Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 92 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
92
Dung lượng
5,42 MB
Nội dung
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Tổ chức ATC21S kết hợp với nhóm gồm 250 nhà nghiên cứu của 60 viện nghiên cứu trên thế giới đã nghiên cứu và phân loại kỹ năng cần có của công dân toàn cầu thế kỷ 21 gồm 4 nhóm: nhóm kỹ năng tư duy, nhóm kỹ năng công việc, nhóm kỹ năng làm việc và nhóm kỹ năng sống Vì vậy đổi mới giáo dục, đổi mới phương pháp dạy và học trang bị kiến thức và kỹ năng cho người học là điều rất cần thiết Để thực hiện mục tiêu này, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định cần chuyển đổi mục tiêu giáo dục từ định hướng nội dung sang định hướng phát triển những năng lực chung và năng lực chuyên biệt từng môn học để giúp học sinh sống và phát triển trong xã hội hiện đại Tuy nhiên, phương pháp dạy học truyền thống hiện nay là phương pháp dạy học phổ biến, theo đó nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu là sách giáo khoa và giáo viên Tuy nhiên với tốc độ phát triển của khoa học kỹ thuật luôn vượt xa kiến thức cập nhật trong sách giáo khoa,cho dù sách giáo khoa có thay đổi thì cũng chỉ mang tính tương đối Trong điều kiện tối ưu HS chỉ tiếp thu kiến thức hoàn toàn từ SGK.Tuy nhiên để có thể đáp ứng nhu cầu nhân lực cho thời đại công nghệ 4.0 phát triển như vũ bão đòi hỏi con người thích ứng nhanh, phải có năng lực giải quyết vấn đề phức hợp đặt ra trong thực tiễn, kiến thức HS phải vận dụng không phải là kiến thức của một môn học mà phải là phức hợp kiến thức của nhiều môn học và phải luôn được cập nhật và đổi mới, gắn lý thuyết với thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội, có khả năng sáng tạo, có tính tự lực và trách nhiệm.Ngoài ra kỹ năng làm việc nhóm, là một trong kỹ năng cần thiết cho HS có thể làm việc và tồn tại khi ra trường, học phải có năng lực cộng tác, tính bền bỉ , kiên nhẫn, năng lực phán đoán và đánh giá mới có thể hợp tác thành công trong làm việc nhóm Rất nhiều phương pháp tích cực được đề xuất để khắc phục những hạn chế, những điểm chưa phù hợp của phương pháp giáo dục truyền thống như: dạy học nhóm, dạy học nêu vấn đề và giải quyết vấn đề…Mỗi phương pháp đều có một hiệu quả nhất định cho mỗi giờ học trên lớp, Trong các phương pháp đó phương pháp dạy học theo dự án nổi lên vì những điểm mạnh như lấy học sinh làm trung tâm, giúp học sinh liên hệ kiến thức trên lớp các tình huống ngoài lớp Khuyến khích áp dụng kiến thức để giải quyết vấn đề thế giới thực Hình thành thói quen phát hiện và giải quyết vấn đề Bên cạnh đó,phát triển kỹ năng tự học,kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng ứng dụng công nghệ thông Phương pháp dạy học dự án giúp thay đổi cách dạy và học theo hướng tích cực, đem kiến thức gần với thực tiễn đời sống, giúp học sinh rèn luyện những kỹ năng cần có 1 Trong chương trình hóa học 11, bài Cacbon va hợp chất của cacbon là hai bài học có nhiều ứng dụng trong thực tiễn Mặt khác bài học có liên quan đến các môn học khác như sinh học, vật lí, địa lí, giáo dục công dân Thực hiện định hướng đổi mới, khi dạy học Cacbon, nhiều các giáo viên đã dựa vào đặc trưng bài học để truyền tải kiến thức về cấu tạo, tính chất và ứng dụng của nó qua đó hình thành phẩm chất năng lực cần thiết cho học sinh Hướng đến mục tiêu đó, các giáo viên chủ yếu sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, nêu và giải quyết