Cho và nhận trong hôn nhân Chúng ta thường cho rằng hôn nhân là một mối quan hệ cho và nhận bình đẳng giữa hai cá nhân. Tuy vậy trong một số gia đình, rất dễ nhận ra đâu là người cho, đâu là người nhận do một người biểu hiện quá rõ ràng tính cách “thống trị” trong khi người kia lại tỏ ra quá phục tùng Việc một trong hai vợ chồng có thể cho nhiều hơn nhận trong khi người kia nhận nhiều hơn cho không mang tính chất vĩnh viễn, không thay đổi được, hoặc bạn không cócơ hội đảo ngược vai trò. Đôi lúc, trong những trường hợp đặc biệt, người nhận sẽ trở thành người cho và ngược lại. Chúng ta nên tập thích ứng khi vai trò của mình thay đổi; quan trọng là cả hai phải cảm thấy thoải mái trong vai trò mình đảm nhận tại thời điểm đó. Đôi khi, chúng ta không thể sống hòa hợp với người bạn đời chỉ biết nhận mà không biết cho đi. Người đó luôn đòi hỏi và muốn mọi thứ phải được phục vụ cho họ ở mức độ cao nhất. Họ luôn nghĩ rằng lẽ ra mình đáng được nhiều hơn nữa, và không cảm thấy hạnhphúc cho đến khi các yêu cầu của họ được thỏa mãn. Nếu được nuông chìu thái quá, người nhận dần dần sẽ trở thành ích kỷ. Do vậy, nếu bạn là người cho đi, bạn phải cẩn thận, chớ để sự ích kỷ len vào cuộc sống giađình mình. Hôn nhân hạnhphúc khi cho và nhận kết hợp dung hòa với nhau. Khi một trong hai vợ chồng có bản tính “thống trị”, người đó cần phải thỏa hiệp và thỉnh thoảng phải biết cho đi thay vì luôn muốn nhận. Ngược lại, người có tính phục tùng cần phải đấu tranh đểcócơ hội thực hiện những sở thích hay nhu cầu của chính mình. Nếu bạn thấy vẫn thoải mái khi đóng vai trò người cho, bạn nên đảm bảo rằng các nhu cầu của bản thân bạn được đáp ứng đầy đủ và những gì bạn làm được mọi người đánh giá cao; nếu không, cuối cùng điều mà bạn thu được chỉ là sự oán giận trong lòng. Chia sẻ công việc nhà cũng như trách nhiệm nuôi dạy con cái, qua lại xã giao với họ hàng . sẽ mang lại sự cân bằng giữa cho và nhận. Nếu bạn là người nhận, hãy biểu hiện cho người bạn đời thấy bạn luôn đánh giá cao những gì họ làm cho bạn. Hãy làm họ ngạc nhiên với những món quà dù nhỏ hay lớn hay thực hiện điều gì đó đặc biệt cho họ. Nếu bạn kết hôn với một người chỉ muốn phục vụ bạn mà không để bạn phải làm gì cho họ, hãy cố thử một lần trong vai trò của người kia xem. Biết đâu, điều đó sẽ mang lại cho chồng hay vợ của bạn sự nghỉ ngơi mà họ đang cần. Đểgiađìnhcó những bữa cơm hạnhphúc Tại sao việc ba mẹ, con cái cùng quây quần với nhau quanh bàn ăn lại mang tầm quan trọng trong việc duy trì một giađìnhhạnh phúc? 1. Khi ăn cùng gia đình, cả cha mẹ lẫn con cái sẽ cảm nhận mình là một bộ phận không thể tách rời của những thành viên còn lại, và từ đó sẽ hình thành sự tin cậy giữa các thành viên với nhau. 2. Bữa ăn giađình là mộtcơ hội tốt để cha mẹ hướng dẫn trẻ các kỹ năng ẩm thực cũng như cách chọn lựa món ăn tốt cho sức khỏe. 3. Bữa ăn giađình sẽ tạo điều kiện phát triển khả năng thông tin giữa cha mẹ và con cái, mọi người sẽ kiên nhẫn lắng nghe nhau hơn, đồng thời sẽ biết cách bày tỏ ý kiến theo cách thức nào để người khác tôn trọng và lắng nghe ý kiến đó. 4. Bữa ăn giađình là một nơi thích hợp để thảo luận và chia sẻ các giá trị đạo đức cũng như trí tuệ của gia đình. 5. Bữa ăn giađình sẽ mang đến cho trẻ cảm giác an toàn và ổn định. 6. Khi trẻ giúp cha mẹ chuẩn bị bữa ăn, chúng sẽ học được các kỹ năng mua sắm, cách bày bàn ăn, chuẩn bị vật liệu nấu nướng, dọn thức