1. Trang chủ
  2. » Công Nghệ Thông Tin

Lắp ráp máy tính, Cài đặt và khai thác phần mềm

15 551 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 108,66 KB

Nội dung

Lắp ráp máy tính, Cài đặt khai thác phần mềm 1-Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp sửa chữa máy vi tính • Khi lắp ráp sửa chữa Máy tính phải tuân thủ một số nguyên tắc an toàn về điện tránh bị điện giật, gây chập hoặc cháy nổ. • Phải có dụng cụ thích hợp khi lắp sửa máy • Khi tháo lắp máy phải tắt nguồn, rút nguồn điện ra khỏi máy • Khi bật máy để kiểm tra, phải dùng dây tiếp đất vì nguồn switching thường gây giật • Khi lắp nối các bộ phận, cáp phải thực hiện theo đúng chỉ dẫn, lắp đúng đầu, không lắp ngược cáp gây chập điện • Không để các vật kim loại như ốc vít rơi vào máy, khi lắp vít tránh gây chập mạch 2-Qui trình lắp ráp máy tính Lắp một Máy tính bao gồm hai giai đoạn: lắp ráp phần cứng cài đặt phần mềm. Sau đây là các bước của quy trình lắp ráp: B1: Chuẩn bị đủ các cấu kiện để lắp máy B2: Lắp Mainboard vào vỏ máy B3: Lắp CPU, cánh toả nhiệt, quạt cho CPU B4: Lắp các thanh RAM B5: Lắp card mở rộng vào các slots B6: Lắp cáp FDD, cáp IDE, cáp nguồn vào mainboard B7: Lắp ổ đĩa cứng, ổ đĩa mềm, ổ CD-ROM B8: Lắp các dây nối đèn Led, phím Reset, Power on B9: Lắp màn hình, bàn phím, chuột, máy in, loa, modem nếu có B10: Chạy chương trình BIOS setup để kiểm tra việc lắp nối thiết lập cấu hình phù hợp B11: Tiến hành cài đặt máy 3-Qui trình cài đặt máy tính Máy tính sau khi lắp ráp hoặc sửa chữa phải cài đặt máy. Mặt khác, đa số các trường hợp hỏng hóc là do hỏng phần mềm, nên phải nắm chắc quy trình cài đặt một Máy tính để khắc phục. Quy trình cài đặt một Máy tính gồm 5 bước cơ bản sau: B1: Lưu (Back_up) số liệu hiện có trên máy. Đối với máy lắp mới thì bỏ qua bước này. Đối với máy sửa chữa thì phải back_up các số liệu trước khi cài đặt lại máy. Các lưu số liệu có thể chép lên đĩa mềm, chép sang đĩa cứng khác, chép lên đĩa ghi CD (nếu có ổ ghi CD), chép sang máy khác qua mạng (LAN), chép qua cáp Laplink B2: Khởi tạo đĩa cứng gồm hai phần. Phần đầu quy hoạch sử dụng đĩa: chia đĩa cứng ra làm nhiều ổ thông qua (FDISK). Bước sau là định dạng các ổ (FORMAT) để kiểm tra dung lượng, chất lượng của các ổ đĩa trước khi ghi chép số liệu vào. Có thể sử dụng các tiện ích để thực hiện việc quy hoạch. B3: Cài hệ điều hành. Tiến hành lựa chọn hệ điều hành thích hợp để cài vào máy. Có thể cài nhiều hệ điều hành nếu cần. Đây là bước quan trọng để cài phần mềm hệ thống vào cho máy làm việc. Nếu cài HĐH Win2000 hoặc WinXp thì B2 nằm ngay trong quá trình cài HĐH. B4: Cài các chương trình ứng dụng vào máy. Một số chương trình thông dụng phải cài là: Microsoft Office, Bộ gõ tiếng việt Vietkey, từ điển Lạc Việt, chương trình chống virus các chương trình ứng dụng khác tuỳ theo trường hợp cụ thể B5: Tiến hành hồi phục các dữ liệu (restore) để máy làm việc bình thường Tuỳ theo từng trường hợp cụ thể có thể bỏ qua một số bước. Ví dụ như có thể không quy hoạch đĩa mà chỉ định dạng lại ổ đĩa. Khi đó không nhất thiết phải định dạng (format) các ổ mà chỉ format ổ chương trình là ổ C: còn ổ D: chứa dữ liệu không cần phải định dạng. Với máy mới thì bỏ qua bước backup restore dữ liệu. Khởi tạo đĩa gồm 2 giai đoạn: quy hoach sử dụng đĩa định dạng ổ. Có thể thực hiện qua hai chương trình FDISK, FORMAT. Đối với hệ điều hành mới như Windows 2000/NT/XP thì việc quy hoạch sử dụng đĩa định đạng ổ đã tích hợp ngay trong quá trình cài hệ điều hành mà không cần phải thông qua môi trường DOS, do đó không cần dùng FDISK FORMAT. a> Quy hoạch sử dụng đĩa (FDISK) là phân chia các ổ đĩa cứng ra các ổ đĩa khác nhau C, D, E, .Việc chia ổ thường phụ thuộc vào các mục đích sử dụng khác nhau. Thông thường người ta chia HDD thành 2: ổ C:\ để cài đặt chương trình, ổ D:\ để chứa dữ liệu. Người ta thường quy hoạch sử dụng đĩa trong các trường hợp: máy mới cài lần đầu, muốn quy hoạch lại, máy bị virus nặng. Có một số tiện ích cho phép khởi tạo đĩa cứng nhanh hơn như Disk Manager cho Seagate, Partition Magic. Một ổ đĩa cứng, khi quy hoạch dưới môi trường DOS, được chia thành các partitions. Partition đầu có tên là PRI.DOS là ổ C. Partition 2 có tên là EXT.DOS. Các