vấn đề … Cách tổ chức dạy học Cacbon va hợp chất của cacbon theo hướng quen thuộc lâu nay chưa chú ý đến sự khác biệt về năng lực và sở thích của mỗi học sinh trong tiếp thu kiến thức; chưa kích thích được hứng thú học tập của người học; chưa phát triển được khả năng sáng tạo, năng lực giải quyết những vấn đề phức hợp, năng lực cộng tác làm việc nhóm, năng lực đánh giá… Và quan trọng nhất là chưa gắn giá trị của bài học cacbon và hợp chất của cacbon với các môn học khác, với việc thực hành, tư duy và hành động, nhà trường và xã hội Vì vậy, chúng tôi đã có tìm tòi nghiên cứu và đề xuất một hình thức tổ chức dạy học đạt hiệu quả cao nhất, đáp ứng mục tiêu hình thành và phát triển năng lực học sinh khi dạy chuỗi bài học cacbon và hợp chất của cacbon, góp phần đổi mới phương pháp dạy học Hóa học phù hợp với xu thế giáo dục hiện đại chúng tôi đã tiến hành chọn đề tài: "Dạy học bài cacbon và hợp chất của cacbon theo hình thức dự án – Hóa học 11- THPT" II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Áp dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương Cacbon- silic (hóa học 11- THPT) nhằm nâng cao kết quả học tập, phát huy tính sáng tạo, tự lực, tích cực học tập, đồng thời phát triển các kỹ năng sống (phân tích, tổng hợp, kỹ năng hợp tác, trình bày vấn đề…) cho học sinh III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 Đối tượng - Quá trình dạy học môn hóa học chương cacbon silic trong dạy học hóa học 11 trường THPT - Các phương pháp dạy học tích cực, phương pháp tích hợp môi trường, kĩ năng vận dụng kiến thức trong học tập và liên hệ thực tiễn của bộ môn hóa học 2 Phạm vi: Nghiên cứu và áp dụng một số bài dạy trong chương trình hóa học lớp 11ban cơ bản ở chương Cacbon- silic Địa bàn nghiên cứu : Một số lớp học sinh khối 11- trường THPT Huỳnh Thúc Kháng, Trường THPT Hà Huy Tập, Trường THPT Nam Đàn 1 Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8 năm 2016 đến tháng 10 năm 2018 IV GIẢ THUYẾT KHOA HỌC 2 Nếu vận dụng DH theo dự án vào bài giảng trong chương trình hóa 11 sẽ làm tăng ý nghĩa thực tiễn của môn học, làm cho các bài học trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh hơn Mặt khác, góp phần năng cao năng lực nhận thức, tự học, tích cực chủ động học tập của học sinh Điều đó làm tăng hứng thú học tập mang lại kết quả học tập bộ môn cao hơn góp đồng thời đào tạo ra những con người năng động, sáng tạo, có khả năng giao tiếp và làm việc nhóm,có kỹ năng công nghệ thông tin V NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Nghiên cứu cơ sở lí luận: Tổng quan các phương pháp đổi mới dạy học, phương pháp dạy học theo dự án Thiết kế 1 số giáo án thực nghiệm vận dụng phương pháp dạy học theo dự án phù hợp với chương trình và trình độ của học sinh Đánh giá tính khả thi và hiệu quả của bài dạy có sử dụng phương pháp dạy học theo dự án kế từ đó khẳng định phương pháp dạy học theo dự án là hướng tích cực để đa dạng hình thức dạy học trong nhà trường, khắc phục các điểm hạn chế của phương pháp dạy học truyền thống VI PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về lý luận: Đọc và nghiên cứu các tài liệu về lí luận dạy học, phương pháp dạy học tích cực, phương pháp dạy học theo dự án Nghiên cứu về thực tiễn: Nghiên cứu thực trạng dạy học hóa THPT, Quan sát, dự giờ thăm lớp trao đổi với học sinh và giáo viên Khảo sát kết quả học tập của học sinh Tổng kết kinh nghiệm thực tiễn VII ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI: - Xây dựng dự án bài cacbon và hợp chất của cacbon để dạy học hóa học lớp 11 Dự án được thiết kế theo các bước đi cụ thể: chọn đề tài, xây dựng đề cương, thực hiện dự án, thu thập kết quả, đánh giá dự án, rút kinh nghiệm - Các kết quả nghiên cứu của đề tài có thể là tài liệu tham khảo để giáo viên hóa học triển khai nội dung dạy học dự án VIII CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài này gồm 03 phần chính Phần I Đặt vấn đề Phần II Nội dung Phần III Kết luận 3 PHẦN II NỘI DUNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1.Định hướng đổi mới phương pháp dạy học hóa học 1.1.1 Định hướng chung Trong thời đại ngày nay, khoa học kỹ thuật phát triển nhanh và mạnh mẽ, ở tất cả các lĩnh vực Đất nước ta cũng đang hòa nhập chung với xu thế của toàn cầu, đứng trước nhiều cơ hội để phát triển mạnh mẽ kinh tế, học hỏi văn minh của nhân loại nhưng cũng phải chấp nhận sự khốc liệt trên chiến trường toàn cầu Để bắt nhịp được với xu thế của xã hội và sự phát triển mạnh mẽ của nhiều lĩnh vực trên thế giới đòi hỏi phải có nguồn nhân lực tốt, năng động, sáng tạo Từ thực tế đó, giáo dục Việt Nam cũng từng bước đổi mới về phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động, tính tích cực, sáng tạo cho học sinh từ đó góp phần đào tạo nguồn nhân lực cho sự phát triển của đất nước Với quan điểm trên, các phương pháp dạy học đang được hoàn thiện và đổi mới theo hướng dạy học tích cực 1.1.2 Những định hướng dạy học hóa học hiện nay - Dạy và học thông qua hoạt động của học sinh và chú trọng rèn luyện phương pháp tự học.Phát huy tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới - Tăng cường hoạt động cá nhân, phối hợp học hợp tác Trong mối quan hệ tương tác thầy- trò, trò- trò, người học không chỉ học qua thầy mà còn học được từ bạn, sự chia sẻ kinh nghiệm sẽ phát huy tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung thích ứng năng động với thực tiễn luôn đổi mới đồng thời hình thành và phát triển năng lực người học tổ chức, điều khiển, lãnh đạo, kỹ năng hợp tác, thuyết trình, giao tiếp trình bày….tạo môi trường học tập thân thiện - Tăng cường năng lực vận dụng trí thức đã học vào cưộc sống, sản xuất luôn biến đổi - Chuyển dần trọng tâm phương pháp dạy học từ tính chất thông báo, tái hiện đại trà chung cho cả lớp sang tính chất phân hóa- cá thể cao độ tiến lên theo nhịp độ cá nhân - Liên kết nhiều phương pháp dạy học riêng lẻ thành tổ hợp các phương pháp phức hợp - Liên kết phương pháp dạy học với các phương tiện kĩ thuật dạy học hiện đại tạo ra tổ hợp phương pháp dạy học có dùng kĩ thuật - Chuyển hóa phương pháp khoa học thành phương pháp dạy học đặc thù của môn học - Đa dạng hóa các phương pháp dạy học phù hợp với các cấp học, bậc học, các loại hình trường học và môn học 1.1.3 Phương pháp dạy học tích cực - Khai thác động lực học tập ở người học để phát triển chính họ 4 - Coi trọng lợi ích, nhu cầu của cá nhân để chuẩn bị cho họ thích ứng với đời sống xã hội - Tiêu chí hàng đầu của việc dạy và học là dạy cách học - Phẩm chất cần phát huy ở người học là tính chủ động - Công cụ cần khai thác triệt để là công nghệ thông tin và đa phương tiện - Dạy và học coi trọng tìm tòi Việc hướng dẫn học sinh tìm tòi giúp học sinh phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề và các em có thể học qua hoạt động - Kết hợp đánh giá của thầy và tự đánh giá của trò Tự đánh giá là 1 hình thức đánh giá mà học sinh tự liên hệ phần mình thực hiện với mục tiêu của quá trình học tập Học sinh sẽ học cách tự đánh giá nỗ lực và tiến bộ, những điểm cần hoàn thiện.