ăn lên và thu dọn chén đĩa sau khi ăn xong. 7. Bữa ăn giađình sẽ tạo điều kiện bồi dưỡng những giá trị truyền thống của giađình cho các thế hệ con cháu. B. Các giađình bận rộn cần thực hiện những gì để duy trì các buổi ăn gia đình? 1. Hãy tâm niệm rằng nếu bạn không còn thời gian nào dùng bữa với giađìnhcó nghĩa là bạn đã QUÁ bận rồi đó: Hãy suy nghĩ và điều chỉnh quỹ thời gian của bạn sao cho phù hợp với thời khóa biểu của gia đình. 2. Không xem tivi trong khi đang ăn: Nếu giađình bạn có thói quen xem tivi trong giờ ăn, hãy dần dần giảm bớt thói quen này, cũng như hạn chế những gì có thể khiến mọi người xao lãng trong giờ ăn. 3. Dọn cho cả nhà các món giống nhau và cùng ăn vào một giờ nhất định: Hãy đa dạng hóa bữa ăn với nhiều món khác nhau và đừng ép trẻ ăn hoài một món nào đó dù bổ dưỡng thế nào đi nữa. Nếu đến giờ dùng bữa cùng giađình mà trẻ không cảm thấy đói, hãy hạn chế trẻ ăn vặt trước bữa ăn chính. 4. Chỉ trò chuyện với nhau về những chủ đề mang tính “trung lập”, tránh những gì có thể đưa đến cãi vả, bất hòa: Hãy chú ý lắng nghe và tỏ ra tôn trọng người nói. Hãy ghi nhớ rằng giờ ăn hoàn toàn không phải lúc chỉ trích nhau. 5. Cho con cái tham gia vào việc chọn lựa thực đơn, chuẩn bị món ăn và bày dọn thức ăn: Điều này sẽ giúp rèn luyện cho trẻ tinh thần đồng đội cũng như tính hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau. Hãy ghi nhận những đề nghị của trẻ và cố gắng sao để bữa ăn giađình đem đến niềm vui cho mọi người. Vào cuối tuần hay ngày lễ, có thể tổ chức cho trẻ cùng nấu nướng và trang trí món ăn theo chủ đề. 6. Tạo không gian ấm cúng/lãng mạn cho bữa ăn gia đình: Sử dụng nhạc nhẹ, hoa (đôi lúc có thể thắp nến) để tạo không gian ấm cúng/lãng mạn cho bữa ăn gia đình. 7. Dạy trẻ thói quen tốt này bằng hành động cụ thể, không đơn thuần chỉ qua lời nói: Nếu cha mẹ ưu tiên dành thời gian cho bữa ăn gia đình, con cái sẽ có khuynh hướng khỏe mạnh về thể chất, có nhân cách tốt và dễ thích nghi. Để tổ ấm lúc nào cũng "ấm" Đâu là bí quyết giữ cho tổ ấm của bạn lúc nào cũng "ấm"? Các chuyên gia hàng đầu thuộc Viện nghiên cứu hôn nhân Redbook, Mỹ đã chỉ ra nguyên tắc mới cho hôn nhân, mà họ gọi là là tiêu chí vàng. Thỉnh thoảng mỗi người nên có những cuộc đi chơi riêng với bạn bè. Điều đó hoàn toàn bình thường, thậm chí còn cần thiết để đời sống giađình thêm phong phú. Nếu bạn chỉ đóng khung quan hệ của mình trong thế giới chật hẹp của gia đình, ngay tức khắc sự nhàm chán, tẻ nhạt sẽ xuất hiện. Không những thế, bạn còn dễ trở thành người hay trầm trọng hoá rắc rối gặp phải từ hôn nhân. Điều đó giúp bạn trở nên hấp dẫn hơn trong mắt bạn đời. Tuy nhiên, cũng cần phải khẳng định rằng mọi cái khi quá tốt đều trở thành không tốt. Nếu bạn dành quá nhiều thời gian rỗi cho đám bạn bè mà không có sự có mặt của người bạn đời, cán cân nghiêng về bên xấu là điều chắc chắn. Trang bị những kỹ năng cần thiết về đời sống giađình ngay từ khi chưa kết hôn để nâng cao chất lượng hôn nhân. Đừng đợi cuộc hôn nhân đứng trước nguy cơ bị nấu chảy mới ra tay mà hãy hành động từ khi nó có khả năng bị nung nóng. Đó là thông điệp mà các chuyên gia về hôn nhân giađình của viện nghiên cứu Redbook Marriage đưa ra. Để làm được điều này, các cặp vợ chồng trẻ nên tham gia các cuộc thảo luận, hội thảo về đề tài giađình trước khi kết hôn nhằm học hỏi ít nhiều kỹ năng sống có ích cho cuộc sống vợ chồng sau này, chẳng hạn kỹ năng trao đổi và thảo luận, kỹ năng thoả hiệp và giải quyết xung đột, kỹ năng quản lý tài chính. Chuyên gia nọ đưa ra dẫn chứng: Một ông chồng rất buồn bực khi vợ mình cứ suốt ngày bận rộn, chẳng quan tâm gì tới anh ta. Anh từng nổi đoá lên với vợ: "Cô là loại người gì mà chẳng có chút cảm xúc gì cả. Tôi lúc nào cũng chỉ là thứ cuối cùng mà cô cần tới". Kết quả, cô vợ không những chẳng thay đổi mà còn bỏ chồng một mình nhiều hơn. Nhưng sau khi tham gia buổi thảo luận và được các chuyên gia phân tích rằng cách nói trên chỉ là sự khiêu khích, chẳng mang lại điều gì tốt đẹp, anh chồng đã học được kỹ năng mới có tên "sự khởi động nhẹ nhàng". Kỹ năng này khuyến khích các cặp vợ chồng tiếp cận với những vấn đề hóc búa bằng cách nói nhẹ nhàng, không kết tội. "Em còn nhớ buổi tối tháng trước khi chúng ta ôm nhau và nói chuyện? Thật tuyệt vời! Làm thế nào để chúng ta lại có những buổi tối như thế hả em? - anh chồng nhẹ nhàng hỏi và nhận được ngay câu trả lời ấm áp và nhận được ngay câu trả lời ấm áp từ vợ: "Tối mai chúng ta sẽ đi ăn ở chỗ lần đầu hẹn hò, anh nhé!". Công việc giađình - ai giỏi gì làm nấy. Chia sẻ vẫn là nguyên tắc chung nhưng đừng chia đều công việc giađình theo kiểu chằn chặn 50-50. Nên dựa vào khả năng và thời gian làm việc của từng người để phân công công việc. Nếu chồng bạn thích chơi với con, hãy để anh ta chơi với con sau giờ tan sở trong lúc bạn nấu ăn. Ngày nay, có nhiều ông bố ở Mỹ còn tình nguyện trở thành ông nội trợ để tạo điều kiện cho vợ làm việc và kiếm tiền. Họ không hề hổ thẹn về chuyện đó mà còn lấy làm hãnh diện: "Khi tôi không thể kiếm tiền tốt hơn cô ấy thì tại sao phải lấy làm xấu hổ về việc ở nhà chăm con, nấu ăn. Nuôi dưỡng một con người cũng quan trọng không kém gì việc kiếm tiền". Còn điều này nữa, khi phân công công việc, chắc chắn sẽ có việc cả hai đều không muốn làm như rửa chén bát, cọ toa lét . Khi đó, bạn hoàn toàn có thể tìm giải pháp thoả thuận bớt một khoản tiền trong ngân sách giađìnhđể thuê người làm chuyện đó. Mọi chuyện sẽ được giải quyết ổn thoả. Phủi sạch ngay những hạt bụi tiêu cực xuất hiện trong cuộc sống giađình từng ngày. Hàng ngày hàng giờ, biết bao chuyện có ảnh hưởng đến đời sống hôn nhân của bạn. Khi giữa hai người có chuyện, cần phải giải quyết ngay, đừng để những suy nghĩ không hay về nhau cứ âm ỉ trong ý nghĩ hoặc chiến tranh lạnh. Kiểu phản ứng đó đều là hạt bụi tiêu cực làm vẩn đục bầu không khí gia đình. Tốt nhất, hãy cùng ngồi xuống, nói rõ với nhau về nguyên nhân tại sao vào thời điểm đó mình lại cóhành động như vậy và cho người bạn đời thấy mình mong muốn gì ở họ. Theo các chuyên gia, cách tốt nhất để thoả hiệp khi gặp khó khăn là hai vợ chồng cùng viết ra giấy ý nghĩa của mình và những nhượng bộ mà mỗi người có thể làm để tiến gần tới thoả thuận chung. Sau khi viết xong, hãy khớp những điều đã viết lại, chắc chắn cả hai sẽ tìm được điểm chung để đạt thoả thuận trong hoà bình. Đừng để sự lãng mạn trong hôn nhân biến mất sau khi sinh con. Không có gì đáng ngạc nhiên khi bổn phận làm cha, làm mẹ có thể tiêu tốn của bạn khá nhiều, nếu không nói là hầu hết thời gian, sức lực, khiến cuộc sống hôn nhân không còn lãng mạn như hồi mới cưới. Tuy nhiên, hãy giữ cho cuộc hôn nhân chút lãng mạn như hồi mới cưới. Tuy nhiên, hãy giữ cho cuộc hôn nhân chút lãng mạn để bạn không cảm thấy cuộc sống thật khô khan, nhàm chán sau khi sinh con. Chăm sóc, lo