ổ đĩa D, E đều thuộc EXT.DOS partition gọi là các ổ logic. Ví dụ, ta chia đều ổ đĩa cứng ra thành 2 ổ khi đó ổ C chiếm toàn bộ partition 1 ổ D chiếm toàn bộ partition 2. Khi quy hoạch đĩa phải làm 3 bước sau: • Tạo partition 1 (PRI.DOS partition), đó cũng là ổ C • Tạo partition 2 (EXT.DOS partition), đó là khu vực dành cho các ổ logic còn lại • Tạo các ổ logic D, E trên khu vực partition 2 • Làm cho ổ C là ổ khởi động Trước khi quy hoạch ổ đĩa, phải xoá quy hoạch cũ trên đó đi. Việc xoá quy hoạch cũ phải theo trình tự ngược lại với khi tạo quy hoạch, tức là 1. Xoá ổ logic trước 2. Xoá EXT.DOS partition 3. Xoá PRI.DOS partition. b> Định dạng ổ đĩa (FORMAT) là kiểm tra toàn bộ bề mặt đĩa đã được phân chia để loại bỏ các Bad sector, đặt tên ổ copy các file hệ thống vào ổ khởi động. Với ổ khởi động ta dùng lệnh sau FORMAT C: /s, trong đó tham số s chỉ việc copy các file hệ thống vào ổ C để nó có thể khởi động được. Với các ổ còn lại ta chỉ việc dùng FORMAT D:\ . 4-Giới thiệu hệ điều hành MS-DOS 4.1- Khái niệm: Hệ điều hành là một hệ thống chương trình được cài đặt trên đĩa, nó điều khiển toàn bộ hoạt động của máy tính, là công cụ nối liền giữa người sử dụng máy. Hệ điều hành DOS do hãng sản xuất phần mềm Microsoft tạo ra được sử dụng trên các máy tính của hãng IBM các loại máy tương thích, gọi là hệ điều hành MS-DOS. Có nhiều loại hệ điều hành: UNIX, OS/2, IBM-DOS, MS-DOS, . Hệ điều hành MS-DOS được lưu trữ trên đĩa, phụ thuộc cấu trúc phần cứng của máy. 4.2- Chức năng: Các chức năng chính của hệ điều hành đó là quản lí thông tin trên đĩa từ (lưu trữ, tìm kiếm, xử lí . ), quản lí tài nguyên của máy (bộ nhớ, máy in, màn hình ), điều khiển phối hợp hoạt động của các phần cứng của máy, thực hiện liên kết các chương trình Tất cả các ngôn ngữ lập trình thông dụng như: Basic, Fortran, Pascal, đều là sản phẩm của hãng Microsoft đều chạy dưới MS-DOS. Có thể nói hệ điều hành chính là phần hồn của máy tính. 4.3- Tệp (File): Các thông tin được lưu trữ trên các đĩa từ dưới dạng các tệp (file). Có thể hiểu một cách nôm na file là một tập hợp các thông tin nào đó được lưu trữ xử lí trên máy tính dưới dạng một tên chung. Một trong những chức năng quan trọng của hệ điều hành đó là quản lí các file. Hệ điều hành quản lí các file thông qua tên của chúng. Tên file gồm hai thành phần: Phần tên chính (tên gốc) dài không quá 8 kí tự, phần mở rộng dài không quá 3 kí tự. Hai phần này cách nhau bởi dấu chấm. Ví dụ: THONGBAO.TXT, COMMAND.COM, TURBO.EXE, Phần tên mở rộng của file không bắt buộc phải có, nó được dùng để phân loại các file. Nói chung người sử dụng được quiền trong việc tạo tên file, điều duy nhất là không được dùng kí tự trống hoặc các dấu *, ? khi đặt tên file. Ví dụ: THU TU, VAN BAN.TXT là các file đặt sai. 4.4- Thư mục cấu trúc cây của thư mục: Trên đĩa mềm, đĩa cứng có rất nhiều tệp nếu không tổ chức tốt thì thật khó tìm, chẳng khác nào để lộn xộn các ngăn phiếu thư viện. Vì vậy các tệp có liên quan với nhau lại được chứa chung vào cùng một thư mục (Directory). Phần chung của một đĩa được gọi là thư mục gốc (Root Directory). Thư mục gốc không có tên tường minh, nó chỉ có tên qui ước bằng một dấu sổ phải \. Mỗi đĩa có một thư mục gốc. Dưới mỗi thư mục ta có thể mở các thư mục con (sub directory). Như vậy một thư mục có thể chứa nhiều thư mục con nhiều tệp. Ví dụ: ta có thể tạo trên đĩa thư mục có tên PASCAL để chứa các tệp chương trình PASCAL, thư mục BKED chứa các tệp về văn bản trong đó lại có thư mục con chứa các tệp về bài học Anh văn, thư mục TOAN chứa các văn bản về Toán, . Chúng ta hãy xem sơ đồ mô tả cấu trúc cây của thư mục tệp chứa trong một đĩa. Command.com Autoexec.bat Config.sys . baitap1.pas turbo.exe prog2.pas bai1.doc bai.vns bai2.doc huong.vns test.vns readme.vns thidu1.doc test.txt bked.exe Thư mục gốc \ PASCAL BKED Ta nói PASCAL BKED là 2 thư mục còn ANHVAN TOAN là thư mục con của thư mục BKED. BKED là thư mục cha mẹ của thư mục ANHVAN . Tổ chức thư mục như trên có hình tượng cấu trúc cây: Mỗi thư mục tương đương với một cành cây, mỗi tệp tương đương với một lá cây. Cả cây chung nhau một gốc. Thư mục hiện tại (Current directory): Tại mỗi thời điểm, ta chỉ có thể đứng tại một nhánh