Đó cũng là năng lực cần thiết cho sự thành đạt trong cuộc sông 1.2 Dạy học theo dự án 1.2.1 Khái niệm dạy học theo dự án Dự án được hiểu la 1 dự định, một kế hoạch trong đó cần xác định rõ mục tiêu, thời gian, phương tiện, tai chính, nhân lực va các nhiệm vụ cần thực hiện nhằm đạt mục tiêu đề ra Dạy học theo dự án là hình thức dạy học trong đó người học thực hiện một nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lý thuyết, thực tiễn và thực hành, có tạo ra sản phẩm để giới thiệu Nhiệm vụ này được người học tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ xác định mục đích, lập kế hoạch thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện.Làm việc nhóm là hình thức cơ bản của dạy học dựa án Trong dạy học dự án, các hoạt động học tập mang tính thiết thực, liên quan đến nhiều kiến thức của nhiều môn học, lấy người học làm trung tâm, gắn kiến thức nhà trường với kiến thức của đời sống thực tiễn.Dự án là 1 bài tập tình huống mà học sinh phải giải quyết bằng kiến thức của bài học, đặt người học vào tình huống có vấn đề nhưng đòi hỏi sự tự lực, sáng tạo của người học.Người học được lựa chọn chủ đề, tự đặt vấn đề nghiên cứu, đồng thời lập kế hoạch, nghiên cứu, tìm kiems, tổng hợp khái quát, xử lý thông tin….Từ đó đem lại cơ hội học tập kiến thức sâu và rộng, học sinh sẽ cảm thấy hứng thú với những tìm tòi khám phá của chính mình, học sinh sẽ được phát triển các năng lực một cách tự nhiên đầy hứng khởi 1.2.2 Đặc điểm của dạy học theo dự án Người học là trung tâm của dạy học dự án - Tính phức hợp: Nội dung dự án mang tính phức hợp nhiều tri thức Người học không chỉ lắng nghe, ghi nhớ mà cần thu thập thông tin từ rất nhiều nguồn khác nhau, rồi phân tích tổng hợp, đánh giá tự rút ra tri thức cho Ngoài ra người học được tăng cường nhiều kỹ năng trong quá trình thực hiện dự án thông qua hoạt động thực hành, sử dụng công nghệ thông tin, mạng internet… - Tính định hướng hành động: Trong dạy học dự án chú ý đến nhu cầu, khả năng, hứng thú của người học, ngoài ra hứng thú của người học cần được tiếp tục phát triển qua quá trình thực hiện dự án 5 - Tính tự lực cao cúa người học: Trong dạy học theo dự án người học tích cực tự lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học từ việc lựa chọn chủ đề, xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra đánh giá Giáo viên chỉ đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ, khuyến khích tính tích cực tự lực , tính trách nhiệm, sự sáng tạo của người học - Tính hợp tác trong hoạt động: Học sinh phải tiến hành làm việc theo nhóm Người học tham gia có tổ chức, có sự phân công, sự chịu trách nhiệm và phối hợp với các thành viên khác, với giáo viên và những người hỗ trợ - Tính định hướng thực tiễn: Để hòa nhập học đường với thực tế sống động, chủ đề của dự án thường gắn với cuộc sống hằng ngày, trong quan hệ với với các tình huống cụ thể mà học sinh gặp phải Quá trình thực hiện đòi hỏi người học phải kết hợp lý thuyết và thực hành, vận dụng kiến thức vòa hoàn cảnh cụ thể Do đó thu hút được sự quan tâm của học sinh, mang lại hứng thú và sự trải nghiệm mới, nâng cao ý thức của học sinh với cộng đồng - Tính định hướng sản phẩm: Dạy học dự án phải hướng đến giải quyết các vấn đề thực tiễn Sản phẩm học tập cũng chính là kết quả của dự án sẽ đem lại lợi ích chi xã hội và được đưa vào