lắng cho con cái là tất yếu và cần thiết nhưng nuôi dưỡng hôn nhân vẫn là mục đích tối thượng. Thỉnh thoảng, bạn có thể gửi con cho người thân để vợ chồng có thêm thời gian gần gũi, tạo không gian riêng lãng mạn hay bữa tối chỉ có hai người. Hãy thử xem, thú vị lắm đấy! Duy trì đời sống tình dục đều đặn cho dù bạn đã sống với nhau bao lâu đi chăng nữa. Theo quan niệm cũ, khi vợ chồng sống với nhau lâu thì tình dục không còn là chuyện quan trọng nữa. Ngày nay, quan niệm này đã trở nên lỗi thời, nhất là khi khoa học chứng minh được những tác động tích cực của đời sống tình dục lành mạnh đối với sức khoẻ con người cũng như hôn nhân. Cặp vợ chồng nào có đời sống tình dục mãn nguyện sẽ có hôn nhân hạnhphúc hơn và sống lâu hơn. Gìn giữ đời sống hôn nhân TTCT - Không phải lúc nào cuộc sống hôn nhân cũng ấm êm khi quan hệ vợ chồng bị tổn thương bởi các yếu tố sau: * Thiếu tôn trọng bạn đời. Có những người dễ dàng kể tội người bạn đời của mình với bạn bè hay đồng nghiệp (dù có thể những gì được nói ra đều đúng cả). Vợ chồng cần phải luôn nương tựa vào nhau để vượt qua những sóng gió và gièm pha của người ngoài, vì thế đem “tâm sự” những khuyết điểm của người đầu ấp tay gối chẳng khác nào tự bạn bẻ đi những cột buồm của con thuyền gia đình. * Thiếu sự lắng nghe và luôn giành phần đúng về mình. Lắng nghe hẳn là đức tính quí nhất và cũng khó nhất để các cặp vợ chồng mới cưới tập được. Song bạn nên cố gắng một chút để hạnhphúcgiađình bền vững như câu “Cơm sôi thì bớt lửa”. Đừng mạnh anh anh nói, mạnh tôi tôi nói hay lơ đãng nhìn đi hoặc vặn to âm lượng truyền hình, radio lên để khỏi bị “tra tấn”. Cũng đừng khăng khăng luôn giành phần đúng về mình. * Thiếu sự hòa hợp trong đời sống tình dục. Tình dục là một trong những liều thuốc tốt để kết nối bạn với người bạn đời. Khi đời sống tình dục được thỏa mãn, người ta có khuynh hướng sống tự tin, yêu đời hơn. Vì thế nếu có trục trặc gì trong đời sống tình dục, hãy ghé ngay đến các trung tâm tư vấn sức khỏe. * Nói và làm không đi đôi. Đòi hỏi người bạn đời tôn trọng bạn, luôn nghe theo lời bạn nhưng bạn lại không tuân thủ đúng những gì bạn rao giảng thì sẽ khó có ai nể bạn thật sự đâu. * Thiếu trung thực. Nói dối và giấu giếm là những kẻ thù của một mối quan hệ đúng đắn. Trong đời sống vợ chồng, tất nhiên vẫn cần có những khoảng không riêng của nhau, nhưng nếu lạm dụng hay dùng đó như bức bình phong cho những dối trá của mình thì sự lạnh nhạt, thiếu tin tưởng nhau là điều tất phải đến. * Thói quen xấu. Các thói quen không hay về vệ sinh cá nhân, thói quen trễ giờ hay thói quen thích táy máy các vật dụng riêng của người bạn đời sẽ khiến cuộc sống chung trở nên căng thẳng và thậm chí dẫn tới đề phòng nhau. * Ích kỷ hoặc tham lam. Thói quen này ảnh hưởng phần nào bởi cá tính luôn giành phần đúng như đã đề cập ở trên. Khó ai chấp nhận việc bạn luôn khăng khăng bắt người ta chiều theo sở thích xem phim tình cảm sướt mướt của bạn, hay tối ngày chỉ biết sắm sanh cho riêng mình, mặc kệ các nhu cầu khác của gia đình. * Tính khí thất thường. Khi bạn sống riêng lẻ, bạn có thể lúc cười lúc khóc cũng chẳng ai phiền cả. Nhưng đã chấp nhận cuộc sống hôn nhân thì bạn cần phải biết kiềm chế cảm xúc của mình. Bạn được phép nóng giận và bộc lộ nó nhưng cần nhớ nên trong giới hạn nào đó và trường hợp nào đó; bạn cũng được phép thỏa thích cười khi cảm thấy vui vẻ, hạnh phúc. Song lúc thì bạn “hét ra lửa” rồi lại ủ dột liền sau đó thì e rằng không một ai dù có thần kinh thép đi nữa chịu nổi. Cuộc sống giađình cũng dễ tròng trành lắm vì tính khí thất thường như thế! Nghệ thuật gìn giữ lòng tin vợ chồng Điều làm nên sự bền chặt của một cuộc hôn nhân chính là lòng tin của vợ chồng dành cho nhau. Lòng tin ấy sẽ làm cho nghĩa "phu thê" thêm đậm đà và hạnhphúcgiađình khó bị tác động, rạn nứt bởi các yếu tố ngoại cảnh hay sự xuất hiện của "kẻ thứ ba". Và cũng nhờ lòng tin mà cả hai có ý thức vun đắp và làm mới cho tổ ấm của mình. Những lời khuyên sau đây hy vọng giúp cho vợ chồng bạn có cuộc hôn nhân mãi nồng ấm tình yêu, bền chặt đến trọn đời . THỎA THUẬN VỀ NHỮNG CÂU CHUYỆN BÍ MẬT Biết rằng đã là vợ chồng thì không có gì để giấu giếm, chuyện riêng cũng là chuyện chung, tuy nhiên mỗi người cũng cần có "khoảng trời riêng" trong đó cómột vài bí mật khó có thể cho người thứ hai biết, kể cả bạn đời. Nhưng nếu giữa vợ chồng không thống nhất về một vài nguyên tắc để giữ câu chuyện bí mật và tôn trọng chuyện bí mật ấy của nhau ắt hẳn sẽ nảy sinh những mối nghi ngờ làm tổn hại đến lòng tin của hai người dành cho nhau. Thế nên, vợ chồng bạn cần có những thỏa thuận, giới hạn cần thiết về những điều không thể phơi bày. Phải làm sao để cả hai cùng hiểu được rằng: chồng (vợ) mình không thể nói ra những chuyện ấy không phải để che giấu, không phải có chuyện mờ ám, càng không phải không tin mình mà đơn giản đó là bí mật mà anh (cô) ấy đã tự hứa với ai đó, hoặc tự hứa với bản thân là giữ kín nên mình có trách nhiệm giúp anh (cô) ấy giữ bí mật. Vì vậy, sau thỏa thuận vợ chồng bạn cùng đi đến thống nhất: không ai hỏi về chuyện bí mật của người kia, nếu người đó muốn giữ . NGƯỜI ĐẦU TIÊN CHIA SẺ Hãy luôn để chồng (vợ) mình biết rằng: anh (cô) ấy luôn là người đầu tiên để bạn chia sẻ mọi chuyện trong cuộc sống. Vì thế, bạn hãy để anh (cô) ấy thấy rõ vị trí số 1 này trong lòng bạn, không ai có thể thay thế vị trí này. Hãy luôn coi bạn đời là chỗ dựa tin cậy nhất. Vì thế, bạn hãy tận dụng thời gian để về với tổ ấm của mình nơi có người bạn lớn đáng tin cậy luôn sẵn lòng che chở, giúp đỡ và cùng bạn vượt qua mọi khó khăn . LUÔN CÙNG GÁNH VÁC MỌI KHÓ KHĂN Hãy luôn quan tâm đến cuộc sống cũng như những diễn tiến hàng ngày của bạn đời để nắm được những khó khăn mà người đó đang trải qua. Và bạn hãy luôn chứng tỏ "lòng thành" cũng như bản lĩnh của mình để giúp bạn đời của mình vượt qua khó khăn. Bạn sẽ chiếm được lòng tin tuyệt đối của bạn đời nếu như luôn ở cạnh chồng (vợ) mình lúc khó khăn. LUÔN BIẾT BẢO VỆ BẠN ĐỜI Chẳng có lý do gì mà bạn lại quay lưng với bạn đời hay ủng hộ người khác để chống lại anh (cô) ấy cả. Hãy luôn tìm cách bảo vệ anh (cô) ấy trong những tình thế khó khăn, đó cũng là cách để bạn giúp người ấy vững tin vào cuộc sống và tin vào bạn hơn. NHỮNG CÂU CHUYỆN CỦA MỖI NGÀY Có thể chỉ là những câu chuyện thường nhật nhưng nó sẽ giúp vợ chồng bạn gần nhau hơn, cả hai sẽ cảm giác được vợ (chồng) mình tin mình tuyệt đối và dĩ nhiên họ cũng sẽ đặt lòng tin vào bạn đời mình. NHỮNG THẮC MẮC CẦN THIẾT Nếu như bạn nghi ngờ điều gì đó hay cómột vài điều cảm thấy bất an về một vài thông tin bạn vô tình biết được về bạn đời thì giải pháp ở đây là bạn cần có sự thắc mắc trực tiếp. Hãy tìm những cách hỏi thật tế nhị để được nghe những lời giải đáp cần thiết. Bạn sẽ giải thoát được mối nghi ngờ và bạn đời của bạn cũng sẽ hiểu, tin và biết cách để cả hai giảm đi những chuyện thắc mắc về nhau hơn . BÍ QUYẾT CHIẾN THẮNG LỜI ĐỒN THỔI Gạt đi mọi tin đồn và nhất nhất chối bỏ những câu chuyện phiếm, châm chọc, đùa cợt, đó là bí quyết để bạn tin vào chính mình cũng như tin vào bạn đời. Đừng đánh mất lòng tin với nhau chỉ vì những lời đồn thổi. GIẬN HỜN KHÔNG QUÁ LÂU Cuộc sống vợ chồng không tránh khỏi những nỗi giận hờn về nhau. Thế nhưng hai người không nên kéo dài quá lâu thời gian giận dỗi, "chiến tranh lạnh". Bởi thời gian giận nhau này khiến nhiều người rất dễ xao lòng, giảm lòng tin vào chồng (vợ) mình. Thế nên vợ chồng bạn nên làm lành với nhau khi cảm thấy thời gian giận nhau đã đủ, không nên làm tình hình căng thẳng quá lâu. Tình yêu lứa đôi và lòng tin sẽ giúp vợ chồng bạn nhanh chóng hòa hợp. LÀM TRÒN BỔN PHẬN VÀ THỂ HIỆN TÌNH YÊU VỚI BẠN ĐỜI Đây là cách để vợ chồng bạn thể hiện lòng tin mãnh liệt, sự ủng hộ nhiệt thành vào cuộc hôn nhân của mình. Hãy gắng sức xây dựng tổ ấm và luôn thể hiện tình yêu nồng thắm với bạn đời. Chẳng gì có thể làm tổn hại đến hạnhphúc cũng như tình cảm vợ chồng bạn dành cho nhau nếu như cả hai luôn hướng về nhau, cùng hướng về tổ ấm giađình . Nhà sạch thì . hạnhphúc Bạn ra ngoài luôn gọn gàng, xinh đẹp, và lịch thiệp khiến chàng rất tự hào. Nhưng ông xã sẽ còn “mê” bạn hơn nếu mái ấm của chàng cũng được bạn chăm sóc tinh tươm như chính bản thân bạn vậy. 1. Dọn dẹp nhanh: Mỗi lúc dọn dẹp sạch sẽ nơi nào đó, chúng ta lại có thêm một không gian thoáng mát thật khỏe khoắn để thở. Bạn có thể bắt đầu từng ít một, có thể với một góc nhà, nhưng nếu bạn làm thường xuyên, sẽ tăng dần lên từ phòng này qua phòng khác, cuối cùng thì các ngóc ngách trong nhà đều sạch sẽ. Dọn dẹp tập vở của bọn trẻ, đồ đạc sổ sách của bạn, hãy trả những thứ bạn mượn của bà con hay hàng xóm nếu không cần đến chúng nữa. Trả sách cho thư viện nếu bạn đã đọc xong, trả băng video khi bạn đã xem rồi. Nếu có quần áo hay sách vở dành cho từ thiện, hãy giải quyết ngay. Hạn chế và dọn dẹp thường xuyên các thư từ không còn hữu ích và báo chí cũ (nếu cần lưu lại, nên cất gọn vào tủ). 2. Hút bụi thảm, quét hay lau các phòng: Nếu bạn có ít thời gian cho công việc nhà, hãy ưu tiên cho việc quét và lau phòng. Việc này sẽ mang lại hiệu quả tức thì giúp bạn cảm thấy căn phòng thật thoáng mát. 3. Mở rộng cửa sổ: Hãy để gió mát thổi vào nhà bạn. Nếu ngoài trời vẫn còn lạnh, hãy mở hé cửa sổ khi ngủ và đắp một chiếc chăn mỏng, bạn ngủ sẽ ngon hơn. 4. Phủi sạch lông chó mèo trên các ghế bọc nệm: Việc này tốn ít thời gian nhưng lại mang lại một hiệu quả thật sự đáng kể. 5. Xem lại màu sắc vật dụng trong nhà: Hãy thử mang những màu sắc sáng và vui tươi vào nhà. Một bộ bọc ghế màu vàng chanh tươi hay màu xanh lá non cho chiếc ghế sofa cũ kỹ, một tấm thảm màu lam nhạt, hoặc một vài cái gối xinh xinh sẽ mang đến cho bạn một sự thay đổi khoẻ khoắn hơn. 6. Thử thay đổi vị trí đồ đạc trong phòng: Cách sắp xếp mới khi chúng ta thay đổi vị trí vài đồ đạc trong phòng sẽ mang đến một cảm giác thông thoáng về không gian. 7. Sử dụng hoa tươi: Bạn sẽ cảm thấy vui vẻ và tinh thần phấn chấn hẳn lên khi ngắm nhìn các lọ hoa đang nở rộ trên bàn hay trên kệ sách. 8. Tin vào mũi của bạn: Nếu ngửi thấy mùi hôi trong nhà, hãy tìm xem mùi ấy phát ra từ đâu. Phân chó mèo, cống rãnh bị nghẹt, ổ chó mèo không lau dọn lâu ngày . có thể mang lại mùi ôi thối. Mỗi ngày, hãy