cây duy nhất nào đó. Đó là nhánh cây hiện tại, cũng tức là thư mục hiện tại. DOS có thể chỉ thị ra thư mục hiện tại thông qua dấu đợi lệnh. Thí dụ: C:\BKED>_ biểu thị thư mục hiện tại BKED. Đường dẫn (Path): với cấu trúc cây nói trên, đường dẫn là cách ghi đầy đủ chỉ đến nơi ở của tệp hoặc thư mục trong một cây. Tên đường dẫn là chuỗi tên các thư mục kết thúc bằng tên tệp, được dùng để chỉ định vị trí chính xác của một tệp. Mẫu viết lệnh như sau: [ổ đĩa] [\ tên thư mục] [\ tên thư mục con .] \ tên tệp Phần trong ngoặc vuông [ ] được hiểu là có thể có hoặc không có cũng được. Cách viết này gọi là tên đường dẫn đầy đủ (full path) vì nó chứa đầu đủ thông tin về nơi để của một thư mục. Ví dụ: \ BKED\ ANHVAN\ BAI1.DOC là tên đường dẫn đầy đủ dẫn tới tệp BAI1.DOC. Dấu \ ở đầu dẫy là kí hiệu của thư mục gốc. Với dẫy có dấu \, điểm xuất phát đi tìm tệp sẽ là thư mục gốc. 4.5- Đĩa khởi động: Là đĩa chứa phần tối thiểu nhất của hệ điều hành để máy có thể khởi động được, nhận biết được các lệnh gõ vào từ bàn phím. Để khởi động máy, phải có đĩa khởi động còn gọi là đĩa hệ thống hay đĩa BOOT. Đĩa khởi động có thể là đĩa mềm hay đĩa cứng. Khi khởi động, hệ điều hành được nạp từ đĩa vào bộ nhớ RAM của máy, Sau khi khởi động sau, ta mới có thể gõ vào các lệnh của DOS, hoặc chạy các chương trình ứng dụng, các phần mềm khác hay bản thân một số lệnh ngoại trú của DOS. Để khởi động, đĩa hệ thống phải có tối thiểu 3 tệp chính, gồm: IO.SYS MSDOS.SYS COMMAND.COM Hai tệp IO.SYS MSDOS.SYS là 2 tệp ẩn, nghĩa là dùng lệnh bình thường để xem danh mục các file thì sẽ không nhìn thấy. 4.6- Các lệnh nội trú ngoại trú: Lệnh nội trú: Nằm trong phần khởi động của DOS, tức là một khi máy đã được khởi động 3 tệp IO.SYS, MSDOS.SYS cùng lệnh COMMAND.COM được nạp thường trú vào bộ nhớ thì ta có thể gõ các lệnh nội trú này mà không cần thêm một tệp chương trình nào khác trên đĩa. Điều đó cũng có nghĩa là các lệnh này luôn sẵn sàng chạy một khi ta gõ lệnh vào. Các lệnh nội trú: DIR, CD, MD, RD, TYPE, DEL, COPY, TIME, DATE, PROMPT, CLS, PATH, VER, VOL. TOAN ANHVAN Lệnh ngoại trú: Là lệnh cần đến tệp chương trình nằm trên đĩa. Mỗi khi chạy phải nạp vào bộ nhớ trong thì mới chạy được. Ví dụ lệnh tạo dạng đĩa FORMAT: Khi gõ lệnh này vào thì máy sẽ không tìm thấy trong bộ nhớ, máy tìm tiếp tệp FORMAT.COM nằm ở trên đĩa nếu thấy thì nạp nó vào bộ nhớ để chạy, chạy xong thì giải phóng nó ra khỏi bộ nhớ. Các lệnh ngoại trú thường nằm trên thư mục DOS trong đĩa cứng C hay đĩa mềm A. 4.7- Các lệnh cơ bản của DOS: Cấu trúc cú pháp của một lệnh: Một lệnh của DOS được gõ vào chỗ có dấu đợi lệnh (Prompt) đang hiện ra. Lệnh của DOS có thể gồm những cấu trúc sau: Lệnh <Enter> Lệnh tham số <Enter> Lệnh ổ đĩa \ tên thư mục \ tên tệp <Enter> Khi viết lệnh của DOS máy không phân biệt chữ hoa hay chữ thường. Các nhóm lệnh của DOS: Các lệnh của DOS có thể chia thành 4 nhóm lệnh chính: Các lệnh liên quan đến thư mục: MD, CD, RD, DIR, XCOPY, TREE, Các lệnh liên quan đến tệp: COPY, TYPE, DEL, REN, Các lệnh liên quan đến đĩa: FORMAT, LABEL, DISKCOPY, Các lệnh khác: DATE, TIME, CLS, MODE, VER Thay đổi ổ đĩa làm việc: Muốn chuyển đổi ổ đĩa hiện hành hay ổ đĩa làm việc ta phải gõ tên ổ đĩa mới theo sau là dấu hai chấm : Trên màn hình sẽ hiện dấu đợi lệnh với ổ đĩa mới. Ví dụ: A:\>C: ấn ENTER, máy chuyển sang ổ C:\>_ tức là ổ C là ổ hiện hành. 4.8- Các lệnh về thư mục: Tạo thư mục: lệnh MD Mục đích: tạo ra thư mục con Mẫu lệnh: MD (Make Directory) MD [đường dẫn \] tên thư mục con cần tạo Thí dụ: C:\>MD PASCAL tạo thư mục PASCAL trong thư mục gốc. C:\>MD A:\PASCAL tạo thư mục PASCAL trong ổ đĩa mềm A. C:\>MD A:\PASCAL\BIN tạo thư mục con BIN trong thư mục con PASCAL trong đĩa mềm A. C:\>MD \PASCAL\BIN tạo thư mục con BIN trong thư mục con PASCAL trong ổ C. Do C là ổ hiện hành nên không cần chỉ rõ tên ổ đĩa. Nếu có vấn đề gì trục trặc làm không được như: - Tên thư mục muốn tạo ra đã có rồi. - Gõ sai qui cách Khi đó DOS sẽ báo lỗi: Unable to create directory (Không thể mở được thư mục) Chuyển thư mục: lệnh CD Mục đích: Chuyển vị trí thư mục hiện tại tới thư mục khác. Mẫu lệnh: CD (Change Directory). CD [ đường dẫn\ ] tên thư mục mới Thí dụ C : \>CD PASCAL ấn Enter