sử dụng 1.2.3 Các hình thức dạy học theo dự án Dạy thọc theo dự án có thể phân loại theo nhiều cơ sở khác nhau - Phân loại theo lĩnh vực hoạt động của dự án + Dự án về giáo dục + Dự án về môi trường + Dự án về văn hóa + Dự án về kinh tế - Phân loại theo chuyên môn: + Dự án trong một môn học: Trọng tâm nằm ở một môn học + Dự án liên môn: Trọng tâm nội dung nằm ở nhiều môn khác nhau + Dự án ngoài chương trình : Là dự án không phụ thuộc trực tiếp vào các môn học - Phân loại theo quy mô: Người ta phân các dự án nhỏ, vừa , lớn dựa vào: Thời gian, chi phí, số người tham gia, phạm vi tác động Thường phân loại dự án dự vào quy mô thời gian + Dự án nhỏ: Thực hiện trong 1 số giờ học, có thể 2- 6 giờ học + Dự án trung bình: Dự án trong 1 số ngày, thường giới hạn 1 tuần hoặc 40 giờ học + Dự án lớn: Thực hiện với thời gian lớn, trên 1 tuần và có thể kéo dài nhiều tháng - Phân loại dựa vao tính chất của công việc: + Dự án “tham quan va tìm hiểu” Ví dụ: Dự án tham quan và tìm hiểu 1 quy trình sản xuất, dịch vụ: Tham quan nhà máy sản xuất rượu bia, đồ gốm Tham quan và tìm hiểu sử dụng khí oxi trong bệnh viện 6 + Dự án “thiết lập một cơ sở sản xuất kinh doanh” + Dự án “nghiên cứu va học tập” Ví dụ: Dự án Xác định pH của đát trồng Dự án khảo sát môi trường chăn nuôi, trồng trọt… + Dự án “tuyên truyền, giáo dục, quảng bá sản phẩm” Ví dụ : Dự án tuyên truyền giáo dục bảo vệ môi trường: Giới thiệu cho nông dân cách sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật hợp lý + Dự án “tổ chức, thực hiện các hoạt động xã hội ” Ví dụ: Dự án trồng và bảo vệ cây xanh 1.2.4 Vai trò của giáo viên và học sinh trong dạy học theo dự án - Vai trò của giáo viên Trong môi trường dạy học theo dự án, giáo viên là người hướng dẫn, hỗ trợ và tạo động lực thúc đẩy vai trò tự chủ của học sinh, gắn sự chủ động của học sinh trong việc giải quyết nội dung bài học Giáo viên chịu trách nhiệm tư vấn và giúp học sinh giải quyết vướng mắc chứ không phải giải quyết hộ cho học sinh Năng lực và vai trò của giáo viên không chỉ là các chỉ dẫn mà còn là cung cấp sản phẩm mẫu, các tài liệu tham khảo, các nguồn thông tin, cách chuyển giao công việc, quá trình đánh giá đối với học sinh Trong lớp học truyền thống, giáo viên nắm vững tất cả các kiến thức và truyền tải đến tất cả học sinh Với mô hình dạy học theo dự án, giáo viên đóng vai trò là người tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh làm việc, một người tư vấn, cộng tác Đồng thời, giáo viên phải tập trung hơn vào việc tạo cơ hội học tập, tiếp cận thông tin, làm mẫu, hướng dẫn, không ngừng học hỏi nâng cao năng lực trau dồi vốn hiểu biết không chỉ giới hạn trong một môn học mà còn liên môn và các lĩnh vực khác - Vai trò của học sinh: Với mô hình này học sinh là trung tâm của quá trình học, là người chịu trách nhiệm chính Học sinh tự lập kế hoạch, tự định hướng quá trình học, hợp tác giải quyết vấn đề, tự kiểm tra đánh giá Học sinh đóng vai trò là những “chuyên gia” thuộc những ngành nghề khác nhau trong xã hội, hoàn thành vai trò của mình dựa vào kiến thức, kỹ năng nhất định Chính vì vậy, dạy học dự án trở nên thực và hữu ích, hấp dẫn học sinh Học sinh được giao nhiệm vụ phức hợp nhưng cụ thể, bám sát với kiến thức của chương trình với kiến thức trong chương trình, có phạm vi liên môn và kiến thức cuộc sống, qua đó rèn luyện kỹ năng sống cho mình Học sinh tự quyết định cách tiếp cận của mình đối với mỗi nhiệm vụ được giao.