dọn dẹp sạch sẽ ổ chó mèo, làm vệ sinh cống thoát nước với ½ tách giấm. Một khi bạn đã giải quyết hết mùi, hãy để vài muỗng tinh dầu chiết xuất từ hoa vào trong một vài dĩa cạn, đặt vòng vòng trong nhà, tổ ấm của bạn sẽ thoảng hương thơm dễ chịu. 9. Đơn giản hoá các vật dụng trang trí: Hãy áp dụng phương pháp “cất đi một nửa”. Cất đi một ít các vật dụng trang trí trong nhà và đến mỗi dịp lễ Tết nào đó trong năm lại đem ra trang trí. Bạn sẽ cảm giác nhà cửa mình như mới ra với những đồ trang trí đã từng qua sử dụng nhưng xuất hiện lại trong cách bố trí khác. 10. Phương pháp “bình cũ rượu mới: Hãy thử gấp khăn ăn để trang trí chiếc bình cắm hoa đã lau rửa sạch, dùng một chiếc giỏ mây xinh xinh để đựng báo chí. Đôi lúc, hãy để óc sáng tạo của bạn bay bổng, nhìn sự vật xung quanh với đôi mắt mới. Hãy tự hỏi bạn có thể làm gì cho ngôi nhà thêm tươi mát hơn. Những “lỗ hổng” xoay quanh mộtgiađình lý tưởng Có thể trong mắt không ít người đó là một mẫu hình giađình lý tưởng, song, nếu "nhìn kỹ" hơn, người ta sẽ thấy tồn tại không ít những "lỗ hổng" cần phải trám lại . 1. “Gia đình hạt nhân” là một hiện tượng phổ biến. Thường thì giađình hạt nhân vẫn được định nghĩa như sau: đó là một nhóm giađình chỉ gồm có cha, mẹ và con cái. Và phần đông mọi người cho rằng cấu trúc giađình như vậy luôn mang tính “thống lĩnh”. Giađình hạt nhân kiểu này đang trở thành hiện tượng chung trong thế kỷ vừa qua. Trước đó, giađình “truyền thống” sẽ bao gồm nhiều thế hệ với ông bà sống cùng con cháu ở vùng ngoại ô cũng như thành thị hoặc cùng những người thân thích xung quanh đó. Khái niệm giađình hạt nhân mở ra nhằm đáp ứng những yếu tố sau: sống lâu và mạnh khỏe hơn, phát triển về mặt kinh tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, thành thị hóa, tính cơ động về mặt địa lý, và sự di dân ra các vùng ngoại thành. Và kết quả là số thành viên mở rộng của giađình sẽ phân tán dần về mặt vật lý. 2. Sự hòa hợp trong giađình là quy tắc, không phải trường hợp ngoại lệ. Mặc dù cuộc sống trong giađình thường được xem là lãng mạn, dễ chịu nhưng không phải vì thế mà không có những xung đột và căng thẳng. Những trúc trắc giữa những “người lớn” thường dàn trải từ việc bất đồng trong việc nuôi dạy con cái như thế nào cho đến ngân sách của giađình cần được cân đối ra sao. Những người chồng và người vợ cũng phải tranh đấu với việc không thể duy trì ngọn lửa đam mê sau năm đầu chung sống với nhau. Do đó, việc học cách làm quen và duy trì mối quan hệ theo kiểu hợp tác và tình bạn sẽ quan trọng hơn một tình yêu “rực cháy” (nhưng chóng lụi tàn!). Sự xung khắc giữa cha mẹ và con cái cũng là vấn đề không nhỏ. Cha mẹ thì muốn thể hiện uy quyền của mình, còn con cái lại cũng muốn… “quyền tự trị” của bản thân được thừa nhận đúng mức. Vì vậy, khả năng dung hòa giữa cái Tôi của cha mẹ và con cái cũng là điều đáng lưu tâm. 3. Sự ổn định của gia đình. Thay đổi là một phần của cuộc sống: Chết, đau ốm, chia cách về mặt địa lý, những trì níu do kinh tế gây ra, ly dị… là những thứ mà giađình cần phải tự điều chỉnh để thích nghi. Kết quả là sự ổn định không phải là phương tiện duy nhất để đánh giá sự thành công hay hạnh phúc của gia đình. Mà chính là khả năng tự thích nghi với những biến chuyển của cuộc đời của mỗi thành viên trong gia đình. 4. Cha mẹ kiểm soát vận mệnh của con cái. Một vài bậc cha mẹ cho rằng mình buộc phải chịu trách nhiệm tuốt tuồn tuột