẳn. 9 . chỗ sét. Chỗ sét càng mới càng dễ rửa hơn vết sét cũ. Chùi Nylon bị môc' meo: Cắt trái chanh ra làm đôi rồi chà xát lên chỗ mốc. Đến khi hết mốc, lấy. một bánh xà phòng thơm vào trong ngăn kéo, tủ áo có thể tránh được mùi mốc meo, khó chịu. 4. Nếu cho một ít xà phòng vào trong hồ dán sẽ dễ dàng dán giấy

Ngày đăng: 10/10/2013, 11:11

Xem thêm

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w