Đồng thời có trách nhiệm hoàn thành và báo cáo sản phẩm Học sinh phải tham gia tích cực và giữ vai trò chính trong trong tất cả các khâu của quá trình học tập Giai đoạn cuối cùng trình bày trong sản phẩm là một việc giai đoạn quan trọng thể hiện kết quả của quá trình làm việc và sự tiến bộ của bản thân học sinh đồn thời thể hiện sự sáng tạo, khả năng quyết định vấn đề của mình 7 1.2.5 Quy trình dạy học theo dự án Có nhiều cách tổ chức thực hiện, nhiều giai đoạn khác nhau: Tùy thuộc vào mỗi dự án, không gian thời gian hoàn cảnh Quy trình ở đây chỉ mang tính tương đối Có 2 giai đoạn chính 1.2.5.1 Giai đoạn chuẩn bị Bước 1: Xem xét các yếu tố cần thiết để dạy học dự án hiệu quả - Lựa chọn nội dung học tập: Phạm vi một môn hay liên môn - Lựa chọn chủ đề cho học sinh nghiên cứu - Tài liệu: Có sẵn hay giáo viên cung cấp,thư viện, mạng internet, bạn bè… - Các công cụ hỗ trợ: phần mềm máy tính, máy ảnh, máy quay phim, ghi âm… Bước 2: Thiết kế bài học theo dự án * Thiết kế mục tiêu: theo chuẩn kiến thức, kỹ năng trong chương trình và những kỹ năng tư duy bậc cao *Thiết kế bộ khung câu hỏi: 3 dạng + Câu hỏi khái quát: Câu hỏi có tính mở rộng, có tính liên môn, đề cập đến ý tưởng lớn, khái niệm… + Câu hỏi bài học: Thể hiện mức độ hiểu, những khái niệm cốt lõi của dự án, có đáp án mở, lôi cuốn học sinh khám phá ý tưởng cụ thể đối với từng chủ đề, môn học, bài học + Câu hỏi nội dung: Mang tính thực tiễn cao, bám sát chuẩn và mục tiêu, đề ra giúp học sinh xác định “ai”, “cái gì” , ” ở đâu”…giúp học sinh tập trung những thông tin sát với chủ đề và mục tiêu bài học * Lập kế hoạch thời gian thực hiện dự án: Thời gian dự án tùy thuộc vào quy mô và nội dung của dự án: Thuộc chương trình chính khóa, ngoại khóa hay ngoài giờ lên lớp Đối với bài thuộc chương trình chính khóa dạy trong 1 đến 2 tiết thì thường thời gian cho mỗi dự án là 2 tuần Nội dung Mục đích Thời gian GV gợi mở tình huống dự án; sử dụng câu hỏi định hướng để HS thảo luận, hình thành ý tưởng dự án; tạo hứng thú và kích thích sự tò mò, ham hiểu biết của HS Chia nhóm, HS xác định mục tiêu, xác Triển khai dự án định sản phẩm dự kiến, kế hoạch thời gian, phân công nhiệm vụ GV lưu ý HS đến kĩ năng hoạt động nhóm hiệu quả HS báo cáo kế hoạch thực hiện GV nhận Dự kiến thời gian xét, góp ý 8 GV hướng dẫn HS thảo luận đưa ra tiêu chí đánh giá sản phẩm HS tiến hành thu thập thông tin, xử lí thông tin và xây dựng sản phẩm GV quan sát, hướng dẫn HS thực hiện, đưa Dự kiến thời ra những phản hồi tích cực HS nộp bản báo cáo tiến độ dự án, trình Thực hiện dự án gian bày những khó khăn khi thực hiện GV giúp đỡ HS tháo gỡ những khó khăn, định hướng HS thực hiện dự án Tổ chức báo cáo sản phẩm, thời gian báo cáo cho mỗi nhóm tối đa là 10 phút Đánh giá sản phẩm dự án và quá trình thực Báo cáo sản phẩm hiện dự án; qua đó công nhận thành quả làm việc của HS Thảo luận, chính xác hóa kiến thức trọng tâm Rút kinh nghiệm Dự kiến thời gian * Lập kế hoạch kiểm tra đánh giá dự án: - Đánh giá dự án: Nên tập trung vào những câu hỏi như : học sinh hướng đến mục tiêu học tập như thế nào? Học sinh sử dụng những kỹ năng tư duy nào?Liệu học sinh có nâng cao khả năng tự quản lý, tư duy sâu để học tốt hơn hay không? - Đánh giá học sinh: là một sự khẳng định và công nhận kết quả, công sức làm việc của HS.Bao gồm đánh giá sự cộng tác trong quá trình thực hiện dự án và đánh giá sản phẩm của nhóm + Điểm đánh giá sự cộng tác: do GV chấm cho mỗi HS thông qua theo dõi sự tham