với con cái từ việc nuôi nấng, dạy dỗ cho đến số phận sau này. Song buồn thay, niềm tin này lại tạo ra sự nặng nề và không thực tế cho cả họ lẫn con cái. Do lẽ mỗi đứa con là một cá thể độc lập từ suy nghĩ, hành xử, tính cách dù được nuôi dạy bởi cùng một bàn tay hay sống chung dưới cùng mái nhà. Như vậy điều cần thiết là cha mẹ chỉ nên cung cấp và gợi mở thay vì tự mình nhào nặn một số phận cho con cái. Sai lầm trong hôn nhân Sống với nhau hàng ngày, nguyện dành cho nhau những dấu yêu, nhưng không phải ai cũng biết đến những sai lầm, có khi vô tình mắc phải. Để rồi một ngày nào đó đường ai nấy đi, ngoảnh lại mới nhận ra mình đã… 1. Thiếu tôn trọng Đừng có nói xấu, nhạo báng bạn đời của mình với bạn bè hoặc đồng nghiệp. Người bạn nguyện chung sống luôn cần được trân trọng, thậm chí phải được biết ơn, và họ cần biết là mình được đánh giá cao. 2. Không biết lắng nghe Bạn thử xem mình có chăm chú lắng nghe chàng/nàng tâm sự hàng ngày không, hay cứ dán mắt vào ti vi, máy tính, tạp chí. Hoặc nếu có nghe thì cũng cứ nghĩ vẩn vơ đâu đó, không tập trung, lại còn làm gián đoạn câu chuyện. 3. Thiếu âu yếm vuốt ve Đây là hồi chuông cảnh báo cho các cuộc hôn nhân. Hãy chủ động tìm tới các chuyên gia tư vấn y tế hoặc hôn nhân nếu cần thiết. Đừng để người “bạn tình” cứ thắc mắc hoài tại sao bạn lại không hứng thú gì với “sex”. 4. Luôn cho mình đúng Trong tình yêu không có chỗ cho sự giáo huấn với các bài giảng dài lê thê. Bạn đừng luôn nghĩ mình là đúng, và luôn là người kết thúc câu chuyện. Chẳng mấy ai thích là người “biết tuốt”, rồi lúc nào cũng khệnh khạng cười nhạo ý kiến của người khác. Hãy biết nhận lỗi lầm hoặc thừa nhận mình đã không tìm ra câu trả lời để người ấy còn có dịp “lên ngôi” chứ. 5. Lời nói gió bay Hành động bao giờ cũng có sức nặng hơn lời nói. Khi bạn nói bạn sẽ làm việc gì, hãy thực hiện. Nếu biết sức mình không làm được thì nhớ suy nghĩ trước khi nói. Hoặc nếu cam kết không làm gì, thì hãy cố gắng giữ lời. 6. Làm tổn thương Đùa vui cũng rất cần thiết trong hôn nhân, nhưng có giới hạn thôi, và còn tuỳ thuộc vào “gu” từng người. Nếu như chàng/nàng quá nhạy cảm với những câu nói đùa, hoặc kiểu đùa của bạn, hãy coi chừng, cần biết dừng đúng lúc. 7. Không chân thật Nói dối và giữ nhiều bí mật cho riêng mình là tác nhân gây ra khoảng cách, cũng như gây mất niềm tin giữa đôi bên. 8. Làm trái ý Bạn cứ giữ mãi thói quen “ở dơ”, hoặc luôn đến muộn , hay soi mói, bới lông tìm vết…thì chắc hẳn chẳng ai ưa được. 9. Ích kỉ, tham lam Bạn tiêu xài thả phanh, trong khi đó thì kèn kẹt với người ấy từng hào một. Bạn không muốn tổ chức ăn uống tiệc tùng gì tại nhà vì bạn nghĩ như vậy thật tốn kém lại còn mệt mỏi. Bạn chỉ thích đến những nhà hàng giá rẻ thôi dù thừa sức tới những chỗ cao cấp hơn, hoặc bạn chẳng bao giờ tới rạp chiếu phim xem bộ phim mà người ấy thích. 10. Hay nổi giận Các cặp vợ chồng cần phải biết điều khiển các cuộc xung đột trong gia đình, đó chính là nghệ thuật sống. Tranh cãi đến cùng có thể giúp bạn thắng cuộc hả hê nhưng khéo lại mất đi thứ quý giá nhất của cuộc đời mình đấy chứ . khi ăn xong. 7. Bữa ăn gia đình sẽ tạo điều kiện bồi dưỡng những giá trị truyền thống của gia đình cho các thế hệ con cháu. B. Các gia đình bận rộn cần thực. Tạo không gian ấm cúng/lãng mạn cho bữa ăn gia đình: Sử dụng nhạc nhẹ, hoa (đôi lúc có thể thắp nến) để tạo không gian ấm cúng/lãng mạn cho bữa ăn gia đình.