C : \PASCAL>_ Tác dụng: Thư mục hiện tại thay đổi thể hiện qua dấu đợi lệnh. Thay đổi mẫu dấu đợi lệnh: PROMPT $p$g Cần phải biết thư mục hiện hành là thư mục nào. Bình thường DOS chỉ hiện ra như sau (kể cả khi đang ở trong một thư mục con): C> Thật là khó vì với lệnh C:>\CD PASCAL mà không hề có gì hiện ra báo cho biết ta đang ở đâu. Song nếu ấn lệnh C>PROMPT $P$G thì đấu đợi lệnh sẽ có dạng C : \ PASCAL>_ Mọi việc trở nên tường minh, rõ ràng. Tiện lợi làm sao. Nếu ấn thêm lệnh C : \PASCAL>CD BIN thì trên màn hình sẽ hiện ra: C : \PASCAL\BIN>_ Đó là do tên thư mục chuyển đến không có đấu \ ở đầu nên DOS hiểu đó là đường dẫn tương đối đưa tới thư' mục con trực tiếp của thư mục hiện tại. Cũng có thể chuyển thẳng tới một thư mục khác ở 'nhánh cây' khác bằng cách cho tên đường đẫn + thư mục C : \PASCAL\BIN>CD \BKED\ANHVAN kết quả sẽ là C : \BKED\ANHVAN>_ Dấu \ ở đầu câu lệnh CD \ BKED\ ANHVAN chỉ rõ đó là thư mục gốc, xuất phát từ thư mục gốc. Trở về thư mục cha mẹ: Muốn di chuyển lên thư mục cha mẹ (trực tiếp) của thư mục hiện hành (BKED so với ANHVAN) ta chỉ việc ấn đơn giản CD hai dấu chấm: C : \BKED\ANHVAN>CD . . kết quả là: C : \BKED>_ Về thẳng thư mục gốc: Nếu muốn trở về thẳng thư mục gốc cho dù lúc đó thư mục hiện hành là gì đi chăng nữa, ta chỉ việc ấn lệnh: CD \ Hiện ra thư mục hiện tại: Đôi lúc, thí dụ không dùng lệnh Prompt ở trên, chắc ta cũng muốn biết mình đang ở đâu. Vậy thì chỉ cần ấn lệnh CD DOS sẽ cho hiện ra: C:\PASCAL báo đang ở thư mục PASCAL C: Xóa thư mục: lệnh RD Mục đích: Xoá thư mục con. Mẫu lệnh RD (Remove Directory) RD [ đường dẫn\ ] tên thư mục cần xóa Điều kiện: + Thư mục cần xoá phải là rỗng (không chứa tệp các thư mục con khác. + Thư mục hiện hành phải là thư mục cấp trên trực tiếp của thư mục cần xóa. Thí dụ muốn xoá thư mục BIN, ta phải di chuyển vào thư mục PASCAL là thư mục cha mẹ của thư mục BIN gõ C : \ PASCAL>RD BIN Việc xoá các tệp xin xem lệnh DEL dưới đây. Cũng có thể đứng ở nhánh này để xóa thư mục ở nhánh khác: C : \BKED\ANHVAN>RD \PASCAL\BIN Báo lỗi: Nếu không thoả mãn điều kiện để xoá nói trên thì trên màn hình sẽ thông báo: Invalid path, not directory or directory not empty (đường dẫn không đúng, không có thư mục hay thư mục không rỗng) Lúc đó phải kiểm tra lại. khắc phục hết lỗi rồi mới tiến hành xoá tiếp. Lệnh liệt kê thư mục: DIR Muốn biết xem trên địa có những tệp gì có các thư mục con nào, phải dùng lệnh DIR Giả sử ổ (ra hiện hành là C. Muốn xem ổ hiện hành (ổ C ở đây) thư mục hiện hành chứa những gì, ta gõ C : \>DIR Trên màn hình sẽ xuất hiện toàn cảnh Volume in drive C is NGOC Volume Serial Number is 1E29-2769 Directory of C :\ PASCAL <DIR> 01-12-95 5:41a DOS <DIR> 01-09-95 4:59a WINDOWS <DIR> 01-09-95 5:13a BKED <DIR> 01-11-95 7:45p COMMAND COM 54, 619 02-13-94 6:21a CONFIG SYS 404 03-29-95 6:29p 12 file (s) 1, 892, 348 bytes 34, 312,192 bytes free Có lẽ đây là lần đầu tiên xem trên màn hình (màn giấy ?) để có khái niệm ổ đĩa có gì, khái niệm về tệp thư mục con. Chúng ta hãy quan sát kĩ hơn một chút với các nhận xét sau: Các thư mục con được hiện ra với tên thư mục theo sau là <DIR> để báo rằng đó là tên thư mục con chứ không phải tên tệp. WINWORD <DIR> 04-02-95 7:45a AUTOEXEC BAT 994 05-07-95 2:17p Tên tệp hiện ra đầy đủ các thông số: - Kích thước của: tệp chứa bao nhiêu byte. - Ngày tháng - giờ của thời điểm tạo tệp mới hay là lần cuối cùng tệp có sự thay đổi. Giữa hai phần của tên tệp đáng ra có dấu chấm, song ở đây không hiện ra. Đó là vì DOS đã qui định chỉ hiện ra như vậy. Tuy nhiên ta vẫn nhận ra dễ dàng sự ngăn cách giữa 2 phần tên phần đuôi bằng tối thiểu là 1 dấu cách. AUTOEXEC BẠT 994 05-07-95 2:17p Cuối cùng DOS báo cho biết có bao nhiêu tệp trong thư mục, các tệp này chiếm bao nhiêu byte đĩa còn bao nhiêu byte tự do (bytes free) . Xin lưu ý máy tính dùng hệ thống qui ước của Mỹ trong việc ghi số nên dấu chấm là dấu ngăn cách phần thập phân phần lẻ, còn dấu phẩy dùng để đánh dấu vị trí hàng nghìn, hàng triệu . 