gia, cộng tác của HS đó và thông qua điểm đánh giá sự cộng tác của nhóm trưởng đối với từng thành viên và qua điểm tự đánh giá của HS Trong quá trình thực hiện dự án, mỗi nhóm trưởng được yêu cầu ghi lại sự phân công nhiệm vụ và theo dõi mức độ tham gia và hoàn thành nhiệm vụ của các thành viên trong nhóm Từ đó, nhóm trưởng sẽ đánh giá sự tham gia của thành viên dựa trên tiêu chí đánh giá sự cộng tác Mỗi HS cũng tự đánh giá sự tham gia của bản thân + Điểm sản phẩm: là điểm của phần báo cáo của nhóm cùng với sản phẩm của nhóm 9 + Điểm cuối cùng cho mỗi HS: là trung bình cộng của điểm đánh giá sự cộng tác và điểm sản phẩm - Tiêu chí đánh giá sự cộng tác Tiêu chí 4 3 2 1 Đóng góp Lắng nghe và , cộng tác quan tâm đến ý với nhóm kiến của thành viên khác (3 điểm) Lắng nghe ý kiến thành viên khác (2 điểm) Thỉnh thoảng lắng nghe ý kiến thành viên khác (1 điểm) Không lắng nghe ,không quan tâm ,ngắt lời khi thành viên khác đang nói (0 điểm) Hoàn thành tốt Hoàn thành Hoàn thành Không hoàn các nhiệm vụ đã nhiệm vụ có thành nhiệm vụ; nhận (2 điểm) nhắc nhở (3 điểm) (1 điểm) (0 điểm) Chia sẻ nhiều ý Chia sẻ ý kiến Thỉnh thoảng Không chia sẻ ý kiến, đóng góp khi được đề chia sẻ ý kiến kiến nhiều thông tin nghị (4 điểm) (2 điểm) (1 điểm) (0 điểm) - Tiêu chí đánh giá sản phẩm của nhóm Tiêu chí Điểm Điểm tối đa đánh giá Thể hiện được chủ đề 10 Kiến thức chính xác, đầy đủ, khoa học 10 Thông tin phong phú, hấp dẫn, bổ ích 10 Đảm bảo tính hệ thống và logic 10 Nguồn tài liệu tham khảo đa dạng 10 Bố cục và cấu trúc hợp lí 10 Hình thức Hình ảnh minh họa phù hợp, thẫm mỹ 10 Nội dung Hợp tác nhóm Tổng điểm Có tính sáng tạo 10 Không sai sót về chính tả 10 Thể hiện sự hợp tác trong trình bày sản phẩm 10 100 10 -Lớp vật liệu thứ 4: Lớp cát bé -Lớp vật liệu thứ 5: Lớp cát lớn II Một số hình ảnh về quá trình thực hiện 76 Tất cả các lớp vật liệu được rửa sạch sẽ Tiến hanh lắp thân bình được lam từ các dụng cụ dễ kiếm (vỏ dầu, ) 77 Tất cả các thanh viên cùng nhau xếp các lớp vật liệu Cả nhóm tiến hanh lọc thử nước bẩn 78 BÁO CÁO NHÓM IV: NHỮNG NGUY CƠ VÀ ẢNH HƯỞNG TỪ VIỆC KHAI THÁC THAN Tổ chức buổi talkshow: phóng sự va thảo luận của các chuyên gia -Chiếu video phóng sự về đưa tin về những vụ tai nạn lao động liên quan đến khai thác than, vấn đề ô nhiễm môi trường do khai thác than và những nguy cơ từ việc sử dụng than làm nhiên liệu và sưởi ấm, hiệu ứng nhà kính; đồng thời đưa ra những khuyến nghị về việc hạn chế sử dụng than làm nhiên liệu do tác động đến môi trường và con người -MC: Xin hỏi chuyên gia hóa học: Khai thác hầm mỏ la một nghề nguy hiểm Chuyên gia địa chất hãy cho chúng tôi biết các nguyên nhân gây tai nạn ? -Chuyên gia địa chất: nguyên nhân gây tai nạn: -Nổ cháy hầm: Do có khí metan hoặc tự bản thân than chất đống có thể tự oxi hóa chậm và bốc cháy -Sập hầm than: Do than ở sâu trong lòng đất nên chịu hầm than chịu tác động của áp suất, địa chất trong mỏ phức tạp, kết cấu hầm không vững… có thể gây sập hầm -Nguyên nhân khác: Ngạt khí độc, nước mỏ… -MC : Chuyên gia có thể giải thích kĩ hơn Tại sao than chất đống có thể tự bốc cháy? Xin mời chuyên gia hóa học -Chuyên gia giải thích: (Than tác dụng với oxi tạo CO2, phản ứng này tỏa nhiệt Nếu than chất thành đống lớn phản ứng diễn ra âm thầm và tỏa nhiệt đến khi đạt đến nhiệt độ cháy của than thì than sẽ tự bốc cháy) MC: Vậy để hạn chế thấp nhất các rủi ro từ nghề khai thác than Ông hãy cho biết nên phải làm gì -Chuyên gia địa