CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2010 - Người dự thi: - Năm sinh: - Địa chỉ: - Điện thoại: I. TRẮC NGHIỆM: Đồng ý với phương án nào thì khoanh tròn hoặc đánh dấu () vào phương án đó. (Nếu không đồng ý với phương án đã chọn thì có quyền chọn phương án khác, nhưng chỉ được chọn 1 phương án mà người dự thi cho là đúng nhất.) Câu 1: Mọi hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ phải được xử lý như thế nào? a. Phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời. b. Phải được xử lý nghiêm minh, đúng pháp luật; c. Cả hai ý trên. Câu 2: Khi phát hiện có tín hiệu của xe được quyền ưu tiên, người tham gia giao thông phải làm gì? a. Phải nhanh chóng giảm tốc độ. b. Tránh hoặc dừng lại sát lề đường bên phải để nhường đường. c. Không được gây cản trở xe được quyền ưu tiên. d. Tất cả các ý trên. Câu 3: Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định người đi bộ khi tham gia giao thông đường bộ phải đi như thế nào? a. Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. b. Đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. c. Phải đi đúng làn đường, phần đường quy định và chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ. d. Tất cả các ý trên. Câu 4: Người điều khiển xe ôtô khi dừng, đỗ xe trên đường phố bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố là bao nhiêu? a. 0,35 mét. b. 0,30 mét. c. 0,25 mét. d. 0,20 mét. Câu 5: Luật Giao thông đường bộ 2008 quy định trẻ em từ bao nhiêu tuổi trở lên khi ngồi trên xe môtô, gắn máy, xe máy điện, xe đạp máy phải đội mũ bảo hiểm và cài quay đúng quy cách? a. 5 tuổi. b. 6 tuổi. c. 7 tuổi. d. 8 tuổi. Câu 6: Người đi bộ không đi đúng phần đường quy định bị xử phạt như thế nào? a. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng. b. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. c. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. Câu 7: Người dùng xe đẩy làm quầy hàng lưu động trên đường, gây cản trở giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào? a. Cảnh cáo hoặc bị phạt tiền từ 40.000 đồng đến 60.000 đồng. b. Phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng. c. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng. d. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. Câu 8: Chủ xe môtô, gắn máy, xe máy điện giao xe hoặc để xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe sẽ bị xử phạt như thế nào? a. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng. b. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 300.000 đồng. c. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Câu 9: Người điều khiển xe môtô, gắn máy, xe máy điện chạy thành nhóm từ hai xe trở lên cùng vượt quá tốc độ cho phép sẽ bị xử phạt như thế nào? a. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng, tước Giấy phép lái xe 60 ngày. b. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, tước Giấy phép lái xe 60 ngày. c. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, tước Giấy phép lái xe 60 ngày. Câu 10: Người điều khiển xe môtô, gắn máy, xe máy điện không chú ý quan sát gây tai nạn giao thông sẽ bị xử phạt như thế nào? a. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe 30 ngày. b. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe 60 ngày. c. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe 60 ngày. Câu 11: Người điều khiển xe môtô, gắn máy có nồng độ cồn vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở sẽ bị xử phạt như thế nào? a. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng, tước giấy phép lái xe 30 ngày. b. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe 30 ngày. c. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, tước giấy phép lái xe 60 ngày. Câu 12: Người điều khiển xe đạp máy đi không đúng phần đường, dừng xe đột ngột sẽ bị phạt bao nhiêu tiền? (phạt trong trường hợp bình thường) a. Phạt tiền 60.000 đồng. b. Phạt tiền 80.000 đồng. c. Phạt tiền 100.000 đồng. d. Phạt tiền 150.000 đồng Câu 13: Hành vi đỗ rác, xả nước thải ra đường phố sẽ bị phạt bằng bao nhiêu tiền? (phạt trong trường hợp bình thường) a. Phạt tiền 500.000 đồng. b. Phạt tiền 750.000 đồng. c. Phạt tiền 1.000.000 đồng. Câu 14: Người ném gạch, đất đá hoặc vật khác gây nguy hiểm cho người hoặc phương tiện đang tham gia giao thông bị xử phạt bằng bao nhiêu tiền? (phạt trong trường hợp bình thường) a. Phạt tiền 5.000.000 đồng. b. Phạt tiền 6.000.000 đồng. c. Phạt tiền 7.000.000 đồng. II. TỰ LUẬN: Câu 15: Viết một bài gồm các thể loại: bài phản ánh, bài khoa học, ký chân dung, phóng sự, ghi chép… (Trên 500 từ và không quá 1000 từ) chưa đăng tải trên các báo, tạp chí hoặc được biên tập phát sóng trên các đài phát thanh, truyền hình. Người dự thi phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong bài viết. Người dự thi chỉ trả lời 01 câu duy nhất trong 03 câu hỏi sau đây: 1. Hãy cho biết vì sao Chính phủ quy định Tháng 9 hàng năm là Tháng An Toàn Giao thông Quốc gia? 2. Bạn hãy nói lên suy nghĩ của mình về câu nói: “Đã uống rượu, bia thì không lái xe; đã lái xe thì không uống rượu, bia” ? 3. Theo bạn cần phải làm gì để góp phần bảo đảm an toàn giao thông? TRẢ LỜI II. TỰ LUẬN: Câu 15: Theo bạn cần phải làm gì để góp phần bảo đảm an toàn giao thông ? Theo ý kiến của cá nhân tôi thì bất cứ vấn đề gì thì cũng xuất phát từ nguyên nhân của vấn đề đó mà ra. Tai nạn giao thông cũng vậy. Để kiểm chế và giảm thiểu được tình trạng tai nạn giao thông như hiện nay theo tôi cần phải thực hiện tốt các vấn đề sau: - Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trật tự an toàn giao thông cho mọi đối tượng tham gia giao thông, nhất là đối với học sinh trong nhà trường đặt biệt là thanh thiếu niên vì đó là đối tượng dễ gây ra tai nạn giao thông nhất. - Phải có chính sách chế tài thích đáng và phù hợp đối với các hành vi vi phạm. Kiên quyết cưỡng chế thi hành pháp luật trật tự an toàn giao thông. - Tổ chức bồi dưỡng, nâng cao năng lực công tác cho lực lượng cảnh sát, thanh tra giao thông vận tải. Nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cảnh sát và thanh tra giao thông. -Tăng cường xây dựng các tuyến đường vượt qua những khu có mật độ tham gia giao thông cao nhất là ở các tuyến đường sắt. - Đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông. Mở rộng, phân chia lộ giới hợp lý. Nâng cấp những tuyến đường có nhiều phương tiên giao thông thường xuyên lưu hành. Nhanh chóng khắc phục sữa chữa những tuyến đường xuống cấp và hư hỏng để giảm thiểu tai nạn khi tham gia giao thông. - Tâng cường quản lý và nâng cao chất lượng an toàn kỹ thuật của các phương tiện giao thông vận tải: thực hiện đăng kiểm đúng định kỳ, thời hạn sử dụng phương tiện giao thông vận tải để đảm bảo an toàn giao thông khi tham gia giao thông. - Phối hợp cùng các cơ quan, đơn vị, các tổ chức đoàn thể xây dựng văn hoá giao thông, nhằm tạo thói quen tự giác chấp hành pháp luật và cư xử có văn hoá, đúng chuẩn mực đạo đức truyền thống, biểu hiện nếp sống văn minh đối với mọi người khi tham gia giao thông. - Các lực lượng chức năng của địa phương đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát,xử lý các hành vi vi phạm quy tắc giao thông; huy động các lực lượng cảnh sát trật tự, cơ động, công an xã, phường, chính quyền địa phương tham gia bảo đảm TTATGT, đặc biệt tại các khu vực trọng điểm có lễ hội, các khu vực đầu mối giao thông, trạm dừng, nghỉ xe . để ngăn chặn các hành vi vi phạm nguy hiểm là nguyên nhân gây TNGT như uống rượu bia, không đội mũ bảo hiểm, đò ngang không đảm bảo an toàn, chở quá số người quy định . coi đây là giải pháp chính để kiềm chế TNGT đường bộ. . CÂU HỎI CUỘC THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ NĂM 2010 - Người dự thi: - Năm sinh: - Địa chỉ: - Điện thoại: I phát thanh, truyền hình. Người dự thi phải chịu trách nhiệm về tính chính xác của thông tin trong bài viết. Người dự thi chỉ trả lời 01 câu duy nhất trong