12 file (s) 1, 892, 348 bytes 34, 312,192 bytes free Lưu ý: Phần ngày tháng được hiện ra tháng trước, ngày sau. Đó là cách viết của Mĩ. Liệt kê ổ đĩa khác: Lệnh DIR nói trên là lệnh DIR đơn giản nhất để hiện ra nội dung của thư mục hiện tại. Có thể dùng lệnh sau để xem ổ đĩa khác: C : \>DIR A : Xem nội dung đĩa A C : \>DIR E : Xem nội dung đĩa E Dấu hái chấm là một phần không thể thiếu được của tên ổ đĩa. Liệt kê một thư mục cụ thể: Muốn xem nội đung của một thư mục con nào đó, thí dụ muốn xem trong thư mục con ANHVAN của thư mục BKED chứa gì, ta gõ: C : \>DIR BKED\ ANHVAN kết quả là hiện ra trên màn hình là: Volume in drive C is DOS Volume Serial Number is 1E29-2769 Directory of C:\BKED\ANHVAN . <DIR> 05-14-95 2 :18p <DIR> 05-14-95 2:18p BKED EXE 94 , 648 05-05-95 6 : 35p BAIL VNS 6, 634 03-08-94 4 : 53p LASER VNS 11, 581 11-27-93 7 : 32a . TBK COM 10, 010 03-12-95 9 : 50p TBK VNS 6, 220 12-20-94 9 : 01p TO-VNS EXE 11, 812 05-29-93 1: 54p README VNS 2 , 504 05-05-95 7 : 01p 9 file (s) 143, 409 bytes 34, 021, 376 bytes free Nhận xét: Trong mọi thư mục con còn luôn luôn tồn tại 2 thư mục rỗng do DOS tự tạo ra với tên chỉ đơn giản là một dấu chấm hai dấu chấm. <DIR> 05-14-95 2 :18p <DIR> 05-14-95 2 : 18p Hai thư mục này không chứa gì cả. Thư mục . được hiểu là thư mục hiện tại, còn thư mục là thư mục cha mẹ của thư mục con đó. Do đó lệnh CD là lệnh về thư mục cha mẹ mà ta đã học ở phần trước. DOS cũng thông báo rõ các thông số khác như ở ví dụ trước. Tổng kết: Cú pháp viết lệnh DIR như sau: DIR [ ổ đĩa :] [ đường dẫn] [ \ ] [ tên tệp) [ /P] [/W] [ /S] In danh mục ra máy in: Nếu cần in nội dung một thư mục ra máy in để dễ xem, để cất đi. Hãy thêm >PRN vào cuối dòng lệnh. Thí dụ: C : \>DIR A : \ PASCAL >PRN Hiện danh mục vào tệp: định lại hướng ra: Dấu > là dấu định hướng vào/ra của các lệnh DOS. Ta có thể đưa danh mục không phải ra màn hình mà là chứa vào một tệp (thí dụ tên là DIR1.LST, LST viết tắt của List) Thí dụ: C : \>DIR A : \ PASCAL > DIR1 . LST Nếu bây giờ muốn cho danh mục mới nối tiếp vào đuôi tệp DIR1.LST, ta dùng 2 dấu >>: Thí dụ: C : \>DIR C : \ BKED >> DI R1.LST Sắp xếp danh sách hiện ra DIR /O sẽ báo cho DOS sắp xếp theo thứ tự các tệp hiện ra (O: order). Máy sẽ sắp xếp theo thứ tự ABC để dễ đọc, dễ tìm. Thí dụ: C:\>DIR A:\PASCAL /O/P Hiện lên cấu trúc cây của đĩa: lệnh TREE Khi ấn lệnh TREE, máy sẽ hiện lên cấu trúc cây của ổ đĩa. Nó chỉ hiện lệnh thư mục mà không hiện lên các tệp. Nếu muốn lưu cấu trúc cây này vào một tệp để xử lí, để xem, để đùng . Hãy ấn lệnh sau để lưu vào tệp CAY.TXT (sau đó hãy thử ấn TYPE CAY.TXT để xem lại trên màn hình): C : \ >TREE >CAY.TXT Lệnh TREE/F cho phép xem cấu trúc cây kèm theo danh mục các file nằm trong mỗi thư mục con. Tuy nhiên do các tệp có rất nhiều nên ta sẽ bị mất cái nhìn tổng thể. Nếu dài qua, muốn xem từng trang màn hình một thì phải thêm | MORE Thí dụ: TREE A : / F |MORE Cho ta xem cấu trúc cây kèm theo các tệp của ổ A. Xóa thư mục DELTREE Là lệnh ngoại trú nên trên đĩa ta phải có tệp DELTREE.EXE (thường nằm trong thư mục DOS của ổ đĩa C). Có thể sao chép chương trình này lên đĩa mềm để sử dụng. Lệnh DELTREE Dùng để xoá tất cả các tệp (kể cả tệp có bất kỳ thuộc tính nào) các thư mục con các cấp nằm trong một thư mục mà ta chỉ định. Mẫu Lệnh: DELTREE [ ổ đĩa : ] \ tên thư mục cần xóa Ví dụ: Xoá thư mục BKED trong ổ C:, BKED không phải là thư mục rỗng vì còn chứa thư mục con khác như ANHVAN, TOAN nhiều tệp khác. C : \>DELTREE \ BKED Xoá thư mục BKED trong ổ A (nếu có): C : \DOS> DELTREE A : \ BKED Sao chép một thư mục : XCOPY Điều kiện: Cần có tệp XCOPY.EXE ở trên đĩa. Chức năng: Dùng để sao chép các tệp các thư mục, kể cả các thư mục con nếu có. Mẫu Lệnh: XCOPY Nguồn Đích [Tham số] Trong đó: Nguồn: Xác định ổ đĩa, thư mục hay tên tệp cần sao chép. Đích: Xác định ổ đĩa, thư mục cần sao chép tới. Tham số: Nếu có thêm các tham số sau thì: /E Copy cả thư mục rỗng /S Copy cả thư mục con ở cấp thấp hơn, bỏ qua các thư mục con rỗng. Nếu không có tham số này, lệnh XCOPY chỉ COPY có 1 thư mục chính. Muốn COPY cả thư mục con rỗng, hãy thêm tham số /E cùng với /S. / P Đưa ra thông báo cho từng tệp "Y/N" để khẳng định lại có muốn tạo tệp đích hay không. / D:date: Sao chép các tệp nguồn có ngày tháng kể từ date. Ví dụ: Sao chép tất cả các tệp thư mục con (kể cả thư mục rỗng) từ ổ A sang ổ B. A:\>C:\DOS\XCOPY A: B: /S/E Sao chép tất cả các tệp thư mục con