Huyềntíchvềtổmẫuhọ Vũ – Võ Theo huyền tích, cũng như chính sử, thì cụ Vũ Hồn, thành hoàng làng Mộ Trạch (Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương) là tổ của họ Vũ và họ Võ cả nước. Các tài liệu, kể cả dân gian lẫn chính sử đều còn lưu giữ ở đền thờ cụ Vũ Hồn, một ngôi đền có quy mô rất lớn, rất đẹp, mới được hai đại gia Võ Hồng và Vũ Văn Tiền cúng tiến nhiều tỷ đồng trùng tu. Đường vào lăng mộ bạc tỉ của tổmẫuhọ Vũ - Võ. Theo đó, vào thời nhà Đường, có ông Vũ Công Huy, người làng Mã Kỳ, huyện Long Khê, phủ Thường Châu, tỉnh Phúc Kiến, công danh hiển đạt nhưng lại thiếu người nối dõi tông đường. Người vợ cả là bà Lưu Thị Phương, đã ngoài 60 tuổi mà chưa sinh hạ được con trai. Chuyện này khiến ông buồn rầu nên thường than rằng, không có con hiếu, cháu hiền thì vàng núi, thóc bể cũng khinh như cỏ rác. Ông xin vua Đường cho được từ quan, đi chu du thiên hạ cho thỏa chí tang bồng. Là người thông hiểu địa lý, phong thủy, một lần chu du qua trang Mạn Nhuế, thuộc huyện Thanh Lâm, trấn Hải Dương, thấy có mảnh đất theo thế sơn thủy bao quanh, long hổ chầu lại, nên ông đã dừng chân. Nghĩ rằng, đây là đất tốt, nên ông lập tức quay về, đem hài cốt tổ tiên sang táng vào khu đất có tên Đống Dờm (hiện Đống Dờm, ở Nam Sách, vẫn còn văn bia, mộ táng treo theo kiểu đời Đường - PV). Vũ Hồn lúc mới sinh (Tranh của Vũ Quốc Ái). Ngày đó, trang Mạn Nhuế có người con gái tên Nguyễn Thị Đức, 18 tuổi, đoan trang hiền hậu mà cực kỳ xinh đẹp, đã hút hồn ông Huy. Ông Huy đem lòng yêu mến nên ngỏ lời lấy nàng làm vợ. Cảm phục người tài, coi tiền của như cỏ rác, coi công danh như nước chảy mây trôi, người đẹp Nguyễn Thị Đức đã đồng ý kết tóc xe duyên. Nghĩ rằng, đất phúc sinh phúc nhân, nên ông đã ở lại quê ngoại sinh sống. Chừng một năm sau, vợ ông bảo, nằm mộng thấy người thần, đem quả đào tiên, nàng liền nuốt lấy. Ông Huy ngẫm lại giấc mộng của vợ, thấy đó là điềm lành. Ông liền đưa vợ về Bắc quốc. Rồi bà Nguyễn Thị Đức mang thai. Ngày mùng tám tháng giêng, năm Giáp Thân (804), đêm trăng sáng, có đám mây vàng hình tròn che phủ trước sân, rủ xuống sát mặt đất. Bà Đức liền sinh hạ một thần nhi, thiên thư tuấn tú, khí chất hiên ngang, mày vua Nghiêu, mắt vua Thuấn, lưng vua Vũ, vai vua Thang, dáng vẻ thật lạ thường. Ông Huy bèn đặt tên con là Hồn. Chữ Hồn có nghĩa là hồn nhiên, ôn hòa, thông minh. Năm lên 7, cậu bé Vũ Hồn đi học, sách vở xem qua một lượt là nhớ hết. 12 tuổi đã thuộc làu văn chương, lại giỏi cung tên, đọc cả binh thư, nên tinh thông văn võ, rõ là bậc anh tài giỏi nhất thiên hạ. Năm 16 tuổi thi Đình, vua Đường xét Hồn là bậc kỳ tài, trên thông thiên văn, dưới tường địa lý, không việc gì không biết, không vật gì không hiểu, nên phong cho chức quan Lễ bộ tả thị lang, ban xe ngựa, mũ áo về vinh quy. Hai năm sau, Vũ Hồn được thăng làm Đô đài ngự sử, rồi hơn năm tiếp nhận mệnh vua Đường lấy tên là Hàn Thiều, nhậm chức Giao Châu Thứ sử, Kinh Tông năm Bảo Lịch nguyên niên (tức năm 825). Đến năm Hội Xương nguyên niên (841), Vũ Hồn được tiến thăng An Nam Đô hộ Kinh lược sứ, thay người tiền nhiệm là Hàn Ước. Phụng chiếu vua, Vũ Hồn liền tuần thú đến đất Giao Châu. Lúc kinh lý đến trang Mạn Nhuế, huyện Thanh Lâm, phủ Nam Sách, trấn Hải Dương, ngài làm lễ yết bái mộ tổ. Sau đó, ngài đến trang Khả Mộ, huyện Đường An, phủ Bình Giang (giờ là làng Mộ Trạch, Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương). Thấy vùng đất sơn thủy hữu tình, long chầu hổ ấp, nội sào ngoại sào, tả phù hữu bật, 5 con ngựa chầu trước, bảy ngôi sao chiếu đằng sau, thần đồng đứng hai bên, bảng bút bày sẵn, đúng là nơi phát tổ tiến sĩ. Ngài bèn vẽ thành địa đồ, rồi cắm đất, đắp La Thành kiên cố. Tướng sĩ tiến hành gấp công việc, không kể ngày đêm. Tuy nhiên, công việc nặng nhọc khiến quân sĩ bất bình, làm loạn, Vũ Hồn phải bỏ chạy về Quảng Châu. Sau đó, Sĩ Tắc tiếp quản, dẹp yên loạn lạc. Vua Đường đã cho gọi Vũ Hồn về triều, cùng dự yến tiệc, bàn mưu tính kế. Tuy nhiên, do triều đình khi đó loạn lạc, phe phái tranh giành, chán nản, ông viện lý do rằng: “Người xưa được một ngày nuôi cha mẹ, dẫu làm quan Tam công (Thái sư, Thái phó, Thái bảo) cũng không sướng bằng. Tôi nay còn có mẹ già, há nên ham muốn giàu sang mà không nghĩ đến sự hiếu dưỡng hay sao?”. Rồi ông bèn dâng biểu từ quan, nộp lại chức, về nhà nuôi dưỡng mẹ già. Vua thuận tình, ban cho tiền vàng, gấm vóc. Rồi ngài về ngay quê nhà đón mẹ già sang sống ở Giao Châu cho mẹ khỏi nhớ quên hương bản quán. Vũ Hồn cho thiết lập một lâu đài ở Thượng khu, trang Khả Mộ làm nơi phụng dưỡng mẹ già và khuyên bảo nhân dân chuyên làm điều lợi, trừ việc hại. Dân trong vùng đều có lễ nghĩa, nhà nhà giàu có, là công đức lớn của ngài. Người dân trang Khả Mộ đều chịu ơn lớn và coi ngài như mặt trăng, mặt trời, như cha mẹ. Nhân dân làm lễ, rồi xin ngài rằng: “Nay lâu đài làm chổ ở, về sau làm mộ tự”. Ngài hứa cho vậy và bảo rằng: “Trang khu có hậu thì phải trọng di mệnh của ta. Vạn năm về sau trang khu không quên thờ cúng”. Rồi ngài lại cho dân thêm 5 nén vàng, tậu ruộng, ao làm việc hậu, cúng tế. Nhân dân đều vâng theo. Khi ấy, đức thánh Mẫu đã già, bệnh đã lâu, nên hóa. Ngài khóc than kêu trời rất thương xót. Xem xét địa lý, thấy trang Kiệt Đặc, huyện Thanh Lâm (nay là Chí Linh) là đất tốt, liền rước linh cữu lên táng ở đó. Ngài hương khói bên mộ mẹ đúng 3 năm thì mãn tang. Vào ngày 3-12, năm 853, khi ngài đang đọc sách, bỗng nhiên thấy trong người bất an, không bệnh mà mất. Ngài thọ 49 tuổi. Nhân dân đau buồn, đem táng ngài tại cánh đồng phía bắc làng, gọi là Mả Thần. Bỗng nhiên trời tối sầm, mây phủ kín. Một giờ sau, trời quang, thấy kiến mối đùn đắp thành một ngôi mộ lớn. Ai nấy đều kinh hãi, lập tức trình báo lên quan huyện. Quan huyện làm sớ dâng vua. Vua bèn ban cho sắc phong làm Thượng đẳng phúc thần. Cụ Vũ Hồn được coi là thần tổ của dòng họ Vũ (Võ) Việt Nam, là thành hoàng của làng Mộ Trạch từ đó . . Huyền tích về tổ mẫu họ Vũ – Võ Theo huyền tích, cũng như chính sử, thì cụ Vũ Hồn, thành hoàng làng Mộ Trạch (Tân Hồng, Bình Giang, Hải Dương) là tổ. Võ Hồng và Vũ Văn Tiền cúng tiến nhiều tỷ đồng trùng tu. Đường vào lăng mộ bạc tỉ của tổ mẫu họ Vũ - Võ. Theo đó, vào thời nhà Đường, có ông Vũ Công Huy,