chất: Để hạn chế phải tuân theo quy định nghiêm ngặt an toàn lao động, tính toán kĩ kết cấu của hầm mỏ,khảo sát địa chất, có thông gió, có bảo hộ cho công nhân Không chất than thành những đống lớn… -MC: Xin hỏi chuyên gia môi trường: Nguy cơ từ việc khai thác va sử dụng than lam nhiên liệu ? -Chuyên gia môi trường +Tác động đến cảnh quan môi trường, ô nhiễm nguồn nước,đât, không khí, không khí chứa nhiều bụi khí, khí độc, tiếng ồn +Khi đốt cháy than tạo khí CO là một khí độc nguy hiểm đến tính mạng con người mặt khác khí không màu không mùi nên không nhận ra sự tồn tại của khí Ngoài ra còn tạo ra lượng lớn khí cacbonic gây hiệu ứng nhà kính -MC: Vậy phải làm gì để có thể giảm các tác động của hoạt động khai thác 7 9 đến môi trường? - Chuyên gia khuyến nghị: Đốt than phải ở nơi thoáng khí CO 2 tham gia vào quá trình quang hợp của cây xanh, vì vậy cần trồng nhiều cây xanh, không đốt phá rừng ; hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch, sử dụng những nguồn năng lượng sạch thay thế BÀI TẬP NGOẠI KHÓA :THAN HOẠT TÍNH I, Giới thiệu thanh viên nhóm III -Đặng Thị Phương Linh -Trần Ngọc Thảo Phương -Nguyễn Thị Ngọc Ánh II,Giới thiệu sản phẩm: - Sản phẩm nhóm làm ra đó là than hoạt tính có thể tự làm được với giá thành rất rẻ và có thể chế biến thành một số sản phẩm như : mặt nạ than hoạt tính , làm trắng răng từ than hoạt tính , lột mụn từ than hoạt tính ,… - Than hoạt tính của nhóm được làm ra từ gạo qua một quá trình rang ở nhiệt độ cao và than hoạt có tính hấp thụ cực kỳ tốt cho một loạt các độc tố, làm đẹp và dễ dàng được sử dụng trong gia đình - Tác dụng của than hoạt tính: hấp thụ độc tố, lọc nước, lọc không khí, hỗ trợ tiêu hóa, làm trắng răng, giải độc cho da ,… III, Quy trình thực hiện: Bước 1: Vo gạo cho thật sạch , để ráo nước Bước 2: Cho gạo lên chảo bắt đầu rang cho đến khi gạo chuyển từ màu trắng thành màu nâu đen 80 Bước 3: Sau khi rang gạo chúng ta se làm cho gạo từ các hạt thành chất bột mịn bằng cách giã hoặc xay Sau khi ra được thành phẩm chúng ta có thể bảo quản chúng bằng cách cất vào hộp để dùng dần 81 Và sau khi tìm hiểu nhóm đã quyết định sử dụng than hoạt tính làm mặt nạ lột mụn với nguyên liệu và cách làm như sau : 1,Nguyên liệu: -Than hoạt tính -Gelatin -Gel nha đam 2,Cách lam mặt nạ lột mụn từ than hoạt tính: Bước 1: Sơ chế nha đam -> tách nha đam cho vào bát -> xay nhuyễn nha đam - > lọc nha đam đã xay để có gel nha đam 82 Bước 2 :Cho than hoạt tính, gelatin cùng gel nha đam vào bát và trộn đều Bước 3: Cho tất cả hỗn hợp vừa trộn trên vào nồi và đun khoảng 30s để hỗn hợp được sệt lại Sau khi đun nóng hỗn hợp trên để nguội là có thể sử dụng được Sự kết hợp của nha đam,gelatin và than hoạt tính có tác dụng lột bỏ đi được những mụn đầu đen bám trên mũi Chúng ta làm ra mặt nạ lột mụn này với công dụng với cách hoạt động như sau : 83 -Than họat tính được biết đến với công dụng loại bỏ bụi bẩn độc tố làm đẹp da, - Gel nha đam cũng được biết đến như 1 thần dược với chị e phụ nữ, nha đam rất dễ kiếm và dễ làm mà công dụng lại còn vượt trội hơn hẳn so với tên gọi Nha đam có thể giúp trắng da, làm đẹp da, Và bên cạnh đó khi kết hợp với than hoạt tính và gelatinđể làm sệt thì đó là 1 hỗn hợp tuyệt vời là những mặt nạ hiệu quả với các bạn không tin tưởng hàng bán ở ngoài và tự thích làm để sử dụng Và như vậy chỉ với ít chi phí ta đã có thể tự lột mụn đầu đen được rồi :> nó sẽ giúp cho con gái có làn da khỏe hơn đẹp hơn và sáng mịn hơn