của PASCAL ở ổ C sang ổ A: C : \DOS>XCOPY C : \ PASCAL A : /p/s Đổi tên thư mục: Đôi lúc muốn đổi tên thư mục trong khi lệnh REN của DOS~KHÔNG làm được. Hãy thực hiện mẫu lệnh sau: MOVE Tên cũ của thư mục Tên mới của thư mục. Thí dụ: C : \ > MOVE C : \ PASCAL C : \ TURBO_P 4.9. Các lệnh về tệp: Lệnh sao chép: COPY Chức năng: Để sao chép một hay nhiều tệp từ chỗ này qua chỗ khác (thư mục hoặc đĩa khác) Mẫu lệnh: COPY Nguồn Đích Trong đó : Nguồn là tên ổ đĩa, tên thư mục tên tệp cần sao chép. Đích là tên ổ đĩa, tên thư mục cần chép tệp sang. Trong trường hợp không chỉ ra tệp đích, máy sẽ copy thành tệp có cùng tên, ngày giờ như tệp nguồn vào thư mục hiện hành của ổ đĩa hiện hành. Nếu thư mục hiện hành đã có tệp nguồn thì sẽ có thông báo: File cannot be copied on to itself 0 FILE (S) COPIED . nghĩa là: Tệp không thể copy lên chính nó được Không có tệp nào được copy Trong trường hợp nguồn sai thì trên màn hình sẽ hiện ra : file not found 0 file (s) copied Trong mọi trường hợp, nếu nơi COPY đến đã có tệp cùng tên với tệp COPY đến, thí dụ VIDU.PAS thì DOS sẽ hỏi: VIDU.PAS already exists Overwrite it (Y/N) nghĩa là: tệp VIDU.PAS đã tồn tại. Có ghi đè lên không (Yes/ No: Có/không) Cần suy nghĩ trả lời đồng ý hay không bằng cách ấn Y hoặc N. Sau đây là các dạng ứng dụng lệnh COPY phổ biến nhất. Sao chép từ thư mục khác vào thư mục hiện hành: Ví dụ: Giả sử thư mục hiện hành là PASCAL, hãy Copy các tệp có đuôi là PAS trong thư mục PASCAL của ổ A sang thư mục hiện hành. C : \PASCAL>COPY A:\ PASCAL\ *.PAS hoặc COPY một tệp có tên là VIDU.PAS từ ổ A vào C : \PASCAL>COPY A:\PASCAL\VIDU.PAS Sao chép từ thư mục hiện hành vào thư mục khác: Ví dụ: Cũng yêu cầu như ví dụ trên, nhưng lúc này thư mục hiện hành là thư mục chứa các tệp cần sao chép: C : \PASCAL>COPY *.PAS. A : \ PASCAL Sao chép từ thư mục này sang thư mục khác: Ví dụ: Sao chép tất cả các đệp có đuôi *.VNS từ thư mục C:\BKED\ANHVAN về thư mục C:\BKED\TOAN C:\PASCAL>COPY :\BKED\ ANHVAN\*.VNS C:\BKED\ TOAN Nối các tệp đã có sẵn thành 1 tệp mới: Với lệnh COPY ta có thể nối các tệp lại với nhau. Ví dụ: Nối các tệp BAI1.VNS, BAI2.VNS, BAI3.VNS thành một tệp TONG.VNS: C:\BKED>COPY BAI1.VNS+BAI2.VNS+BAI3.VNS TONG.VNS Còn lệnh C:\BKED>COPY BAI1.VNS+BAI2.VNS+BAI3.VNS không có tệp ra, DOS sẽ nối các tệp trên lại với nhau đặt vào tệp thứ nhất, tức là BAI1.VNS In bằng lệnh COPY A:\ PASCAL>COPY TEST.PAS PRN PRN là tên của máy in, đã được DOS đặt tên quản lí. Tạo một file mới từ bàn phím Lệnh này dùng để tạo một tệp mới với nội dung được nhập vào từ bàn phím: COPY CON tên tệp CON chính là tên có sẵn của bàn phím do DOS quản lí. Sau khi ấn phím Enter, hãy gõ những gì mà ta muốn vào bàn phím. Sau khi gõ xong, gõ CTRL_Z (hay F6) <Enter> để kết thúc. Nếu không muốn lưu trữ hãy ấn CTRL_C để thoát về DOS. Chú ý: Cách tạo tệp này chỉ được sử dụng để soạn thảo văn bản rất đơn giản (như tạo một tệp văn bản nhỏ, chỉ có vài dòng) vì nó có những hạn chế như sau: Khi đã ấn <Enter> để xuống dòng ta không thể di chuyển con trỏ trở lên để sửa chữa. Sau khi đã nhập nội dung lưu lên đĩa, muốn sửa đổi nội dung văn bản là không thực hiện được. Muốn sửa chỉ có cách tạo lại tệp đó gõ lại toàn bộ văn bản đó mà thôi. Lệnh COPY CON chỉ đươc dùng để tạo các tệp đuôi BAT hay tệp cấu hình hệ thống CONFIG.SYS Ví dụ: Hãy tạo một tệp CHUCBAN.TXT trong ổ hiện hành A: A : \>CO PY CON CHUCBAN.TXT Chuc mung ban nhan ngay sinh nhat. Happy birthday to you! 7/3/2002 CTRL-F6 hoặc tạo ra trên thư mục khác A:\>COPY CON C:\ VANBAN\ CHUCBAN.TXT Hiện nội dung của tệp: TYPE Nội trú Chức năng: Dùng để hiển thị nội dung của một tệp lên màn hình. Điều kiện: tệp chứa mã ASCII hay là tệp văn bản. Màn hình nội với CPU bằng mã ASCII, vì vậy chỉ các tệp chứa mã ASCII mới hiện ra để ra đọc thấy được. Chúng ta có thể thấy ngay khâu mã hoá giải mã phải cùng một mã thì mới lấy ra được thông tin gốc. Cũng cần nói thêm máy in, bàn phím cũng là các thiết bị dùng mã ASCII. Chúng ta có các tệp: *.EXE, *.COM, *.BIN . . . là các tệp chứa mã nhị phân của chương trình, do đó không hiện ra trên màn hình dưới dạng văn bản đọc được. *.TXT, *.BAT, *.PAS, *.VNS . . . là các tệp thuộc dạng văn bản nên sẽ hiện ra được trên màn hình. Mẫu lệnh : TYPE Tên tệp Thí dụ: TYPE AUTOEXEC.BẠT TYPE C:\ PASCAL\ VI DU.PAS TYPE A:\ BKED\ VI DU1.VNS Ta hãy thử xem với lệnh sau sẽ thấy ngay kết quả khác như thê nào so với tệp văn bản: TYPE COMMNAND . COM In ra máy in với lệnh TYPE . Với lệnh TYPE, ta có thể đưa nội dung của tệp văn bản ra máy in: TYPE têntệp >PRN Lệnh đổi tên một file: REN (Rename) Mẫu lệnh: REN Tên tệp cũ Tên tệp mới Thí dụ: Từ thư mục hiện hành là C:\, ta có thể đổi tên như sau: C:\>REN C:\PASCAL\ VIDU1.PAS MINH.PAS Nếu tên tệp mới trùng tên với một tệp đã có trên đĩa máy sẽ hiện lên thông báo: Duplicate file name or file not found (trùng tên file hay không tìm thấy) Lệnh xoá tệp: DEL Mẫu lệnh DEL tên tệp DEL là tên lệnh viết tắt của DELETE Thí dụ: C:\>DEL A:\ PASCAL\ VI DU1.PAS C : \PASCAL>DEL TEST.PAS Xoá tất cả các tệp Lệnh này rất nguy hiểm, vì vậy máy sẽ nhắc lại : All files in directory will be deleted! Are you sure (y/n)? gõ Y hay N để xác định nghĩa là : tất cả các tệp trong thư mục sẽ bị xoá. bạn có chắc như thế không (y/n) Lưu ý: Lệnh DEL không xoá được các file có thuộc tính ẩn chỉ đọc. Muốn xoá ta chải dùng lệnh ATTRIB để đổi thuộc tính những file này trước khi thực hiện lệnh. Thí dụ: Xoá các tệp có đuôi DBF trong thư mục FOX: A:\FOX> DEL *.DBF Xoá tất cả các tệp trong thư mục LƯUTRU của ổ B: A:\>DEL B : \ LUUTRU\ *.* Phục hồi lại tệp vừa bị xoá: UNDELETE Khi xoá một tệp bằng lệnh DEL, các thông tin về tệp không bị huỷ về mặt vật lý. Tên tệp này chỉ bị đánh dấuxoá trong thư mục, lúc đó DOS được phép sử dụng các Sector dành cho tệp này để ghi tệp khác đè vào. Do đó khi chưa có tệp khác ghi đè lên thì vẫn có thể khôi phục lại tệp bằng cách khôi phục lại tên của nó trong thư mục. Mẫu lệnh: UNDELETE tên tệp vừa xoá Thí dụ: C : \>UNDELETE * . * khôi phục tất các tệp C : \>UNDELETE VI DU1.PAS Thay đổi thuộc tính tệp: ATTRIBUT Tệp có 4 thuộc tính (attribut). Mỗi thuộc tính có giá trị (tiếng Anh) là ON (Bật) hay OFF (Tắt). Các thuộc tính này được dùng để điều khiển hạn chế một số lệnh: Read Only: Thuộc tính chỉ đọc, dùng để ngăn ngừa việc xoá tệp hay thay đổi nội dung tệp tin. System: Thuộc tính hệ thống. DOS sẽ có quan tâm đặc biệt hơn trong một số lệnh đặc biệt. Hidden: Thuộc tính ẩn dùng để che dấu tệp. Khi ẩn (thuộc tính ở trạng thái Bật ON): khi dùng lệnh DIR để xem các tệp thì sẽ không xem được mặc dù tệp vẫn tồn tại nhưng vì bị che dấu đi. Archive: Thuộc tính lưu trữ. Thường được đùng với các lệnh XCOPY, BACKUP . đề điều khiển việc tạo ra tệp lưu dự phòng (backup file). Lệnh thay đổi thuộc tính sẽ dùng đấu + để bật thuộc tính, đấu - để tắt thuộc tính. Mẫu lệnh có thể là: ATTRIB [-r] [+r] [-h] [+h] [- a] [+a] [- s] [+s] Tên-tệp Thí dụ: C : \>ATTRIB +r B:VI DU1.COM sẽ làm cho tệp VIDU1.PAS trên ổ B sẽ chỉ có đọc. C : \>ATTRIB -r B : VI DUL . COM ~ sẽ làm cho tệp VIDUI.PAS có thể thay đổi được. Tương tự như vậy đối với các thuộc tính khác. Lệnh in văn bản: PRLNT Mẫu lệnh PRINT tên tệp văn bản cần in Lệnh in PRINT là lệnh ngoại trú nên phải có tệp PRINT.EXE, do đó hơi bất tiện vì không phải lúc nào ta cũng có tệp này trên đĩa. Chúng ta đã biết cách in bằng lệnh TYPE hoặc COPY, vì TYPE, COPY là lệnh nội trú nên có thể in bất cứ lúc nào. Dẫu sao thì ta cũng cần biết là có lệnh PRINT. 4.10. Tự đặt cấu hình máy: Tệp AUTOEXEC.BAT Tệp AUTOEXEC BAT là tệp xử lí theo lô (đuôi BAT), chứa nhiều dòng lệnh khác nhau. Tệp này được tạo ra khi gài đặt DOS (DOS SETUP) hoặc do chúng ta tự tạo ra thay đổi. Mỗi khi khởi động máy, MS-DOS sẽ tìm xem có tệp AUTOEXEC.BAT trên thư mục gốc của đĩa khởi [...]... khiển thiết bị vào vùng nhớ phía trên Điều đó sẽ tận dụng được bộ nhớ cơ sở hơn Nói chung nên nạp vào vùng nhớ trên các chương trình dịch vụ nhỏ, các bộ điều khiển thiết bị Mẫu lệnh DEVICEHIGH = [d:] [ Path] filename Lưu ý: + Trước khi cài đặt DEVICEHIGH phải đặt lệnh DOS = UMB vào trong CONFIG.SYS + Trước khì cài đặt DEVICEHIGH ta phải dùng DEVICE để cài HIMEM.SYS EMM386.EXE (cho máy 386 486) để... NTFS, nền khi cài Windows XP vẫn dùng định dạng FAT32 trong các trường hợp: 1 Nếu muốn sử dùng hệ điều hành Windows 98/95 hoặc ME trên cùng một máy với Windows XP 2 Nếu muốn có thể khởi động máy vào DOS để sửa chữa hoặc thay đổi khi hệ thống bị trục trặc Cách cài đặt Windows XP Đưa đĩa WinXP vào máy Khởi động máy PC, ấn phím bất kỳ để máy khởi động từ ổ CD Máy sẽ hiện lên màn hình 1 setup, bắt đầu... setup Khi tải xong, máy hiện lên màn hình 2 cho ta các lựa chọn: 1) Ấn enter để cài XP 2) Ấn R để sửa lỗi 3) F3 để thoátExit Nếu ấn enter máy bắt đầu cài WinXP Xuất hiện màn hình về bản quyền Ấn F8 máy sẽ chuyển sang màn hình cho phép thực hiện quá trình xoá partition hay tạo các partition dạng NTFS hoặc FAT32 Sau đó máy sẽ bắt đầu copy các files vào thư mục cài đặt quá trình cài đặt sẽ tương tự như... WIN98SE\setup để máy thực hiện chạy chương trình setup Để cài nhanh, có thể dùng NC để copy hệ điều hành từ ổ CD sang ổ đĩa cứng trước khi cài đặt Máy sẽ quét (scan ) các ổ đĩa trước khi chạy setup Nếu ổ đĩa tốt máy sẽ bắt đầu quá trình setup gồm 5 bước: 1 Chuẩn bị chạy setup; 2 Thu thập thông tin của người sử dụng; 3 Copy các chương trình windows vào thư mục cài đặt; 4 Khởi động lại máy 5 Xác định... trong phần thực hành 7 -Cài đặt các chương trình ứng dụng Có nhiều chương trình ứng dụng khác nhau tuỳ theo nhu cầu sử dụng mà cài đặt Tuy nhiên một số chương trình thông dụng phải cài là: Bộ Microsoft Office, bộ gõ Việtkey, Từ điện Lạc-Việt… Cách cài chương trình ứng dụng như sau: đưa đĩa vào hoặc trước đó copy nó vào thư mục setup ở ổ D:\ Chọn Start  Run  Browse  chọn thư mục chương trình cài đặt. .. file đầu tiên tạo ra hạt nhân cơ bản của MS-DOS chúng được lưu trữ trên một đĩa gọi là đĩa hệ thống (đĩa khởi động) 4.12- Làm việc với hệ điều hành MS - DOS: 4.12.1- Nạp DOS từ đĩa mềm: Lắp đĩa hệ thống DOS vào ổ đĩa mềm A Bật công tắc màn hình công tắc máy DOS sẽ được tự động nạp vào bộ nhớ sau vài giây Đầu tiên, chương trình tự kiểm tra có sẵn trong máy bắt đầu thực hiện, một số thông báo về sự... là ổ đĩa C: 5 -Cài đặt hệ điều hành Windows 98 Hệ điều hành Windows 98SE là hệ điều hành chuẩn, ổn định được cài phổ biến trong các máy PC đời cũ Có thể cài hệ điều hành từ môi trường DOS, hoặc từ trong môi trường Windows Khi cài từ đầu, sau khi khởi tạo đĩa cứng thì thường cài từ môi trường DOS Gọi chương trình setup từ đĩa CD: Đưa đĩa có hệ điều hành Win98SE vào ổ CD Sau đó đánh vào máy lệnh sau:... trong máy cài đặt các chương trình driver cho nó Vấn đề khó nhất trong cài Windows là cài các driver (các chương trình điều khiển các thiết bị ) Windows có sẵn một thư viện các driver Nếu không tìm đúng driver, HĐH sẽ hỏi xem có đĩa driver riêng cho thiết bị Nếu không có thì HĐH sẽ chọn cái gần đúng nhất Do vậy phải giữ các đĩa kèm theo máy, khi không có driver phải biết tải từ internet về 6 -Cài đặt. .. chương trình cài đặt  chọn setup (hoặc install)  open  OK Khi đó bắt đầu quá trình cài đặt Khi cài phải biết trước số CD-Key của chương trình thường được ghi ngay trong thư mục cài đặt có tên Serial.txt hoặc key.txt Sau khi cài xong nếu có yêu cầu thì phải khởi động lại máy để hoàn tất Chú thích: Chương trình cài đặt nếu muốn xoá đi phải xoá bằng chương trình của Windows chứ không chỉ xoá thư mục... khiển thiết bị (device driver) Lưu ý bộ điều khiển thiết bị là phần mềm chứ không phải là phần cứng Một số thiết bị ngoại vi có sẵn cùng với DOS như màn hình máy in, bàn phím Tuy nhiên do máy tính còn được cắm thêm nhiều thiết bị ngoại vi khác mà DOS không biết trước nên ta phải khai báo thêm trong tệp CONFIG.SYS để giúp cho DOS quản lí điều khiển các thiết bị này Mẫu lệnh DEVICE = [ổ đĩa:] [ path\] . Lắp ráp máy tính, Cài đặt và khai thác phần mềm 1-Kỹ thuật an toàn khi lắp ráp sửa chữa máy vi tính • Khi lắp ráp và sửa chữa Máy tính phải. rơi vào máy, khi lắp vít tránh gây chập mạch 2-Qui trình lắp ráp máy tính Lắp một Máy tính bao gồm hai giai đoạn: lắp ráp phần cứng và cài đặt phần mềm. Sau

Ngày đăng: 09/10/2013, 12:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tổ chức thư mục như trên có hình tượng cấu trúc cây: Mỗi thư mục tương đương với một cành cây, mỗi tệp tương đương với một lá cây - Lắp ráp máy tính, Cài đặt và khai thác phần mềm
ch ức thư mục như trên có hình tượng cấu trúc cây: Mỗi thư mục tương đương với một cành cây, mỗi tệp tương đương với một lá cây (Trang 3)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w